Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

công ước 102 của ILO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.98 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở... Để
thỏa
mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm
cần thiết. Của cải xã hội càng nhiều, mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao.
Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều
kiện
về sức khỏe, khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành
nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc
sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, người nào cũng cú thể gặp phải những rủi
ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu cụng việc làm
do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt
cũng như các tác nhân xã hội khác... Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu
cầu thiết yếu của con người không vì thế mà mất đi. Trái lại,của cải còn tăng
lên, thậm chí còn xuất hiện nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con
người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải
quyết khác nhau. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn
cho
bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động phải
được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở
rộng
và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng
thiện đó đó tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà
nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội,
đặc
biệt là từ sau cuộc cỏch mạng công nghiệp, hệ thống bảo hiểm xó hội
(BHXH)
đó có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá
làm
cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc



chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền
lương
trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về
già..., đó trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những
người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải
đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đó buộc những người làm
công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương
ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà
nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH


Khái niệm về BHXH

Theo ILO. Bảo hiểm xã hội cú thể hiểu khái quát là sự bảo vệ xã hội
đối với các thành viên mình thông qua các biện phỏp công cộng, nhằm
chống lai các khó khăn về kinh tế, xó hộ do bị ngừng hoặc giảm thu nhập,
gõy ra bởi ốm đau thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già
và chết, đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
đông con.
Theo luật BHXH Việt Nam, thuật ngữ BHXH được hiểu là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
• Bản chất của BHXH
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội nhất
là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường mối
quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nhất định. KT càng
phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế co thể nói kinh tế là

nền tảng của BHXH
Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên, NLĐ,
NSDLĐ và Nhà nước


Phần thu nhập của NLĐ bị mất đi khi gặp rủi rõe được bù đắp hoặc
thay thế bằng một nguồn quuyx tiền tệ tập trung được tồn tích lại, Nguồn
quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, trong khi đó nhà
nước cũng hỗ trợ.
• Chức năng của BHXH
Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho lao động tham gia
BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do giảm hặc mất khả năng lao
động hoặc mất việc làm
Thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người
tham gia
Gúp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất,
nõng
cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xó hội.
- Gắn bú lợi ớch giữa người lao động với người sử dụng lao động và giữa
người lao động với xó hội

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ “ TÌM HIỂU CÁC CHẾ ĐỘ BHXH THEO
CÔNG ƯỚC 102 CỦA ILO”
• Khái niệm về chế độ BHXH
Chế độ BHXH là sự cụ thể húa chớnh sỏch BHXH, là hệ thống các
quy định cụ thể và chi tiết nhằm thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ
2.2. Hệ thống chế độ BHXH theo công ước của ILO

- Chăm sóc y tế
- Trợ cấp ốm đau

- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp hưu trí
- Trợ cấp TNLĐ – BNN


- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp gia đỡnh
- Trợ cấp tàn tật
- Trợ cấp tiền tuất
2.2.1 Chế độ chăm sóc y tế
2.2.1.1. Mục đích
mục đích thực hiện chế độ này là nhằm bảo vệ, phục hồi và cải thiện
sức khoẻ cho người lao động, để từ đó tái sản xuất sức lao động cho họ, giúp
họ làm việc một cách bình thường. Đồng thời còn giúp người lao động và
gia đình họ ứng phó với các nhu cầu cá nhân phát sinh để đảm bảo ổn định
cuộc sống.
2.2.1.2. Đối tượng được chăm sóc y tế
Ngay từ khi ban hành Công ước 102, Tổ chức lao động quốc tế đã xác
định đối tượng được chăm sóc y tế rất rộng, không chỉ có người lao động
tham gia BHXH, mà cả vợ (chồng), con cái của họ. Bởi vì, nếu vợ (chồng),
con cái của người lao động khoẻ mạnh, họ sẽ yên tâm, phấn khởi lao động
sản xuất, từ đó làm cho năng suất lao động cá nhân và xã hội tăng cao.
Tuy vậy, theo Điều 9 của Công ước thì những người được bảo vệ phải là
những người làm công ăn lương, nhưng nếu thực hiện chế độ này thì ít nhất
phải chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương.
2.2.1.3. Các điều kiện được chăm sóc y tế
a) Trường hợp ốm đau: Bao gồm thù lao cho các y bác sĩ, các chuyên gia
y tế chăm sóc những người được bảo vệ khi họ bị ốm đau phải nằm viện nội
trú hoặc ngoại trú. Các chi phí về thuốc men và các dịch vụ y tế khác theo
đơn của y bác sỹ điều trị. Các phí tổn khác trong quá trình điều trị ...

b) Trường hợp thai nghén, sinh đẻ và các hậu quả tiếp theo: Bao gồm
các chi phí chăm sóc trước, trong và sau khi người được bảo vệ sinh đẻ do
các y bác sỹ hoặc những thầy thuốc có bằng cấp thực hiện. Các chi phí nằm
viện và các chi phí cần thiết khác.


2.2.1.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Đây là chế độ BHXH có đối tượng được bảo hiểm sức khoẻ của người
lao động và những người được bảo vệ khác. Rủi ro và sự kiện bảo hiểm là
ốm đau, thai nghén, sinh đẻ. Vì thế, cơ quan BHXH sẽ tiến hành chi trả trợ
cấp theo những chi phí phát sinh thực tế trong suốt thời gian điều trị và chăm
sóc người được bảo vệ.
Tuy nhiên, để tránh sự lạm dụng chế độ, Điều 11 và Điều 12 của Công
ước có quy định: người tham gia BHXH phải có ít nhất một thâm niên công
tác cần thiết và thời hạn xét trợ cấp trong trường hợp ốm đau tối đa là 26
tuần trong một lần ốm đau... Ngoại trừ những trường hợp người được bảo vệ
gặp phải những căn bệnh cần phải có sự chăm sóc lâu dài.
Chăm sóc y tế là chế độ BHXH ngắn hạn, nó vừa mang tính hoàn trả,
vừa mang tính không hoàn trả. Mức phí BHXH phải đóng hoặc được phân
bổ cho chế độ này phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố:
- Số người tham gia BHXH;
- Số người được chăm sóc y tế;
- Chi phí bình quân cho một người được chăm sóc y tế.
2.2.2. Chế độ trợ cấp ốm đau
2.2.2.1 Mục đích
Mục đích của chế độ này cũng nhằm bảo toàn và phục hồi sức khoẻ cho
người tham gia BHXH bị ốm đau, từ đó góp phần ổn định cuộc sống cho
bản thân và gia đình họ. Nói cách khác, trợ cấp ốm đau nhằm đảm bảo tính
liên tục về thu nhập cho người lao động tham gia BHXH giúp họ ổn định
cuộc sống và tiếp tục trở về với công việc của mình.

2.2.2.2. Đối tượng được trợ cấp ốm đau
Theo Điều 15 của Công ước số 102, đối tượng được trợ cấp chỉ bao gồm
những người làm công ăn lương tham gia BHXH khi bị ốm đau phải nghỉ
việc để điều trị. Tuy vậy, nhu cầu tham gia BHXH của người lao động ngày
càng cao, cho nên nhiều nước đã mở rộng đối tượng này cho cả những người
lao động không có quan hệ "chủ - thợ" tham gia BHXH.


2.2.2.3. Điều kiện được trợ cấp ốm đau
Người lao động tham gia BHXH bị mất khả năng lao động phải nghỉ
việc vì ốm đau dẫn đến bị gián đoạn thu nhập sẽ được xét trợ cấp ốm đau.
2.2.2.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Mức trợ cấp ốm đau phải đảm bảo đủ cho gia đình người lao động
những điều kiện sinh sống tối thiểu và thường được ấn định bằng một tỷ lệ
phần trăm nhất định so với tiền lương hoặc tiền công. Chẳng hạn, theo bảng
phụ lục kèm theo phần XI của Công ước 102, Tổ chức lao động quốc tế có
ấn định mức trợ cấp theo chế độ này bằng 45% tiền lương hoặc tiền công
của người lao động bị ốm đau. Sở dĩ mức trợ cấp ốm đau phải thấp hơn tiền
lương, tiền công là vì 2 lý do cơ bản:
Một là, tránh sự lạm dụng chế độ của người lao động hoặc các cơ sở y tế
điều trị.
Hai là, khi người lao động bị ốm đau thì các nhu cầu tối thiểu về sinh
hoạt cũng giảm theo. Ngoại trừ chi phí y tế tăng, nhưng khoản chi này do
chế độ chăm sóc y tế gánh chịu.
Mức trợ cấp của chế độ này là định kỳ theo tháng hoặc theo tuần, đồng
thời được thực hiện trong suốt thời gian nghỉ ốm. Song, theo Điều 18 của
Công ước thì thời gian được trợ cấp tối đa là 26 tuần trong 1 năm va không
được xét trợ cấp trong 3 ngày đầu (thời gian chờ) khi thu nhập bị gián đoạn.
Về mặt lý thuyết, khi xác định mức trợ cấp ốm đau, các nước đều phải dựa
vào tiền lương hoặc tiền công làm căn cứ đóng BHXH; vào nhu cầu tối thiểu

của người ốm (không boa gồm các chi phí chăm sóc y tế)...
Trợ cấp ốm đau cũng là chế độ BHXH ngắn hạn. Hình thức trợ cấp là
bằng tiền. Đây là chế độ trợ cấp vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính
không hoàn trả.
2.2.3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp
2.2.3.1. Mục đích
Thất nghiệp là loại rủi ro nghề nghiệp mà người lao động thường gặp
phải trong điều kiện kinh tế thị trường.
Trợ cấp thất nghiệp là một trong chính chế độ của BHXH, còn bảo hiểm
thất nghiệp được triển khai độc lập va nó được coi là một chính sách riêng


tách khỏi BHXH. Tuy vậy, Trợ cấp thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp về
cơ bản có mục đích giống nhau là:
Một là, góp phần ổn định thu nhập và tâm lý cho người lao động và gia
đình họ. Giúp người lao động bị thất nghiệp sớm có cơ hội và điều kiện quay
trở lại thị trường lao động.
Hai là, góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia, bởi vì
hậu quả các tình trạng thất nghiệp thường ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả
những lĩnh vực này.
2.2.3.2. Đối tượng được trợ cấp thất nghiệp
Điều 21 của Công ước số 102 đã quy định những đối tượng được trợ cấp
thất nghiệp là NLĐ tham gia BHXH bị thất nghiệp họ sẽ là đối tượng được
trợ cấp thất nghiệp. Song, do tính ổn định của nền kinh tế thị trường không
cao và đối tượng tham gia BHXH ngày càng đa dạng, cho nên đối tượng này
đều được Chính phủ các nước điều tiết bằng pháp luật.
2.2.3.3. Điều kiện được hợp trợ cấp thất nghiệp
Điều 20 của Công ước số 102 quy định các trường hợp được trợ cấp phải
có các điều kiện sau:
- Người lao động tham gia BHXH bị thất nghiệp làm gián đoạn thu

nhập;
- Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động;
- Người thất nghiệp phải tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm bất
cứ công việc gì ở bất cứ đâu do các cơ quan giới thiệu việc làm giới thiệu;
- Phải tích cực tham gia các khoá đào tạo và đào tạo lại tay nghề để sớm
quay trở lại thị trường lao động;
- Có một số năm đóng phí bảo hiểm cần thiết.
2.2.3.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Để tránh sự lạm dụng và để người thất nghiệp tích cực tìm kiếm việc
làm, mức trợ cấp thất nghiệp bao giờ cũng thấp hơn mức lương thực tế của
người lao động trước khi bị thất nghiệp. Có những nước quy định mức trợ
cấp bằng 70% mức thu nhập thực tế bình quân 3 tháng cuối cùng trước khi
bị thất nghiệp (Nước Nga và Ba Lan). Tuy nhiên, dù xác định như thế nào đi


chăng nữa, thì mức trợ cấp thất nghiệp đều phụ thuộc vào các yếu tố sau
đây:
- Quỹ bảo hiểm xã hội;
- Tình hình biến động của thị trường lao động;
- Chế độ tiền lương của quốc gia, ngành nghề hay của doanh nghiệp;
- Điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia ...
Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp dài hay ngắn tuỳ thuộc vào
thời gian tham gia BHXH và thời gian đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp
trước đó. Trong Công ước số 102 quy định từ 13 đến 26 tuần trong một năm
và "thời gian chờ" là 7 ngày đầu tiên sau khi bị thất nghiệp. Có nghĩa là 7
ngày sau khi bị thất nghiệp không được hưởng trợ cấp. Khoản trợ cấp được
chi trả định kỳ, có thể theo tháng hoặc theo tuần. Điều 24 cảu Công ước 102
còn quy định: Nếu là NLĐ theo thời vụ thì thời gian được trợ cấp và thời
gian chờ có thể được quy định thích hợp với điều kiện làm việc của họ. Đến
năm 1988, Công ước 68 của Tổ chức lao động quốc tế còn bổ sung thêm:

"Nếu thời gian thất nghiệp kéo dài tới 24 tháng thì thời gian được trợ cấp
thất nghiệp có thể kéo dài liên tục 39 tuần.
2.2.4 Chế độ trợ cấp hưu trí (trợ cấp tuổi già)
2.2.4.1. Mục đích
- Đảm bảo thực hiện quyền lợi hợp pháp của người lao động sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ lao động với xã hội;
- Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của người sử dụng lao động đối
với người lao động không chỉ khi họ còn trẻ, khoẻ mà cả khi họ đã già yếu,
không thể lao động được nữa. Sự quan tâm này không chỉ thuần tuý là nghĩa
vụ, trách nhiệm mà còn là đạo lý của mỗi dân tộc mỗi chế độ chính trị - xã
hội;
- Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình
lao động để đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già, từ đó góp phần giảm bớt
gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội.
- Trong xu hướng già hoá của dân số thế giới hiện nay, chế độ trợ cấp
hưu trí còn trực tiếp góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi nước, mỗi
dân tộc.


2.2.4.2.Đối tượng được trợ cấp hưu trí
đối tượng được trợ cấp hưu trí có thể là toàn bộ người lao động , có
thể gồm những người lao động thực tế tham gia BHXH, hoặc tham gia
BHXH cho chế độ trợ cấp hưu trí. Những đối tượng này đều được quy định
bởi luật pháp của mỗi quốc gia. Riêng loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện,
đối tượng được trợ cấp hưu trí còn được điều tiết bằng những bộ luật đặc
thù, như: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dân sự v.v...
2.2.4.3. Điều kiện được trợ cấp hưu trí
Điều 26 của Công ước số 102 quy định:
1. Trường hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi được quy
định.

2. Độ tuổi quy định không được quá 65, tuy nhiên các nhà chức trách có
thẩm quyền có thể ấn định một độ tuổi cao hơn, xét theo khả năng làm việc
của những người cao tuổi trong lúc đó
3. Pháp luật hoặc pháp quy quốc gia có thể đình chỉ trợ cấp nếu người
thụ hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập vượt quá một mức quy
định và có thể giảm bớt trợ cấp không có tính chất đóng góp khi thu nhập
hay những phương tiện sinh sống khác của người đó, hoặc cả hai thứ cộng
lại, vượt quá một mức quy định."
2.2.4.4.Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Mức trợ cấp hưu trí là số tiền mà người về hưu nhận được hàng tháng kể
từ khi nghỉ hưu. Mức trợ cấp này cũng phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tình trạng mất khả năng lao động;
- Tiền lương khi người lao động còn đang đi làm;
- Tuổi thọ bình quân của người lao động;
- Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Về nguyên tắc, mức trợ cấp hưu trí phải thấp hơn mức lương lúc đang đi
làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
Thời gian hưởng trợ cấp hưu trí được tính từ khi người lao động bắt đầu
nghỉ hưu đến khi qua đời.
Chế độ trợ cấp hưu trí là chế độ dài hạn, được thực hiện ngoài quá trình
lao động và số tiền trợ cấp được cơ quan BHXH chi trả định kỳ theo tháng


cho người về hưu. Chế độ này chủ yếu mang tính hoàn trả và có sự tách biệt
tương đối giữa đóng và hưởng trợ cấp.
2.2.5. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
2.2.5.1. Mục đích
- Góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi
người lao động không may bị TNLĐ hoặc BNN;
- Đảm bảo phục hồi khả năng lao động cho người lao động từ đó giúp họ

sớm quay lại thị trường lao động;
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với
người lao động mà họ sử dụng. Trách nhiệm này thể hiện cả khi người lao
động khoẻ mạnh lẫn khi họ bị TNLĐ hoặc BNN.
2.2.5.2. Đối tượng được trợ cấp TNLĐ hoặc BNN
Điều 33 của Công ước số 102 quy định đối tượng được trợ cấp không
chỉ bao gồm người lao động tham gia BHXH bị TNLĐ hoặc BNN, mà còn
cả những người thân của họ (vợ, chồng, con cái) nếu sau khi bị TNLĐ hoặc
BNN, người lao động bị chết. Đối tượng này còn có thể bao gồm cả những
người chăm sóc hàng ngày cho người lao động bị TNLĐ hoặc BNN nặng
được hưởng trợ cấp dài hạn và cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng.
2.2.5.3. Điều kiện trợ cấp TNLĐ hoặc BNN
Người lao động bị TNLĐ hoặc BNN trong các trường hợp sau đây sẽ
được xét trợ cấp:
a. Đối với trường hợp bị TNLĐ
- Bị TNLĐ trong giờ làm việc, tại nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc
do yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị TNLĐ ngoài nơi làm việc khi thực hiện các yêu cầu của người sử
dụng lao động;
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
b. Đối với trường hợp mắc BNN
Người lao động được xét trợ cấp trong trường hợp này khi họ bị mắc các
chứng bệnh nghề nghiệp nằm trong bảng danh mục BNN do cơ quan có


thẩm quyền quy định. Để được hưởng trợ cấp trong các trường hợp nêu trên,
người lao động phải lâm vào các tình trạng sau:
- ốm đau;
- Mất khả năng lao động tạm thời;
- Mất khả năng lao động vĩnh viễn;

- Bị chết.
Tình trạng ốm đau ở đây không phải là ốm đau thông thường phát sinh
từ bên trong cơ thể người lao động mà là ốm đau do TNLĐ hoặc bệnh nghề
nghiệp gây nên.
2.2.5.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Mức trợ cấp TNLĐ hoặc BNN phụ thuộc chủ yếu vào mức độ suy giảm
khả năng lao động của người lao động. Mức độ suy giảm này thường do Hội
đồng giám định y khoa xác định và chứng nhận. Ngoài ra, nó còn được tính
toán căn cứ vào tiền lương tháng cuối cùng của người lao động trước khi bị
TNLĐ hoặc BNN. Hoặc căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu của quốc gia.
Nếu mức độ suy giảm khả năng lao động ít, người lao động sẽ được trợ cấp
một lần, còn ngược lại họ sẽ được trợ cấp định kỳ hàng tháng.
- Đối với những người bị chết do TNLĐ hoặc BNN thân nhân của họ
còn được hưởng trợ cấp tử tuất..
Khi người lao động bị TNLĐ hoặc BNN còn được hưởng các quyền lợi
sau đây:
- Được chăm sóc y tế;
- Được bố trí các công việc phù hợp với tình trạng sức khoẻ sau khi
thương tật, bệnh tật được phục hồi;
- Được trợ giúp các phương tiện sinh hoạt phù hợp với các tổn thương
chức năng như: bị cụt chân, tay, hỏng mắt, điếc tai ;
- Được giám định lại y khoa nếu vết thương tái phát;
- Được đào tạo lại nghề nghiệp cho phù hợp với những công việc mới
đảm nhận...


2.2.6. Chế độ trợ cấp gia đình
2.2.6.1. Mục đích
- Hỗ trợ cho những người lao động đông con có được những trợ giúp vật
chất cần thiết, tối thiểu để chăm sóc và nuôi dạy con cái;

- Khuyến khích người lao động tham gia BHXH và tạo nguồn lao động
trong tương lai;
- Góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội, từ đó góp phần đảm bảo
an sinh xã hội.
2.2.6.2. Đối tượng được trợ cấp gia đình
Chế độ trợ cấp gia đình liên quan đến việc làm, vì thế đối tượng được trợ
cấp chỉ bao gồm những người lao động tham gia BHXH đang làm việc và
gia đình họ.
1.2.6.3. Điều kiện trợ cấp
Theo Điều 42 của Công ước số 102, điều kiện trợ cấp là:
a. Việc chi trả định kỳ cho mọi người được bảo vệ đã có một thâm niên
quy định;
b. Hoặc việc cung cấp cho con cái thực phẩm, quần áo, chỗ ở, đi nghỉ hè,
hoặc sự trợ giúp về nội trợ;
c. Hoặc gồm các trợ cấp được ghi trong cả hai điểm a & b
2.2.6.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Theo Điều 44 của công ước số 102 thì: "Tổng giá trị trợ cấp cho người
lao động được bảo vệ là:
a. 3% tiền lương của người lao động nam giới thành niên thông thường,
được xác định theo những quy tắc nêu tại Điều 46, nhân với tổng số con của
người được bảo vệ.
b. Hoặc 1,5% tiền lương nói trên, nhân với tổng số con của người
thường trú.
2.2.7. Chế độ trợ cấp thai sản
2.2.7.1. Mục đích
Chế độ trợ cấp thai sản ra đời nhằm mục đích:


- Bù đắp hoặc thay thế nguồn thu nhập cho lao động nữ khi sinh đẻ và
nuôi con nhỏ, tạm thời bị mất thu nhập từ lao động;

- Tái sản xuất sức lao động cho lao động nữ và cho những thế hệ lao
động kế tiếp;
- Góp vốn thực hiện bình đẳng nam nữ và các quyền về phụ nữ nói
chung.
2.2.7.2. Đối tượng được trợ cấp thai sản
Tất cả lao động nữ tham gia BHXH mang thai và sinh đẻ đều là đối
tượng được trợ cấp. Ngoài ra, tuỳ theo luật pháp của từng nước mà đối
tượng này còn bao gồm cả những người xin con nuôi và đứa con đó dưới 4
tháng tuổi. Hoặc cả những người nạo, hút thai cũng được hưởng trợ cấp
2.2.7.3. Điều kiện hưởng trợ cấp
Điều 47 của Công ước 102 quy định: Trường hợp bảo vệ gồm thai
nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo làm gián đoạn thu nhập của lao
động nữ theo quy định của pháp luật mỗi nước. Tuy nhiên, họ phải đóng phí
BHXH được một thời gian nhất định nhằm tránh sự lạm dụng chế độ. Thời
gian này thường được gọi là thời gian dự bị. ở Mianma thời gian này là 26
tuần, ở Đài Loan là 10 tháng, ở ấn Độ là 18 tuần.v.v...
2.2.7.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế hiện nay thì mức trợ cấp
thai sản ít nhất phải bằng 2/3 thu nhập của lao động nữ trước khi sinh đẻ.
Đông thời còn khuyến cáo các nước tăng mức trợ cấp lên đến 100% thu
nhập trước khi sinh và không giới hạn số lần sinh đẻ.
Về thời gian trợ cấp, ILO quy định tối thiểu là 12 tuần. Tuy vậy, quyền
lợi này được vận dụng khá linh hoạt ở mỗi nước, chẳng hạn như ở nước ta
quy định khi lao động nữ mang thai được nghỉ 3 lần, mỗi lần 1 ngày đi khám
thai. Trường hợp bị sảy thai được nghỉ từ 20 đến 30 ngày. Khi sinh con được
nghỉ 4 tháng nếu lao động nữ làm việc ở điều kiện bình thường hoặc 5
tháng nếu làm những công việc nặng nhọc, độc hại. Khi lao động nữ sinh đôi
trở lên, mỗi đứa con sinh thêm được nghỉ 30 ngày.v.v...



2.2.8. Chế độ trợ cấp tàn tật
2.2.8.1. Mục đích
- Góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, khi
người lao động không may bị tàn tật;
- Khuyến khích người lao động tham gia BHXH;
- Góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước.
2.2.8.2. Đối tượng được trợ cấp
Theo Điều 55 của Công ước 102 và Điều 9 của Công ước 128, đối
tượng trợ cấp theo chế độ này là tất cả mọi người lao động tham gia BHXH
gặp phải tai nạn rủi ro và những nguyên nhân ngoài quá trình lao động. Đối
tượng này còn bao gồm cả những lao động đang trong giai đoạn học nghề
nhưng đã có một quá trình tham gia BHXH nhất định
2.2.8.3. Điều kiện được trợ cấp
- Người lao động bị mất sức lao động vĩnh viễn. Tức là 2/3 khả năng lao
động trở lên và phải có giấy xác nhận của Hội đồng giám định y khoa do các
cấp có thẩm quyền của Nhà nước quy định.
- Người lao động đó phải tham gia đóng góp vào quỹ BHXH ít nhất là 3
năm trở lên.
2.2.8.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Theo Điều 29 của Công ước 128, mức trợ cấp tàn tật bằng 50% tiền
lương của người lao động trước khi bị tai nạn rủi ro dẫn đến bị mất sức lao
động. Mức trợ cấp cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào thời gian đóng góp
BHXH.
Thời gian trợ cấp kéo dài từ khi người lao động bị tai nạn rủi ro ngoài
quá trình lao động cho tới khi được thay thế bằng chế độ trợ cấp tuổi già.
Hoặc cho đến khi sức khoẻ hồi phục, người lao động được bố trí làm những
công việc mới có thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.


2.2.9. Chế độ trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

2.2.9.1. Mục đích
Chế độ trợ cấp tiền tuất là chế độ có tính nhân đạo nhất trong số 9 chế độ
BHXH. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chế độ này,
bởi nó không chỉ là nhu cầu tất yếu của mọi người lao động, mà còn nhằm
mục đích cung cấp khoản thu nhập cho gia đình người lao động tham gia
BHXH không may bị chết. Từ đó, góp phần khắc phục những khó khăn tức
thời và ổn định cuộc sống cho các thành viên trong gia đình họ.
2.2.9.2. Đối tượng được trợ cấp
- Những người lo mai táng, chôn cất cho người chết.
- Vợ (chồng), con cái, bố mẹ của người lao động bị chết.
Những đối tượng này đều được pháp luật hoặc pháp quy của các nước
quy định rất cụ thể. Chẳng hạn, theo Điều 32 - Chương II - Điều lệ BHXH
Việt Nam quy định: "Người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 15
năm trở lên, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng
tháng; người đang hưởng lương hưu hoặc trợ TNLĐ, BNN hàng tháng và
người lao động đang làm việc bị TNLĐ hoặc BNN chết thì những thân nhân
do họ trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng.
1. Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm: con đẻ, con nuôi, hợp pháp, con ngoài
giá thú được luật pháp công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người mẹ
đang mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất cho đến khi 18
tuổi.
2. Bố mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng người nuôi dưỡng
hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi)".
2.2.9.3. Điều kiện được trợ cấp
Khi xét trợ cấp tiền tuất đòi hỏi phải có cả điều kiện "cần" và "đủ" sau
đây:
- Điều kiện cần là người lao động tham gia BHXH đang làm việc không
may bị chết phải có một thời gian đóng phí BHXH tối thiểu (khoảng 15 năm
trở lên). Hoặc người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng
tháng; người đang hưởng lương hưu, hay đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN

hàng tháng bị chết.


- Điều kiện đủ là những người còn sống phải lo chôn cất, mai táng cho
người chết. Hoặc bố, mẹ, vợ (chồng), con cái của người chết bị mất phương
tiện sinh sống, không thể tự lo liệu cho những nhu cầu cá nhân của mình.
Như vậy, những thân nhân này thực chất là những người được thụ hưởng
quyền lợi bảo hiểm và được luật pháp các nước quy định rất cụ thể.
2.2.9.4. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp
Nếu những người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm vẫn có khả năng lao
động tạo ra thu nhập, thì mức trợ cấp thường được thực hiện 1 lần cùng với
những chi phí mai táng, chôn cất cho người lao động bị chết. Mức trợ cấp
này cao hay thấp còn phụ thuộc vào số năm đóng BHXH, số năm đã được
hưởng lương hưu... Mức trợ cấp phụ thuộc vào tiền lương (hay thu nhập) của
người lao động bị chết, hoặc vào tiền trợ cấp hưu trí, trợ cấp TNLĐ, BNN
của người chết. Trong đó, người vợ (chồng) có quyền được nhận 40% và
mỗi đứa con phải nuôi dưỡng được nhận 20%, nhưng tổng cộng tối đa
không quá 100%. Những người thân khác của người chết, như: bố, mẹ... có
thể được nhận trợ cấp hàng tháng từ 10% đến 20% hoặc tối đa không quá
100%. Trợ cấp tiền tuất hàng tháng được thực hiện từ khi người lao động,
người về hưu, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết đến khi
những người thu hưởng có "hoàn cảnh thay đổi" như: con cái vượt quá tuổi
tối đa, lập gia đình, bố, mẹ chết, vợ con đi làm và tạo ra thu nhập.v.v...


KẾT LUẬN
Mục đích của bảo hiểm xã hội thường gắn liền với việc “đền bù” hậu
quả của những sự kiện khác nhau xảy ra trong và ngoài quá trình lao động
của những người lao động. Tập hợp những cố gắng tổ chức “ đền bù” cho
những sự kiện đó là cơ sở chủ yếu của các chính sách bảo hiểm xã hội. Vì

thế, năm 1952 Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã ra công ước 102 quy định
tối thiểu về bảo hiểm xã hội và đã được 158 nước thành viên phê chuẩn.
Theo công ước này, hệ thống bảo hiểm xã hội có nhữn ý nghĩa to lớn là một
chính sách mang tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc.
Với một hệ thống an sinh hoàn chỉnh giúp con người ta khi gặp khó
khăn, rủi ro trong cuộc sống sẽ được thay thế hoặc bù đắp một khoản chi phí
sinh hoạt, giúp cuộc sống của con người bớt gánh nặng, NLĐ có thể yên tâm
lao động và sản xuất
Từ những chế độ mà ILO đề ra giúp mỗi quốc gia vận dụng linh hoạt
với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật của mỗi nước cho phù hợp làm cho
hệ thống an sinh xã hội của cả thế giới được phát triển.


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội
KT: Kinh tế
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
TNLĐ – BNN: Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×