Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích tác động từ sự thay đổi của tỉ giá hối đoái đến hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế của một nước. Cho ví dụ minh họa và liên hệ thực tế(9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.61 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá
trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế
quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường,
tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế
thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Trong
phạm vi bài viết này em xin tìm hiều vấn đề:“Phân tích tác động từ sự
thay đổi của tỉ giá hối đoái đến hoạt động thương mại và đầu tư
quốc tế của một nước. Cho ví dụ minh họa và liên hệ thực tế”.
NỘI DUNG
I.

Khái niệm tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate) là giá cả của một đơn vị
tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác. Nói
cách khác, tỷ giá hối đoái chính là tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền của

II.

hai quốc gia khác nhau.
Ví dụ: 1 USD = 21,260 VNĐ.
Tác động từ sự thay đổi của tỉ giá hối đoái đến hoạt động thương
mại và đàu tư quốc tế.
2



1. Tác động đến hoạt động thương mại quốc tế.

Khi tỷ giá của một nước tăng lên có nghĩa rằng đồng tiền nội tệ
giảm giá trị so với các đồng tiền ngoại tệ, ngược lại đồng ngoại tệ có giá
trị tăng lên so với đồng nội tệ, hàng hóa của nước đó (nếu tính bằng
ngoại tệ) sẽ rẻ đi và do vậy làm tăng tính cạnh tranh, tăng lượng hàng
xuất khẩu ra nước ngoài. Mặt khác, đối với nhập khẩu, khi tỷ giá tăng
lên sẽ làm cho nhập khẩu giảm xuống do hàng nước ngoài (khi tính bằng
tiền nội tệ) sẽ có giá cao lên.
*Ví dụ minh họa:
Tỷ giá ngày 15/11/2014

giữa

VNĐ



USD

là:

1USD=21,260VNĐ.

Tỷ giá hối
đoái

Áo da(Việt
Nam)
U

SD
Đ


Iphone6(M
ợng
ỹ)
Lượ
hàng VN
ng hàng
xuất
nhập
VN khẩu ra
U
VN khẩu vào
SD
Đ
nước
Việt Nam
ngoài

1USD=21,2
60VNĐ
2

5

1USD=22,0
00VNĐ
0


5

1USD=20,0

1,10
0,000

13,7
97,740

6

14,2
78,000

49
1,10

0,000
5

6

ng

1,10

49
Giả


6

Giả
m

12,9

Tăn
3


00VNĐ

5

0,000

m

49

80,000

g

-1 mặt hàng áo da của Việt Nam ngày 15/11/2014 có giá là
1,100,000 VNĐ. Như vậy, khi chuyển đổi sang USD thì mặt hàng này sẽ
có giá xấp xỉ là 52 USD.
+ Giả sử khi tỷ giá này tăng lên ở mức 1USD=22,000VNĐ

Khi đó, 1 mặt hàng áo da của Việt Nam sẽ có giá là 50USD. Như
vậy, với mỗi chiếc áo da của Việt Nam đem đi xuất khẩu thì giá thành rẻ
đi xấp xỉ 2USD. Do đó mà các nước sử dụng đồng USD sẽ tăng cường
nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, khiến lượng hàng áo da của Việt
Nam xuất khẩu ra nước ngoài tăng lên.
+Giả sử khi tỷ giá này giảm xuống ở mức 1USD=20,000VNĐ
Khi đó, 1 mặt hàng áo da của Việt Nam sẽ có giá là 55USD. Như
vậy, với mỗi chiếc áo da của Việt Nam đem đi xuất khẩu thì giá thành sẽ
đắt lên xấp xỉ 3USD. Do đó là các nước sử dụng đồng USD sẽ hạn chế
nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, khiến lượng hàng áo da của Việt
Nam xuất khẩu ra nước ngoài giảm.
4


- 1 chiếc điện thoại Iphone 6 của Mỹ ngày 15/11/2014 có giá 649USD,

như vậy chiếc điện thoại này khi nhập vào Việt Nam sẽ có giá là
13,797,740VNĐ ( chưa tính đến các chi phí khác như phí vận chuyển,
thuế…)
+ Giả sử khi tỷ giá này tăng lên ở mức 1USD=22,000VNĐ thì một
chiếc Iphone 6 của Mỹ khi nhập vào thị trường Việt Nam sẽ có giá là
14,278,000VNĐ. Như vậy mỗi chiếc Iphone 6 mà Việt Nam nhập khẩu
từ Mỹ sẽ đắt thêm 480,260VNĐ. Vì thế mà lượng hàng nhập khẩu
Iphone 6 của Mỹ vào thị trường Việt Nam sẽ giảm đi.
+ Giả sử khi tỷ giá này giảm xuống ở mức 1USD=20,000VNĐ thì
một chiếc Iphone 6 của Mỹ khi nhập vào thị trường Việt Nam sẽ có giá
12,980,000VNĐ. Như vậy, mỗi chiếc Iphone 6 của Mỹ khi nhập vào
Việt Nam sẽ rẻ hơn 817,740VNĐ. Do đó mà lượng hàng Iphone6 của
Mỹ được nhập vào Việt Nam sẽ tăng lên.
Ở Việt Nam giai đoạn năm 2008-2009, do kiều hối, vốn đầu tư

nước ngoài tăng cùng với các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước nên tỷ giá hối đoái giảm. Xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt
khoảng 13,03 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó 2
tháng đầu năm tăng là 29% tuy nhiên tốc độ xuất khẩu của tháng 3 lại bị
5


suy giảm đáng kể. Thay vào đó, nhập khẩu 3 tháng đạt gần 20,4 tỷ tăng
62,5% so với cùng kỳ năm trước.
2. Tác động đến đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn từ quốc
gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chi
phí ban đầu bỏ ra.
Hoạt động đầu tư quốc tế cũng liên quan đến việc chuyển đổi giá
trị giữa các đồng tiền nên nó cũng chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ
giá hối đoái.
- Khi tỷ giá tăng lên sẽ làm cho giá của các yếu tố sản xuất trong
nước trở nên rẻ hơn tương đối so với nước ngoài (lao động, vật tư, thuê
mặt bằng…), do đó sẽ kích thích làm tăng các hoạt động đầu tư vào các
lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều yếu tố trong nước để xuất khẩu. Cụ thể,
cùng với quá trình mở cửa của nền kinh tế và hoàn thiện luật pháp về
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI
trong giai đoạn 1991 - 1996 tăng liên tục qua các năm nhưng quy mô
còn nhỏ. Tuy nhiên, từ 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông
Nam Á, bùng phát đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam

6


giảm dần với mức giảm thấp nhất là 2,2 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó,

tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 - 3 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2003.

Số liệu nguồn Tổng cục Thống kê
Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát
triển của kinh tế thế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5
tỷ USD lên nhẹ 6,8 tỷ USD năm 2005. Trong khi, vốn FDI giải ngân từ
1997 đến 2005 vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 2 - 3 tỷ USD mỗi năm,
thậm chí có năm vốn giải ngân còn cao hơn vốn đăng ký như năm 1999,
vốn đăng ký chỉ đạt 2,2 tỷ USD nhưng vốn FDI đã giải ngân được 2,5 tỷ
7


USD.Đặc biệt, ảnh hưởng của thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm
vốn đăng ký tăng mạnh với quy mô lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD
thì đến 2006 tăng gần gấp đôi lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21
tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt, năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục
từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn
cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008.Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh
hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009
đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống
còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy
mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Từ
2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt
đầu có xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc
biệt trong năm 2013, FDI đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt
11,5 tỷ USD. Trong khi, vốn giải ngân FDI từ 2006 tăng mạnh so với
giai đoạn trước đó, từ 4,1 tỷ USD vào năm 2006 tăng gấp đôi lên hơn 8
tỷ USD năm 2007 và duy trì ổn định ở mức 10 - 11 tỷ USD từ 2008 đến
nay.


8


- Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ làm giảm các hoạt
động đầu tư nêu trên, nhưng lại làm tăng các hoạt động đầu tư sử dụng
nhiều yếu tố nước ngoài và có sản phẩm tiêu thụ nội địa.
Trong đó, nhiều doanh nghiệp được ghi nhận khoản chênh
lệch tỷ giá đáng kể trong quý III/2014 khi vay nợ bằng đồng euro để
phục vụ việc đầu tư dây chuyền sản xuất của châu Âu. Ví dụ, Xi măng
Hà Tiên 1 (HT1) đầu quý III/2014 có khoản nợ 76 triệu euro nên khi
đồng euro trượt giá HT1 có khoản lãi tài chính 170 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ông Tareq Muhmood, Tổng giám đốc ANZ Việt
Nam, dù không có đột biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng
nhiều doanh nghiệp vẫn đạt lợi nhuận lớn nhờ sự giảm giá của ngoại tệ.
Cũng theo ông Tareq Muhmood, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp
đến Ngân hàng để vay thêm vốn nhập khẩu hàng hóa từ Úc về Việt Nam
thay vì đầu tư mở rộng thêm sản xuất.Nói như một khách hàng của
ANZ, đơn vị này không chỉ nhập khẩu sản phẩm giá rẻ từ Úc, mà còn
được cơ cấu lại các khoản vay ngoại tệ. Như vậy, không cần đầu tư sản
xuất trong nước, chỉ nhập khẩu doanh nghiệp cũng đã có lãi. Một lãnh
9


đạo một ngân hàng xác nhận thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp có
khoản vay ngoại tệ lớn được hoàn nhập khoản trích lập dự phòng giảm
giá ngoại tệ.
Đối với khoản lợi nhuận thu được bằng tiền tệ, nếu tỷ giá tăng lên
sẽ làm giảm giá trị khi nhà đầu tư chuyển nó ra nước ngoài, do đó họ
thường giữ lại để tái đầu tư hoặc bổ sung vốn lưu động.
KẾT LUẬN

Qua những phân tích nêu trên, ta có thể nhận thức rõ được tầm
quan trọng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động thương mại và đầu tư
quốc tế. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, Chính phủ cần có
những biện pháp điều hành linh hoạt tỷ giá phù hợp với Cung- Cầu
ngoại tệ, ban hành cơ chế, chính sách đồng bộ, có giải pháp phát triển thị
trường, sử dụng các công cụ phái sinh nhằm góp phần điều hành tỷ giá
linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng chủ động cân đối
và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tê, trường Đại học Luật Hà Nội,
2011,Nxb Công an Nhân dân.
2, Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất
nhập khẩu: />3,
/>lid=342&type=student
4, Foreign Direct Investment, Exports and Real Exchange Rate
Linkages:
Vietnam Evidence from a Cointegration Approach, Thi Hong
Hanh PHAM.
5, Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến
nền kinh tế ở Việt Nam- Nguyễn Thị Hoàng Diễm.

11




×