Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tổng quan Đề án 30 (20072010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.89 KB, 4 trang )

Tổng quan Đề án 30 (2007-2010)
7/5/2009, 9:40 (GMT+7)
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ do cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến
cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với
cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sau khi thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành
chính giai đoạn 1 (2001-2005) đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những
kết quả và chuyển biến tích cực trên vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan
hành chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp, vẫn còn tư tưởng bao cấp khi xây dựng và ban hành thủ tục hành chính, thiếu
trách nhiệm trong việc kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Để giải quyết các vấn đề bất cập nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục
hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (sau đây gọi tắt là
Đề án 30).
Mục tiêu của Đề án 30 nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công
khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng chống
tham nhũng và lãng phí.
Nội dung của Đề án 30:
1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước:
Hệ thống, đánh giá tổng thể thực trạng các thủ tục hành chính hiện hành, phát
hiện các bất cập trên cơ sở đó đưa ra các phương án giải quyết, hoàn thiện hệ thống
thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp.
2. Đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh:
Xây dựng hệ thống điều kiện kinh doanh minh bạch, hợp lý, thống nhất. Vừa
đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước, vừa bảo đảm yêu cầu thông thoáng và giảm chi
phí về thời gian, vật chất cho người dân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế.


3. Đơn giản hóa mẫu đơn, tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành
chính:
Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong ban hành, quản lý và sử dụng mẫu đơn,
mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục hành chính; chống việc lạm dụng mẫu đơn,
mẫu tờ khai hành chính phục vụ lợi ích cục bộ, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp; đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và thuận lợi trong việc tiếp cận, sử dụng
các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.
4. Xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ
1


chức và doanh nghiệp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp:
Kịp thời điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế chính sách, thủ tục hành
chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về cơ chế
chính sách, thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trên đây là giới thiệu tổng quan về Đề án 30.

TỔNG KẾT GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA ĐỀ ÁN 30
Tới thời điểm này, có thể khẳng định Đề án 30 đã thành công trong giai
đoạn 1 thông qua việc các Bộ, ngành, địa phương công bố bộ thủ tục hành chính
(TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
2


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng
Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh
nhận định trên khi trả lời phỏng vấn một số cơ quan báo chí chiều 18/8 tại Trụ sở Văn
phòng Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng cho

biết, cuối tháng 9/2009, theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ sẽ công bố trên Internet
bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tại 4 cấp chính quyền sớm hơn thời hạn quy định
14 tháng (trước đây dự kiến cuối tháng 12/2010). Bộ dữ liệu này sẽ được hoàn thiện
trong giai đoạn rà soát và tiếp tục được cập nhật, duy trì khi Đề án kết thúc.
Việc thống kê TTHC mang lại nhiều lợi ích
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, lợi
ích của việc thống kê TTHC thể hiện ở việc tạo điều kiện cho người dân, doanh
nghiệp tiếp cận thông tin, quy định về TTHC, trên cơ sở đó, thực hiện cũng như giám
sát việc thực hiện thủ tục của các cơ quan hành chính nhà nước; rút ngắn thời gian,
giảm thiểu chi phí không cần thiết. Đối với cơ quan hành chính nhà nước, lợi ích là
việc nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính trong phục vụ nhân dân,
đồng thời cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân và doanh
nghiệp.
Giai đoạn tiếp theo của Đề án 30 là tập trung vào việc rà soát TTHC đã được
thống kê. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải
thực hiện đơn giản hoá tối thiểu 30% các quy định về TTHC thuộc phạm vi quản lý.
Việc đơn giản hoá TTHC bao gồm việc loại bỏ các quy định không cần thiết, không
hợp lý, không hợp pháp; hoàn thiện nâng cao chất lượng các quy định về TTHC; pháp
lý hoá những TTHC cần thiết, hợp lý nhưng chưa hợp pháp; phân cấp thực hiện và
thay thế. Thời hạn báo cáo kết quả rà soát của các Bộ, ngành, địa phương về Tổ công
tác chuyên trách là trước ngày 28/2/2010.
Đồng thời, nhằm phục vụ mục tiêu chống suy giảm kinh tế, Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ đạo 6 tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hoá, Bà Rịa Vũng Tàu,
Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và một số Bộ, ngành có nhiều TTHC đang gây
bức xúc cho người dân và doanh nghiệp tiến hành rà soát nhanh những TTHC này
trên cơ sở đề nghị của Tổ công tác Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng
Tư vấn cải cách TTHC. Kết quả rà soát nhanh phải gửi về Tổ công tác trước ngày
30/10/2009 - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho
hay.
Phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

3


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, mục
đích của việc rà soát TTHC theo Đề án 30 nhằm đáp ứng các mục tiêu: Nâng cao tính
chuyên nghiệp của bộ máy hành chính; hoàn chỉnh các quy định về TTHC, mẫu đơn
tờ khai hành chính, yêu cầu và điều kiện TTHC; góp phần thay đổi về chất hệ thống
TTHC đang áp dụng tại các cấp chính quyền hiện nay; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo việc làm, giảm chi phí cho xã hội.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Đề án 30 còn góp phần quan trọng vào việc thực
thi các nguyên tắc và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO như công khai, minh
bạch các quy định về TTHC; tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tham vấn
trong quá trình ban hành và phản hồi các quy định về TTHC.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, các
cơ quan thông tấn báo chí tích cực hơn nữa trong việc đưa tin về các hoạt động của
Đề án cũng như phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về những khó
khăn, vướng mắc trong thực hiện TTHC.
Tính tới thời điểm hiện tại tổng số TTHC đã được thống kê tại 4 cấp chính
quyền là trên 5.500 thủ tục; 82.786 biểu mẫu; 7.641 văn bản quy định TTHC. 100%
Bộ, ngành đã banh hành quyết định công bố bộ TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ,
ngành; trong đó 20/24 Bộ, ngành đã làm lễ công bố. 60/63 địa phương đã ban hành
quyết định công bố bộ TTHC chung áp dụng tại cấp huyện và cấp xã. Hiện chỉ còn 3
tỉnh chưa ban hành quyết định công bố là Cao Bằng, Đồng Tháp và Hậu Giang.Theo
chương trình, trước ngày 20/8/2009, các địa phương sẽ hoàn thành việc công bố bộ
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành.

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×