Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tích hợp liên môn địa lý 9 tìm HIỂU QUẦN đảo TRƯỜNG SA – VIỆT NAM để NÂNG CAO TINH THẦN tự hào dân tộc, ý THỨC bảo vệ tổ QUỐC, góp PHẦN xây DỰNG lí TƯỞNG SỐNG CHO THANH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG THCS HOÀNG LIỆT
--------------------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2014 - 2015

Tên tình huống:

TÌM HIỂU QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA – VIỆT NAM
ĐỂ NÂNG CAO TINH THẦN TỰ HÀO DÂN TỘC,
Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC, GÓP PHẦN XÂY DỰNG
LÍ TƯỞNG SỐNG CHO THANH NIÊN
(Đính kèm đĩa DVD)

Hà Nội, tháng 12 năm 2014


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 2014

PHIẾU THÔNG TIN NHÓM HỌC SINH
Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”
1. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố: Hà Nội.


2. Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Quận Hoàng Mai.
3. Trường: Trung học cơ sở Hoàng Liệt.
4. Địa chỉ: Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
5. Điện thoại: 0436419622; Email:
6. Thông tin về học sinh:
6.1. Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG PHÚC
Lớp: 9A2

Ngày sinh: 07/ 4/ 2000

Điện thoại: 0982740116

Email:

6.2. Họ và tên: NGUYỄN ĐINH TẤN SANG
Lớp: 9A2

Ngày sinh: 13/ 12/ 2000

Điện thoại: 0912567710

Email:

6.3. Họ và tên: ĐẶNG PHƯƠNG LINH
Lớp: 8A3

Ngày sinh: 23/ 6/ 2001

Điện thoại: 0983147626


Email:

2
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

1. Tên tình huống:
TÌM HIỂU QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA – VIỆT NAM
ĐỂ NÂNG CAO TINH THẦN TỰ HÀO DÂN TỘC, Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG LÍ TƯỞNG SỐNG CHO THANH NIÊN
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Quần đảo Trường Sa – một vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là nơi
ẩn chứa biết bao điều bí ẩn về thiên nhiên, con người và cuộc sống. Để tìm hiểu
về Trường Sa, mỗi người dân Việt Nam có nhiều cách, qua nhiều kênh thông
tin. Với học sinh chúng em, việc tìm hiểu Trường Sa gắn với các môn học Địa
lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân sẽ gần gũi và hiệu quả hơn. Đó là lí do khiến
chúng em xây dựng tình huống “Cùng tìm hiểu quần đảo Trường Sa – Việt Nam
để nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng
lí tưởng sống cho thanh niên”.
2.1. Kiến thức
- Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km 2, gấp 3
lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Biển nước ta có nguồn tài nguyên
tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và
nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ
lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt
Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị
như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới, kiến
thức của môn Địa lý cho chúng ta biết điều này.

- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước. Cần phải bảo vệ Tổ quốc vì đất nước ta do
cha ông ta đổ bao xương máu để có được nền độc lập. Hiện nay, vẫn còn nhiều
thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính, phá hoại Tổ quốc ta. Vì vậy chúng ta
phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam sống cần phải có
lí tưởng. Bảo vệ chủ quyền dân tộc là một nội dung quan trọng trong quá trình
hình thành lí tưởng sống cho thanh niên. Kiến thức của môn Giáo dục công dân
giúp chúng ta biết điều này.
- Tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc là một truyền thống quý
báu của dân tộc ta. Kiến thức trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công
dân giúp chúng ta biết điều này.
3
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

2.2. Kĩ năng
- Vận dụng kĩ năng thuyết minh để giới thiệu về thiên nhiên, cuộc sống con
người ở Trường Sa, môn Ngữ văn giúp chúng ta làm được điều này.
- Cách viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh, sự vật, con người là
kĩ năng cần thiết mà môn Ngữ văn cung cấp để chúng ta viết bài tìm hiểu về
Trường Sa.
2.3. Thái độ
- Mỗi bạn học sinh cần biết tự hào về vẻ đẹp của non sông.
- Mỗi bạn học sinh là một tuyên truyền viên tích cực giới thiệu về biển đảo
quê hương, về ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của thế hệ trẻ.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
3.1. Các đơn vị kiến thức trong các môn học liên quan đến tình huống
- Tiết 26 – Địa lý lớp 8: Vùng biển Việt Nam.

- Tiết 44 – 45 – Địa lý lớp 9: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển đảo.
- Tiết 7- Giáo dục công dân lớp 6: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên
nhiên.
- Tiết 13 – 14 – Giáo dục công dân lớp 9: Ngoại khóa: Lí tưởng sống của
thanh niên.
- Tiết 31 – Giáo dục công dân lớp 9: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tiết 47 – Ngữ văn 8: Phương pháp thuyết minh.
- Tiết 51 - Ngữ văn 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Tiết 83 - Ngữ văn 8: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
3.2. Tham khảo trên các sách, báo, tạp chí, mạng internet,… về Trường Sa.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Bước 1: Thu thập tư liệu, hình ảnh.
+ Tư liệu sử dụng: Các bài viết trên sách, báo,...
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tính, máy ảnh.
- Bước 2: Viết các ý chính.
- Bước 3: Tìm hiểu thực tế, trao đổi với các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại quần
đảo Trường Sa.
- Bước 4: Viết thành bài văn.
4
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

- Bước 5: Giới thiệu với các bạn trẻ về Trường Sa.

5
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội



Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống

LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
6
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

TRƯỜNG SA
5.1. Thiên nhiên
5.1.1. Cây bàng vuông

Cây bàng vuông

Hoa bàng vuông

Chắc hẳn khi nói về Trường Sa, mỗi người đều nghĩ đến hình ảnh cây bàng
vuông vốn được khá nhiều người nhắc đến. Có thể hình dung như thế nào về cây
bàng vuông? Đó là một cây thân gỗ với một vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn
bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được
trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có cây bàng vuông là sự dẻo
dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.
Có lẽ điều làm cho cây bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác
trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng cái đẹp ở
Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở nhiều hoa
nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một “sự kiện”. Từng cánh trắng muốt bung nở

ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường
Sa đã gọi hoa bàng vuông là “hoa quỳnh biển”. Nằm trong những cánh trắng
muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của nàng công chúa,
chùm nhụy trung tâm thu hút sự chú ý của đóa bàng vuông.

7
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón Tết, các chú
bộ đội hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ
đã đầy đủ hơn và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao,
sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.
Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất
liền ra, như một thông điệp gửi về Đất Mẹ rằng những người lính Trường Sa vẫn
ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.
5.1.2. Cây phong ba
Phong ba là loài cây dũng mãnh nhất đảo, được mệnh danh là loài cây chúa
tể của đảo và nổi tiếng với sức chống chọi với nắng mưa, dông bão. Vượt lên
trên những loài cây sống trong Quần đảo Trường Sa, phong ba vươn lên giữ
ngôi vị cao nhất và làm biểu tượng cho sức sống nơi Quần đảo đầy sóng gió này.

Dáng vóc phong ba

Hoa phong ba

Cây phong ba rất đẹp về mặt tạo hình. Thân cây với những vết nứt trên vỏ
tạo nên vẻ xù xì tự nhiên và mạnh mẽ. Từng chùm lá xòe ra như những bông

hoa màu xanh. Mỗi chiếc lá phong ba như một con mắt nhìn âu yếm. Hai mặt
lá, một mặt mịn màu xanh, một mặt phủ một lớp lông tơ màu ánh bạc. Hoa
phong ba khá giống hoa sữa, từng chùm lốm đốm như điểm tô cho từng phiến lá
khiến chúng mềm mại mà vẫn giữ được dáng vẻ hiên ngang đứng giữa biển trời.
Các nhà báo đã gọi cây phong ba là “hoa sữa của Trường Sa”.
Ở đảo Song Tử Tây có một dãy phong ba rất đẹp. Những thân cây đổ rạp
xuống nền cát nhưng vẫn vươn lên kiên cường chống chọi bão dông. Phần thân
cây đổ trên cát lại tiếp tục đâm chồi để phát triển thành những thân cây phụ vô
8
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

cùng ấn tượng. Các cô chú nhà báo đặc biệt thích chụp ảnh những gốc phong ba
này vì nó vừa đẹp vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Bức ảnh càng trở nên tuyệt với
hơn nếu có thêm một chú hải quân và một cô văn công cùng dạo bước dưới hàng
cây. Phong ba cũng là loài cây đã đi vào thơ ca viết về Trường Sa.
Phong ba – tên gọi lạ thường
Làm nên khí phách kiên cường Việt Nam.
(Phạm Văn Tình)
Loài cây này cũng là món quà ý nghĩa mà các chú bộ đội gửi về đất liền.
5.1.3. Cây bão táp
Phong ba bão táp luôn đi liền với nhau. Đã có cây phong ba rồi tất phải có
cây bão táp cho đủ đôi. Ở Trường Sa cũng vậy, nhắc đến cây phong ba không
thể không nhắc đến cây bão táp.
Dù đi liền cặp với nhau nhưng về mặt hình dáng, phong ba và bão táp là loài
cây có sự khác biệt cơ bản. Nếu như phong ba là cây thân mộc và có chiều cao
khá lớn, sống từng cây độc lập thì bão táp lại là cây thân thảo, sống thành từng
bụi. Những chiếc lá bão táp giống như lá cây hoa sứ nhưng mỏng manh hơn và

to hơn gấp nhiều lần.

Cây bão táp

Hoa bão táp

Tuy tầm vóc không hoành tráng như cây phong ba hay bàng vuông nhưng
bão táp lại mãnh mẽ ở sự sinh sôi. Lá bão táp mỏng và dễ bị tổn thương. Qua
9
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

mỗi mùa gió muối là lá cây bị táp và rụng sạch, thân cây cũng bị teo và chết khô
từng bụi. Thế nhưng ở phần gốc vẫn tiềm tàng một sức sống. Đến mùa xuân, từ
những gốc cây tưởng như đã chết khô lại bật ra những chồi non. Những chồi này
nhanh chóng phát triển để tạo nên những thân cây mới, chẳng mấy chốc đã có
thể thay thế lớp cây thế hệ trước đó bị thiên nhiên hà khắc loại bỏ. Hoa bão táp
mọc từ khe lá tạo thành từng chùm màu trắng, rất giống với hình dáng của hoa
cà phê nên ở một góc độ nào đó, nó cũng làm cuộc sống của người lính đảo
thêm lãng mạn.
5.1.4. Sóng và cát
Sóng ở đảo cũng có nét đặc biệt. Đảo có bốn bề là biển, những con sóng bền
bỉ vẽ lên chân đảo một viền hoa sóng như một dải đăng ten dưới chân váy của
các bạn gái vậy. Sóng mùa biển lặng là đẹp nhất, từng con sóng mơn man bờ cát
tung bọt trắng xóa. Từng ngọn sóng như những ngọn bút lông mềm mại tung
những nét vẽ đầy ngẫu hứng, bền bỉ suốt tháng ngày làm nên vẻ sinh động cho
không gian biển đảo. Nếu như một ngày không có tiếng rì rào của những con
sóng thì chắc hẳn bờ biển sẽ đơn điệu đi nhiều lắm.

Cát xung quanh các đảo ở Trường Sa thường là san hô. Vì là san hô vụn nên
hạt cát khá khô, không mịn như cát sông hoặc ở một số vùng biển ven bờ trong
đất liền của Việt Nam. Có khi cùng một hòn đảo nhưng mạn bên này là cát san
hô, mạn bên kia chỉ là những dải san hô gãy bồi đắp thành bờ bãi. Trong vô vàn
những mảnh san hô ấy, nếu chịu khó tìm kiếm sẽ thấy một số mẩu có hình thù
khá lạ mắt, cũng có những mảnh san hô mang màu sắc lạ, đặc biệt là màu đỏ
tươi. Nhiều vị khách ra thăm đảo đã mang những mảnh san hô này về đất liền
làm kỉ niệm, đó cũng là một cách để khẳng định rằng mình đã đặt chân đến
Trường Sa. Nhiều doi cát ở Trường Sa mang hình thù đặc biệt, có doi cát còn
tạo nên hình chữ S khá ấn tượng. Hình ảnh cát trắng, biển xanh và màu trang
phục của các chú hải quân hòa quyện vào nhau đã tạo nên những bức ảnh giàu
tính nghệ thuật.
Trên những doi cát này, gió và sóng đã vẽ ra thật nhiều những bức tranh
thiên nhiên với những hình thù khác nhau. Ngoài việc các doi cát liên tục được
thay đổi hình dạng thì trên mình chúng cũng luôn có các lớp vân tạo sóng. Còn
gì thích thú hơn khi được lội chân trần trên những doi cát ở một phần máu thịt
ngoài khơi xa của Tổ quốc!
10
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

5.1.5. Sóng bạc đầu
Sóng bạc đầu là những con sóng với cấp độ khá lớn khiến chúng tung bọt
trắng xóa như những mái đầu bạc.

Vào mùa biển động, từ mỗi đảo ở Quần đảo Trường Sa nhìn ra tứ phía đều
chỉ thấy những con sóng tung bụi trắng xóa cùng những tiếng gầm gào suốt
ngày đêm. Vào những ngày này, các chú bộ đội Trường Sa rất vất vả trong việc

chống chọi với thiên nhiên. Sóng bạc đầu có tác động rất nhiều đến cuộc sống
của những người lính đảo. Từ việc bảo quản trang bị do gió muối tấn công đến
việc che chắn, bảo vệ, sơ tán rau xanh… Những con sóng bạc đầu đã biến những
vùng biển lớn từ màu xanh quen thuộc của biển cả sang màu trắng của sóng và
bọt biển. Lúc này, biển không yên bình, hiền hòa nữa mà dường như đã nổi giần
thực sự với những ngọn sóng sục sôi, trắng xóa.
Sóng bạc đầu thường gắn liền với những cơn bão. Quần đảo Trường Sa vốn
được mệnh danh là quần đảo bão tố. Bão biển khiến biển động dữ dội, tạo nên
vô số cơn sóng bạc đầu. Sóng bạc đầu vừa ngăn trở những con tàu từ đất liền
đến với Trường Sa vừa gây khó khăn cho ngư dân đang đánh cá ngoài khơi. Khi
11
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

bão đến nhanh hoặc công tác dự báo khí tượng thủy văn không lường hết được,
tàu không kịp vào bờ phải ghé tạm vào các đảo tránh bão. Với những người đi
biển và sống trên biển, chắc hẳn không ai mong gặp sóng bạc đầu cả.
5.1.6. Bình minh ở Trường Sa
Ở Trường Sa, khoảnh khắc
bình minh lên rất tuyệt. Bóng
đêm bị xua tan dần, mặt trời từ
từ nhô lên khỏi mặt biển phẳng
lặng và tinh khiết. Đường chân
trời lúc này thẳng tắp như một
sợi chỉ cắt ngang ông mặt trời.
Biển được phủ một lớp tráng
vàng trong suốt. Ánh sáng chan
hòa, thiên nhiên như reo ca

trước bình minh của một ngày mới… Ở mỗi đảo trên Quần đảo Trường Sa, mặt
biển và bầu trời luôn song hành. Một ngày bắt đầu khi mặt trời mọc ở biển, lên
cao, rồi lại lặn xuống biển để chia tay với ánh sáng, đón bóng đêm về. Và giây
phút mặt trời nhô lên khỏi mặt biển ban phát thứ hào quang dịu ngọt khắp đại
dương, đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới thật tuyệt vời.
Thiên nhiên thật diệu kì. Vì sao chúng ta lại không tận hưởng những khoảnh
khắc tuyệt vời đó nhỉ?
5.1.7. Hoàng hôn trên biển
Muốn được trải nghiệm cảm
giác đón bình minh trên biển,
các bạn có thể không cần ra
Trường Sa nhưng với hoàng hôn
thì khác. Hoàng hôn trên biển có
thể coi là “đặc sản” của Trường
Sa. Hầu như tất cả các vùng quê
trên đất nước Việt Nam đều
không thể ngắm cảnh mặt trời
lặn trên biển, đơn giản là mặt
12
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

trời lặn xuống ở hướng tây, mà trong đất liền thì đại bộ phận các vùng đất hướng
tây không phải là biển.
Vậy hoàng hôn trên biển có gì đặc biệt? Thứ ánh vàng trải trên mảnh nước
xanh sẫm, đậm đà hơn ánh vàng trong suốt và thanh khiết của bình minh. Mặt
biển bao la nhuộm một màu vàng suộm, sánh vàng như mật. So với bình minh
thì hoàng hôn trên biển không có vẻ tinh khiết, thanh nhẹ nhưng bù lại là sự đằm

thắm, chín mọng. Cũng đúng thôi bởi ông mặt trời và đại dương đã qua một
ngày soi chiếu, nhìn ngắm nhau mỏi mệt. Hoàng hôn bao giờ cũng có cái uể oải,
trễ nải của nó và hoàng hôn trên biển Trường Sa cũng vậy. Khi thứ ánh sáng ấy
trải mênh mang trên một vùng sóng nước không có điểm bắt đầu cũng chẳng có
nơi kết thúc thì sẽ tạo nên một cảm giác thật mạnh. Mặt trời bầm đỏ như một
hòn sắt nung sắp bị ném xuống chiếc chảo dát vàng bên dưới. Trong khoảnh
khắc hoàng hôn, rất có thể các chú cá biển sẽ nổi hứng mà ngoi lên với những
cái vây trông như cánh buồm nhỏ diễu hành trên mặt nước đấy các bạn ạ.
Khi đã kết thúc một ngày làm việc, huấn luyện, ngồi ngắm hoàng hôn
xuống, các chú bộ đội rất nhớ bố mẹ, bạn bè, người yêu nơi đất liền. Cũng đúng
thôi bởi hoàng hôn vốn nổi tiếng là kẻ dễ gây tâm trạng buồn nhớ, mà hoàng hôn
ở Trường Sa lại càng đặc biệt, nó gây cảm giác mạnh hơn kia mà.
5.1.8. Một giờ có đủ nắng – mưa – dông – bão
Nếu may mắn, những đoàn khách trên tàu ra Trường Sa trong hải trình của
mình sẽ được chứng kiến sự biến chuyển mau lẹ của thời tiết nơi đây.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, trên vùng biển Trường Sa, người ta có
thể chứng kiến một vòng tuần hoàn của các hiện tượng thiên nhiên. Đầu tiên là
dông nổi lên, mây đen vần vũ, bầu trời tối đen, rồi tiếp đó mưa rào kéo đến. Mưa
ầm ầm như trút nước, sau đó trời nhẹ dần, mây đen bay đi, ánh nắng le lói. Rồi
trời trở nên trong xanh, nắng vàng trải trên mặt biển cùng gió nhẹ như chưa từng
có một cơn mưa lớn ngay trước đó chừng mười lăm phút. Cả “quy trình” này
diến ra rất mau lẹ, có khi chỉ trong vài chục phút.
Điều thú vị là hiện tượng trên có thể lặp lại nhiều lần trong một ngày, trên
các vùng biển khác nhau. Cũng có hiện tượng tại nơi con tàu đang đi, trời mưa
rào to nhưng nhìn sang vùng biển trước mặt hoặc kế bên thì khoảng trời bên

13
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội



Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

cạnh vẫn nắng rực rỡ. Và ngược lại, nơi ta đứng đang nắng nhưng rất có thể đưa
tầm mắt ra xa một chút sẽ gặp … một cơn mưa.
Vì thế mà trên vùng biển Trường Sa, rất có thể bạn sẽ được làm “khách
mời” của một cơn mưa, hoàn toàn có thể đứng ngoài để chiêm ngưỡng vẻ đẹp
của nó một cách toàn cảnh. Mưa và nắng ở Trường Sa là hai yếu tố luôn luôn
làm bạn, có thể song hành cùng nhau, gần gũi như anh chị em chứ không hề xa
cách và ít duyên hội ngộ như ở đất liền.
5.1.9. Nước ngọt ở đảo

Vận chuyển nước ngọt

Tiết kiệm nước ngọt

Nước ngọt ở Trường Sa quý như vàng. Chính bởi thế, việc sử dụng nước
ngọt ở trên các đảo phải hết sức tiết kiệm và cần được tính toán cụ thể. Các bể
chứa nước ngọt đều được khóa lại, không phải lúc nào cũng có thể lấy để sử
dụng. Nước ngọt chủ yếu dùng vào việc nấu ăn, đun nước uống, sau đó mới đến
các nhu cầu khác.
Các chú bộ đội ở Trường Sa đều phải tắm bằng nước biển, sau đó “tráng” lại
bằng một gáo nước ngọt. Dùng nước ngọt ở các đảo trong Quần đảo Trường Sa
phải theo “quy trình” tận dụng: rửa rau, rửa tay, tưới rau. Nhiều bể chứa nước
ngọt ở Trường Sa có kẻ câu khẩu hiệu “Nước là máu” hay hiền lành hơn thì là
“Hãy tiết kiệm nước”.
Nước ngọt ở đảo trông vào hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất là từ đất liền
chở ra. Nguồn thứ hai là từ những cơn mưa. Mỗi khi có mưa, các chú bộ đội sẽ
tận dụng mọi phương tiện, đồ dùng có thể hứng nước để đưa vào bể chứa. Quần
áo cũng được đem ra giặt và người thì được tắm thỏa thích. Bởi vậy, ở Trường


14
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Sa, mưa luôn đem lại niềm vui lớn cho những người lính. Mỗi cơn mưa là một
đại tiệc nước so với việc phải tiết kiệm từng gáo nước nhỏ của ngày thường.

5.2. Các chú bộ đội Trường Sa
Như các bạn đã biết, các chú
bộ đội là những người làm
nhiệm vụ canh giữ chủ quyền
Tổ quốc. Vậy ở đảo, các chú
thuộc binh chủng nào nhỉ?
Ở Trường Sa, ngoài các chú bộ
đội Hải quân làm nhiệm vụ
chính trên biển còn có các chú
bộ đội Không quân, các chú bộ
đội Phòng không, các chú bộ đội thuộc các binh chủng Bộ binh với các chuyên
ngành khác nhau như Công binh. Ở Trường Sa lâu như thế, các chú có về đất
liền không? Đương nhiên là có rồi, bởi gia đình các chú đều ở đất liền mà.
Thông thường,mỗi năm, các chú được nghỉ phép một lần về đất liền thăm người
thân. Để bảo vệ Trường Sa luôn cần sự có mặt của các chú và các chú cũng luôn
sẵn sàng nhận nhiệm vụ thiêng liêng này.
5.3. Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa có gì khác Tết ở đất liền? Có nhiều cái khác mà nếu ai chưa
từng ở Trường Sa sẽ khó mà hình dung ra.


15
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Cái khác thứ nhất là mọi thứ phục vụ cho Tết ở Trường Sa đều được đưa từ
đất liền ra, từ rau quả, gạo nếp, lá dong,…
Cái khác thứ hai là các chú bộ đội ở Trường Sa bao giờ cũng ăn Tết sớm,
ngay khi những đoàn tàu mang đồ Tết từ đất liền cập đảo.
Cái khác thứ ba là mâm ngũ quả ở Trường Sa thường làm bằng nhựa.
Tuy vậy, Tết ở Trường Sa cũng có nhiều điểm giống Tết ở đất liền.
Điểm giống thứ nhất là không khí chuẩn bị. Gần Tết, các chú bộ đội khéo
tay cùng nhau làm những cành đào, cành mai, hoa hồng, hoa cúc,… bằng nhựa
để trang trí.
Điểm giống thứ hai là Tết ở Trường Sa cũng có bánh chưng nhưng là bánh
do các chú bộ đội tự gói; thịt lợn để làm nhân bánh cũng do các chú “tăng gia
sản xuất” đấy các bạn ạ.
Điểm giống thứ ba là không khí của ngày Tết. Tết trên đảo cũng giống như ở
đất liền: rất vui. Ở các đảo nổi, các chú bộ đội lập thành đoàn, đi chúc Tết lẫn
nhau, gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp và những tiết mục văn nghệ “cây nhà
lá vườn”. Còn ở đảo chìm và nhà giàn do cùng tập trung ở một điểm nên các chú
bộ đội chỉ việc ngồi quây quần đón Tết và ôn chuyện quê nhà.
Tết ở đảo thường đáng nhớ đối với mỗi người lính Trường Sa – những người
đã phải xa gia đình để chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.
5.4. Cột mốc chủ quyền
Trên các đảo ở Quần đảo Trường Sa, dù là đảo nổi hay đảo chìm đều không
thể thiếu cột mốc chủ quyền. Đây là vật ghi dấu, thể hiện chủ quyền của Việt
Nam đối với hòn đảo đó. Nhiều cột mốc được dựng khá đẹp như cột mốc chủ
quyền trên đảo Trường Sa lớn, đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết,…

Trên cột mốc chủ quyền thường
ghi tên đảo, vị trí kinh độ, vĩ độ của
hòn đảo. Bên cột mốc chủ quyền bao
giờ cũng là cột cờ Tổ quốc. Ở biển
luôn đầy ắp gió, vì thế cờ Tổ quốc
của chúng ta luôn tung bay kiêu
hãnh trên các đảo. Cột mốc chủ
16
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

quyền cũng là nơi các đoàn văn công từ đất liền ra dựng sân khấu ngay bên cạnh
để biểu diễn phục vụ bộ đội. Cột mốc chủ quyền cũng là nơi các đoàn khách từ
đất liền vẫn đứng chụp ảnh lưu niệm trước khi rời đảo. Ngay cả những người
lính đảo, khi hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền, cũng đứng lưu luyến chia tay
đồng đội và chụp ảnh lưu niệm bên cột mốc thân thương này.
5.5. Những người con của biển
Từ hàng trăm năm nay, khi làm chủ Trường Sa, các thê hệ cha ông của
chúng ta đã đổ biết bao công sức, máu xương để giữ gìn từng hòn đảo nhỏ thân
thương của Tổ quốc. Có thể nói, mỗi hạt cát, viên sỏi trên Quẩn đảo đều thấm
đẫm mồ hôi và máu của các thế hệ người Việt Nam.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4 năm
1975), Quần đảo Trường Sa được giải phóng. Sự kiện giải phóng Quần đảo
Trường Sa gắn liền với hình ảnh đoàn tàu không số. Sau khi giải phóng Đà
Nẵng, ba chiếc tàu không số đã xuất phát từ cảng Tiên Sa tiến thẳng ra đảo Song
Tử Tây. Sau ba ngày, đoàn tàu đã đến nơi và nổ súng giải phóng Song Tử Tây
vào ngày 14 tháng 4 năm 1975. Sau đó, một số đảo khác lần lượt được giải
phóng như Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang,… Ngày 29 tháng

4 năm 1975, Quần đảo Trường Sa được giải phóng hoàn toàn.
Từ đó đến nay, tuy Trường Sa
đã được giải phóng và thuộc
quyền quản lí của Việt Nam nhưng
quần đảo này vẫn bị các thế lực
ngoại bang nhòm ngó. Trường Sa
vẫn đang được bảo vệ từng ngày,
từng giờ bởi những người lính
luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ vì Tổ
quốc. Trước thiên nhiên khắc
nghiệt và sự nguy hiểm thường
xuyên rình rập, các chú bộ đội đã
biết cách vượt qua để hoàn thành
nhiệm vụ. Để bảo vệ Quần đảo
yêu dấu của Tổ quốc, đã có những
chú bộ đội ngã xuống. Màu cờ đỏ
17
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

của lá cờ Việt Nam tung bay trên các đảo tại Quần đảo Trường Sa có cả màu
máu của nhừng người con đất Việt.
Hàng năm, những chuyến tàu ra thăm Trường Sa khi đến vùng biển đảo Cô
Lin – Gạc Ma luôn dừng chân thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh vì
Trường Sa. Trên một số đảo của Trường Sa hiện nay vẫn còn một số ngôi mộ
của các liệt sĩ. Các anh đã rời đất liền, ra đảo làm nhiệm vụ và mãi mãi không
trở về nữa. Điều người dân Việt không thể nào quên là đa số những người lính
hi sinh trên biển, thân thể các anh đã hòa vào lòng đại dương, tan vào từng ngọn

sóng ngày đêm vỗ về Đất Mẹ thiêng liêng.

Lễ thả hoa trên vùng biển Cô Lin – Gạc Ma tưởng niệm các liệt sĩ
5.6. Những công dân nhỏ tuổi
Một điều rất thú vị ở Trường Sa hiện nay là còn có thêm các công dân nhỏ
tuổi. Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc vì sao các bạn nhỏ lại có mặt ở Trường Sa
phải không? Là bởi nhà các bạn ấy ở đó, các bạn đi theo bố mẹ ra Trường Sa
mà. Không phải tất cả các đảo trong Quần đảo đều có nhân dân sinh sống nhưng
ở một số đảo lớn như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết,… hiện nay đều
có những công dân đặc biệt như thế.
Cuộc sống trên đảo tuy còn nhiều khó khăn nhưng các bạn nhỏ cũng nhận
được sự quan tâm rất lớn từ đất liền. Ở Trường Sa cũng có trường học. Ngoài
giờ học, các bạn nhỏ trên đảo còn được các thầy cô giáo và các chú bộ đội tổ
chức cho các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao,… Điều kiện ở đảo còn
nhiều khó khăn nên việc học tập của các bạn cũng không được thuận lợi như ở
đất liền. Sách vở và bút mực cũng không sẵn như đất liền đâu. Thầy giáo, cô
18
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

giáo ở đảo cũng rất vất vả. Mỗi thầy, cô thường phải dạy học sinh thuộc nhiều
khối lớp khác nhau.
Mỗi lần có tàu từ đất liền ra, thế nào các vị khách thăm đảo cũng ghé thăm
nhà các bạn, động viên và tặng quà. Sau này lớn lên có thể các bạn nhỏ ở
Trường Sa sẽ vào đất liền học tập, công tác cũng có thể các bạn sẽ ở lại đảo. Các
bạn nhỏ ở đây luôn được các chú bộ đội dành cho những tình cảm trìu mến và
ngược lại, các bạn cũng thấy yêu quý các chú bộ đội.


Đường tới trường
5.7. Hành động của thanh niên hiện nay
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên nói chung và thanh
niên học sinh nói riêng phải xác định phải bảo vệ biển đảo bằng tri thức về chủ
quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng
liêng chủ quyền biển đảo và giá trị chủ quyền to lớn mà ông cha ta đã đổ xương
máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến
chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ
chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông
cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công
ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Thanh niên cần tích cực hưởng ứng các diễn đàn hợp pháp trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trên internet để khẳng định chủ quyền biển đảo
19
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

của Việt Nam, đồng thời kịch liệt lên án và tham gia đấu tranh ngăn chặn các
hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thanh niên là hậu phương, là chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các
chiến sĩ biển đảo. Vì vậy, thế hệ trẻ cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất của
người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định
hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết. Khi đó, chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh
lớn, đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần
tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những
gì mình có thể.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời
của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ là ra sức gìn giữ

toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “Các Vua Hùng đã
có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Thanh niên chuyển quà ở đất liền ra Trường Sa

20
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Mang mầm xanh đến Trường Sa

Trường Sa và 12 ngày đáng sống của thanh niên tình nguyện
21
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục
triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến
lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy
tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.
Cùng tìm hiểu về Quần đảo Trường Sa, các bạn sẽ xây dựng được lí tưởng
sống của thế hệ trẻ chúng ta.
Một là, đóng góp trí tuệ, sức lực của mình để mang lại lợi ích cho gia đình
và xã hội.
Hai là, đặt ra cho mình các mục tiêu, mong muốn đạt được trong cuộc sống

để luôn nỗ lực thực hiện.
Ba là, sẵn sàng và chủ động giúp đỡ mọi người xung quanh, biết sống vì
mình và vì người khác.
Bốn là, tâm niệm về ước mơ, khát vọng của mình là cách nuôi dưỡng ước
mơ tốt nhất.
Năm là, học tập và rèn luyện để đạt được kết quả xuất sắc trong học tập và
cuộc sống.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã thay lời thanh niên nói về lí tưởng của thế hệ
trẻ:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
22
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội


Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi (…)
Chưa có điều kiện ra Trường Sa nhưng để kết nối với mảnh đất thân yêu
này, chúng ta vẫn có cách đấy. Các bạn có thể viết thư thăm hỏi, động viên các
chú bộ đội Trường Sa làm việc thật tốt, chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc, để
Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam!
Các bạn có thể viết thư và đề ngoài bì thư: “Kính gửi các chú bộ đội Trường
Sa – tỉnh Khánh Hòa”, khi đó, các cô chú bưu điện sẽ chuyển tới nơi tập kết
mang ra đảo. Yên tâm một điều là thư sẽ không bị thất lạc đâu. Các bạn có thể
lựa chọn gửi các chú bộ đội ở các đảo khác nhau như đảo Trường Sa Lớn, đảo
Song Tử Tây, đảo Đá Đông, đảo Đá Lát, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Phan
Vinh,… Nếu gửi cho các chú ở đảo nào thì các bạn ghi tên đảo đó vào nhé!
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể viết thư để kết bạn với các bạn nhỏ ở
Trường Sa.
Đây là một việc rất nên làm, bởi Trường Sa sẽ rất vui nếu nhận được thư của
chúng ta đấy!
Các bạn hãy viết thư cho Trường Sa – Việt Nam!

23
Trường THCS Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – Hà Nội




×