Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã nam mẫu thuộc vùng đệm vườn quốc gia ba bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.73 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------

NÔNG VĂN HUYNH

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CÁC
HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ NAM MẪU VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------

NÔNG VĂN HUYNH

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CÁC
HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ NAM MẪU VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Giáo viên hƣớng dẫn


: ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Khoa Kinh tế & PTNT - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu
nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã Nam Mẫu thuộc vùng đệm
Vườn Quốc Gia Ba Bể” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, đƣợc thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát
tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Ths.Đỗ Hoàng Sơn.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận
xét, phƣơng hƣớng đƣa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Thái Nguyên,ngày 8 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Nông Văn Huynh


ii

LỜI CẢM ƠN
Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm
giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào

thực tiễn, mỗi sinh viên trƣớc khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng
đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết
luận văn em đã nhận đƣợc sự quan tâm hƣớng dẫn và giúp đỡ của nhiều tập thể, cá
nhân trong và ngoài trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy – cô giáo khoa
Kinh tế & phát triển nông thôn trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân
thành cảm ơn đến UBND xã Nam Mẫu – huyện Ba Bể – tỉnh Bắc kan đã giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Đặc biệt em vô cùng biết ơn thầy giáo Th.S Đỗ Hoàng Sơn đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập để em hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhƣng do thời
gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bƣớc đầu làm quen với công tác
nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa
luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên,ngày 8 tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Nông Văn Huynh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất đai tại xã Nam Mẫu. ......................................................... 26

Bảng 4.2:


Tình hình sử dụng đất đai năm 2012-2014 của xã Nam Mẫu............................ 25

Bảng 4.3:

Tình hình dân số và lao động xã Nam Mẫu. ........................................................ 29

Bảng 4.4:

Phân loại kinh tế hộ theo tự đánh giá của các hộ ................................................. 38

Bảng 4.5:

Phân loại hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo tại địa phƣơng............................. 38

Bảng 4.6

Các tài sản chủ yếu của các hộ điều tra................................................................ 39

Bảng 4.7:

Hiện trạng nhà ở của các hộ điều tra ..................................................................... 39

Bảng 4.8:

Các chỉ tiêu thu nhập – chi phí của 3 nhóm kinh tế hộ ....................................... 40

Bảng 4.9:

Thu nhập trung bình năm của các nhóm kinh tế hộ ............................................ 42


Bảng 4.10: Thu nhập từ rừng và các hoạt động liên quan đến rừng của các nhóm hộ........ 42
Bảng 4.11: Diện tích lúa nƣớc theo nhóm hộ .......................................................................... 43
Bảng 4.12. Nhân khẩu lao động của các hộ điều tra ............................................................... 43
Bảng 4.13: Thực trạng vay vốn của các hộ điều tra ................................................................ 44
Bảng 4.14: Các thông tin và khả năng tiếp cận thông tin ....................................................... 45
Bảng 5.1:

Chiến lƣợc sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm ............................................ 49


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

TT

Nghĩa

1

ĐVT

Đơn vị tính

2

DT


Diện tích

3

ĐVDT

Đơn vị diện tích

4

GO

Giá trị sản xuất

5

HQKT

Hiệu qủa kinh tế

6

HTX

Hợp tác xã

7

IC


Chi phí trung gian

8

NS

Năng suất

9

Pr

Lợi nhuận

10

TC

Tổng chi phí

11

VA

Giá trị gia tăng

12

VQG


Vƣờn quốc gia

13

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................3
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ...................................................................................3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài.............................................................................................. 4
1.5. Cấu trúc của khóa luận............................................................................................................. 4
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................. 5
2.1.1. Khái niệm vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong việc bảo tồn tài nguyên rừng tại
các VQG ........................................................................................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm sinh kế, tài sản sinh kế và sinh kế bền vững .................................................... 6
2.1.3. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ.................................................................. 8
2.1.4. Những chủ chƣơng, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội các vùng

đệm VQG. ........................................................................................................................................ 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................................ 14
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm tại các VQG................. 14
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm tại các VQG................. 15
2.2.3. Kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện và tạo sinh kế mới của các
dự án trong và ngoài nƣớc tại Việt Nam ..................................................................................... 16
2.2.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển sinh kế của ngƣời dân tại các xã vùng đệm
nghiên cứu. ..................................................................................................................................... 18
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 19
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................... 19


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 19
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu..................................................................... 19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................... 19
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................. 19
3.3.1 Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội tại xã nghiên cứu .................................... 19
3.3.2 Đánh giá thực trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nghiên cứu........................... 19
3.3.3 Thực trạng quản lý, sử dụng các tài sản sinh kế của hộ.................................................... 19
3.3.4 Những vấn đề tồn tại trong phát triển sinh kế của các hộ nông dân ở vùng đệm VQG –
Nguyên nhân của nó ...................................................................................................................... 20
3.3.5 Định hƣớng, mục tiêu cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm . ..................... 21
3.3.6 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm VQG. 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp chung ............................................................................................................ 22
3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................................... 22

3.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu chính sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ............................................................ 25
4.1. Đánh giá thực trạng điều kiện cơ bản địa bàn nghiên cứu ................................................. 25
4.1.1. Thực trạng về điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 25
4.1.2. Thực trạng về điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................ 27
4.1.3. Điều kiện về hạ tầng cơ sở.................................................................................................. 30
4.1.4. Những vấn đề tồn tại chính trong phát triển kinh tế - xã hội ..........................37
4.2. Đánh giá thực trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nghiên cứu............................. 38
4.2.1. Các thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu ...................................................................... 38
4.2.2. Hiện trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nghiên cứu ......................................... 39
4.3. Thực trạng quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực của hộ ................................................. 42
4.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ................................................................... 42
4.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng lao động của các hộ ..........................................43
4.3.3. Đánh giá thực trạng vay và sử dụng vốn sản xuất ........................................................... 44


vii

4.3.4. Đánh giá thực trạng kinh nghiệm sản xuất ....................................................................... 44
4.3.5. Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin phục vụ sản xuất .................................................. 45
4.3.6. Đánh giá điều kiện thị trƣờng............................................................................................. 46
4.3.7. Đánh giá các điều kiện vốn xã hội ..................................................................46
4.4. Những vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế hộ ở vùng đệm ........................................... 47
Phần 5: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CÁC
HỘ NÔNG DÂN XÃ NAM MẪU THUỘC VÙNG ĐỆM VQG BA BỂ................49
5.1. Xây dựng chiến lƣợc cải thiện sinh kế cho các hộ dân vùng đệm .....................49
5.2. Các giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm ......................... 52
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 58
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam đói nghèo đang là nguyên nhân chủ yếu tạo áp lực lên tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Phát triển nông nghiệp bền vững và
sinh kế ổn định cho ngƣời dân vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn đang là một nhiệm
vụ quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Sự khác biệt với các vùng miền núi khác, ngƣời dân vùng đệm các Vƣờn Quốc
gia (VQG) ở Việt Nam thƣờng bị tác động ảnh hƣởng lớn nhất khi VQG đƣợc thành lập.
Các hộ nông dân vùng đệm VQG trƣớc đây vốn quen với phƣơng thức kiếm sống truyền
thống là khai thác các sản phẩm từ rừng, canh tác nƣơng rẫy, chăn thả tự nhiên,…nhƣng
từ khi thành lập Vƣờn Quốc gia nguồn thu từ rừng không còn, không còn đất để canh tác
nƣơng rẫy nên hầu hết các hộ nông dân vùng đệm đời sống còn nhiều khó khăn.
Vùng đệm các VQG hầu hết là vùng sâu, vùng khó khăn có hạ tầng cơ sở
kém phát triển đã hạn chế giao thƣơng kinh tế và đi lại khó khăn (đặc biệt là vùng
đệm trong). Vùng đệm các VQG cũng là nơi sinh sống chủ yếu của cộng dân tộc ít
ngƣời, vẫn còn nhiều hủ tục thói quen lạc hậu (cƣới hỏi, ma chay, bình đẳng giới,
khai thác sử dụng tài nguyên,chƣa có quy hoạch cụ thể về khai thác và bảo tồn ) gây
tốn kém, lãng phí nguồn lực của hộ, tài nguyên tự nhiên.
Áp lực về sinh kế khiến ngƣời dân vùng đệm các VQG đã và đang trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng của các VQG. Ngƣợc
lại, sự suy giảm diện tích và chất lƣợng rừng dẫn đến sự thiếu hụt lƣơng thực, giảm
các nguồn thu nhập, tác động xấu tới điều kiện kinh tế của ngƣời dân và gia tăng độ
rủi ro cho ngƣời dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng.
Xã Nam Mẫu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn là một xã thuộc vùng đệm của
Vƣờn Quốc gia (VQG) Ba Bể có diện tích tự nhiên 6.478,94 ha, tổng dân số 2.090

ngƣời trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày. Kinh tế của xã Nam Mẫu chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo là vẫn còn cao. Vƣờn Quốc gia
(VQG) Ba Bể đƣợc thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của


2

Chính phủ và đƣợc quản lý bảo tồn chặt chẽ. Các hộ nông dân vùng đệm vốn sống
dựa vào rừng bị tác động ảnh hƣởng lớn đến điều kiện sống, việc làm, thu nhập và
thậm chí cả các giá trị văn hóa truyền thống.
Tìm kiếm các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã
vùng đệm Nam Mẫu là vô cùng cấp thiết góp phần giảm áp lực lên công tác bảo tồn
tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể.
Đánh giá thực trạng sinh kế, các nguồn lực sinh kế làm cơ sở cho việc đề
xuất những biện giải pháp cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã vùng đệm
VQG Ba Bể có ý nghĩa không chỉ thực tiễn mà còn có ý nghĩa cả về lý luận. Những
giải pháp sinh kế phù hợp tại vùng đệm sẽ giúp cho các hộ nông dân phát triển
những sinh kế mới, cải thiện những sinh kế hiện có và khai thác có hiệu quả các
nguồn lực sinh kế hiện có một cách bền vững tạo thêm đƣợc nhiều việc làm, nâng
cao thu nhập cho họ. Phát triển sinh kế cho các hộ nông dân vùng đệm VQG Ba Bể
bền vững sẽ góp phần hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác trái phép tài
nguyên rừng.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã
Nam Mẫu thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đƣợc các tiềm năng, những tồn tại và nguyên nhân của nó trong những
hoạt động tạo sinh kế của các hộ nông dân xã Nam Mẫu thuộc vùng đệm của Vƣờn
Quốc gia Ba Bể Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài nhằm tìm kiếm và đề xuất

những giải pháp cho việc cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc những điều kiện của địa phƣơng có ảnh hƣởng đến hoạt động
sinh kế của các hộ nông dân tại xã Nam Mẫu thuộc vùng đện VQG Ba Bể.
- Đánh giá đƣợc thực trạng các hoạt động tạo sinh kế của các hộ nông dân tại
xã Nam Mẫu.


3

- Đánh giá đƣợc những vấn đề tồn tại trong các hoạt động tạo sinh kế của các
hộ nông dân tại xã Nam Mẫu phân tích làm rõ nguyên nhân của nó.
- Phân tích cụ thể đƣợc các tiềm năng cho việc cải thiện các hoạt động tạo sinh
kế của các hộ nông dân tại xã Nam Mẫu
- Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông
dân tại xã Nam Mẫu thuộc vùng đệm VQG Ba Bể.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này đã giúp tác giả nâng cao kiến thức,
kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Ngoài ra, đề tài cũng giúp tác giả nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý
thông tin trong quá trình nghiên cứu và bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết các vấn đề cấp thiết ngoài thực tiễn.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác
nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn tại các vùng miền núi, những ngƣời làm công
tác phát triển và bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để
chính quyền địa phƣơng các cấp đƣa ra đƣợc các dự án, đề án cho phát triển kinh tế
tại các xã vùng đệm VQG Ba Bể nói chung và cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân

vùng đệm nói riêng.
- Đối với Ban quản lý VQG Ba Bể, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gợi mở ra
hƣớng quản lý bảo vệ và phát triển rừng VQG theo hƣớng có sự tham gia của ngƣời
dân, đảm bảo hài hòa đƣợc mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên rừng VQG và sinh
kế của ngƣời dân vùng đệm.
- Những giải pháp mà đề tài đề xuất là những gợi mở, những định hƣớng giúp
các hộ nông dân vùng đệm VQG có thể cải thiện và phát triển những sinh kế mới
nhằm đảm bảo về mặt thu nhập và việc làm trong tƣơng lai.


4

- Đối với tác giả của đề tài, thông qua nghiên cứu này đã nâng cao đƣợc những
hiểu biết về thực tế phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sinh kế của các hộ nông
dân vùng đệm VQG nói riêng.
1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ thực tế những khác biệt trong hoạt động sinh kế của các
hộ nông dân tại vùng đệm VQG Ba Bể so với các vùng nông thôn miền núi khác.
- Đề tài cũng làm rõ đƣợc mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn tài nguyên rừng
VQG Ba Bể với những hoạt động sinh kế của các hộ nông dân vùng đệm.
- Phát hiện và làm rõ những tiềm năng cho cải thiện sinh kế của các hộ nông
dân vùng đệm VQ Ba Bể làm cơ sở cho việc đƣa ra những giải pháp cải thiện sinh
kế bền vững tại địa bàn nghiên cứu
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận gồm 5 phần
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Đối tƣợng,nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và phân tích
Phần 5. Các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân tại xã

Nam Mẫu thuộc vùng đệm VQG Ba Bể


5

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm vùng đệm và vai trò của vùng đệm trong việc bảo tồn tài nguyên
rừng tại các VQG
a. Khái niệm vùng đệm
- Vùng đệm là một thuật ngữ tƣơng đối mới, mặc dù nguyên lý của nó đã
đƣợc sử dụng trong 1 thời gian dài. Quản lý vùng đệm là 1 lĩnh vực đƣợc tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau, gây khó khăn cho việc đƣa ra 1 định nghĩa chung. Trong
phần này, chúng tôi đƣa ra một số khái niệm về vùng đệm trên thế giới và trong
nƣớc [5].
- Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất đai, mặt nƣớc nằm sát ranh giới với các
VQG và Khu BTTN; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc
dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn,
quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm
săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tƣợng bảo
vệ [5].
– Chia vùng đệm thành 2 loại chính:
+ Vùng đệm có dân sinh sống
+ Vùng đệm không có dân sinh sống
– Vị trí vùng đệm: nằm liền kề ngoài KBT, bao quanh KBT và không
thuộc KBT.
– Xác định ranh giới vùng đệm: Gồm ranh giới phía bên trong và phía bên
ngoài vùng đệm:
+ Ranh giới phía bên trong vùng đệm: là ranh giới giữa KBT và vùng đất đai

bao quanh KBT.
+ Ranh giới phía bên ngoài vùng đệm: là ranh giới giữa vùng đất bao quanh
KBT với vùng đất không trực tiếp bao quanh KBT; ranh giới đó thƣờng đƣợc xác
định bởi các mốc tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo ra nhƣ: vách núi, đƣờng mòn,
đƣờng ô tô, đƣờng sông, đƣờng sắt, các con suối, hồ chứa nƣớc…


6

b. Vai trò của vùng đệm trong việc bảo tồn tài nguyên rừng tại các VQG
Trong thực tiễn, việc hoạch định vùng đệm cho các khu bảo tồn thiên nhiên
VQG đã phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, lần đầu tiên vùng đệm
đƣợc đƣa vào quy hoạch cho VQG Cúc Phƣơng và sau đó là các khu bảo tồn thiên
nhiên và VQG khác. Tuy nhiên, khó có một ranh giới rõ rệt đƣợc xác lập giữa vùng
đệm và khu bảo tồn nội vi. Điều đó cho thấy sự tồn tại của vùng đệm có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG.
Theo Võ Quý (1993, 1997) Về vấn đề quản lý vùng đệm ở Việt Nam - những
kinh nghiệm bước đầu chức năng chính của vùng đệm gồm:
Chức năng vùng đệm xã hội: Việc quản lý vùng đệm trƣớc hết nhằm cung
cấp các sản phẩm thiết yếu đối với cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng. Việc
sử dụng những sinh vật hoang dã của vùng đệm có tầm quan trọng thứ yếu. Tuy
nhiên, việc sử dụng đất đai của cƣ dân ở đây không đƣợc mâu thuẫn với mục
tiêu chính của khu bảo tồn.
Chức năng vùng đệm mở rộng: Việc quản lý vùng đệm nhằm mục đích mở
rộng phạm vi của môi trƣờng sống có trong khu bảo tồn sang vùng đệm, nhờ đó mà
mở rộng môi trƣờng sống của các loài hoang dã có trong khu bảo tồn.
Từ đó có thể hiểu, vùng đệm chính là khu vực diễn ra sự trao đổi lợi ích giữa
các hoạt động kinh tế dân sinh của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và các hoạt động
của các loại sinh vật hoang dã vốn có trong khu bảo tồn, trên cơ sở đôi bên cùng có
lợi.[6]

2.1.2. Khái niệm sinh kế, tài sản sinh kế và sinh kế bền vững
a. Khái niệm sinh kế
- Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp
cận)và các hoạt động cần có để bảo đảm phƣơng tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền
vững khi nó cóthể đƣơng đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện
năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp;
và đóng góp lợi ích ròng chocác sinh kế khác ở cấp độ địa phƣơng hoặc toàn cầu,
trong ngắn hạn và dài hạn.”


7

“Sinh kế ” là mô ̣t khái niê ̣m

rô ̣ng bao gồ m các phƣơng tiê ̣n tƣ̣ nhiên

, kinh

tế ,xã hội và văn hóa các cá nhân , hô gia đin
̀ h ,hoă ̣c nhóm xã hô ̣i sở hƣu ta ̣o ra thu
nhâ ̣p hoă ̣c có thể đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng trao đổ i để đáp ƣ́ng nhu cầ u của ho .̣
Tâ ̣p hơ ̣p các nguồ n lƣ̣c và khả năng mà con nguời có đƣợc kết hợp với những
quyế t đinh
̣ và hoa ̣t đô ̣ng mà ho ̣ thƣ̣c thi nhằ m để kiế m số ng cũng nhƣ để đa ̣t đƣơ ̣c
các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ .Các nguồn lực mà con ngƣời có đƣợc :” vỗn con
ngƣời,vỗn xã hội,vỗn tƣ̣ nhiên,vỗn tài chính,vỗn vâ ̣t chấ t”.
Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vƣơng quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3
thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc, chiến lƣợc sinh kế
và kết quả sinh kế.Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng
đồng. Nhờ các chiến lƣợc sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời

sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an
toàn lƣơng thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên [7].
b. Khái niệm tài sản sinh kế.
- Khái niệm tài sản sinh kế rất mềm dẻo và tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể
của địa phƣơng nơi áp dụng. DFID (1999) đã xây dựng một cách cụ thể các
tính chất của năm tài sản sinh kế. Nói chung, tài sản con ngƣời (vốn con ngƣời)
thể hiện kỹ năng, sự hiểu biết, kiến ức, khả năng của lao động và tình trạng sức
khỏe tốt giúp cho con ngƣời có khả năng theo đuổi các chiến lƣợc sinh kế khác
nhau và đạt đƣợc mục tiêu sinh kế của họ. Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con
ngƣời bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của lao động. Số lƣợng và chất lƣợng
của lao động biến động theo quy mô hộ gia đình, kỹ năng, tình trạng sức khỏe
thể chất và tinh thần,năng lực lãnh đạo, v.v. Tài sản con ngƣời có thể đƣợc diễn
giải băng các chỉ báo về giáo dục, kiến thức bản
c. Khái niệm sinh kế bền vững.
- Khái niệm sinh kế lần đầu tiên đƣợc đề cập trong báo cáo Brundland (1987)
tại hội nghị thế giới vì môi trƣờng và phát triển. Một sinh kế đƣợc cho là bền vững
khi con ngƣời có thể đối phó và khắc phục đƣợc những áp lực và cú sốc. Đồng thời
có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và tƣơng lai mà không
gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. [6 ].


8

Thuật ngữ “sinh kế bền vững” đƣợc sử dụng đầu tiên nhƣ là một khái niệm
phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định
nghĩa về sinh kế bền vững nhƣ sau: Sinh kế bền vững bao gồm con ngƣời, năng
lực và kế sinh nhai, gồm có lƣơng thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh
tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình nhƣ dƣ nợ và cơ hội. Sinh kế bền
vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phƣơng và toàn cầu mà chúng phụ
thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội

khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho
thế hệ tƣơng lai [6].
- Sinh kế bề n vƣ̃ng là mỗi quan tâm đă ̣t lên hàng đầ u hiê ̣n nay của con ngƣời
nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển ,nâng coa đời số ng của con ngƣ ời
nhƣ̃ng vẫn đề đáp ƣ́ng nhƣ̃ng đòi hỏi về chấ t lƣơ ̣ng môi trƣờng tƣ̣ nhiên.
-Mô ̣t sinh kế bề n vƣ̃ng có thể đố i phó với nhƣ̃ng rủi ro và nhƣ̃ng có số c và
những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng
cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tƣơng lai mà không gây tổn hại đến
cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên
tăng cƣờng khả năng và tài sản ,đòng thời cung cấ p các sinh kế bề n vƣ̃ng cho
thế hê ̣ sau góp phầ n ta ̣o ra lơ ̣i ích ch o cô ̣ng đồ ng , điạ phƣơng và toàn cầ u và trong
ngắ n ha ̣n và dài han .Sinh kế bề n vƣ̃ng cung cấ p mô ̣t phƣơng pháp tiế p câ ̣n thić h
hơ ̣p và chă ̣t chẽ hơn về vẫn đề nghèo đói”.
2.1.3. Khái niệm hộ, hộ nông dân và kinh tế nông hộ
a. Khái niệm hộ
- Hô ̣ gia đình , tập những ngƣời có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết
thống,cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác nhƣ ăn, uống.v.v.Tuy
nhiên cũng có thể có một vài trƣờng hợp một số thành viên của hộ không có họ
hàng huyết thống, nhƣng những trƣờng hợp này rất ít xảy ra.
-Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một
hay một nhóm ngƣời ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối
với những hộ có từ 2 ngƣời trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có


9

quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái
niệm gia đình, những ngƣời trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan
hệ huyết thống, nuôi dƣỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.
b. Khái niệm hộ nông dân

- Là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp.Ngoài
các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động
khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
-Hô ̣ nông dân là mô ̣t hay nhiề u ngƣời cùng đƣơ ̣c nhà nƣớc quản lý chung
mô ̣t sổ hô ̣ khẩ u ,có nguồn thu nhập chính từ sản xuất Nông Nghiệp đem lại .Hô ̣ nông
dân xuấ t phát tƣ̀ viê ̣c quản lý nhân khẩ u của Nhà nƣớc ,nó có từ lâu đời cho nên nó
gầ n nhƣ là hiể n nhiên.
c. Khái niệm kinh tế nông hộ
-KN: Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất
chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loạt hình
kinh tế này trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục đích
chính là sản xuất hàng hoá để bán).Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ
gia đình cũng có thể sảnxuất để trao đổi nhƣng ở mức độ hạn chế.Có một thực tế
cần có sự phân biệt rõ ràng giữa kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại .
2.1.4. Những chủ chương, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội
các vùng đệm VQG
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về một số chủ trƣơng,
chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Cụ thể hóa Nghị quyết quan
trọng trên, hàng loạt chƣơng trình, chính sách, dự án đã đƣợc triển khai ở vùng nông
thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số nhƣ: Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội
vùng cao phía Bắc; Chƣơng trình trung tâm cụm xã; Chƣơng trình Phát triển kinh tế
- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và
vùng sâu, vùng xa (Chƣơng trình 135); Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở
và nƣớc sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn (Chƣơng trình
134); Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị
quyết 30a), v.v. Bên cạnh đó là các chính sách, chƣơng trình, dự án hỗ trợ đầu tƣ


10


theo vùng nhƣ: Quyết định 120/2003/QĐ-TTg (2003-2010) đối với các xã biên giới
Việt - Trung; Quyết định 160/2007/QĐ-TTg (2007-2010) đối với các xã biên giới
Việt - Lào và Việt Nam - Campuchia; các Quyết định 24, 25, 26, 27 của Thủ tƣớng
Chính phủ thực hiện giai đoạn 2008 - 2010 về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội các địa phƣơng khó khăn vùng Trung du Bắc Bộ, vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long... Với hệ thống chính sách dân tộc và sự cố gắng, nỗ lực vƣơn lên của đồng
bào các dân tộc, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc không chỉ đơn
thuần là xóa đói giảm nghèo, mà đã đi vào cuộc sống, phát huy đƣợc sự sáng tạo, ý
chí, nguồn lực của ngƣời dân toàn xã hội. Nhiều phong trào thi đua yêu nƣớc đƣợc
cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động đã thu hút đƣợc
sự tham gia của đồng bào các dân tộc nhƣ: “Giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói,
giảm nghèo”, “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cƣ”, “Xóa mù chữ, phổ cập tiểu học”, “Toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc”, “Mái ấm cho ngƣời nghèo nơi biên giới, hải đảo”,... làm thay đổi cơ
bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn và xóa nghèo bền
vững.Phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, yêu nƣớc của dân tộc, vùng đồng
bào dân tộc - miền núi đang vững tin, tiếp tục đồng hành cùng nhân dân cả nƣớc
đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tiến hành cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc vì
mục tiêu: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Ngƣời dân
tộc thiểu số sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, trải qua các thế hệ, đã có
thành tích trong việc giữ và phát triển thảm thực vật. Họ biết giữ cây gì? Chặt cây
gì? Nhƣng ngày nay, do tác động của cơ chế thị trƣờng họ đã quên hoặc mất đi bản
chất tốt đẹp lúc trƣớc. Vì vậy, phải khơi dậy lại tập quán tốt của cộng đồng địa
phƣơng bằng các chính sách chung [8]..
- Chính sách ƣu đãi về thuế sử dụng đất.
- Chính sách ƣu tiên đầu tƣ của Chính phủ ( chƣơng trình dự án 5 triệu ha
rừng, chƣơng trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo ) cho các xã vùng đệm
của vƣờn quốc gia.
- Chính sách khen thƣởng động viên kịp thời bằng vật chất đối với các xã có

công bảo vệ, quản lý vƣờn quốc gia.


11

- Đào tạo, tập huần cho cán bộ xã về lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học về mặt
Nhà nƣớc - Xây dựng một quy chế quản lý vùng đệm.
- Chính sách vốn đầu tƣ tín dụng: Vốn trung và dài hạn, đơn giản hóa điều
kiện và thủ tục, tổ chức tín dụng nhân dân.
- Tăng cƣờng thể chế tự quản trong cộng đồng và hƣơng ƣớc, xây dựng các
nhóm nông dân hạt nhân trong làng bản, tổ chức hợp tác kinh tế, giao quyền cho
cộng đồng quản lý tài nguyên cộng đồng thôn bản.
- Chính sách nhà nƣớc dành cho vùng đệm
 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn
2011 - 2020
- Điều 8. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng
1. Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ cho cộng đồng dân cƣ thôn bản vùng
đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn,
bản/năm.
2. Khoản kinh phí này đƣợc chi cho các nội dung: Đầu tƣ nâng cao năng lực
phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế
biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các
công trình công cộng của cộng đồng nhƣ nƣớc sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên
lạc, đƣờng giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).
3. Ban quản lý rừng đặc dụng đƣợc giao quản lý kinh phí này theo quy định
của quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tƣ
vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc
dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng
phê duyệt (không phải lập dự án đầu tƣ). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế

hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không
tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác.
Cộng đồng dân cƣ tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ
dân chủ cơ sở.


12

 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ
tƣớng Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Điều 34. Trách nhiệm quản lý vùng đệm
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm nhƣ sau:
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm thực hiện các biện pháp
ngăn chặn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.
b) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc
và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đƣợc duyệt.
c) Phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện
dự án đầu tƣ vùng đệm.
2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm
a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cƣ vùng đệm tham gia quản
lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tƣ vùng đệm.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ
vùng đệm.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ cƣ trú hoặc có các hoạt
động trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản lý
dự án đầu tƣ vùng đệm.
 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn
2011 – 2020.

- Điều 8. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm các khu rừng đặc dụng
1. Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ cho cộng đồng dân cƣ thôn bản vùng
đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn,
bản/năm.
2. Khoản kinh phí này đƣợc chi cho các nội dung: Đầu tƣ nâng cao năng lực
phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế
biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các
công trình công cộng của cộng đồng nhƣ nƣớc sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên
lạc, đƣờng giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).


13

3. Ban quản lý rừng đặc dụng đƣợc giao quản lý kinh phí này theo quy định
của quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế hiện hành. Dự toán chi tiết hỗ trợ đầu tƣ
vùng đệm hàng năm phải do thôn bản lập kế hoạch đề xuất; Ban quản lý rừng đặc
dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân xã họp bàn với từng thôn bản để đồng
phê duyệt (không phải lập dự án đầu tƣ). Kế hoạch chi tiêu này phải gắn với kế
hoạch, cam kết bảo vệ rừng đặc dụng; thôn, bản nào thực hiện bảo vệ rừng không
tốt, Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền chuyển vốn hỗ trợ cho thôn bản khác.
Cộng đồng dân cƣ tổ chức giám sát thực hiện nội dung này theo quy định về chế độ
dân chủ cơ sở.
*Chính sách tạo vốn
-Tăng thu thuế và phí vào ngân sách, từng bƣớc giảm nguồn trợ cấp ngân
sách từ Huyện, Tỉnh và Trung ƣơng. Ngoài việc thu theo luật định, cần chống thất
thu thuế và phí, nuôi dƣỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới, khai thác triệt để các
nguồn thu để tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách các xã.
-Tranh thủ các dự án, chƣơng trình đầu tƣ của Nhà nƣớc và các tổ chức quốc
tế để huy động vốn. Đây là giải pháp quan trọng, cần huy động lực lƣợng các xã,
các ngành của tỉnh và huyện cùng thực hiện, trƣớc hết là làm tốt khâu điều tra cơ

bản và đề xuất hƣớng phát triển cụ thể (có quy hoạch địa bàn phát triển có mục tiêu)
để tranh thủ các ngành Trung ƣơng và tổ chức quốc tế đƣa vào kế hoạch và giúp đỡ.
-Tăng cƣờng phát triển sản xuất, đồng thời với đẩy mạnh công tác khai thác
nguồn thu từ quỹ đất, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua gửi tiền tiết
kiệm, mua trái phiếu kho bạc, công trái, Thực hiện chính sách tiết kiệm để tăng vốn
đầu tƣ sản xuất kinh doanh và xây dựng hạ tầng cơ sở.
- Huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân bằng ngày công lao động hoặc
tiền mặt trong một số hạng mục đầu tƣ nhƣ trồng rừng sản xuất, xây dựng hệ thống
giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, xây bổ sung phòng học cho cấp mẫu giáo
mầm non và các công trình phúc lợi.
- Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức, tƣ nhân trong và
ngoài nƣớc có hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các
xã, để tranh thủ vốn đầu tƣ phát triển và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Huy động nhiều nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn
trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ
trong huyện mà còn thu hút từ các tỉnh khác vào các lĩnh vực, dự án ƣu tiên đầu tƣ để mở
rộng sản xuất.


14

- Ngoài tiến độ đầu tƣ nguồn vốn đã đƣợc xác định, cần tham khảo các kết
quả nghiên cứu đánh giá để điều chỉnh mức độ, đối tƣợng đầu tƣ cho những năm
tiếp theo và phát huy tối đa việc lồng ghép các chƣơng trình dự án khác đang thực
hiện trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
- Trong đầu tƣ mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tƣ là hiệu quả kinh tế và
lợi nhuận, bất kì ở lĩnh vực nào, sản xuất hay xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi hiệu quả
đầu tƣ càng cao thì nguồn vốn đổ vào càng lớn. Do vậy trong suốt quá trình sản
xuất luôn tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, an toàn có hiệu quả.
2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về sinh kế cho người dân vùng đệm tại các VQG
- Trung Quốc là một nƣớc đông dân nhất thế giới xấp xỉ 1,13 tỉ. Theo thống
kê, diện tích rừng của Trung Quốc tổng cộng là 10.137 tỉ m2 với tỉ lệ đất phủ rừng là
13,29% chiếm 3% diện tích toàn thế giới. Trong đại gia đình các dân tộc Trung
Quốc, dân tộc Dai ở Vân Nam đã nổi tiếng là thông minh vẫn dụng thiên nhiên một
cách tinh vi và kinh tế. Trong thời gian dài thực hiện các loại cây, ngƣời Dai đã tìm
ra phƣơng pháp nhận diện “ tìm ra cái khác trong giống,tìm ra cái giống trong các
khác nhau”,xây dựng “hệ thống hai chỉ định để phân loại cây”. Họ giáo dục con
cháu họ cách sử dụng các loại cây từ đời này sang đời khác dƣới dạng các bài thơ
trào phúng và các câu tục ngữ do tổ tiên để lại. Ví dụ khi thu hoạch tre,độ dài nhất
có thể cắt đốn đi nên ngắn hơn 25% tổng độ dài,những câu tục ngữ “Đốn tre chừa
lại búp non”. Sử dụng tài nguyên thực vật một cách thích hợp,bền vững trong thời
gian dài, dân tộc Dai đã hình thành nền canh tác riêng của họ. Ngƣời dai đã hiểu ra
lợi ích của việc bảo vệ rừng:không có rừng thì jhoong có nƣớc, không có nƣớc thì
không có đất,không có đất thì không có thức ăn và không co thức ăn thì không có
sự sống” và “Đốn cây làm bạn giàu lên trong thời gian ngắn, nhƣng những quả đổi
trọc làm thế hệ sau này nghèo khổ bần cùng” [7].
Nhƣ vậy đa dạng sinh thái có ảnh hƣởng đến đa dạng văn hóa, dạng văn hóa
bảo tồn và thức đẩy đa dạng sinh học.
- Nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Australia, new Zealand, Canada, Inđônêxia…
có những kinh nghiệm trong việc phối hợp giữa Nhà nƣớc với ngƣời dân địa
phƣơng trong việc quản lý các Vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ở
Inđonêxia vẫn có 13 bản làng ngƣời dân địa phƣơng sinh sống ở đó và việc sản
phẩn cổ truyền của họ vẫn tồn tại. Ở khu bảo tồn Nerfu ở Zambia luangua, các cộng


15

đồng địa phƣơng vẫn đƣợc quyền thực hiện việc săn bắn truyền thống. Ở Vƣờn
quốc gia Sagarmtha tại vùng núi Everest, ngƣời ta đã đem lại quyền lợi cho ngƣời

dân tộc Sherpa và thu hút họ vào làm cho Vƣờn quốc gia theo chế độ ngƣời gác
rừng [7]..
Các dẫn chứng trên cho ta thấy rằng vai trò to lớn của cộng đồng dân địa
phƣơng trong việc bảo vệ rung và khu bảo tồn. Họ giữ gìn những tri thức bản địa vô
cùng phong phú và đa dạng tự nguyện bảo vệ nơi sinh sống một cách bền vững.
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về sinh kế cho người dân vùng đệm tại các VQG
Ở Việt Nam kinh nghiệm giải quyết vấn đề vùng đệm chƣa có nhiều vậy chúng ta
đã thấy đƣợc ý nghĩa quan trọng của nó trong cống tác bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên.
Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng giải quyết công tác vùng đệm bằng những dự án nhỏ.
Nguồn tài đệm: dự án phát triển nuôi ong lấy mật, dự án xây dựng xóm Khanh thuộc xã Âu
Nghĩa nằm trên vùng đệm trở thành xóm phát triển về nông lâm kết hợp với du lịch sinh thái
hoặc dự án nâng cao nhận thức bảo tồn của cộng đồng đƣợc triển khai trên toàn vùng đệm.
Vƣờn quốc gia Ba Vì giải quyết vấn đề vùng đệm bằng cách giao đất vùng
đệm hoặc khoán bảo vệ cho nhân dân, xây dựng làng sinh thái. Mục đích của những
hoạt động này là nhằm nâng cao đời sống của ngƣời dân sống trên vùng đệm, giảm
tác động của họ vào khu bảo tồn.
Vƣờn quốc gia Yok – Don coi trọng việc chuyển giao kỹ thuật nông lâm kết hợp
cho ngƣời dân sống trong các buôn làng trong vùng đệm. Những kỹ sƣ lâm nghiệp và
cán bộ kỹ thuật đƣợc củ về các buôn làng để hƣớng dẫn kỹ thật canh tác nông lâm
nghiệp, thực hiện dự án đầu tƣ theo chƣơng trình 327 ( Nguyễn Bá Thu 1997 )
Ngoài ra, còn có rất nhiều các dự án đã và đang triển khai tại vùng đệm ở
một số khu bảo tồn: Bạch Mã, Nam Cát Tiên, Pù Mát, Kẻ Gỗ, … và cách giải quyết
vấn đề vùng đệm, rất linh hoạt trong khu dự trữ thiên nhiên và vƣờn quốc gia.
Sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào việc bảo tồn vƣờn quốc gia Bạch
Mã. Ví dụ ở thôn Khe Su ở xã Lộc Bì là một ví dụ điển hình của sự thành công.
Thôn Khe Su nằm trong ranh giới của Vƣờn quốc gia Bạch Mã có tới 70% dân
trong thôn khai thác rừng tự nhiên bất hợp pháp với thời gian 3 tháng 1 năm (1993)
trình độ kinh tế, dân trí thấp, đời sống khó khăn. Ban quản lý Vƣờn quốc gia chọn
thôn Khe Su làm thí điểm, nếu thành công sau đó sẽ nhân rộng. Vƣờn quốc gia
Bạch Mã đã khoán bảo vệ rừng cho toàn bộ cộng đòng và đƣợc nhân dân ủng hộ.



16

Đến năm 1997, diện tích rừng nhận bảo vệ là 400 ha. Sau 3 năm thực hiện đã thu
đƣợc nhiều kết quả, 98% dân số đã chuyển đổi từ nghề rừng sang làm vƣờn, trồng
trọt chăn nuôi, 80% số gia đình đã tận dụng chúng để đun nấu. Ngoài nhận khoán
bảo vệ rừng, cộng đồng Khe Su còn tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ở thác
Thủy điện Đá Trắng [3].
Nhƣ vậy, mô hình bảo tồn Vƣờn quốc gia Bạch Mã có sự tham gia của ngƣời
dân tại thôn Khe Su có thể xem nhƣ là một mô hình tốt, không những áp dụng ở
Vƣờn quốc gia Bạch Mã mà còn có thể áp dụng ở Vƣờn quốc gia Ba Bể,hiện nay có
cả một xã Nam Mấu nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Kinh nghiệm một số Vƣờn quốc gia đã làm cho chúng ta thấy rõ vai trò cực
kì quan trọng trong việc kết hợp một cách thực sự giữa ban quản lí khu bảo tồn với
các chính quyền địa phƣơng, cũng nhƣ vẫn động các già làng, già bản tham gia.
Điều này cần thực hiện mang tính nguyên tắc là gắn liền quyền lợi của ngƣời dân ở
các khu vùng đệm với việc bảo tồn tài nguyên, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn nền văn
hóa của từng sắc tộc, làm cho ngƣời dân địa phƣơng nhận rõ quyền lời họ đƣợc
hƣởng, đồng thời nghĩa vụ cụ thể đối với khu bảo tồn thiên nhiên [5]
2.2.3. Kết quả và những bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện và tạo sinh kế
mới của các dự án trong và ngoài nước tại Việt Nam
-Tạo ra sinh kế cho ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cộng đồng
phát triển công bằng và bền vững bằng việc phát triển dịch vụ du lịch sinh thái gắn
với bảo vệ môi trƣờng có sự tham gia của ngƣời dân và cộng đồng.
-Với sự kết nối của dự án 3PAD đã đi đến một thống nhất chung là ngƣời sử dụng
các dịch vụ môi trƣờng sẽ là bên trả phí, ngƣời nhận các phí chi trả này sẽ thực hiện các
hoạt động Bảo vệ môi trƣờng và sự phối hợp trong việc khai thác, bảo vệ dịch vụ môi
trƣờng này sẽ đƣợc hai bên tự nguyện cam kết và ghi nhớ bằng hợp đồng cụ thể. Trong
quá trình triển khai các hoạt động tại vùng hồ Ba Bể, cán bộ Ban QLDA 3PAD đã chú

trọng tuyên truyền về mô hình chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tự nguyện đến các đối
tƣợng trực tiếp nhƣ ngƣời dân các thôn nằm trong vùng lõi, vùng đệm vƣờn quốc gia
Ba Bể, thành viên hội nhà sàn xã Nam Mẫu, các xã viên HTX xuồng vƣờn Quốc gia
Ba Bể [5].
- Với mô hình chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tự nguyện ngƣời dân các thôn bản
vùng cao có sinh kế từ rừng và quan trọng hơn là ngƣời dân đã nhận thức rõ về quyền lợi và


×