Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.99 KB, 14 trang )

ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN
5 TUỔI TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2013
Hoàng Ngọc Anh Tuấn
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi,
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Kết quả: Qua nghiên cứu 174 bệnh nhân từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi nặng, viêm
phổi rất nặng vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ tháng 2 - tháng 6 năm 2013 chúng tôi
nhận thấy: Tuổi mắc bệnh trung bình là 12,9 ± 8,4 tháng, nhóm tuổi mắc nhiều từ 2 tháng - 12 tháng chiếm 59,2%.
Giới tỷ lệ nam (63,8%) mắc cao hơn nữ (36,2%). Dấu hiệu khởi phát trẻ thường có ho (87,3%), sốt (78,2%), và rối
loạn tiêu hóa (12,1%). Khi toàn phát, 53,4% trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, 31,6% có rút lõm lồng ngực,
69,5% có sốt; 66,1% có ho; và 52,3% khó thở. Cận lâm sàng: tăng CRP ≥ 6 mg/dl trở lên chiếm tỷ lệ 70,7%; tăng
bạch cầu >10 x 109 /l chiếm 61,5%; bạch cầu hạt trung tính > 45% trở lên chiếm 49,5%. Phân loại viêm phổi: nhóm
bệnh nhân mắc viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1%, viêm phổi rất nặng chỉ có 0,6%. Kết quả sử dụng kháng sinh
xu hướng dùng Cephalosporin thế hệ 3 rất phổ biến thay cho Penicillin trong những năm trước. Các kháng sinh đều
được dùng đường tiêm với liều trong giới hạn được khuyến cáo. Phối hợp kháng sinh vẫn là cephalosporin +
aminosid là lựa chọn ưu tiên. Kháng sinh đường uống có tỷ lệ rất thấp, một phần là do các nhóm thuốc viên như
cotrimoxazole, amoxicillin không còn phù hợp theo phác đồ. Trong cả đợt điều trị có 17,8% phải đổi kháng sinh 01
lần do bệnh không thuyên giảm sau 4 – 5 ngày điều trị, 4,6 % đổi kháng sinh 2 lần dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
Kết luận: Việc sử dụng KS trong điều trị viêm phổi trẻ em rất khác nhau theo kinh nghiệm của từng thầy thuốc vì
khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần được chuẩn hóa qua các nghiên cứu qui mô lớn để hướng dẫn chọn
lựa kháng sinh phù hợp hơn.
Từ khóa: viêm phổi, kháng sinh, trẻ em.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm có khoảng 3 – 5 triệu trẻ chết vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong đó virus là
nguyên nhân hàng đầu, một vấn đề nan giải trên lâm sàng gặp hàng ngày là phân biệt giữa các
nguyên nhân vi khuẩn có thể điều trị được với các nguyên nhân virus không có biện pháp điều trị
đặc hiệu. Trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất gây


tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo
thống kê tổ chức y tế thế giới có khoảng 20% tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi có nguyên nhân do
nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính, trong đó 90% viêm phổi [18], Vi khuẩn vẫn là nguyên nhân
phổ biến trong viêm phổi ở nước ta [2], [6], [11].
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là vấn đề quan tâm của gia đình và toàn xã hội ảnh
hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ, ngày công lao động và tạo nên sự lo lắng cho cha mẹ của
trẻ. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự đã công bố mô hình bệnh tật trẻ em năm


2001, bệnh hô hấp chiếm 28,8% và tình hình 10 bệnh có tử vong cao trong đó viêm phổi chiếm
24,3% [10], những năm gần đây qua một số báo cáo vẫn thấy rằng bệnh lý hô hấp tăng rất nhiều
và luôn chiếm hàng đầu như nghiên cứu của Lê Huy Thạch (2006) bệnh cơ quan hô hấp chiếm
37,4% trong đó viêm phổi chiếm 79,4% [13]; nghiên cứu của Võ Phương Khanh (2007) bệnh hô
hấp chiếm 39,9% [9], nghiên cứu của Trần Đình Thoại (2006) bệnh lý hô hấp và viêm phổi tương
đương chiếm 27,1% [14].
Viêm phổi có thể do nhiều căn nguyên gây nên bao gồm cả virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
song việc xác định căn nguyên gây viêm phổi không phải là dễ dàng khi kỹ thuật chẩn đoán bằng
sinh học phân tử còn giới hạn ở một số trung tâm xét nghiệm. Các kỹ thuật xét nghiệm trước đây
mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu điều trị, các thầy thuốc thường lựa chọn kháng sinh theo
kinh nghiệm, kết quả điều trị chưa cao, chi phí y tế cao [7]. Tuy nhiên, trong điều trị Viêm phổi
có xu hướng sử dụng quá rộng rãi và phối hợp kháng sinh thường xuyên là nguyên nhân của tình
trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng [12].Vì vậy việc sử dụng kháng sinh hợp lý ở
bệnh nhân viêm phổi rất quan trọng không những giúp nhanh chóng bình phục, giảm tỷ lệ tử
vong mà còn giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Đã có rất nhiều nghiên cứu về
việc tìm hiểu tác nhân gây bệnh cũng như việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ
em tại các cơ sở y tế trong cả nước [2],[3],[8],[11]. Hiện nay việc xác định tác nhân gây bệnh và
cách dùng kháng sinh và nghiên cứu việc chỉ định kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn
nói chung và viêm phổi nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết trong thực tế lâm sàng đã được
nhiều tác giả quan tâm và còn chưa thống nhất vì có nhiều điểm chưa hợp lý.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong

điều trị viêm phổi của trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
năm 2013” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm chính dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng
2. Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổng cộng 174 bệnh nhân từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi
nặng, viêm phổi rất nặng vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ tháng 2
đến tháng 7 năm 2013.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân


Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, viêm phổi nặng, viêm phổi rất nặng dựa theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (ho, thở nhanh theo lứa tuổi, rút lõm lồng ngực).
- Viêm phổi rất nặng: Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất 1 trong các triệu chứng chính
sau
+ Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (Tím tái; Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả
mọi thứ; Co giật, lơ mơ hoặc hôn mê)
+ Suy hô hấp nặng (khó thở; thở rên; Rút lõm lồng ngực..)
+ Sốt (nhiệt độ từ 37,50 c trở lên)
- Viêm phổi nặng: Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính
sau
+ Rút lõm lồng ngực
+ Phập phồng cánh mũi
+ Thở rên và không có các dấu hiệu chính của Viêm phổi rất nặng
+ Sốt (nhiệt độ từ 37,50 c trở lên)
- Viêm phổi: trẻ có ho hoặc khó thở và có nhịp thở nhanh
+ Trẻ < 2 tháng: nhịp thở > 60 lần /phút

+ Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng: nhịp thở > 50 lần/phút
+ Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: nhịp thở > 40 lần /phút
Và không có một trong các dấu hiệu chính của viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng.
Ngoài ra khi nghe phổi có thể thấy ral ẩm nhỏ hạt [4],[16].
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có tiền sử hen hoặc bệnh nhân hết dấu hiệu khò khè sau khi khí dung bằng Salbutamol.
- Suy dinh dưỡng nặng (P ≤ -2SD).
- Nằm viện trong 2 tuần gần đây.
- Hiện đang sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh khác như: viêm màng não, viêm khớp,
lỵ…
- Mắc các bệnh bẩm sinh (tim bẩm sinh, Down, dị dạng đường hô hấp,…).
- Trẻ nhiễm HIV/AIDS.
2.2.4. Tiêu chuẩn khỏi
Hết thở nhanh;
Không rút lõm lồng ngực
Giảm ho; Không có các dấu hiệu bất thường khác
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu
2.3.2. Chọn mẫu: chọn mẫu nghiên cứu đáp ứng được theo tiêu chuẩn chọn bệnh
2.3.3. Cỡ mẫu: mô tả loạt ca
2.3.4. Biến số nghiên cứu
+ Giới là biến số nhị giá, có hai giá trị là nam và nữ.
+ Tuổi là biến số liên tục, có hai giá trị (Từ > 2 tháng - ≤ 12 tháng, > 12 tháng - ≤ 60
tháng).
+ Các biểu hiện lâm sàng (ho, thở nhanh theo lứa tuổi, rút lõm lồng ngực) mỗi triệu chứng
là một biến nhị giá có 2 giá trị: có; không
+ Biến đổi CRP là biến số định lượng liên tục, sau đó được mã hóa thành biến định tính, có
3 giá trị < 6mg/l, ≥ 6 - < 40mg/l, ≥ 40mg/l

+ Biến đổi số lượng bạch cầu máu ngoại biên là biến số định lượng liên tục, sau đó mã hóa
thành biến định tính, có 2 giá trị < 10000mm3, ≥ 10000 mm3
+ Thay đổi công thức bạch cầu máu là biến số định lượng liên tục, sau đó mã hóa thành
biến định tính, có 3 giá trị 20 - < 45 %, ≥ 45 - < 60 %, ≥ 60 %
+ Chọn kháng sinh điều trị là biến định tính bao gồm nhóm Các betalactamin (Penicillin,
cephalosporin, imipenem, monobactam); Các aminosid; Các phenicol; Các tetracyclin; Các
macrolid và chất tương tự; Các rifamycin va polypeptid; Các quinolone
+ Chẩn đoán là biến số định tính bao gồm 3 giá trị Viêm phổi, viêm phổi nặng, Viêm phổi
rất nặng
+ Thay đổi kháng sinh là biến số định lượng liên tục bao gồm một lần, hai lần, ba lần
+ Số ngày điều trị là biến số định lượng không liên tục
+ Kết quả điều trị là biến định tính có 3 giá trị ra viện, chuyển viện, tử vong
2.3.5. Chỉ số nghiên cứu
- Dịch tể lâm sàng: tuổi, giới tính
- Chỉ số lâm sàng: ho, thở nhanh theo lứa tuổi, rút lõm lồng ngực
- Chỉ số cận lâm sàng: Nhận xét biến đổi CRP, SLBC máu ngoại biên, công thức bạch cầu
- Đánh giá điều trị
+ Chọn kháng sinh điều trị, mấy loại, Thay đổi kháng sinh điều trị, mấy lần
+ Tổng số ngày điều trị, trung bình, Kết quả điều trị
2.3.6. Phương pháp thu thập thông tin
Thiết lập phiếu điều tra theo mẫu phù hợp mục tiêu nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân có một
phiếu điều tra riêng và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.


2.3.7. Xử lý và phân tích số liệu
- Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Medcalc
- Biến định lượng: trung bình và độ lệch chuẩn
- Kiểm định thống kê, Khi so sánh các tỷ lệ giữa các nhóm nghiên cứu và PR liên quan
giữa một biến số với một số yếu tố thì dùng phép kiểm chi bình phương (chi –squared test) hoặc
phép kiểm chính xác Fisher’ s exact test) khi có > 20% tần số mong đợi trong bảng < 5

- Mức sai biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ ngày 1/ 02 đến ngày 30/07/ 2013
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu dịch tễ lâm sàng, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng không ảnh hưởng
đến người nghiên cứu. Không vi phạm y đức
III. KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận kết quả đạt được như sau:
3.1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 1. Phân bố theo tuổi
Tuổi (tháng)
> 2 tháng – ≥ 12 tháng
> 12 tháng – ≥ 60 tháng
Trung bình

N
103
71

%
59,2
40,8

p
< 0,05

12,9 ± 8,4

Lứa tuổi > 2 th – ≥ 12 th gặp cao nhất chiếm 59,2%; lứa tuổi > 12 th – ≥ 60 th chiếm tỷ lệ

40,8%, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 12,9 ± 8,4
3.1.2. Phân bố theo giới
Bảng 2. Phân bố theo giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng cộng

n
111
63
174

%
63,8
36,2
100

p
< 0,01

Giới nam có tỷ lệ mắc cao 63,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3. Dấu hiệu khởi phát
Dấu hiệu
Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Sốt
Khó thở
Tiêu chảy
Ho


n
33
136
23
21
152

%
19
78,2
13,2
12,1
87,3%


Dấu hiệu khởi phát khi vào viện gặp cao nhất là ho chiếm 87,3%, tiếp theo là sốt chiếm
78,2%, các dấu hiệu còn lại chiếm tỷ lệ 19 – 21%
Bảng 4. Dấu hiệu toàn phát
Dấu hiệu
Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Sốt
Ho khan hoặc ho có đờm xuất tiết
Khó thở, cánh mũi phập phồng
Rút lõm lồng ngực

n
93
121
115

91
55

%
53,4
69,5
66,1
52,3
31,6

Trong các dấu hiệu toàn phát chúng tôi ghi nhận trẻ có sốt chiếm 69,5% và ho chiếm
66,1%, gặp ít nhất là dấu hiệu rút lõm lồng ngực 31,6%.
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 5. Biến đổi CRP
CRP (mg/dl)
<6

n
51

%
29,3

≥ 6 - < 40

95

54,5

≥ 40


28

16,2

Tổng cộng

174

100

Bệnh nhân có kết quả CRP nằm trong nhóm từ ≥ 6 - < 40 chiếm 54,5% và nhóm có CRP
cao ≥ 40 mg/dl chiếm 16,2%
Bảng 6. Biến đổi số lượng bạch cầu máu
Số lượng BC (x 109/L)
4 - ≤ 10
>10
Tổng cộng

n
67
107
174

%
38,5
61,5
100

Nhóm bệnh nhân có số lượng bạch cầu > 10 x 109 /l chiếm 61,5%

Bảng 7. Thay đổi công thức bạch cầu máu
Bạch cầu hạt trung tính
20 - ≤ 45
>45 - ≤ 60
>60
Tổng cộng

n
88
74
12
174

%
50,5
42,5
7,0
100

Đa số bệnh nhân có số lượng bạch cầu hạt trung tính từ 20 – 60 chiếm tỷ lệ cao 93%.
Bảng 3.8 kết quả phân loại bệnh viêm phổi
Phân loại
Viêm phổi
Viêm phổi nặng
Viêm phổi rất nặng
Tổng cộng

n
115
58

01
174

%
66,1
33,3
0,6
100


Trong nhóm nghiên cứu phân loại bệnh nhân nhóm viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1%
3.2. Đánh giá các kháng sinh sử dung trong điều trị viêm phổi
Bảng 9. Các kháng sinh được sử dụng tại khoa Nhi
Kháng sinh
Augmentin 250 mg (gói)
Duobact 625mg (viên)

Cephalosporin

Aminosid

Khác

Cefotaxim 1g
Beetiam 1g
Ceftriaxon 1g
Prason S
Novapine 1g
Pentirom 1g
Gentamycin 80mg

Newgen genetil 100mg
Amikacin 500mg
Penicillin 1 triệu UI
Peflacin 400mg
Vancomycin
Tổng

Tần suất sử dụng
02
0
141
04
01
01
06
08
37
32
08
0
02
02
244

Tỷ lệ %
0,82
0
57,8
1,64
0,4

0,4
2,46
3,3
15,1
13,1
3,3
0
0,82
0,82
100

Nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất tại khoa Nhi là nhóm Cephalosporin (Cefotaxim 1g
chiếm 57,8%), tiếp theo là nhóm Aminosid (Gentamycin 80mg chiếm 15,1% và Newgen genetil
100mg chiếm 13,1%)
Bảng 10. Kháng sinh được lựa chọn điều trị ban đầu theo mức độ viêm phổi
Các thuốc
và cách điều trị ban đầu

Augmentin 250 mg (gói)
Cefotaxim 1g
Beetiam 1g
Ceftriaxon 1g
Novapine 1g
Prepemem 500mg
Pentirom 1g
Cefotaxim + Gentamycin
Cefotaxim + Amikacin
Cefotaxim + Newgen gentil
Vancomycin + Levofloxacin
Novapim + Newgen gentil

Pentirom + Vancomycin
Prepenem + Vancomycin

%
(n=174)

Mức độ bệnh

VPN
VPRN
Phác đồ kháng sinh đơn độc (n= 105)
0
0
39
0
01
0
01
0
01
0
0
0
0
0
Phác đồ dùng kháng sinh phối hợp (n = 69)
18
0
04
0

19
0
02
0
02
01
01
0
01
0

VP
02
54
03
0
02
0
02

1,14
53,4
2,29
0,57
1,72
0
1,15

18
02

0
0
01
0
0

20,6
3,45
10,9
1,15
2,29
0,57
0,57

Có 105 bệnh nhân được điều trị ban đầu bằng 01 kháng sinh chủ yếu là Cefotaxim 1g (chiếm


53,4%) và có 69 bệnh nhân được điều trị phối hợp 2 kháng sinh thường là Cephalosporin và
Aminosid (chiếm 20,6%)
Bảng 11. Cách sử dụng kháng sinh trong cả đợt điều trị
Số phác đồ

VP (n=84)
63
21
21
05
0

Chỉ dùng 1 KS

Phối hợp 2 KS
Đổi KS 1 lần
Đổi KS 2 lần
Đổi KS 3 lần

Bệnh nhân n (%)
VPN (n=89)
VPRN (n= 01)
42
0
47
01
10
0
02
01
0
01

Tổng (n=174)
105 (60,3%)
69 (39,7%)
31 (17,8%)
08 (4,6%)
01(0,57)

Với 174 bệnh nhân thì có 40 phải thay đổi kháng sinh, đổi một lần có 31 bệnh nhân, đổi 2 lần có
8 bệnh nhân và duy nhất 1trường hợp là thay 3 lần.
Bảng 12. Số lần sử dụng kháng sinh so với quy định
Thuốc

Augmentin 250 mg (gói)
Duobact 625mg (viên)
Cefotaxim 1g
Beetiam 1g
Ceftriaxon 1g
Novapine 1g
Prepemem 500mg
Pentirom
Gentamycin
Amikacin
Newgen gentil
Vancomycin
Levofloxacin

Thấp (%)
0
0
83
100
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Cao (%)

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Đúng (%)
100
0
17
0
100
100
100
100
100
100
100
100
100

Việc dùng thuốc kháng sinh chia lần sử dụng trong 24 giờ thực hiện đúng so với phác đồ hầu hết

đều được tiêm 2 lần/ngày, chỉ có Cefotaxim dùng liều thấp chiếm 83% và Betiam là 100 %.
Bảng 13. kết quả điều trị
Nội dung
Ra viện
Chuyển viện
Tử vong
Tổng cộng

VPN (n= 89)
86
03
0
7,2 ± 1,8

VPRN (n=01)
01
0
0
13

Tổng (n=174)
171 (98,2%)
03(1,8%)
0
7,6 ± 1,4

Kết quả điều trị 174 bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi, viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng.
Không có trường hợp nào tử vong, ra viện chiếm 98,2% chỉ có 1,8% bệnh phải chuyển tuyến trên.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Mô tả đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng

4.1.1. Lứa tuổi


Bệnh viêm phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi tuổi
mắc bệnh trung bình là 12,9 ± 8,4 tháng, bệnh nhân tuổi ít nhất là 2 tháng, cao nhất là 48 tháng,
lứa tuổi từ 2 tháng đến ≤ 12 tháng chiếm 59,2%, kết quả của chúng tôi gần tương tự theo nghiên
cứu của APPIS trẻ từ 3 - 11 tháng chiếm tỷ lệ 63% và cao hơn nghiên cứu của ISCAP: 44% [19].
Lứa tuổi trung bình mắc bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của tác giả Luis C
là 19 tháng [17].
4.1.2. Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi giới nam có tỷ lệ mắc cao hơn chiếm 63,8% trong khi nữ
chiếm 36,2% và chúng có ý nghĩa thống kê khi p< 0,01. So sánh kết quả với các nghiên cứu của
APPIS và ISCAP thì giữa nam và nữ mắc bệnh không có sự khác biệt, tỷ lệ mắc tương đương
nhau.
4.1.3. Dấu hiệu khởi phát
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp dưới thường có dấu hiệu khởi phát như ho, sốt, rối loạn tiêu
hóa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 87,3% bệnh nhân có dấu hiệu ho; 78,2% trường hợp có
sốt và chỉ có 12,1% là có rối loạn tiêu hóa. Kết quả nghiên cứu của nhóm ISCAP cho thấy dấu
hiệu ho chiếm 98,8%, bệnh nhân sốt 76%, tiêu chảy 6% [19], còn nghiên cứu của Luis C kết quả
chỉ ra rằng dấu hiệu ho và sốt thường gặp trong giai đoạn khởi phát của bệnh nhân mắc viêm phổi
với tỷ lệ tương ứng là 98,8% và sốt 97,8% [17]. Kết quả của chúng tôi có thấp hơn so với nhóm
nghiên cứu ISCAP và tác giả Luis C.
4.1.4.Dấu hiệu toàn phát
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khi bệnh nhân nhập vào khoa bệnh nhân có dấu
hiệu nguy hiểm toàn thân chiếm 53,4% cao hơn nghiên cứu của Võ Minh Hiền 36,6%, tuy nhiên
dấu hiệu rút lõm lồng ngực thì có kết quả thấp hơn 31,6% so với 99,3% [7]. Còn dấu hiệu sốt
chiếm 69,5%; ho chiếm 66,1%; khó thở chiếm 52,3%. Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của
Lê Thị Minh Hương và Đào Minh Tuấn thì sốt chiếm 64,4%; ho chiếm 100%; khó thở chiếm
74% [15] thì dấu hiệu sốt gặp trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đương còn
ho và khó thở thì có tỷ lệ thấp hơn.

4.1.5. Cận lâm sàng
Kết quả bệnh nhân có biểu hiện CRP ≥ 6 mg/dl trở lên chiếm 70,7%; SLBC > 10 x 109 /l
chiếm 61,5%; bạch cầu hạt trung tính > 45% trở lên chiếm 49,5%. So với kết quả nghiên cứu của
Tô Văn Hải [5], Lê Thị Minh Hương và Đào Minh Tuấn [15] thì kết quả của chúng tôi cao hơn.
Điều này củng có thể do có sự khác nhau một phần về mức độ nặng của bệnh trong quá trình
chọn lựa đối tượng nghiên cứu.


4.1.6. Kết quả phân loại bệnh viêm phổi
Với tổng số 174 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu qua phân tích thấy rằng nhóm bệnh
nhân mắc viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1% ít nhất là bệnh nhân mắc viêm phổi rất nặng
chiếm 0,6%
4.2. Đánh giá các kháng sinh sử dụng trong điều trị viêm phổi
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy nhóm cephalosporin chiếm 66% (Cefotaxim chiếm
57,8%), tiếp là nhóm kháng sinh Aminosid chiếm 31,5% (Gentamycin 80mg 15,1%, Newgen
genetil 100mg 13,1%). So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng thì nhóm cephalosporin
sử dụng nhiều hơn chúng tôi chiếm (74%) nhưng nhóm Aminosid thấp hơn nghiên cứu của chúng
tôi (12%) [3]. Kháng sinh hay lựa chọn ban đầu cho bệnh nhân mắc viêm phổi, viêm phổi nặng là
cefotaxim chiếm 53,4% so với Cefazolin (50%) nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng. Có 21 bệnh
nhân được điều trị kết hợp 2 kháng sinh ngay từ đầu phối hợp giữa Cephalosporin (Cefotaxim) và
Aminosid (Gentamycin, Amikacin) được chẩn đoán là Viêm phổi. Còn 48 bệnh nhân chẩn đoán
Viêm phổi nặng hoặc viêm phổi rất nặng được sử dụng 2 kháng sinh phối hợp nay từ đầu, trong
đó 44 trường hợp phối hợp giữa 2 nhóm cephalosporin với Aminosid chiếm 37,2% chỉ có 2,29 là
phối hợp giữa Vancomycin và Levofloxacin. Trong khi nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và
Nguyễn Văn Bàng chỉ 13% trên 100 bệnh nhân được phối hợp 2 kháng sinh ngay từ đầu với phối
hợp giữa 2 nhóm β-Lactam và aminosid [4]. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội theo
Hà Thu Hiền điều trị viêm phổi trẻ em chủ yếu là các kháng sinh được lựa chọn ở dạng phối hợp
(91,4%) với 2 phác đồ là Ampicillin – Gentamycin; Ampicillin – Cefotaxim [6]. Đối với nghiên
cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân viêm phổi điều trị ban đầu vẫn là một kháng sinh. Điều này
cũng có kết quả tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cũng phù hợp với khuyến cáo

về sử dụng kháng sinh ở Việt Nam [3], [4] cũng như có kết quả tương tự với một số nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài [18]. Nghiên cứu của chúng tôi việc dùng kháng sinh phối hợp ngày từ
đầu đối với bệnh nhân viêm phổi cũng còn cao chiếm 25% cũng như đối với nhóm bệnh viêm
phổi nặng (53%) việc phối hợp ở những bệnh nhân này thì không phù hợp với phác đồ đã đưa ra,
lý giải vấn đề này theo chúng tôi tỷ lệ kháng thuốc cao (Chloramphenicol, Cotrimoxazole,
Amoxillin) nên không được lựa chọn trong điều trị, và ngại dùng sợ dị ứng, tiêm chích khó khăn
nên không dùng, như Benzathin Penicillin. Ngày nay việc phát triển kháng sinh cephalosporin có
nhiều ưu điểm dễ sử dụng và tác dụng phổ rộng nên được lựa chọn ưu tiên nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dùng kháng sinh đường uống có tỳ lệ rất thấp 1,15% đa
số là dùng kháng sinh đường tĩnh mạch (98,85%) kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn
Văn Bàng kháng sinh dùng đường uống là 7,6% và đường tiêm tĩnh mạch chiếm tỷ lệ (92,4%)


[3]. Theo khuyến cáo của Hội lồng ngực Anh thì sự lựa chọn kháng sinh ban đầu dùng đường
uống là hợp lý và an toàn cho các trường hợp mắc viêm phổi ở cộng đồng, kháng sinh đường
tiêm chỉ nên sử dụng khi trẻ không hấp thu được bằng đường uống hoặc trong các trường hợp
nặng [20], [20]. Tuy nhiên thực tế điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh ĐắkLắk cho thấy
các kháng sinh đa số vẫn dùng là đường tiêm.
Liều kháng sinh thường dùng tại khoa đều phù hợp với liều hướng dẫn của phác đồ. Còn
với số lần sử dụng thì hấu hết sử dụng theo đúng khuyến cáo và phác đồ. Hiện tại chỉ có
cefotaxim và Betiam còn sử dụng số lần thấp hơn so với phác đồ chỉ có 2 lần/ngày.
Việc sử dụng kháng sinh trong cả đợt điều trị có 17,8 % phải đổi kháng sinh một lần
những trường hợp này do điều trị từ 4 – 5 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, 4,6% đổi
kháng sinh 2 lần đa số chúng tôi đổi theo kết quả kháng sinh đồ và chỉ 0,57% đổi kháng sinh 3
lần vì đây là một trường hợp viêm phổi rất nặng và diễn biến kéo dài. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi ngày điều trị kháng sinh trung bình 7,6 ± 1,4, trong đó ở 84 bệnh nhân viêm phổi ngày
điều trị trung bình 9,1 ± 1,4, ở 89 bệnh nhân viêm phổi nặng thì ngày điều trị trung bình 7,2 ±
1,8, một trường hợp viêm phổi rất nặng điều trị là 13 ± 1,4. So với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Bàng và Nguyễn Thị Hiền Lương thì thời gian ngày điều trị kháng sinh trung bình
là 8,3 ± 3,1 còn ở trẻ bị viêm phổi thông thường là 7,7 ± 2,9 ngày, ở trẻ mắc viêm phổi nặng là

8,7 ± 2,6 và ở trẻ viêm phổi rất nặng 14,0 ± 5,3 [3], nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh thì thời
gian trung bình là 8,7 ± 4,3 [2].
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tiến cứu, có tất cả 174 bệnh nhân vào điều trị nội trú tại khoa Nhi Bệnh
viện đa khoa tỉnh ĐắkLắk từ 2 tháng đến 5 tuổi được phân tích về cách sử dụng kháng sinh trong
điều trị viêm phổi ở trẻ em. Kết quả chúng tôi có một số kết luận sau:
5.1. Mô tả đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng
- Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 48 tháng thấp nhất là 2 th, tuổi mắc bệnh trung bình là
12,9 ± 8,4 tháng, nhóm tuổi mắc nhiều từ 2 th - 12 th chiếm 59,2%.
- Giới tỷ lệ nam (63,8%) mắc cao hơn nữ (36,2%)
- Dấu hiệu khởi phát kết quả nghiên cứu của chúng tôi ho chiếm 87,3%, sốt 78,2%, rối
loạn tiêu hóa chỉ chiếm 12,1%
- Dấu hiệu toàn phát trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khi bệnh nhân nhập vào khoa
kết quả bệnh nhân có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân chiếm 53,4%, rút lõm lồng ngực thì có kết
quả thấp hơn 31,6%, sốt chiếm tỷ lệ 69,5%; ho chiếm 66,1%; khó thở chiếm 52,3%.
- Cận lâm sàng: Kết quả chúng tôi thì bệnh nhân có biểu hiện CRP ≥ 6 mg/dl trở lên


chiếm tỷ lệ 70,7%; SLBC > 10 x 109 /l chiếm 61,5%; bạch cầu hạt trung tính > 45% trở lên chiếm
49,5%.
- Phân loại viêm phổi: nhóm bệnh nhân mắc viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1% ít nhất
là bệnh nhân mắc viêm phổi rất nặng chiếm 0,6%
5.2. Đánh giá các kháng sinh sử dụng trong điều trị viêm phổi
- Xu hướng dùng Cephalosporin thế hệ 3 rất phổ biến thay cho Penicillin trong những
năm trước
- Các kháng sinh đều được dùng liều trong giới hạn được khuyến cáo.
- Hầu hết các kháng sinh đều được dùng 2 lần trên 24 giờ. Cho nên khi dùng cefotaxim thì
sử dụng chúng tôi dùng liều thấp chỉ có số lần có 2 trong khi phải cho liều 3 – 4 lần
- Phối hợp kháng sinh vẫn là cephalosporin + aminosid là lựa chọn ưu tiên
- Kháng sinh đường uống có tỷ lệ rất thấp, một phần là do các nhóm thuốc viên như

cotrimoxazole, amoxicillin không còn phù hợp theo phác đồ
- Thực tế điều trị viêm phổi trẻ em tại khoa Nhi các kháng sinh đa số dùng đường tiêm.
- Bệnh nhân vào viện được chẩn đoán viêm phổi nhưng cho phối hợp 2 kháng sinh ngay
có 21 trường hợp/84 bệnh nhân
- Trong cả đợt điều trị có 17,8% phải đổi kháng sinh 01 lần do bệnh không thuyên giảm
sau 4 – 5 điều trị, 4,6 % đổi kháng sinh 2 lần đa số chúng tôi dựa vào kết quả kháng sinh đồ, chỉ
0,57% đổi kháng 3 lần do tình trạng bệnh nặng và nằm điều trị dài ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

[3]

[4]
[5]

APPIS (Ấn Độ, Colombia, Ghana, Mexico, Nam Phi, Pakistan, Việt Nam, Zambia); nhóm APPIS
Việt Nam: Nguyễn Ngọc Tường Vy, Trần Anh Tuấn, Phan Hữu Nguyệt Diễm, Lê Thị Ngọc Bích, Hồ
Chí Thanh (2005). “So sánh hiệu quả của Amoxicillin uống với Penicillin tiêm trong điều trị viêm
phổi nặng ở trẻ 3 – 59 tháng tuổi”, Tạp chí nghiên cứu y học, Phụ trương 38, số 5, Bộ y tế, Đại học y
Hà Nội, tr. 94 – 95
Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Bàng (2008), “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị
viêm phổi trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai năm 2006”. Y học lâm sàng (Bệnh viện Bạch
Mai), số 26, tr.22–29
Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Thị Liên Hương (2009), “Đánh giá sử dụng kháng sinh trong điều trị
viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2008”. Tạp chí Nhi khoa tập 2, số 2, tháng
6, 2009, tr.28– 34
Nguyễn Tiến Dũng (2011), “Dược lực học của các β-lactam ứng dụng trong lâm sàng”, Các chỉ số
PK/PD và sử dụng kháng sinh hợp lý ở trẻ em, tr.180 – 194

Tô Văn Hải (2003), “Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện
Thanh Nhàn”, Bệnh viện Nhi Trung ương công trình nghiên cứu khoa học, Tạp chí Y học thực hành,
tr.64 – 68


Hà Thu Hiền (2002), Tìm hiểu nguyên nhân, lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị Viêm Phổi
ở trẻ em từ tháng 1 – 5 tuổi tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ 11/2001 đến 8/2002. Luận văn Thạc sỹ
dược học 2002, Trường Đại học Dược Hà Nội
[7] Võ Minh Hiền (2009),“Nghiên cứu các dấu hiệu lâm sàng tiên đoán tình trạng thiếu khí dựa trên
SpO2 ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 th -5tuổi”,Tạp chí y học Việt Nam số 2/2009, tr 237- 245
[8] Nguyễn Thị Xuân Hương (2007), “Khảo sát sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế
trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên trong năm
2000”. Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường y dược Việt Nam lần thứ 11
[9] Võ Phương Khanh (2008), “Mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhi đồng 2 2005 – 2007, Y học thành
phố Hồ Chí Minh số 4-2008, tr. 92 -98
[10] Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự (2001), “Mô hình bệnh tật trẻ em”, Tập san nhi khoa tập 10, tổng hội
y dược học Việt Nam- Nhà xuất bản y học, tr. 14 – 17
[11] Lê Hoàng Sơn (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, điều trị Viêm phổi cấp
tính ở trẻ em 0 – 3 tuổi tại Cần Thơ. Luận án Tiến sỹ Y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội.
[12] Nguyễn Hồng Sơn (2007). Báo động tình trạng nhờn thuốc kháng sinh
[13] Lê Huy Thạch (2009), “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Ninh Thuận 2002 – 2006”, Tạp chí y học Việt Nam số 2/2009, tr. 221 – 228
[14] Trần Đình Thoại (2007), “Mô hình bệnh tật và tử vong tại Bệnh viện đa khoa nhi tỉnh Quảng Nam
2005 – 2006”, Tạp chí y học Việt Nam số 3/2007, tr. 650 – 658
[15] Đào Minh Tuấn (2010), “Nghiên cứu nguyên nhân, dịch tễ học lâm sàng viêm phổi nặng ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi TW năm 2008”, Y học Thực hành – số 8/2010, tr. 64-65
[16] Tài liệu hướng dẫn IMCI (xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em) của Bộ y tế năm 2008; tr 14 – 15
Nước ngoài
[17] Luis C. Nacul, Betty R. Kirkwood, Araci C, Carneiro, Claudio S. Pannuti, Marcelo Magalhaes and
Paul Arthur (2005), “Aetiology and clinical presentation of pneumonia in hospitalized and outpatien

children in Northeat Brazil and risk factors for severity”, Journal Health Population Nutrition, 23(1):
pp. 6 – 15
[18] Matthew hodge, Emily Johansson, Tessa Wardlaw (2006), “Pneumonia The leading killer of
children”. Lancet sep 23 (368). pp 1048 - 1050
[19] The ISCAP Study Group (2004),“Three day versus five day treatment with amoxicillin for nonsevere pneumonia in young children: a multicentre randomised controlled trial”, BMJ, 328: pp.791 –
796.
[20] William J Barson (20011), Inpatient treatment of pneumonia in children. From:
,
[21] WHO (2007), “Acute Respiratory Infections in children”.
[6]

ANTIBIOTIC THERAPY IN CHILDREN WITH PNEUMONIA ADMITTED TO THE
DEPARTMENT OF PEDIATRICS OF DAKLAK GENERAL HOSPITAL
Hoang Ngoc Anh Tuan
General Hospital of Dak Lak Province
ABSTRACT
Objectives: To examine the use of antibiotics in the treatment of pneumonia in children.


Method: A prospective study of 174 patients aged from 2 months to 5 years old with pneumonia
was admitted to the Department of Pediatrics of DakLak General Hospital from January to June,
2013.
Results: Study has shown that the mean age was 12.9 ± 8.4 months; the majority of patients were
under 12 months old (59.2%), and in males (63.8%). Initial signs commonly included cough
(87.3%), fever (78.2%), and gastrointestinal disorders (12.1%). The clinical features of
pneumonia included general danger signs (53.4%), chest indrawing (31.6%), fever (69.5%),
cough (66.1%) and dyspnea (52,3%). Most patients with CRP and WBC in the number and
percentage of neutrophil in peripheral blood increased significantly, 61.5% and 70.7%
respectively. Classification of severe pneumonia was the highest rate (66.1%), while the very
severe pneumonia was only 0.6%. The third generation of cephalosporins were commonly

initiated on admission, instead of using penicillin previously. Most of cases used cephalosporin
combined with aminosid. All injectable antibiotics were used in range dose of recommendation.
The rate of using oral antibiotics (such as cotrimoxazole, amoxicillin…) was very low because of
inappropriate regimen. There were 17.8% of patients changing antibiotic one times due to not
improving after 4-5 days of treatment; 4.6% of patients for the second based on positive isolate.
Conclusion: The initial choice of antibiotics in children who are hospitalized with pneumonia is
empiric treatment because it is difficult to determine pathogens. We need to to be standardized to
guide the choice of empiric antibiotics in children with pneumonia.
Key words: antibiotic, pneumonia, children.



×