Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá phân loại kiểu thảm thực vật rừng tại KBT loài sinh cảnh nam xuân lạc, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.19 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

ĐÀO PHƯƠNG THẢO

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỂU THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

ĐÀO PHƯƠNG THẢO

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỂU THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: 43LN – N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học


: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. TRẦN CÔNG QUÂN
2. Ths. NGUYỄN VĂN MẠN

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

ĐÀO PHƯƠNG THẢO

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI KIỂU THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI
KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp


: 43LN – N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. TRẦN CÔNG QUÂN
2. Ths. NGUYỄN VĂN MẠN

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các loài thực vật quý hiếm tại KBTL & SC Nam Xuân Lạc......... 15
Bảng 4.1. Thồng kê các kiểu thảm thực vật rừng tại KBTL & SC Nam Xuân
Lạc ............................................................................................................... 25
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đất độ cao trên 800m .............................................................................. 27
Bảng 4.3. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa nhiệt đới độ cao trên 800m ................................................................... 29
Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đất độ cao từ 600 – 800m ....................................................................... 30

Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa á nhiệt đới độ cao từ 600 đến 800 m ..................................................... 31
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đất độ cao dưới 600m ............................................................................. 33
Bảng 4.7. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa á nhiệt đới núi thấp dưới 600m ............................................................. 34
Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy
độ cao từ 600 – 800m ................................................................................... 35
Bảng 4.9. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy
độ cao từ 600 đến 800m .............................................................................. 37
Bảng 4.10. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đá vôi độ cao trên 700m ......................................................................... 38
Bảng 4.11. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi
đá vôi độ cao trên 700m ............................................................................... 39
Bảng 4.12. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đá vôi độ cao từ 500 – 700m .................................................................. 41


iii

Bảng 4.13. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi
đá vôi có độ cao từ 500 - 700m .................................................................... 42
Bảng 4.14. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đá độ cao dưới 500m .............................................................................. 43
Bảng 4.15. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi
đá vôi độ cao dưới 500m .............................................................................. 44
Bảng 4.16. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá
kim ............................................................................................................... 45
Bảng 4.17. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim
..................................................................................................................... 46

Bảng 4.18. So sánh cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ các kiểu rừng trên núi
đất và núi đá tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc .................... 47
Bảng 4.19. So sánh chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đất và núi đá tại
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc .............................................. 49
Bảng 4.20. So sánh cấu trúc tổ thành cây tái sinh các kiểu rừng trên núi đất và
núi đá Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ................................... 51


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
ĐDSH

: Đa dạng sinh học

KBT

: Khu bảo tồn

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QĐ-BNN

: Quyết định - Bộ nông nghiệp

OTC

: Ô tiêu chuẩn


ODB

: Ô dạng bản

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

D1.3

: Đường kính 1.3


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của của đề tài ........................................................ 3
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học......................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ...................................................... 4
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 4
2.2. Tình hình trong và ngoài nước................................................................. 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước trong nước ........................................ 8
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ......................................................... 13
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................. 13

2.3.2. Tình hình dân cư, kinh tế....................................................................... 16
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................. 16
2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương ............. 16
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18
3.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu sẵn có ................................................ 18
3.5. Phương pháp thu thập số liệu ở hiện trường........................................... 19
3.5.1. Điều tra tổng thể các thảm thực vật và xác định đối tượng nghiên cứu 19
3.5.2. Điều tra thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn .......................................... 19
3.5.3. Thu hái và xử lý mẫu ........................................................................... 21


vi

3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 21
3.6.1. Xác định các quần xã thực vật ............................................................ 21
3.6.2. Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ ........................................................ 22
3.6.3. Xác đinh đặc điểm tái sinh ................................................................... 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 25
4.1. Phân loại các kiểu thảm thực vật rừng tại KBTL&SCNXL ................... 25
4.2. Mô tả cấu trúc và xác định chỉ số đa dạng thực thật thân gỗ của các kiểu
thảm thực vật rừng ....................................................................................... 26
4.2.1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất độ cao trên
800m ............................................................................................................ 26
4.2.2. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất từ 600m - 800m ... 29
4.2.3. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi đất độ cao dưới 600m. 32
4.2.4. Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy ...................................................... 34

4.2.5. Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao trên 700m ................ 37
4.2.6. Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao từ 500m – 700m ...... 40
4.2.7. Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao dưới 500m. .............. 42
4.2.8. Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim ....................................................... 45
4.3. So sánh đa dạng thực vật thân gỗ ở các quần xã thực vật khác nhau ...... 46
4.3.1. So sánh cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ .......................................... 46
4.3.2. So sánh các chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ ....................................... 49
4.3.3. So sánh cấu trúc tổ thành cây tái sinh ................................................. 50
4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển thảm thực vật............................. 53
4.4.1. Các giải pháp chung ........................................................................... 53
4.4.2. Giải pháp cụ thể cho các kiểu rừng ..................................................... 53
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 55
5.1. Kết luận ................................................................................................. 55
5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57


i

LỜI CẢM ƠN
Trên quan điểm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”
đó là phương trâm đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại
Học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi
sinh viên trước khi ra trường, giúp cho sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết, tiếp
xúc với thực tế, nắm bắt được phương thức tổ chức và tiến hành ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua đó giúp sinh viên nâng cao thêm năng lực,
tác phong làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá phân loại kiểu thảm thực vật rừng tại KBT loài & sinh

cảnh Nam Xuân Lạc, Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn ”.
Trong thời gian thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp, cán bộ ban quản lí KBT loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc cùng toàn thể nhân dân gần khu vực bảo tồn. Đặc biệt là sự chỉ
đạo giúp đỡ trực tiếp của Ts.Trần Công Quân và Th.S Nguyễn Văn Mạn đã
giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian, kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận của tôi
không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Đào Phương Thảo


2

giới trong cuộc chiến nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức
báo động.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vị
trí địa lý nên Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của
Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên lãnh thổ Việt Nam, các
nhà khoa học nhận định Việt Nam là một trong mười nước ở châu Á và một
trong mười sáu nước trên thế giới có tính ĐDSH cao.
Hiên nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng do sử
dụng phương thức khai thác – tái sinh không đáp ứng được lợi ích lâu dài của
nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không
hợp lý đã và đang làm cho rừng tự nhiên suy giảm cả về số lượng lẫn chất
lượng. Ở Việt Nam, năm 1943 diên tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ
che phủ khoảng 43%. Đến năm 1999, theo số liệu thống kê chỉ còn 10,9 triệu

ha rừng, trong đó 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng và độ
che phủ tương ứng khoảng 33,2%. Do vậy, việc tái sinh tự nhiên là một trong
những biện pháp và nhiệm vụ quan trọng.
Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được thành lập theo
Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 17/3/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn với diện
tích 1.788 ha, nằm trên địa bàn các xã Đồng Lạc, Xuân Lạc và Bản Thi. Trong
khu vực có khoảng 373 loài động vật, trong đó có 20 loài quý hiếm, hệ thực
vật khá phong phú gồm 515 loài thực vật bậc cao, trong đó có 30 loài quý
hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có những loài tưởng như đã tuyệt
chủng trong vòng 25 năm qua như: Vạc hoa lại được phát hiện xuất hiện tại
khu bảo tồn này.
Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm
trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây có giá trị
chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn
tiến đến sử dụng bền vững bền vững tài nguyên cây rừng là một vấn đề rất cần


3

thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm tài nguyên nghiêm trọng,
đòi hỏi phải củng cố thêm công tác bảo vệ và phát triển khu bảo tồn này một
cách lâu dài và bền vững hơn xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tàì "Đánh giá phân loại kiểu thảm thực vật rừng tại Khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của của đề tài
- Nghiên cứu phân loại, mô tả cấu trúc, xác định chỉ số đa dạng thực vật
thân gỗ và đa dạng tầng cây tái sinh của các kiểu thảm thực vật rừng tại khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các kiểu thảm thực vật

rừng tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Đề tài nhằm bổ sung những thông tin về đa dạng thảm thực vật rừng
và những yếu tố ảnh hưởng đến đa dang thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc làm cơ sở cho quản lý và bảo tồn thảm
thực vật rừng nói chung và bảo tồn thảm thực vật rừng ở các khu bảo tồn
nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết
cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
Các kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài có thể áp dụng vào việc quản
lý và bảo tồn thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân
Lạc và các điạ bàn có điều kiện tương tự.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" (Biodiversity hay biological diversity) lần
đầu tiên được Norse and McManus (1980) giới thiệu, bao gồm hai khái niệm có
liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một
loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).
“Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các
nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác,
và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên, ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong

loài (đa dạng di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” – Công ước đa dạng
sinh học, 1992.
Vì thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên
thuật ngữ ĐDSH thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng
loài", hay "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong
một vùng hoặc một nơi cư trú.
Là một HST đặc thù bởi tính đa dạng về loài, rừng gắn liền với việc bảo
tồn nguồn gen hay đa dạng các loài, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi hệ
thống sinh thái - môi trường do tác động của con người diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh và phức tạp. Những biến đổi này được gây ra:
- Trực tiếp bởi việc thúc đẩy hoặc loại bỏ một số loài động, thực vật
nhất định của các ngành sản xuất (nông, lâm nghiệp, săn bắn).
- Gián tiếp thông qua sự thay đổi khí hậu, ô nhiểm môi trường, sức ép dân
số, độc canh và khai thác trắng, … làm thu hẹp cảnh quan tự nhiên, môi trường
sống của các loài.
Rừng nguyên sinh có những đặc điểm khác biệt cơ bản về thành phần,
cấu trúc và chức năng so với các giai đoạn diễn thế trước đó và thể hiện tiềm


5

năng nguồn gen được chọn lọc và thích ứng cao. Tuy nhiên, diện tích rừng
nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp. Do vậy các nghiên cứu về những lâm phần
rừng nguyên sinh còn lại trên thế giới cần phải làm rõ các tính chất đặc biệt
của chúng. Rừng nguyên sinh cùng với các loài và chu trình vật chất của nó là
một bộ phận cơ bản của ĐDSH đang bị đe doạ trên phạm vi thế giới. Vì vậy,
việc bảo tồn hay phục hồi các khu rừng, đặc biệt rừng nguyên sinh là mục tiêu
chính của các chương trình bảo vệ.
Mối quan hệ giữa các loài trong tự nhiên là vấn đề rất phức tạp, trong
rừng tự nhiên, đặc biệt là trong rừng tự nhiên hỗn loài, sự đa dạng về loài làm

phong phú thêm về cơ cấu mạng lưới thức ăn. Một số tác giả sau khi nghiên
cứu đã đi đến kết luận rằng, sự phong phú của loài đã làm tăng tính ổn định về
mặt sinh thái cho quần xã sinh vật sinh trưởng, phát triển và lúc đó lượng sinh
khối trên một đơn vị diện tích là tối đa. Trước đây, khi nghiên cứu sự phong
phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính, mô tả. Các
nghiên cứu mới đây nhất đã sử dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ đa
dạng các loài thực vật thông qua Chỉ số Simpson, Hàm số liên kết Shannon Weaver (H'), chỉ số hợp lý.
2.2. Tình hình trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến ĐDSH
Trước nguy cơ mất ĐDSH một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn thế
giới nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đã ra đời. Công ước
RAMSAR, Iran (1971), Công ước (CITES, 1972), Công ước Paris (1972),
Công ước bảo vệ các loài ĐVHD di cư, Born (1979).
Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một sinh thái hoàn
chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố
ngoại cảnh thay đổi. Rừng cây và con người liên hệ mật thiết với nhau. Chính


6

vì lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ thủa xa
xưa. Một trong những khía cạnh con người nghiên cứu để phục hồi lại rừng là
tái sinh rừng. Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm,
những vẫn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, Van steenis.J (1956)[59]
đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của loài cây chịu
bóng và kiểu tái sinh vệt của loài cây ưa sáng. Ngoài ra theo nhận xét của
A.Obrevin (1938) khi nghiên cứu các khu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, còn đưa
ra lý luận bức khảm hay lý luận tái sinh tuần hoàn.

So sánh số loài cây gỗ có D1.3 >2,5cm trong một ô tiêu chuẩn có diện
tích 0,1 ha thì ở vùng Địa Trung Hải (24-136 loài) tương tự như trong rừng khô
nhiệt đới và rừng mưa bán thường xanh (41-125 loài), trong rừng mưa thường
xanh nhiệt đới số loài cao hơn nhiều (118-136 loài) (Mooney, 1992). Số loài
bình quân trong rừng ôn đới khoảng 21- 48 loài. Sự đa dạng về loài của rừng
mưa nhiệt đới được diễn đạt bằng công thức Shannon-Weaver (1971) như là
một thông số so sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực đại có thể
6,2 = 97%) lớn gấp 10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông số này giảm
dần từ vùng nhiệt đới đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa khác nhau. Theo
lý thuyết ốc đảo của Mac Arthur-Wilson (1971) thì số lượng loài tương tự bằng
căn bậc bốn của diện tích ốc đảo. (Công thức tính nhanh: diện tích tăng lên 10
lần có nghĩa là số loài tăng lên gấp đôi). Ngược lại, diện tích bị thu hẹp lại có
nghĩa là một số loài tương ứng sẽ bị tiêu diệt hoặc phải đấu tranh để tồn tại
(Wilson, 1992).
Danh sách các loài có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có nghĩa là
các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên nhân không có
gì khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh các dạng sử
dụng đất khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao thông, v.v...) thì


7

lâm nghiệp đứng hàng thứ 2 (sau nông nghiệp) như là nguyên nhân của việc
suy giảm, trong khi cách đây một phần từ thế kỷ (1981) còn xếp ở vị trí thứ 6
(sau nông nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu, đô thị hoá và thuỷ lợi) (Sukopp,
1981-dẫn theo Pitterle, A. 1993).
2.2.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
Để góp phần xây dựng những nguyên lý, và đề cập đến nhiều biện pháp
kỹ thuật về kinh doanh rừng mưa nhiệt đới đã có nhiều tác giả ngoài nước
như: Richard (1960) với công trình Rừng mưa nhiệt đới, Catinot (1965) với

công trình Lâm sinh học nhiệt đới, G. Baur (1970) với tác phẩm Cơ sở sinh
thái của kinh doanh rừng mưa, Lampard (1989) với công trình Lâm sinh học
nhiệt đới..., các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng rừng nhiệt đới rất đa
dạng phong phú về thành phần loài. Sự đa dạng trong thành phần loài của
thảm thực vật rừng phụ thuộc vào quá trình tái sinh tự nhiên.
Viện Lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến hành
nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi như: Tông
dù, Mắc rạc (Dầu choòng), Xoan nhừ, Lát hoa, Nghiến,... trong thời kỳ 19851998. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học
ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm
nghiệp đầu ngành của nước này và những hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật phục
hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên, những nguyên lý về phục
hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống
nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có
Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai đoạn thử nghiệm. (Dẫn theo Bùi
Thế Đồi, 2001).


8

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước trong nước
2.2.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến ĐDSH
Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên
được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu và 600 loài nấm. Tính
đặc hữu của hệ thực vật rất cao, có ít nhất là 40% số loài đặc hữu, không có họ
thực vật đặc hữu, nhưng có tới 3% số chi thực vật đặc hữu. Các khu vực:
Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Bắc và Trung Trường Sơn được coi là trung
tâm các loài đặc hữu.
Như chúng ta đã biết, tính đa dạng sinh học của một hệ sinh thái tiêu
biểu hay một vùng lãnh thổ nào đó đều được biểu hiện trong các phạm trù
khác nhau. Trước hết là sự đa dạng các taxon (ngành, lớp, họ, chi, loài…); sau

đó là sự đa dạng trong cấu trúc của hệ sinh thái, mối quan hệ tương hỗ giữa
các quần hệ, quần xã, tạo nên sự cân bằng sinh thái bền vững, tồn tại một cách
tự nhiên; và cuối cùng là vai trò của con người tác động vào sự đa dạng đó để
duy trì, phát triển, phá vỡ, huỷ hoại sự cân bằng đó. Việt Nam nằm ở Đông
Nam bán đảo Đông Dương có phần đất liền rộng khoảng 330.000 km2, với bờ
biển dài khoảng 3200 km, phần nội thuỷ và lãnh hải gần với bờ biển rộng
khoảng hơn 22.600 km. Ba phần tư diện tích của cả nước là đồi núi với đỉnh
núi cao nhất là Phan Xi Păng 3143m ở phía Tây Bắc. Nơi đây các dãy núi cao
được hình thành do sự kéo dài của dãy núi Hymalaya. Mặc dù có những tổn
thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ nhưng
hệ thực vật nước ta vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại… Điều đặc
biệt là hệ thực vật nước ta giàu những loài cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ…và rất
nhiều đại diện cổ tồn tại từ kỷ đệ tam. Theo dự đoán của các nhà thực vật học
(Takhtajan, Phạm Hoàng Hộ, Phan Kế Lộc) số loài ít nhất sẽ lên đến 12.000
loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 2.300 loài được sử dụng làm nguồn
lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, lấy


9

tinh dầu, dầu béo và nhiều loại nguyên liệu khác (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)
[10], mặt khác hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực
vật Việt Nam không có các họ đặc hữu mà chỉ có các chi đặc hữu chiếm
khoảng 3% nhưng số loài đặc hữu chiếm đến khoảng 20%, tập trung ở 4 khu
vực chính: núi Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, cao nguyên Lâm Viên và khu vực
rừng ẩm Bắc Trung Bộ.
Nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu từ những
năm 1960. Nổi bật có công trình của Thái Văn Trừng (1963, 1978) về “Thảm
thực vật rừng Việt Nam”, Ông đã nhấn mạnh ánh sáng là nhân tố sinh thái
khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh và

thứ sinh. Theo ông, có một nhóm nhân tố sinh thái trong nhóm khí hậu đã
khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng,
đó là nhân tố ánh sáng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng,
nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh
không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong
không gian và thời gian như A.Ôbrêvin đã nhận định và diễn thế theo phương
thức tái sinh không có quy luật “nhân quả” giữa sinh vật và hoàn cảnh. Vì lẽ
trên P.W Risa đã nói rất có lý: “Lý luận tuần hoàn tái sinh đã ứng dụng rộng
rãi được đến mức độ nào, vấn đề này hiện nay phải tạm gác lại chưa giải quyết
được”. Từ năm 1962 - 1969, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã có điều tra
tình hình tái sinh tự nhiên cho các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc Việt
Nam như: Yên Bái (1965), Quỳ Châu sông Hiếu Nghệ An (1962 - 1964),
Quảng Bình (1969), Lạng Sơn (1969).
Nguyễn Duy Chuyên (1995) đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái
sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ An:
Kết quả nghiên cứu về phân bố cây tái sinh theo chiều cao, nguồn gốc và chất
lượng, tác giả cho biết trong tổng số 13.657 ô đo đếm có 8.444 ô có ít nhất


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các loài thực vật quý hiếm tại KBTL & SC Nam Xuân Lạc......... 15
Bảng 4.1. Thồng kê các kiểu thảm thực vật rừng tại KBTL & SC Nam Xuân
Lạc ............................................................................................................... 25
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đất độ cao trên 800m .............................................................................. 27
Bảng 4.3. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa nhiệt đới độ cao trên 800m ................................................................... 29

Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đất độ cao từ 600 – 800m ....................................................................... 30
Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa á nhiệt đới độ cao từ 600 đến 800 m ..................................................... 31
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đất độ cao dưới 600m ............................................................................. 33
Bảng 4.7. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa
mùa á nhiệt đới núi thấp dưới 600m ............................................................. 34
Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy
độ cao từ 600 – 800m ................................................................................... 35
Bảng 4.9. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy
độ cao từ 600 đến 800m .............................................................................. 37
Bảng 4.10. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đá vôi độ cao trên 700m ......................................................................... 38
Bảng 4.11. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi
đá vôi độ cao trên 700m ............................................................................... 39
Bảng 4.12. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đá vôi độ cao từ 500 – 700m .................................................................. 41


11

nằm ở các VQG và các KBTTN như Cúc Phương, Pù Luông,... Loại thực bì này
niện nay chủ yếu là những khu rừng thứ sinh trên núi đá vôi, phân bố chủ yếu ở
vùng gần dân cư, ven các trục đường, nơi mà việc khai thác vận chuyển gặp
nhiều thuận lợi. Tại nhiều nơi, do khai thác mạnh và cháy, rừng đã trở nên nghèo
kiệt, còn ít những loài cây gỗ, tổ thành rừng đã thay đổi, các loài cây mọc nhanh
chiếm ưu thế như Mạy tèo, Ô rô, Ba bét, Ràng ràng mít, Chẩn,... Do vậy, kiểu
thảm thực vật này còn được xác định là kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá
vôi xương xẩu.

- Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới (Rkn):
Rừng trên núi đá vôi ở đây có sự kết hợp của nhiều loài cây khác nhau như
Nghiến + Trai lý + Chò nhai + Ô rô cùng các loài rụng lá như Trường sâng, Xoan
nhừ, Gạo, Dâu da xoan, Lòng mang, Cui rừng… ở một số nơi thuộc các tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Quảng Bình. Loại thảm thực vật này thường gặp trên
những sườn núi đá vôi dốc đứng hoặc tại các thung lũng núi đá vôi với đất dốc tụ,
thấp ẩm, thực vật phát triển cao, lớn gần giống với thực vật trên núi đất.
- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (Rka):
Kiểu rừng này phân bố ở đai cao trên 700m: Chợ Rã (Bắc Kạn), Nguyên
Bình (Cao Bằng), Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), và vùng Tây Bắc... Đặc điểm
nổi bật là thực vật thuộc ngành Hạt trần có tỷ lệ tương đối lớn và tập trung, có các
loài như Thông Pà cò, Sam Kim hỷ, Trắc bách Quản bạ,... ở độ cao 1000m thuộc
vùng Tây Bắc, xuất hiện ưu hợp Kiêng + Heo (Burretiodendron brilletti + Croton
pseudoverticillata) thuộc kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên đất rendzina giàu
chất dinh dưỡng.
- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp (Rkh)
ở Hà Giang, Tuyên Quang và Ninh Bình ở độ cao dưới 700m, với ưu hợp
Nghiến + Kim giao + Hoàng đàn (Burretiodendron hsienmu + Podocarpus
latiofolia + Cupressus terulus) cùng một số loài cây thuộc các họ Thích, Dẻ,...


12

Ngoài ra, tại những khu vực sau hoạt động nương rẫy hoặc những khu rừng
đã bị khai thác nhiều lần đến cạn kiệt ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Hoà Bình, Quảng Bình..., xuất hiện một dạng thực bì có diện tích tương đối
lớn với những loài cây bụi, cây gỗ nhỏ như Ô rô, Mạy tèo, Xẻn gai,... Dạng thực bì
này được gọi là Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi.
Trần Ngũ Phương (1970), khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt Nam đã
xếp rừng trên núi đá vôi vào: (1) đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt

đới lá rộng thường xanh núi đá vôi, kiểu này có 4 kiểu phụ thổ nhưỡng nguyên
sinh 1-2 tầng cây gỗ, trong đó Nghiến là loài cây ưu thế; (2) đai rừng á nhiệt đới
mưa mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi, kiểu này có 3 kiểu phụ
một tầng, trong đó các loài Vân sam (Keteeleria calcarea), Hoàng đàn
(Cupressus terulus) và Kim giao (Podocarpus latiofolia) chiếm ưu thế.
Ngoài ra, Theo Nguyễn Bá Thụ (1995), rừng trên núi đá vôi ở Cúc
Phương được xếp vào quần hệ phụ rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa
cây lá rộng trên đất thấp (dưới 500 m so với mặt nước biển) thoát nước phong
hoá từ đá vôi và quần hệ phụ này bao gồm 6 quần xã, trong đó các loài cây chính
tham gia gồm Chò đãi, Sấu, Nhội, Vàng anh, Chò nhai, Mạy tèo, Sâng, Dẻ gai,
Re đá, Côm lá lớn, Trường nhãn, Vải guốc, Mang cát, Hồng bì rừng và Ô rô.
Thông qua kết quả phân loại thảm thực vật rừng trên núi đá vôi của một số
tác giả trên đây, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Trần Ngũ Phương (1970) chỉ tiến hành phân loại rừng trên núi đá vôi ở
trạng thái nguyên sinh, nên ở kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi
Nghiến (Burretiodendron hsienmu) là loài cây luôn giữ vai trò ưu thế. Trong thực
tế, phần lớn các diện tích rừng trên núi đá vôi hiện nay đã bị tác động, số lượng
tầng và loài cây ưu thế ở các kiểu rừng này đã thay đổi.


13

Hệ thống phân loại rừng của UNESCO (1973) khá chi tiết và dễ dàng vận
dụng thích hợp cho việc phân loại thảm thực vật trong phạm vi một vùng khí hậu
như phân loại thảm thực vật cho một Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.
Hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng được xây
dựng trên cơ sở học thuyết về hệ sinh thái của Tansley A.P (1935) và học thuyết
sinh địa quần học của Sucasev (1957) theo nguyên lý "sinh thái phát sinh thảm
thực vật". Do vậy, lý luận của phân loại này hoàn toàn chặt chẽ và đáp ứng được
thực tiễn, vì khả năng áp dụng dễ dàng. Để xác định một kiểu rừng chính, theo

Thái Văn Trừng, chỉ cần dựa vào 4 tiêu chuẩn là dạng sống ưu thế, tàn che, hình
thái sinh thái của lá và trạng mùa của tán lá của tầng cây ưu thế sinh thái. Mặt
khác, hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng có thể áp dụng cho tất cả các loại
thảm thực vật dù đó là rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh bị tác động, thậm chí
là những khu rừng nhân tạo do con người xây dựng. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng
các tiêu chuẩn phân loại rừng của Thái Văn Trừng để tiến hành xác định các kiểu
phụ và các QXTV rừng ở khu vực nghiên cứu của đề tài.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha,
diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng
diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu bảo tồn loài
và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ và
thôn Bản Khang xã Xuân Lạc - Huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa
lý 220017’- 22019’ và 105028’- 105033’E.
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc - Huyện Chợ
Đồn – Tỉnh Bắc Kạn.


14

- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên - Huyện Na Hang - Tỉnh
tuyên Quang.
- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc - Huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi – Huyện Chợ
Đồn – Tỉnh Bắc Kạn.
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của Huyện Chợ Đồn thì khu vực xã Xuân

Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 4 đến tháng
10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20.10C
- Lượng mưa trung bình là 153mm phân bố không đều giữa các tháng
trong năm.
- Sương muối mùa đông thường xuất hiện 1 đến 2 đợt.
* Thuỷ văn:
Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã Vĩnh Yên, Huyện
Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây - Bắc, qua các thôn Nà Dạ,
Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc rồi đổ ra Hồ Ba Bể,
suối dài khoảng 9km.
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình
Khu bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia
cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, với độ cao
trung bình từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.159 m,
đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng núi đất.
2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật
* Về thực vật:


iii

Bảng 4.13. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi
đá vôi có độ cao từ 500 - 700m .................................................................... 42
Bảng 4.14. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên
núi đá độ cao dưới 500m .............................................................................. 43
Bảng 4.15. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi
đá vôi độ cao dưới 500m .............................................................................. 44
Bảng 4.16. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá
kim ............................................................................................................... 45

Bảng 4.17. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim
..................................................................................................................... 46
Bảng 4.18. So sánh cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ các kiểu rừng trên núi
đất và núi đá tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc .................... 47
Bảng 4.19. So sánh chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đất và núi đá tại
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc .............................................. 49
Bảng 4.20. So sánh cấu trúc tổ thành cây tái sinh các kiểu rừng trên núi đất và
núi đá Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ................................... 51


16

* Về động vật
Theo các kết quả điều tra đã thống kê về khu hệ động vật và ghi nhận sự có
mặt của 29 loài thú thuộc 04 bộ, 12 họ, 47 loài chim thuộc 09 bộ, 21 họ và 12 loài
bò sát thuộc 06 họ. Chính sự có mặt của các loài này đã làm cho KBT loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những khu vực được ưu tiên bảo tồn cao
ở miền Bắc Việt Nam
2.3.2. Tình hình dân cư, kinh tế
Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc và xã Bản Thi với tổng số
986 hộ, 4750 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo
chiếm 45,13%. Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ
ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng.
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong
đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa
nước, ngô, lúa nương, sắn... Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm
nghiệp của các Lâm trường khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm
sản tự phát. Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu
là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi

trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập Khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao
rừng, lực lượng kiểm lâm đã cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng
khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công
khai như trước.
2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương
* Thuận lợi
- Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là


17

một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ
sinh thái của địa phương.
- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt
động làm suy giảm giá trị ĐDSH ít.
* Khó khăn
- Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của các
đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, địa hình hiểm trở khiến cho
công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.


×