Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nhóm 1 – kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.18 KB, 11 trang )

Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô

 MỞ ĐẦU
Theo dõi trên báo đài, TV và báo chí hàng ngày chúng ta thường xuyên được nghe và
đọc các thông tin kinh tế vĩ mô. Các cơ quan chức năng của chính phủ báo cáo hàng tháng
về tỷ lệ lạm phát. Hàng quý có báo cáo về tổng sản phẩm trong nước (GDP). Các thông tin
về hoạt động của hệ thống tài chính bao gồm những vấn đề về thị trường tiền tệ, tín dụng
và lãi suất cũng được các tác nhân kinh tế quan tâm và bàn luận rộng rãi trên các báo chí
chuyên ngành và báo điện tử hàng ngày. Điều chắc chắn hầu như ai trong chúng ta cũng
đã ít nhiều đọc và nghe tới các thuật ngữ trên.
Trong phần trình bày của mình, chúng tôi xin trình bày ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu
GDP (GNP) tổng số và bình quân, GDP (GNP) danh nghĩa và thực tế, qua các phân tích
chung về tình hình thực tế tại Việt Nam trong 10 năm qua.

1


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô

I) TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI VÀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN
 Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân
- GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng
được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong một khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm.
- GNP tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ
tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng
giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một
nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài
chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
 Ý nghĩa
Lợi nhuận là thước đo tốt nhất kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.


Trong khi đó, thành tựu kinh tế của một quốc gia phản ánh trong việc quốc gia đó đã sử
dụng những yếu tố sản xuất của mình đến mức độ nào, để tạo ra sản phẩm phục vụ cho
đời sống nhân dân đất nước mình..
Vì GNP bao gồm GDP và phần chênh lệch về tài sản từ nước ngoài, nên GNP bình
quân đầu người là một thước đo tốt hơn xét theo khía cạnh số lượng hàng hóa dịch vụ
mà mỗi người dân có thể mua được. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh
hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội
dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức
gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân
hoặc tổng sản phẩm quốc nội.
- Chỉ tiêu GNP và GDP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế một đất
nước. Ngân hàng thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) cũng như các
nhà kinh tế khác thường sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất
của các nước khác nhau trên thế giới.
- GNP và GDP thường được sử dụng để phân tích những biến đổi về sản lượng của
một đất nước trong thời gian khác nhau.
- Các chỉ tiêu này còn được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức sống dân cư
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá
và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở
trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

2


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá
và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người
trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.

Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước
đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm
việc tại nước đó.
Bảng số liệu Tổng Sản phẩm Quốc nội( tỷ USD)
GDP tính theo USD hiện tại. Không được điều chỉnh theo mức lạm phát

Năm

Tổng GDP
(tỷ USD)

Tăng trưởng
(%)

1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

28,684
31,173
32,685
35,058

38,867
45,404
52,917
60,914
71,016
90,645
91,845

4,8
6,8
6,9
7,1
7,3
7,8
8,4
8,2
8,5
6,2
5,3

GDP/ người
(USD)
218
233
267
289
353
542
638
710

833
1024
1040

GDPn
(tỷ USD)
29,95
33,26
33,88
37,45
39,2
45,2
53,4
60,99
71,4
77,69
91,85

3


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô

Năm 2001 :Việt Nam tăng trưởng GDP là 6,8

%

Năm 2002: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2002 đạt trên 536 ngàn tỷ đồng, tăng 7,04% so với năm
2001. Với thành tựu này, Việt Nam xếp vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng

kinh tế của Châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc. Đây là một thành tích vượt
bậc của tất cả các ngành các cấp, các địa phương, vượt qua những khó khăn
thách thức mới nảy sinh như dầu thô khai thác giảm, đầu tư nước ngoài thấp,
thị trường xuất khẩu biến động bất lợi, hạn hán lũ quét ở nhiều nơi, cháy
rừng

U

Minh,

giá

nông

sản

không

ổn

định.

Các ngành sản xuất và dịch vụ đều phát triển toàn diện và tăng trưởng khá.
Trong 7,04% tăng trưởng của GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng
góp 3,45%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm qua đạt trên 260 ngàn tỷ đồng,
tăng 14,5% so với năm 2001.Trong cơ cấu sản xuất, tỷ trọng nông lâm
nghiệp và thủy sản giảm từ trên 25,4% năm 1999 xuống còn xấp xỉ 23%

4



Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô
năm 2002. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm qua đạt gần 154.5 ngàn tỷ
đồng, tăng 5,4% so với năm ngoái. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
được cải thiện, thu nhập bình quân tăng khoảng 10% so với năm 2001.
Năm 2003: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt mức tăng cao nhất trong 5
năm với 7,24%. Trong cơ cấu GDP, ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
lần lượt đạt các mức tăng trưởng 3,2%, 10,3% và 5,6%. Báo cáo của Tổng cục
thống kê chỉ rõ, trong các năm gần đây, ngành công nghiệp đã khẳng định sự
tăng trưởng cao và ổn định, trong khi nông nghiệp thì ngược lại, tăng vừa thấp
vừa không ổn định. Trong các số liệu 2003 được ngành thống kê đưa ra, đáng
chú ý là xuất khẩu đạt 19,9 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2002), nhưng nhập
khẩu lại lên đến 25 tỷ USD - kéo theo nhập siêu là 5,1 tỷ USD, cao chưa từng
có trong lịch sử. Chỉ số giá (CPI) tăng 3%, mức khá lý tưởng trong điều kiện
kinh tế VN đang trong giai đoạn tiến lên nền kinh tế thị trường. Thu nhập bình
quân đầu người (suy ra từ báo cáo của ngành thống kê) đạt khoảng 450 USD,
tăng 30 USD so với năm trước. Cũng trong năm qua, đã có 40,5 triệu lao động
từ 15 tuổi trở lên có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị chỉ 5,8%.
Năm 2004 :tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,8%
Năm 2005 : xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 32,23 tỷ USD, tăng 5,73
tỷ USD so với năm 2004.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 tăng, đạt 8,4% so với năm
2004, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 10,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,5%.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục có những bước phát triển, đời sống nhân
dân được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm còn 5,3% ở khu vực thành
thị (vượt mục tiêu kế hoạch 2001-2005 về giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
thành thị).
Những kết quả đạt được năm 2005, tạo tiền đề vững chắc cho cả nước

bước vào thực hiện kế hoạch 2006 - 2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của các
chuyên gia: Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế chung và cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế, cơ cấu xuất khẩu và sức
cạnh tranh của sản phẩm nước ta không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở
5


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô
thị trường trong nước vẫn là những thách thức đối với nền kinh tế nước ta trong
những năm tới, nhất là trong năm 2006 khi thực hiện AFTA, cũng như chuẩn bị
gia nhập WTO./.
Năm 2006: GDP tăng 8,17%.
Năm 2007: Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện
trong hầu hết các lĩnh vực. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm
2007 theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế
hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006. Giá trị sản xuất của
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước
đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp
tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2007 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006.Giá trị hàng hóa xuất
khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong
đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng. Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm
2007 ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất
khẩu dịch vụ đạt 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí
vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.
Năm 2007, nhìn chung đời sống của dân nhân tiếp tục ổn định và từng
bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006
xuống còn 14,75% năm 2007 vượt kế hoạch đề ra (16%).
Năm 2008: GDP của Việt Nam chỉ tăng 6,23%
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hoà, mặc dù tốc độ

tăng GDP năm 2008 chỉ là 6,23%, thấp hơn 2,25% so với năm 2007 và thấp
hơn 0,77% so với kế hoạch điều chỉnh nhưng trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính toàn cầu, tốc độ tăng như vậy cũng là một thành tựu lớn, tạo điều kiện
thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Năm
2008, giá trị sản xuất nông-lâm-nghiệp-thuỷ sản, giá trị sản xuất công nghiệp
và dịch vụ đều tăng trưởng so với năm 2007. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị
trường xuất khẩu nhưng Việt Nam vẫn có 8 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 2 tỷ USD; trong đó có gạo và cà phê. Nhập siêu hàng hoá là 17,5 tỷ
USD, bằng 27,8% giá trị xuất khẩu. Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm
2008 đã giảm 1,3% so với năm 2007. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội năm
2008 vẫn còn những hạn chế và yếu kém, nếu không có các biện pháp khắc
6


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô
phục có hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến thực hiện kế hoạch năm 2009 và các
năm tiếp theo. Theo đó, 3 nhóm hạn chế là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu
hướng chậm lại; kết quả kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vì mô chưa vững
chắc; một số vấn đề xã hội bức xúc như: thiếu đói, dịch bệnh, vệ sinh an toàn
thực phẩm, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục.
Năm 2009: Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2009 tăng 5,32%, vượt chỉ
tiêu đề ra trước đó là 5%. Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6%.
-Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện tăng 88,9%. Vốn đầu tư toàn
xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính tăng 15,3% so với năm
2008 và bằng 42,8% GDP.
-Hai chỉ tiêu giảm so với năm ngoái là tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 9,3%.
Tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 14,7%.
-Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009: bằng 7% GDP, thực hiện được mức
Quốc Hội đề ra.

-Xuất khẩu hàng hoá: Tính chung kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009
ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008.
-Nhập khẩu hàng hoá: Tính chung cả năm 2009, kim ngạch hàng hoá nhập
khẩu ước tính 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008
-Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88%
so với năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.
II) GDP (GNP) BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
 Khái niệm
Là tỷ lệ giữa GDP tổng số với tổng dân số của một quốc gia trong một thời
kỳ nhất định.

GDPbình quân đầu người = GDPtổng số/Dân số
Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống dân cư thông qua GNP
bình quân đầu người hay GDP bình quân đầu người.
Ý nghĩa:
-GDP bình quân đầu người cho biết mức sống của một nước phụ thuộc vào
số lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra và quy mô dân số của nước đó.
-GDP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa
dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.

7


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô

 Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam ngày càng nâng cao. Thế nhưng

cuộc sống của người dân Việt Nam có được nâng cao hơn không?
-Năm 2008, thế giới phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nhiều nước. Điều này đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến nền kinh

tế Việt Nam. GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2008, tăng lên nhưng thực tế
chỉ số giá tiêu dùng còn tăng nhiều hơn với tỉ lệ 21% -22%. Theo ý kiến của
TS.Nguyễn Minh Phong, Viện phát triển kinh tế xã hội Hà Nội thì : “lạm phát của Việt
Nam năm nay ước tính 22%” Còn GDP tăng lên phản ánh quy mô nền kinh tế tăng lên
mà trong trường hợp của chúng ta là tăng về đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp (đầu tư FDI
chiếm khoảng 40% GDP). Do vây, tuy có chỉ số GDP tăng nhưng thu nhập thực tế của
người dân chưa chắc đã tăng lên. GDP không phản ánh tất cả.
Với mức chuẩn Liên hợp quốc đưa ra là 960USD/đầu người/năm, người dân Việt
Nam đang có cơ hội thoát nghèo và tiến dần đến mức thu nhập trung bình trên thế giới.
Song kết quả gây không ít ngạc nhiên cho nhiều người dân.
Một cuộc khảo sát nhanh của VTC News với 10 người dân đã cho kết quả thực tế: 6
người biết thu nhập của họ thực tế tăng rất ít từ năm ngoái tới năm nay, 4 người còn lại
cho biết thu nhập được điều chỉnh tăng lên nhưng không đáng kể so với mức giá cả
hiện nay.
Một cuộc khảo sát khác trên tờ báo điện tử cho kết quả: 60.7% người được hỏi cho
rằng GDP bình quân đầu người dưới 800USD, và 10.9% nhận định trên 1000 USD.
 GNP (GDP) thực tế và GNP (GDP) danh nghĩa

Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm
trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh
tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát
người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP
danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và
GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được
chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của
8


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô
sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và

mức tăng trưởng thực tế.
- Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kì, theo giá
cố định ở một thời kì được lấy làm gốc so sánh.
- Được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền
trong việc tính toán GNP (GDP) danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng
thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GNP (GDP). GNP (GDP) thứ nhất đôi khi
được gọi là "GNP (GDP) tiền tệ" trong khi GNP (GDP) thứ hai được gọi là GNP (GDP)
"giá cố định" hay GNP (GDP) "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GNP (GDP) theo giá năm
gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định).
- Đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kì, theo giá cố
định ở một thời kì được lấy làm gốc so sánh.
- Ký hiệu: GNPr (GDPr)
- GNPr (GDPr ) = ∑p0q1
Trong đó chỉ số 0 được dùng để chỉ thời kì cố định.
GNPr2009/1991 = ∑ P1991 × Q2009
Để so sánh chỉ tiêu 2 năm ta dùng GNP(GDP) thực tế.
* Cầu nối giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả, còn gọi
là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP.
D = 100 × GNP danh nghĩa / GNP thực tế = 100 × GNPn / GNPr
Hay GNPr = GNPn / D
Như vây, khi biết chỉ số giá (D) chúng ta có thể tính được GNPr từ
GNPn. Ngược lại, khi biết GNPr và chỉ số giá (D) chúng ta có thể tính được
GNPn của cùng một thời kì.
* Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các
mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính
ngân hàng, người ta thường dùng GNP danh nghĩa; khi cần phân tích tốc độ
tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNP thực tế.

9



Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô

Kết luận và kiến nghị
Hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, kinh tế VN không ngừng phát triển với tốc độ
cao, VN đã thoát ra khỏi nhóm các nước có mức thu nhập thấp, mức sống người
dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm mạnh, nền kinh tế đang chuyển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, như đã trình bày, những hạn chế và
những thách thức của hội nhập không phải là ít. Nhiều chỉ số phát triển còn
thấp.
Để phát triển đất nước theo mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020, một số chỉ tiêu phát triển VN phải đạt được đó là GDP/người phải >
3.000 USD, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP phải <15%, lao động làm việc
trong các ngành phi nông nghiệp phải lớn hơn 75%, đô thị hóa có tỷ lệ dân số
đô thị >50%…. Với những chỉ tiêu phát triển trên của một nước công nghiệp,
đòi hỏi VN phải có một chiến lược phát triển phù hợp. Trong 11 năm tới chúng
ta phải đạt được mức GDP/người gấp ba lần hiện nay, tốc độ tăng bình quân
mỗi năm phải 9,6%. Đây là mức phấn đấu vô cùng khó khăn, do qui mô nền
kinh tế và thu nhập đã cao nhiều so với thời kỳ trước (mốc thu nhập đầu người
của năm 1990 chỉ là hơn 100 USD, hiện nay trên 1,000 USD), đạt được tốc độ
tăng bình quân cao là rất khó so với khi qui mô nền kinh tế nhỏ. Mặc dù dân số

10


Nhóm 1 – Kinh tế vĩ mô
đô thị của VN hiện chiếm khoảng 30%, nhưng dân số làm nông nghiệp của VN
còn cao khoảng 70%, và lao động nông nghiệp trên 54%, trong khi đó GDP
nông nghiệp chỉ khoảng 18%, điều này cho thấy năng suất lao động nông
nghiệp rất thấp.

Từ những nhận định trên, để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển đất nước,
VN cần có các chiến lược tổng thể và chiến lược bộ phận. Thứ nhất, cần xây
dựng chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn gắn với chiến lược đô thị hóa và công nghiệp hóa; Thứ hai,
chiến lược công nghiệp hóa phải gắn liền với chiến lược xuất khẩu. Điều quan
trọng là VN phải xác định được những nhóm ngành nghề có lợi thế cạnh tranh
cao, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng và năng suất
lao động cao thay vì hàng nông sản và gia công như hiện nay. Chúng ta cần có
những mặt hàng mang thương hiệu VN có giá trị gia tăng và năng suất cao thì
mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới-một yếu tố quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế. Như GS Michael Porter trong cuộc nói chuyện mới đây tại
VN đã nhận định “cho đến nay các nhóm ngành sản xuất đồ may mặc, giầy dép,
thủy hải sản, tài nguyên dầu khí, nông sản là những ngành chủ đạo của nền kinh
tế VN. Trong tương lai mỗi nhóm ngành này phải được nâng lên một bước để
cạnh tranh tốt hơn bằng mẫu mã do VN tự thiết kế, công nghệ máy móc tự chế
tạo, sản xuất không chỉ ở trong nước mà cả ở những nước láng giềng để cung
cấp cho không chỉ khu vực mà cả thế giới”.
Nền kinh tế VN như đã nêu dù có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng hiệu quả thấp
so với nhóm nước trong khu vực. Nền kinh tế chỉ phát triển bền vững khi nó có
hiệu quả, đảm bảo công bằng xã hội và tránh các tác hại về môi trường. Vì vậy
các chiến lược và chính sách phát triển của VN trong giai đoạn tới phải đảm bảo
hài hoà các chỉ tiêu phát triển và đảm bảo các điều kiện công bằng xã hội, chất
lượng cuộc sống, và môi trường trong sạch ít ô nhiễm.

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×