Tải bản đầy đủ (.pptx) (142 trang)

tailieu tong hop bai giang van hoa viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 142 trang )

BÀI 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VĂN HÓA


GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Những vấn đề chung về văn hóa

Tổng

Những ĐĐ của môi trường TN, XH &LS
t.động đến QTHT& PT của VHVN

30
tiết;

Những chặng đường phát triển của VHVN

5
bài
Không gian văn hóa Việt Nam

Xây dựng và PT VHVN tiên tiến,
đậm đà bản sắc DT


I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ, PPNC MÔN CSVHVN

1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


a. Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở VHVN nghiên cứu những đặc trưng cơ bản và
những quy luật hình thành và phát triển của VHVN;
- Làm rõ tính phong phú, đa dạng của các vùng, miền
VH, sự giao lưu và tiếp biến VH, cũng như bản sắc
VHDT của VHVN trong quá trình phát triển của
quốc gia DTVN.


b. Phạm vi nghiên cứu:
- Cơ sở hình thành, phát triển và các đặc trưng của nền VHVN;
- Quá trình giao lưu tiếp biến của VHVN;
- Các vùng miền và vùng cộng đồng VHVN;
- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử với môi trường tự nhiên
&XH;
- Quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền VHVN tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.


2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề tự nhiên, XH, con người, lịch sử hình thành và phát triển
VHVN;
- Tiến trình phát triển của VHVN;
- Những đặc trưng cơ bản và những quy luật hình thành, phát triển của VHVN;
- Nghiên cứu VH thông qua các hoạt động nhận thức, các tổ chức cộng đồng, các mối
quan hệ sinh hoạt XH, ứng xử với môi trường TN&XH, các vùng VH khác nhau;
- Nghiên cứu bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc của VHVN.


3. Phương pháp nghiên cứu


a. Phương pháp luận:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, TT HCM, quan điểm,
đường lối văn hóa của Đảng.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng một số phương pháp cụ thể như lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, địa văn
hóa, khảo sát điền dã, so sánh… Ngoài ra còn tổng hợp phương pháp nghiên cứu của
các ngành tôn giáo học, dân tộc học, kiến trúc, hội họa, địa lý, khảo cổ học….


II. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VĂN HIẾN VÀ VĂN VẬT

1. Khái niệm văn hóa
- Hiện nay, có tất cả trên 350 định nghĩa về văn hóa, nhưng chưa có định nghĩa nào được
coi là hoàn chỉnh về văn hóa
- Các nhà nghiên cứu đều thống nhất những nét cơ bản sau:
+ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra thông
qua hoạt động thực tiễn.
+ Văn hóa mang tính dân tộc, tính giai cấp và nhân loại.


2. Khái niệm văn minh
Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển về giá trị vật chất
(là chủ yếu) của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất
định đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân
loại.


3. Khái niệm văn hiến và văn vật
a.Văn hiến:

Văn hiến là bộ phận của văn hóa, là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về những
giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét.
b. Văn vật:
Văn vật là bộ phận của văn hóa, chỉ những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật
văn hóa, lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản văn hóa của một dân tộc.


III. CẤU TRÚC, ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA




1. Cấu trúc
Theo cách phân chia phổ quát:
Cấu trúc văn hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Phân chia theo cách tiếp cận giữa chủ thể văn hóa với môi trường xung quanh:
Cấu trúc văn hóa gồm văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa ứng
xử với môi trường thiên nhiên; văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.


2. Đặc trưng
- Tính hệ thống: Văn hóa không phải tập hợp những sự vật, hiện tượng riêng
lẻ mà nó bao gồm những mặt, những mối quan hệ, những hiện tượng có
quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống thống nhất.
- Tính giá trị: Văn hóa phải có tính giá trị.
- Tính biểu tượng: Tính biểu tượng là đặc trưng của văn hóa.


3. Chức năng
- Chức năng nhận thức:

+ Chức năng nhận thức là chức năng đầu tiên của văn hóa. Nó tồn tại trong
mọi hoạt động văn hóa.
+ Nhờ có nhận thức con người mới có ý thức về thế giới. Chính qua các
hoạt động văn hóa, con người nhận thức được giá trị sáng tạo của mình,
mở rộng tầm hiểu biết, hướng đến cái chân, thiện, mỹ.


- Chức năng giáo dục:
+ Chức năng giáo dục là chức năng bao trùm của văn hóa.
+ Chức năng giáo dục của văn hóa thể hiện ở chỗ bồi dưỡng con người,
hướng lý tưởng, đạo đức, và hành vi của con người theo những khuôn
khổ, chuẩn mực mà xã hội qui định.


- Chức năng thẩm mỹ:
+ Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn hóa.
+ Con người có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Thông qua hình tượng nghệ thuật
trong văn hóa, nghệ thuật, giúp người đọc, người nghe vươn tới cái chân, thiện, mỹ,
khắc phục cái xấu.
- Chức năng giải trí: Văn hóa đáp ứng nhu cầu giải trí của con người.
Ngoài ra, văn hóa còn có chức năng giao tiếp, chức năng tổ chức xã hội, chức năng
điều chỉnh xã hội, đảm bảo kế tục lịch sử và chức năng dự báo, v.v…


IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI, TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
VÀ VĂN HÓA

1.

Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa


- Con người là chủ thể sáng tạo của văn hóa;
- Con người là sản phẩm của văn hóa
- Con người là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sạng tạo ra.


2. Văn hóa với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
- Tự nhiên là cái có trước, văn hóa là cái có sau. Văn hóa chịu ảnh hưởng và
tác động của môi trường tự nhiên
- Văn hóa thể hiện nét đặc trưng của việc tổ chức cộng đồng của xã hội nhất
định.


BÀI 2
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
VÀ LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM


NỘI DUNG

I.

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC DÂN
TỘC VIỆT NAM

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ CỦA VĂN HÓA VIỆT
NAM



I. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM

1. Đặc điểm môi trường tự nhiên

Việt Nam là quốc gia nằm ở
khu vực ĐNA, trong vùng
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.


Điều kiện TN của nước ta khá
đa dạng với núi rừng, đồng
bằng, biển, hải đảo. Hệ thống
sông ngòi được phân bố đều
khắp từ Bắc vào Nam. Do đó,
rất thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, nhất là nông
nghiệp trồng trọt.


*Có thể khái quát một số đặc điểm sau:
- Nước ta nằm ở ngã tư đường di cư của các cư dân từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông, nơi tiếp giáp các nền văn minh lớn của châu Á.
- Địa hình nước ta trải dài theo hướng Bắc - Nam, hẹp hướng Đông - Tây.
- Là vùng sông nước, đặc trưng với nông nghiệp trồng lúa nước.
- Hệ sinh thái đa dạng đã tạo nên sự đa dạng của văn hóa.


2. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam

- Các tộc người Việt Nam đều thuộc 2 loại hình chủng tộc Anhđônêdiêng và

Nam Á.
- Về ngữ hệ: 54 dân tộc ở Việt Nam thuộc 4 ngữ hệ chính Nam Á, Nam Đảo,
Thái và Hán Tạng.


II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Về kinh tế: Việt Nam là một trong những nơi phát sinh ra nông nghiệp trồng
lúa nước sớm trên thế giới.
- Về xã hội: Xã hội Việt Nam cổ truyền là một xã hội nông nghiệp với quan hệ
nhà – làng – nước tạo nên mối quan hệ cộng đồng bền chặt


* Có thể nhận thấy, KT-XH VN quy định nền VH cổ truyền là nền VH nông
nghiệp lúa nước với các đặc trưng cơ bản sau:

+ Một là, cư dân Việt cộng cư thành các xóm làng nên đã sớm hình thành
ý thức cộng đồng làng xã.
+ Hai là, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên nên người Việt có ý
thức tôn trọng và ước vọng sống hòa thuận với thiên nhiên.


+ Ba là, sản xuất nông nghiệp trồng trọt nên đã hình thành lối tư duy tổng
hợp, biện chứng, đề cao kinh nghiệm cảm tính.
+ Bốn là, có lối sống trọng tình, trọng nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ.
+ Năm là, trong ứng xử với môi trường xã hội, người Việt rất dung hợp
trong tiếp nhận, linh hoạt, mềm dẻo trong đối phó.



×