Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tiểu luận nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 217 trang )

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ðề tài nghiên cứu
Kiểm tốn đóng một vai trị quan trọng trong việc duy trì và phát hành BCTC
có chất lượng cao. Tuy nhiên, vụ phá sản của Tập đồn Năng lượng Enron, một trong
những tập đồn năng lượng hàng đầu nước Mỹ năm 2001, liên quan đến sự sụp đổ của
Hãng Kiểm tốn hàng ñầu thế giới Arthur Andersen năm 2002, sau khi Hãng này phải
chịu mức án phạt nửa triệu USD, ñồng thời chấp nhận phá sản do khơng cịn uy tín trên
thị trường kiểm tốn, đã làm tăng lên sự lo ngại về chất lượng kiểm toán [33]. Tiếp sau
sự sụp ñổ của Arthur Andersen, hàng loạt các bê bối khác về chất lượng kiểm tốn của
các cơng ty kiểm tốn ñộc lập ñã ñược phanh phui liên quan ñến việc ñưa ra ý kiến
không xác ñáng về BCTC, như trường hợp phá sản của Tập đồn Viễn thơng
Worldcom (do Arthur Andersen kiểm tốn) [32] hay của Tập đồn bán lẻ lớn thứ hai
nước Mỹ Kmart (do PricewaterhouseCoopers kiểm toán) [41]... Gần ñây nhất vào
tháng 4/2013, Ngân hàng hàng ñầu thế giới Deutsche Bank, tiết lộ con số tài sản trị giá
395,5 tỉ Euro, tương ñương 19% tổng tài sản trị giá 2,03 nghìn tỉ Euro của Ngân hàng
này, đã bị che giấu từ năm 2008 ñến nay, nhằm tạo cái nhìn sai lệch của các nhà đầu tư
về rủi ro trong bảng cân đối ít hơn so với thực tế [36].
Những sai lệch trong BCTC như vậy có liên quan tới trách nhiệm của các
KTV/cơng ty kiểm tốn hay khơng vẫn ñang là vấn ñề gây tranh cãi và chưa có kết
luận cuối cùng. Hãng kiểm tốn KPMG cũng đang phải ñối mặt kiện tụng liên quan
tới hai Ngân hàng JP Morgan và Bank of New York trong việc “ñể cho” nhà tài
chính hàng đầu nước Mỹ Bernard Madoff thực hiện các phi vụ lừa ñảo [38]. Mới
ñây vào tháng 6/2013, khối Dịch vụ Tư vấn của Hãng kiểm toán Deloitte đã phải
nhận án phạt 10 triệu đơla Mỹ và phải tạm dừng hoạt động một năm do khơng hồn
thành ñúng vai trò tư vấn ñộc lập ñối với Ngân hàng Standard Chartered [35].
Các vụ việc liên tiếp xảy ra như vậy đã khiến lịng tin của các nhà đầu tư vào
hoạt động kiểm tốn với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến ngày càng giảm dần.
Nhiều câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu các nhân tố dẫn đến chất lượng kiểm tốn đã
khơng được đảm bảo: Nhân tố về tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên




2

nghiệp, kinh nghiệm của kiểm toán viên, các nhân tố của cơng ty kiểm tốn hay do
các nhân tố tác ñộng nào khác?
Tại Việt Nam, sự kiện của Công ty Cổ phần Bơng Bạch Tuyết (mã chứng
khốn BBT) năm 2008 ñã trở thành tâm ñiểm của Thị trường Chứng khoán Việt
Nam khi những câu chuyện lãi lỗ trên BCTC năm 2005 (do Cơng ty TNHH Kiểm
tốn và Tư vấn A&C kiểm tốn) và năm 2006 (do Cơng ty TNHH Kiểm toán và
Dịch vụ Tin học AISC kiểm toán) gây nhiều tranh cãi. Kết quả là cổ phiếu của
Công ty Bông Bạch Tuyết đã bị ngừng giao dịch và sau đó là bị hủy niêm yết vào
tháng 8/2009 do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, kinh doanh thua lỗ 3 năm liên
tiếp. Liên quan ñến vụ việc gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho gần 1.500 cổ đơng
của Cơng ty Bơng Bạch Tuyết có phần nhiều thuộc về trách nhiệm của KTV trong
việc ñảm bảo ñộ tin cậy về tính trung thực và hợp lý của BCTC của Cơng ty khách
hàng. UBCKNN đã quyết định xử phạt 2 cơng ty kiểm tốn, đồng thời khơng chấp
thuận tư cách 4 kiểm tốn viên trong 2 năm do có những sai sót trọng yếu trong q
trình kiểm tốn BCTC của Công ty này [39]. Các trường hợp khác liên quan đến độ
tin cậy của thơng tin trên các BCTC dù đã được kiểm tốn như của Cơng ty Cổ
phần ðại lý Liên hiệp Vận chuyển (mã chứng khoán GMD), Tổng Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã chứng khốn VCG), Cơng ty Cổ phần
Dược Viễn ðơng (mã chứng khốn DVD)… cũng đã khiến nhiều nhà ñầu tư phải
gánh chịu những tổn thất kinh tế.
Gần ñây nhất năm 2012, UBCKNN cũng ñã phải ra quyết ñịnh xử phạt vi
phạm hành chính ñối với 3 kiểm tốn viên thuộc 3 cơng ty kiểm tốn vì có những
sai phạm trọng yếu trong kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết [42]. Thông
qua các sự kiện này càng làm cho các nhà ñầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước như
UBCKNN, Bộ Tài chính… lo ngại nhiều hơn về chất lượng kiểm toán BCTC của
các doanh nghiệp niêm yết, cũng như vai trị của các cơng ty kiểm tốn độc lập, nếu

các BCTC đã được kiểm tốn trở nên khơng đáng tin cậy.
Trên thị trường chứng khốn, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ñược
quan tâm từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau và khá phức tạp, không chỉ là các nhà
quản lý doanh nghiệp, mà BCTC cịn được quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư, các


3

chun gia phân tích, tư vấn đầu tư, các cơ quan quản lý. Trong các đối tượng đó,
nhóm quan tâm phổ biến và nhạy cảm nhất ñối với các BCTC là các nhà ñầu tư cá
nhân và tổ chức (quĩ ñầu tư, công ty ñầu tư và công ty chứng khốn). Khác biệt với
các loại hình doanh nghiệp khác như liên doanh, doanh nghiệp được sở hữu bởi số ít
cổ ñông, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân, BCTC chỉ ñược quan tâm từ
một vài thành viên và ñối tác.
BCTC là hệ thống báo cáo ñược lập theo chuẩn mực và chế độ kế tốn hiện
hành, phản ánh các thơng tin kinh tế tài chính tổng hợp về tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. ðồng thời, số liệu trên
BCTC nhiều khả năng có thể bị xun tạc vì lợi ích của các nhà quản lý doanh
nghiệp và những người lập BCTC mà khơng phải vì mục đích của các nhà đầu tư.
KTV và các cơng ty kiểm tốn độc lập, với trách nhiệm xác minh ñộ tin cậy của các
BCTC, sẽ ñưa ra ý kiến về BCTC ñã ñược kiểm tốn và cho rằng BCTC khơng cịn
chứa đựng các sai sót trọng yếu, hoặc nếu có thì chúng đều đã ñược phát hiện và
báo cáo. Khả năng ñảm bảo này của KTV thể hiện chất lượng kiểm toán.
Tuy nhiên, chất lượng kiểm tốn khơng dễ dàng đánh giá và nhận biết. Các
thước đo kết quả kiểm tốn có thể cho biết chất lượng dịch vụ kiểm tốn nhưng lại
khơng cho biết nhân tố nào khiến cho chất lượng ñạt ñược như vậy và quan trọng
hơn là không cho biết cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm tốn. Do đó, chỉ có thể
hiểu rõ, nắm vững và kiểm sốt được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng mới
giúp nhà quản lý, cơng ty kiểm tốn xác định được phương hướng nâng cao chất
lượng kiểm toán. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn có thể xuất hiện

bên trong và bên ngồi, có thể từ phía các doanh nghiệp niêm yết (khách thể kiểm
toán) trong việc thực hiện nghĩa vụ thiết lập, trình bày và cơng bố các BCTC, hay từ
chính các KTV và các cơng ty kiểm toán (chủ thể kiểm toán) trong việc phát hiện và
báo cáo các sai phạm trọng yếu trong các BCTC ñã ñược kiểm toán, hay do một
nhân tố nào khác. ðể có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo và
nâng cao chất lượng kiểm tốn BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam,
cần thiết phải xác ñịnh ñược các nhân tố và mức ñộ ảnh hưởng của từng nhân tố,
qua đó xác định nhân tố ảnh hưởng trọng tâm.


4

Nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng kiểm tốn chủ
yếu được thực hiện ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc, nơi
mà các ñối tượng sử dụng BCTC ñã nhận thức tốt vai trị của kiểm tốn đối với
BCTC. Các nghiên cứu có thể đưa đến kết quả đánh giá khác nhau về mức ñộ ảnh
hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm tốn, tùy vào thời điểm, khu vực (quốc
gia) hay ñối tượng ñược ñiều tra, khảo sát. Tại Việt Nam tính đến nay, theo tìm hiểu
của tác giả, chưa có nghiên cứu chính thức nào xác ñịnh các nhân tố, cũng như
lượng hóa mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC nói
chung và BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK nói riêng, mặc dù vấn đề
này đang nhận được quan tâm bởi không chỉ nhà quản lý, những người sử dụng dịch
vụ kiểm tốn, mà là của chính các kiểm tốn viên, cơng ty kiểm tốn.
Do vậy, với những lý do ñã chỉ ra, ñề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam” phản ánh tính cấp thiết, góp phần làm
sáng tỏ vấn ñề ñang ñược quan tâm, ñồng thời là cơ sở cho việc ñề xuất các giải
pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK Việt Nam nói riêng, cũng như chất lượng kiểm tốn BCTC nói
chung của các cơng ty kiểm tốn.

2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngồi nước
Tính đến nay, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm
tốn là khơng nhiều, chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện. Theo
tìm hiểu của tác giả, trong nước chưa có một nghiên cứu chính thức nào về chủ đề
này, mà chỉ ñược ñề cập trong các nghiên cứu về kiểm tốn BCTC và các vấn đề có
liên quan.
Trong các nghiên cứu từ nước ngồi, với quan điểm chất lượng kiểm tốn
được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng yếu
trong việc trình bày và cơng bố các BCTC của các khách hàng được kiểm tốn
(quan điểm của DeAgelo (1981) [80], Palmrose, Z. (1988) [95], Bradshaw (2001)
[78] và ña số các nghiên cứu khoa học về kiểm tốn). Theo đó, khi đánh giá về các


5

nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn, kết quả chỉ ra rằng, khả năng các
KTV phát hiện ñược các sai phạm trọng yếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt
là năng lực nghề nghiệp của KTV; cịn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào
tính độc lập của KTV (trong đó có sức ép từ phía khách hàng được kiểm tốn…)
(Lam and Chang, 1994) [90].
Nhiều nghiên cứu điển hình khác ở nước ngồi về các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng kiểm tốn được thực hiện bởi Mock & Samet (1982); Schroeder và cộng
sự (1986); Sutton & Lampe (1990); Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng
sự (1995); Davis (1995); Behn và cộng sự (1997); Sucher và cộng sự (1998); Behn
và cộng sự (1999); Pandit (1999); Chen và cộng sự (2001); Francis, 2004; Augus
Duff, (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự (2008) [28], [75], [76],
[83]… cũng ñưa ra các kết luận về các nhân tố riêng rẽ hoặc từng nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm toán. Trong các kết quả nghiên cứu, các nhân tố được
xác định có thể mang tính kế thừa và phát triển mới, và mức ñộ quan trọng của các

nhân tố tới chất lượng kiểm tốn có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của ñối
tượng mà nhà nghiên cứu thực hiện ñiều tra, khảo sát, cũng như ñịa ñiểm và bối
cảnh thời gian của nghiên cứu.
Quan ñiểm từ những thập kỷ trước cho rằng, qui mô CTKT quyết định chất
lượng kiểm tốn. Với quan điểm đó, CTKT lớn thường cung cấp dịch vụ kiểm tốn
có chất lượng tốt hơn các CTKT nhỏ (Lennox, 1999) [91]; các CTKT có danh tiếng
hơn sẽ cung cấp chất lượng kiểm tốn tốt hơn và chất lượng kiểm tốn được cho là
ñồng ñều (như nhau) giữa các CTKT (DeAngelo, 1981) [81]; các CTKT lớn cũng
thường duy trì tính độc lập hơn, do đó cung cấp chất lượng kiểm tốn tốt hơn
(Dopuch, 1984). Chất lượng kiểm tốn cịn phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ
phi kiểm toán (như dịch vụ tư vấn) sẽ làm giảm tính độc lập và do đó làm giảm chất
lượng kiểm tốn (Healy và Ly’s, 1986, Sabri, 1993 và Chen và cộng sự, 2005) [75].
Quan ñiểm chất lượng kiểm tốn phụ thuộc vào phí kiểm tốn cũng ñã ñược
ñưa ra. Các nghiên cứu theo quan ñiểm này cho rằng, phí kiểm tốn cao sẽ tạo thêm
giá trị ñể KTV phát hiện các lỗi quản lý hoặc các sai phạm bất thường trong BCTC
(Defond và Jambalvo, 1993). Các cơng ty kiểm tốn có nhiều khách hàng hơn sẽ
thúc đẩy họ giữ gìn danh tiếng hơn và do vậy sẽ cung cấp chất lượng kiểm toán tốt


6

hơn (Francis và Wilson 1988, Becker và các cộng sự 1998). Một số nghiên cứu
khác cũng cho thấy, thị trường chứng khốn đã phản ứng tích cực hơn đối với các
doanh nghiệp chuyển đổi chủ thể kiểm tốn sang các cơng ty kiểm tốn lớn
(Nichols và Smith, 1983 và Eichenseher 1989, Teoh và Wong 1993, Jang và Lin
1993, Balvers và cộng sự 1988, Firth và Smith 1992, Eisenberg và Macey, 2003;
Tilis 2005…)[28], [76].
Tuy nhiên, sau sự kiện sụp ñổ của Tập đồn Kiểm tốn hàng đầu thế giới Arthur
Andersen, một số nghiên cứu gần ñây ñã chỉ ra rằng, chất lượng kiểm tốn là khơng
đồng nhất giữa các CTKT có quy mô lớn (Libby và những người khác, 2006; Carlin,

2008,…) [76], [84] và việc đảm bảo chất lượng kiểm tốn không chỉ phụ thuộc vào các
nhân tố của công ty kiểm toán, mà quan trọng hơn là phụ thuộc vào chính các KTVnhững người trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm tốn tại cơng ty khách hàng.
Trong kết quả nghiên cứu “Dimentions of audit quality” của Angus Duff,
University of Paisley (2004), các nhân tố quyết ñịnh tới chất lượng kiểm tốn
BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK được xem xét theo khía cạnh
chun mơn (technical) và dịch vụ (service) [83]. Kết quả chỉ ra rằng, các nhân tố
thuộc các KTV/nhóm kiểm tốn (như tính độc lập, năng lực, kinh nghiệm) và các
nhân tố thuộc về công ty kiểm tốn (như danh tiếng, qui mơ, khả năng đáp ứng, dịch
vụ phi kiểm tốn) đều có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm tốn.
Nghiên cứu gần đây nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
tốn, của Kym Boon, ðại học Macquarie (2007), “Compulsory audit tendering and
audit quality evidence from Australian local government”, cùng một nghiên cứu mở
rộng của Kym Boon và cộng sự Jill McKinnon và Philip Ross (2008) “Audit service
quality in compulsorry audit tendering- Preparer perceptions and satisfaction” [75],
[76], ñã xác ñịnh 14 nhân tố thuộc về KTV và cơng ty kiểm tốn như kinh nghiệm,
khả năng chuyên sâu, ý thức, cam kết chất lượng của cơng ty, qui mơ cơng ty…,
đồng thời đánh giá mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố này tới chất lượng kiểm tốn,
qua đó đưa đến một kết luận quan trọng, nếu các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng
kiểm tốn được đảm bảo thì cũng đảm bảo sự hài lịng của người sử dụng đối với
chất lượng kiểm toán.


7

Tóm lại, trong các nghiên cứu về chất lượng kiểm tốn trên thế giới, các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn đã được bàn luận và đánh giá từ nhiều đối
tượng khác nhau, như từ chính các kiểm tốn viên (chủ thể kiểm tốn), cơng ty khách
hàng được kiểm tốn (khách thể kiểm tốn) hoặc từ phía những người sử dụng kết
quả kiểm toán (những người quan tâm). Tuy nhiên, các nhân tố được xác định có ảnh
hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm tốn có thể được phân nhóm theo 2 cách.

Cách thứ nhất, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn được phân
nhóm dựa trên các khía cạnh chun mơn và dịch vụ của chất lượng, theo đó:
Nếu xét theo chất lượng chun mơn (Technical Quality) gồm: (i) Danh tiếng
của CTKT (Reputation); (ii) Năng lực CTKT (Capability); (iii) ðộc lập
(Independence); (iv) Kỹ năng của KTV/nhóm kiểm tốn (Expertise); (v) Kinh
nghiệm của KTV/nhóm kiểm tốn (Experience).
Nếu xét theo khía cạnh chất lượng dịch vụ gồm: (i) Khả năng ñáp ứng nhu
cầu của khách hàng (Responsiveness); (ii) Dịch vụ phi kiểm toán cung cấp (Nonaudit service); (iii) Sự cảm thông với khách hàng (Empathy); (iv) Khả năng phục vụ
khách hàng (Client service). Các tiêu chí mơ tả, ño lường nhân tố cũng như mức ñộ
ảnh hưởng của chúng tới chất lượng kiểm tốn cũng được các nghiên cứu xác ñịnh
và ñánh giá (Angus Duff, 2004) [83] (xem thêm Phụ lục 1).
Cách thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn được phân
nhóm dựa trên chủ thể kiểm tốn, theo đó có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất
lượng kiểm tốn:
Một là, nhóm nhân tố thuộc về KTV/nhóm kiểm tốn (Audit team factors),
như tính độc lập, năng lực, trình độ, mức độ tn thủ chuẩn mực nghề nghiệp…;
Hai là, nhóm nhân tố thuộc cơng ty kiểm tốn (Audit firm factors), như qui
mơ, danh tiếng, phương tiện cơng cụ làm việc, chính sách và thủ tục kiểm sốt…,
Ba là, nhóm nhân tố bên ngồi (Enviromental factors), như nhân tố khách
hàng, môi trường pháp lý, mơi trường kinh tế, xã hội, vai trị kiểm sốt từ ngồi.
Các tiêu chí mơ tả, đo lường nhân tố, cũng như mức ñộ ảnh hưởng của chúng tới
chất lượng kiểm tốn cũng được các nghiên cứu xác định và ñánh giá (Angus Duff,
2004 và (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008) [76],[83] (Chi tiết xem
thêm Phụ lục 1 và Phụ lục 2).


8

Tại Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến kiểm tốn BCTC cũng ñã ñược bàn
luận nhiều, nhưng chủ yếu là các nghiên cứu về kiểm tốn BCTC theo loại hình bộ

máy kiểm tốn, ví dụ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của GS.TS. ðoàn Xuân
Tiên (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơng ty kiểm tốn ñộc lập ở
Việt Nam hiện nay”, hoặc bàn luận về qui trình kiểm tốn BCTC đối với từng lĩnh
vực/ngành nghề cụ thể, ví dụ Luận án tiến sĩ của Phạm Tiến Hưng (2009) “Hồn
thiện kiểm tốn BCTC các cơng ty xây lắp của các tổ chức kiểm tốn độc lập”.
Riêng các nghiên cứu trong nước có liên quan đến chất lượng kiểm tốn, điển hình
có ðề tài khoa học cấp Bộ của GS.TS. Vương ðình Huệ (2001) “Hồn thiện cơ chế
kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn độc lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của
Ngô ðức Long (2002), “Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán ñộc lập ở
Việt Nam"; Nguyễn Thị Mỹ (2013) "Hoàn thiện kiểm tốn báo cáo tài chính của các
cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam"; và ðề tài cấp ngành của
TS. Hà Thị Ngọc Hà cùng nhóm nghiên cứu (2011), "Các giải pháp hoàn thiện, tăng
cường kiểm sốt chất lượng cơng tác kiểm tốn báo cáo tài chính các đơn vị có lợi
ích cơng chúng". Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của các tác giả này, nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng kiểm tốn BCTC khơng phải là đối tượng và mục tiêu nghiên
cứu chính, mà chỉ là một phần hoặc được dùng cho các phân tích bình luận quan
trọng khác liên quan, do đó các nhân tố ảnh hưởng chưa ñược hệ thống ñầy ñủ,
cũng như chưa ñánh giá mức ñộ ảnh hưởng của chúng tới chất lượng kiểm toán.
Dù vậy, trong các nghiên cứu trong nước, các tác giả cũng ñã nêu ra hoặc bàn luận
ñến các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng kiểm tốn, gồm:
Nhóm nhân tố bên ngồi: (1) Nhu cầu nền kinh tế (ðịi hỏi thị trường,
Trình độ Kinh tế-xã hội); (2) Cơ chế của nền kinh tế (gồm Mục tiêu kinh tế, Chính
sách kinh tế, Tổ chức quản lý chất lượng) (Ngơ ðức Long, 2002);
Nhóm nhân tố thuộc KTV và CTKT gồm: Nhân tố con người (Chất lượng
KTV và các cấp quản lý); Nhân tố kỹ thuật (Qui trình kiểm tốn); Nhân tố quản
lý; Nhân tố về điều kiện làm việc (Ngô ðức Long, 2002 và Nguyễn Thị Mỹ,
2013); Qui mơ cơng ty kiểm tốn; Mức độ chun sâu trong kiểm tốn; Nhiệm kỳ
của KTV; Giá phí kiểm tốn; Phạm vi của dịch vụ phi kiểm tốn; Tính cách và



9

đạo đức nghề nghiệp của KTV; Kiểm sốt chất lượng dịch vụ cung cấp (Hà Thị
Ngọc Hà, 2011 và Nguyễn Thị Mỹ, 2013).
Những phương pháp nghiên cứu ñã ñược áp dụng
Nghiên cứu trong nước chủ yếu dùng phương pháp phân tích, tổng hợp. ðề
tài luận án tiến sĩ của tác giả Ngơ ðức Long (2002) có dựa vào kết quả khảo sát ñể
tổng hợp các quan ñiểm về chất lượng kiểm tốn làm cơ sở cho nghiên cứu của
mình. ðề tài cấp ngành của TS. Hà Thị Ngọc Hà (2011) xem xét phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán và các kiểm chứng qua số liệu thực tế
đã thống kê được của các cơng ty kiểm tốn được chấp thuận kiểm tốn DNNY.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ (2013) có đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng
thông qua kết quả khảo sát kiểm tốn viên liên quan đến hồn thiện quy trình kiểm
tốn BCTC công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
ðối với các nghiên cứu ở nước ngoài, các kết quả phân tích hầu hết sử dụng
phương pháp thống kê mơ tả, dữ liệu ñiều tra, khảo sát dựa trên việc gửi bảng hỏi
tới các đối tượng (là KTV và cơng ty kiểm tốn; phía người sử dụng báo cáo kiểm
tốn như các KTV nội bộ, nhà quản lý của doanh nghiệp ñược kiểm toán (khách
hàng); nhà ñầu tư hoặc các chuyên gia tài chính…). Hình thức gửi bảng hỏi bằng
thư, qua email, kết hợp gọi ñiện trực tiếp. Một số nghiên cứu sử dụng kết hợp các
nghiên cứu định tính với ñịnh lượng, các kết quả nghiên cứu ñược công bố rộng
rãi và có độ tin cậy cao.
Câu hỏi và kết quả nghiên cứu
Các câu hỏi cũng như kết quả ñạt ñược qua các nghiên cứu thường tập
trung vào hai vấn ñề chính:
(i) ðánh giá nhận thức của ñối tượng khảo sát về mức ñộ ảnh hưởng của
các nhân tố tới chất lượng kiểm tốn, xác định được các nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới chất lượng kiểm tốn, thang đo ñánh giá thường là 5 hoặc 7, từ Rất thấp
ñến Rất cao. ðại diện là các nghiên cứu của Schroeder và cộng sự (1986);
Carcello và cộng sự (1992), Aldhizer và cộng sự (1995); Warming-Rasmussen and

Jensen (1998); Chen và cộng sự (2001); Augus Duff (2004); Kym Boon (2007),
Kym Boon và cộng sự (2008). Các nhân tố thường được xác định có mức ñộ ảnh


10

hưởng quan trọng tới chất lượng là: Khả năng chuyên sâu, Kinh nghiệm, Tính độc
lập, Ý thức đạo đức nghề nghiệp, Tính chun nghiệp; Phí kiểm tốn, Phương
pháp và cơng cụ kiểm toán, Kiểm soát chất lượng nội bộ.
(ii) ðánh giá mức độ hài lịng trên cơ sở đánh giá các nhân tố: Nếu các
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn được nhận thức là quan trọng càng
được đảm bảo thì người sử dụng dịch vụ kiểm tốn càng cảm thấy thỏa mãn (hài
lòng) với chất lượng kiểm toán. ðại diện là các nghiên cứu của Davis (1995);
Behn và cộng sự (1997); Sucher và cộng sự (1998); Pandit (1999); Augus Duff
(2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự (2008).
Như vậy, dựa trên các quan ñiểm khác nhau từ các cơng trình nghiên cứu
đã thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn BCTC nói
chung, cũng như để có cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các DNNY
trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, tác giả cho rằng, việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY là cần
thiết và thực hiện ñề tài này sẽ lấp khoảng trống mà các nghiên cứu khác tại Việt
Nam chưa thực hiện. Kết quả của nghiên cứu này sẽ làm phong phú thêm kiến
thức lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng có liên
quan trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của ðề tài
Mục tiêu tổng quát của ñề tài là xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến chất
lượng kiểm tốn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng
kiểm tốn BCTC của DNNY trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay,
làm cơ sở ñề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm
toán BCTC của DNNY nói riêng và kiểm tốn BCTC của các doanh nghiệp nói

chung. Theo đó, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
- Xác định các nhân tố/nhóm nhân tố gắn liền với các tiêu chí đo lường nhân
tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK tại Việt Nam.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán
BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát thực tế, dưới góc


11

nhìn của các KTV tại các cơng ty kiểm tốn ñộc lập ñược chấp thuận kiểm toán
doanh nghiệp niêm yết.
- ðề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn BCTC DNNY
trên TTCK Việt Nam dựa trên phân tích kết quả khảo sát và phỏng vấn một số
chuyên gia là ñại diện cho các ñối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm tốn.
Câu hỏi nghiên cứu
ðể đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu ñược ñưa ra
tương xứng, bao gồm:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào, cũng như tiêu chí nào đo lường nhân tố,
được xác định là có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK tại Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi 2: Nhân tố nào ñược ñánh giá là có mức ñộ ảnh hưởng quan trọng
nhất, cũng như thứ tự mức ñộ ảnh hưởng của từng nhân tố, tới chất lượng kiểm
toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần ñược ñưa ra hoặc quan tâm chú trọng nhằm
nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
ðề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
ðối tượng nghiên cứu của ðề tài
ðề tài tập trung nghiên cứu lý luận kiểm toán BCTC, các nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng kiểm tốn BCTC của doanh nghiệp, từ đó đi sâu vào kiểm

tốn độc lập đối với BCTC của các DNNY trên TTCK. Doanh nghiệp niêm yết
ñược nghiên cứu trong ðề tài là loại hình cơng ty cổ phần có chứng khốn (cổ
phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (gồm Sở
Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội).
Phạm vi khơng gian và thời gian nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu, ðề tài tập trung nghiên cứu kiểm toán
BCTC của các DNNY (doanh nghiệp có lợi ích cơng chúng) trên TTCK trong mối


12

quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn do các cơng ty kiểm
tốn độc lập thực hiện, cụ thể:
+ Khảo sát nhận thức và ñánh giá từ phía KTV thuộc các cơng ty kiểm tốn
độc lập được chấp thuận kiểm tốn BCTC các DNNY trên TTCK Việt Nam;
+ Phỏng vấn một số chuyên gia là đại diện nhà quản lý, lãnh đạo cơng ty
kiểm tốn, ñại diện nhà ñầu tư tổ chức trong việc ñề xuất các giải pháp liên quan.
+ Thời gian thực hiện khảo sát và phỏng vấn từ năm 2011 ñến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của ðề tài
ðề tài này ñược thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng
và định tính. Các phương pháp cụ thể bao gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thơng tin
Phân tích và tổng hợp thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu sẵn có trong
nước và quốc tế (chủ yếu từ quốc tế) về các nội dung liên quan ñến ñối tượng nghiên
cứu. Tác giả tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và ñánh giá một số nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn BCTC của DNNY ñể hình thành
khung lý thuyết cơ bản của luận án. Qua đó, kết hợp với phân tích thực trạng tại Việt
Nam để xác định các nhân tố/tiêu chí đo lường nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
kiểm toán BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam.

- Phương pháp ñiều tra (gửi bản câu hỏi khảo sát, phỏng vấn, quan sát)
Dựa trên hệ thống nhân tố ñã ñược xác ñịnh về mặt lý thuyết, tác giả thiết kế
Bảng câu hỏi ñể thực hiện khảo sát nhận thức và ñánh giá từ phía các KTV, thuộc
các cơng ty kiểm tốn độc lập ñược chấp thuận kiểm toán DNNY, về mức ñộ ảnh
hưởng của các nhân tố (qua các tiêu chí đo lường nhân tố) tới chất lượng kiểm toán
BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia là ñại diện nhà quản lý,
lãnh ñạo cơng ty kiểm tốn, đại diện nhà đầu tư tổ chức trong việc thảo luận kết quả
khảo sát, ñồng thời kết hợp quan sát các dữ liệu thứ cấp ñể làm rõ hơn kết quả khảo
sát và là cơ sở ñề xuất các giải pháp liên quan.


13

- Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 18,
phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chí đo lường nhân tố, đồng
thời áp dụng phương pháp thống kê mơ tả ñể tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa
mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nguồn dữ liệu sử dụng
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập thông qua
Bảng phiếu khảo sát gửi cho các kiểm tốn viên độc lập ñược chấp thuận kiểm toán
các DNNY (số liệu ñịnh lượng) và thơng qua phỏng vấn quan sát (thơng tin định
tính) ñể nhận biết các nhân tố và qua ñó ño lường, ñánh giá mức ñộ ảnh hưởng của
các nhân tố ñến chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trong
bối cảnh thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: Báo cáo tình hình hoạt động và biên bản kiểm
tra tình hình hoạt động hàng năm của Bộ Tài chính, VACPA đối với các cơng ty
kiểm tốn (bao gồm cơng ty kiểm tốn được chấp thuận kiểm tốn DNNY) từ năm

2009-2012 và các nguồn tham khảo khác từ các kết quả nghiên cứu trước đây, hoặc
qua thơng tin báo chí, website của UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khốn, cơng ty
kiểm tốn và từ các doanh nghiệp niêm yết.
6. Những đóng góp mới của ðề tài
ðề tài này được thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực
tiễn, ñược sự quan tâm của nhiều ñối tượng khác nhau. Theo đó, các đóng góp gồm:
- Xét về lý luận, ðề tài tổng hợp lý luận theo hướng ñi sâu vào hệ thống hóa
các nhóm nhân tố (tiêu chí ño lường nhân tố) ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tốn
BCTC của DNNY, những nhân tố nào cần được chú trọng về mặt lý thuyết nhằm
ñảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY.
- Xét về thực tiễn, ðề tài xác định nhân tố (tiêu chí đo lường nhân tố) dựa
trên phân tích thực trạng tại Việt Nam, từ ñó ñánh giá mức ñộ ảnh hưởng của các
nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Việt Nam, dựa trên kết quả khảo sát các KTV tại các cơng ty kiểm tốn độc lập


14

được chấp thuận kiểm tốn DNNY và phỏng vấn một số chuyên gia, làm cơ sở ñề
xuất các giải pháp trọng tâm phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu hữu ích đối với nhiều bên khác nhau như:
- Các nhà quản lý chất lượng kiểm toán BCTC nói chung và kiểm tốn
BCTC DNNY nói riêng tại Việt Nam: Về hồn thiện văn bản pháp lý, kiểm sốt
chất lượng cũng như thiết lập các chế tài xử phạt;
- KTV và cơng ty kiểm tốn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm
toán BCTC DNNY, giúp nâng cao vai trị của kiểm tốn độc lập trong nền kinh tế.
- Những người sử dụng BCTC được kiểm tốn (DNNY, nhà đầu tư tổ chức
và cá nhân), góp phần phát triển lành mạnh DNNY và TTCK, giúp nhà ñầu tư nâng
cao hiểu biết về vai trị của kiểm tốn, những rủi ro cũng như quyền lợi sử dụng
BCTC ñã ñược kiểm toán.

7. Khung nghiên cứu và kết cấu của ðề tài
Ngồi Mở đầu và Kết luận, Luận án được thiết kế bao gồm 4 chương theo Sơ
ñồ 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án dưới ñây, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khốn;
Chương 2: Phân tích thực trạng với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khốn Việt Nam;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm tốn báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam;
Chương 4. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn báo
cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


15

Chương 1:
Cơ sở lý luận của việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng kiểm tốn báo
cáo tài chính doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường
chứng khốn

Chương 2:
Phân tích thực trạng với việc
xác ñịnh các nhân tố ảnh
hưởng ñến chất lượng kiểm

tốn báo cáo tài chính các
doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 1:
Những nhân tố nào, cũng như tiêu
chí nào ño lường nhân tố, ñược xác
ñịnh là có ảnh hưởng quan trọng tới
chất lượng kiểm toán BCTC doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK tại Việt
Nam hiện nay?

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2:
Chương 3:

Nhân tố nào ñược ñánh giá là có

Kết quả nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm tốn báo cáo tài
chính các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam

mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất,

Chương 4:
Giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng kiểm tốn
báo cáo tài chính các doanh

nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.

cũng như thứ tự mức ñộ ảnh hưởng
của từng nhân tố, tới chất lượng
kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK Việt Nam hiện nay?

Trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3:
Giải pháp nào cần ñược chú trọng
nhằm nâng cao chất lượng kiểm
toán BCTC doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam?

Sơ ñồ 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án


16

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ðẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
1.1. Thị trường chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khốn
ðặc điểm TTCK, đặc điểm doanh nghiệp niêm yết chi phối ñặc ñiểm BCTC
của doanh nghiệp niêm yết, qua đó cho thấy sự cần thiết, cũng như vai trị quan
trọng của kiểm tốn độc lập đối với độ tin cậy của các thơng tin trên BCTC, góp
phần vào sự minh bạch của TTCK và bảo vệ nhà ñầu tư. Những nội dung dưới ñây
nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết về TTCK, doanh nghiệp niêm yết và BCTC của doanh

nghiệp niêm yết dưới góc nhìn kiểm tốn trước khi nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC doanh nghiệp niêm yết.

1.1.1. Thị trường chứng khốn
1.1.1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khốn
Lịch sử của TTCK gắn liền với nền kinh tế hàng hóa. Ở Châu Âu, TTCK ñã
xuất hiện từ ñầu thế kỷ thứ XVI. Hoạt động của TTCK rất sơi động, nhạy cảm và có
tác động mạnh tới tồn bộ hoạt động ñời sống kinh tế- xã hội từ tầm vĩ mô tới vi
mô, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu.
Trước khi xuất hiện loại hình cơng ty cổ phần, TTCK đã manh nha xuất hiện
dưới hoạt ñộng trao ñổi tự phát giữa các thương gia về các giấy tờ có giá (các giấy
xác nhận nợ- debenture) tại các thành phố trung tâm buôn bán, các thương cảng lớn
của phương Tây (Frankfurt ở ðức, Amsterdam của Hà Lan, Lisbon của Bồ ðào
Nha) vào khoảng giữa thế kỷ thứ XV ñến ñầu thế kỷ thứ XVI [45, tr.23-27].
Các hoạt động chuyển nhượng các giấy tờ có giá trị như vậy ñược gọi là các
hoạt ñộng mua bán chứng khốn đầu tiên hình thành nên TTCK. Tuy nhiên, sau sự
ra đời của các cơng ty cổ phần (khoảng cuối thế kỷ XVIII), giao dịch chứng khốn
đã bùng nổ bởi sự hấp dẫn của các cổ phiếu (share) các công ty. Mặc dù TTCK là
nơi diễn ra các giao dịch của không chỉ các cổ phiếu mà gồm cả trái phiếu, thương
phiếu (gọi chung là chứng khoán), nhưng cổ phiếu công ty luôn chiếm tỷ trọng áp


17

ñảo trong các giao dịch mua bán tại TTCK. ðến nay, TTCK trở thành một thị
trường tài chính bậc cao, phát triển mạnh và ln có sức hấp dẫn đối với các NðT ở
cả các quốc gia ñang phát triển và đã phát triển.

1.1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khốn
Xét mối quan hệ trong thị trường tài chính, TTCK là một phần của thị trường

tài chính. Thị trường tài chính gồm Thị trường tài chính ngắn hạn (thị trường tiền
tệ) và Thị trường tài chính dài hạn (thị trường vốn), trong đó thị trường tài chính dài
hạn bao gồm thị trường tín dụng dài hạn, thị trường cầm cố và TTCK.
Theo Từ ñiển tiếng Anh kinh tế (1985), TTCK là một thị trường có tổ chức,
là nơi các chứng khốn ñược mua bán tuân theo các qui tắc ñã ñược ấn định.
Theo Luật Chứng Khốn của Việt Nam, Số 70/2006/QH11 và Luật bổ sung
sửa ñổi số 62/2010/QH12, thị trường giao dịch chứng khốn là địa điểm hoặc hình
thức trao đổi thơng tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khốn [55].
TTCK là một thị trường có tổ chức, nơi diễn ra các hoạt ñộng mua bán các
loại chứng khốn được niêm yết trên thị trường [40].
TTCK là thị trường tài chính bậc cao, nơi mà các NðT (người mua/bán
chứng khốn) ln cần có các thơng tin tài chính minh bạch để ra các quyết định
kinh tế của mình và họ có thể chịu thiệt hại rất nặng nề nếu như các thơng tin tài
chính mà họ dựa vào đó để ra quyết định khơng đảm bảo độ tin cậy.

1.1.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán
Chức năng của TTCK thể hiện vai trị của TTCK đối với nền kinh tế, cụ thể:
- Huy động vốn: Thơng qua TTCK, các cơng ty, tổ chức kinh tế, Chính phủ
có thể phát hành các cổ phiếu (stock), trái phiếu (bond), gọi chung là chứng khốn,
để huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và ñầu tư.
- Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: ðầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, mặc
dù chịu nhiều rủi ro hơn, nhưng có khả năng sinh lời nhiều hơn khơng chỉ nhờ vào
lãi suất mà vào việc mua/bán lại các cổ phiếu, trái phiếu này trên TTCK, qua đó
khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.
- Cơng cụ di chuyển ñầu tư: Sức hấp dẫn nhất của TTCK chính là giúp NðT
di chuyển vốn ñầu tư một cách dễ dàng thơng qua việc quyết định mua hoặc bán
một loại chứng khốn nào đó trên thị trường, đồng thời có thể nhanh chóng chuyển
đổi thành tiền mặt (tính thanh khoản cao) nếu cần.



18

- Khuyến khích cạnh tranh: Giá cổ phiếu và trái phiếu của một cơng ty có thể
lên hoặc xuống tùy vào cung cầu thị trường. ðiều này thúc ñẩy các cơng ty có
chứng khốn niêm yết phải nỗ lực kinh doanh hiệu quả, liên tục đổi mới cơng nghệ,
phát triển thương hiệu để chứng khốn của cơng ty hấp dẫn các NðT.
- Phản ánh sức khỏe của nền kinh tế: Chỉ số chứng khốn phản ánh giá
chứng khốn, được coi là phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, cũng như của mỗi
ngành, mỗi doanh nghiệp.
- Công cụ hội nhập vào nền kinh tế thế giới: Nhờ vào công cụ di chuyển vốn
dễ dàng, TTCK là cơng cụ để các nền kinh tế đang phát triển hội nhập nhanh chóng
với nền kinh tế thế giới.
ðể các chức năng của TTCK phát huy tác dụng, các nhà quản lý yêu cầu các
thơng tin được cơng bố trên TTCK, trong đó là các BCTC của DNNY phải ñược
cung cấp kịp thời, bảo ñảm tính minh mạch và ñộ tin cậy cao.

1.1.1.4. Phân loại thị trường chứng khốn
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, TTCK ñược phân loại khác nhau. Cụ thể:
- Căn cứ vào q trình lưu thơng chứng khốn, TTCK bao gồm thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi chứng khốn được phát hành lần
đầu ra cơng chúng, thị trường thứ cấp là nơi các chứng khốn được mua bán lại.
- Căn cứ vào phương thức giao dịch, TTCK bao gồm thị trường tập trung và
thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung là thị trường chính thức, có tổ chức,
trong đó các chứng khốn được niêm yết và giao dịch mua bán tại một nơi gọi là Sở
GDCK hay Trung tâm GDCK.
- Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch, TTCK bao gồm thị trường trao ngay, thị
trường giao dịch kỳ hạn và thị trường giao dịch tương lai.

1.1.1.5. ðặc ñiểm của thị trường chứng khốn
- ðặc trưng của TTCK là hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và

người cung cấp vốn ñều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ khơng có trung gian
tài chính;


19

- Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hồn hảo. Mọi người đều tự do
tham gia vào thị trường. Khơng có sự áp đặt giá cả trên TTCK, giá cả được hình
thành dựa trên quan hệ cung- cầu;
- Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khốn được phát
hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường
thứ cấp. TTCK ñảm bảo cho các NðT có thể chuyển chứng khốn của họ thành tiền
mặt bất cứ lúc nào họ muốn.
Những ñặc ñiểm này của TTCK đã tạo nên tính hấp dẫn của thị trường và thu
hút cộng ñồng các NðT cá nhân cũng như tổ chức, tuy nhiên, tính minh bạch của
thơng tin trên TTCK, trong đó cần vai trị của kiểm tốn đối với độ tin cậy của
thơng tin, là một vấn đề ñược quan tâm hàng ñầu góp phần bảo vệ NðT.

1.1.1.6. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Trên TTCK, các chủ thể chính tham gia thị trường thường gồm: Ủy ban
Chứng khoán Quốc gia; Sở giao dịch chứng khoán; các tổ chức phát hành; tổ chức
niêm yết chứng khoán; các NðT chứng khốn; các định chế tài chính trung gian.
Các tổ chức phát hành chứng khoán tiến hành chào bán chứng khốn lần đầu
qua thị trường sơ cấp nhằm tăng vốn phục vụ cho việc tài trợ các dự án, mục tiêu hoạt
ñộng của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành chứng khốn có thể gồm: Chính phủphát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư; chính quyền địa
phương- phát hành trái phiếu ñể tài trợ cho các dự án, nhu cầu chi tiêu của chính
quyền địa phương; các cơng ty cổ phần- phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty; các
doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH- phát hành trái phiếu doanh nghiệp; các quĩ
đầu tư chứng khốn và cơng ty quản lý quĩ- phát hành chứng chỉ ñầu tư.
Sau khi chứng khốn của các tổ chức phát hành được chào bán lần ñầu trên

TTCK sơ cấp, sẽ ñược các NðT giao dịch, mua bán lại trên TTCK thứ cấp. Khi các
tổ chức phát hành tiến hành niêm yết chứng khốn là việc cơng bố chứng khốn đủ
tiêu chuẩn giao dịch tại thị trường chính thức (sở GDCK hoặc trung tâm GDCK).
Tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành có chứng khốn được niêm yết trên TTCK.


20

Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và NðT ñược coi là những chủ thể tạo
nên sự sôi ñộng của TTCK. Trong đó, các cơng ty cổ phần là tổ chức phát hành và
tổ chức niêm yết quan trọng, tạo ra nguồn hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu) có khối
lượng giao dịch áp ñảo trên thị trường.

1.1.2. Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp niêm yết
DNNY thực chất là các công ty cổ phần có chứng khốn (cổ phiếu và trái
phiếu) được niêm yết trên thị trường chứng khoán (gồm sở GDCK hoặc trung tâm
GDCK). ðể làm rõ khái niệm DNNY, có thể xét các khía cạnh sau:
Xét từ các chủ thể tham gia TTCK, DNNY trước hết là tổ chức phát hành và
có chứng khốn (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên thị trường
chứng khốn. Dưới góc nhìn này, DNNY thực chất là công ty cổ phần với tư cách
là tổ chức niêm yết. DNNY không bao hàm nói tới các tổ chức phát hành có chứng
khốn niêm yết khác như chính phủ (niêm yết tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,
trái phiếu đầu tư); chính quyền ñịa phương (niêm yết trái phiếu ñịa phương); các
doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH (niêm yết trái phiếu doanh nghiệp); các
quĩ đầu tư chứng khốn và cơng ty quản lý quĩ (niêm yết chứng chỉ ñầu tư).
ðể trở thành doanh nghiệp niêm yết trên TTCK phải ñáp ứng các tiêu chuẩn
định tính và định lượng theo qui định của từng sở hoặc trung tâm giao dịch. Các
tiêu chuẩn ñịnh tính như: Triển vọng phát triển, tính khả thi của phương án sử dụng
vốn từ ñợt phát hành, ý kiến của KTV về BCTC của doanh nghiệp, việc thực hiện

cơng bố thơng tin. Các tiêu chuẩn định lượng có thể gồm: Thời gian hoạt động, quy
mơ vốn, hiệu quả hoạt động...
Xét các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, DNNY là loại hình cơng ty
cổ phần. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp, có đa dạng các loại hình doanh
nghiệp gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân (ñều ñược gọi chung là doanh nghiệp) [55]. Sơ ñồ 1.2 cho


21

thấy, khi doanh nghiệp là cơng ty cổ phần đại chúng và có chứng khốn được niêm
yết trên TTCK thì ñược gọi là doanh nghiệp niêm yết hay công ty cổ phần niêm yết.
Loại hình Doanh nghiệp
(Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005)

Công ty cổ phần

Công ty TNHH

Công ty hợp danh

Cơng ty cổ phần đại chúng:

Cơng ty cổ phần

(là cơng ty cổ phần thuộc một trong ba
loại hình sau đây:
- Cơng ty đã thực hiện chào bán cổ
phiếu ra cơng chúng;
- Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại

SGDCK hoặc Trung tâm GDCK,

chưa ñại chúng

Doanh nghiệp
tư nhân

- Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một
trăm NðT sở hữu, khơng kể NðT
chứng khốn chun nghiệp; và có vốn
điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên.

Cơng ty cổ phần niêm yết
- Là công ty cổ phần đại chúng

Cơng ty cổ phần
khơng niêm yết

- Có cổ phiếu ñủ ñiều kiện niêm

yết, giao dịch trên TTCK

Sơ ñồ 1.2: Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế

Dưới góc nhìn kiểm tốn, DNNY là đơn vị có lợi ích cơng chúng. Theo quy
định của Luật Giám sát các CTKT của Hà Lan (năm 2006), các đơn vị có lợi ích
cơng chúng có quy mơ hoặc chức năng hoạt động trong xã hội mà việc thực hiện
kiểm toán theo luật ñịnh không ñúng ñắn ñối với BCTC của các ñơn vị này có ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lịng tin của cơng chúng đối với báo cáo kiểm tốn [48].
Tại Việt Nam, theo ðiều 53, Luật Kiểm tốn độc lập, đơn vị có lợi ích cơng

chúng gồm: (1) Tổ chức tín dụng ñược thành lập và hoạt ñộng theo Luật các tổ chức


22

tín dụng; (2) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm; (3) Công ty ñại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh
chứng khốn theo quy định của pháp luật về chứng khốn [56].
Qua việc phân tích trên cho thấy, DNNY là tổ chức niêm yết trên TTCK, là
công ty cổ phần (thuộc đơn vị có lợi ích cơng chúng) có đủ ñiều kiện về vốn, hoạt
ñộng kinh doanh, khả năng tài chính, số cổ đơng hoặc số người sở hữu chứng
khốn và ñược niêm yết trên TTCK (Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK).

1.1.2.2. ðặc ñiểm của doanh nghiệp niêm yết
Xét trên góc độ kiểm tốn và góc nhìn của NðT đối với DNNY, ñặc ñiểm
cơ bản của DNNY gồm:
- Là loại hình cơng ty cổ phần, cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp
ñược niêm yết trên TTCK, ñược quyền phát hành chứng khốn khi có nhu cầu tăng
vốn: Cơng ty cổ phần có đặc trưng là sự tách rời giữa người sở hữu vốn (cổ đơng)
và người quản lý. ðiều này, xét trên góc độ kiểm tốn, có thể có sự khơng tin cậy từ
các báo cáo (trong đó có thơng tin tài chính) của các nhà quản lý do mâu thuẫn lợi
ích giữa các cổ đơng và ban lãnh đạo DNNY, hoặc giữa nhóm cổ đơng lớn và các
cổ đơng nhỏ [31]. Doanh nghiệp niêm yết cịn bao gồm doanh nghiệp Nhà nước đã
cổ phần hóa, Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối trên 50% (theo Luật Doanh
nghiệp Việt Nam, 2005). Bên cạnh đó, DNNY được quyền phát hành chứng khoán
nhằm tăng vốn dưới hai dạng là cổ phiếu, trái phiếu ra cơng chúng nếu đáp ứng các
u cầu. Cơng chúng ở đây chính là các NðT- những người quyết định đầu
tư/khơng tiếp tục đầu tư vào DNNY thơng qua các quyết định mua/bán cổ phiếu
hoặc sở hữu trái phiếu cơng ty. Các quyết định của NðT ñối với cổ phiếu của
DNNY chủ yếu dựa trên thông tin do chính DNNY cung cấp theo luật định.

- Cổ phiếu của DNNY ñược sở hữu bởi số lượng lớn cổ đơng và liên tục có
sự biến động tùy thuộc vào quyết ñịnh của các NðT vào cổ phiếu của DNNY: ðây
là ñặc trưng cơ bản của DNNY so với doanh nghiệp khơng niêm yết, theo đó, số
lượng và trình ñộ cổ ñông của các DNNY là rất lớn, phức tạp, có lợi ích trực tiếp và
quan tâm sâu tới kết quả hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp. ðặc ñiểm cổ
ñông của DNNY cũng khá ña dạng bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngồi, cổ
đơng đại diện cho phần vốn của nhà nước. Bên cạnh sự quan tâm của các cổ đơng,


23

DNNY cũng nhận ñược sự quan tâm của nhiều ñối tượng như đối với doanh nghiệp nói
chung bao gồm nhà quản lý, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, các chun gia.
- DNNY thường có qui mơ lớn và phạm vi hoạt động rộng khắp: Mục đích
chính của doanh nghiệp khi lựa chọn con ñường niêm yết là nhằm ñáp ứng nhu cầu
mở rộng vốn kinh doanh trên qui mô lớn thông qua thu hút vốn dài hạn từ các NðT,
bên cạnh đó cịn nhằm khẳng định thương hiệu và uy tín, do vậy DNNY thường là
các doanh nghiệp có qui mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng và có các mối quan hệ tài
chính phức tạp hơn so với các doanh nghiệp khơng niêm yết.
- DNNY thường hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, tính chất phức tạp,
nhất là những ngành nghề nhiều rủi ro như ñầu tư tài chính, ngân hàng, bất động
sản, xây dựng, sản xuất.
- Hoạt ñộng của DNNY ñược quản lý chặt chẽ bởi nhiều hệ thống pháp luật
trong và ngoài doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp (dành cho cơng ty cổ phần, kể
cả đối với công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trên 50%), Luật
Chứng khoán, Luật Kiểm tốn độc lập (kiểm tốn BCTC theo qui định) và các văn
bản pháp luật liên quan khác, trong đó u cầu cao về tính minh bạch trong hoạt
động và chịu sự qui định chặt chẽ việc cơng khai các thơng tin trên BCTC.
Các ñặc ñiểm trên ñây của DNNY sẽ chi phối đến đặc điểm BCTC của
DNNY- thơng tin tài chính nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chủ thể tham

gia TTCK, ñặc biệt là các NðT.

1.1.3. ðặc ñiểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết
ðặc ñiểm BCTC của doanh nghiệp niêm yết chịu sự chi phối bởi đặc điểm
của DNNY, qua đó tác động tới quan điểm về chất lượng kiểm tốn cũng như mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm tốn BCTC của các DNNY.
BCTC là sự trình bày một cách hệ thống về các thơng tin tài chính q khứ,
bao gồm các thuyết minh có liên quan, với mục đích cơng bố thơng tin về tình hình
tài chính và các nghĩa vụ của ñơn vị tại một thời ñiểm hoặc những thay ñổi trong
một thời kỳ, phù hợp với khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Trường
hợp tổ chức phát hành (DNNY) là cơng ty mẹ cần có BCTC hợp nhất. BCTC của
DNNY có những đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, BCTC DNNY địi hỏi độ tin cậy cao và rất nhạy cảm: Xuất phát từ
ñặc trưng của DNNY là cơng ty cổ phần đại chúng, ñược phát hành cổ phiếu trên


24

TTCK, cổ phiếu của DNNY ñược phép tự do mua bán trên thị trường, theo đó,
BCTC của DNNY nhận được sự quan tâm của đa dạng đối tượng, khơng chỉ là
chính ban lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý (cơ quan thuế, ủy ban chứng
khốn...), các đối tác kinh doanh (nhà cung cấp, ñối tác liên danh, liên kết..), các nhà
cung cấp tín dụng (ngân hàng, các tổ chức tài chính...), mà đặc biệt là nhận được sự
quan tâm của đơng đảo cơng chúng là các NðT tổ chức và cá nhân (các quĩ đầu tư,
các cơng ty chứng khốn, các chun gia phân tích tài chính, cổ đơng và cộng ñồng
các NðT thuộc nhiều tầng lớp với số lượng đơng, trình độ cao thấp khác nhau). Do
vậy, các thơng tin trên BCTC của DNNY địi hỏi có độ tin cậy cao và rất nhạy cảm
với các quyết ñịnh của người sử dụng thông tin. Người sử dụng, nhất là các NðT có
thể phải chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế nếu các quyết ñịnh dựa trên các BCTC thiếu
tin cậy, hơn nữa, điều này có thể gây ảnh hưởng tới lòng tin của NðT vào TTCK,

cũng như ảnh hưởng lan tỏa tới sự phát triển an toàn, lành mạnh của TTCK.
Thứ hai, BCTC theo dõi và phản ánh nhiều chỉ tiêu ñặc thù: Xuất phát từ ñặc
ñiểm cổ phiếu của DNNY ñược sở hữu bởi số lượng lớn cổ đơng và liên tục có sự
biến động, do vậy, BCTC của DNNY phải theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ chi
tiết về vốn chủ sở hữu theo từng đối tượng cổ đơng và theo từng thời điểm (cổ
phiếu phát hành thêm và cổ tức); dẫn ñến các chỉ tiêu chỉ xuất hiện trên BCTC của
công ty cổ phần nói chung và của DNNY nói riêng như “thặng dư vốn cổ phần”, “cổ
phiếu quĩ” trên bảng cân ñối kế toán; “lãi cơ bản trên một cổ phiếu” trên báo cáo kết
quả kinh doanh; hay “lợi ích của cổ ñông thiểu số” trên các BCTC hợp nhất; và
Thuyết minh BCTC là một bộ phận rất quan trọng của BCTC, trong khi đối với các
loại hình doanh nghiệp khác khơng ñược quan tâm nhiều.
Thứ ba, BCTC phản ánh khối lượng nghiệp vụ lớn và phức tạp: ðặc ñiểm của
các DNNY thường có qui mơ lớn và hoạt động đa ngành nghề, gồm cả lĩnh vực nhiều
rủi ro, theo đó, nếu là BCTC của công ty mẹ phải bao gồm BCTC hợp nhất từ các
công ty con, công ty liên kết, chứa đựng các quan hệ tài chính phức tạp hơn như đầu
tư cơng ty con, đầu tư chéo, đầu tư ra nước ngồi. Bên cạnh đó, BCTC có nhiều chỉ
tiêu, nhiều khoản ước tính kế tốn (dự phịng đầu tư), thơng tin trình bày cũng như
theo dõi các nghiệp vụ, khoản mục phức tạp theo ñặc thù ngành nghề kinh doanh của
DNNY như ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, bất ñộng sản…


25

Thứ tư, BCTC của DNNY phải tuân thủ các qui ñịnh khắt khe hơn của
TTCK, trong ñó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm tốn: Hoạt động của DNNY được
quản lý chặt chẽ bởi nhiều hệ thống pháp luật, trong đó có qui định của luật chứng
khốn, do đó, BCTC của DNNY phải tuân thủ các qui ñịnh khắt khe hơn về thời
gian cơng bố và bắt buộc phải được kiểm tốn hàng năm. Về thời gian cơng bố
được qui định tại từng TTCK, nói chung, BCTC phải được cơng bố từng tháng, quí,
6 tháng, 1 năm và tuân thủ thời gian công bố thông tin nghiêm ngặt hơn so với các

doanh nghiệp thơng thường; BCTC phải được kiểm tốn hàng năm (hoặc có thể
phải chịu sốt xét hàng q hoặc 6 tháng, 1 năm) bởi một tổ chức kiểm tốn đủ điều
kiện kiểm tốn DNNY; việc lập BCTC của DNNY ngồi việc tn thủ chuẩn mực
chung, cịn phải tn thủ chuẩn mực kế tốn có thể dành riêng cho các DNNY.
Trước khi muốn niêm yết, doanh nghiệp cổ phần phải thực hiện đăng ký và
hồn tất bộ hồ sơ bản cáo bạch, trong đó bắt buộc phải có BCTC ñáp ứng các ñiều
kiện và ñiều này ñược qui ñịnh ở từng quốc gia.
Theo qui định tại TTCK Ln ðơn (Anh), doanh nghiệp cần cung cấp BCTC
3 năm gần nhất, ñồng thời, ít nhất 75% giao dịch kinh doanh trong 3 năm gần nhất
của DNNY phải ñược chứng thực, và phải tường trình những thương vụ mua lại
(acquisition) đáng chú ý trong 3 năm gần nhất (nếu có). Qui định tại TTCK Mỹ
cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp BCTC đã được kiểm tốn bởi
KTV/cơng ty kiểm tốn ñược chấp thuận trong 3 năm gần nhất. ðiều này cũng bắt
buộc tại các TTCK Hồng Kong và Singapore [50]. Tại ðiều 14, 15- Luật Chứng
khốn Việt Nam qui định DNNY phải cung cấp BCTC được kiểm tốn xác nhận
trong 2 năm gần nhất trước khi niêm yết [55].
Trong suốt q trình niêm yết, tình trạng xấu của BCTC đã được kiểm tốn
sẽ dẫn đến DNNY có thể bị đưa vào tình trạng cảnh báo, kiểm sốt, thậm chí bị hủy
niêm yết. ðiều này ñược qui ñịnh tùy từng quốc gia. Hầu hết các TTCK ñều qui
ñịnh, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết phải thể hiện kết quả kinh doanh có lãi
và nhận được ý kiến của KTV về độ tin cậy của các BCTC. Do đó, vai trị của kiểm
tốn đối với BCTC của DNNY trên TTCK là rất quan trọng.

1.2. Kiểm tốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết
Nội dung dưới ñây nhằm làm rõ khái niệm và phân loại kiểm tốn nói chung,
các loại báo cáo kiểm tốn và kiểm tốn độc lập đối với BCTC của DNNY nói


×