Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ninh bình giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.82 KB, 89 trang )

Đề tài:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế Du Lịch Ninh Bình giai đoạn 2010-2016
MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ( lời mở đầu)
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.
Mục đích nghiên cứu
2.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
3.2.
Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
6. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn sự phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình
1.1. Một số khái niệm cơ
1.1.1. Khái niệm Du lịch

bản

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn


chưa thống nhất.
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về
du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện năm 1811 tại Anh: “ du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục
đích giải trí. Ở đây giải trí là động cơ chính là giải trí

2


Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này
là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi
phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh,
phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần
mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ
về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và
của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc
gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt
Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan
tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh
lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên,
truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất
nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế,
du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức

xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:


Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại

3


chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.


Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
1.1.2. Khái

niệm kinh tế du lịch

Du lịch ngày càng phát triển đã thúc đẩy các hình thức kinh doanh du lịch ra
đời và phát triển. Mầm mống của những hoạt động kinh doanh du lịch đã xuất hiện
từ thời cổ đại ở và gắn liền với hoạt động truyền văn hóa, tín ngưỡng ở các trung
tâm văn hóa kinh tế thông qua việc nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống và đi lại. Tuy nhiên,
trong thời kỳ này hoạt động kinh doanh chưa phát triển, phải đến giữa thế kỷ XIX,
các hoạt động kinh doanh du lịch mới phát triển mạnh và trở thành một ngành nghề
mới, đó là ngành du lịch. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm

thay đổi lối sống và diện mạo cảu mỗi quốc gia, mỗi vừng miền. Điều này làm cho
ngành du lịch chuyển dịch theo các xu hướng đó là: Xu hướng CNH – HĐH du
lịch: đó là việc ứng dụng các công nghệ điện tử vào du lịch và đào tạo đội ngũ lao
động du lịch, phát triển hệ thống bán các sản phẩm du lịch quan internet, xu thế
quốc tế hóa, khu vực hóa du lịch, du lịch có sựu liên kết giữa nhiều quốc gia, nhiều
vừng miền khác nhau trên thế giới.
Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lich chúng ta có thể hiểu “ kinh
tế du lịch là quá trình sản xuất, thiết kế, lưu thông và tổ chức thực hiện các chương
trình du lịch với mực đích thỏa mãn nhu cầu của du khách để thu lợi ích kinh tế.
Đồng thời, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu và hội nhập kinh tế…”
4


Hiện nay ngành kinh tế du lịch là ngành kinh tế được nhiều quốc gia coi
trọng, các nước tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch nhằm thu hút khách du
li lịch và tăng thu nhập tỏng ngành kinh tế quốc dân.
1.1.3. Các

loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu
chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên, văn hoá
Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,
khám phá, thể thao, lễ hội, tôn giáo, nghiên cứu (học tập), hội nghị, thể thao kết
hợp, chữa bệnh, thăm than, kinh doanh
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế, nội địa, quốc gia
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển, miền

núi, đô thị, thôn quê
Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp, tàu hỏa, ô tô,
tàu thủy, máy bay,
Phân loại theo loại hình lưu trú: Khách sạn, nhàu trọ, camping, làng du lịch
Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên,
người cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, dài ngày

5


Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể, cá thể. Gia đình
Phân loại theo phương thưc hợp đồng: Du lịch trọn gói, từng phần
1.2.
1.2.1.

Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế du lịch
Nhân tố kinh tế

Du lịch là một hoạt động liên ngành, liên vùng có mối quan hệ mật thiết với
các nghành kinh tế trong nền kinh tế của một đât nước.
Nói đến kinh tế chúng ta có thể nói đến một số các ảnh hưởng của kinh tế
đến sự phát triển kinh tế du lịch như: sự phát triển của ngành nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế du lịch. Đây là
cơ sở cung ứng nhiều các hàng hóa nhất cho nghành kinh tế du lịch. Nghành nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm thì cung ứng thực phẩm cho nghành du lịch,
nghành công nghiệp dệt thì cung cấp các sản phẩm vải, khăn trải bàn, giường chiếu
phục vụ cho di lịch, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm gỗ cho văn
phòng và lưu trú
Khi nói đến một nền kinh tế chúng ta không thể không nói đến giao thông

vận tải. Từ xưa đến nay giao thông vận tải đã tở thành một nhân tố chính, nó có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế du lich. Giao thông vận tải ảnh
hưởng đến phát triển du lịch dựa trên hai phương diện số lượng và chất lượng: sự
phát triển về số lượng đưa mạng lưới giao thông vận tải thông tới mợi miền trên
đất nước. Chất lượng của giao thông vận tải ảnh hưởng tới các chuyến du lịch ở
mặt sau: an toàn, tốc độ, tiện nghi và giá cả. Bên cạnh đó, ngày nay thì khoa học –
công nghệ có một ảnh huỏng lớn trong sự phát triển của ngành kinh tế du lịch.

6


Mặt khác chúng ta cũng cần phải nói đến tình trạng kinh tế của người dân
như là mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, thời gian rảnh rỗi và các nhu cầu giải
trí cũng ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân
1.2.2.

Nhân tố văn hóa – xã hội

Văn hóa – xã hội tại chính nơi có các địa điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới
các đợt khách tham quan du lịch. Như là những nơi có trình độ văn hóa, nhận thức
cao, người dân hòa đồng, thân thiện sẽ thu hút khách du lịch nhiều hơn những nơi
có trình độ văn hóa thấp, người dân thì không hòa đồng than thiện.
Trình độ văn hóa cao tạo điểu kiện cho việc phát triển kinh tế du lịch. phần
lớn những người tham gia vào các hoạt động du lịch đều là những người có trình
độ văn hóa, nhận thức nhất định, đặc biệt là những khách du lịch quốc tế. Bởi vì họ
có sở thích tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân
tộc, hay nói đúng hơn là tài nguyên và các điểm du lịch. Chính vì thế mà người có
trình độ nhận thức, văn hóa thì mới có thể hiểu được những thông tin hình ảnh từ
du lịch mang lại.
Bên cạnh đó thì văn hóa, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới

nhu cầu mong muốn được đi du lịch. Những nơi có văn hóa thích đi du lịch thì di
nhiên nói đó sẽ có nhiều người đi du lịch và ngược lại thì họ sẽ ít có suy nghĩ đi du
lich hơn. Điều đó thể hiện qua một số quốc gia có nhiều người đi du lịch như là
nước Anh, Mỹ..
1.2.3.

Nhân tố chính trị

Những nơi có nền chính trị ổn định hòa bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển du lich. Còn ngược lại những nói mà nền chính trị bất ổn hay xảy ra
chiến tranh cũng sẽ hạn chế sự du lịch.
7


1.2.4.

Các nhân tố khác

Chính sách phát triển du lịch, nhu cầu và tiềm năng du lịch ( điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tổ chức, cơ sở vật chất hạ tầng…) cũng có
vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế du lịch
1.3.
1.3.1.

Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế Du Lịch tỉnh Ninh Bình
Vai trò của Du Lịch Ninh Bình trong tổng thể phát triển Du
Lịch trung tâm Hà Nội và vùng phụ cận

Vùng du lich Bắc Bộ với thủ đô Hà Nội là trung tâm du lịch vùng trải dài từ
HÀ Giang tới Hà Tĩnh bao gồm 29 tỉnh, thành phố nơi có tiềm năng du lịch đa

dạng, phong phú. Trong đó có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, tiêu biểu là Di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển
kinh tế du lịch của Việt Nam. Với các trung tâm du lịch quan trọng là Hà Nội và
phụ cận, Hải Phòng – Quảng Ninh, với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: Sa Pa,
Đền Hùng, Tam Đảo, Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Núi chùa Bái Đính,
Cổ Loa, Hương Sơn, Ba Vì, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hạ Long, Cát Bà, Sầm
Sơn….trong thời gian qua luôn thu hút được một số lượng lớn khách du lịch trong
và ngoài nước, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến với vùng luôn đạt trên 40%
số lượt khách đi lại giữ các địa phương trong cả nước.
Là một trong hai trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Bộ, trung tâm du
lịch Hà Nôi và vùng phụ cận bao gồm thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh phụ cận bao quanh
gồm: Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, có vai trò đặc
biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế du lịch vùng Bắc Bộ nói riêng và phát
triển kinh tế du lịch Việt Nam nói chung bởi những lợi thế về vị trí, về hạ tầng và

8


cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là có sân bay hàng không quốc tế Nội Bài và về
những giá trị truyền thống Việt
So với các địa phương trong du lich trung tâm Hà Nội và vùng phụ cận,
Ninh BÌnh là một tỉnh có diện tích tuy không lớn nhưng được thiên nhiên ưu đãi
ban tặng nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và đặc sắc với nhiều địa
danh nổi tiếng như: Vường quốc gia Cúc Phương, suối nước nóng Kênh Gà, cố đô
Hoa Lư, Tam Cốc – Bich Động, Núi chùa Bái Đình, quần thể vùng ngập nước Vân
Long, quần thể du lịch Tràng An… là những địa điểm du lich mà không phải tỉnh
nào cũng có được
Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của
Việt Nam đã hình thành một tam giác tăng trưởng du lịch của miền Bắc: Hà Nội Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội

Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông. Thủ đô Hà Nội là một trong những đầu mối
của du lịch Việt Nam. Ninh Bình có ưu thế rõ rệt về không gian và thời gian của
vùng phụ cận Hà Nội nên không bị tính mùa vụ trong du lịch chi phối
1.3.2.

Vai trò của sự phát triển kinh tế Du Lịch tỉnh Ninh Bình đối
với sự nghiêp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Từ một cùng chuyên sản xuất kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, cùng với sự
phát triển và chuyển dich cơ cấu kinh tế đất nước, tỉnh Ninh Bình cũng đã xác định
được vai trò quan trọng của sự phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ . Trong
đó, kinh tế du lịch được đánh giá là một lĩnh vực kinh tế triển vọng, quan trọng dựa
vào những lợi thế về tiềm năng của tỉnh.
Thực tế sự phát triển của kinh tế du lịch Ninh Bình trong những năm qua
cho thấy kinh tế du lịch ngày càng co những đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng doanh thu kinh tế du lịch trong thời gian qua
9


có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch giai đoạn
2010 – 2014 là 27,94%)/năm. Năm 2015, ngành du lịch Ninh Bình đón gần 6 triệu
lượt khách, tăng 39,5%; doanh thu ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 50,6% so với năm
2014
Bên cạnh, vai trò về phát triển kinh tế thì sự phát triển của kinh tế du lịch
Ninh Bình còn có vai trò quan trọng trong sựu gia tăng của các nghành kinh tế có
liên quan như thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng, ngành tiểu thủ
công nghiệp. Hơn thế, sự phát triển của kinh tế du lịch còn góp phần tạo cơ hội cho
nhiều địa phương giải quyết được vấn đề việc làm gia tăng thêm thu nhấp, xóa đói
giảm nghèo, nâng coa chất lượng cuộc sống cho địa phương thông qua vào việc
người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch qua đó từng bước xây dựng một nông

thôn mới, một nông thôn phát triển kinh tế bền vững dựa vào tiềm năng và lợi thế
tài nguyên du lịch có sẵn của vùng
1.4.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển kinh tế

1.4.1.

du lịch
Kinh nghiệm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh tam giác
tăng trưởng của du lịch Miền Bắc VIệt Nam, Quảng Ninh có danh lam thắng cảnh
là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là
di sản thế giới bỏi giá trị địa chất địa mạo. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật
lên với: các thắng cảnh nổi tiếng ( vịnh Hạ Long, các bãi tắm đẹp), các di tích lịch
sử văn hóa ( 500 di tích) và nổi bật với các món ăn hải sản.
Trong năm qua, tổng lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt 7.767.500
lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 6.548 tỷ. Để đạt được những thành tựu trên, Quảng

10


Ninh đã có điểm sáng để giải quyết một só vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực, về
xúc tiến quảng bá du lịch, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch…


Về đào tạo nguồn nhân lực
Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và cơ
chế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộ

nhân tài và chế độ về lươn, thưởng phù hợp. Quảng Ninh đang xây dựng Quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh, nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2010
– 2020 trong khuân khổ chung của Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh. Tiêu
chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch, xã hội hóa công tác đào tạo bồi dưỡng du lịch,
tích cực, chủ động và hội nhập quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến
phục vụ phát triển nguồn nhân lực cảu tỉnh, đẩy mạnh giáo dục du lịch cộng đồng,
vừa đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài tỉnh, vừa đào tạo trong
cách truyền nghề mới theo kịp đòi hỏi sự phát triển của kinh tế du lich tỉnh.
Khing phi và kinh nghiệm đào tao nguồn nhân lực tỉnh cso thể huy bằng
nhiều cách nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xem xét cấp kinh phí hầng
năm để mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phát triển nguồn nhân lực
du lịch tỉnh. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch tạo điều kiện hỗ
trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh.



Về xúc tiến quảng bá du lịch
Tỉnh Quảng Ninh đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đa dạng hình
thức nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh tới du khách trong nước và quốc tế. Các nội
dung tuyên truyền sẽ tập trung quảng bá vào cảnh quan thiên nhiên, về con người,
những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của các dân tộc trong tỉnh; những điều
kiện, giá trị tự nhiên và nhân văn đặc sắc độc đáo để xây dựng, phát triển các loại
11


hình, các sản phẩm du lịch thu hút du khách và các nhà đầu tư du lịch, những định
hướng, chiến lược quy hoạch… phát triển kinh tế du lịch của tỉnh và các địa
phương … các thương hiệu du lịch của địa phương, doanh nghiệp sản phẩm và
dịch vụ du lịch trong và ngoài nước sẽ được giới thiệu quảng bá sâu rộng tới cộng
đồng du khách, qua đó cung cấp thông tin chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho du

khách tìm hiểu về du lịch Quảng Ninh.


Đầu tư cho ngành du lịch
So với địa phương khác có thế mạnh về phát triển du lịch của cả nước,
Quảng Ninh vẫn được đánh giá là sự lựa chọn về điểm đến hàng đầu của du khách.
Khởi sắc của du lịch Quảng Ninh trong năm qua chủ yếu nhờ những nỗ lực trong
đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong những năm qua Quảng Ninh đã đầu tư và thu hút trên 17 dự án phát
triển du lịch và dịch vụ, tổng số vốn đạt gần 5.200 tỷ đồng. Trong đó ó 8 dự án đầu
tư hạ tầng cơ sở khu du lịch với tổng mức đầu tư được phê duyệt bằng nguồn ngân
sách nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng. Các thành phần kinh tế khác đầu tư kinh
doanh dịch vụ cơ sở lưu trú và khu vui chơi du lịch khoảng 4.600 tỷ đồng. Cụ thể,
khách sạn Majestic tại TP Móng Cái do công ty CP TMDV và DL Cao su với tổng
số vốn đầu tư là 645 tỷ đồng; khách sạn Mường Thanh ( TP Hạ Long) tổng số vốn
đầu tư 320 tỷ đồng; khách sạn Lotus gần 300 tỷ đồng; khu DL sinh thái, resort Hồ
Yên Trung ( TP Uông Bí) thuộc công ty CP đầu tư ATS với tổng số vốn đầu tư
trên 1.300 tỷ đồng.; Quần thể sân gôn, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp khu vực
Ao Tiên ( Vân Đồn) do công ty TNHH Liên doanh 167 – VIệt Nam đầu tư với
tổng số vốn 1.800 tỷ đồng… Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 849 cơ sở lưu trú
du lịch với 13.100 buồng, với tổng vốn đầu tư là 6.300 tỷ đồng. Trong đó có 2
khách sạn 5 sao với gần 500 buồng; 4 sao: 11 khách sạn, 1.884 buồng; 3 sao: 16
12


khách sạn, 1.102 bường; 1-2 sao: 50 khách sạn, 1.696 buồng và 762 cơ sở lưu trú
đạt tiêu chuẩn với 7.551 buồng. Tổng số tàu vận chuyển và lưu trú du lịch gần 500
chiếc với tổng số vốn đầu tư 650 tỷ đồng. Tổng số ô tô du lịch: 500 chiếc; 600 nhà
hàng phục vụ nhu cầu ăn uống và dịch vụ vui chơi, giải trí nhỏ và 5 điểm dừng
chân cho khách du lịch.

Ngoài ra để phục vụ tốt hơn nhu càu tham quan, mua sắm của khách du lịch,
nhiều công trình hoàn thiện và được đau và khai thác trong năm qua như: Trung
tâm thương mại Vincom Hạ Long, Big C, bến du thuyền Tuần Châu… cũng đã góp
phần làm thay đổi bộ mặt du lịch Hạ Long phát triển kinh tế du lịch
1.4.2.

Kinh nghiệm của Sa Pa – Lào Cai

1.4.3.

Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình 2010 - 2015
2.1.

Đặc điểm tự nhiên và tình hình dân cư, kinh tế xã hội Ninh Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

Vị trí địa lý.

13


Ninh bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, 190 050’ đến
200027’ độ VĨ Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy
theo hướng Tây Bắc Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và
Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có song Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà
Nam và Nam Định, phía Bắc giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Nam là Biển Đông.
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên qua tỉnh.
Địa hình: địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồng bằng bao gồm: thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện
Kim Sơnvà diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101
nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư
đông nhất tỉnh, chiếm khoảng 90 % dân số của toàn tỉnh. Vùng này độ với độ cao
trung bình từ 0,9 – 1,2m . đất dai chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hoặc không
được bồi đắp. Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng là nông nghiệp: trồng lúa, các
cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu ác loại. Về công nghiệp có nghành cơ khí sửa
chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, thương
nghiệp dịch phát triển, phát triển cảng song.
Vùng đồi núi và bán sơn địa
Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía
Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phía
Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này
khoảng 35 nghìn ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Độ cao trung bình
từ 90m – 120m. Đặc biệt có khu vực núi đá cao trên 200m
Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do
đó thuận lợi để phát triển các nghành công nghiệp như: sản xuất vật liệu xây dựng,
sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gai súc
14


( trâu, bò, dê), trồng các loại cây ăn quả ( dứa, vải, na) trồng các cây công nghiệp
dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng
Vùng ven biển
Ninh bình có trên 15km bờ biển. Vùng thuộc diện tích của 4 xã ven biển
huyện Kim Sơn: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân với diện tích khoảng 6
nghìn ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên cảu toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm
mặn nhiều do mới được bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo vì vậy phù hợp với
việc trồng rừng phòng hộ ( sú, vẹt..), trông cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thủy
hải sản

Khí hậu
Ninh bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa
rõ rệt là: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình khoảng 23 0c, số lượng giờ nắng
trong năm trung bình là 1100 giờ. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.800mm.
Giao thông
Ninh Bình là một điểm mút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền
Nam:
Đường bộ: trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B,
59A
Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh với chiều dài
khoảng 19km với 4 ga ( Ninh Bình, Đồng Yên, Gềnh và Đồng Giao) thuận tiện
trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và vật liệu xây dựng.
Đường thủy: tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường thủy rất phát
triển do có nhiều con song lớn như: sông Đáy, song Hoàng Long, song Càn, sông
15


Vạc, sông Vân, sông Lạng. Ngoài ra còn có các cảng lớn như cảng Ninh Phúc,
cảng NInh Bình, cảng Kim Sơn gớp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã
hội của toàn tỉnh.
Sông ngòi và thủy văn
Hệ thống sông ngòi Ninh BÌnh bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng
Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng với tổng chiều dài
là 496 km phân bó rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân
0,5km/km2. Các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biển
Động
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.390km 2 với các
loại đất phù sa, đất feralitic
Tài nguyên nước: bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm.

-

Tài nguyên nước mặt: khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông
nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải đường thủy. Ninh Bình có mật độ hệ thống
sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496km
chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2, bên cạnh đó trong tỉnh có 21 hồ
chứa nước lớn, diện tích khoảng 1.270ha, với dung tích 14,3 triệu m 3 nước, năng

-

lực tưới cho khoảng 4.438ha
Tài nguyên nước ngầm: nước ngầm ở NInh BÌnh chủ yếu thuộc địa bàn Huyện
Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Tổng lượng ngầm Rịa ( Nho Quan) đạt
361.391m3/ngày, vùng Thị xã Tam Điệp đạt 112.183m3/ ngày.
Tài nguyên rừng

16


So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất
với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2 ha, trữ lượng gỗ là 1,1 triệu m 3,
tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan
Rừng nguyên sinh Cúc Phương thược loại rừng nhiệt đới điển hình, động
thực vật đa dạng, phong phú
Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan,
Hoa Lư, Kim Sơn và thị xã Tam Điệp với chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn,
cậy ngập mặn ( vẹt, sậy..)
Tài nguyên biển: bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn ha bãi

bồi. Cửa Đáy là của lớn nhất, có độ sâu khá cao đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải
hàng ngàn tấm ra vào thuận tiện. Vùng biển NInh BÌnh có tiềm năng nuôi trồng,
khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy hải sản với snar lượng từ 2000 – 2.500 tấn/năm.
Tài nguyên khoáng sản
-

Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh NInh
Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạ từ Hòa Bình theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xẽ Tam Điệp, Yên Mô, tới tận
biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 12.000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối
núi đá vôi và hàng chụ tấn đôlômit. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi

-

măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên
Bình ( thị xã Tam Điệp), huyện Yên Mô, Gia Viễn dùng để sản xuất ghạch ngói và
là nguyên liệu ngành đúc
17


Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh BÌnh chất lượng tốt, tập trung
chủ yếu ở Cúc Phương ( Nho Quan) và Kênh Gà ( GIa VIễn) có thể khai thác phục
vụ nhu cầu sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nướ khoáng Kênh Gà
có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53 – 54 0c. Nước khoáng Cúc Phương cớ thành
phần Magiebicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.
Tài nguyên than bùn: trữ lượng nhỏ khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các
xã Gia Sơn, Sơn Hà ( Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp) có thể sử dụng
sản xuất phân vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
2.1.2.


Dân số và việc làm

Dân số của tỉnh năm 2015 có khoảng 926.995 người, tăng 1,2% so với năm
2012. Trong đó, dân số thành thị chiếm ~12,4%. Trung bình từ năm 2010, mỗi năm
dân số của tỉnh tăng thêm ~7.100 người.
Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2, thuộc loại thấp so với mật độ trung
bình của Vùng đồng bằng sông Hồng là 932 người/km 2. Dân cư phân bố khá đều
giữa các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông ở thành phố Ninh Bình
(Tp.Ninh Bình: 2.467 người/km2; Huyện Yên Khánh 987 người/km2... thấp nhất là
huyện Nho Quan ~331 người/km2
Toàn tỉnh, hiện có khoảng 587,5 nghìn người đang làm việc trong các khu vực
kinh tế (chiếm 63,4% dân số). Lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có
xu hướng giảm từ 69,2% năm 2005 xuống 48,5% năm 2010 và 46,4% năm 2013. Lao
động ngành công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng 32,3% năm 2013 và có xu hướng
tăng nhẹ so với năm 2010. Riêng Lao động ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng
20,7% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh
2.1.3.

Tình hình kinh tế và xã hội Ninh Bình
18


Tốc độ tăng trưởng GDP (giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 8,7%, giá trị
sản xuất (giá so sánh năm 2010) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,1%,
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khá 16% (trong đó riêng công nghiệp tăng
21%), khu vực dịch vụ tăng 10,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng
cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ; sản xuất công nghiệp, kim ngạch
xuất nhập khẩu tăng nhanh; các ngành dịch vụ và sản xuất nông nghiệp phát triển
khá, phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng rãi và đạt kết quả

tích cực; văn hóa xã hội tiếp tục có tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; xúc tiến
đầu tư được tăng cường,…
Sản xuất công nghiệp năm 2015 được phục hồi và phát triển tích cực, nhiều
sản phẩm chủ lực được sản xuất với sản lượng lớn (ximăng-clanke, phân đạm...),
một số dự án công nghiệp đi vào hoạt động và phát huy công suất (nhà máy
Camera và linh kiện điện tử, xi măng Hệ Dưỡng, phân đạm Ninh Bình...), chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh đang phát huy hiệu quả
đã góp phần quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tổng
giá trị sản xuất theo giá sản xuất (giá so sánh năm 2010) năm 2015 toàn tỉnh đạt
gần 54,37 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2014; trong đó riêng giá trị sản xuất
công nghiệp theo giá sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước đạt 33,15 nghìn tỷ đồng,
tăng 21% so với năm 2014; sản xuất công nghiệp tập trung trong các khu, cụm
công nghiệp tiếp tục được duy trì ổn định.
Các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển toàn diện, tổng
giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) toàn ngành tăng khoảng 2,1% so với cùng
kỳ năm 2014. Thuỷ sản tiếp tục được mở rộng về diện tích, chăn nuôi bước đầu
tăng trưởng về tổng đàn (trâu, bò, lợn, dê, gia cầm). Công tác xây dựng nông thôn
mới, kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy, bảo vệ rừng tiếp tục

19


được quan tâm, đẩy mạnh. Công tác tu bổ đê điều, phòng chống lụt bão được triển
khai và sớm tập trung thực hiện.
Tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2015 ổn định. Trong năm 2015 số
doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh ước khoảng 624 doanh nghiệp, tăng
18,4% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký ước đạt 3.335 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1%
so với năm 2014; số doanh nghiệp giải thể ước khoảng 41 doanh nghiệp, giảm
32,7% so với năm 2014.
Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.379 tỷ đồng, vượt 36% so với dự toán

được giao.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 21.791 tỷ đồng, tăng 8,12%
so với năm 2014. Trong đó: vốn nhà nước ước đạt 4.948 tỷ đồng, giảm 12,5% so
với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt
16.842 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng kỳ năm trước. Công tác quản lý đầu tư
được kiểm soát chặt chẽ. Một số công trình trọng điểm có khối lượng thực hiện lớn
như: Bệnh viện Sản nhi, đường kết nối đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với
Quốc lộ 1A, đường Bái Đính đi Kim Sơn; Dự án đường ĐT 480, đường tránh
Thành phố Ninh Bình...
2.2.

Tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Tài nguyên du lịch
2.2.1.1.
Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương
Khu rừng nguyên sinh có diện tích tự nhiên rộng lớn 22 ngàn ha trên địa bàn
3 tỉnh là Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá . Theo những kết luận đã được các nhà
khoa học dày công nghiên cứu qua nhiều năm : Rừng Cúc phương còn giữ được
20


nguyên vẹn một khu rừng nhiệt đới , với sự hiện diện phong phú của các loài động
thực vật tiêu biểu .
Đến Cúc Phương là đến với vườn bách thảo khổng lồ , tổng số thống kê
được ở trong bảng danh mục thực vật cho đến thời điểm này là 1944 loài thuộc 912
chi , 219 họ , 86 bộ của 7 ngành gồm ngành rêu, ngành quyết , ngành thông đất ,
ngành cỏ tháp bút , dương xỉ , hạt trần, hạt kín …So với số loài ở Việt nam số loài
thực vật ở Cúc Phương chiếm 17,27%.

Từ cửa vườn , ta lần lượt đến với động người xưa , đồi Kim Giao , được
chứng kiến tận mắt dấu ấn của người cổ đại còn lưu lại ở động , được nghe tình tiết
về câu chuyện tình huyền thoại trên đồi Kim Giao . Luồn theo những vách núi ,
cánh rừng , trong âm thanh kỳ ảo của gió , lảnh lót tiếng chim rừng , qua những bụi
dây leo ta đến với cây Chò Chiến Thắng đồ sộ ngàn năm tuổi , cao tới 70m , ta còn
gặp ở đây cây sấu cổ , gốc sù sì với chi vi là 60m đã ngàn tuổi thọ xong sức sống
của nó chưa hề có tuôỉ , cành lá vẫn sum suê vươn xa toả rộng che chở cho muôn
loài .
Cây Chò Chỉ vẫn vươn cao sừng sững vượt lên không gian , kiêu hãnh sánh
vai với các bậc đại thụ như cây Sấu , Chò chiến thắng . Hoa lá, cỏ cây ở rừng Cúc
Phưong như bức tranh thuỷ mạc của thiên nhiên làm du khách đắm say thưởng
thức . Chỉ riêng phong lan đã có trên 50 loài , có loài trông mềm mại , e ấp , có loài
trông đài các , kiêu sa … Nhìn lên cao những chùm phong lan đủ mầu đỏ , vàng ,
tím như những chiếc đèn lồng treo trên những thân cây , điểm tô cho cảnh sắc thêm
sinh động . Đến với Cúc Phương là đến với vườn bách thú đa dạng , quý hiếm .
Động vật Cúc Phương có tới 255 loài động vật có xương sống . Trong đó , chim là
140 loài , thú 64 loài , bò sát 36 loài , lưỡng thể 17 loài và một số loài cá . Đó là
chưa kể đến côn trùng và nhiều loại khác .
21


Đến Cúc Phương du khách còn được đến với những địa danh mà mới được
nghe đã thấy gợi cảm như hoà quyện với thiên nhiên như : Động Trăng Khuyết ,
động Vui Xuân , động Người xưa … và xin được” Ngủ lại cùng cỏ cây hoa lá”…
Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Với diện tích gần 3000ha, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
có 32 hang động đẹp như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, mỗi hang
mang một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi
Hoàng Quyển. Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m, cấu tạo nửa chìm nửa nổi, trần
hang là những vòm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng hình kỳ lạ

giống như các con vật ở dưới nước và trên rừng, trong hang có rất nhiều cá trê, cá
rô, cá chuối to…. Người dân ở đây kể lại, thời xưa có người bắt được một con cá
chuối nặng 45kg, nên từ đó hang được gọi là hang Cá.
Trong số các hang động ở Vân Long, Thung Dơi có độ cao lớn nhất so với
mặt đất (210m); hang có chiều rộng lớn nhất là hang Bóng (16m). Rồi các dãy núi
với những cái tên nghe thật thú vị như: núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi
Mèo Cào; hay núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi...
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8 loài được
ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ,
mã tiền hoa tán. Động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quần
đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ
mặt đỏ... Trong các động vật bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam
như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè... Ngoài ra, khu vực ngập
nước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã
được

đưa

vào

sách

Đỏ.

Vào mùa khô, Vân Long là địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư từ phương
22


bắc. Có tới hàng chục con gà lôi, diệc xám, hàng trăm con cò ngàng lớn, mồng
két,




hàng

nghìn

con



bợ,



trắng,

vạc

tới

kiếm

ăn.

Đến Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, du khách không thể không đến thăm cây
thị 600 năm tuổi, thăm chùa Chi Lễ, đến chùa Mai Trung, đền thờ Lê Khả Lăng,
đền Đức Thánh Nguyễn, khu danh thắng chùa và động Địch Lộng, di tích đền thờ
Đinh Tiên Hoàng, đền đức Thánh Ngọ, đền Thánh Mẫu thờ tứ vị Hồng Nương,
thăm chùa Thanh Sơn Tự ở lưng chừng núi, chùa Tập Ninh, thăm bức tranh đá ở

vách núi Mèo Cào...
Quần thể hang động Tràng An
Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Tràng An có hệ
thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài
phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong
mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Trong danh thắng này còn có
nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch
sử của kinh đô Hoa Lư xưa.
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướng
Nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An,
cách thành phố Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà
Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn
6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm
trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và
cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha

23


Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh
soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối
thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài
2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây.
Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến
đổi, nướcchảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có
lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng
ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu
ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn
10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi
nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các

dụng cụ để nấu rượu[7]. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si
cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang
Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc
trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ,
hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.
Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là
di tích khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứu
như:


Di tích hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử
từ 3.000-30.000 năm trước.



Di tích hang Bói thuộc nằm giáp gianh giữa hai xã Trường Yên và Gia Sinh
nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm.

24




Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân văn
hóa Hòa Bình.



Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong;
mái đá Thung Bình có dấu ấn văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đa Bút.




Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) có tầng văn hóa Hòa Bình
cách đây trên 10.000 năm.
Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không
phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái.
Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một
bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh,
nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các
hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn
khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi
này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên
khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp
xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh. [8] Vẻ đẹp Tràng An
trong làn khói núi, thành xưa quyến rũ.
Tam cốc
Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi
tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện HOa Lư, tỉnh Ninh BÌnh cách thủ đô Hà Nội
100km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo với nhiều hang
động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như đền Thái Vi, Tam
Cốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc.

25


×