Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.72 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THU TRANG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ THU TRANG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trân Kim Đỉnh

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Trần Kim Đỉnh.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan.
Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014.
Tác giả

Phạm Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS Trần Kim Đỉnh - Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội . Thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi để tôi có
thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa Lịch sử, trong bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam - những người đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc Gia Hà
Nội, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phòng lưu trữ Thành ủy, thư viện khoa học tổng
hợp thành phố Hải Phòng,… đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm và hệ thống tư liệu cần
thiết cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, xong trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi
những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến cuả quý thầy cô và các bạn. Xin
chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu Trang


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... 5
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
4.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 6
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................. 6
5.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 6
5.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
5.3 Nguồn tư liệu ............................................................................................ 7
6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 7
7. Bố cục............................................................................................................. 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1961-1965. .................................................... 10
1.1. Hải Phòng và kinh tế Hải Phòng trước năm 1961 .................................... 10
1.1.1. Vài nét về Hải Phòng .......................................................................... 10
1.1.2. Vài nét về kinh tế Hải Phòng trước năm 1961 .. Error! Bookmark not
defined.
1.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1961-



1965 .................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Chủ trương chung ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
giai đoạn 1961-1965 ..................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1965-1975. ........ Error! Bookmark not defined.
2.1. Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế trong những
năm 1965-1968................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Chủ trương chung ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
trong những năm 1965-1968......................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế trong những
năm 1969-1975................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Chủ trương chung ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
trong những năm 1969-1975......................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Đánh giá chung về sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong
phát triển kinh tế từ năm 1961 đến năm 1975 . Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Những thành tựu nổi bật ..................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm .............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Những đặc điểm và kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ quá trình lãnh đạo phát
triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1961 đến năm 1975
.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Một số đặc điểm lớn............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các kinh nghiệm chủ yếu.................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 11



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
HTX: Hợp tác xã


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản của Hải Phòng trong hai năm 1961
và 1965 .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1 Sự tăng trưởng về sản lượng các sản phẩm công nghiệp của các năm 1965,
1968 và tỷ trọng so với tổng sản lượng sản phẩm tương ứng của toàn miền Bắc. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Sự tăng giảm diện tích gieo trồng, năng suất lúa bình quân và sản lượng
lương thực trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1955-1968 ..... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.3. Sự tăng giảm diện tích, năng suất và tổng sản lượng của ngành nông nghiệp
trồng lúa ở Hải Phòng giai đoạn 1969-1972: ................ Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cảng Hải Phòng là một cảng
lớn - cảng cửa ngõ của miền Bắc, nối liền nước ta với các nước XHCN, với bạn bè
quốc tế và nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Trong
quân sự, để tạo bàn đạp tiến công Hà Nội, điều đầu tiên quân xâm lược tính đến là
phải đánh chiếm Hải Phòng. Hải Phòng đã trở thành một địa bàn chiến lược về

chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng, không chỉ đối với miền Bắc mà đối với cả
nước. Vì vậy, trong cả hai cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ
luôn coi Hải Phòng là mục tiêu trọng điểm của mọi hành động gây tội ác. Đối với
ta, Hải Phòng cũng là một địa bàn trọng điểm của cuộc chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại.
Cùng với đồng bào miền Nam chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn và tàn
bạo của đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, quân dân Hải Phòng
cùng quân dân miền Bắc đã lập nên những chiến công xuất sắc, để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đã giành được thắng lợi to lớn trong việc
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và phong
tỏa của đế quốc Mỹ, đồng thời giữ vững và phát triển sản xuất, ổn định đời sống
nhân dân, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực chi viện sức người sức của cho tiền tuyến
miền Nam.
Những thành tích trong quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965) và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân Hải Phòng rất
nổi bật, vì vậy đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Trong thời kỳ
lịch sử đặc biệt sôi động, hào hùng nhưng cũng nhiều khó khăn, thử thách ấy, song
song với sự chỉ đạo, quyết tâm của Đảng bộ và quân dân thành phố đập tan mọi âm
mưu, hành động của đế quốc Mỹ, còn có quá trình lãnh đạo xây dựng kinh tế của

1


Đảng bộ Hải Phòng với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Chính những thành tựu ấy
đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại ở Hải Phòng. Phản ánh và làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ
thành phố Hải Phòng trong quá trình xây dựng kinh tế từ năm 1961 đến 1975 là một
yêu cầu khoa học bức thiết, mang tính kế thừa, bổ sung, làm phong phú cho một

trong những vấn đề của khoa học lịch sử.
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải quan
tâm, nghiên cứu, nhất là việc phải đúc rút những kinh nghiệm lịch sử về vấn đề bảo
vệ, xây dựng và phát triển kinh tế trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước để vận dụng
vào thực tiễn, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt
trong hoàn cảnh tương tự nếu chiến tranh xảy ra.
Vì vậy, tìm hiểu về “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh
tế từ năm 1961 đến năm 1975” không chỉ nhằm bổ sung cho sự nhận thức đầy đủ
hơn, khoa học hơn về một trong những vấn đề quan trọng của khoa học lịch sử mà
còn có giá trị thực tiễn cao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thành phố Hải Phòng trong những năm chống Mỹ, đặc biệt ở thời điểm diễn
ra hai cuộc chiến tranh phá hoại là một hướng đề tài nghiên cứu vô cùng hấp dẫn,
thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu lịch
sử hiện đại chủ yếu tập trung vào mảng quân sự, xã hội. Nghiên cứu riêng về lĩnh
vực kinh tế cũng có một số công trình, nhưng số lượng còn ít và chưa đưa ra một
bức tranh kinh tế tổng hợp đầy đủ. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu liên
quan thành 3 nhóm tư liệu như sau:
- Các công trình nghiên cứu chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ trong
những năm 1961 - 1975
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội;
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu
2


mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam (1997), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, tập 3, Nxb
CTQG, Hà Nội; Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, Nxb KHXH, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997),
Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb QĐND, Hà Nội;
Nguyễn Duy Trinh (1985), Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược, Nxb ST, Hà Nội; Bùi Quý Khang (1986), Vai trò của miền
Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Khóa luận cử nhân Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội;
Nguyễn Quốc Thái (2002), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc thời kỳ 1965 - 1968, Khóa luận cử nhân
Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội; Vũ Khắc Cư (1974),
Chiến tranh nhân dân vô địch của quân và dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá
hoại bằng không quân và thủy quân của đế quốc Mỹ lần hai, Khóa luận cử nhân
Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội; Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng (1974), Về tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp theo hướng
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb ST, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp (1972), Thắng lợi
của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở các thành phố và khu công
nghiệp miền Bắc XHCN, Nxb QĐND, Hà Nội; Đào Văn Tập (1990), 45 năm kinh tế
Việt Nam (1945-1990), Nxb KHXH, Hà Nội; Duy Thị Hải Đường (1999), Đảng
lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện chủ trương chuyển hướng kinh tế và chống
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 - 1968), Khóa luận cử
nhân Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội…
Những công trình này đi sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước một cách tổng thể, tập trung vào những nội dung căn bản nhất của cuộc kháng
chiến như xây dựng hậu phương miền Bắc, diễn biến cuộc chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nguyên nhân thắng lợi, tổng kết một số
bài học quan trọng trong xây dựng và chiến đấu của quân dân miền Bắc những năm
chống Mỹ. Vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng và chuyển hướng kinh tế trong những

3



năm 1961 - 1975 đã được đề cập, song chưa toàn diện, chi tiết và chưa đưa ra được
cái nhìn so sánh thời điểm trước và sau khi miền Bắc phải đương đầu với chiến
tranh phá hoại.
- Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Hải Phòng
trong những năm 1961 - 1975
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, các địa phương, đơn vị, các
cấp, các ngành ở Hải Phòng đều tiến hành tổng kết và biên soạn lịch sử chiến tranh.
Các công trình này thường đề cập chung đến các mặt, các lĩnh vực công tác và
chiến đấu của quân dân thành phố Cảng trong thời gian diễn ra cuộc kháng chiến
chống Mỹ như cuốn “Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập 2 (1955-1975)” của Ban
chấp hành Đảng bộ Hải Phòng, (Nxb HP, HP, 1996), “Hải Phòng - 50 năm chiến
đấu, xây dựng và trưởng thành (1955-2005) của Thành ủy Hải Phòng (Nxb HP, HP,
2005), “Hải Phòng - lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược” của Bộ chỉ
huy quân sự Hải Phòng (Nxb QĐND, HN, 1989), “Hai lần đánh thắng chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ tại Hải Phòng” của Bộ tư lệnh Hải Phòng, (Nxb HP, HP,
1977), “Đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ tại Hải
Phòng” của Bộ chỉ huy quân sự HP, (Nxb HP, HP, 1970), Luận án tiến sỹ “Cuộc
chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng - Khu công nghiệp Hải Phòng (1965-1972)” của
Vũ Tang Bồng (Viện Lịch sử quân sự, HN, 2003), “Quân khu 3 - lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước” của Bộ tư lệnh quân khu 3 (Nxb QĐND, HN, 1993),
“Hải Phòng hai lần chống phong tỏa” của Nguyễn Quốc Dũng (Nxb QĐND, HN,
1994), Lịch sử Đảng bộ, Lịch sử đấu tranh vũ trang của các quận, huyện, thị xã.
Các công trình này đã khai thác được nguồn tư liệu rất phong phú và sinh động. Tuy
nhiên lĩnh vực nghiên cứu lại mang tính tổng hợp, khái quát, trọng tâm là về mảng
quân sự.
- Các công trình nghiên cứu về kinh tế Hải Phòng trong những năm 1961 1975
Vấn đề kinh tế Hải Phòng từ năm 1961 đến năm 1975 đã được nghiên cứu
trong một số công trình như “Kinh tế Hải Phòng - 50 năm xây dựng và phát triển

4



(1955-2005)” của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng (Nxb Thống kê, HN,
2005), “Lịch sử nông nghiệp Hải Phòng 40 năm phát triển” của Nguyễn Huy Đông
(Nxb HP, HP, 2001), “Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo đảm bảo công tác giao thông
vận tải thời kỳ 1965-1975”, Khóa luận cử nhân Lịch sử của Nguyễn Phương Hải,
Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), HN, 2000. Ngoài ra còn phải kể đến các
công trình lịch sử Đảng bộ các nhà máy, xí nghiệp như Cảng Hải Phòng, Xi Măng,
Đóng tàu Bạch Đằng, các ngành như Bưu điện, Thương Nghiệp, Tài chính,… Đây
là những nguồn tư liệu có tầm quan trọng hàng đầu đối với tác giả vì chúng đề cập
đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
Một cách tổng quát, khi khảo cứu các công trình đã liệt kê, có thể rút ra
những kết luận cơ bản sau:
- Thành quả của những công trình nghiên cứu nêu trên, ở những mức độ khác
nhau đã soi rọi và là cơ sở để tác giả có điều kiện đi sâu nghiên cứu về quá trình
Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1961 đến năm 1975.
- Trong những công trình nghiên cứu trên, chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế từ
năm 1961 đến năm 1975 của Đảng bộ Hải Phòng như đề tài mà tôi đã lựa chọn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
Hải Phòng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đối
với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế ở địa phương từ năm 1961 đến năm
1975, là khoảng thời gian Hải Phòng cùng với các địa phương khác ở miền Bắc
thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), sau đó lại bắt tay ngay vào
cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và bước đầu khôi phục,
phát triển kinh tế sau chiến tranh .


5


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những chủ trương và quá trình chỉ đạo
của Đảng bộ Hải Phòng đối với công cuộc phát triển kinh tế từ năm 1961 đến năm
1975. Qua đó, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trên lĩnh vực kinh tế
đã góp phần làm nên thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ thành phố Cảng,
có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, rút ra những kinh nghiệm phục
vụ cho quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ Hải Phòng trong những
hoàn cảnh tương tự.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu ở trên, tác giả triển khai thực
hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ đặc điểm và tác động từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của thành phố Hải Phòng đối với sự phát triển kinh tế và vị trí chiến lược của Hải
Phòng.
- Khái quát một số nét cơ bản về kinh tế Hải Phòng trước năm 1961.
- Phân tích, luận giải, làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh
tế của Đảng bộ Hải Phòng trong hai giai đoạn (1961 -1965 và 1965 - 1975).
- Đánh giá thành tựu, hạn chế, đúc rút một số đặc điểm và kinh nghiệm chủ
yếu.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chuyển hướng kinh tế
trong điều kiện có chiến tranh.

5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng rộng

6


rãi các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử,
phương pháp logic, và sự kết hợp giữa 2 phương pháp lịch sử - logic, tác giả còn sử
dụng các phương pháp cơ bản khác của khoa học lịch sử như phân tích, tổng hợp,
đối chiếu, thống kê, so sánh, để xử lý các sự kiện, con số, với mục đích dựng lại quá
trình Đảng bộ Hải Phòng hoạch định chủ trương và chỉ đạo xây dựng, chuyển
hướng kinh tế. Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các phương pháp trên nhằm làm rõ
những đặc điểm có tính chất đặc thù và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh
đạo kinh tế của Đảng bộ.
5.3 Nguồn tư liệu
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng, của Đảng bộ Hải
Phòng là nguồn tư liệu gốc phong phú và có độ tin cậy cao. Đây là nguồn tư liệu
đầu tiên mà tác giả tiếp cận và khảo sát khá kỹ những vấn đề liên quan tới sự lãnh
đạo của Đảng bộ Hải Phòng trong quá trình phát triển kinh tế từ năm 1961 đến năm
1975. Ngoài ra, một nguồn tài liệu quan trọng, bổ sung là các báo cáo, nghị quyết,
tổng kết chuyên đề của Tổng cục thống kê, Đảng ủy các khu phố, huyện thị, của các
cấp, các ngành, các đơn vị qua các năm từ 1961 đến 1975.
- Các công trình lý luận, các sách chuyên khảo, báo và tạp chí cũng như các
luận văn, luận án có liên quan tới sự lãnh đạo phát triển kinh tế trong những năm
1961 - 1975 của Trung ương Đảng và Đảng bộ Hải Phòng.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn có thể được đánh giá như một công trình khoa học độc lập đầu tiên
nghiên cứu một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đối với công
cuộc phát triển kinh tế trong những năm 1961 - 1975 với những đóng góp chính như
sau:

- Trình bày có hệ thống và làm rõ chủ trương của Đảng bộ Hải Phòng, những
bước phát triển, thay đổi trong các chủ trương của Đảng bộ về xây dựng, chuyển
hướng kinh tế qua hai giai đoạn: 1961 - 1965; 1965 - 1975.
- Dựng lại một cách tương đối đầy đủ, khách quan, khoa học bức tranh về

7


kinh tế Hải Phòng từ năm 1961 đến năm 1975.
- Bước đầu nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành tựu,
hạn chế và rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng bộ
Hải Phòng vạch ra chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế từ năm 1961 đến năm
1975.
- Công trình là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, nghiên cứu về kinh
tế Hải Phòng, có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy về lịch sử địa phương.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, công
trình gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế giai
đoạn 1961-1965.
Chương 2: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế giai
đoạn 1965-1975.
Chương 3: Đánh giá chung và những kinh nghiệm chủ yếu.

8


Bản đồ thể hiện vị trí thành phố Hải Phòng.

9



Chương 1: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1961-1965.
1.1. Hải Phòng và kinh tế Hải Phòng trước năm 1961
1.1.1. Vài nét về Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng nằm trên bờ biển Đông thuộc miền duyên hải Bắc Bộ,
có diện tích 1.507,6 km², chiếm 0,47% diện tích cả nước, gồm phần đồng bằng ven
biển và phần biển đảo. Trong đó, vùng đồng bằng với 940,6 km², chiếm 62,4% diện
tích tự nhiên, phần diện tích đảo và vùng đất ngập triều là 567 km², chiếm 37,6%
diện tích tự nhiên. Phía Đông Bắc giáp vịnh Bắc Bộ, phía Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Quảng Ninh, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Bắc
giáp tỉnh Hải Dương. Nằm giáp biển lại có chiều dài bờ biển 125 km, Hải Phòng hội
tụ đủ mọi điều kiện cho việc khai thác và phát triển các ngành kinh tế biển (Cảng,
thủy sản, du lịch, dịch vụ hàng hải,…).
Vùng biển Hải Phòng nằm trong vịnh Bắc Bộ trên đường hàng hải quốc tế, là
một vùng biển quan trọng ở Thái Bình Dương, nối liền Đông Bắc Á với Đông Nam
Á. Trong vùng biển Hải Phòng có nhiều đảo và quần đảo. Đảo Cát Hải cách trung
tâm thành phố 40 km và quần đảo Cát Bà cách 60 km, án ngữ con đường vào Cảng
Hải Phòng qua cửa Nam Triệu. Xa hơn về phía Đông qua quần đảo Cát Bà là đảo
đèn Long Châu. Đảo xa nhất là Bạch Long Vĩ, cách đất liền 110 km, là “vọng gác
tiền tiêu” của Hải Phòng và miền Bắc.
Nhưng do có nhiều sông ngòi, bờ biển dài và nhiều đảo, khi đất nước có
chiến tranh, Hải Phòng dễ bị bao vây, uy hiếp từ phía biển, dễ bị cô lập với thủ đô
Hà Nội và các tỉnh khác, dễ bị chia cắt thành nhiều khu vực. Lịch sử các cuộc chiến
tranh giữ nước cho thấy “Hải Phòng thường sớm phải đối mặt với quân xâm lược
khi chúng tiến đánh nước ta bằng đường biển. Muốn đánh chiếm thủ đô Hà Nội và
khu vực đồng bằng Bắc Bộ, quân xâm lược thường phải đánh chiếm Hải Phòng để
lấy đó làm bàn đạp. Muốn bao vây, phong tỏa Việt Nam, địch phải bao vây, phong
tỏa Hải Phòng” [21, tr.19].

Xuất phát từ vị trí trước mặt là biển, sau lưng là hệ thống sông ngòi dày đặc

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1961), Chỉ thị về việc đẩy mạnh cuộc
vận động cải tiến, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật, Lưu
trữ Thành ủy Hải Phòng.
2. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1962), Dự thảo Nghị quyết Hội nghị
Ban Thường vụ Thành ủy về cải tiến quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở
ngoại thành, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.
3. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1963), Chỉ thị ra sức phấn đấu đạt
“chất lượng tốt nhất, năng suất cao nhất và tiết kiệm nhất” nhằm hoàn thành toàn
diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1963, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.
4. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1964), Nghị quyết Hội nghị Ban
thường vụ Thành ủy về phương hướng và một số chính sách đẩy mạnh các ngành
kinh tế biển, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.
5. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1967), Nghị quyết kiểm điểm sự lãnh
đạo của Ban Thường vụ Thành ủy đối với sản xuất nông nghiệp, Lưu trữ Thành ủy
Hải Phòng.
6. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1968), Nghị quyết của Ban Thường vụ
Thành ủy về việc đẩy mạnh xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
phục vụ đắc lực cho sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp và đời sống nhân dân ngoại
thành, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.
7. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1971), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần
thứ III Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.
8. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1972), Nghị quyết của Thành ủy về việc
đẩy mạnh phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp phục vụ tốt hơn nữa cho sản
xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân thành phố, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.

9. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1974), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần
thứ IV Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Lưu trữ Thành ủy Hải Phòng.
10. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1994), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng,
tập I, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

11


11. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1996), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng,
tập II, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng
12. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1985), Chủ tịch Hồ Chí Minh với
Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
13. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội.
14. Ban kỹ thuật và Hội phổ biến kỹ thuật thành phố Hải Phòng (1961), Sáng
kiến và áp dụng kinh nghiệm trong công nghiệp của công nhân Hải Phòng, Nxb Hải
Phòng, Hải Phòng.
15. Ban nghiên cứu lịch sử Hải Phòng (1987), Quá trình hình thành phát triển
thành phố và đặc tính người Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
16. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Hải Phòng (1985), Ba mươi năm xây dựng
và bảo vệ thành phố Hải Phòng (1955-1985), Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
17. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1989), Hải Phòng - lịch sử kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược, Nxb QĐND, Hà Nội.
18. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1970), Đánh thắng chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của đế quốc Mỹ tại Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
19. Bộ tư lệnh Hải Phòng (1977), Hai lần đánh thắng chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ tại Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
20. Bộ Tư lệnh Hải Phòng (1968), Hải Phòng trung dũng quyết thắng (19651968), Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
21. Vũ Tang Bồng (2003), Cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố Cảng-Khu công
nghiệp Hải Phòng (1965-1972), Luận án Tiến sĩ quân sự, Viện Lịch sử quân sự VN,

Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Huệ Chi (2009), Phong tỏa và chống phong tỏa ở Hải Phòng
(1972 - 1973), Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 210, tr. 16-19.
23. Chi cục thống kê Hải Phòng (1970), Hải Phòng 15 năm xây dựng và phát
triển (1955-1969), Nxb Thống kê, Hà Nội.
24. Chi cục thống kê Hải Phòng (1962), 5 năm cải tạo phát triển kinh tế và

12


văn hoá Thành phố Hải Phòng (1955-1960), Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
25. Phạm Văn Chiến (2003), Lịch sử kinh tế Việt Nam, Hà Nội
26. Vũ Khắc Cư (1974), Chiến tranh nhân dân vô địch của quân và dân miền
Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và thủy quân của đế quốc Mỹ
lần hai, Khóa luận cử nhân Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà
Nội.
27. Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng (1974), Về tổ chức lại sản xuất và cải tiến quả
lý nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb ST, Hà Nội.
28. Lê Duẩn (1975), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ
nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb ST, Hà Nội.
29. Nguyễn Quốc Dũng (1994), Hải Phòng hai lần chống phong tỏa, Nxb
QĐND, Hà Nội.
30. Lã Tiến Dũng (1984), Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng qua hai cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972), Khóa luận cử nhân Lịch sử, Trường
ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội.
31. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21 (1960),
Nxb CTQG, Hà Nội.
32. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 22 (1961),
Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 26 (1965),

Nxb CTQG, Hà Nội.
34. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 32 (1971),
Nxb CTQG, Hà Nội.
35. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 33 (1972),
Nxb CTQG, Hà Nội.
36. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36 (1975),
Nxb CTQG, Hà Nội.
37. Phan Văn Đạt (1995), Quân khu 3 lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975), Nxb QĐND, Hà Nội

13


38. Nguyễn Huy Đông (cb) (2001), Lịch sử nông nghiệp Hải Phòng 40 năm
phát triển (1955-1995), Nxb Hải Phòng, HP.
39. Duy Thị Hải Đường (1999), Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện
chủ trương chuyển hướng kinh tế và chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
đế quốc Mỹ (1965-1968), Khóa luận cử nhân Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV
(ĐHQGHN), Hà Nội.
40. Võ Nguyên Giáp (2005), Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng
lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 8, tr.3-13.
41. Võ Nguyên Giáp (1975), Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân
trong thời đại mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
42. Võ Nguyên Giáp (1972), Thắng lợi của chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại ở các thành phố và khu công nghiệp miền Bắc XHCN, Nxb QĐND,
Hà Nội.
43. Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thịnh, Đặng Kinh.. (1998), Chống Mỹ phong
toả sông biển vùng Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
44. Nguyễn Phương Hải (2000), Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo đảm bảo công
tác giao thông vận tải thời kỳ 1965-1975, Khóa luận cử nhân Lịch sử, Trường ĐH

KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội.
45. Phạm Bích Hằng (1994), Bước đầu tìm hiểu về chính sách quản lý nông
nghiệp trong những năm 1958-1980, Khóa luận cử nhân Lịch sử, Trường ĐH
KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội.
46. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chủ
tịch Hồ Chí Minh với Hải Phòng - Hải Phòng với chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Hải
Phòng, Hải Phòng.
47. Doãn Hùng (2005), Tầm vóc lịch sử vĩ đại và bài học kinh nghiệm của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Giao thông vận tải, số 4, tr.3-9.
48. Trần Thị Thu Hương (2006), Chủ động sáng tạo bài học lớn của Đảng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4, tr. 33-36.
49. Bùi Quý Khang (1986), Vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu

14


phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Khóa luận cử nhân Lịch sử,
Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội.
50. Hoàng Thượng Khanh (1965), Bút ký Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, Hải
Phòng.
51. Hoàng Kỳ (1997), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb QĐND, Hà Nội.
52. Trần Quang Liêm (1985), Thành phố hoa phượng đỏ, Nxb Hải Phòng, Hải
Phòng.
53. Liên đoàn Lao động Thành phố Hải Phòng (2003), Lịch sử phong trào
công nhân và công đoàn Hải Phòng (1874-2000), Nxb Lao động, Hà Nội.
54. Chu Văn Lộc (2013), Từ sự kiện "ngày 16-4" ở Hải Phòng đến cuộc tập
kích Hà Nội cuối tháng 12 - 1972, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 253, tr. 55-59.
55. Trương Thị Mỹ (1995), Hồi ký: “Hải Phòng chiến đấu và chiến thắng”,
Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

56. R.S.Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấm thảm kịch và những bài học về
Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
57. Nguyễn Khắc Phòng (2007), Hải Phòng - thành phố kiên cường, hậu
phương lớn trong kháng chiến chống Mỹ, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
58. Đặng Phong (2005), Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945 – 2000), Nxb KHXH,
Hà Nội.
59. Nguyễn Trọng Phúc (2005), Sự chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí lịch sử Đảng, số 4, tr.20-24.
60. Nguyễn Văn Quang (2005), Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước qua "Giải phẫu một cuộc chiến tranh", Tạp chí cộng sản,
số 8, tr.76-78,80.
61. Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng (2005), Kinh tế Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát triển (1955-2005), Nxb Thống kê, Hà Nội.
62. Sở Tài chính thành phố Hải Phòng (2005), Tài chính Hải Phòng - 60 năm
xây dựng và phát triển (1945 - 2005), Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

15


63. Sở thông tin Hải Phòng (1970), Hải Phòng 15 năm sản xuất và chiến đấu
1955-1970, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
64. Đoàn Trường Sơn (2000), Đảng bộ Hải Phòng qua các kỳ đại hội, Nxb
Hải Phòng, Hải Phòng.
65. Đoàn Trường Sơn (2012), Hải Phòng - Những chặng đường lịch sử, Nxb
Hải Phòng, Hải Phòng.
66. Đoàn Trường Sơn (2003), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn
Hải Phòng (1874-2000), Nxb Lao động, Hà Nội.
67. Minh Sơn (1985), Hải Phòng thành phố bên bờ biển Đông, Nxb Hải
Phòng, Hải Phòng.
68. Trịnh Quang Sử, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Thảo (2007), Hải Phòng thành phố kiên cường, hậu phương lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb
Hải Phòng, Hải Phòng.

69. Trịnh Quang Sử, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Tùng.. (2006), Hải Phòng mở
đầu cuộc kháng chiến chống Pháp trên miền Bắc, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
70. Lê Tài (1961), Kế hoạch nhà nước năm 1961 mở đầu kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1961-1965), Nxb Sự Thật, Hà Nội
71. Đào Văn Tập (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb KHXH,
Hà Nội.
72. Nguyễn Quốc Thái (2002), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc thời kỳ 1965-1968, Khóa luận cử
nhân Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQGHN), Hà Nội.
73. Thành ủy Hải Phòng (2000), Đảng bộ Hải Phòng qua các kỳ đại hội, Nxb
Hải Phòng, Hải Phòng.
74. Thành ủy Hải Phòng (1988), Hải Phòng bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ XX,
Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
75. Thành ủy Hải Phòng (2005), Hải Phòng - 50 năm chiến đấu, xây dựng và
trưởng thành (1955-2005), Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
76. Bùi Đình Thanh (2007), Bản lĩnh Việt Nam qua cuộc kháng chiến chống

16


×