Tải bản đầy đủ (.doc) (344 trang)

Giáo án tiểu học lớp 4 tuần 7 đến 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.9 MB, 344 trang )

TỔNG CỤC KỸ THUẬT
TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ÔTÔ


TỔNG CỤC KỸ THUẬT
TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ÔTÔ
(Dùng cho đào tạo sĩ quan kỹ thuật chuyên ngành Xe máy)

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011

2


Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự mong được bạn đọc góp ý kiến
phê bình
(Quyết định ban hành số: . . . . . /QĐ-SQKTQS ngày . . . . tháng . . . . năm 2011)

TÁC GIẢ
Chủ biên: Đại tá, Thạc sĩ Trần Quốc Toản
Tham gia biên soạn: Thượng tá, Kĩ sư Phạm Ngọc Tuấn
Thượng tá, Kĩ sư Nguyễn Khắc Chanh
Thiếu tá, Thạc sĩ Bùi Quốc Toản
Thiếu tá, Thạc sĩ Trương Hùng

3



MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
Lời nói đầu
Phần I. Những vấn đề chung về bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
Chương 1. Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
1.2. Phân loại và Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT)
1.3. Nội dung tổng quát các công việc trong BDKT ô tô
1.4. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
1.5. Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

Trang
3
7
8
8
8
10
13
17
18

Chương 2. Niêm cất ô tô
2.1. Khái niệm và phân loại niêm cất
2.2. Nội dung niêm cất ô tô

23
23
23


Chương 3. Chẩn đoán kỹ thuật ô tô
3.1. Khái niệm, ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật ô tô
3.2. Cơ sở lý thuyết, nguyên lý vật lý của chẩn đoán kỹ thuật
3.3. Cơ sở phân loại các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật, yêu cầu
trong kiểm tra chẩn đoán ô tô
3.4. Các phương tiện chẩn đoán kỹ thuật ô tô
3.5. Chẩn đoán cụm chi tiết điển hình

27
27
27
29

Phần II. Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ
Chương 4. Bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu khuỷu trục thanh truyền
4.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu khuỷu
trục - thanh truyền
4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
4.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
4.4. Hiện tượng - nguyên nhân cách khắc phục những hư hỏng
thông thường
4.5. Bảo dưỡng một số nắp máy, thân máy, trục khuỷu, thanh truyền
điển hình
Chương 5. Bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu phối khí
5.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu phối khí
5.2. Kỹ thuật bảo dưỡng cơ cấu phối khí
5.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
5.4. Hiện tượng - nguyên nhân - cách khắc phục những hư hỏng
thông thường của cơ cấu phối khí

5.5. Bảo dưỡng một số chi tiết điển hình của cơ cấu phối khí

46
46
46

Chương 6. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống làm mát

84

4

32
39

46
52
52
52
73
73
73
79
79
80


6.1.
6.2.
6.3.

6.4.

Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật
hệ thống làm mát
Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống làm mát
Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
Hiện tượng - nguyên nhân - cách khắc phục những hư hỏng
thông thường của hệ thống làm mát

84
84
89
89

Chương 7. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống bôi trơn
7.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
7.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
7.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
7.4. Hiện tượng - nguyên nhân - cách khắc phục những hư hỏng
thông thường

91
91
91
95
96

Chương 8. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu
động cơ xăng
8.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật

hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
8.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
8.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo duỡng
8.4. Hiện tượng - nguyên nhân - cách khắc phục hư hỏng
thông thường của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
8.5. Kiểm tra chuẩn đoán một số cụm chi tiết điển hình hệ thống
nhiên liệu động cơ xăng

97

Chương 9. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu
động cơ điêzel
9.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống
cung cấp nhiên liệu động cơ điêzel
9.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điêzel
9.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
9.4. Tháo lắp kiểm tra và điều chỉnh một số loại bơm điển hình
9.5. Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ điêzel
9.6. Tháo, rửa và phân loại các bộ phận thuộc hệ thống nhiên liệu
động cơ điêzel

126

Phần III. Bảo dưỡng kỹ thuật Trang bị điện ôtô

172

Chơng 10. Bảo dưỡng kỹ thuật ắc qui
10.1. Những công việc chính trong BDKT ắc quy
10.2. Kỹ thuật bảo dưỡng ắc quy

10.3. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng
10.4. Hiện tượng - nguyên nhân - cách khắc phục những hư hỏng
thông thường

174
174
174
181
181

Chơng 11. Bảo dưỡng kỹ thuật Máy phát và Bộ điều chỉnh điện
11.1. Những công việc chính trong Bảo dưỡng kỹ thuật Máy phát

183
183

5

97
97
103
104
105

127
127
131
132
151
169



và Bộ điều chỉnh điện
11.2. Kỹ thuật bảo dưỡng Máy phát và Bộ điều chỉnh điện
183
11.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
189
11.4. Những hư hỏng thường gặp của máy phát, hiện tượng - nguyên 190
nhân - cách khắc phục
Chơng12. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống khởi động
12.1. Những công việc chính trong Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống
khởi động
12.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống khởi động
12.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
12.4. Những hư hỏnh thường gặp của hệ thống khởi động, hiện
tượng - nguyên nhân - cách khắc phục

191
191

Chơng 13. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa
13.1. Những công việc chính trong Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống
đánh lửa
13.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống đánh lửa
13.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
13.4. Một số hư hỏng thông thường, hiện tượng, nguyên nhân
và cách khắc phục

202
202


Chương 14. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống tín hiệu - chiếu sáng
14.1. Những công việc chính trong Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống
tín hiệu - chiếu sáng
14.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống tín hiệu - chiếu sáng

214
214

Phần IV. Bảo dưỡng kỹ thuật Khung - Gầm ôtô

218

Chương 15. Bảo dưỡng kỹ thuật bộ ly hợp
15.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng bộ ly hợp
15.2. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng bộ ly hợp
15.3. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục những hư hỏng
thông thường của bộ ly hợp

218
218
224
224

Chương 16. Bảo dưỡng kỹ thuật hộp số
16.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hộp số cơ khí (số sàn) và hộp số phụ
16.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hộp số tự động

226
226

232

Chương 17. Bảo dưỡng kỹ thuật trục truyền - các đăng
17.1. Kỹ thuật bảo dưỡng trục truyền - các đăng và khớp nối
17.2. Những chú ý khi bảo dưỡng kỹ thuật truyền động các đăng
17.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
17.4. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục những hư hỏng
thông thường của truyền động các đăng

240
240
244
244
244

Chương 18. Bảo dưỡng kỹ thuật cầu chủ động
18.1. Kỹ thuật bảo dưỡng cầu chủ động

247
247

6

191
197
197

202
205
212


214


18.2.
18.3.

Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng
Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục những hư hỏng
thông thường của cầu xe.

253
254

Chương 19. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
19.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh
19.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phanh
19.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dường hệ thống phanh
19.4. Những hư hỏng thông thường của hệ thống phanh, nguyên nhân
và cách khắc phục

256
256
256
307
308

Chương 20. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái ô tô
20.1. Những công việc chính trong BDKT hệ thống lái ôtô
20.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống lái ôtô

20.3. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng hệ thống lái
20.4. Những nguyên ngân hư hỏng thông thường của hệ thống lái

311
311
311
324
325

Chương 21. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo đỡ vận hành
21.1. Những công việc chỉnh trong bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo
đỡ vận hành
21.2. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng hệ thống treo đỡ vận hành
21.3. Những hư hỏng thông thường của hệ thống treo đỡ vận hành

329
329

Tài liệu tham khảo

334
335
336

7


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình “Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô” được biên soạn theo đề cương,
chương trình môn học đã được “Hội đồng khoa học” Trường Sĩ quan KTQS

thông qua. Đây là tài liệu chính thức dùng cho học tập và giảng dạy hệ SQKT
chuyên ngành ô tô tại trường Sĩ quan KTQS.
Trong quá trình biên soạn, giáo trình đã trình bày những kiến thức cơ bản,
về lý thuyết bảo dưỡng, chẩn đoán kỹ thuật, các nội dung về kỹ thuật bảo dưỡng
động cơ, điện, khung-gầm, bảo dưỡng tổng hợp, đặc biệt là kiến thức mới về kỹ
thuật bảo dưỡng các trang bị tự động điều khiển trên ô tô. Tài liệu bao gồm 2
tập, 21 chương.
Phần I và phần II: Bao gồm 09 chương, trình bày lý thuyết chung về bảo
dưỡng, chẩn đoán ô tô và kỹ thuật bảo dưỡng động cơ.
Phần III và phần IV: Bao gồm 12 chương, trình bày kỹ thuật bảo dưỡng
trang bị điện và kỹ thuật bảo dưỡng khung - gầm ô tô.
Giáo trình đã cố gắng trình bày hệ thống từ lý thuyết chung về kỹ thuật bảo
dưỡng về chẩn đoán ô tô đến kỹ thuật bảo dưỡng ô tô, chủ yếu một số ô tô điển
hình, như: UAZ-3160, GAZ-66, ZIL130, URAL-375, URAL-4320, KRAZ-255,
TOYOTA, NISSAN, HUYNDAI, DEAWOO,...
Trong quá trình biên soạn các tác giả đã tham khảo nhiều giáo trình, tài liệu
của nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề, sách về ô tô - máy kéo và
động cơ đốt trong của nhiều nhà xuất bản trong và ngoài nước ấn hành. Tuy vậy,
chắc chắn giáo trình vẫn còn nhiều chỗ chưa trọn vẹn, đầy dủ, rất mong bạn đọc
phê bình, góp ý. Mọi ý kiến xin trao đổi trực tiếp với các tác giả là giáo viên
Khoa Ô tô, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, TCKT.
Xin chân thành cảm ơn.
Các tác giả

8


Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
Chương 1

BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
1.1.1. Khái niệm
Trong quá trình sử dụng và bảo quản, ô tô luôn có những thay đổi về trạng
thái, khả năng làm việc. Ví dụ sự giảm công suất ở động cơ, sự giảm hiệu quả
dầu sau một thời gian sử dụng của hệ thống phanh, lái… các thay đổi này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hao mòn chi tiết theo thời gian sử dụng giữ vai
trò quan trọng nhất. Để ngăn chặn các hư hỏng, làm giảm sự thay đổi về trạng
thái, duy trì tình trạng kỹ thuật ô tô phải tiến hành “Bảo dưỡng kỹ thuật”
(BDKT). Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô là toàn bộ các công việc và các biện pháp tổ
chức kỹ thuật, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của ô tô luôn ở trạng thái sử dụng
cho phép.
Công việc tổng quát trong BDKT ô tô bao gồm: Làm sạch, kiểm tra, chuẩn
đoán, vặn chặt, điều chỉnh các thông số kỹ thuật theo quy định, bổ sung, thay thế
dầu, mỡ, nước làm mát… cho các cụm và hệ thống trên ô tô. Các công việc
BDKT được thực hiện theo một trình tự và căn cứ vào định mức Km hoạt động
của ô tô do nhà chế tạo quy định cho từng nhãn hiệu. Cũng trong BDKT vịêc
điều chỉnh, khắc phục hư hỏng được tiến hành ngay sau khi phát hiện thấy sai
lệch, hư hỏng.
1.1.2. ý nghĩa
Bảo dưỡng kỹ thuật duy trì tình trạng kỹ thuật của ô tô luôn luôn tốt và
đồng bộ, đảm bảo độ tin cậy và an toàn trong sử dụng. Thực hiện đúng, đủ các
nội dung công việc bảo dưỡng kỹ thuật là một trong những biện pháp phòng
ngừa có hiệu quả nhất các nguyên nhân gây ra hư hỏng trước thời hạn của các
chi tiết.
Như trên đã nêu, trong quá trình ô tô hoạt động luôn xảy ra những thay đổi
về trạng thái kỹ thuật mà nguyên nhân của sự thay đổi đó là hao mòn chi tiết.
Hao mòn chi tiết bao gồm sự mài mòn các bề mặt làm việc, sự han rỉ, biến chất
vật liệu chi tiết theo thời gian mài mòn trên các bề mặt làm việc làm cho khe hở
lắp ghép tăng, chất lượng các mối ghép giảm. Sự rỉ mục, biến chất vật liệu chi

tiết, hỏng nhanh chóng chi tiết, cụm chi tiết và ô tô.
Mài mòn là nguyên nhân chủ yếu làm hỏng các chi tiết, nối ghép. Các công
việc trong BDKT như việc điều chỉnh các thông số kỹ thuật, bổ sung, thay thế
dầu, mỡ… là những biện pháp tích cực nhất làm giảm mài mòn, kéo dài tuổi thọ
các chi tiết. Ví dụ trên hình 1-1 giới thiệu sự thay đổi kích thước nối ghép do
mài mòn trong một cặp chi tiết có chuyển động tương đối với nhau theo thời
gian sử dụng.

9


Hình 1.1: Đường biểu diễn quá trình thay đổi khe hở lắp ghép
một cặp chi tiết có chuyển động tương đối

- Đoạn OA, ứng với thời kỳ chạy rà của các chi tiết, bề mặt mới sắp xếp.
Do có độ nhấp nhô lớn, áp suất riêng tác dụng trên bề mặt cao, độ mòn sẽ tăng
nhanh. Vì thế trong giai đoạn này cần phải có các chế độ chăm sóc bảo quản đặc
biệt.
- Đoạn AB là giai đoạn làm việc chủ yếu của nối ghép nếu thực hiện đúng
chế độ bảo quản chăm sóc thường xuyên, định kỳ thì tốc độ mài mòn chậm;
đường biểu diễn mài mòn gần như song song với trục hoành.
- Đoạn sau chữ B là đoạn phá hỏng chi tiết. Khe hở nối ghép đã vượt quá
giới hạn quy định nếu làm việc nối ghép sẽ sinh nhiệt, sinh va đập lớn, màng
dầu bôi trơn bị phá hại. Bởi việc cần kiểm tra, bảo dưỡng theo các chế độ, hoặc
phục hồi lại khả năng làm việc của các nối ghép. Với một ô tô, đường hao mòn
theo thời gian sử dụng cũng tương tự như vậy: Đoạn OA trên trục thời gian
tương ứng với thời kỳ sử dụng và bảo dưỡng rà trơn, điểm B tương ứng với các
chu kỳ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hoặc giới hạn đưa ôtô đi sửa chữa.
Mặt khác do quá trình mài mòn chi tiết do bụi, cặn từ môi trường thâm
nhập vào dầu bôi trơn, lượng tạp chất cơ học trong dầu bôi trơn tăng lên, khả

năng lọc của bộ lọc dầu dần giảm hoặc không còn tác dụng. Lượng tạp chất
trong dầu bôi trơn tăng, làm tăng ma sát giữa các bề mặt làm việc của các chi
tiết, tăng độ mài mòn. Thực nghiệm đã xác định mối tương quan giữa lượng tạp
chất cơ học trong dầu nhờn và thời gian sử dụng ôtô thể hiện trên nền hình 1-2.
Đồ thị cho thấy lượng tạp chất cơ học tăng rất nhanh khi xe đã họat động
được trên 3000 km. Khi lượng tạp chất cơ học lớn hơn 0,2% thì khả năng bôi
trơn của dầu không còn đảm bảo, buộc phải cho xe ngừng hoạt động, tiến hành
bảo dưỡng chăm sóc, nếu không tốc độ mài mòn tăng rất nhanh có thể dẫn đến
phá huỷ các chi tiết.
Cùng với kiểm tra, điều chỉnh, thay thế dầu, mỡ, việc kiểm tra, phải làm
sạch, bổ sung, thay thế chi tiết bộ phận bị thiếu, hỏng … sẽ làm cho ôtô luôn
sạch đẹp, đồng bộ.

10


Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa lượng tạp chất cơ học
trong dầu nhờn với km hoạt động của ô tô

1.2. Phân loại và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật
1.2. 1. Phân loại, phân cấp bảo dưỡng kỹ thuật
Căn cứ vào công nghệ chế tạo, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo và khả
năng bôi trơn các chi tiết, cụm và hệ thống trên ô tô mà nhà chế tạo quy định chế
độ BDKT cho từng loại ô tô. Trong “Điều lệ công tác kỹ thuật xe máy Quân đội
nhân dân Việt Nam” quy đinh đối với ô tô, áp dụng bốn loại BDKT sau:
- BDKT thường xuyên.
- BDKT định kỳ.
- BDKT rà trơn.
- BDKT đặc biệt.
Ngoài ra ô tô niêm cất có chế độ bảo dưỡng, bảo quản, chăm sóc riêng.

1.2.1.1. Bảo dưỡng kỹ thụât thường xuyên
Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên (BDTX) được tiến hành theo từng tuyến
công tác hoặc từng ngày hoạt động của ô tô, do ngươi lái xe trực tiếp thực hiện.
Trong quá trình sử dụng ô tô, BDTX là đặc biệt quan trọng vì:
- Nó cho phép phát hiện, phòng ngừa kịp thời các sai lệch, hư hỏng của các
chi tiết trên ô tô, giữ cho hình dáng và tình trạng kỹ thuật của ô tô luôn tốt, góp
phần bảo đảm an toàn trong sử dụng.
- Lực lượng tham gia BDTX rất đông đảo (Lái xe), các dụng cụ, phương tiện
dùng trong BDTX đơn giản, chi phí cho bảo dưỡng thấp song hiệu quả rất cao.
BDTX gồm các nội dung công việc sau:
- Kiểm tra chuẩn bị ô tô trước khi đi công tác và khi đi công tác về khu kỹ thuật.
- Kiểm tra chăm sóc ôtô khi hoạt động và dừng nghỉ trên đường.
- Bảo dưỡng ôtô sau khi đi công tác về hoặc sau một ngày hoạt động.
1.2.1.2. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ
- Khái niệm:
BDKT định kỳ ô tô là loại BD được tiến hành theo định mức km ô tô hoạt
động “hoặc giờ máy nổ”.
Theo quyết định 445/1999/QĐ-QP ngày 07 tháng 04 năm 1999 của Bộ
trưởng Bộ Quốc Phòng, đối với ô tô đang sử dụng trong Quân đội, BDKT định
kỳ được chia làm hai cấp:
+ BDKT định kỳ cấp 1 (BD1).
11


+ BDKT định kỳ cấp 2 (BD2).
BDKT định kỳ do thợ chuyên môn đảm nhiệm có sự hỗ trợ của lái xe.
- Định mức km cho BDKT định kỳ:
Là quy định về mức hạn km (tối đa) để thực hiện các nội dung BDKT định
kỳ (chỉ bắt đầu tính khi ô tô đã qua thời kỳ chạy rà trơn). Trong thời bình các ô
tô: CA-10, CA-30, ZIL -157, GAZ-69 … và một số ô tô hệ 2 sản xuất trước năm

1975 (FORD, DOGG, JEEP …) định mức km được quy định như sau:
+ BD1 thực hiện sau 1000 đến 1200 km.
+ BD2 thực hịên sau 5000 đến 6000 km.
Các ô tô: ZIL -130,ZIL -131,GAZ -53,GAZ - 66,KRAZ -225B,URAL
-375D … định mức km BDKT định kỳ thực hịên theo bảng 1-1
Bảng 1.1: Định mức km BDKT định kỳ các ô tô thông dụng

STT
1
2
3
4

Nhãn hiệu ô tô
GAZ-53, GAZ- 66, UAZ -469
ZIL -130, ZIL -131
KRAZ -255B, MAZ - 500, MAZ -502
KAMAZ -5320. KAMAZ - 5511

Định mức km bảo dưỡng
BD1
BD2
1.600
8.000
2.000
10.000
2.500
12.500
4.000
12.000


1.2.1.3. Bảo dưỡng rà trơn
Bảo dưỡng kỹ thuật rà trơn (Bảo dưỡng rà trơn) là loại bảo dưỡng kỹ thuật
áp dụng chung cho những ô tô mới sản xuất, ô tô mới ra xưởng sau sửa chữa lớn
hoặc những ô tô thay mới cụm động cơ, bắt đầu hoạt động những km đầu tiên
(thường là 1000km).
Bảo dưỡng rà trơn nhằm loại bỏ các hạt mài, tăng khả năng bôi trơn cho
các chi tiết, điều chỉnh loại các thông số kỹ thuật của các cụm, hệ thống trên ô
tô. Khắc phục các hư hỏng phát sinh trong trong thời gian chạy rà trơn.
Chất lượng sử dụng, bảo dưỡng trong giai đoạn chạy rà trơn có ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng bề mặt làm việc của các chi tiết. Quá trình chạy rà trơn làm
thay đổi lớn kích thước, tính chất cơ – lý, san phẳng mấp mô tế vi trên bề mặt
làm việc của các chi tiết do gia công chế tạo để lại. Mặt khác do tốc độ mài mòn
cao nên khe hở lắp ghép trong thời kỳ này thay đổi một cách đáng kể (hình 1-1)
dễ làm cho các cụm, hệ thống trên ô tô có những khuyết tật ngay từ đầu, dễ gây
hư hỏng và mất an toàn. Vì vậy trong thời kỳ chạy rà trơn phải thực hiện tốt các
quy định về sử dụng cũng như BDKT.
Bảo dưỡng rà trơn do thợ chuyên môn thực hiện có sự hỗ trợ của lái xe.
Bảo dưỡng rà trơn được chi làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thực hiện sau khi ô tô chạy được 300 đến 500 km.
- Giai đoạn 2: Thực hiện sau khi ô tô chạy hết km chạy rà trơn từ 800 đến
1000km.
1.2.1.4. Bảo dưỡng đặc biệt

12


Bảo dưỡng đặc biệt là loại BDKT áp dụng cho những ô tô hoạt động trong
điều kiện đặc biệt (vùng rừng núi, ven biển, hải đảo, đường xấu, đường nhiều cát
bụi, ô tô phục vụ hoặc tham gia chiến đấu …v…v…).

Về nội dung: Ngoài những công việc tiến hành bình thường như các loại
BDKT khác, các ô tô, cụm, bộ phận hoạt động trong điều kiện đặc biệt hoặc
chịu ảnh hưởng của điều kiện hoạt động khắc nghiệt, được thực hiện thêm một
số nội dung riêng, tăng cường khâu bảo dưỡng chăm sóc hằng ngày hoặc rút
ngắn chu kỳ, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ.
1.2.2. Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật
Chu kỳ BDKT là quy định về thời gian (hoặc km) hoạt động để thực hiện
“lập lại” một hoặc một số nội dung công việc chăm sóc, bảo dưỡng đối với ô tô.
+ Theo định mức km bảo dưỡng định kỳ, các ôtô nằm ở thứ tự 1, 2, 3 trong
bảng 1-1 có chu kỳ bảo dưỡng định kỳ: BD1, BD1, BD1, BD1, BD2.
Ví dụ: Chu kỳ bảo dưỡng ZIL -130, ZIL -131 được thể hiện ở dạng sơ đồ
như sau:
2000Km
2000Km
2000Km
2000Km
BD1
BD1
BD1
BD1
BD2
2000km
Cũng cách biểu diễn như vậy chu kỳ bảo dưỡng định kỳ ô tô KamAZ-5320,
KamAZ -5511 được thể hiện:
4000Km
4000Km
BD1
BD1
BD2
4000km

Đối với các ô tô hiện đại chu kỳ BDKT được áp dụng theo bảng hướng dẫn
riêng của từng nhãn hiệu ô tô, với nội dung công việc ấn định cho từng cụm, bộ
phận theo bảng (1-2).
Bảng 1.2: Giới thiệu sơ lược chu kỳ km bảo dưỡng kỹ thuật cho một số
cụm bộ phận xe TOYOTA HIACE (trong điều kiện bình thường).
Số Km xe chạy (Km x 1000)
10 20 30 40 50 60 70

Công việc bảo dưỡng
1
Động cơ
Khe hở Xu páp: Động cơ xăng
Dây đai phối khí
Các dây đai khác: Động cơ xăng

K

K

K

K
Thay đổi sau 100.000Km

13

80
K
K


K

K

K

K

K

K

K

K


Số Km xe chạy (Km x 1000)
10 20 30 40 50 60 70

Công việc bảo dưỡng
1
Dầu động cơ: Động cơ xăng
Động cơ điêzel
Bầu lọc động cơ
Nếu điện
Cụm má vít bộ chia điện
Thời điểm đánh lửa: IRZ
Động cơ 2RZ
ắc quy

Bầu lọc nhiên liệu: Động cơ xăng
Động cơ điêzel
Lõi bầu lọc gió: Loại không rửa được
Loại rửa được
Gầm và khung xe
Kiểm tra bàn đạp ly hộp
Phanh chân, phanh tay
Má phanh tang trống
Dầu phanh
Dầu trợ lực tay lái
Độ chụm bánh xe chỉnh hướng
Dầu hộp số cơ khí
Dầu hộp số tự động
Dầu hộp vi sai
Mở ổ bi bánh xe
Lốp và áp suất lốp

80

Thay đổi sau 5000Km
T
K
K
K

T
T
K
K
K

K

T
K

T

T
T
K
K
K
K
T
T

K

T

K
K

T
K
K
K

T
T

K
K
K
K

T
K

T

T
T
K
K
K
K
T
T

K

T

K
K

Thay sau 10.000km
K
K


K

K

K
K

K
K
K
K

K
K
K

K
K
K
K

K

K

K
K
T
K
K

T
T
T
T
K

K
K
K

K
K
K
K

K
K
K

K
K
K
K

K

K

K
K

T
K
K
T
T
T
T
K

Trong thời chiến hay khi ô tô hoạt động ở các điều kiện khắc nghịêt, km
trong các chu kỳ BDKT của tất cả các loại ô tô có thể được giảm tới 25% so với
bình thường.
1.3. Nội dung tổng quát các công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
Trong BDKT ô tô, căn cứ hướng dẫn của nhà chế tạo, điều kiện hoạt động,
quy định nội dung công việc phải thực hiện cho từng loại, từng cấp bảo dưỡng
kỹ thuật như sau:
1.3.1. Các công việc trong bảo dưỡng thường xuyên
1.3.1.1. Kiểm tra ô tô trước khi đi công tác
- Kiểm tra đối với động cơ:
+ Lượng nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát và độ kín của các hệ thống đó.
+ Độ căng dây đai kéo máy phát điện, máy nén khí, bơm trợ lực …
+ Sự chắc chắn, bóp chặt của các mối lắp ghép, làm việc linh hoạt của dẫn
động bớm ga, bớm gió (động cơ xăng), dẫn động bơm cao áp (động cơ điêzel).

14


+ Bầu lọc không khí, bơm nhiên liệu, mức xăng trong buồng phao (xả khí
với hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ điêzel).
Thực hiện: Quay trục khuỷu từ 7 đến 10 vòng để đưa dầu bôi trơn đến các

vị trí cần thiết, kiểm tra sự làm vịêc ban đầu của các cơ cấu.
- Đối với trang bị điện ô tô cần lau khô, làm sạch và kiểm tra:
+ Sự bóp chặt và độ an toàn (không chập) của toàn bộ hệ thống.
+ Mức dung dịch điện phân và thông các lỗ thoáng khí của các ngăn ắc quy.
+ Sự làm việc bình thường của các hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, gạt mưa.
+ Sự nạp điện thông qua đồng hồ hoặc đèn báo nạp.
- Đối với gầm ô tô kiểm tra:
+ Hệ thống lái, phanh, truyền lực và treo đỡ, vận hành, trong đó chú ý kiểm
tra các vị trí ốc hãm, chốt hãm, dẫu mỡ bôi trơn ở các cụm và dầu trợ lực lái.
+ Ca bin, ca pô, móc kéo và biển đăng ký, kiểm tra làm vệ sinh thùng xe.
- Kiểm tra giấy tờ, sổ sách xe ô tô và người lái khi ôtô hoạt động phải có
đầy đủ các loại giấy tờ, sổ sách hợp lệ sau đây:
+ Giấy chứng nhận đăng ký.
+ Giấy phép lưu hành.
+ Giấy phép tập lái (đối với ô tô để dùng huấn luyện lái).
+ Tem kiểm định.
+ Giấy công tác xe.
+ Sổ theo dõi hoạt động của ô tô.
- Đối với người lái khi sử dụng xe cần phải có:
+ Giấy phép lái xe do Cục Xe-Máy cấp phù hợp với hạng ô tô được điều khiển.
+ Giấy công tác của lái xe do Thủ trưởng đơn vị cấp.
+ Giấy phép dạy lái xe (đối với giáo viên dạy lái xe).
1.3.1.2. Kiểm tra ô tô khi đang hoạt động và chăm sóc ô tô khi dừng nghỉ
Khi ôtô hoạt động người lái xe cần thường xuyên theo dõi sự làm việc của
các cụm. Các hệ thống, kịp thời phát hiện các hiện tượng không bình thường để
tìm nguyên nhân hư hỏng và khắc phục. Sau đoạn đường từ khoảng 50 đến
60km người lái xe nên chọn vị trí thụân lợi (bằng phẳng, không gây cản trở giao
thông, gần nguồn nước …) để dừng, để nghỉ, để kiểm tra chăm sóc ô tô. Nội
dung và trình tự tiến hành như sau:
- Sau khi tắt động cơ cần kiểm tra sự làm việc của bầu lọc dầu li tâm (đối

với động cơ có bầu lọc dầu li tâm). Nếu có tiếng kêu “vo vo” kéo dài từ 2 đến 3
phút là tốt.
- Kiểm tra nhiệt độ tại các vị trí như sau: Hộp số, cầu xe, tang phanh, đầu
xe, bánh xe, giảm xóc… để phán đoán đánh giá tình trạng kỹ thuật của chúng.
- Kiểm tra sự bóp chặt, sự rò rỉ dầu của hệ thống truyền lực, của hệ thống
treo đỡ chuyển động.
- Kiểm tra, làm sạch biển số đăng ký, kính đèn pha, đèn hậu, đèn phanh…
- Kiểm tra chằn buộc lại hàng hoá.
- Kiểm tra, chăm xóc động cơ (nội dung công việc kiểm tra ô tô trước khi
đi công tác).
1.3.1.3. Kiểm tra bảo dưỡng ô tô sau khi về khu vực kỹ thuật
15


Thứ tự nội dung các công việc kiểm tra giống như khi dừng nghỉ trên
đường và làm thêm:
- Lau sạch toàn bộ ô tô.
- Xoay ốc tai hồng ở bầu lọc dầu bôi trơn từ 2 đến 3 vòng (với bầu lọc dầu
loại thấm, kiểm cánh gạt).
- Xả nước, cặn bả ở bình chứa khí nén.
- Khắc phục những hư hỏng sai lệch nhỏ.
- Bổ sung dầu, mở, chất lỏng chuyên dùng theo sơ đồ hướng dẫn bôi trơn
của từng loại ô tô.
- Đưa ô tô vào vị trí quy định.
- Ghi chép sổ sách nghiệp vụ (giấy công tác và sổ hoạt động của ô tô)
1.3.2. Nội dung công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ
1.3.2.1. Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 (BD1)
Khi thực hiện bảo dưỡng 1 phải làm đầy đủ các công việc của BDTX và
làm thêm:
- Kiểm tra tình trạng làm việc của động cơ ở mọi chế độ vòng quay của

trục khuỷu.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu. Nếu cần có
thể thay ruột bầu lọc nhiên liệu (đối với động cơ điêzel).
- Rửa lõi bầu lọc thô, tinh (đối với động cơ xăng).
- Súc rửa và thay dầu ở bầu lọc không khí.
- Kiểm tra, siết chặt các bu lông ở đường nạp và đường thải.
- Kiểm tra mức và tỉ trọng dung dịch trong ắc quy.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống nạp điện (thông qua đồng hồ
báo nạp).
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các hệ thống khởi động và hệ thống tín
hiệu, chiếu sáng, đánh lửa (đối với hệ thống đánh lửa có tiếp điểm, chú ý làm
sạch các tiếp điểm).
- Kiểm tra tình trạng làm việc (cần thiết có thể điều chỉnh ) hệ thống lái: Độ
rơ vành tay lái, các khớp cầu dẫn động lái, khớp chuyển hướng và độ chụm của
bánh xe dẫn hứơng.
- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống phanh: áp suất khí nén, khe hở
tang phanh - má phanh (phanh chân và phanh tay), hành trình tự do bàn đạp
phanh, hành trình cần đẩy bầu phanh. Đối với phanh dẫn động thủy lực: kiểm tra
số lượng, chất lượng của dầu truyền lực và sự làm kín của hệ thống.
- Kiểm tra van thông áp suất, số lượng, chất lượng dầu bôi trơn ở các cụm:
Hộp số, cầu xe, bổ trợ tay lái… nếu thiếu thì cần bổ sung, dầu biến chất phải
thay mới.
- Xiết chặt các vị trí mối ghép bu lông ở: trục truyền lực, chân máy, thân
hộp số, quang nhíp, bánh xe, thùng xe, moóc kéo.
- Khắc phục các hư hỏng phát hiện thấy trong quá trình bảo dưỡng.
1.3.2.2. Bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (BD2)

16



Khi thực hiện bảo dưỡng 2 phải làm đầy đủ các công việc của BD định kỳ
cấp 1 và làm thêm:
- Kiểm tra áp suất cuối kỳ nén của các xi lanh.
- Điều chỉnh độ căng của các dây đai (máy phát, máy nén khí, bơm trợ lực…).
- Kiểm tra xiết chặt ốc nắp máy theo thứ tự và đủ lực xiết quy định cho
từng loại động cơ.
- Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt ở các đuôi xu páp. Với chu kỳ BD 2 lần
chẵn cần tiến hành rà xu páp, cạo muội than ở buồng cháy và đỉnh pít tông.
- Bảo dưỡng bơm xăng, chế hoà khí, kiểm tra điều chỉnh mức xăng trong
buồng phao.
- Điều chỉnh chế độ chạy không tải, kiểm tra sự làm việc của động cơ ở mọi
chế độ vòng quay của trục khuỷu.
- Súc rửa các hệ thống nhiên liệu, làm mát và bôi trơn.
- Kiểm tra sự làm việc của máy phát, máy khởi động (rơle và các tiếp điểm).
- Bảo dưỡng bộ chia điện, đặt lửa chính xác cho động cơ (đối với động cơ
xăng), điều chỉnh góc phun sớm (đối với động cơ điêzel).
- Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống tín hiệu, chiếu sáng.
- Kiểm tra điện áp và dung lượng ắc quy, nạp điện bổ sung cho ắc quy.
Trong BD 2 lần chẵn kiểm tra mức độ sun phát hóa của ắc quy, khi cần có thể
súc rửa, thay dung dịch điện phân mới.
- Làm sạch muội than ở các điện cực và điều chỉnh lại khe hở điện cực nến điện.
- Kiểm tra điều chỉnh hệ thống lái: Độ rơ vành tay lái, độ rơ các khớp dẫn
động, độ chụm bánh xe dẫn hướng.
- Kiểm tra độ dày các tấm ma sát, độ mòn, độ bóng của tang phanh (nếu
cần phải láng lại tang phanh).
- Điều chỉnh truyền lực chính, thay dầu, mỡ bôi trơn cho toàn bộ hệ thống
truyền lực và nhíp. Khi làm BD 2 lần chẵn phải thay dầu cho giảm chấn, tháo
kiểm tra, bảo dưỡng các bộ nhíp.
- Bảo dưỡng đầu trục, điều chỉnh độ rơ moay ơ bánh xe, đảo lốp theo sơ đồ

hướng dẫn.
- Xả khí cho hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
- Điều chỉnh van an toàn và van điều hòa đối với hệ thống phanh khí nén.
- Khắc phục các hư hỏng, sai lệch khi kiểm tra phát hiện thấy.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của toàn bộ các cụm, các hệ thống, chạy thử
ô tô từ 6 - 10 km.
1.3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật rà trơn
1.3.3.1. Giai đoạn 1
Khi ô tô hoạt động được 300 – 500km đầu tiên, tiến hành bảo dưỡng lần
thứ nhất với những công việc sau:
- Kiểm tra xiết chặt toàn bộ các vị trí lắp ghép của ôtô (chú ý các hệ thống:
Lái, phanh, truyền lực và treo đỡ vận hành).

17


- Xúc rửa hệ thống bôi trơn và thay dầu động cơ, làm sạch bầu lọc dầu bôi
trơn, bầu lọc nhiên liệu và bầu lọc không khí (thay dầu đối với bầu lọc ướt, dùng
khí nén thổi sạch đối với bầu lọc loại khô).
1.3.3.2. Giai đoạn 2
Khi ô tô hoạt động hết km chạy rà trơn (800 - 1000km đầu tiên) tiến hành bảo
dưỡng lần thứ hai với toàn bộ nội dung, công việc của BD định kỳ cấp 1 và làm thêm:
- Kiểm tra, xiết lại ốc nắp máy theo thứ tự và tiêu chuẩn quy định.
- Kiểm tra, bắt chặt cánh quạt gió bơm nước, máy nén khí, máy phát điện, máy
khởi động, bơm trợ lực lái (nếu có), điều chỉnh độ căng các dây đai trên động cơ.
- Kiểm tra, bắt chặt cụm hút xả, các bu lông đai ốc bắt động cơ với giá xe.
- Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt ở các đuôi xu páp.
- Xúc rửa hệ thống làm mát, bôi trơn, nhiên liệu.
- Thay dầu bôi trơn động cơ, hộp số, cầu xe, bầu lọc không khí và các vị trí
bôi trơn khác.

- Kiểm tra sự làm việc bình thường của động cơ ở các chế độ vòng quay
của trục khuỷu (nếu cần có thể điều chỉnh lại mức xăng trong buồng phao và chế
độ chạy không tải của động cơ).
- Bảo dưỡng moay ơ bánh xe, bơm mỡ vào các vị trí quy định theo sơ đồ
hướng dẫn.
1.3.4. Bảo dưỡng kỹ thuật đặc biệt
1.3.4.1. ô tô hoạt động ở vùng núi cao
Có thể điều chỉnh mức xăng trong buồng phao cao hơn bình thường (để
hổn hợp cháy đậm đặc hơn).
Thường xuyên bổ sung nước (hoặc chất lỏng) của hệ thống làm mát, tăng
cường kiểm tra, điều chỉnh đối với hệ thống phanh, lái, độ căng của các dây đai.
1.3.4.2. ô tô hoạt động ở vùng ven biển, hải đảo
Sau khi đi công tác về khu kỹ thuật, dùng nước ngọt rửa sạch toàn bộ ôtô.
Tiến hành sơn chống rỉ cho các vị trí bong tróc sơn.
1.3.4.3. ô tô hoạt động ở vùng nhiệt đới, nhiều cát bụi
Sau mỗi ngày hoạt động, kiểm tra, làm sạch bầu lọc không khí, các loại bầu
lọc ướt nếu cần phải thay dầu bầu lọc. Rút ngắn chu kỳ xúc rửa hệ thống nhiên
liệu, thường xuyên làm sạch bề mặt của động cơ, két mát…
1.3.4.4. ô tô hoạt động trong điều kiện chiến đấu
Trong BDTX, ngoài các nội dung kiểm tra ô tô theo quy định phải thực
hiện cần kiểm tra kỹ các bộ phận, hệ thống chịu ảnh hưởng của điều kiện chiến
đấu hoặc chuẩn bị thêm các nội dung dự phòng cho chiến đấu.
Kiểm tra nắm chắc tình trạng kỹ thuật ôtô trước khi qua các trọng điểm,
đường ngầm hoặc bãi trống.
Thực hiện BD định kỳ với định mức km thấp hơn 25% so với điều kiện
hoạt động bình thường (do người chỉ huy đơn vị quy định). Trong trường hợp
phải hoạt động liên tục, dài ngày cần tiến hành “phân đoạn” (làm dần từng nội
dung) hoặc “dự phòng” (làm trước một số nội dung) để đảm bảo ôtô hoạt động
tốt trong mọi điều kiện.


18


1.4. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng
Ôtô sau khi bảo dưỡng phải đạt được các yêu cầu sau:
- ô tô sạch sẽ, các mối lắp ghép phải chắc chắn, các thông số kỹ thuật phải
đúng quy định cho từng nhãn hiệu. Động cơ làm việc ổn định và đạt công suất
thiết kế ở các chế độ vòng quay của trục khuỷu. Lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu
nhờn trong giới hạn cho phép.
- Các hệ thống lái, phanh làm việc ổn định, tin cậy.
- Không rò rỉ, chảy dầu, mỡ, nước, nhiên liệu, chất lỏng chuyên dùng, hệ
thống khí nén phải đảm bảo kín.
- Các hệ thống khác như: truyền lực, treo đỡ vận hành, tín hiệu, chiếu
sáng… phải hoạt động bình thường, tin cậy..
1.5. Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
1.5.1. Các phương thức tổ chức BDKT ô tô
Tùy theo điều kiện trang bị kỹ thuật, khả năng đảm bảo vật tư, nhân lực và
điều kiện hoạt động cụ thể cần tổ chức quá trình BDKT hợp lý, đảm bảo chất
lượng đạt hiệu quả kinh tế cao. Có thể chọn một trong các phương thức tổ chức
BD sau đây
1.5.1.1. Tổ chức BD theo công đoạn
Tổ chức BD theo công đoạn là phương thức tổ chức mà trong đó trang thiết
bị, thợ BD ở một ví trí tĩnh tại. Các trang thiết bị kỹ thuật bao gồm: Cầu rửa xe,
máy bơm nước, máy nén khí, cột tra nạp nhiên liệu, các dụng cụ tháo lắp chuyên
dùng, băng thử, thiết bị nâng hạ, các thiết bị đo kiểm, chẩn đoán… Đã được lắp
đặt cố định, ôtô được đưa đến các điểm đã bố trí trước để thực hiện công việc
BD theo từng nội dung.
Trong tổ chức BD theo công đoạn, các công đoạn được thực hiện theo các
nguyên công hoặc nhóm nguyên công. Thợ hoặc nhóm thợ ở mỗi công đoạn,
phụ trách một nội dung công việc BD riêng biệt.

Tùy điều kiện quy mô đơn vị, trang thiết bị máy móc, khả năng trạm xưởng
mà ấn định số lượng, nhiệm vụ từng công đoạn. Trong tổ chức bố trí phải đạt
được tính hợp lý về trình tự, khối lượng công việc giữa các vị trí trong dây
chuyền công nghệ.
Phương thức tổ chức BD theo công đoạn thường áp dụng ở các xưởng cố
định và thực hiện trong điều kiện tĩnh tại ở tuyến hậu phương. Phương thức này
cho phép tổ chức sử dụng tối đa các phương tiện, trang bị cùng lực lượng thợ có
trình độ chuyên môn hóa tốt nên thường cho năng suất, chất lượng cao.
1.5.1.2. Tổ chức bảo dưỡng theo tổ
Tổ chức BD theo tổ là phương thức trong đó các ô tô cần BD ở nguyên tại
một vị trí, thợ cùng phương tiện, thiết bị được cơ động tới để tiến hành BD. Các
trang thiết bị được trang bị cho các tổ ngoài các bộ dụng cụ thông thường, tùy
theo tính chất và nội dung công việc, còn gồm các thiết bị cơ động chuyên dùng
như bộ công trình bảo dưỡng (MTO-AT, MTO-ATT), ô tô nạp điện, ô tô Stéc
tiếp nhiên liệu, trạm khí nén cơ động… Lực lượng thợ cũng tùy theo tính chất
19


nhiệm vụ, khối lượng công việc mà thành lập các tổ (phân đội) cho hợp lý. Thợ,
NVKT tham gia theo phương thức này ngoài các yêu cầu có phẩm chất tốt
thường là những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi nhiều việc (thợ “sam”).
Phương thức tổ chức BD theo tổ được áp dụng ở các đơn vị cấp chiến dịch
hoặc trong trường hợp đơn vị hành quân dã ngoại, cơ động huấn luyện… xa nơi
đóng quân dài ngày.
1.5.1.3. Tổ chức BD hỗn hợp
Tổ chức BD hỗn hợp là phương thức BD trong đó việc cố định hoặc cơ động
các ô tô, thợ và trang bị kỹ thuật ở các vị trí BD được kết hợp một cách hợp lý.
Có nghĩa là trong thực hiện tổ chức BD theo phương thức hỗn hợp có bộ
phận, có nội dung BD ô tô được thực hiện theo công đoạn, có bộ phận, có nội
dung BD ô tô được thực hiện theo tổ. Đây là phương thức tổ chức BD phổ biến

áp dụng ở các trạm, xưởng đơn vị hiện nay.
Ưu điểm của phương thức tổ chức BD theo công đoạn là chất lượng và năng
suất cao. Để khai thác được thế mạnh đó với các đơn vị cơ sở (điều kiện, phương
tiện, trang bị hạn chế), khi thực hiện BD kỹ thuật ô tô (ở trạm, xưởng cố định hoặc
cơ động), thường kết hợp áp dụng cả hai phương thức trên để đảm bảo vừa phù hợp
điều kiện thực tế nhiệm vụ đơn vị, phát huy được tay nghề của các tổ thợ có trình
độ chuyên môn cao, vừa nâng cao năng suất, chất lượng trong BD kỹ thuật.
1.5.2. Quá trình công nghệ BD ô tô
1.5.2.1. Giao nhận ô tô vào BD
Trước khi ô tô vào trạm, xưởng BD phải làm thủ tục giao nhận và kiểm tra
tình trạng KT để xây dựng phương án BD phù hợp.
Thành phần tham gia kiểm tra, giao nhận gồm:
- Đại diện đơn vị giao ô tô BD.
- Đại diện đơn vị nhận ô tô BD.
- Đại diện cơ quan kỹ thuật của đơn vị.
Việc kiểm tra được thực hiện qua hai bước: Kiểm tra sơ bộ và kiểm tra khi
cho ô tô làm việc.
* Kiểm tra sơ bộ
- Đối với động cơ:
+ Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ các chi tiết, cụm chi tiết trên các cơ cấu,
hệ thống.
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng dầu bôi trơn, nước làm mát, sự làm kín của
các hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát.
+ Kiểm tra sự bắt chặt của động cơ với khung xe, sự bắt chặt của các cụm
chi tiết với động cơ.
- Đối với trang bị điện:
+ Kiểm tra sơ bộ ắc quy và đánh dấu theo ô tô.
+ Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của các chi tiết, cụm chi tiết trên các hệ
thống: Tiếp điện, khởi động, đánh lửa, tín hiệu, chiếu sáng.
- Đối với gầm ôtô:


20


+ Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của các chi tiết, cụm chi tiết trên các hệ
thống: Lái, phanh, truyền lực, treo đỡ vận hành.
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng dầu bôi trơn: Hộp số, cầu xe, hộp tay lái,
trục cân bằng và các chất lỏng chuyên dùng khác như: Dầu phanh, dầu giảm
chấn, dầu trợ lực lái, dầu ben… và sự làm kín của các hệ thống trên.
+ Kiểm tra sự làm việc chắc chắn, linh hoạt của các cơ cấu dẫn động điều
khiển như: dẫn động phanh, lái, tời, ben…
* Kiểm tra khi cho ô tô làm việc
- Đối với động cơ:
+ Kiểm tra sự làm việc ở tất cả chế độ vòng quay trục khuỷu, khả năng phát
huy công suất của động cơ, phát hiện các tiếng kêu, gõ thất thường.
+ Kiểm tra sự làm kín của các hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát. áp
suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát…
- Đối với trang bị điện:
+ Kiểm tra sự làm việc của các hệ thống: Tiếp điểm, khởi động, đánh lửa,
tín hiệu, chiếu sáng, sự hoạt động của các đồng hồ…
- Đối với gầm ô tô:
Cho ôtô chạy thử trên đường hoặc trên băng thử.
+ Kiểm tra sự làm việc của các cơ cấu, hệ thống, sự linh hoạt, độ tin cậy
của hệ thống phanh, lái.
+ Kiểm tra sự làm kín của hộp số, cầu xe, hộp tay lái, trợ lực lái và các vị
trí bôi trơn khác.
+ Phát hiện các tiếng kêu, gõ khác thường, sự không ổn định của các chi
tiết, cụm chi tiết.
Tất cả các nội dung phải kiểm tra phải ghi chép đầy đủ và trung thực vào
biên bản giao nhận ô tô (Theo mẫu của Cục Xe - Máy).

Biên bản chỉ có giá trị pháp lý khi đã có đầy đủ chữ ký của các đại diện bên
giao, nhận, cơ quan kỹ thuật của đơn vị.
1.5.2.2. Lập phương án và tổ chức thực hiện BD
Phương án BD là một bản kế hoạch về tổ chức BD ô tô, làm cơ sở để tổ
chức, điều hành toàn bộ hoạt động bảo dưỡng KT đối với mỗi ô tô trong trạm,
xưởng BD.
* Những căn cứ để lập phương án BD
- Nội dung công việc quy định cho từng loại BD và tình trạng KT hiện tại
của ô tô vào BD.
- Thời gian hoàn thành phải theo yêu cầu của đơn vị.
- Số lượng, trình độ tay nghề của đội ngũ thợ, nhân viên, số lượng, chất
lượng phương tiện, trang bị dùng trong BDKT.
- Khả năng đảm bảo vật tư của trên.
- Kinh nghiệm của trạm, xưởng qua các lần BD.
* Nguyên tắc lập phương án BD
- Đảm bảo tính trình tự: Sắp xếp bố trí công việc phải theo thứ tự nhất định,
dựa trên nguyên lý, kết cấu của từng loại ô tô, để khi thực hiện không bị chồng
chéo, vướng bận.
21


- Đảm bảo tính cân bằng: bố trí thời gian và lực lượng hợp lý để các công
việc được tiến hành một các nhịp nhàng, các vị trí điều hoàn thành công việc
theo kế hoạch.
- Đảm bảo tính song song: bố trí các nội dung công việc, các bộ phận phải
kết hợp đồng thời, tránh chồng chéo khi thực hiện.
- Đảm bảo tính xen kẽ: Bố trí các nội dung công việc phải có sự hợp đồng,
hỗ trợ lẫn nhau, giảm thời gian chờ đợi người và phương tiện, vật tư.
* Nội dung phương pháp BD
- Xác định nội dung, khối lượng công việc, thứ tự thực hiện các công việc

theo từng cấp BD.
- Phân công công việc cho từng thợ, nhóm thợ (máy, điện, gầm).
- Quy định hợp đồng giữa các thợ và nhóm thợ, dự kiến tiến độ thời gian,
nội dung cần có sự phối hợp.
- Công tác đảm bảo cơ sở vật chất, phụ tùng vật tư, nhiên liệu, trang thiết
bị, dụng cụ đồ nghề… Nội dung phương án được thể hiện trong bảng 1-3.
* Tổ chức thực hiện theo phương án
Căn cứ vào phương án đã được phê chuẩn, cán bộ phụ trách trạm (xưởng)
tổ chức cho các NVKT thực hiện các công việc đã được xác định. trong quá
trình thực hiện nếu có những vấn đề bất hợp lý xảy ra thì có thể điều chỉnh. Khi
phương án được thực hiện xong tiến hành nghiệm thu và bàn giao ôtô cho đơn vị
quản lý.

Câu hỏi ôn tập
1. Nêu khái niệm, ý nghĩa, phân loại BDKT ôtô quân sự ?
2. Nêu các công việc chính thực hiện trong BDKT ôtô ?
3. Trình bày phương pháp tổ chức BDKT ôtô ?
4. Trình bày nội dung các bước tổ chức BDKT ôtô tại trạm, xưởng DBSC ?
5. Tiến hành lập phương án BD2 cho một nhãn ôtô thông dụng ?

22


Bảng 1.3: Biểu “Phương án bảo dưỡng ô tô”
Đơn vị...................
Trạm (xưởng)...............
PHÊ DUYỆT

PHƯƠNG ÁN BẢO DƯỠNG...............Ô TÔ
Ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .


- Nhãn hiệu xe.........................
- Số đăng ký............................
I. DỰ KIẾN SỬ DỤNG LỰC LỰƠNG THỢ VÀ THỜI GIAN:
Stt

Thời gian
Đến
Từứ

Động cơ
Thợ 1 Thợ 2

Điện
Thợ 1 Thợ 2

Gầm
Thợ 1 Thợ 2

ghi
chú

II.BẢNG DOANH MỤC, SỐ LƯỢNG DỤNG CỤ TẠI CÁC VỊ TRÍ BẢO
DƯỠNG
Stt

Vị trí làm việc

Tên gọi


Kích cỡ

Số lượng

Ghi chú

Số lượng

Ghi chú

III. DỰ KIẾN VẬT CHẤT (VẬT TƯ - XĂNG DẦU)
Stt

Tên vật chất

Đơn vị tính

Danh điểm

Người lập

23


Chương 2
NIÊM CẤT Ô TÔ
2.1. Khái niệm và phân loại niêm cất ô tô
2.1.1. Khái niệm
Niêm cất kỹ thuật ô tô là tiến hành một số nội dung công việc đặc biệt
nhằm hạn chế sự tác động xấu của môi trường, giữ cho ô tô không bị xuống cấp

chất lượng khi không sử dụng một thời gian nhất định.
Tất cả các ô tô trang bị cho quân đội, nếu không có kế hoạch sử dụng
thường xuyên phải đưa vào niêm cất. Thời hạn niêm cất được xác định bởi trạng
thái sử dụng của mỗi ô tô do thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn (hoặc tương
đương) trở lên quy định.
2.1.2. Phân loại
Căn cứ vào thời hạn niêm cất, tính chất nhiệm vụ đơn vị sử dụng, niêm cất
ô tô được phân ra:
- Niêm cất ngắn hạn (áp dụng cho những ô tô không có kế hoạch sử dụng
trong thời gian đến 3 năm).
- Niêm cất dài hạn (áp dụng cho những ô tô không có kế hoạch sử dụng từ
3 năm trở lên).
2.2. Nội dung niêm cất ô tô
2.2.1. Niêm cất ngắn hạn ô tô
Là loại niêm cất áp dụng cho những ô tô không có kế hoạch sử dụng từ 3
tháng đến 3 năm.
2.2.1.1. Nội dung công việc trong niêm cất ngắn hạn ô tô
- Rửa sạch toàn bộ ô tô, kiểm tra sự đầy đủ và đồng bộ của các cụm và hệ
thống, khắc phục hư hỏng nếu có.
- Thực hiện trước nội dung BD (cấp hoặc loại) tiếp theo.
- Tiến hành nội dung công việc niêm cất các bộ phận, cụm và hệ thống ô tô gồm.
+ Hệ thống làm mát.
+ Mặt gương xi lanh động cơ và máy nén khí.
+ Thùng nhiên liệu.
+ Hệ thống điện.
+ Hệ thống phanh.
+ Các chi tiết bằng vật liệu phi kim loại và niêm cất các bộ phận còn lại của
ôtô bằng dầu mỡ thông thường.
+ Bao gói BD các bộ phận theo quy định.
+ Kích, kê giảm tải cho lốp và hệ thống treo đỡ.


24


+ Bảo quản săm lốp, ắc quy (ắc quy để ở vị trí riêng).
+ Cuốn tấm sàn buồng lái, niêm phong ca bô, cánh cửa buồng lái.
+ Niêm cất dụng cụ đồ nghề theo ô tô.
+ Lập phiếu theo dõi và ghi lý lịch ô tô.
2.2.1.2. Bảo quản ôtô trong niêm cất ngắn hạn
Các ô tô niêm cất ngắn hạn phải thường xuyên chăm sóc bảo quản tốt.
Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định trong quá trình niêm cất.
- Các công việc hàng tuần:
+ Kiểm tra các vị trí niêm phong…
+ Kiểm tra các mễ kê nếu thấy có thể xảy ra mất an toàn, phải khắc phục ngay.
+ Kiểm tra độ kín của các cụm, hệ thống, khắc phục kịp thời các vị trí rò rỉ.
+ Xoay mỗi bánh xe ẳ vòng, theo chiều đánh dấu trên lốp (hình 2-1)

Hình 2.1: Sơ đồ xoay vị trí bánh xe trong bảo quản niêm cất

- Các công việc hàng tháng:
+ Làm hết nội dung công việc quy định trong BQ hàng tuần và thực hiện thêm:
+ Mở niêm phong buồng lái, vệ sinh sạch sẽ bên trong.
+ Kiểm tra và bơm hơi bổ sung đủ áp suất cho mỗi bánh xe.
+ Kiểm tra mức dung dịch điện phân và điện áp từng ngăn của ắc quy.
- Công việc hàng quý:
+ Làm hết các công việc quy định trong bảo quản hàng tháng và thực hiện thêm
+ Mở niêm phong nắp capô, kiểm tra làm sạch các cụm, các bộ phận ở
động cơ.
- Sau 12 tháng tiến hành kiểm tra lại với một số nội dung sau:
+ Nổ máy kiểm tra sự làm việc toàn bộ các ô tô niêm cất ngắn hạn, thời

gian nổ máy 15 phút (nhiên liệu để nổ máy đựng bằng bình riêng), sau đó tiến
hành niêm cất lại.
+ Niêm mặt gương xy lanh động cơ và xi lanh máy nén khí.
+ Bổ sung dầu mỡ, nước cho các bộ phận.
+ Xả nước cặn bẩn ở bình chứa khí nén.
+ Bao gói bảo quản các bộ phận.
+ Niêm cất ắc quy.
2.2.1.3. Quy trình mở niêm ô tô trong niêm cất ngắn hạn
- Mở niêm phong buồng lái, trải tấm lót sàn.

25


×