Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tâm lý khách du lịch Pháp các sản phẩm du lịch phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.06 KB, 7 trang )

Đặc điểm tâm lý khách du lịch người Pháp
- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng
120 lần cử chỉ điệu bộ.
- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật
Pháp.
- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa với
không khí thân mật, sự hài lòng và th gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món
(Khai vị, món chính, món tráng miệng).
- Đề tài yêu thích: Đồ ăn – Thể thao – Văn hoá
- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.
* Tính cách người Pháp
- Có tinh thần dân tộc cao, tự hào về nước Pháp
- Họ thích trật tự nhưng lại ghét tuân theo kỉ luật
- Ngưỡng mộ tính logic, trí thông minh và sự thông thái
- Ưa giao tiếp, ồn ào, vui vẻ nhưng rất văn minh lịch sự
- Theo chủ nghĩa cá nhân
- Yêu thích những thứ tinh tế trong cuộc sông
- Lãng mạn, yêu thể thao, nghệ thuật, thích vui chơi giải trí
- Thân thiện vui tính nhưng họ hay mỉa mai
Xưng hô chào hỏi:
- Chỉ được gọi bằng tên khi cho phép
- Nhấn mạnh đến thứ bậc
- Bắt tay nhau cả khi gặp mặt và khi tạm biệt
- Chào hỏi tất cả mn có trong phòng
Săp đăt cuộc hẹn
- Phải xin trước các cuộc hẹn
- Nên cố gắng đến đúng giờ
Trang phục
- Rất quan tâm đến nước hoa và thời trang đánh giá con người bạn
Lưu ý khi trò chuyện


- Đưa ra ý kiến về những chủ đề bạn thông thạo
- Sẵn sàng trả lời những câu hỏi về đất nước bạn
- Đề tài nên bàn : thức ăn, nghệ thuật, âm nhạc , thể thao…
- Tránh đề tài khuynh hướng chính trị, phê bình napoleon, những câu hỏi riếng tư


Nhu cầu và đặc trưng tiêu dùng
Pháp là một trong những nước có nền văn hoá lâu đời nhất ở châu Âu. Đây là
quê hương của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà triết học và các văn nghệ sĩ nổi tiếng
thế giới như: Victor Hugo, Pablo Picasso… Nhắc đến Pháp là nhắc đến một trong
những đất nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn của không chỉ
riêng châu Âu. Người Pháp, những con người rất lịch sự, thông minh và khéo léo,
sau thời gian làm việc căng thẳng, họ cũng chọn cho mình cách giải trí là đi du
lịch. Cũng giống như những khách du lịch các nước châu Âu khác, người Pháp là
những người yêu thích độc lập, tự chủ nên khi đi du lịch họ không muốn người
hướng dẫn viên quan tâm quá mức mà để họ có nhiều thời gian tự do, thoải mái.
Thông thường, người Pháp có thời gian nghỉ ngơi khoảng 5 tuần mỗi năm. Trong
đó có 3 tuần nghỉ rơi vào tháng 8 và 1 tuần nghỉ vào tháng 2 và 1 tuần vào tháng 4.
Vào các khoảng thời gian này, họ thường đi du lịch. Tuy nhiên, họ lại chỉ dành
11% trong tổng số thời gian nghỉ của mình để đi du lịch nước ngoài. Những người
Pháp rất thông minh, lịch sự. Họ ưa thích sự kiểu cách và xem trọng hình thức. Do
vậy, khi đi du lịch, người Pháp cũng luôn đòi hỏi phải được phục vụ tận tình, chu
đáo. Người Pháp không thích ăn cùng với người lạ, thấy khó tiếp xúc, không tự
nhiên khi ăn và nói chuyện, mà thường thích phục vụ ăn uống ngay tại phòng.
Chi phí cho chuyến đi du lịch được tính toán một cách kỹ lưỡng và chi li: 50%
ngân quỹ cho các dịch vụ vật chất và 50% còn lại cho mua sắm nhưng đòi hỏi cao
ở chất lượng dịch vụ. Đối với người Pháp, tiền bạc không quan trọng bằng chất
lượng phục vụ của nhân viên. Khi họ đã trả tiền cho một dịch vụ nào đó thì phải
được phục vụ xứng đáng với những gì họ bỏ ra.
Người Pháp không giỏi ngoại ngữ. Họ chỉ nói tiếng anh một cách miễn cưỡng. Nên

khi đi du lịch ở bất kì đâu, họ chủ yếu chỉ sử dụng ngôn ngữ của đất nước mình và
đề cao những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có thể nói được tiếng pháp một
cách thông.. Người Pháp không có thói quen “tip” giống như một số quốc gia khác.
Đối với họ, khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp
thường tặng một món quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn. Việc đưa tiền cho một người
phục vụ cũng bị coi như là một hành động xúc phạm người đó. Bởi tiền bạc là một
trong những vấn đề tế nhị và riêng tư đối với họ. Khi hiểu được những nét văn hoá
và thói quen khi đi du lịch của người Pháp, chúng ta sẽ xác định được dễ dàng hơn


những nhu cầu của họ. Từ đó có thể đề ra những hoạt động hoặc thay đổi, đầu tư
vào chất lượng các dịch vụ để làm hài lòng những vị khách khá khó tính.
Khẩu vị: Khách Pháp thích uống cà phê, rượu vang, thích các món nướng, rán, các
món nấu nhừ, ăn súp vào buổi tối, tráng miệng bằng các loại hoa quả, bánh ngọt.
Đồng thời, họ cũng thích phục vụ ăn uống tại phòng và không thích ngồi ăn cùng
bàn với người không quen biết
Nghi thức khi giao tiếp với khách là người Pháp
Trong cuộc sống đời thường, người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang
trọng, “chau chuốt” về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong
sân vườn, cổng ngõ cho tới ngoài đường.
Người Pháp luôn có sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng tự do cá nhân
của người khác. Họ cũng luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những
buổi làm việc, hội họp. Điều này được xem như một trong những “nguyên tắc
sống” của người Pháp.
 Chào hỏi
- Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ.
- Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của
người phụ nữ.
- Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó.
Để nói rõ hơn về nụ hôn thì “ Bisous" - Nụ hôn thân mật của người

Pháp. Nụ hôn má là nét đặc trưng trong văn hoá giao tiếp Pháp.
Và ở mỗi thành phố, mỗi vùng thì số lượng nụ hôn và má cũng khác nhau, thường
thì là 1 cái vào má phải, 1 vào má trái, tuy nhiên cũng có nơi họ hôn 3 cái, hoặc 4
cái. Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất
thiện cảm và muốn gần gũi hơn với bạn.
Khi làm quen, nên trao đổi với người Pháp về các chủ đề văn hoá - xã hội,
tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn
sẽ tạo được ấn tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử
dụng ngôn từ hay tỏ điều gì đề người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.
Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được
nên thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra.
Nhiều khi kết quả chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ
giải lao.
Ăn uống ở Pháp cũng đòi hỏi cung cách nhất định. Mọi người ngồi ngay
ngắn và những hành động như chống khủy tay hay đặt mạnh tay lên bàn là những


hành động của kẻ thiếu văn hóa. . Người Pháp dành nhiều thời gian trò truyện trên
bàn ăn. Đôi khi kéo dài đến 4 hay 5 tiếng. Người Pháp rất từ tốn khi ăn. Họ không
bao giờ gọi một món, và cũng không uống cà phê hoặc nước ngọt trong khi ăn một
bữa ngon. Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung
của bàn ăn. Người ta thường gợi chuyện bằng những câu chuyện thường ngày,
không mang sắc thái riêng tư. Không xoay đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến
thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu của bạn còn trên nửa ly.
Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là khách mời
họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới,
thể hiện rằng mình đã dùng xong
Người Pháp không coi bữa ăn là dịp để tạo quan hệ xã hội. Bởi vậy, họ
không thích được làm quen bất ngờ trong khi ăn hoặc người ăn cùng mang theo
một người khác mà họ không hề biết và không được báo trước. Họ tuyệt đối không

chụp ảnh đồ ăn trong nhà hàng, trừ khi là một nhà báo chuyên viết về ẩm thực.
 Trang phục
Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng. Khi trẻ bạn có thể mặc bất
cứ loại quần áo nào. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính chất của những sự kiện và
người ta được mời. Thường thì càng trang trọng, người ta lại diện những bộ trang
phục chính thống. Một số sự kiện đi kèm theo cả chỉ dẫn “ carvat đen, váy dài” để
thể hiện sự trang trọng của buổi tiệc hay buổi lễ đó. Với nam giới thì đồ càng đậm
càng thể hiện sự trang trọng. Với nữ giới, sự tinh tế thể hiện ở những phụ kiện đi
kèm như vòng tay, khuyên tai hay túi xách.
 Khi giao tiếp bằng điện thoại
Thường thì người ta không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi
vừa cúp máy. Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới
gọi đột xuất. Người Pháp luôn từ tốn, nhã nhặn ngay cả khi bị làm phiền, bởi khi
nghe điện, tất cả con người ta được thể hiện qua lời nói. Người nào gọi trước nên
dập máy trước, đó là thông lệ. Người Pháp có thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi
để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn gọn và lịch thiệp.
 Nhận và tặng quà
Nhận và tặng quà cũng có những nguyên tắc chung. Người ta thường tặng
những món quà đáp ứng mong đợi của người nhận.Quà tặng sẽ được mở ngay khi
nhận từ người tặng. Mỉm cười, cảm ơn, hôn Bisous ngay cả khi bạn không thích m
ón quà đó là phép lịch sự tối thiểu. Tuy vậy với những trường hợp thân thiết hay vớ
i người yêu, bạn có thể thể hiện sự chưa hài lòng một cách nhẹ nhàng để đối
phương hiểu và không mắc phải những sai lầm tương tự.
Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà
tặng cho bà chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và nghệ thuật nên
khi tặng cứ để nguyên.


Lời cảm ơn và xin lỗi
Người phương Đông thường ngại nói lời cảm ơn cũng như lỗi sai về mình.

Người Pháp luôn nói lời cảm ơn một cách rõ ràng và chân thành. Nó đi liền với từ
“không” khi từ chối để giảm đi sự hụt hẫng cho người kia. Người lớn luôn dạy con
cái cách nói lời cảm ơn để chúng hiểu ý nghĩa và rèn thói quen dùng nó. Nhiều khi
cảm ơn từ những việc rất nhỏ như về đã tiếp họ trong cuộc gọi điên thoại hay ai đó
dành thời gian tiếp chuyện mình cũng là một cách để cuộc sống trở nên thân thiện
và gần gũi hơn.
Còn lời xin lỗi thường được nói ngay sau khi sự việc xảy ra, để thể hiện họ
thực sự tiếc về việc mình làm và mong muốn được tha thứ. Tuy nhiên với những
lỗi lớn, họ dành thời gian suy nghĩ và thuyết phục phù hợp thay vì lao ngay vào
biện minh.


Tính chính xác
Thời gian là khái niệm giãn nở ở Pháp. Ít khi các hoạt động bắt đầu đúng


giờ
Sản phẩm du lịch phù hợp với khách Pháp
Pháp là một trong những thị trường trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam, luôn
đứng trong top 10 nước có lượng khách đến Việt Nam lớn nhất. Những năm gần
đây, lượng khách du lịch Pháp đến Việt Nam ngày càng tăng. Có thể nói đây là thị
trường có đóng góp rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam vì khách Pháp thường
đi du lịch dài ngày và có mức chi trả khá cao. Người Pháp đi du lịch outbound chủ
yếu thuộc nhóm người có thu nhập ở mức trung bình trở lên. Các yếu tố người
Pháp thường cân nhắc và quan tâm khi lựa chọn điểm đến là cảnh quan đẹp, giá cả
hợp lý, an ninh đảm bảo, sự thân thiện của con người và dịch vụ tốt.
-Dịch vụ vận chuyển: Người Pháp thường thích sử dụng các phương tiện vận
chuyển cá nhân năng động như: ô tô, xe đạp trong các hoạt động trong khuôn khổ
chuyến du lịch của mình để có thể dễ dàng tiếp cận được với cảnh vật và con người
xung quanh.Phương tiện vận chuyển đảm bảo chất lượng tốt, nhanh và an toàn.

-Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Địa điểm lưu trú chủ yếu là các khách sạn 3 hoặc 4 sao.
Bởi chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an toàn. Người Pháp rất quan tâm đến vấn đề
ẩm thực. Đối với họ, ăn uống cũng là một nghệ thuật. Món ăn dân tộc đối với họ
cũng rất thu hút( Khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ thường ăn “tất tần tật” để
khám phá hương vị của nó. Mỗi bữa ăn của người Pháp có thể kéo dài đến 3-4
tiếng. Họ cho rằng, như thế mới đủ để hiểu hết cái đặc sắc của món ăn. Ăn hết thức


ăn được coi là lời cảm ơn chân thành nhất và cũng là lời khen ngợi tài năng của
người đầu bếp, có nghĩa là sự tôn trọng đối với người nấu).
-Địa điểm du lịch: Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri
thức cho bản thân. Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hoá của
các dân tộc, phong tục tập quán và con người. Bản thân du khách Pháp là những
người yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, Vì vậỵ, họ thường chọn những điểm đến có
sự kết hợp của yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoăc các thành phố nổi tiếng
về nghệ thuật và bảo tàng. Việt Nam là một trong những điểm đến khá thu hút du
khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn hoá đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng. Các
điểm du lịch được khách Pháp đến nhiều nhất là Hạ Long, Sa Pa, Hội An, Huế, Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh.
-Nhân viên phục vụ: Với người Pháp chất lượng phục vụ cực kỳ quan trọng. Các
nhân viên phục vụ và các hướng dẫn viên cần có trình độ chuyên môn, biết cách
ứng xử khéo léo, nắm được các đặc điểm của khách du lịch Pháp. Đặc biệt, hướng
dẫn viên cần phải nói được tiếng Pháp vì người Pháp thường nói tiếng anh không
tốt.
-Các dịch vụ khác: Sản phẩm du lịch có những chương trình giải trí ngoài hoạt
động thăm quan như tặng quà, giới thiệu các sản phẩm lưu niệm mang nét văn hóa
của dân tộc.
Một số thống kê quan trọng
70% số tour khách Pháp là du lịch nội vùng Châu Âu
Khách du lịch Pháp thường chọn các tour du lịch dài ngày ( khoảng 5 tuần)

Phần lớn sản phẩm du lịch khách Pháp sử dụng thường vào từ tháng 3-9
Khách Pháp thường hướng đến các chuyến đi trọn gói cao cấp (107E/day) và ngày
càng có xu hướng shopping và sử dụng dịch vụ ngoài gói nhiều hơn.
Phương tiện sử dụng chủ yếu là máy bay với những tour du lịch nước ngoài
Nơi lưu trú thường là các khách sạn hạng sang
Tour du lịch thường là các gói được đặt trước cả địa điểm lưu trú, dịch vụ, phương
tiện. Tuy nhiên xu hướng du lịch tự túc ngày càng tăng.
Du lịch công vụ chiếm 12%, nghỉ dưỡng chiếm 88%
Địa điểm thường đi của khách Pháp: 45% nghỉ dưỡng giải trí, 38% với gia
đình, 36% tham quan, 29% tắm biển. Du lịch thành phố và tự nhiên ít hơn 20%
trong khi du lịch thể thao ít hơn 10%. Đáng chú ý là du lịch biển nằm ở vị trí thứ 4,
dĩ nhiên đối với phần lớn khách Pháp, ngày nghỉ đồng nghĩa với mặt trời và những


bộ bikini.
Việc khách Pháp có muốn quay lại 1 địa điểm hay không, phụ thuộc 50% vào danh
thắng tự nhiên cũng như thời tiết, 27% sự mến khách, 23% chất lượng lưu trú, 23%
phụ thuộc giá cả, 16% vào hoạt động mà địa điểm cung cấp.
Việc chọn tour: 55% từ bạn bè, 41% từ internet, 26% từ tự trải nghiệm, 10% từ các
nguồn khác.
Thời gian ở tại 1 địa điểm: 38% từ 4-13 ngày, 26% từ nhiều hơn 13 ngày, 17% nhỏ
hơn 3 ngày.
 Theo lứa tuổi:
15-25: các chuyến du lịch hầu bao nhỏ, sản phẩm chú ý vào: địa điểm lưu trú
giá rẻ, di sản văn hóa, địa điểm sống động và đươc quảng cáo nhiều qua internet
25-45: hầu bao lớn, tour dài ngắn tùy khách, cần chú trọng di sản văn hóa,
nhiều hoạt động vui chơi, du lịch xanh, du lịch sức khỏe (health tourism k nhớ dịch
là gì), dịch vụ cao cấp, khách sạn 3-4*,
Người già: xu hướng du lịch có dự tính và hầu bao cao, nên tập trung vào:
nhiều danh thắng, di sản văn hóa, dịch vụ cao cấp, hoạt động giải trí, khách sạn 34*




×