Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.96 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

ĐÀO THỊ THANH HUYỀN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TRAPHACO

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60.34.0102

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – NĂM 2014


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ HƯNG

Phản biện 1: PGS.TS VŨ TRỌNG TÍCH

Phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH TÙNG

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 9 giờ 45 ngày 15 tháng 02 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần TRAPHACO là một công ty ngành dược được tổ chức theo mô hình liên
kết dọc, chuyên sản xuất, tiếp thị, và phân phối các sản phẩm đông dược. TRAPHACO sở hữu
một thương hiệu lớn trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của thuốc đối với đời
sống con người, TRAPHACO đã, đang, và sẽ xây dựng một đội ngũ các chuyên gia quốc tế,
tạo ra nhiều sản phẩm dược chất lượng cao, đóng góp cho sức khỏe cộng đồng. Trong nền kinh
tế với nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt, công ty cổ phần TRAPHACO không ngừng nỗ lực và
phấn đấu hết mình để tồn tại và phát triển. Để làm được điều này, việc nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty luôn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy sự
cạnh tranh và tiến bộ kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là nhân tố cơ
bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con
đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tôi
chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần TRAPHACO”.

2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài nói trên nhằm đạt được các mục đích sau:
 Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
 Đề xuất các giải pháp cho Công ty nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị
trường.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động, kết quả và các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần
TRAPHACO.
 Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Công ty cổ phần TRAPHACO.


2
-

Về thời gian: Số liệu phân tích trong đề tài được thu thập trong khoảng thời gian
3 năm: 2010, 2011, 2012.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Tổng hợp thông tin về đối tượng nghiên cứu và xác định các vấn đề cần giải quyết của
đối tượng nghiên cứu;
 Tổng hợp và diễn giải các cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thiết khoa học về hoạt động kinh
doanh;
 Tổng hợp các bài học thành công và thất bại của các doanh nghiệp ngành dược khác
trong nước trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ dược ;
 Phân tích, đánh giá các số liệu của đối tượng nghiên cứu (lấy từ năm 2009-2012) trên
cơ sở lý thuyết, giả thuyết khoa học, và các bài học đã nêu trên để tìm ra hướng giải
quyết các vấn đề mà đề tài quan tâm.
 Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể trên cơ sở phương hướng đã xác định ở trên.

6. Những đóng góp của luận văn
 Tổng kết và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó phát triển và vận dụng cho trường hợp công
ty cổ phần Traphaco.
 Vận dụng lý luận vào phân tích các nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh tại
công ty cổ phần Traphaco.
 Từ lý luận và kết quả phân tích, thực tiễn, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần TRAPHACO.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
TRAPHACO
 Chương 2: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần
TRAPHACO


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần TRAPHACO
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Bắt đầu chỉ với một xưởng dược nhỏ bé thành lập năm 1972. Trải qua 40 năm hình thành
và phát triển ngày nay công ty cổ phần TRAPHACO không ngừng phát triển lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng. Hiện nay công ty là một doanh nghiệp cổ phần, kinh doanh nhiều lĩnh vực
để phù hợp với nền kinh tế mới.
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần TRAPHACO
Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO (Pharmaceutical & Medical stock company)

Trụ sở chính đặt tại: số 75 - Phố Yên Ninh - Quận Ba Đình – Hà Nội.
Vốn điều lệ: 123.398.240.000 VNĐ
Email:
Website: http:// WWW.Traphaco.com
Tel: (84 4) 3734 1797
Fax: (84 4) 36814910

1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Hình 1-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của TRAPHACO


4

1.1.2.2 cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Quy trình công nghệ sản xuất của TRAPHACO khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng
được thể hiện theo Error! Reference source not found. sau:


5

Hình 1-2: Quy trình công nghệ sản xuất của TRAPHACO

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối những sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế,
thuốc dân tộc, đông dược, dược liệu, hóa chất, dụng cụ y tế.. dể phục vụ cho nhu cầu phòng và
chữa bênh cho nhân dân.

Tham gia vào mạng lưới mua bán, trao đổi hàng hóa y tế với các công ty và cơ sở y tế

trong cả nước theo nguyên tắc 2 bên cùng có lợi, phù hợp với quy chế và chế độ ban hành của
nhà nước.


6

1.1.4 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty
Các hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm:


Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu



Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hoá chất và vật tư y tế



Pha chế thuốc theo đơn



Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm



Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc




Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm



Sản xuất, buôn bán thực phẩm



Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược



Sản xuất, buôn bán rượu bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar)



Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Trong đó, hoạt động chủ yếu là sản xuất kinh doanh dược phẩm.

1.2 Tổng quan về thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam
1.2.1 Tình hình nguyên liệu toàn ngành dƣợc
Ngành dược Việt Nam vẫn đang trong tình trạng phát triển mất cân đối, mới tập trung vào
công nghiệp bào chế thuốc trong khi không xây dựng được ngành sản xuất nguyên liệu. Hiện
nay, nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu đến gần 90%. Tình
trạng thiếu cung nguyên liệu sản xuất trong nước vẫn không được khắc phục khi tốc độ tăng
trưởng của nguyên liệu nhập khẩu hàng năm vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thuốc sản
xuất.
Tân dược: Hiện nay, hầu hết nguyên liệu dược Việt Nam nhập khẩu từ các nước châu Á
như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore.
Đông dược: Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất trong nước cũng xảy ra với thuốc Đông

dược. Hiện nay ngành đông y vẫn phải nhập 85% nguyên liệu mà chủ yếu là từ Trung Quốc.
Các nhóm nguyên liệu nhập chủ yếu như: Phong liễu tràng vị khang và hoa đà tái tạo hoàn.

1.2.2 Hệ thống phân phối ngành dƣợc

Hệ thống phân phối được xây dựng rộng khắp và khá phát triển. Hai kênh phân phối chủ
yếu là thông qua bệnh viên và nhà thuốc.

Hệ thống phân phối của các công ty dược Việt Nam còn chồng chéo, tranh giành thị
trường, mua bán long vòng của nhiều doanh nghiệp dược trong nước và còn nhiều bất cập
trong khi đó các công ty dược đa quốc gia tham gia thị trường một cách bài bản.


7


Các doanh nghiệp dược phải đầu tư phát triển mạng lưới phân phối mới có thể mở rộng

thị phần cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.

1.2.3 Trình độ công nghệ, nghiên cứu và phát triển ngành dƣợc


Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang

diến ra tình trạng đầu tư dây truyền trùng lặp trong ngành dược.


Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế đơn giản,


hàm lượng kỹ thuật thấp, trùng lặp trong các dòng sản phẩm mà chưa chú trọng phát triển
nguồn dược liệu, ít chú ý đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc
biệt…


Nguồn cung ứng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng gần 50% nhu cầu thị trường.



Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển (R&D) chưa được coi trọng.

1.2.4 Nguồn nhân lực ngành dƣợc
Nhìn chung nguồn nhân lực ngành dược Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu và phân bổ
không đều.
Phân tích ma trận SWOT:
Điểm mạnh

Điểm yếu

-Với dân số đông như nước ta thì ngành
dược sẽ có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
-Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản
xuất nguyên vật liệu trong nước.
-Có đủ điều kiện đầu tư để cải thiện hệ
thống phân phối thuốc, hoàn thiện hệ thống

-Là một trong những thị trường dược phát
triển thấp nhất Châu Á, chi tiêu cho y tế
bình quân trên đầu người thấp. Dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ kém phát triển cản trở

việc tiếp cận thuốc men của người dân và
việc cải thiện thị trường.

bán lẻ, bán thuốc kê toa và không kê toa.

-Thuốc giả chiếm một phần lớn trên thị
trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Interpol
năm 2008, số lượng mẫu thuốc giả phát
hiện tại VN rất cao (406 mẫu), đứng thứ
hai – so với các nước trong khu vực Đông
Nam Á.

Cơ hội

Thách thức

-Gia nhập WTO sẽ cải thiện môi trường và -VN đang ngày càng chịu tác động lớn từ
khả năng kinh doanh trong dài hạn, khắc biến động của khu vực và của toàn cầu.
phục các vấn đề trong việc kinh doanh -Các công ty trong nước buộc phải tuân


8
ngành dược.

theo các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế

- Chính phủ gia tăng can thiệp ngành công (GMP). Để đáp ứng được các tiêu chuẩn
nghiệp để bảo vệ các công ty nội địa bằng này cần phải đầu tư mới và cải tiến thiết
các rào cản thương mại hợp pháp, tuy bị công nghệ với chi phí khá cao.
nhiên điều này làm ảnh hưởng đến tính -Dân số tập trung đông ở nông thôn hơn là

cạnh tranh.
ở đô thị, ngăn cản việc tiếp cận các nguồn
thuốc mới và hiện đại, khuyến khích sự
phụ thuộc vào các nguồn thuốc truyền
thống.

1.3 Ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế - xã hội đến tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần TRAPHACO
1.3.1 Môi trƣờng kinh tế


Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 suy thoái, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành

dược nói chung và TRAPHACO nói riêng.


Đông dược được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới. Đây là cơ hội tốt

cho TRAPHACO mở rộng và phát triển trên một thị trường đầy tiềm năng.

Các doanh nghiệp dược mới gia nhập ngành nhiều làm gia tăng sức ép cạnh tranh đối với
TRAPHACO.


Cánh cửa hội nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cũng như mở ra nhiều thách thức.

1.3.2 Môi trƣờng xã hội
Pháp luật:

Pháp luật là một trong những yếu tố luôn luôn tác động ảnh hưởng đến công ty

TRAPHACO.

TRAPHACO là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động kinh
doanh của công ty còn chịu ảnh hưởng của Luật doanh nghiệp, Luật dược, Luật chứng khoán
và các văn bản dưới luật và các Luật khác.

Việc nước ta gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với công ty,
việc nắm bắt được các yêu cầu trong quá trình hội nhập cũng như những kiến thức về luật pháp
và thông lệ quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đối với công ty.


9
Cạnh tranh giá cả và hàng hoá

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó
là sự biến động giá cả của các nguyên liệu đầu vào. Nếu nguyên liệu đầu vào tăng thì kéo theo
giá các sản phẩm đầu ra sẽ tăng.

Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hứu trí tuệ trong lĩnh vực dược
ảnh hưởng tiêu cực đến TRAPHACO

Ngoài những yếu tố con người thì các yếu tố khác nữa nếu xảy ra sẽ có thể làm ảnh
hưởng đến công ty TRAPHACO đó là thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, khủng bố…v.v gây thiệt
hại đến tài sản, con người và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần TRAPHACO
trong những năm gần đây
1.4.1 Doanh thu
Mặc dù nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát tăng cao và đầy khó khăn, thách thức nhưng
TRAPHACO vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, có thể nói đây là một thành công

của công ty. Cần duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu này.

1.4.2 Chi phí
Bảng 1-1: Cấu trúc chi phí hoạt động/DTT của TRAPHACO qua các năm gần đây

Chỉ tiêu

ĐVT 2012

2011

2010

2009

Giá vốn hàng bán/ DTT

%

58,7

62,5

69,3

71,2

Chi phí bán hàng/DTT

%


19,0

17,1

13,7

13,3

Chi phí quản lý/DTT

%

8,0

6,8

5,5

5,2

Chi phí tài chính/DTT

%

2,5

2,6

1,4


0,9

Chi phí khác/DTT

%

0,02

0,17

0,002

0,75

Nhìn vào bảng cấu trúc trên ta thấy, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi
phí hoạt động sản xuất kinh doanh của TRAPHACO chiếm khoảng 60% tổng chi phí. Tỷ lệ
giá vốn hang bán/ DTT giảm dần trong những năm gần đây là kết quả của việc TRAPHACO
đang cố gắng ổn định dần nguồn nguyên liệu đầu vào bằng các cách như tập trung các vùng
trồng nguyên liệu chủ yếu, cung cấp sản phẩm đầu vào cho công ty, hay ký kết hơp đồng hợp
lý với các khách hàng cung cấp nguyên liệu để ổn định giá cả, v.v...


10

1.4.3 Lợi nhuận
1.4.3.1 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bảng 1-2 cho thấy lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm gần đây đều tăng
cao. Năm 2010 đạt hơn 263 tỷ thì năm 2012 con số này tăng lên đến 578 tỷ, tức là lợi nhuận
gộp BH & CCDV năm 2012 tăng khoảng 120% so với con số của năm 2010. Điều này cho

thấy công ty đang hoạt động khá tốt, luôn có lãi.
Bảng 1-2: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

ĐV: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
LN gộp BH&CCDV

2012
578.857

2011

2010

399.127

263.693

1.4.3.2 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng lên qua các năm. Điều này cho
thấy công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Bảng 1-3: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

ĐV: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu

2012

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh


2011

168.990

2010

125.183

91.229

1.4.3.3 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Bảng 1-4: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

ĐV: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

2012

2011

2010

1.825

7.926

4.282


35.099

27.335

11.609

-33.274

-19.410

-7.327

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty qua 3 năm qua luôn ở mức âm. Năm 2010,
lợi nhuận hoạt động tài chính âm 7,3 tỷ VNĐ, đến năm 2012 con số này đã giảm xuống đến âm


11
33 tỷ VNĐ, gấp 4,5 lần so với năm 2010. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm là do công ty
đang trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (12). Tuy vậy, trong tương lai
công ty cần nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính để không làm giảm đi kết quả lợi nhuận
kinh doanh chung.
Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ hiệu quả
kinh doanh của công ty vẫn đang được cải thiện.

1.4.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
TRAPHACO trong những năm gần đây
a)Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 1-5: Các Tỷ số về khả năng thanh toán


Chỉ tiêu

Đơn vị

2012

2011

2010

1.Tài sản lưu động

Triệu VNĐ

717.994

622.670

489.064

2.Nợ ngắn hạn

Triệu VNĐ

455.135

370.826

226.070


3.Hàng tồn kho

Triệu VNĐ

284.667

328.156

186.291

Tỷ số thanh toán hiện thời

Lần

1,6

1,7

2,2

Tỷ số thanh toán nhanh

Lần

0,9

0,8

1,3



Khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 tỷ số này có su
hướng giảm dần.

So sánh với các công ty cùng ngành trong năm 2012 ta thấy các tỷ số về khả năng thanh
toán của TRAPHACO là thấp. Tuy nhiên vẫn ở mức an toàn. Công ty đang có nhu cầu tăng
vốn.


12

Hình 1-3: So sánh Khả năng thanh toán của TRAPHACO với một số công ty cùng ngành
năm 2012.
b)Các tỷ số về quản trị tài sản
Bảng 1-6: Các Tỷ số quản trị tài sản của TRA và trung bình ngành

Chỉ tiêu

Công ty TRAPHACO
2012

2011

2,9

2,0

78,8


80,1

HS sử dụng TSCĐ

6,4

5,7

10,0

HS sử dụng TSLĐ

2,0

1,7

HS sử dụng tổng TS

1,5

1,3

Vòng quay hàng tồn kho
Số ngày thu tiền bình quân

2010

Trung bình ngành
2012


2011

5,3

4,4

5,5

111,8 121,9

115,0

123,9

4,3

4,6

5,0

1,8

1,6

1,6

1,6

1,5


1,1

1,0

1,1

3,2

2010

c)Các chỉ tiêu về khả năng quản trị nợ
Bảng 1-7: Các tỷ số quản trị nợ của TRA và trung bình ngành
Chỉ tiêu

ĐVT

TRAPHACO
2012

2011

Trung bình ngành

2010

2012

2011

2010


Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

%

47,1

48,1

39,6

40,9

42,2

39,5

Tỷ lệ nợ trên VCSH

%

101,1

100,8

65,7

96,2

108,3


89,2

6,0

7,0

10,3

64,3

60,5

54,1

Tỷ lệ thanh toán lãi vay

Lần

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản: qua 3 năm gần đây liên tục tăng cho thấy mức độ sử dụng nợ
của công ty vào việc tài trợ các tài sản hiện có là khá cao.


13
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: qua 3 năm gần đây liên tục tăng. Điều này cho thấy công
ty đang phụ thuộc vào vốn vay khá nhiều.
Tỷ số thanh toán lãi vay: Trong 3 năm gần đây, từ 2010 đến 2012 giảm dần, tuy nhiên
vẫn đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay.
d)Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bảng 1-8: Các tỷ số về khả năng sinh lời của TRA và trung bình ngành


Chỉ tiêu

ĐVT

Công ty TRAPHACO
2012

2011

2010

Trung bình ngành
2012

2011

2010

ROE

%

28,4

22,7

19,0

16,0


7,7

10,5

ROA

%

13,2

10,3

11,4

10,0

11,9

16,7

Tỷ suất LNR/VCSH (ROE): Ta thấy 3 năm gần đây, tỷ suất này ngày càng tăng cao, cho
thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả. So với trung bình ngành thì ROE của
TRAPHACO cả 3 năm 2010, 2011, 2012 đều cao hơn gấp đôi, gấp ba. Điều này là tốt, cần
được duy trì trong tương lai.
Tỷ suất LNR/Tổng TS (ROA): Năm 2011, ROA giảm hơn so với ROA năm 2010,
nhưng đến năm 2012 ROA đã tăng trở lại, và cao hơn cả năm 2010. Điều này cho thấy công ty
có khả năng sinh lợi ngày càng được cải thiện, công ty ngày càng sử dụng vốn hiệu quả. So với
mức trung bình ngành thì năm 2010 và 2011, ROA của công ty TRAPHACO đều nhỏ hơn mức
trung bình ngành cho thấy khả năng sinh lợi không tốt bằng so với mức trung bình ngành.

Nhưng đến năm 2012 thì ROA của TRAPHACO cao hơn so với mức trung bình ngành, cho
thấy khả năng sinh lợi của TRAPHACO ngày càng được cải thiện và tốt hơn so với ngành.

1.4.5 Những kết quả đạt đƣợc

một thương hiệu uy tín, chất lượng, đáng tin dùng về đông dược tại Việt Nam với nhiều
thương hiệu sản phẩm nổi tiếng.


Công ty được vinh dự nằm trong số 10 doanh nghiệp dược hàng đầu trong nước.


Công ty đã bước đầu xây dựng, đầu tư vào sản xuất nguồn nguyên liệu dược sạch trong
nước

1.4.6 Những mặt hạn chế còn tồn tại
Traphaco đã đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian qua nhưng bên cạnh đó công ty
vẫn còn có những mặt hạn chế đang tồn tại cần có biện pháp thích hợp để giải quyết:
1) Nợ ngắn hạn nhiều, nợ dài hạn ít dẫn tới rủi ro kỳ hạn thanh toán cao.
2) Thực trạng bị chiếm dụng vốn do khách hàng trả chậm và nợ khó đòi.


14
3) Nguyên liệu sản xuất vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
4) Do giá thành sản phẩm của công ty chịu sự quản lý của ngành Dược và tác động
của nhiều yếu tố, việc điều chỉnh giá phức tạp và mất nhiều thời gian.
5) Hàng tồn kho trong những năm gần đây nhiều và tăng đột biến.
6) Sản phẩm chưa có sự khác biệt nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Một số sản phẩm của TRAPHACO thuộc diện dễ bị làm nhái.
7) Lực lượng nghiên cứu và phát triển dược phẩm hiện tại còn mỏng và chưa đáp ứng

được yêu cầu về số lượng và chất lượng.
8) Trong điều kiện nền kinh tế mở với nhiều tiềm năng phát triển, doanh nghiệp dược
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.

Ma Trận SWOT:
Điểm Mạnh (S)

Điểm Yếu (W)

-Hệ thống sản xuất khá hiện đại và đồng bộ -Lực lượng nghiên cứu và phát triển dược
-Kênh phân phối rộng khắp toàn quốc.
phẩm còn mỏng.
-Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D -Nguyên liệu sản xuất vẫn phải phụ thuộc
được chú trọng quan tâm.
vào nhập khẩu và chịu luôn chịu sự biến
động của thị trường trong và ngoài nước.
-Sản phẩm chưa có sự khác biệt nhiều so
với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Một số sản phẩm dễ bị làm giả, làm nhái.
-Khách hàng chiếm dụng vốn, trả tiền hàng
chậm và nợ khó đòi.
-Hàng tồn kho còn nhiều.
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

- Mặt bằng thu nhập và dân trí ngày càng -Cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội địa
được cải thiện khiến nhu cầu và yêu cầu
chăm sóc sức khỏe tăng mạnh, là tiền đề
cho ngành công nghiệp dược phẩm duy trì

phát triển trong dài hạn.
-Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc
đẩy ngành dược phát triển
-Thị trường thuốc VN mới chỉ đáp ứng
được 50% tổng số thuốc được tiêu thụ.

ngày càng gay gắt.
-Việc gia nhập WTO làm tăng sức ép cạnh
tranh giữa DN trong nước với DN nước
ngoài.
-Nguồn nguyên liệu hoá dược cho sản xuất
trong nước còn thiếu nhiều và chưa được
đầu tư phát triển.
-Quản lý giá thuốc chưa chặt chẽ.
-Hàng giả, hàng nhài và hàng nhập lậu
ngày càng nhiều và tinh vi hơn.


15

CHƢƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực kinh doanh.

2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đòi hỏi bức thiết đối với các bộ
phận cũng như doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Để phân tích, đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học, cần phải xác định hệ thống chỉ
tiêu phù hợp, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn chính xác, đầy đủ về vấn đề hiệu quả hoạt động
kinh doanh trong công ty mà chúng ta đang nghiên cứu.
Chính vì vậy với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
cổ phần TRAPHACO” sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích, đánh giá:
2.1.2.1
2.1.2.2
2.1.2.3
2.1.2.4

Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Nhóm tỷ số quản trị nợ
Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

2.1.3 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
2.1.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng doanh nghiệp
Nhóm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như: Thị
trường, nhu cầu khách hàng, mức thu nhập bình quân, cơ cấu ngành, đối thủ cạnh tranh, thời
tiết khí hậu mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, chính trị pháp luật, cơ sở hạ tầng.
2.1.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong ảnh hưởng doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp trong doanh nghiệp chính là các yếu tố phản ánh
tiềm lực của một doanh nghiệp.


16
*Vốn: Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp. Nó phản

ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong kinh doanh.
*Con ngƣời: Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm
bảo thành công, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
*Trình độ kỹ thuật công nghệ: yếu tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh
nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh
tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.

2.2 Kinh nghiệm các doanh nghiệp ngành dƣợc trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh
2.2.1 Công ty cổ phần dƣợc Hậu Giang
Các nhóm giải pháp chiến lƣợc của công ty DHG:


Đa dạng hóa sản phẩm



Đổi mới, hoàn thiện nguồn nhân lực



Đổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hệ thống quản trị



Mở rộng định hướng hợp tác




Đầu tư mũi nhọn xuất khẩu và khoa học kỹ thuật



Marketing đẩy mạnh truyền thông theo chiến lược kéo



Nâng cao năng lực sản xuất

2.2.2 Công ty cổ phần dƣợc phẩm OPC
Chính sách sản phẩm: OPC kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và công nghệ
bào chế hiện đại, tạo ra dòng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và hiệu quả.
Chính sách giá cả: Công ty thực hiện chính sách một giá trên toàn quốc. Ngoài ra, công
ty thực hiện các phương thức bán hàng linh động đối với khách hàng có doanh số lớn (kể cả
nhà thuốc và người tiêu dùng) phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Đối với thuốc phục vụ
công tác xã hội, công ty sẽ có chính sách giá riêng.
Hệ thống phân phối: Sản phẩm của công ty được phân phối trực tiếp từ hệ thống phân
phối và các chi nhánh của OPC hoặc thông qua hệ thống đại lý; công ty dược phẩm trung ương,
địa phương; bệnh viên ( Đa khoa, chuyên khoa, y học cổ truyền); trung tâm y tế, trạm y tế…
Ngoài ra, công ty đã có văn phòng đại diện tại Nga và hệ thống phân phối sản phẩm tại
một số quốc gia như: Nga, UKraina, Czech, Latvia, Moldova, Pháp, Singapore,…
Chiến lược quảng bá thương hiệu:


17


Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ Hàng


Việt Nam chất lượng cao, Chương trình cám ơn khách hàng;

Tài trợ các hoạt động xã hội như: Câu lạc bộ người cao tuổi, xây nhà tình thương, nhà
tình nghĩa, quyên góp từ thiện, cấp phát thuốc phục vụ người nghèo…


Giới thiệu thương hiệu OPC và các dòng sản phẩm trên báo chí, đài phát thanh, truyên

hình trung ương và địa phương, các bệnh viện, phòng y tế quận huyện, hệ thống nhà thuốc trên
toàn quốc và trên các trang web OPC, Website của các tổ chức trong và ngoài ngành.

Phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp trong việc tổ chức cho các em sinh
viên cuối các chuyên nganh y dược, quản trị kinh doanh…có điều kiện tham quan, học tập,
trang bị những kiến thức thực tế.

2.2.3 Công ty cổ phần dƣợc phẩm Cửu Long
Những năm gần đây DCL gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước những khó khăn tưởng như
bế tắc không thể giải quyết được, DCL đã có những giải pháp hợp lý để thoát ra khỏi tình trạng
đó:
Đầu tiên, DCL đổi mới lại bộ máy quản lý. Tiếp đó, khắc phục những khó khăn của năm
2011 thông qua các giải pháp:

Tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).

Tăng cường công tác quản trị tài chính đúng quy định của pháp luật, chính xác, kịp thời,
phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Tổ chức lại hệ thống kinh doanh, củng cố và hoàn thiện các kênh phân phốiĐầu tư phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.



Nâng cao hiệu quả của khâu quản lý.

2.3 Bài học thành công, thất bại rút ra cho công ty cổ phần TRAPHACO
Từ những kinh nghiệm các doanh nghiệp dược điển hình nêu ở mục 2.2 trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành dược nói chung, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm
sau cho TRAPHACO.
Bài học 1
a.
Bài học 2
a.
Bài học 3
a.

Nhằm tăng doanh thu bán hàng
Đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng
Nhằm giảm thực trạng bị chiếm dụng vốn do khách hàng trả chậm và nợ khó đòi
Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ phải thu từ khách hàng
Nhằm giúp doanh nghiệp chủ động nguyên vật liệu sản xuất đầu vào
Ổn định nguyên liệu đầu vào bằng cách:


18
 Chủ động ký kết, liên kết các công ty nội địa cung cấp nguyên liệu sản xuất đầu
vào ổn định
 Đầu tư, xây dựng các khu trồng nguyên liệu sản xuất đầu vào
Bài học 4 Nhằm giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xác định giá thành sản phẩm
a. Hoàn thiện chính sách giá hợp lý:
 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường

 Thiết lập bộ phận chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu và định giá
Bài học 5 Nhằm giúp doanh nghiệp giảm tồn kho:
a. Giảm giá sản phẩm để kích thích sức mua
b. Giảm bớt sản xuất các dòng dược phẩm có sức tiêu thụ chậm
c. Đa dạng hóa sản phẩm
d. Tăng chất lượng sản phẩm
e. Đẩy mạnh công tác marketing
Bài học 6 Nhằm giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng sản phẩm bị làm giả, làm nhái và
có những sản phẩm đặc biệt khác hẳn với các đối thủ
a. Đa dạng hóa sản phẩm theo cách đa dạng hóa đồng tâm: Bổ sung các dòng sản
phẩm mới có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường bằng cách nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới
Bài học 7 Nhằm giúp doanh nghiệp có được lực lượng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới mạnh, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng
a. Nâng cao chât lượng lao động
Bài học 8 Nhằm làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường
a. Đa dạng hóa sản phẩm theo hướng mở rộng dòng sản phẩm đặc trị bên cạnh dòng
sản phẩm truyền thống.
b. Đẩy mạnh công tác marketing
c. Nâng cao chất lượng lao động


19

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
TRAPHACO
3.2 Sơ đồ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ
phần TRAPHACO


Vấn đề sự biến động lớn
của nguyên liệu đầu vào
làm ảnh hưởng tới kế
hoạch và thực hiện sản
xuất
Nhóm vần đề ĐẦU VÀO
còn tồn tại và giải pháp

Lực lượng nghiên cứu và
phát triển còn mỏng

Liên kết với các công ty
nội địa cung cấp nguyên
liệu đầu vào

Chủ động đầu tư xây dựng
khu tự trồng nguyên liệu

Nâng cao chất lượng lao
động

Hình 3-1: Nhóm vần đề ĐẦU VÀO còn tồn tại và giải pháp


20

Sản phẩm chưa có sự
khác biệt nhiều so với
các đối thủ cạnh tranh


Đa dạng hóa sản phẩm
bằng cách nghiên cứu
và phát triển sản phẩm
mới

Đa dạng hóa sản phẩm
Hàng tồn kho tăng đột
biến/Tốc độ tiêu thụ
hàng chậm

Khách hàng trả chậm,
chiếm dụng vốn của
TRAPHACO nhiều

Đẩy mạnh công tác
Marketing sản phẩm và
quảng bá hình ảnh
doanh nghiệp
Đẩy mạnh công tác thu
hồi nợ phải thu từ
khách hàng

Nhóm vấn đề ĐẦU RA
còn tồn tại và giải pháp

Rủi ro về xác định giá
thành sp, giá thành sp
chịu tác động của nhiều
yếu tố.


Tăng cường hoạt động
nghiên cứu thị trường

Thiết lập bộ phận
chuyên đảm nhận công
tác nghiên cứu và định
giá

Đa dạng hóa sản phẩm

Thị trường ngày càng
nhiều đối thủ cạnh
tranh mạnh

Đẩy mạnh công tác
marketing

Nâng cao chất lượng
lao động

Hình 3-2: Nhóm vấn đề ĐẦU RA còn tồn tại và giải pháp


21

3.3 Ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất


TRAPHACO chủ động thương lượng với các nhà cung ứng về giá và ký hợp đồng dài


hạn với nguồn nguyên liệu trong nước, hợp đồng hàng năm với nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Công ty cũng cần chủ động xây dựng và đẩy mạnh phát triển vùng trồng nguyên liệu
riêng đối với mặt hàng đông dược.

3.4 Đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh
Nhằm giảm hàng tồn kho và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thì một
trong những giải pháp hữu hiệu đó là đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Đối với TRAPHACO
kinh doanh sản phẩm đặc biệt đó là dược phẩm thì TRAPHACO nên đa dạng hóa đồng tâm (là
bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới có liên quan). Để làm được điều này thì công ty phải đầu tư
chú trọng công tác R&D.
TRAPHACO đa dạng hóa sản phẩm bằng cách phát triển các dòng sản phẩm sẵn có của
công ty bằng cách:


Đa dạng hoá các dạng bào chế cho cùng một sản phẩm.



Nâng cao chất lượng sản phẩm cũ.


Nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cũ bổ sung những sản phẩm mới có nhiều tính năng chất
lượng cao hơn.
Bên cạnh đó việc chuyên nghiệp hoá mẫu mã sản phẩm cũng là điều rất cần thiết. Hình
dáng, kích thước, mẫu mã, màu sắc của sản phẩm được hình thành thông qua khâu thiết kế sản
phẩm. Công ty cần đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm hơn nữa.

3.5 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ phải thu từ khách hàng

Nhằm giảm các khoản nợ phải thu từ khách hàng thì công ty cần thực hiện một số biện
pháp sau:

Tăng chiết khấu cho khách hàng, để khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh hơn. Giải
pháp này giúp TRAPHACO giảm số ngày thu tiền bình quân, giảm các khoản nợ phải thu
nhanh hơn, qua đó giảm bớt được số vốn bị khách hàng chiếm dụng.

Tiến hành thường xuyên hoạt động kiểm soát công nợ ( phân tích tuổi nợ, ngày thu nợ,
cập nhật và đánh giá khách hàng…) để có những biện pháp xử lý kịp thời.


Kỷ luật và kiên quyết trong việc thu tiền hàng.


Ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bộ phận kinh doanh và tài chính trong việc thu tiền
hàng.


22

3.6 Đẩy mạnh công tác marketing


Chính sách quảng cáo hợp lý


Tăng cường đầu tư cho hệ thống chi nhánh và đại lí phân phối: công ty cần có sự quan
tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, kỹ năng, nghiệp vụ của các chi nhánh và đại lí phân phối.



Tích cực tham gia hơn nữa các chương trình từ thiện nhằm quảng bá hình ảnh của công

ty.

3.7 Hoàn thiện chính sách giá hợp lý
Nhằm giúp TRAPHACO chù động trong việc xác định giá thành sản phẩm, để có giá hợp
lý nhằm tăng doanh thu bán hàng, cũng như cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường thì
TRAPHACO phải có chính sách giá hợp lý. Để có cơ sở xây dựng chính sách giá hợp lý,
TRAPHACO cần bổ sung thực hiện các biện pháp sau:


Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường



Thiết lập bộ phận chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu và định giá

3.8 Nâng cao chất lƣợng lao động

Có kế hoạch huấn luyện thường xuyên nâng cao tay nghề đối với đội ngũ công nhân, trình
dược viên. Đối với các nhà quản trị thì ngoài kiến thức chuyên môn còn đòi hỏi cập nhật kiến
thức về thương mại, luật pháp.

Tuyển dụng những nhân viên mới có tay nghề, trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng
tốt .

Quy hoạch, đề cử các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, khả năng làm việc tốt đào tạo
chuyên sâu, nâng cao trình độ, làm lực lượng nòng cốt cho công ty trong những năm tiếp theo.



Xây dựng đội ngũ R&D có trình độ cao, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt.



Thực hiện việc lương, thưởng hợp lý, có chính sách đãi ngộ người lao động.


Duy trì các hoạt động văn hóa, các hoạt động thể thao, các hoạt động du lịch để nhân viên
làm việc có hiệu quả hơn.

Phát động phong trào thi đua, góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên như: tổ
chức các phong trào thi đua người tốt việc tốt.


23

KẾT LUẬN
Hoàn thành luận văn này, tôi mong muốn góp phần xây dựng nên bức tranh tổng thể về
thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần TRAPHACO. Đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho TRAPHACO nhằm giúp TRAPHACO khắc
phục và giải quyết các vấn đề đang còn tồn tại, giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng,
tạo uy tín bền vững với mọi khách hàng đã, đang và sẽ dùng sản phẩm, dịch vụ của
TRAPHACO, đồng thời làm tăng doanh thu cho TRAPHACO có ý nghĩa vô cùng quan trọng
và cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi thị trường ngày càng có nhiều đối thủ mạnh, cạnh
tranh gay gắt.
Để hoàn thành luận văn này Tôi đã tiến hành nghiên cứu thị trường dược phẩm Việt Nam
, tìm hiểu thực trạng kinh doanh dược phẩm của TRAPHACO, từ đó đề xuất một số giải pháp
khắc phục các vấn đề còn tồn tại của TRAPHACO. Trong quá trình triển khai, Tôi đã cố gắng
thu thập, khảo sát thực trạng kinh doanh dược phẩm của TRAPHACO và tham khảo ý kiến góp
ý của các chuyên gia để hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu sẽ

không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng và các
chuyên gia để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


×