Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây mía trong kinh tế nông hộ tại xã khâm thành, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.51 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
----------------------

NÔNG ĐẠI VŨ
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY MÍA TRONG KINH TẾ
NÔNG HỘ TẠI XÃ KHÂM THÀNH, HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
----------------------



NÔNG ĐẠI VŨ
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY MÍA TRONG KINH TẾ
NÔNG HỘ TẠI XÃ KHÂM THÀNH, HUYỆN TRÙNG KHÁNH,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Bùi Thị Thanh Tâm
Khoa Kinh tế & PTNT - Trƣờng đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây
mía trong kinh tế nông hộ tại xã Khâm Thành, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao
Bằng” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình
thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Bùi Thị Thanh Tâm.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Nông Đại Vũ


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các
thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin
trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths. Bùi Thị Thanh Tâm đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Xuất
phát từ nguyện vọng bản thân và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT tôi về thực tập tại Ủy ban nhân
dân xã Khâm Thành để hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây mía trong kinh tế nông hộ tại xã Khâm Thành, Huyện Trùng Khánh,

Tỉnh Cao Bằng”
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Khâm
Thành cùng toàn thể các hộ nông dân ở xã Khâm Thành đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu vì lí do chủ quan và khách quan nên khoá
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Nông Đại Vũ


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Tốp 20 quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm
2012 .......................................................................................... 17

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất mía đường tại Việt Nam từ năm 2001 –
2013 .......................................................................................... 19

Bảng 4.1.


Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, số giờ nắng bình quân
trong năm 2014 xã Khâm Thành ............................................. 29

Bảng 4.2.

Tình hình sử dụng đất đai của xã Khâm Thành năm 2012- 2014 ...31

Bảng 4.3.

Tình hình dân số và lao động của xã Khâm Thành giai đoạn
2012- 2014 ............................................................................... 34

Bảng 4.4.

Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng của xã Khâm
Thành năm 2014 ...................................................................... 36

Bảng 4.5.

Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Khâm Thành qua 3 năm .....37

Bảng 4.6.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Khâm thành qua 3
năm 2010- 2012 ....................................................................... 39

Bảng 4.7.

Tình hình sản xuất mía tại xã Khâm Thành giai đoạn 2012 2014 .......................................................................................... 41


Bảng 4.8.

Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra: ...................................... 43

Bảng 4.9.

Diện tích trồng mía của 3 xóm điều tra từ năm 2012- 2014 .... 44

Bảng 4.10.

Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ........................................ 45

Bảng 4.11.

Diện tích, năng suất, sản lượng mía của các nhóm hộ điều tra 46

Bảng 4.12.

Chi phí sản xuất 1 ha mía kinh doanh của các hộ điều tra ...... 47

Bảng 4.13.

Chi phí sản xuất ngô của các hộ điều tra tính trên 1 ha ........... 48

Bảng 4.14.

So sánh chi phí giữa các hộ trồng mía và trồng ngô................ 49

Bảng 4.15.


So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây mía với
cây ngô tính trên 1ha ................................................................ 50


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Nghĩa

Chữ viết tắt

1

BQ

Bình quân

2

CC

Cơ cấu

3

ĐVT


Đơn vị tính

4

DT

Diện tích

5

ĐVDT

Đơn vị diện tích

6

GO

Giá trị sản xuất

7

GTSX

Giá trị sản xuất

8

HQ


Hiệu quả

9

HQKT

Hiệu qủa kinh tế

10

IC

Chi phí trung gian

11

NS

Năng suất

12

Pr

Lợi nhuận

13

TC


Tổng chi phí

14

VA

Giá trị gia tăng

15

TM- DV

Thương mại- dịch vụ

16

UBND

Ủy ban nhân dân

17

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


v


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của khóa luận ................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
1.4. Bố cục Khoá luận ....................................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
2.1.1. Cơ sở lý luận về nông hộ ........................................................................ 5
2.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mía ................................................. 6
2.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây mía ........................................ 11
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất mía trên thế giới ..................................................... 14
2.2.2. Tình hình sản xuất mía tại Việt Nam .................................................... 18
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 23


vi


3.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 24
3.4.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 24
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 25
3.5.1 - Giá trị sản xuất GO .............................................................................. 25
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía ............................. 26
3.5.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................28
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã khâm thành ............. 28
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện đất đai và tình hình sử dụng đất ........................................... 28
4.1.3 Đặc điểm thời tiết và khí hậu ................................................................. 29
4.1.4. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................... 33
4.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã khâm thành....................................... 33
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất mía ở xã Khâm Thành, huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 41
4.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mía ở xã Khâm Thành ........................... 41
4.2.2. Những thuận lợi, khó khăn về sản xuất, tiêu thụ mía ở xã Khâm Thành:... 42
4.2.3. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu............................................ 43
4.2.4. Tình hình sản xuất mía của các nhóm hộ điều tra................................. 46
4.2.5. So sánh hiệu quả kinh tế của cây mía với ngô ..................................... 49
4.2.6. Nhận xét các mặt thuận lợi và khó khăn chung của các hộ điều tra ..... 51
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY MÍA ......................................... 53
5.1. Quan điểm mục tiêu ................................................................................. 53
5.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 53
5.1.2 Mục tiêu phát triển ................................................................................. 53


vii


5.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả
kinh tế của mía ở xã khâm thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ......... 53
5.2.1. Giải quyết tốt khâu giống ...................................................................... 53
5.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KH – Ktcho
nông dân .......................................................................................................... 54
5.2.3. Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân.................................... 54
5.2.4. Tìm kiếm thị trường đầu ra ................................................................... 54
5.2.5. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội........................ 54
5.2.6. Giải pháp về công tác khuyến nông: ..................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
Kết luận ........................................................................................................... 56
Kiến nghị ......................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền
kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng
hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông
nghiệp. Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như
khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi
do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách...Những rủi ro bất lợi này tác động
rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn là
những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những
cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa

cây mía tạo ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía,
đường mía thì ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác
định không chỉ là ngành kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành
kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của người nông
dân.Trong thân cây mía có 8 -15% đường, 0,22%protein, 0,5%chất béo, các
chất khoáng, canxi, phot pho, sắt, kaly,mangane,…Trong mía có rất nhiều
đường nên người dân trồng mía chủ yếu là lấy đường (đường trắng, đường
vàng, đường phên, đường phèn,…) ngoài ra còn dùng để làm nước uống nước
giải khát,làm thuốc ,làm riệu,… Ở một số vùng dùng cả cây mía còn ngọn và
lá để thờ dịp Tết Nguyên đán
Mía là một trong những cây trồng quan trọng của nước ta, ngoài các
giống chuyên trồng để làm đường, ở nước ta còn có các giống để ăn tươi và
làm thuốc như mía bầu, mía Đường chèo, mía tím…Trong những năm qua,
cây mía đã giúp nhiều địa phương xóa đói giảm ngèo (XĐGN). Cây mía đã và


2

đang mang lại cho bà con nông dân xã Khâm Thành huyện Trùng Khánh một
nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên sau nhiều năm trồng mía và có đây là cây
(XĐGN) Khân Thành vẫn chưa tiến tới mục tiêu phát triển cây mía bền vững.
Xã khâm thành là xã thuộc vùng cao, của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với
một số loại cây trồng như lúa, mía, ngô, đỗ tương….so với những cây trồng
khác thì cây mía là một trong những cây có giá trị cao, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào các dân tộc thiếu số. Cây mía là cây trồng đang được coi
trọng, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích ứng dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật trong phát triển mía nên diện tích ngày càng tăng.
Tuy nhiên việc sản xuất mía vẫn mang tính nhỏ lẻ, người trồng mía chỉ biết

chăm sóc và thu hoạch nhưng khi mang sản phẩm ra thị trường thì giá cả bấp
bênh không ổn định. Ngoài sản xuất mía trên địa bàn còn sản xuất các loại
cây trồng khác như lúa, ngô ….Giá trị kinh tế của mỗi loại cây trồng nào phù
hợp nhất và có hiệu quả nhất. Nhìn vào kết quả sản xuất trong những năm
gần đây cho thấy, quy mô sản xuất mía có xu hướng tăng còn năng xuất năm
nay thì lại giảm chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Từ hình thành nói
trên chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, để từ đó đưa ra giải pháp
khắc phục nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cho người dân. Bên
cạnh đó vẫn còn nhiều người nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư nhiều kể
cả về vốn, phân bón hay mở rộng diện tích cho phát triển cây mía, vì vậy đã
làm cho hiệu quả sản xuất chưa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương.Vì vậy, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây mía trong kinh tế nông hộ tại
xã Khâm Thành, Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng” sẽ góp phần giải
quyết các vấn đề trên.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất
cây mía, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía, góp phần thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế nông nghiệp của xã và cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân nông thôn trên địa bàn xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng về tình hình sản xuất mía tại địa bàn xã khâm
thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá và so sánh hiệu quả của việc sản xuất mía với sản xuất cây

ngô trên địa bàn xã.
- Phân tích các yếu tố thuận lơ ̣i và khó khăn khi trồng mía.
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu
quả việc sản xuất cây mía.
1.3. Ý nghĩa của khóa luận
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tiếp cận
cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
-Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm từ
thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý số liệu cảu sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất mía và vị trí của cây mía trong sự
phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế (HQKT) của cây mía.


4

- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát
thực hiệu quả kinh tế của việc trồng mía. Qua đó, giúp cho người dân có cơ sở để
có thể tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất mía, đưa ra phương hướng để phát triển
cây mía trên địa bàn xã khâm thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằ ng
1.4. Bố cu ̣c Khoá luâ ̣n
Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 5 phần:
Phần 1: mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía


5

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận về nông hộ
2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ
Nghị quyết 10 của BCT (5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân
là một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ được hểu như là hộ có phương tiện kiếm
sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn
nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng cơ bản được đặc trưng tham gia
một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh
2.1.1.2 .Đặc điểm về nông hộ
Theo tạp trí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank llis và
quan điểm của giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
và cũng là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này
quyết định quan hệ giữ hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn
thế nào là một hộ nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất
giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong
khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố

sản xuất khác vì giá trị của nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình
nông dân trước những thiên tai.


6

- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của
hộ nông dân. Người “lao động gia đình” cơ sở của các nông trại là yếu tố
phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm
công việc kinh doanh thuần túy”.
2.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mía
2.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
(HQ) là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền
kinh tế sản xuất hàng hóa. (HQ) là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa
trọn các phương án hành động. (HQ) được xem xét dưới nhiều góc độ và quan
điểm khác nhau (HQ) tổng hợp, (HQKT ), HQ trính trị xã hội, HQ trực tiếp,
HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối ,… ngày nay, khi đánh giá HQ
đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện .
Theo GS.TS Ngô Đình Giao “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự
lựa chọn kinh tế của của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước”. Còn theo P.samuelson và W.nordhaus: “HQ sản xuất
diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt
giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác . Một nền kinh tế có HQ nằm trên
giới hạn khả năng sản xuất của nó” .Thực chất của hai quan điểm này đề cập
đến khía cạnh phân bổ có HQ các nguồn lực của doanh nghiệp,cũng như nền
sản xuất xã hội trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho
đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất
thì sản xuất có HQ.[1].

Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì cho rằng chúng
ta chỉ tính được HQKT một cách tương đối “HQKT là một phạm trù kinh tế
trong đó sản xuất đạt được HQ kỹ thuật lẫn HQ phân phối” HQ kỹ thuật là số


7

lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn
lực sử dụng vào sản xuất trong nhũng điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như vậy hiệu quả kỹ thuật liên quan
đến phương diện vật chất sản xuất,nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào
sản suất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào,
đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt
được lợi nhuận tối đa. Thực chất HQ phân phối chính là hiệu quả kỹ thuật có
tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra hay chính là HQ về giá.[3]
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh “ HQKT là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”
mục tiêu ở đây có thể tùy vào lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp.Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận
để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn…)
Như vậy, mặc dù còn có rất nhiều những quan điểm khác nhau về khái
niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu : HQKT chính là phạm
trù phản ánh mặt chất lượng của các hoat động kinh doanh,phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.[2]
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế:

Trong nền kinh nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang
khuyến khíc mọi nghành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh
để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối
cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có được HQKKT cao nhất


8

đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất,
nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ
thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách,…quy luật khan hiếm
nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng
và trở nên đa dạng hơn,có như vậy mới nâng cao được HQKT.
Qúa trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả
là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu,nhiều nội dung
tùy thuộc vào từng diều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan
tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan hệ tuyệt đối (phép
trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng
tyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bàng tổng giá trị sản phẩm, thu nhập,
lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là do hai quy luật chi phối.
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng xuất cận biên giảm dần.
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích
được tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy HQKT liên
quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi
phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phảm là thấp nhất. Việc đánh giá

phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu
vào và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung rất quan trọng
trong việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của
ngành sản xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau,
cũng như các yếu tố tham gia sản xuất.Xác định các yếu tố đâu ra, các mục


9

tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế cuốc dân, hàng
hóa sản xuất ra được trao đổi trên thi trường các kết quả đạt được là,khối
lượng, lợi nhuận, sản phẩm,…xác định các yếu tố đàu vào là những yếu tố chi
phí về vật chất, công lao động, vốn ,…
Phân tích HQKT sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, gặp các trở ngại sau:
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hoạch toán chi phí,… Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết
quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,…không thể lượng
hóa được. Bản chấn của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển KTXH là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải
phát triển không ngừng cả về chiều sâu và chiêu rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ
chức sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá
trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giữa hai
phạm trù kết quả và HQ :
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có
thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ

thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh
tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m2, m3, lít.
Các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất thống kê đo lường bằng các
đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính


10

toán trình độ lợi dụng nguồn lực bằng chỉ số tương đối là tỉ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối : Phạm trù này
chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó cũng mang bản chất là kết
quả của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng
nguồn lực sản xuất.
2.1.2.3. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi
khác nhau, đối tượng than gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản
xuất càng khác nhau thì HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu HQKT
đúng cần phải phân loại HQKT
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau :
 Phân loại phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo các
khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân : Là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã
hội của một quốc gia
- HQKT nghành : Là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật
chất nhất định như công nghiệp, nông nghiệp…
- HQKT lãnh thổ : Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh : DN nhà

nước, DN tư nhân, hộ gia đình
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
 Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu :
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động
kinh tế mang lại
- HQ xã hội : Phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về
mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.


11

- HQKT – xã hội phản ánh mỗi tương quan giữa kết quả của các lợi ích
về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo
vệ môi trường, lợi ích công cộng,…
- HQKT phát triển và bền vững là HQKT - xã hội có được do tác động
hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích KT XH lâu dài
 Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và
hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành
- HQ sử dụng đất đai.
- HQ sử dụng lao động.
- HQ sử dụng cá yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn,…
- HQ việc áp dụng KH – KT như HQ làm đất, HQ bón phân,…
2.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây mía
2.1.3.1 Ý nghĩa phát triển sản xuất mía
Mía là một trong những cây trồng quan trọng của nước ta. Trong những
năm qua cây mía đã giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo. Đối với nông
dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ cây trồng, vật nuôi phù
hợp để phát triển vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo ra thu nhập cho
người nông dân với các sản phẩm mật mía , đường mía thì ngày nay cây mía

và nghành mía đường tại việt nam được xác định không chỉ là nghành khinh
tế mang lại lợi nhuận mà còn là một nghành kinh tế xã hội do nó ảnh hưởng
quan trọng đến đời sống hàng nghìn người nông dân. Ngoài ra còn là một loại
thức uống. Theo đông y thảo dược, cây mía tên khoa học là saccharum
officinarum, họ lúa (graminsal ), khi bón đủ phân, nước, mía cao từ 2,3 – 3
mét khi trổ cờ ở ngọn đó chính là hoa mía chứa chất đường đã chuyển hóa
thành men riệu, cũng là vị thuốc có tác dụng diệt khuẩn trực trùng đường
ruột, lọc sạch mô mỡ có trong máu


12

Viện sức khỏe cộng đồng Mỹ cho biết, cứ 100 ml nước mía chứa
10% đường saccarose, 22%prootein , 0,5% cacbon, 0,5% tro muối cali, nattri,
mangan, silic, sắt và magie
1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất mía
a, Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
 Khí hậu :
- Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20 - 250C. Nhiệt độ cao quá hoặc
thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và tốc độ quang hợp. Thời
kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thíc hợp là từ
20 – 250C thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6 – 9 lá ) nhiệt độ thích hợp là 20 –
3000C.Ở thời kỳ mía là dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng
cường quang hợp tốt nhất là từ 30 – 320C.
- Ánh sáng : Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi
cường độ ánh sáng tăng thi cường độ quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu
ánh sáng cây mía phát triển yếu, hàm lượng đường thấp và cấy mía dễ bị sâu
bệnh . Trong xuất thời kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ
chiếu sáng, tối thiểu cũng là 12.000 giờ trở lên.
- Lượng nước và độ ẩm đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh

trưởng và và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước
(70% khối lượng) lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố trong
khoảng thời gian từ 8 -10 tháng, từ khi cây mía mọc lên cho đến khi thu
hoạch. Cây mía là cây trồng cạn,có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước trong mùa
khô, Nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Thời kỳ mía vươn cao
theo dóng rất cần nhiều nước , đô ẩm thích hợp khoảng 70 – 80%, ở các thời
kỳ khác thì 665 – 70%.
Đất : Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất
xám, đến đất sét nặng. Riêng đối với một số loại đất như đất nhều cát ,ít chất
mùn,ít giữ nước – phân, đất chua, nhiều phèn, (sát và nhôm): đất mất chất hữu


13

cơ, đất bị chai do tập quán đốt lá mía sau thu hoạch, ta phải cải tạo bằng cánh
bón phân chuồng (trâu, bò) tro rơm, tro trấu. Có thể lân canh hoặc xen canh
cây họ đậu để làm đất tốt.
b, Nhóm yếu tố về kỹ thuật
- Thời vụ: Thời vụ trồng mía thường vào đầu mùa và cuối mùa mưa :
Làm đất : Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt cỏ dại, mầm mống sâu
bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng.Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía
ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Khoảng cách hàng trồng khoảng 0.8 – 1 m. đào hộc : ruộng 20 – 30 cm,
sâu 20 – 30 cm. bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc basuddin
trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.
- Chăm sóc:
Bón phân: Nguyên tắc là đất xấu bón nhiều phân, đất tốt thì bón ít
phân, đất nghèo loại phân gì thì bón loại phân ấy.
Phân hữu cơ: Bón từ 8 đến 20 tấn/ha bón lót toàn bộ
Phân tổng hợp sinh học: Bón từ 1500 - 2000kg/ha, bón lót 50%, bón

thúc khi mía kết thúc đẻ 50%.
Đạm urê: Bón lót từ 300kg đến 450kg, cá biệt có thể bón đến 550kg,
bón lót 50%, bón thúc lúc mía kết thúc đẻ 50%.
Phân lân: Bón từ 400kg đến 600kg/ha, cá biệt có thể bón 1000kg/ha,
bón lót toàn bộ.
Kali: Bón lót từ 200 đến 300kg/ha, bón lót toàn bộ hoặc bón lót 50% và
bón thúc 50%.
Vôi: Bón từ 500kg đến 1200kg/ha, đất quá chua phải bón liên tục cho
nhiều năm để đưa độ pH lên xấp xỉ 6.
- Diệt cỏ, phá váng, cày xới, dặm mầm, bóc bẹ già:
Từ khi trồng đến trước khi mía giao tán phải thường xuyên diệt sạch cỏ
dại bằng cuốc, bằng cày hoặc bằng thuốc diệt cỏ.


14

Từ khi trồng đến trước khi mía đẻ nhánh, nếu mưa to phải xới phá
váng, nếu thiếu mầm phải dặm kịp thời.
Từ khi mía đẻ đến trước khi giao tán phải thường xuyên cày xới đất
giữa 2 hàng mía, sau đó có điều kiện thì bóc bớt bẹ khô, bẹ già.
- Phòng trừ sâu bệnh: Mía bị rệp hại nặng sẽ hỏng ngọn, hỏng gốc và
mất đường. Dùng OFATOX pha với nước tỷ lệ 1/700 - 1/1100 phun diệt rệp
triệt để từ khi mới chớm phát sinh.
- Thu hoạch: Khi thu hoạch phải chặt sát gốc và không được làm dập
gốc, không được thu hoạch vào lúc đất quá ướt để khỏi ảnh hưởng xấu đến vụ
lưu gốc.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất mía trên thế giới
Tính đến thời điểm hiện tại, sản xuất đường từ mía tại các quốc gia như
Brazil, Ấn Độ, Thái Lan có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các nước khối

EU vốn dùng củ cải đường làm nguyên liệu chính. Lợi thế này không đến từ
vấn đề khoa học kỹ thuật hay điều kiện sản xuất mà xuất phát từ giá nhân
công và chi phí đất rẻ cùng với việc ít phải chịu những ràng buộc pháp lý từ
phía các quốc gia sở tại. Tuy nhiên, những trở ngại về mặt thiên nhiên như địa
chất, lượng mưa, nhiệt độ và sự cạnh tranh của các hoạt động nông nghiệp
khác đã khiến dư địa cho việc mở rộng sản xuất tại các quốc gia sản xuất
đường từ mía hàng đầu thế giới không còn nhiều. Sản lượng đường mía ước
đạt 140,2 triệu tấn trong vụ 2013/14, chỉ tăng 0,37% so vụ trước và gần 30%
sau giai đoạn 10 năm kể từ vụ 2003/04. Trong khi đó, sản lượng đường củ cải
ước tính giảm mạnh 4,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 34,6 triệu tấn. Tổng
sản lượng đường thế giới niên vụ 2013/14 ước tính đạt 174,8 triệu tấn, giảm
nhẹ 0,7% so với niên vụ trước. Số liệu thống kê cũng cho thấy sự dịch chuyển
tỷ trọng sản xuất đường mía/đường củ cải trong 10 năm qua. Nếu như trong
vụ 2003/04 đường củ cải chiếm đến 24,3% tổng lượng đường sản xuất được


15

thì sau 10 năm, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 19,8%.Brazil và Ấn Độ hiện
là hai quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới với tổng sản lượng lên đến
64,2 triệu tấn, chiếm 36,7% lượng đường toàn thế giới. Khối EU là nhóm các
quốc gia sản xuất đường từ củ cải lớn nhất với hơn 16 triệu tấn, tương đương
46,2% tổng lượng đường củ cải niên vụ 2013/14
Do các yếu tố về thời tiết, đóng cửa nhà máy đường, dự báo sản lượng
đường nhiều nước trên thế giới sẽ sụt giảm trong mùa vụ 2014/2015 và
chuyển sang thiếu hụt từ mùa vụ 2015/2016. Việt Nam cũng đang đối mặt với
không ít khó khăn khi giá đường liên tục giảm, tồn kho cao và dự kiến sản
lượng đường cũng sẽ giảm trong vụ tới
Biểu đồ sản xuất và tiêu thụ đƣờng trên thế giới qua các vụ


Đường là một nông sản quan trọng được giao dịch trên toàn thế giới.
Tuy nhiên có đến 71% lượng đường được tiêu thụ ngay tại quốc gia sản xuất
nên quy mô thương mại đường thế giới chỉ vào khoảng trên dưới 60 triệu tấn
và 24 tỷ USD hằng năm. Ngay cả những quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế


16

giới như Ấn Độ (~14,6% tổng sản lượng) hay Trung Quốc (~8,5%), do nhu
cầu tiêu thụ nội địa quá lớn nên bắt buộc cũng phải nhập khẩu ròng đường
mỗi năm. Do quy mô giao dịch toàn cầu nhỏ, giá đường thế giới thường rất
nhạy cảm đối với những thông tin về sản lượng tại các quốc gia sản xuất
đường hàng đầu, đặc biệt là Brazil, nước chiếm đến 45-50% tổng lượng xuất
khẩu đường trên toàn thế giới hằng năm. Điều này đồng nghĩa với việc mặc
dù có đến hơn 100 nước trên toàn thế giới có nền công nghiệp sản xuất
đường, giá đường chủ yếu được quyết định bởi những biến động xảy ra đối
với khâu sản xuất cũng như tiêu thụ tại các quốc gia như Brazil, Thái Lan, Ấn
Độ hay Trung Quốc. Giá giao dịch đường trên thị trường thế giới thường
được tham chiếu thông qua hai loại hợp đồng phổ biến: Hợp đồng giao sau
đường thô số 11 tại sàn NewYork và Hợp đồng giao sau đường trắng tinh
luyện số 5 tại sàn London LIFFE.


×