Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong
sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Đặc biệt
là trong nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là tư liệu đặc biệt, là nơi phát
triển sản xuất, tạo ra của cải vật chất nuôi sống đại bộ phận dân số cả nước, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần cung ứng lương thực cho thế giới,
xuất phát từ tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến các
vấn đề quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói
riêng.
Ý thức được đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có ý nghĩa quyết định trong
sản xuất nông nghiệp, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Huyện
Đô Lương đã tiến hành điều chỉnh, sắp xếp lại đất sản xuất nông nghiệp. Trước
năm 2012, riêng ở Đô Lương bình quân mỗi hộ vẫn còn sản xuất gần 8 thửa, cá
biệt có hộ vẫn còn tới 15 thửa ruộng, quy mô thửa đất còn nhỏ... Tình hình đó đã
ảnh hưởng không tốt đến việc đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng
vật nuôi, cản trở đưa máy móc vào đồng ruộng và phân công lao động nông
nghiệp. Đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương thủy lợi xuống cấp…
ruộng đất manh mún không thể sản xuất hàng hóa nông sản có thương hiệu cạnh
tranh, nông dân chỉ làm đủ ăn, thu nhập thấp, đời sống bấp bênh và không thể có
cơ hội làm giàu trên đồng đất của mình.
Với vị trí một huyện trọng điểm lúa của tỉnh, năm 2013 huyện Đô Lương
đã có 3 xã hoàn thành việc dồn điển, đổi thửa gồm Trung Sơn, Lưu Sơn, Thuận
Sơn và chỉ đạo, đôn đốc các xã còn lại hoàn thành trong năm 2014, nhằm tạo
điều kiện chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp trong các năm tiếp theo. Đây là
một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân được đại đa số nhân dân đồng tình ủng
hộ. Quán triệt chủ trương của Đảng về nội dung chủ yếu của CNH – HĐH nông
nghiệp, nông thôn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu kinh tế nông
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
1
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
nghiệp.
Đặng Sơn là một xã của huyện Đô Lương, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ
yếu. Căn cứ thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về đẩy mạnh cuộc vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến
khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp;
Quyết định số 2928/QĐ-UBND ngày 6/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành
kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” theo
Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012; Thông tư số 06-TTr/HU ngày 12/9/2012
của huyện ủy Đô Lương về lãnh đạo thực hiện “dồn điền, đổi thửa”, khuyến
khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp vì
thế vào năm 2014 xã Đặng Sơn đã thực hiện thành công dồn điền đổi thửa và
trong những năm qua đã có những tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tăng năng suất hiệu quả cây trồng, tích cực góp phần phát triển kinh tế
của các hộ nông dân trong vùng. Để phản ánh công tác DĐĐT trên địa bàn xã
một cách khách quan, sát thực, từ đó đề xuất giải pháp đẩy nhanh công tác
DĐĐT, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, tiến tới phát triển nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã Đặng Sơn,
huyện Đô Lương, tìm ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi
thửa, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn
mới trên địa bàn xã.
3. Nhiệm vụ và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
2
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi
thửa.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi xã Đặng Sơn thuộc huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An.
4. Đối tượng nghiên cứu
Công tác dồn điền đổi thửa ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ
An.
5. Quan điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm sau:
- Quan điểm hệ thống: Đề tài nghiên cứu thực trạng chuyển đổi ruộng đất ở
xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong mối quan hệ biện chứng với
nhiều yếu tố liên quan như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các chủ trương,
chính sách của địa phương.
- Quan điểm lãnh thổ: Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là một đơn vị lãnh thổ
cụ thể, trong đề tài đó là đơn vị hành chính xã Đặng Sơn thuộc huyện Đô
Lương, tỉnh Nghê An.
- Quan điểm phát triển bền vững: Quá trình dồn điền đổi thửa được thực
hiện nhằm mục đích sử dụng đất hiệu quả, chú trọng bảo vệ đất đai, đặc biệt là
đất nông nghiêp.
- Quan điểm thực tiễn: Trên cơ sở thực trạng dồn điền đổi thửa để đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa.
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá
trình nghiên cứu của đề tài, đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành.
Các thông tin chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện
trạng sử dụng đất qua các năm, các văn bản về chính sách đất đai và các thông
tin, số liệu khác có liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã
Đặng Sơn.
b. Phương pháp xử lý và so sánh số liệu
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
3
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
Tiến hành xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Excel sau khi điều tra, thu
thập thông tin. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá về thực trạng công tác dồn điền
và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp của xã.
c. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tế đồng ruộng và hệ thống giao thông thủy lợi trên địa bàn xã
Đặng Sơn.
7. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa
Chương 2: Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở xã Đặng Sơn
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền
đổi thửa.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
4
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
DỒN ĐIỀN ĐỔI THỨA
1.1. Cơ sở lýluận
1.1.1.Đất nôngnghiệp
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại đất
- Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.
- Theo luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau
đây:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống
và đất trồng hoa, cây cảnh;
1.1.1.2. Đặc điểm
Cũng như các loại đất khác nói chung và đất NN nói riêng chúng đều là sản
phẩm của tự nhiên. Ban đầu chúng chỉ là sản phẩm sơ khai, trải qua quá trình
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
5
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
chinh phục con người đã tác động vào đất đai thông qua lao động nhằm mục đích
phục vụ lợi ích của con người. Theo thời gian sức lao động của con người đã được
kết tinh vào đất đai trong quá trình cải tạo, khai thác, sử dụng do đó đất đai có giá
trị và giá trị sử dụng. Bởi vậy đất NN có những đặc điểm sau:
- Đất NN là sản phẩm của tự nhiên có sự kết tinh giá trị sức lao động của
con người vào trong đó.
Đất NN nói riêng, đất đai nói chung được hình thành qua quá trình phong
hoá các loại đất đá, dưới tác động của các quy luật tự nhiên như: nhiệt độ, không
khí, độ ẩm, ánh sáng, động đất, hoạt động núi lửa, mưa bão, các phản ứng lý học,
hoá học v.v… Trải qua quá trình phong hoá và các vòng tuần hoàn biến đổi khác
nhau dần được “ổn định” đất đai được hình thành dưới nhiều dạng đồi, núi, đầm
lầy, suối, sông, hồ, biển, đất đồng bằng, cao nguyên…Trên cơ sở đó mà sự sống
phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.
Chỉ từ khi loài người xuất hiện, trải qua quá trình lịch sử lâu dài, gian khổ
con người đã cải tạo, chinh phục tự nhiên như quai đê, lấn biển, xây dựng các
công trình thuỷ lợi tưới, tiêu, thau chua, rửa mặn, bồi bổ đất đai…Đất đai ngày
càng trở lên màu mỡ và trở thành môi trường sống ngày càng phù hợp đối với
con người và các loài sinh vật. Không những thế ở nhiều quốc gia trên thế giới
và cả Việt Nam con người đã từng phải hy sinh rất nhiều xương, máu, trải qua
nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc.
Vì vậy có thể nói đây là đặc điểm chung nhất, bao trùm nhất của đất đai nói
chung và đất NN nói riêng.
- Đất NN không đồng nhất về mặt chất lượng
Đất NN được phân bổ ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau về vị trí địa lý, về
khí hậu, và các điều kiện tự nhiên khác như chất đất, độ dày tầng canh tác, độ
dốc, tính chất lý, hoá… Vì vậy người ta phân ra các vùng đất ôn đới, nhiệt đới,
cao nguyên, đồng bằng, đất trũng, đất bạc màu, đất bazan, đất khô cằn, đất chua
phèn, nhiễm mặn, đất ngập nước, đất phù sa, đất bãi bồi, đất ruộng, đất ruộng
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
6
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
bậc thang, v.v…Việc không đồng nhất về mặt chất lượng, vị trí khác nhau, điều
kiện tự nhiên khác nhau, hạ tầng khác nhau là một trong những nguyên nhân
chính hình thành địa tô chênh lệch I. Xuất phát từ đặc điểm này các quốc gia đã
lấy đó làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, đưa ra các chủ trương giải
pháp, chính sách khai thác và sử dụng đất đai sao cho phù hợp với mỗi quốc gia,
mỗi địa phương, mỗi vùng khác nhau. Điều đó cũng giúp cho con người khai
thác có hiệu quả hơn đất sản xuất NN và đó cũng chính là biện pháp tác động để
rút ngắn khoảng cách địa tô chênh lệch I giữa các dạng đất SXNN khác nhau.
- Đất NN chỉ là hữu hạn, có vị trí cố định và phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên của từng vùng.
Như chúng ta đã biết trái đất của chúng ta vô cùng to lớn nhưng cũng chỉ là
hữu hạn so với vũ trụ. Vì vậy đất NN trên thế giới hiện nay của mỗi quốc gia
cũng chỉ là hữu hạn, bởi lãnh thổ của mỗi quốc gia chỉ là hữu hạn.
Ở đặc điểm thứ nhất đã nêu trên đây, đất NN là sản phẩm của tự nhiên. Do
đó nó tồn tại khách quan, con người chỉ có thể cải tạo khai thác nó phục vụ cho
mục đích của con người chứ không thể tạo ra được. Căn cứ vào tính chất hữu
hạn, chất lượng và mục đích sử dụng mà người ta phân thành các loại đất khác
nhau trong đó có đất SXNN. Do đặc điểm chỉ là hữu hạn, nên đòi hỏi mỗi quốc
gia phải có những phương thức, chính sách, biện pháp, sử dụng đất đai sao cho
có hiệu quả bền vững, đảm bảo các mối quan hệ xã hội nhất là quan hệ lợi ích
được đem lại từ đất đai.
Vì có vị trí, mặt bằng cố định và hữu hạn, cho nên mặt bằng đất NN không
thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác được. Đất NN được phân bố ở nơi nào
thì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cụ thể ở nơi đó. Nơi nào có điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, chất đất khô cằn, nghèo nàn thì nơi đó diện tích đất NN
chiếm phần rất nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên và ngược lại. Bên cạnh đó
tính hữu hạn của nó còn bị chi phối, bị phụ thuộc vào mật độ dân số, cơ cấu kinh
tế, mức độ đô thị hoá ở nơi đó.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
7
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Đất NN là TLSX đặc biệt, đồng thời cũng là đối tượng của lao động.
+ Đất NN là TLSX đặc biệt
Khác biệt với các ngành sản xuất khác, sản phẩm của NN là các loại cây,
con, củ, quả, lá v.v…Các loại sản phẩm ấy muốn trở thành sản phẩm hữu dụng
thì nó phải trải qua một quá trình sinh trưởng và phát triển. Sự sinh trưởng đó
điều trước tiên phải nhờ vào đất đai, đồng thời phải có sự tác động của con
người thông qua lao động. Quá trình SXNN hay nói cách khác là thời gian sinh
trưởng của cây trồng vật nuôi phải trải qua nhiều khâu và một khoảng thời gian
nhất định. Nếu các khâu như chuẩn bị giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động,
công cụ lao động…rất đầy đủ và sẵn sàng nhưng không có đất NN để gieo trồng
thì mọi thứ đó đều trở lên vô nghĩa. Vì vậy tham gia vào quá trình SXNN yếu tố
đầu tiên là phải có mặt bằng đất NN, khi đó đất NN tham gia với tư cách là tư
liệu sản xuất. Cây trồng có thể thay thế từ cây này sang cây khác nếu nó phù hợp
hoặc phân bón, thuốc trừ sâu. Công cụ lao động có thể thay thế nhưng đất đai thì
không thể thay thế được. Đối với SXNN đất đai là TLSX đặc biệt ở chỗ đó.
Đất NN là TLSX đặc biệt còn được thể hiện ở chỗ: TLSX của các ngành
khác được tạo ra ngày càng nhiều, và còn có thể thay thế được trong quá trình
sản xuất. Nhưng đất SXNN là sản phẩm của tự nhiên không tự tạo ra được và
không thay thế được trong quá trình sản xuất. Khi sử dụng, đất sản xuất có thể
còn được cải tạo, bồi bổ để đất đai được tốt hơn, ở những chu kỳ sản xuất sau
làm tăng thêm hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có thể xẩy ra tình trạng chủ sử dụng
đất chỉ biết khai thác vắt kiệt đất đai làm cho đất đai ngày càng bị cằn cỗi và
nghèo đi. Do đó ứng xử với đất đai trong quá trình sản xuất chúng ta cần phải
tôn trọng các quy luật tự nhiên, biết tiết kiệm, giữ gìn, bồi bổ đất đai, nâng cao
hệ số sử dụng đất, khai thác tốt và nâng cao hiệu quả tiềm năng đất đai.
Điểm đặc biệt nữa của đất NN không giống các TLSX khác là sau thời gian
sử dụng sẽ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Còn đất NN sau một thời
gian hay một chu kỳ sản xuất nếu được sử dụng khoa học hợp lý, được tiếp tục
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
8
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
bồi bổ thì đất đai không những còn nguyên mà độ phì nhiêu mầu mỡ của nó
được tăng lên, theo đó sức sản xuất của nó cũng được nhân lên.
Đất NN là TLSX không thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác như
các TLSX khác, mà nó chỉ được sử dụng, khai thác ở vị trí cố định và quá trình
sử dụng còn có sự gắn kết với môi trường tự nhiên khác như nước, không khí,
ánh nắng…
Chính những đặc điểm nêu trên của đất NN đòi hỏi người sử dụng đất phải
có những chính sách, chiến lược khai thác, sử dụng đất NN “Tư liệu sản xuất
đặc biệt” làm sao cho sức sản xuất của nó không ngừng được tăng cao.
Nhờ nắm bắt được quy luật khách quan và nhận thức được sự đặc biệt của
TLSX đất NN mà Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương đúng đắn đã
đưa Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương
thực đứng thứ 2 trên thế giới.
+ Đất NN là đối tượng lao động:
Trong quá trình SXNN, con người sử dụng đất NN không chỉ dừng ở chỗ
chỉ gieo trồng thuần tuý mà còn thông qua kinh nghiệm, đặc điểm của cây trồng
vật nuôi, đặc điểm khí hậu, chất đất, con người còn biết tìm cách thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Khi SXNN còn chưa phát triển mạnh thì những tác động của con người vào
đất đai với tư cách là đối tượng lao động với những việc làm giản đơn như cày
sâu, bừa kỹ, tưới tiêu…Càng về sau, khi trình độ của con người ngày một nâng
cao, nhiều kinh nghiệm được tích luỹ thông qua quá trình sản xuất, cộng với
khoa học kỹ thuật phát triển thì tác động của con người vào đối tượng lao động
là đất đai ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Các tác động như cải tạo mặt
bằng, cải tạo chất đất nhằm tăng độ phì, xây dựng các công trình thuỷ lợi, tưới
tiêu, thau chua, rửa mặn, chống sói mòn, sạt lở đất, đắp đê ngăn lũv.v... luôn
được con người chú ý. Ở mức độ cao hơn thông con người còn thông qua tiến bộ
khoa học kỹ thuật, thông qua giống cây con mới, các biện pháp thâm canh tiên
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
9
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
tiến, các biện pháp chế ngự thiên nhiên, khắc phục thời tiết khắc nghiệt, nhằm
mục đích khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai. Quá trình tác động đó
chính là những tác động trực tiếp của con người vào đối tượng lao động là đất
đai.
1.1.1.3. Vai trò của đất nông nghiệp đối với quá trình sản xuất
- Đất NN là TLSX đặc biệt duy nhất, là nơi sản xuất ra lương thực thực
phẩm nuôi sống con người và xã hội.
Con người chúng ta muốn tồn tại phải có cái ăn, muốn có cái ăn không thể
chỉ dựa vào những sản vật sẵn có trong tự nhiên do thiên nhiên ban tặng mà phải
lao động sản xuất ra của cải vật chất là lương thực thực phẩm để nuôi sống con
người và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Và nơi duy nhất để sản
xuất ra của cải vật chất chính là đất NN.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội đến nay đã trải qua các thời kỳ
khác nhau từ kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp chuyển sang kinh tế hàng hoá, từ
sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá có quy mô lớn và hiện đại, tất
thảy trong sản xuất NN thì bao giờ đất đai cũng đóng vai trò cực kỳ quan
trọng. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đó của đất NN cũng phát triển
theo.
- Đất NN là môi trường sống, môi trường không gian để SXNN.
SXNN có đặc thù là sản xuất ở ngoài trời, phải tiếp xúc với tự nhiên. Cây
phải sống trên đất, quang hợp nhờ ánh nắng mặt trời, hút nước từ trong đất, cá
phải sống dưới nước sông, hồ, biển; gia súc, gia cầm phải có chuồng trại, có bãi
chăn thả; con vật nuôi phải có thức ăn, mà thức ăn lại chính là các động thực vật
được sản xuất từ trong NN. Tất cả những yếu tố đó chính là môi trường sống, là
không gian để sản xuất. Muốn sản xuất phát triển thì chúng ta phải biết giữ gìn,
bảo vệ môi trường, không vi phạm các quy luật tự nhiên, không chỉ biết khai
thác đất đai mà còn phải biết bồi bổ đất đai, tạo lập môi trường sống tốt nhất cho
cây trồng vật nuôi.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
10
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Đất NN là TLSX chủ yếu để sản xuất hàng hoá.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, đất NN vừa là TLSX đặc biệt vừa là
đối tượng lao động. Để SXNN theo hướng hàng hoá đối với bất kỳ nông sản nào
trước hết phải có diện tích đất NN đủ lớn, kết hợp với các yếu tố khác như lao
động, công cụ lao động, KHKT, chất lượng giống, phân công lao động theo từng
chuyên khâu v.v…thì mới có điều kiện tạo ra khối lượng nông phẩm hàng hoá
lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay do khoa học
công nghệ phát triển mạnh con người có thế sản xuất ra những sản phẩm mà
không cần sử dụng đất: như công nghệ đột biến gien, công nghệ nuôi cấy mô,
nhân bản vô tính, sản xuất trong nhà kính bằng phương pháp thuỷ canh v.v…
Song trên thực tế điều đó chưa phải là phổ biến, sản xuất theo phương pháp đó
chi phí giá thành sản phẩm quá cao, không hiệu quả, không thể tạo ra khối lượng
sản phẩm hàng hoá lớn. Cho đến nay hình thức sản xuất này chỉ mang tính
nghiên cứu, ứng dụng không thể mở rộng một cách phổ biến được. Và suy cho
đến cùng, dù có ứng dụng khoa học công nghệ cao bao nhiêu đi chăng nữa
SXNN vẫn cần phải có không gian đất NN nhất định. Vì vậy đất NN vẫn đóng
vai trò hàng đầu trong SXNN hàng hoá hiện nay.
1.1.2. Quan niệm về dồn điền đổi thửa
DĐĐT là quá trình dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp qui
hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức
thiết kế lại đồng ruộng. hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng; nâng cao hệ số
sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa;
phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.1.3. Sự cần thiết phải thực hiện công tác dồn điền đổi thửa
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới
cơ chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế
tự chủ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trước nhu cầu của sự nghiệp
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
11
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
CNH-HĐH đất nước, nền nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề ruộng đất trong nông
nghiệp đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh mới cần phải được quan tâm giải quyết,
đó chính là tình trạng ruộng đất quá manh mún, quá nhiều ô thửa nhỏ. Chuyển
đổi ruộng đất để tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc thực
hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, khi thực hiện giao đất còn nhiều sai sót, tùy tiện dẫn đến tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
kiến thiết ruộng đồng thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược đang gây trở
ngại lớn cho việc đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất, nhất là việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp có hiệu quả nhất là phải tiến hành
dồn điền đổi thửa hay thường gọi là chuyển đổi ruộng đất. Có 2 cơ chế chủ yếu
để thực hiện dồn điền đổi thửa:
Một là cơ chế thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận hành tốt hơn;
Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại
ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa phương
đều xác định dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ
đối với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện
quá trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm
nông dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm
xã hội khác nhau.
1.1.4. Vai trò của hoạt động dồn điền đổi thửa
- Dồn điền, đổi thửa đất NN sẽ khắc phục được tình trạng ruộng đất manh
mún.
Vì hiện nay mỗi hộ gia đình, cá nhân có hàng chục thửa ruộng ở nhiều xứ
đồng khác nhau, nên khi thực hiện DĐĐT thì bình quân số thửa ruộng trên hộ sẽ
giảm, thậm chí một hộ có thể chỉ có một thửa, diện tích trên thửa sẽ tăng. Ruộng
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
12
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
đất của các hộ được tập trung về một khu vực, một xứ đồng sẽ thuận lợi cho việc
đầu tư, thâm canh, tiết kiệm được chi phí, đi lại, vận chuyển sản phẩm khi thu
hoạch. Mặt khác, khi dồn điền, đổi thửa, số thửa giảm, ít bờ ruộng hơn, nên diện
tích đất canh tác chắc chắn sẽ tăng hơn so với trước DĐĐT;
- DĐĐT tạo tiền đề cho việc quy hoạch lại đồng ruộng, là cơ sở cho việc
hoạch định chính sách đầu tư phát triển SXNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông
nội đồng, cứng hoá hệ thống kênh mương, quy hoạch những vùng chuyên canh,
khai thác được lợi thế của từng vùng đất khác nhau;
- DĐĐT thửa tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội
bộ ngành NN, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, làm tiền đề cho việc hình
thành các doanh nghiệp trong NN và có điều kiện để hình thành nhiều trang trại,
nông trại, góp phần đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, thúc đẩy phân công lại
lao động xa hội. Bởi vì hiện nay do ruộng có ô thửa nhỏ, trên một cánh đồng các
hộ canh tác những cây trồng khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, chế
độ chăm sóc thu hoạch khác nhau. Điều đó gây ảnh hưởng và hạn chế lẫn nhau,
không có loại cây trồng nào có diện tích đủ lớn dẫn đến không có khối lượng
hàng hoá lớn. Nếu thực hiện DĐĐT sẽ khắc phục được tình trạng này;
- DĐĐT thành công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
Hiện nay do thửa ruộng nhỏ, khâu làm đất người nông dân chủ yếu cày bừa
thủ công theo lối truyền thống bằng trâu, bò, thậm chí nhiều nơi người dân vẫn
cuốc đất bằng tay. Mặt khác khâu gieo cấy, thu hoạch phổ biến hiện nay vẫn áp
dụng phương pháp thủ công là chính, chi phí cao, mất nhiều thời gian, năng suất
lao động thấp, nông dân vẫn phải lao động cực nhọc. Nếu đẩy mạnh việc DĐĐT
sẽ dễ dàng cho việc áp dụng máy móc vào sản xuất như máy cày bừa, máy gặt
đập liên hợp, máy gieo hạt, máy cấy, phương tiện vận chuyển cơ giới …khi đó
hao phí thời gian lao động ít, lao động sống được giải phóng, giảm được lao
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
13
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
động cực nhọc của người dân, năng suất lao động cao, hiệu quả sản xuất tốt hơn.
Mặt khác DĐĐT sẽ giảm được chi phí lao động, tiết kiệm được các chi phí đầu
tư khác như: giống, phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, thời gian lao động, đảm
bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả
sản xuất, đời sống nhân dân và ổn định xã hội.
- DĐĐT sẽ tạo điều kiện sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đủ
lớngiúp cho công nghiệp chế biến phát triển, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nông
sản. Bởi vì đến giai đoạn hiện nay nước ta không chỉ giải quyết tốt vấn đề an
ninh lương thực mà còn là cường quốc xuất khẩu lương thực trên thế giới. Do
vậy vấn đề đặt ra là có nhất thiết phải sản xuất lương thực bằng mọi giá như hiện
nay hay không? Nên chăng cần phải có sự nhìn nhận thay đổi theo một cách mới
là mạnh dạn chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực sang nuôi, trồng
các cây con khác có giá trị kinh tế cao hơn nhằm cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, sản xuất hàng nông sản xuất khẩu, khai thác tốt thế mạnh của
từng vùng. Muốn làm được điều này thì vai trò của việc DĐ, ĐT đóng góp rất
quan trọng.
1.1.5. Yêu cầu và nguyên tắc của công tác dồn điền đổi thửa
a. Yêu cầu
- Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tập trung và thống nhất của Đảng
ủy, sự tham gia tích cực của mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể và tổ chức thực
hiện có hiệu quả của chính quyền.
- Làm tốt công tác tư tưởng để các hộ nông dân thấy được sự cần thiết phải
dồn điền, đổi thưả trên tinh thần tự nguyện, tăng cường tình làng nghĩa xóm, góp
phần ổn định chính trị - xã hội ở địa phương.
- Phải lấy mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm căn cứ
chính, gắn việc dồn điền đổi thửa với chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng
chuyên canh sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, mở
rộng cánh đồng thu nhập cao, đẩy mạnh xây dựng cánh đồng mẫu lớn và thực
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
14
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
hiện đồng bộ các loại quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng
để thực hiện kiên cố hóa kết cấu hạ tầng nông thôn, quy hoạch đất để phục vụ
xây dựng cơ sở hạ tầng và các nhu cầu khác nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã
hội của địa phương tạo thuận lợi cho việc cơ giới và tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
- Phương án dồn điền đổi thửa phải nhanh gọn, không ảnh hưởng đến thời
vụ sản xuất. Có hệ số bù trừ diện tích ở các vị trí xa gần, chất lượng tốt xấu để
các hộ dân bàn bạc, thỏa thuận lựa chọn. Sau khi thực hiện xong việc dồn điền
đổi thửa bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có từ 1-2 thửa.
- Sắp xếp lại quỹ đất công ích tập trung, không để tình trạng xen lẫn giữa
đất giao ổn định cho dân với đất công ích ; lựa chọn vị trí thích hợp để phát huy
mục đích của quỹ đất này.
- Sau khi dồn điền đổi thửa xong phải thực hiện việc đo đạc lại bản đồ địa
chính, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời
để các hộ dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất phải đảm bảo được sự
thống nhất cao, thực hiện công khai, dân chủ, đoàn kết thống nhất tạo đà phát
triển kinh tế, ổn định chính trị ở địa phương, thực hiện chuyển đổi ruộng đất gắn
với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
b. Nguyên tắc
- Đảm bảo tính dân chủ, công khai, tự nguyện trên cơ sở đưa ra dân bàn
bạc dân chủ công khai và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ổn định số khẩu đã được giao đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/CP
ngày 29/7/1993 của Chính phủ và diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng.
- Thực hiện việc chỉnh trang đồng ruộng, đo đạc cắm mốc theo quy hoạch
xây dựng nông thôn mới phải được tiến hành trước khi giao ruộng đất cho nông
dân.
- Thực hiện việc dồn điền đổi thửa phải đảm bảo nhanh gọn không ảnh
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
15
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
hưởng đến mùa vụ.
1.1.6. Những chủ trương, đường lối của chính quyền các cấp về dồn
điền đổi thửa
a. Đảng và Nhà Nước
- Văn kiện Đại hội Đảng khóa VII (1991), Văn kiện Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương lần thứ 2 (khoá VII); Nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 4, khoá VIII (1996);
- Nghị quyết số 06 – NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số
vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn;
- Đại hội IX (2001) của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội nước ta 10 năm (2001-2010) trong đó nông nghiệp và nông
thôn được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây trở ngại
cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là tình trạng đất đai
manh mún, phân tán;
- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 12/3/2003 tại hội nghị lần thứ 7 ban chấp
hành Trung ương Đảng (khoá IX) về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật
về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã nêu rõ: “Khuyến
khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh
mún. Quá trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có
quy hoạch, kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với
chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thông qua việc
nhận chuyển nhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng
vùng”; - Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương khoá X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
- Luật Đất đai số 45/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2014.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
16
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số 85/CP ngày
28/8/1999 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
- Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về đất đai: điều chỉnh các cơ chế, chính
sách để tạo điều kiện cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối
với đất đai như khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa; cho phép nông dân sử
dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh
doanh”;
- Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy
thực hiện Nghị quyết Trung ương khoá IX về kinh tế tập thể: “Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc dồn điền, đổi thửa
trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức
quy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả...”;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020;
b. Tỉnh Nghệ An
- Nghị quyết số : 03-NQ/TU ngày 06/6/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
Tỉnh Nghệ An về đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2020.
- Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đẩy
mạnh vận động nông dân dồn điền đổi thửa và khuyến khích tích tụ ruộng đất để
phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp ;
- Quyết định số : 2928/QĐ-UBND.ĐC ngày 06/8/2012 của UBND Tỉnh
Nghệ An về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động nông dân ‘
dôn điền đổi thửa’ theo chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban thường vụ
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
17
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
tỉnh ủy.
c. Huyện Đô Lương
- Quyết định số 1946/QĐ-UBND.TN ngày 15/11/2012 về việc ban hành Kế
hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” theo Chỉ
thị số 08-CT/TU trên địa bàn. UBND huyện Đô Lương triển khai đến cấp ủy,
chính quyền 32 xã, đã tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho công chức
địa chính.
- Công văn số 339/UBND.TN ngày 02/4/2013 của UBND huyện Đô Lương về
việc chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” trên địa bàn
huyện Đô Lương.
- Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND huyện Đô
Lương về việc kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ “dồn điền, đổi thửa” cho Ban chỉ
đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyện
Đô Lương (thay thế Quyết định 1945/QĐ-UBND.TN ngày 15/11/2012).
- Thông báo số 166/TB-UBND ngày 15/10/2013 của UBND huyện Đô
Lương về việc phân công chỉ đạo cơ sở cho các thành viên Ban chỉ đạo thực
hiện dồn điền, đổi thửa theo Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
- Công văn số 1315/UBND.TN ngày 27/11/2013 của UBND huyện Đô
Lương về việc đẩy nhanh công tác dồn điền, đổi thửa theo Chỉ thị số 08-CT/TU
ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
1.1.7. Trình tự các bước dồn điền đổi thửa
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Tổ chức quán triệt chủ trương ''Dồn điền đổi thửa'' như:
- Chuẩn bị văn bản
Các địa phương cần căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, các Nghị quyết
của Đảng để xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch triển khai
của địa phương mình.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
18
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Tổ chức các Hội nghị quán triệt
Hội nghị quán triệt chủ trương dồn điền đổi thửa được tổ chức ở tỉnh,
huyện và xã với thành phần Bí thư, Chủ tịch HĐNĐ, UBND các cấp, thủ trưởng
các cơ quan, đoàn thể có liên quan.
Riêng cấp xã phải tổ chức Hội nghị quán triệt từ cấp uỷ Đảng cho đến
đảng viên, thành viên HĐND, UBND, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ HTX, đội
sản xuất, cán bộ thôn. Các xã phải có kế hoạch cụ thể để tổ chức quán triệt kỹ
trong nhân dân để tạo sự đồng tình cao trong nội bộ thôn xóm. Phải coi đây là
một cuộc vận động chính trị, tư tưởng sâu sắc, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn
dân, không được xem nhẹ công tác này.
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo các cấp
Ban chỉ đạo thuộc cấp nào thì do cấp đó quyết định; tùy tình hình cụ thể từng
huyện, từng xã mà quyết định số lượng thành viên tham gia Ban chỉ đạo. Các thành
viên trong Ban chỉ đạo phải được phân công nhiệm vụ cụ thể. Ban chỉ đạo có trách
nhiệm giúp UBND cùng cấp tổ chức thực hiện việc dồn điền đổi thửa; trực tiếp chỉ
đạo, kiểm tra đôn đốc Ban chỉ đạo cấp dưới hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng
đất
Giúp việc cho ban chỉ đạo ở các cấp là tổ công tác gồm cán bộ từ các
ngành có thành viên tham gia Ban chỉ đạo; riêng cấp xã được hợp đồng một số
lao động từ 5 đến 7 người tùy theo khối lượng công việc.
Bước 3: Chỉ đạo xây dựng phương án dồn điền đổi thửa và hướng dẫn
nghiệp vụ
- Điều tra khảo sát hiện trạng, tình hình quản lý và sử dụng đất đai
+ Tiến hành điều tra, thống kê chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng đất
trên cơ sở đó lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông thủy lợi nội
đồng, quy hoạch sản xuất và lựa chọn phương án thực hiện cho phù hợp.
+ Bản đồ hoặc sơ đồ ruộng đất theo hiện trạng, diện tích, danh sách các hộ
có ruộng phải được niêm yết công khai tại từng thôn.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
19
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là kế hoạch sản xuất
cây, con
Xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thủy lợi, quy
hoạch sản xuất để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất.
- Tổ chức cho nông dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau
Phát động cho các hộ nông dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau
theo quy hoạch của địa phương (trước hết trong anh em, dòng họ), số thửa/hộ,
diện tích một thửa (theo mức quy định trong phương án của địa phương)
Với loại ruộng trũng, điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn ưu tiên cho các
hộ nhận gọn 1 thửa, một vùng và cho làm thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo quy hoạch nếu số người đăng ký nhận ruộng có tổng diện tích tương ứng
với loại đất này; sau đó tập hợp tại và thể hiện trên bản đồ (sơ đồ) diện tích đã
đăng ký tự chuyển đổi để dân biết thực hiện.
- Xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất :
+ Trên cơ sở hiện trạng ruộng đất và các quy hoạch về giao thông, thủy lợi
nội đồng, quy hoạch sản xuất xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất từ ô
thửa nhỏ thành ô thửa lớn chung cho toàn xã, hợp tác xã (những nơi có hợp tác
xã); dự kiến quy tập đất công ích (đất 5%), xây dựng hệ số quy đổi cho từng loại
đất, phân hạng đất, số thửa cho 1 hộ, diện tích bình quân cho một thửa.
+ Xây dựng phương án chi tiết đến hộ nông dân ở từng thôn.
Lưu ý khi xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô
thửa lớn theo cách “rút bù diện tích” không nên phân đất thành nhiều loại, hạng
đất trong 1 thôn mà nên căn cứ vào năng suất sản lượng để hình thành từ 2 đến 4
nhóm đất chính để khi dồn ghép giao đất cho hộ nông dân để thu nhỏ số thửa
đất.
+ Tổ chức lấy ý kiến phương án chuyển đổi ruộng đất sau khi xây dựng
thông qua hội nghị đại biểu nông dân, để tu sửa hoàn chỉnh cho đến khi đạt được
sự thống nhất theo quy chế dân chủ ở cơ sở thì trình UBNĐ huyện phê duyệt.
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
20
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
- Tổ chức cho hộ nông dân đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau
Tổ chức cho các hộ nhận ruộng đất trên phương án và trên hồ sơ sổ sách:
có thể áp dụng hình thức đăng ký hoặc bốc thăm nhận ruộng; cho phép các hộ
chọn ghép theo dòng họ hoặc theo thuận lơi tiện canh tiện cư để đăng ký hoặc
bốc thăm nhận ruộng. Lưu ý dù tổ chức đăng ký hoặc bốc thăm thì cũng phải
tiến hành theo thứ tự: đăng ký hoặc bốc thăm ruộng xấu trước, ruộng tốt sau.
+ Tổ chức dồn điền đổi thửa gắn với huy động lao động công ích để kiến
thiết lại giao thông nội đồng và bờ vùng bờ thửa
Bước 4: Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn giao ruộng ngoài thực địa
Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo xã cùng hộ sử dụng đất tiến hành đo đạc
cắm mốc giao ruộng theo mã bốc thăm ngoài thực địa. Lập biên bản giao đất
ngoài thực địa và phiếu trích đo thửa đất để làm cơ sở hoàn thiện hồ sơ địa chính
và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 5: Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyển sử
dụng đất
Sau khi hoàn thành bàn giao đất ngoài thực địa, Ban chỉ đạo xã có trách
nhiệm giúp UBND xã hoàn chỉnh, giao nạp về UBND huyện (qua Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) các loại tài liệu đã lập trong quá trình chuyển
đổi ruộng đất để lập hồ sơ địa chính, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Công tác dồn điền đổi thửa tại tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, với tổng diện tích tự
nhiên là 1.648.067,06 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.464.697,4 ha,
chiếm 88,87 so với tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp
theo đầu người là 670 m2.
Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, đến cuối
năm 1997 trên địa bàn tỉnh ta, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã cơ bản hoàn
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
21
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
thành; Kết quả đó đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hộ nông dân được làm chủ trên diện tích được giao,
yên tâm đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp
phần xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định xã hội ở nông thôn. Tuy nhiên, tại
thời điểm thực hiện Nghị định số 64/CP, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, trình
độ năng lực sản xuất của nông dân còn hạn chế nên yêu cầu đặt ra trong giao đất
là phải tránh rủi ro trong sản xuất, đảm bảo công bằng, cơ bản giữ nguyên trạng
kết quả giao đất theo Khoán 10. Từ đó dẫn đến tình trạng ruộng đất chia cho
nông dân quá phân tán, manh mún; quỹ đất công ích của hầu hết các xã đều để
phân tán, xen lẫn trong quỹ đất giao cho hộ gia đình nên việc đấu thầu hoặc cho
thuê để tạo nguồn thu cho xã gặp nhiều khó khăn; hệ thống giao thông, thủy lợi
nội đồng bất cập, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển vật tư, sản
phẩm và tưới tiêu trong sản xuất.
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn tỉnh, ngày 05/4/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số
02/CT-TU về việc vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TU ngày 05/4/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, đến cuối năm 2004, tất cả các đơn vị cấp xã có khả năng chuyển đổi ruộng
đất trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thực hiện (342 số xã có khả năng chuyển đổi/480
xã trong toàn tỉnh).
Quá trình chuyển đổi ruộng đất tại các địa phương đã hình thành nên các
thửa đất có diện tích lớn hơn so trước đó; bước đầu đã gắn công tác chuyển đổi
ruộng đất với quy hoạch cải tạo lại đồng ruộng, nâng cấp hệ thống giao thông,
thủy lợi nội đồng; từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, làm
tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; góp phần xóa đói, giảm nghèo, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Công tác chuyển
đổi ruộng đất tại nhiều địa phương ở giai đoạn này còn một số tồn tại, hạn chế.
Chưa gắn việc chuyển đổi ruộng đất với quy hoạch lại đồng ruộng và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi; quy mô diện tích của thửa đất sau chuyển đổi còn
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
22
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
nhỏ; bình quân số thửa/hộ còn cao, chưa liền vùng, liền thửa, chưa hình thành
được vùng chuyên canh lớn hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi ruộng đất ở
các vùng màu, vùng bãi, vùng cây công nghiệp chưa được quan tâm, quy hoạch
và quản lý quỹ đất công ích còn bất cập. Những hạn chế này đã ảnh hưởng lớn
đến công tác quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư
thâm canh, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và chưa đáp ứng được
yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới.
Trước tình hình đó, để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, ngày
08/5/2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiếp tục ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về
việc đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ
ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, đã đạt những kết
quả đáng ghi nhận sau:
a. Kết quả dồn điền đổi thửa tại thực địa
- Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 314/314 xã có khả năng dồn điền đổi
thửa đã hoàn thành dồn điền đổi thửa tại thực địa, bao gồm: Đô Lương 32/32 xã,
Diễn Châu 37/37 xã, Quỳnh Lưu 29/29 xã, Hoàng Mai 4/4 xã, Anh Sơn 20/20
xã, Thanh Chương 38/38 xã, Nam Đàn 23/23 xã, Yên Thành 39/39 xã, Thái Hòa
5/5 xã, Tân Kỳ 16/16 xã, Con Cuông 3/3 xã, Cửa Lò 1/1 phường, Quỳ Hợp 3/3
xã, Hưng Nguyên 22/22 xã, Nghi Lộc 19/19 xã, Nghĩa Đàn 18/18 xã, Quế
Phong 2/2 xã, Quỳ Châu 2/2 xã, Vinh 1/1 xã.
- Có 276,925 hộ tham gia thực hiện dồn điền, đổi thửa( gồm: Quế Phong
190 hộ, Quỳ Hợp 1.081 hộ; Thái Hòa 1.231 hộ, Cửa Lò 33 hộ, Con Cuông 1.727
hộ, Quỳ Châu 119 hộ, Nghĩa Đàn 10.250 hộ, Quỳnh Lưu 40.890 hộ, Hoàng Mai
4.812 hộ, Diễn Châu 57.457 hộ, Nghi Lộc 18.762 hộ, Nam Đàn 31.832 hộ,
Thanh Chương 51.275 hộ, Đô Lương 39.959 hộ, Yên Thành 19.504 hộ, Tân Kỳ
8.814 hộ, Anh Sơn 17.286 hộ, Hưng Nguyên 11.662 hộ).
- 77.877,1 ha đất sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện dồn diền, đổi thửa đã
thực hiện dồn điền, đổi thửa ( gồm: Quế Phong 50,52 ha, Quỳ Hợp 181,06 ha;
Thái Hòa 172,99 ha, Cửa Lò 10,1 ha, Con Cuông 1.080,92 ha, thành phố Vinh
75 ha, Quỳ Châu 87,5 ha, Nghĩa Đàn 1.767 ha, Quỳnh Lưu 9.005,24 ha, Hoàng
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
23
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
Mai 722,69 ha, Diễn Châu 11.621 ha, Nghi Lộc 6.062,18 ha, Nam Đàn 9.026,37
ha, Thanh Chương 10.240,19 ha, Đô Lương 8.387,23 ha, Yên Thành 13.100 ha,
Tân Kỳ 1.767,49 ha, Anh Sơn 4.348,6 ha, Hưng Nguyên 5.182,14 ha).
- Quy mô bình quân thửa đất sau dồn điền, đổi thửa là 1.214, 19 m 2, cụ thể
tại các địa phương như sau: Quỳ Hợp 2.006,6 m 2; Nghĩa Đàn 1.251 m2; Quỳnh
Lưu 1.552,1 m2; Diễn Châu 1.137 m2; Nghi Lộc 1.446 m2; Nam Đàn 1.235, 6m2;
Hưng Nguyên 1.213,5 m2; Thanh Chương 2.180 m2; Anh Sơn 1.277 m2; Đô
Lương 1.225,57 m2; Tân Kỳ 900,0 m2; Yên Thành 1.539,6 m2; Con Cuông
1.150, 0 m2; Quỳ Châu 1.626, 39 m2…
- Trung bình số vùng/ hộ như sau: Quế Phong 1; Quỳ Hợp 1; Nghĩa Đàn
2; Quỳnh Lưu 2; Diễn Châu 2,3; Nghi Lộc 1,71; Vinh 1,8; Hưng Nguyên 3;
Nam Đàn 2,65; Thanh Chương 2,33; Đô Lương 1,9; Yên Thành 1,2; Tân Kỳ
1,68; Anh Sơn 2,6.
- Đất công ích đã được quy về vùng tập trung để thuận tiện cho việc quy
hoạch các công trình.
Kết quả thực hiện dồn điền, đổi thửa tại thực địa cơ bản phù hợp với mục
tiêu, tiên độ của đề án dồn điền đổi thửa được duyêt.
b. Kết quả xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng
- Khối lượng đào đắp là 10.833.493 m 3, bao gồm: Quế Phong 11.700 m 3;
Nghĩa Đàn 514.546 m3, Quỳ Hợp 35.313 m3, Quỳnh Lưu 1.006.723 m3, Diễn
Châu 2.434.953 m3, Nghi Lộc 535.236 m3, Nam Đàn 1.767.132 m3, Thanh
Chương 2.371.720 m3, Đô Lương 2.373.765 m3; Yên Thành 1.168.38 m3, Tân
Kỳ 199.275 m3, Anh Sơn 447.222 m3 và Con Cuông 23.413 m3.
- Diện tích mất đất nông nghiệp là 3.981 ha, bao gồm: Quế Phong 3.66 ha,
Thái Hòa 6,05 ha, Nghĩa Đàn 416,25 ha, Quỳnh Lưu 225 ha, Diễn Châu 398 ha,
Nghi Lộc 290,43 ha, Nam Đàn 245 ha, Anh Sơn 67,3 ha, Hoàng Mai 59,05 ha,
Hưng Nguyên 113 ha, Tân Kỳ 56,29 ha, Thanh Chương 486, 5 ha, Yên Thành
1.185, 17 ha, Quỳ Hợp 11, 55 ha, Quỳ Châu 1,4 ha, Thành Phố Vinh 0, 53 ha và
Con Cuông 3, 5 ha, Cửa Lò 0,1431 ha.
Việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng khi sau khi thực hiện
dồn điền đổi thửa phù hợp với đề án, quy hoạch đã được duyệt; cơ bản đáp ứng
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
24
MSSV:
Khóa luận tốt nghiệp
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh
được yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, một số xã có khó khăn về kinh phí nên
chưa hoàn thiện việc cứng hóa giao thông, thủy lợi nội đồng.
c. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng – vật nuôi là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc đưa ra mô hình mới
về chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi có sức thuyết phục cao để nông dân
mạnh dạn đầu tư còn hạn chế, vì vậy kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật
nuôi thời gian qua ở các địa phương có sự chuyển biến nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng hiện có.
Toàn tỉnh đã xây dựng được trên 720 mô hình sản xuất có hiệu quả như:
sản xuất rau an toàn, lúa, ngô, lạc, dưa hấu, bí xanh, chuối, khoai lang, gấc, ớt
xuất khẩu, mía đường, cá – lúa, măng tây xanh, chăn nuôi lợn, gà ác.. có năng
suất, chất lượng cao.
d. Kết quả xây dựng cánh đồng mẫu
Đến hết năm 2015, các địa phương đã triển khai được 54 mô hình cánh
đồng mẫu, trong đó:
- 18 mô hình sản xuất lúa với diện tích 995 ha, năng suất đạt từ 65 – 70
tạ/ha ở các huyện: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng
Nguyên, Đô Lương, Quế Phong, Con Cuông, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân
Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn.
- 06 mô hình sản xuất ngô với diện tích 204,9 ha, năng suất đạt từ 55 – 60
tạ/ha ở các huyện: Tân Kỳ, Anh Sơn và Con Cuông, Thanh Chương, Nam Đàn,
Đô Lương.
- 04 mô hình sản xuất lạc với diện tích 163,2 ha, năng suất đạt từ 20 – 30
tạ/ha ở các huyện: Diễn Châu và Nghi Lộc, Đô Lương, Nam Đàn.
- 20 mô hình trồng dưa hấu, bí xanh, gấc, rau sạch, ớt xuất khẩu mô hình
cá – lúa ở các huyện Anh Sơn, Hoàng Mai, Tân Kỳ, Thanh Chương.
- 06 mô hình giống lúa 27P31 diện tích 50 ha tại phường Quỳnh Xuân,
Thái Sơn 111 diện tích 50 ha tại xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.
Như vậy, Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
ra đời rất kịp thời, đáp ứng được yêu cầu đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Qua thực tiễn tổ chức thực hiện cho thấy: Chủ trương dồn điền đổi thửa và
SVTH: Bùi Thị Hiền
1252056576
25
MSSV: