Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dầu thực vật tường an đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 141 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TR

N

I H C TÀI CHÍNH MARKETING

LÊ ANH TUẤN

IẢI PHÁP NÂN
CÔN

CAO NĂN

LỰC C NH TRANH CỦA

TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT T

N

AN ẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN TH C SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ TÀI CHÍNH
TR

N



I H C TÀI CHÍNH MARKETIN

LÊ ANH TUẤN

IẢI PHÁP NÂN
CÔN

CAO NĂN

LỰC C NH TRANH CỦA

TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT T

N

AN ẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN TH C SỸ KINH TẾ
N

I H ỚN

DẪN KHOA H C: TS. LÊ CAO THANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của Luận văn thạc sĩ này hoàn toàn được thực hiện
từ những quan điểm của chính cá nhân tôi và dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy
TS. Lê Cao Thanh, các dữ liệu phục vụ cho nội dung phân tích luận văn này được lấy
từ nguồn đáng tin cậy. Đồng thời kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Lê Anh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Tài chính – Marketing đã
cung cấp kiến thức, chia sẽ kinh nghiệm quý báu để tác giả tự tin hơn trong công việc
hoàn thành khóa học, cũng như hoàn tất luận văn và vận dụng nhiều kiến thức trong
công việc và cuộc sống.
Tác giả rất biết ơn Thầy TS. Lê Cao Thanh đã hướng dẫn khoa học, góp ý chỉ
dẫn, động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn để tác giả có định hướng phù
hợp và hoàn thành luận văn này.
Luận văn này sẽ không thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ từ Ban Giám đốc
Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An. Nhân đây, xin được cảm ơn Ban lãnh đạo và
quý đồng nghiệp đã hỗ trợ và cung cấp nhiều thông tin cũng như tham gia vào quá
trình thảo luận.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ động viên tác giả
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn


Lê Anh Tuấn

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. IX
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... X
TÓM TẮT.......................................................................................................................... XI
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4
3. MỤC TIÊU CHUNG ................................................................................................... 5
3.1 Mục tiêu chung .............................................................................................................. 5
3.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 5

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 6
4.2 Đối tượng khảo sát......................................................................................................... 6
4.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 6

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................... 7
6.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................... 7
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................................. 7

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN ................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................... 9

1.1 LÝ THUYẾT CẠNH TRANH .................................................................................. 9
1.1.1 Cạnh tranh (Competition) ........................................................................................... 9
1.1.2 Năng lực cạnh tranh .................................................................................................. 10
1.1.3 Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) ........................................................... 12
1.1.4 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................. 15
iii


1.2 CÁC KHÍA CẠNH ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................................... 20
1.2.1 Khía cạnh tài chính ................................................................................................... 20
1.2.2 Khía cạnh khách hàng............................................................................................... 20

1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................................... 21
1.3.1 Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thế giới ....... 22
1.3.2 Các nghiên cứu trước đây về đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh ................... 27

1.4 THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN........................................................... 34
1.4.1 Khung phân tích ....................................................................................................... 34
1.4.2 Lựa chọn phương pháp phân tích ............................................................................. 36
1.4.3 Các bước và phương pháp thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
CP Dầu thực vật Tường An ............................................................................................... 36

Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN ......................................................................... 43
2.1 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM .................................. 43
2.1.1 Sản phẩm dầu ăn bị cạnh tranh với các sản phẩm dầu ăn từ các nước ASEAN....... 43

2.1.2 Nguồn nguyên liệu vừa thiếu vừa phân tán với nhiều chủng loại khác nhau, chưa
tìm được cây có dầu chủ lực và nhiều nguyên liệu lại có thể sử dụng đa mục đích ......... 44
2.1.3 Tăng trưởng ngành và dự báo tiêu thụ dầu thực vật đến năm 2025 ......................... 45
2.1.4 Nhận định đối thủ cạnh tranh của Công ty CP Dầu thực vật Tường An .................. 49

2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN ................................................................................... 50
2.2.1 Thông tin khái quát ................................................................................................... 50
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................ 50
2.2.3 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 52
2.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm gần nhất ............................... 52

2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CẠNH TRANH NỘI BỘ CỦA CÔNG TY DẦU
THỰC VẬT TƯỜNG AN ............................................................................................. 53
iv


2.3.1 Tình hình nguồn nhân lực ......................................................................................... 53
2.3.2 Tình hình tài chính .................................................................................................... 54
2.3.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển ........................................................................... 57
2.3.4 Hoạt động marketing - Mix ...................................................................................... 58
2.3.5 Thương hiệu chú voi con Tường An ........................................................................ 61
2.3.6 Hoạt động quản trị .................................................................................................... 62
2.3.7 Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất ................................................................. 65

2.4 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DẦU THỰC VẬT
TƯỜNG AN .................................................................................................................. 65
2.4.1 Ma trận điểm các yếu tố nội bộ Công ty Dầu thực vật Tường An ........................... 65
2.4.2 Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An nhìn từ góc độ
khảo sát ý kiến chuyên gia ................................................................................................. 71


Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................... 86
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN ..................................... 88
3.1 MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN ĐẾN
NĂM 2020 ..................................................................................................................... 88
3.1.1 Các mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 88
3.1.2 Các mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 88

3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO
CÔNG TY DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN ................................................................. 89
3.2.1 Mục đích của giải pháp ............................................................................................. 89
3.2.2 Nội dung của giải pháp ............................................................................................. 90

Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 101
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 107
Danh mục tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 107
Danh mục tài liệu tiếng Anh ........................................................................................ 108
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................... 110
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 114
v


PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................... 117
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... 1234
PHỤ LỤC 5 ..................................................................................................................... 128

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1: MA TRẬN SWOT ......................................................................................... 23
BẢNG 1.2: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH ..................................................... 24
BẢNG 1.3: MA TRẬN ĐIỂM .......................................................................................... 27
BẢNG 2.1:. DỰ BÁO TIÊU THỤ DẦU THỰC VẬT BÌNH QUÂN NGƯỜI ĐẾN
NĂM 2020 VÀ 2025 TÍNH THEO LƯỢNG CALO/NGƯỜI/NGÀY............................. 48
BẢNG 2.2: DỰ BÁO TỔNG LƯỢNG TIÊU THỤ DẦU THỰC VẬT ĐẾN NĂM
2020 VÀ 2025 ................................................................................................................... 49
BẢNG 2.3: TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY QUA CÁC
NĂM 2012-1014................................................................................................................ 53
BẢNG 2.4: THỐNG KÊ NHÂN SỰ CÔNG TY ĐẾN NGÀY 31/12/2014..................... 54
BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẾN NGÀY 31/12/2014 ........ 55
BẢNG 2.6: GIÁ MỘT SỐ SẢN PHẨM DẦU ĂN TRÊN THỊ TRƯỜNG ..................... 59
BẢNG 2.7: CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA TƯỜNG AN QUA CÁC NĂM ...................... 60
BẢNG 2.8: XÁC ĐỊNH TRỌNG SỐ YẾU TỐ CÁC TIÊU CHÍ CẤU THÀNH NĂNG
LỰC CẠNH TRANH ........................................................................................................ 67
BẢNG 2.9: MA TRẬN ĐIỂM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DẦU
THỰC VẬT TƯỜNG AN ................................................................................................. 70
BẢNG 2.10: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC ĐỐI
THỦ ................................................................................................................................... 72
BẢNG 2.11: ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC
ĐỐI THỦ ........................................................................................................................... 73
BẢNG 2.12: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC
ĐỐI THỦ ........................................................................................................................... 75
BẢNG 2.13: ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC ĐỐI
THỦ ................................................................................................................................... 77
vii



BẢNG 2.15: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC
ĐỐI THỦ ........................................................................................................................... 79
BẢNG 2.16: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TIẾP THỊ CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC ĐỐI
THỦ ................................................................................................................................... 81
BẢNG 2.17: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIÁ CỦA TƯỜNG AN VÀ
CÁC ĐỐI THỦ .................................................................................................................. 82
BẢNG 2.18: ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH THƯƠNG HIỆU CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC
ĐỐI THỦ ........................................................................................................................... 84
BẢNG 2.19: ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CỦA TƯỜNG AN VÀ CÁC
ĐỐI THỦ ........................................................................................................................... 86
BẢNG 3.1: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NĂM 2015 CỦA
TƯỜNG AN ...................................................................................................................... 89

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1.1: MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH ................................................... 15
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH TẬP HỢP GIÁ TRỊ CỦA KHÁCH HÀNG ................................. 21
HÌNH 1.3: KHUNG PHÂN TÍCH NLCT CỦA CTCP DẦU THỰC VẬT TƯỜNG
AN. .................................................................................................................................... 35
HÌNH 1.4: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ NLCT CỦA CÔNG TY CP DẦU
THỰC VẬT TƯỜNG AN ................................................................................................. 37
HÌNH 2.1: BIỂU ĐỒ MỨC TIÊU THỤ DẦU ĂN BÌNH QUÂN TRÊN THẾ GIỚI
(KG/NGƯỜI/NĂM) .......................................................................................................... 46
HÌNH 2.2: BIỂU ĐỒ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU
THỰC VẬT TƯỜNG AN NĂM 2014 ............................................................................. 56
HÌNH 2.3: BIỂU ĐỒ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN DOANH THU (ROS)
CỦA TƯỜNG AN ............................................................................................................. 57
QUA CÁC NĂM ............................................................................................................... 57

HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ TỶ LỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG NHẬN BIẾT CÁC NHÃN HIỆU
DẦU ĂN Ở HÀ NỘI VÀ TP. HCM (%) .......................................................................... 62
HÌNH 2.5: BIỂU ĐỒ TƯỜNG AN MUA NGUYÊN LIỆU VOCARIMEX VÀ LỢI
NHUẬN NHÓM DẦU XÁ CỦA VOCARIMEX ............................................................ 64

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

TPP

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

Tp
OECD
TPP
USDA
ATVSTP
DN
HĐQT

IPSI

Thành phố
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Bộ nông nghiệp Hoa kỳ
An toàn vệ sinh thực phẩm
Doanh nghiệp
Hội đồng quản trị
Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công ngiệp- Bộ Công
Thương

CEPT

Hiệp định thuế quan ưu đãi

AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN


Công ty CP

Công ty cổ phần

x


TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu này là xác định danh mục các chỉ tiêu yếu tố, năng lực bộ
phận cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An,
đánh giá mức độ mạnh yếu những chỉ tiêu, yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần dầu thực vật Tường An so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Từ đó, đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần dầu thực vật Tường An. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp
định tính thông qua khảo sát ý kiến các chuyên gia và tác giả đã dùng phương pháp
Thomson – Strickland để so sánh, đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh của Tường An.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Dầu thực
vật Tường An là một hoạt động hết sức cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
khốc liệt không những giữa các công ty sản xuất chế biến dầu thực vật trong nước mà
còn với các đối thủ đến từ nước ngoài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
CP Dầu thực vật Tường An, Công ty cần thực hiện các hoạt động sau: Một là nâng cao
năng lực quản trị; Hai là duy trì năng lực công nghệ; Ba là nâng cao năng lực nghiên
cứu; Bốn là liên tục phát triển nguồn nhân lực; Sáu là nâng cao năng lực tài chính;
Bảy là nâng cao năng lực tiếp thị; Tám là nâng cao năng lực cạnh tranh về giá; Chín là
nâng cao sức mạnh thương hiệu; Mười là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

xi



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Xu
hướng giảm bớt các rào cản thương mại, sự phổ biến về công nghệ ngày càng rộng rãi,
chi phí thông tin liên lạc, quảng bá và vận chuyển giữa các quốc gia thấp đã làm tăng
tính cạnh tranh quốc tế. Các tập đoàn lớn trên thế giới tăng cường đầu tư vào các thị
trường tiềm năng càng làm cho sự cạnh tranh của các thị trường trên toàn cầu trở nên
mãnh liệt. Để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu đó yêu cầu
các doanh nghiệp ở các quốc gia phải tự cải thiện năng lực cạnh tranh của họ. Điều
này là đặc biệt đúng cho các quốc gia có nền kinh tế nhỏ mà ở đó sự cạnh tranh có thể
cho phép các doanh nghiệp bước qua được khỏi sự giới hạn của các thị trường trong
nước nhằm tối đa hóa tiềm năng của họ (Agha Sabah, Alrubaiee Laith, & Jamhour
Manar, 2012). Sự cải thiện này không chỉ mang lại lợi ích cho chính các doanh nghiệp
đó mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của cả một nền kinh tế khi các doanh
nghiệp trong nước theo phản ứng dây chuyền cũng đều phải nâng cao năng lực cạnh
tranh. Các doanh nghiệp cần phải hành động nhanh nhằm đảm bảo định vị được thị
trường của họ (Agha Sabah et al., 2012).
Ở Việt Nam, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã
và đang là xu thế nổi bật của nền kinh tế và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Để
bắt kịp xu hướng đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
và mở rộng hợp tác quốc tế. Đã tích cực tham gia vào các hoạt động đối thoại quốc tế
nhằm nâng cao vị thế, quảng bá thương hiệu quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong nước hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Đây là điều
kiện tốt để các doanh nghiệp tìm thấy hướng phát triển tiềm năng của mình nhưng
đồng thời cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, vì
sự cạnh tranh cũng sẽ trở nên khốc liệt hơn từ nhiều phía trên thị trường, đặc biệt là
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm,
do đây là mặt hàng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên ngành sản xuất
thực phẩm phải chịu nhiều rào cản kỹ thuật, các chế tài rất phức tạp của các quốc gia.
1



Trong bối cảnh đó, các ngành sản xuất thực phẩm của Việt Nam cũng phải thay đổi
tích để thích ứng với xu thế cạnh tranh toàn cầu. Đặc biệt là đối với ngành sản xuất
Dầu ăn vốn còn khá non trẻ của Việt Nam.
Hiện nay ngành công nghiệp dầu thực vật của Việt Nam đang sản xuất bốn loại
sản phẩm dầu thực vật, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu
gồm dầu ăn, dầu salad, dầu dinh dưỡng, và dầu rắn. Mặc dù không có số liệu chính
thức về lượng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người, tuy nhiên tổ chức USDA dự
đoán con số này sẽ tăng mạnh, bao gồm cả dầu đậu tương, do điều kiện thu nhập của
người dân ngày càng tăng đi cùng với sự đô thị hóa và phát triển của ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm khiến cho nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật tăng cao. Ngoài ra,
nhận thức của người tiêu dùng về các loại dầu thực vật có lợi cho sức khỏe của được
nâng cao dẫn đến sự chuyển từ việc sử dụng mỡ động vật sang dầu thực vật. Năm
2013, lượng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tại Việt Nam được ước tính là
từ 8,6 đến 8,7kg, vẫn giữ ở dưới mức bình quân của thế giới là 13,5kg/người/năm,
nghĩa là dư địa tiêu thụ dầu ăn tính trên đầu người ở Việt Nam còn rất lớn
( Ngoài ra, với thị trường hơn 90 triệu dân, trong đó có
đến 65% dân số đang ở trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang trở thành môt thị
trường tiêu thụ dầu ăn (chủ yếu là dầu thực vật) hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong
nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, có 35 doanh nghiệp sản xuất bốn loại sản
phẩm dầu thực vật chính (dầu ăn, dầu salad, dầu dinh dưỡng và dầu rắn) đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của con người và của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Các nhãn
hiệu dầu ăn được tin dùng tại Hà Nội là dầu ăn Simply, Neptune và Mezan của công ty
Dầu thực vật CÁI LÂN, ở thành phố Hồ Chí Minh là công ty Tường An và ở khu vực
phía Nam Việt Nam là dầu ăn Marvela của công ty Golden Hope Nhà Bè. Năm 2013
trên thị trường đã xuất hiện thêm các sản phẩm dầu ăn mới của Tập đoàn Quang Minh
và công ty Vinacommodities (dầu ăn Mr.Bean, Oilla, Soon Soon của Tập đoàn Quang
Minh và Otran, Eliza, Chica, VinaCooking Oil từ công ty Vinacommodities). Thống
kê từ các siêu thị, tính đến hết năm 2013, toàn ngành dầu thực vật hiện có khoảng 70

thương hiệu đang có mặt trên thị trường ( Điều đó cho
2


thấy sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất dầu ăn tại
Việt Nam, việc này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các
doanh nghiệp sản xuất dầu ở Việt Nam nhằm dành lấy thị phần trong lĩnh vực này.
Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TƯỜNG AN) hiện nay đang đối mặt
với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trong nhóm các doanh
nghiệp cạnh tranh trực tiếp với Tường An có thể kể đến là Công ty Dầu ăn Golden
Hope – Nhà Bè, Công ty TNHH Dầu thực vật CÁI LÂN (Calofic), Công ty Cổ phần
Dầu thưc vật Tân Bình. Đây là những doanh nghiệp hiện đang dẫn đầu về thị phần dầu
thực vật tại thị trường Việt Nam. Dẫn chứng cho sự cạnh tranh này là sự sụt giảm thị
phần của TƯỜNG AN trong những năm gần đây, từ thị phần chiếm đến 35,1% vào
tháng 9/2006 tới năm 2012 thị phần còn lại là 22,8%. Sự sụt giảm thị phần chủ yếu do
sự kém năng động trong khâu tiếp thị sản phẩm của TƯỜNG AN so với đối thủ cạnh
tranh chính là CÁI LÂN. Đối với một ngành hàng mà người tiêu dùng khó có thể phân
biệt chất lượng sản phẩm như dầu ăn thì khâu truyền thông, tiếp thị có yếu tố quyết
định thúc đẩy tăng trưởng sản lượng. Tuy nhiên, việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm của
TƯỜNG AN kém hơn nhiều so với CÁI LÂN khi các nhãn hàng chính của CÁI LÂN
như Neptune, Simply, Meizan có tần suất xuất hiện trên truyền hình cao hơn nhiều so
với các sản phẩm dầu Cooking Oil, dầu nành Tường An. Năm 2011, dầu nành Simply
của CÁI LÂN cũng là một trong 40 nhãn hàng quảng cáo thành công nhất trên các
kênh truyền hình Việt Nam, theo nghiên cứu của Cimigo Vietnam. Chính việc năng
động hơn trong việc tiếp thị sản phẩm đã giúp CÁI LÂN giành được thị phần không
chỉ của TƯỜNG AN mà của các Công ty dầu ăn có truyền thống lâu đời như Golden
Hope Nhà Bè và Tân Bình, đưa thị phần của CÁI LÂN từ mức tương đương với
TƯỜNG AN là 35% trong năm 2006 lên mức 44% như hiện nay. Sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp dầu ăn chiếm thị phần lớn ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá khốc
liệt, đặc biệt là giữa CÁI LÂN - Tường An – Golden Hope – Tân Bình, trong đó CÁI

LÂN thị phần tăng trưởng đều qua các năm thì Tường An và Golden Hope không có
sự tăng trưởng đáng kể, nghiêm trọng hơn là thị phần của Tân Bình đã giảm sút gần
một nữa kể từ 2008 đến 2012.

3


Đứng trước bức tranh cạnh tranh khốc liệt đó, nếu Tường An không thể cải
thiện năng lực cạnh tranh của mình thì thị phần sẽ mất dần vào những đối thủ cạnh
tranh trực tiếp như CÁI LÂN, Nhà Bè giống trường hợp của Tân Bình. Do vậy, xác
định được những năng lực cốt lõi và đưa ra những giải pháp giúp công ty tồn tại và
phát triển bền vững tại thị trường nội địa hơn 90 triệu dân và thúc đẩy xuất khẩu ra
nước ngoài là những ưu tiên hàng đầu của Tường An hiện nay. Để làm được điều này
Công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh
tranh? Và đâu là giải pháp mang tính khả thi? Đó là những câu hỏi đặt ra cho nghiên
cứu này và cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài luận văn chuyên ngành Quản trị
kinh doanh với tên gọi là “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần Dầu thực vật Tường An đến năm 2020”.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trước đây ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu liên quan
đến vấn đề cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xét trong phạm vi doanh nghiệp hoặc
một lĩnh vực cụ thể, các nghiên cứu thường tập trung vào các khía cạnh liên quan đến năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ở nước ngoài có một số nghiên cứu như: (A. Sabah,
A. Laith, & J. Manar, 2012) nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực cốt lõi lên lợi thế cạnh
tranh và sự thành quả tổ chức; (Ipcioglu & Uysal, 2008) nghiên cứu về chiến lược sự khác
biệt dựa trên năng lực cốt lõi để tạo ra lợi thế cạnh tranh; (Hipkin, 2012) nghiên cứu về
năng lực sản xuất và lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp chế biến; (Mutung,
Minja, & Gachanja, 2014) nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thích nghi đổi mới và
hiệu quả hoạt động lên duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thức ăn và đồ uống
tại Kenya; (Chirani, Bagheri, & Delafrooz, 2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

lợi thế cạnh tranh trong các công ty công nghiệp thực phẩm ở Mazandaran, (Lloyd &
Emmanuel, 2001) nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẽ thực phẩm. Ở Việt
Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như
(Nguyễn Thị Thu Vân, 2012) nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến Đà Nẵng trong
lĩnh vực du lịch; (Trần Thị Anh Thư, 2012) nghiên cứu về Tăng cường năng lực cạnh tranh
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên tổ
chức thương mại thế giới; (Trần Thị Thu Hương, 2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh
4


hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế; (Huỳnh Thị Thúy Hoa, 2009) nghiên cứu về mô hình năng lực cạnh tranh
động của Công ty TNHH Siemens Vietnam; (Nguyễn Trung Hiếu, 2014) nghiên cứu các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn
Tp. Hải Phòng; (Huỳnh Thanh Nhã & La Hồng Liên, 2015) nghiên cứu các nhân tố nội tại
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Tp. Cần Thơ.
Đề án quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2025 (Viện Nghiên cứu
Chiến lược, Chính sách nông nghiệp - Bộ Công thương, 2010).
3. MỤC TIÊU CHUNG
3.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dầu Thực Vật
Tường An để qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty Tường An trong giai
đoạn toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng sâu rộng ngày nay để giúp công ty phát hiện
năng lực cốt lõi, từ đó trong khả năng, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
cho công ty cổ phần dầu thực vật Tường An. Để làm được điều này, luận văn cần giải
quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Xác định danh mục các yếu tố, năng lực bộ phận cấu thành năng lực cạnh tranh

của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An.
- Đánh giá mức độ mạnh yếu những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần dầu thực vật Tường An so với các doanh nghiệp cùng
ngành khác.
- Đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần dầu thực vật Tường An.

5


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Dầu Thực Vật Tường An.
4.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các nhà Lãnh đạo và các nhà quản lý từ
cấp trung trở lên đã và đang công tác tại công ty cổ phần dầu thực vật Tường An và
những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành dầu thực vật Việt Nam
4.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
4.3.1 Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An, Quận
Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
4.3.2 Thời gian nghiên cứu
Để so sánh đối chiếu số liệu một cách chính xác, khoa học, phù hợp với thực
tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh, số liệu thứ cấp được tác giả trích xuất để nghiên
cứu có thời gian từ 2005 đến năm 2014. Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 08 năm
2015 đến tháng 10 năm 2015.
4.3.3 Giới hạn nghiên cứu
Như đã trao đổi trên đây, mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp để
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An vì thế tác giả

xác định giới hạn của nghiên cứu của đề tài này là phân tích năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An.

6


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua khảo
sát ý kiến chuyên gia về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm.
Việc đánh giá, so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dầu thực
vật Tường an được thực hiện bằng phương pháp Thomson – Strickland thông qua 4 bước:
bước 1 là xác định danh mục các nhân tố, năng lực bộ phận cấu thành năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp; bước 2 là đánh giá định tính và cho điểm từng nhân tố, năng lực bộ
phận đối với từng doanh nghiệp; bước 3 là tổng hợp điểm và tính điểm bình quân của từng
doanh nghiệp; và bước 4 là so sánh điểm số của các doanh nghiệp để xác định vị thứ về
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể so sánh, xác định vị trí các doanh nghiệp
theo từng nhân tố, cụm nhóm nhân tố và tổng thể tất cả các nhân tố.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài làm rõ thêm các lý luận về quản lý cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh
toàn cầu, đặc biệt là lý luận về năng lực cạnh tranh dựa trên năng lực cốt lõi của doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm nói chung và dầu thực vật nói riêng, một trong những lĩnh vực
vốn phải đối mặt với rất nhiều rào cản về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu
làm rõ thêm mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, các yếu tố ảnh
hưởng gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dầu
thực vật.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
Dầu thực vật Tường An, qua đó đầu tiên là giúp cho Ban Lãnh đạo Công ty nhìn

thấy được bức tranh cạnh tranh của Công ty mình, khả năng thực tế và sự yếu kém
của Công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong
ngành, các công ty ngoài ngành, sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm thay
7


thế mới, sự thay đổi công nghệ và các quy định, chính sách quản lý của nhà nước
nhằm giúp Ban lãnh đạo đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp với bối cảnh cạnh
tranh và thực lực của Công ty. Thứ hai nghiên cứu này cung cấp các thông tin bổ ích
về lý thuyết quản lý cạnh tranh dựa trên năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và là cơ
sở quan trọng giúp các nhà quản lý các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất thực phẩm nói chung và sản xuất dầu thực vật nói riêng có thể hoạch định
các chiến lược hoạt động sản xuất phù hợp với hoàn cảnh cạnh tranh mới. Thứ ba,
nghiên cứu này cũng giúp các nhà làm chính sách, các cán bộ quản lý trong các cơ
quan nhà nước về lĩnh vực này nhìn thấy được những ưu điểm và những hạn chế
trong chính sách quản lý ngành thực phẩm để qua đó xây dựng, điều chỉnh, bổ sung
các chính sách một cách hợp lý nhằm hổ trợ một hành lang pháp lý hoàn chỉnh giúp
giảm thiểu những rũi ro cho các doanh nghiệp do việc cạnh tranh không lành mạnh,
và các rủi ro cho người tiêu dùng khi phải sử dụng sản phẩm không an toàn, và hạn
chế thất thoát ngân sách nhà nước do việc lách chính sách để trốn thuế của các doanh
nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham
khảo, nội dung đề tài gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường
An.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dầu
thực vật Tường An.


8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 LÝ THUYẾT CẠNH TRANH
1.1.1 Cạnh tranh (Competition)
Cạnh tranh là một khái niệm chung được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp,
phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia. Tùy theo từng
bối cảnh mà khái niệm cạnh tranh được hiểu theo các ngữ nghĩa phù hợp với bối cảnh
đó. Theo (Nguyễn Trung Hiếu, 2014, p. 30) “cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ
thể như các doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh hay một nền kinh tế. Trong quá
trình cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng
nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường”.
Trước đây đã có nhiều định nghĩa về cạnh tranh. Mỗi nhà nghiên cứu có một
cách nhìn nhận khác nhau về cạnh tranh, tùy theo lĩnh vực mà họ đang theo đuổi. Theo
Karl Mark, “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được
lợi nhuận siêu ngạch”. Trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu,
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Tuy nhiên xét trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu về
cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Theo đó, cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh
nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay
nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không
phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng
những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà
không đến với đối thủ cạnh tranh (Porter, 1996). (Porter, 1996) cho rằng cạnh tranh

9


(kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản
lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. (Buckley, Pass,
& Prescot, 1988, p. 176) cho rằng: Một doanh nghiệp cạnh tranh khi nó có thể sản xuất
sản phẩm và dịch vụ chất lượng tuyệt hảo với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh
tranh trong nước và quốc tế. Sự cạnh tranh đồng nghĩa với thành tích hoạt động có lợi
nhuận lâu dài của doanh nghiệp và có khả năng bù đắp cho những đóng góp của nhân
viên và trả về cho các chủ doanh nghiệp”. Theo định nghĩa này, (Buckley et al., 1988)
đề xuất rằng việc đo lường sự cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải kết hợp phương
pháp đo lường định lượng về chi phí, giá cả, lợi nhuận và các yếu tố định tính không
thuộc về giá cả, đặc biệt là chất lượng.
Theo (Samuelson & Nordhaus, 2000), cạnh tranh (Competition) là sự kình địch
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Các
tác giả này cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect
Competition).
Nói tóm lại, dù là với định nghĩa nào, cạnh tranh cũng được hiểu là sự ganh đua
giữa các đối tượng trong thị trường nhằm đạt được lợi ích cao nhất. Cạnh tranh có thể
xảy ra giữa các nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc cũng có thể xảy ra giữa người
sản xuất và người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao nhưng
người tiêu dùng lại muốn mua với giá thấp. Trong doanh nghiệp, cạnh tranh chính là
chiến lược của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành. Xét trong nghiên cứu này,
tác giả định nghĩa: cạnh tranh là sự tranh đua giữa những các doanh nghiệp hoạt
động trong cùng lĩnh vực thông qua các hành động và các biện pháp để để thỏa
mãn các mục tiêu của mình.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng
lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng
lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của

sản phẩm và dịch vụ. Xét về góc độ cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia (Nguyễn Thị
Nhiễu, 2013) cho rằng “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành,
10


quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế” (Nguyễn Thị Nhiễu, 2013) dẫn theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh
công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD).
Xét ở phạm vi doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính
là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn như: lợi
nhuận, giá cả, hoặc chất lượng sản phẩm nhằm khai thác thị trường hiện tại hoặc làm
nảy sinh thị trường mới. Theo (Lê Công Hoa & Lê Chí Công, 2006), năng lực cạnh
tranh thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc thỏa mãn
tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao hơn. Đây là
yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trước hết phải được tạo ra từ chính thực lực của doanh nghiệp đó, thông qua các tiêu
chí: công nghệ, tài chính, nhân lực, bộ máy tổ chức, v.v
Nghiên cứu từ thực tế, (Lê Công Hoa & Lê Chí Công, 2006) đã nhận định:
không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của
khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt
khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát
huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của
khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu
hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài
chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Như vậy có thể
thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều
yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể
năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa
lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.
Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần phải hành

động nhanh chóng để đảm bảo tình hình tài chính và định vị thị trường. Các doanh
nghiệp liên tục tìm cách để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Họ cần phải tính đến
các thế mạnh khác biệt nội tại của họ để cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị gia
tăng, sự khác biệt mạnh mẽ và khả năng mở rộng của sản phẩm. Đây được xem như là
11


“năng lực cốt lõi” (Hamel & Prahalad, 1990). Vì thế, chiến lược phải chuyển từ cạnh
tranh dẫn đầu về sản phẩm hoặc dịch vụ thành cạnh tranh dẫn đầu về năng lực cốt lõi.
Khái niệm về năng lực cốt lõi đã được phát triển để hổ trợ cho sự nhận thức và sử
dụng sức mạnh doanh nghiệp hiệu quả hơn. (Leonard Barton, 1992) đã định nghĩa về
năng lực cốt lõi là một đặc điểm nào đó của doanh nghiệp khác hoàn toàn với doanh
nghiệp khác. Theo (Sanchez & Heene, 1997), năng lực cốt lõi thường là kết quả của
quá trình thu thập học hỏi và được bộc lộ trong các quá trình và hoạt động kinh doanh.
Năng lực cốt lõi là các khả năng duy nhất, thường trải rộng qua nhiều sản phẩm và
nhiều thị trường (Hafeez, Zhang, & Malak, 2002). (Hamel & Prahalad, 1990) cho rằng
năng lực cốt lõi là việc học tập chung trong các tổ chức, đặc biệt là làm thế nào để phối
hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích hợp nhiều dòng công nghệ. Các tác giả cho
rằng năng lực cốt lõi là thông tin liên lạc, sự tham gia, và một cam kết sâu sắc để làm
việc qua ranh giới tổ chức.
1.1.3 Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage)
Nếu một doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực và các khả năng tuyệt hảo hơn
những đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ sử dụng những nguồn lực và khả
năng đó một cách hiệu quả, điều đó là khả dĩ để thiết lập lợi thế cạnh tranh (A. Sabah
et al., 2012). Lợi thế cạnh tranh chỉ có ý nghĩa nếu nó có liên quan đến một thuộc tính
được định giá bởi thị trường. Khách hàng cần phải nhận thức được sự khác biệt nhất
quán trong các thuộc tính quan trọng giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất
và những đối thủ cạnh tranh của nó. Những khác biệt này phải liên quan đến một số
thuộc tính sản phẩm, đó là một trong những tiêu chí mua hàng quan trọng đối với thị
trường. Thuộc tính sản phẩm là những biến số ảnh hưởng đến cảm nhận của khách

hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ, tính hữu dụng và tính sẵn sàng của nó. Các thuộc tính
như là chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ sau bán hàng.
Theo Michael E. Porter (2008, p. 3), lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh
nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị
mà khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của
đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là
12


×