Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đồng chí hãy phân tích thực trạng phong trào cộng sản quốc tế từ năm 1991 đến nay và triễn vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 8 trang )

Câu 2: Đồng chí hãy phân tích thực trạng phong trào cộng sản quốc tế từ
năm 1991 đến nay và triễn vọng
Phong trào cộng sản quốc tế là bộ phận tiên tiến của phong trào giải phóng và
công nhân thế giới, là chủ nghĩa quốc tế, có tính cách mạng triệt để; đồng thời phong
trào luôn lấy và áp dụng lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học làm kim chỉ nam cho
hoạt động của mình.
Từ khi ra đời đến nay, phong trào Cộng sản quốc tế đã có những cống hiến to
lớn đối với tiến trình lịch sử thế giới hiện đại, từng là lực lượng đi đầu và chỗ dựa
tin cậy cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhiều đảng cộng sản và
công nhân ở các nước Á - Phi - Mỹ Latinh tích cực tham gia và có đóng góp quan
trọng bào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước mình. Lịch sử đã chứng
minh sự đóng góp to lớn của phong trào Cộng sản quốc tế trong cuộc đấu tranh bảo
vệ hòa bình thế giới, vì tiến bộ xã hội. Trong thế kỷ XX, phong trào Cộng sản quốc
tế từng là biểu tượng niềm tin của nhân loại tiến bộ, đồng thời có ảnh hưởng sâu
rộng đối với đời sống chính trị thế giới. Tuy nhiên, từ khoảng giữa những năm 80
của thế kỷ XX, phong trào đã rơi vào khủng hoảng sâu sắc, toàn diện mà đỉnh điểm
là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Đã hơn 20 năm kể
từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, mặc dù có những
bước thăng trầm, song trong những năm gần đây phong trào Cộng sản quốc tế đã có
những bước hồi phục nhất định chứng tỏ sức sống của một phong trào hiện thực,
được định hình bằng lý tưởng cách mạng, niềm tin khoa học. Hiện nay, phong trào
Cộng sản quốc tế tuy chưa ra khỏi khủng hoảng, nhưng đã vượt qua được thời kỳ
khó khăn nhất, vẫn là lực lượng chính trị quan trọng đang tiếp tục kiên trì cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1

1


Các đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào không chỉ trụ
vững trước những thử thách khắc nghiệt của thời cuộc, mà còn lãnh đạo cộng cuộc


xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cải cách đổi mới, giành được những thành tựu to
lớn trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao được vị
thế quốc tế. Do đó, vai trò và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên thế giới
cũng được củng cố nhất định. Các nước XHCN do nâng cao được vị thế quốc tế nên
ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của quan hệ quốc tế hiện đại, chủ
động đổi mới chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa, hội nhập với khu vực và thế giới.
Đánh giá tình hình kinh tế của 5 nước XHCN, Ngân hàng thế giới (WB) cho
rằng: tỷ trọng GDP của các nước này từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay đã
tăng hơn 2 lần, từ mức 1,7% lên 4,1% và có chiều hướng tiếp tục tăng lên.
Mặt khác, các Đảng Cộng sản cầm quyền đã chủ động tổng kết rút ra những bài
học kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong xây dựng CNXH ở Liên Xô,
Đông Âu và những kinh nghiệm của chính bản thân mình; tích cực nghiên cứu, tìm
tòi về lý luận, thực tiễn mô hình xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện cụ thể của
mỗi nước và những biến đổi của thế giới đương đại. Điều này được thể hiện nổi bật
nhất trong việc sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH. Trung Quốc xác
định mô hình kinh tế thị trường XHCN; Việt Nam - nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN; Lào - nền sản xuất hàng hóa đi lên CNXH. Cộng hòa dân chủ nhân
dân Triều Tiên từ năm 2002 cũng bắt đầu cải cách theo hướng kinh tế thị trường, lựa
chọn bước đột phá vào lĩnh vực giá, tiền và phân phối. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI của Đảng Cộng sản Cuba năm 2011 là Đại hội đổi mới và những ưu việt

2

2


trong truyền thống ( giáo dục, y tế,thể thao, KHKT) được giữu vững, uy tín và ảnh
hưưỏng của Cu ba trên trường quốc tế được tăng cường.

Những thành tựu cải cách, đổi mới của các nước XHCN là một thực tế sinh
động minh chứng cho sức sống và khả năng tự đổi mới để đi lên của CNXH. Các
Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế coi đây là nguồn cổ vũ lớn lao, giúp họ củng
cố niềm tin vào lý tưởng XHCN. Sự tìm tòi, khai phá con đường đi lên CNXH của
các Đảng Cộng sản cầm quyền đã có đóng góp quan trọng cả về lý luận và thực tiễn
trong việc phát triển CNXH, chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện lịch sử mới.
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phục hồi của phong trào cộng sản
quốc tế, góp phần thiết thực vào việc tìm kiếm những phương thức hoạt động hiệu
quả của phong trào trong giai đoạn hiện nay.
- Ở Nga và các nước Đông Âu trước đây phong trào công nhân sớm bộc lộ
những dấu hiệu phục hồi tương đói nhanh chóng về chính trị và tổ chức. Bộ phận
những người cộng sản kiên trung ở từng nước tiếp tục hoạt động, bám sát cơ sở vận
động cán bộ, đảng viên khôi phục phong trào, khôi phục đảng cộng sản.
Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) được phục hồi năm 1993, từ đó đến nay
KPRF đã không ngừng phát triển, được xem là đảng lớn thứ 2 sau đảng cầm quyền ở
Nga. Hiện nay, đảng KPRF có hơn 55 vạn đảng viên. Năm 2000 KPRF Đại hội lần
thứ VII thông qua Cương lĩnh và khẳng định mục tiêu chiến lược của Đảng vẫn là
chính quyền nhân dân chân chính và CNXH.
Ngoài KPRF, phong trào Cộng sản Nga còn có gần 10 Đảng Cộng sản khác
cùng tồn tại và thống nhất với nhau những vấn đề cơ bản như trung thành với chủ
nghĩa Mác- Lênin; cơ sở xã hội đều là các tầng lớp lao động, trước hết là công nhân
và nông dân; cần phải khôi phục chính quyền xô viết, xây dựng CNXH, phục hồi
Nhà nước liên bang đổi mới và một đảng thống nhất.
3

3


- Ở Đông Âu và một số nước khác phong trào cộng sản cũng đã phục hồi và đạt
được một số tiến bộ. Đảng Cộng sản Tátdi kitxtan đang nắm chính quyền. Đảng

Cộng sản Ucraina đuợc phục hồi năm 1993 hiện có hơn 14 vạn đảng viên có 670 tổ
chức cơ sở đảng đang hoạt động. Đảng của những người cộng sản Bêlarut có 16 vạn
đảng viên. Đảng XHCN Bungari hiện có 25 vạn đảng viên, đang là đảng chính trị
lớn mạnh nhất ở nước họ...
- Còn ở các nước tư bản phát triển, nhìn chung sau thời kỳ phân hoá, phong trào
cộng sản đã bước vào quá trình phục hồi. Nhiều đảng vẫn kiên trì chủ nghĩa MácLênin, giữ vững lý tưởng cộng sản, diều chỉnh đường lối chiến lược, sách lựơc và
phương thức hoạt động, củng cố và mở rộng ảnh hưởng trong xã hội, tập hợp lực
lượng dấu tranh chống CNTB, chủ nghĩa đế quốc. Trong tổng 12 nước bắc Âu, hiện
nay có 10 đảng cộng sản có đại biểu tại quốc hội (tức là giành 5% số phiếu trơ lên),
trong đó mạnh nhất là đảng cộng sản Phần Lan, Thuỵ Điển,... Tuy nhiên ở khu vực
này phong trào cộng sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, diễn ra rất phức tạp. Hâu fhết
các đảng cộng sản chưa có uy tín trên trường chính trị, chưa lôi cuống được quần
chúng, tài chính hoạt động vô cùng khó khăn; có đảng chưa đoàn kết, chia rẽ thành
các phái khác nhau như đảng Italya. Năng lực cạnh tranh chính trị của các đảng còn
hạn chế, có nơi chưa có sự ủng hộ của công chúng, chưa giữu vai trò chính trị trong
bộ máy Nhà nước. Đảng cộng sản Nhật Bản cũng là đảng tồn tại lâu năm, sau giai
đoạn thoái trào đảng đã bước vào quá trình phục hồi. Đảng đã tạo tạo uy tín trng đời
sống chính trị của nhân dân Nhật, đạt đươc vị trí đáng kể trong trong các đợt bầu cở
như năm 1999 đạt 152 ghế trong bầu cử thượng viện.
Đối với các đảng cộng sản ở các nứơc đang phát triển PTCSQT từ đầu thập
niên 90 đến nay đã vận động từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách do cục
diện chính trị thế giới đặt ra; đã phục hồi về mặt tổ chức; điều chỉnh về đuowngf lối
4

4


chiến lựơc, sách lược và phương thức đấu tranh; bước đầu thích nghi khá linh hoạt
với điều kiện lịch sử mới. Mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhưng thực trạng
phong trào vẫn chứng tỏ giai cấp công nhân và các tầng lớp lao đọng khác ở thế giới

thứ ba là lực lượng chủ yếu trong cuộc đấu tranh chôíng chủ nghĩa tư bản, chủ nghiã
đế quốc, chống đói nghèo, bất công vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ
và phát triển.
Tuy đã có thành công nhất định trong những năm qua, song phong trào Cộng
sản quốc tế nói chung vẫn tiếp tục phải đối mặt trước khó khăn, hạn chế và những
thách thức lớn như đường lối của nhiều đảng còn chưa chuyển kịp so với yêu cầu,
còn lúng túng trong hoạt động, chưa thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân
lao động, nguồn lực tài chính hạn hẹp, vấn đề đoàn kết, hợp tác, phối hợp hoạt động
giữa các đảng còn nhiều bất cập, v.v..
* Triển vọng của phong trào cộng sản quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI:
PTCSQT vẫn đang tiếp tục phục hồi và phát triển trong tương lai. Để khẳng định
điều này phải dựa trên một số yếu tố dự báo triển vọng của PTCSQT: trên thưch tế
cho thấy các đảng cộng sản cầm quyền đã vượt qua được thời kì khó khăn nhất,
đứng vững và tiếp tục phát triển. Các đảng cộng sản chưa cầm quyền đã có những
điều chỉnh lớn về chiến lựoc, sách lược trong tình hình mới, cải thiện được vai trò,
vị trí trong đời sống chính trị, xã hội. Các đảng cầm quyền đang lãnh đạo sự nghiệp
cải cách, đổi mới mở cửa điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại nhằm xây dựng và
bảo vệ CNXH, hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các đảng cầm
quyền đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, quan hệ với đảng
cầm quyền trên nhiều lĩnh vực. Sự lớn mạnh của các đảng cộng sản cầm quyền đã
mở ra triển vọng mới cho phong trào cộng sản công nhân quốc tế thế kỷ XXI.

5

5


PTCSQT đến nay đã hình thành cơ chế phương thúc sinh hoạt nhằm tập hợp lực
lượng, tăng cường đoàn kết, phói hợp hành động. Đó cũng là bứơc chuyển quan
trọng nhất của PTCSQT vừa qua.

Những chuyễn động tích cực của PTCSQT trên phạm vi thế giới đã tạo một cơ
sở vững chắc dể tin rằng phong trào vẫn giữ vững vị thế và phát triển lên trình độ
mới. Bước đầu có thể khái quát một số xu hướng phát triển của PTCSCNQT trong
những năm đầu cuủa thế kỷ XXI.
Ơ các nước có đảng cộng sản cầm quyền phong trào có nhiều thuận lợi hơn. Sự
lớn manh của các đảng cộng sản cầm quyền là nhân tố hết sức quan trong để phát
triển phong trào cộng sản. Xu hướng đoàn kết giữa các đảng cộng sản cầm quyền
được coi trọng, sự xích lại gần nhau của các đảng cộng sản, và giúp đở các đảng gặp
khó khăn là xu hướng chung của phong trào cộng sản trong thế kỷ XXI.
Ở các nước vốn là những nước xã hội chủ nghĩa thuộc Liên Xô và Đông Âu
trước đây: Ở các nước này, quá trình khôi phục vị thế của các đảng cộng sản, cuộc
đấu tranh của chủ nghĩa xã hội những năm gần đây cũng đã cho nhiều tín hiệu về
triển vọng khôi phục với những mô hình, những giá trị mới của chủ nghĩa xã hội. Ở
hầu hết các nước này đều có những quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, khác xa với
mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xôviết vốn có. Mặc dù sự khôi phục còn gặp
không ít khó khăn.
Các quốc gia là các nước tư bản phát triển: Ở những quốc gia này việc ra đời
của chủ nghĩa xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Song cuộc khủng hoảng tài chính,
nợ công của nhà nước tư bản đang tác động mạnh làm suy giảm uy thế của chủ
nghĩa tư bản. Ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản đã và sẽ xuất hiện nhiều yếu tố mới.
Trong đó việc khôi phục vai trò, vị thế của các đảng cộng sản, đảng công nhân sẽ
quyết định cho triển vọng phát triển đất nước.
6

6


Một xu hướng đáng lưu ý, dù trong giai đoạn nào thì phong trào công nhân
cũng gắn chặt với phong trào dân tộc, trong quá trình đấu tranh ấy lợi ích giai cấp
luôn gắn liền với lợi ích của dân tộc. Sức mạnh của dân tộc cũng là điều kiện cho

tương lai của PTCSCNQT.
Nhận định một số xu thế khả quan của PTCSCNQT trong tuơng lai, nhưng dù
sao trong những năm tới, PTCSQT cần phải vận động thông qua từ những bước đi,
hình thức, cơ chế phong phú linh hoạt, từ mô hình CNXH, con đường đấu tranh cách
mạng, chiến lược và sách lược .. đến tập hợp lực lượng, liên minh giai cấp, phối hợp
hành động... để tiếp tục nuôi dưỡng sức sống và xu thế đi lên của PTCSQT.
PTCSQT sẽ tiếp tục là một trong những lực lượng quyết định chiều hướng vận
động của thế giới trong thời đại ngày nay.
* Liên hệ thực tế: Cách mạng Việt Nam cũng là một bộ phận của cách mạng
thế giới, vì vậy trong quá trình đấu tranh phát triển thì Quốc tế Cộng sản cũng có
những vai trò nhất định trong các đường lối chính sách của Việt Nam, chúng ta tiếp
tục khẳng định những đóng góp của QTCS là hết sức to lớn và vận dụng những kinh
nghiệm hoạt động vào thực tiễn xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986, với bản lĩnh cộng sản và ý chí tiến
công cách mạng, Đảng và nhân dân Việt Nam đã kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường đi lên
CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Hiện nay hơn 4,5 triệu đảng viên
và hơn 90 triệu dân, Việt Nam tích cực thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH mục tiêu sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung
7

7


bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế
tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình
thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường.

Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có
nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây
dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về
mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối
ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao.
Mặc dù đời sống chính trị - xã hội thế giới diễn biến rất phức tạp hiện nay
nhưng chúng ta vẫn có đủ căn cứ lý luận và thực tiễn để khẳng định quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, sau một thời gian khủng hoảng, thoái trào sâu sắc, hiện nay phong trào
cộng sản quốc tế đã có bước phục hồi nhất định, tuy phía trước vẫn còn nhiều khó
khăn, thử thách lớn. Mặc dù vậy, với những chuyển động tích cực như đã nêu trên,
hoàn toàn có cơ sở để tin rằng phong trào cộng sản quốc tế sẽ dần lấy lại vị thế của
một lực lượng cách mạng thời đại. Khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội nhất định sẽ thôi thúc giai cấp công nhân và nhân dân lao động hướng
theo con đường đi lên CNXH. Đó vừa là mục tiêu phấn đấu chung của phong trào
cộng sản quốc tế, vừa là xu thế phát triển hợp quy luật lịch sử./.

8

8



×