Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Động cơ, nhu cầu của người lao động và các biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.53 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ thủa sơ khai, khi con người xuất hiện thì các loại nhu cầu cũng bắt
đầu được hình thành. Các loại nhu cầu đó ban đầu chỉ giản đơn do cuộc sống của
xã hội loài người lúc bấy giờ cũng còn rất giản đơn. Nhưng khi cuộc sống được
ngày một nâng cao thì những nhu cầu của con người lại càng phát triển hơn.
Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển nguồn lực con người được
đánh giá là sức mạnh siêu quốc gia, có tính quyết định trong cạnh tranh kinh tế.
chắc chắn không ai phủ nhận vài trò quan trọng và to lớn của quản lý nhằm bảo
đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường của đời sống kinh tế xã hội nói chung
và với các Doanh nghiệp nói riêng sự phát triển kinh tế không chỉ dựa trên với
cơ sở vật chất hoặc kỹ thuật công nghệ mà yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi
trường hợp chính là thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản lý.
Trước những cơ hội va thách thức lớn của thời kỳ hội nhập. Quản lý có
vai trò quyết định và tác động trực tiếp tới tiềm năng phát triển mỗi con người.
Quản lý ngày nay đã trở thành yếu tố cơ bản hàng đầu của một nền sản xuất và
kinh tế hiện đại. Để quản lý có hiệu quả cho một Doanh nghiệp vấn đề khá
phức tạp cần đặt ra đối với mỗi nhà quản lý là phải có những phương pháp quản
lý như thế nào để hướng con người làm việc một cách tốt nhất theo mục tiêu
chung của Doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà quản lý cần phải hiếu động cơ và nhu
cầu của người lao động là gì? Đây chính là vấn đề em muốn đề cập trong bài của
mình: Đề tài của em là "Động cơ, nhu cầu của người lao động và các biện
pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu của Doanh
nghiệp".
Do thời gian tìm hiểu chưa nhiều và trình độ kiến thức còn có hạn nên bài
viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
thầy cô để bài viết này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI


LAO ĐỘNG.
1. Sự trưởng thành của cá tính con người.
Vấn đề căn bản của quản lý là nhận thức của nhà quản lý đối với bản tính
con người. mỗi người trong tổ chức đều có các tính riêng biệt. Các tính là một
thể thống nhất do các bộ phận : năng lượng, nhu cầu, năng lực tạo nên. năng lực
chính là trong thái tâm tạo nên. năng lượng này tồn tại trong nhu cầu của cá
nhân. khi nhu cầu cá nhân trỗi dậy , trạng thái tâm lý căng thẳng thì sẽ phóng ta
năng lượng, đồng thời sản sinh ra hành vi. Nhu cầu cá nhân tồn tại trong cá tính
của nó. Một nhu cầu nào đó của cá nhân luôn có mối liên hệ với những nhu cầu
khác, đồng thời, tất cả những nhu cầu của họ lại có mối liên hệ với mục tiêu của
tổ chức. Biểu hiện nhu cầu của con người đồng thời làm cho nhu cầu được thỏa
mãn chính là năng lực của mỗi cá nhân. Năng lực biểu hiện hành vi con người.
Tại sao con người lại làm những công việc đó? Động cơ, nhu cầu nào dẫn đến
hành vi con người. Động cơ, nhu cầu con người là gì?
2. Khái niệm.
2.1. Động cơ là mục tiêu chủ quan của con người nhằm đáp ứng được nhu
cầu đặt ra. Đó chính là một trạng thái nội tâm kích thích hay thúc đẩy hoạt động.
Một nhu cầu không được thỏa mãn là điểm xuất phát trong quá trình của
động cơ. Theo cách nhìn của nhà quản trị thì một người có động cơ sẽ:
- Làm việc tích cực.
- Duy trì nhịp độ làm việc tích cực.
- Có hành vi tự hướng vào các mục tiêu quan trọng.
Vì vậy, động cơ phải kéo theo sự nỗ lực, sự kiên trì và mục đích. Nó đòi
hỏi phải có sự mong muốn thực hiện của một người nào đó. Kết quả thực hiện
thực tế là cái mà những nhà quản trị có thể đánh giá để xây dựng một cách gián
tiếp mong muốn của người nào đó.
2.2. Nhu cầu là cái mà con người cảm thấy cần, thấy thiếu, cảm thấy cần
được thỏa mãn. Nhu cầu là khách quan.



Động cơ được bắt đầu bằng một nhu cầu không được thỏa mãn và thúc
đẩy hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi có ba
yếu tố:
- Sự mong muốn, trông chờ thực hiện.
- Có tính hiện thực.
- Phù hợp với môi trường xung quanh.
Động cơ là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất
định, chính nó thúc đẩy con người sẽ hành động.
Nhu cầu - Động cơ - Hành dộng là một chuỗi liên tục.
2.3. Tính chất của nhu cầu:
Sự thiếu hụt của một cái gì đó ở cá nhân chính là mắt xích đầu tiên của
chuỗi các sự kiện dẫn đến hành vi. Nhu cầu không được thỏa mãn gây nên sự
căng thẳng về thể chất cũng như tinh thần trong mỗi người. Để giải tỏa được
căng thẳng con người sẽ tham gia vào một kiểu hành vi nào đấy nhằm thỏa mãn
nhu cầu này. Có nhiều lý thuyết về động cơ giải thích tại sao con người lại có
hành vi như vậy. Một trong những thuyết nổi tiếng ấy là thuyết hệ thống thứ bậc
nhu cầu của Maslow. Lý thuyết ấy nhấn mạnh hai tiêu đề cơ bản.
Chúng ta là những động vật có ham muốn với những nhu cầu phụ thuộc
vào những gì ta đã có. Chỉ những nhu cầu chưa được thỏa mãn mới có thể ảnh
hưởng tới hành vi. Có nghĩa là, một nhu cầu đã thỏa mãn không phải là một
động cơ. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất của con người mà nhu cầu ấy
chưa được thỏa mãn.
Các nhu cầu của ta được sắp xếp theo thứ bậc, ý nghĩa quan trọng. Một
khi một nhu cầu đã được thỏa mãn, thì nhu cầu khác lại xuất hiện và đòi hỏi phải
được thỏa mãn.
Maslow giả thiết có 5 cấp nhu cầu: sinh lý, an toàn xã hội, tôn trọng và tự
thế hiện minh.
a. Nhu cầu sinh lý: gồm những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống sinh
hoạt (ăn, uóng, mặc, ở…).



Nhu cầu vật chất ấy không thể thiếu của cơ thể con người. Người ta
thường cố gắng thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước các nhu cầu khác.
Nhu cầu an toàn: tránh các nguy hiểm, bất ổn về thân thể, việc làm, tài sản.
Sau nhu cầu vật chất, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu ở mức
cao hơn. Những nhu cầu an toàn bao gồm việc bảo vệ khỏi bị xâm hại thân thể,
ốm đau, bệnh tật, thảm họa kinh tế và những điều bất ngờ.
b. Sự an toàn về cuộc sống no đủ của công nhân viên là một mối quan tâm
đã có từ lâu của những nhà quản lý. Cách đây một thế kỷ những vấn đề an toàn
đã được xác định rõ hơn. Tờ Scientific American số ra tháng 6 - 1986 đã bị chết,
170.000 người bị tàn tật trong vòng 7 năm 1888 - 1894. Kỷ lục tồi tệ về số
người chết và chấn thương là không tưởng tưởng nổi. Trong lịch sử ít có những
trận đánh có số thương nhiều, ghê nhiều như vậy. Tỷ lệ lớn người chết có
nguyên nhân là vì các công ty đường sắt sử dụng những thiết bị không đảm bảo.
Ngày này, cuộc sống no đủ của công nhân viên không chỉ có nghĩa là cố gắng
không gây nguy hiểm cho sinh mạng của họ.
c. Nhu cầu liên kết xã hội: được người khác trong cộng đồng, tập thể)
chấp nhận và cộng tác. Những nhu cầu này liên quan đến bản chất xã hội của
con người và nhu cầu về tình bạn của họ. Những công việc có sự tham gia của
nhiều người. Khi doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu hội nhập của nhân
viên, thì sự không thỏa mãn của họ có thể được bộc lộ thông qua những hiện
tượng như thường xuyên vắng mặt, năng suất thấp, luôn trong trạng thái căng
thẳng và thậm chí có thể xảy ra những mâu thuẫn nội bộ.
d. Nhu cầu tôn trọng: Tự trọng và được người khác tôn trọng, dẫn tới sự
thỏa mãn về quyền lực, uy tín, địa vị… Nhu cầu ý thức tầm quan trọng đối xử
như những người khác (lòng tự trọng) cũng như sự quý trọng thực sự của những
người khác. Sự tôn trọng từ phía những người khác cũng phải được cảm nhận là
xác thực và xứng đáng. Việc thỏa mãn nhu cầu này sẽ dẫn đến sự tự tin và uy
tín. Để thỏa mãn những nhu cầu này, người ta tìm mọi cơ hội để thành đạt, được
thăng chức, có uy tín và địa vị để khẳng định khả năng và giá trị của mỗi người.

Khi nhân viên của doanh nghiệp được thuê đấy bởi nhu cầu được kính trọng thì


người ta thường làm việc tích cực và cố gắng nâng cao những kỹ năng cần thiết
để thành công. Họ làm việc vì những mong muốn có tên trong danh sách những
người xuất sắc, được nhận phần thưởng, được ca ngợi và được nhiều người biết
tới. Những nhu cầu này cho phép xây dựng niềm tự hào cho nhân viên và khi
chúng chiếm ưu thế thì các nhà quản trị có thể thúc đẩy nhân viên hoàn thành
công việc với chất lượng cao bằng cách đem lại cho họ những cơ hội để họ thể
hiện khả năng và bản lĩnh.
e. Nhu cầu tự thân vận động (tự hoàn thiện). Đây là nhu cầu cao nhất,
mong muốn đạt tới mức tối đa, phát huy hết mọi tiềm năng và hoàn thành mục
tiêu đặt ra cho mình. Maslow cho rằng nhu cầu này là lòng mong muốn trở nên
lớn hơn bản thân mình, trở thành 1 thứ mà mình có thể trở thành. Các nhân sẽ
thể hiện đầy đủ mọi tài năng và năng lực tiềm ẩn của mình. Người đạt tới nhu
cầu này là người có thể làm chủ được chính bản thân mình và có khả năng chi
phối cả những người khác, là người thường có óc sáng kiến, có tinh thần tự giác
cao và có khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng nhu cầu tự thể hiện mình chỉ có thể
thỏa mãn được sau khi đã thỏa mãn tất cả những nhu cầu khác. Hơn thế nữa,
việc thỏa mãn những nhu cầu tự thể hiện mình có xu hướng là tăng cường độ
của các nhu cầu khác. Vì thế khi người ta có thể có xu hướng bị thúc ép bởi
những cơ hội lớn để thỏa mãn nhu cầu đó.
II. CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG CƠ THEO HƯỚNG CÓ
LỢI CHO MỤC TIÊU CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Năm chức năng của quản lý.
Một quá trình quản lý hoàn chỉnh hình thành từ 5 chức năng quản lý có
quan hệ mật thiết với nhau. Kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.
Đầu tiên là thông qua việc dự toán tình hình xác lập mục tiêu quản lý,
hoạch định kế hoạch hành động. Sau đó sẽ bắt đầu quá trình thực hiện kế hoạch,
phát huy vai trò tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra của quá trình quản lý.

Thông qua vai trò chức năng tổ chức thiết lập hệ thống tổ chức. Thông qua vai
trò của chức năng chỉ huy khởi động hệ thống đó và bảo đảm cho nó vận hành
thuận lợi. Thông qua vai trò của chức năng phối hợp, bảo đảm cho giữa các hoạt


động của tổ chức thiết lập được mối liên hệ hợp lý để phục vụ 1 yêu cầu thống
nhất. Thông qua vai trò của chức năng kiểm tra, bảo đảm cho các hoạt động của
tổ chức trước sau như 1, vận hành trên 1 quỹ đạo định trước để đạt được mục
tiêu dự kiến.
1.1. Kế hoạch: Đối với mỗi doanh nghiệp, vạch ra kế hoạch hành động là công
tác quan trọng nhất. Theo Fayol "vạch kế hoạch tức là tìm kiếm tương lai, xây
dựng kế hoạch hành động". Một kế hoạch hành động tốt phải có 4 nét đặc trưng:
- Tính thống nhất: Trong một thời kỳ nhất định, chỉ có thể thực hiện một
kế hoạch khiến toàn thể nhân viên xí nghiệp hành động theo mục tiêu thống nhất
của xí nghiệp.
- Tính liên tục: Để tác dụng chỉ đạo của kế hoạch không bị gián đoạn,
trước khi kế hoạch thứ nhất sắp kết thúc, phải đề ra kế hoạch thứ 2, 3 và cứ như
thế mà tiếp tục.
- Tính linh hoạt: Kế hoạch phải được điều chỉnh tương ứng theo hoàn
cảnh.
- Tính chuẩn xác: + Nắm được nghệ thuật quản lý
+ Có đầy đủ dũng khí
+ Ổn định hàng ngũ lãnh đạo


1.2. Tổ chức:Là một cơ cấu được xây dựng có chủ địch về vai trò và chức năng
(được hợp thức hóa), trong đó các thành vien của nó thực hiện từng phần việc
được phân công với sự liên kết hữu cơ nhằm đạt tới mục tiêu chung.
1.3. Chỉ huy:Nhiệm vụ của chỉ huy là làm cho tất cả thành viên của tổ chức xí
nghiệp đều có thể thực hiện chức rách của từng người, cống hiến tốt nhất trên

cương vị từng người, do đó mà khiến cho toàn bộ tổ chức vận hành 1 cách hữu
hiệu để đạt được mục tiêu của xí nghiệp.
1.4. Phối hợp:Phối hợp tức là kết nối, liên hiệp, điều hòa tất cả các hoạt động và
lực lượng 1 cách nhịp nhàng.
1.5. Kiểm tra: Kiểm tra có nghĩa là nắm vững tình hình tiến triển của công việc,
kiểm tra sự phù hợp của nó so với kế hoạch đã định.
Mục đích của kiểm tra vì phát hiện những khiếm khuyết trong công việc,
áp dụng biện pháp điển hình cần thiết, sửa chữa khuyết điểm để bảo đảm việc
thực hiện thuận lợi mục tiêu đã đề ra.
Trong toàn bộ quá trình quản lý nói trên, kế hoạch là điểm xuất phát của
hoạt động quản lý đồng thời là căn cứ của hoạt động thuộc các chức năng quản
lý khác. Tổ chức là chỗ dựa để các chức năng quản lý khác phát huy tác dụng.
Chỉ huy, phối hợp và và kiểm tra là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho các hoạt
động của tổ chức tiến hành bình thường nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Khi mục tiêu của một kế hoạch hành động được thực hiện thì mục tiêu quản lý
mới sẽ được bắt đầu xác lập và hình thành 1 quá trình quản lý mới.
2. Phương thức quản lý tạo ra mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Con người là một hệ thống hữu cơ, không phải là một hệ thống máy móc.
Sau khi hấp thụ những năng lượng như ánh sáng mặt trời, thức ăn, nước uống,
nó có thể sản sinh ra những hành vi, trong đó có hoạt động trí óc, phản ứng tìch
cảm và những hoạt động khác. Vì vậy, đối với nhà quản lý, một vấn đề quan
trọng là phải làm rõ mối liên hệ giữa đặc tính cá nhân của công nâhn với đặc
tính của môi trường làm việc vì khi làm rõ được mối liên hệ đó, nhà quản lý sẽ
nắm được phương hướng hành động của công nhân. Nhà quản lý chỉ cần tạo một


môi trường làm việc thích hợp nào đó, thì có thể dẫn dắt công nhân làm việc một
cách hữu hiệu nhằm phục vụ mục đích của tổ chức.
Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa
mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân tức là thực hiện nguyên tắc thống

nhất giữa yêu cầu của tổ cứhc và nhu cầu cá nhân. Theo như nhà khoa học về
quản lý nổi tiếng Douglas cho rằng, muốn nâng cao nhiệt tình làm việc của công
nhân viên thì cần có môi trường làm việc thích hợp. Đó là môi trường mà ở đó
các thành viên của tổ chức, trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức, cũng
có thể thực hiện mục tiêu của cá nhân, và trong môi trường đó, công nhân thấy
rằng, để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn thì cách tốt nhất là hãy cố gắng
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
2.1. Các phương pháp tác động:
Con người trong doanh nghiệp được tác động qua:
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp tâm lý - giáo dục
- Phương pháp hành chính: tác động vào các mối quan hệ về tổ chức của
hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp; dùng quyền uy để bắt buộc chấp
hành để điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý. Phương pháp hành chính này
được sử dụng gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm của người ra quyết định phải
có nội dung rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu và có địa chỉ người thực hiện trong quản
lý, phương pháp này được sử dụng tức thời trong những trường hợp khó khăn,
phức tạp.
- Phương pháp kinh tế: Đây là phương pháp quản lý tốt nhất để nâng cao
năng suất - hiệu quả kinh doanh. Phương pháp này tác động vào đối tượng quản
lý thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra động lực thúc đẩy con người lao động một
cách tích cực và sáng tạo, vì lợi ích bản thân và gắn với lợi ích chung của doanh
nghiệp.
- Phương pháp tâm lý - giáo dục: tác động vào nhận thức, ý thức, tình
cảm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm, và


nhiệt tình lao động trong thực hiện nhiệm vụ, coi con người là một thực thể xã
hội, là tổng hòa mối quan hệ xã hội. Đặc trưng của phương pháp này là tính

thuyết phục, tức là làm cho đối tượng quản lý phân biệt được phải - trái, đúng sai, lợi - hại, tốt - xấu, từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và tinh thần gắn bó
với doanh nghiệp.
Một số công cụ và biện pháp quan trọng:
* Tiền lương, tiền thưởng phải tương xứng với số lượng và chất lượng lao
động thực tế cống hiến.
Các lý thuyết nội dung và quá trình về động cơ đều cho rằng đồng tiền có
thể ảnh hưởng trong một chừng mực nào đó đến sự nỗ lực và sự kiên trì. Tiền
lương sẽ là một động lực tốt nếu những người công nhân nhận thức được rằng
thành tích tốt là 1 công cụ để nhận được số tiền đó. Những nhà quản trị phải
hiểu rằng tiền lương là rất quan trọng đối với một số người và là phần thưởng
được đánh giá cao. Nó có thể thỏa mãn nhu cầu và tăng cường động lực của
công nhân viên đó.
* Thưởng, phạt công minh và kịp thời: Điều cốt yếu làm công nhâh hài
lòng với công việc là những nhân tố khích lệ. Nhu cầu khác nhau của con người
là sự hài lòng và sự bất mãn. Những nhân tố khiến công nhân hài lòng là: thành
tích, sự khen ngợi, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ. Khen ngợi
chính là sự thừa nhận đối với thành tích công tác. Những nhân tố sản sinh ra
cảm giác bất mãn đối với công việc là do yêu cầu mãnh liệt về vật chất và xã hội
bị tước đoạt. Một khi họ bất mãn với công việc thì hiệu suất công việc giảm đi.
Vì họ có cảm giác không được đối xử công bằng và tôn trọng. Khi con người bỏ
sức ra thực hiện một mục tiêu mà họ tham gia, họ mong muốn nhận được những
điều mà việc hoàn thành mục tiêu ấy tạo ra, trong đó điều quan trọng nhất không
phải là tiền mà là quyền tự chủ, được tôn trọng, quyền tự mình thực hiện công
việc. Sự thỏa mãn của những quyền ấy sẽ thúc đẩy con người cố gắng hoàn
thành mục tiêu của tổ chức.
* Điều kiện làm việc thuận tiện, an toàn, đảm bảo sức khoẻ và bảo hiểm
cuộc sống lâu dài: Sự phong phú trong công việc hay giờ làm việc linh hoạt…


Làm phong phú công việc là tìm cách nâng cao hiệu suất làm việc và sự hài lòng

của con người với công việc bằng cách tạo ra trong các việc của mọi người cơ
hội hoàn toàn đặc biệt lớn hơn để từng cá nhân có nhiều thành tựu và được công
nhận, nhiều thách thức hơn và đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn. Một môi trường
làm việc an toàn và ổn định sẽ tạo tâm lý làm việc của công nhân thoải mái, dễ
chịu, từ đó họ yêu thích công việc ấy và như vậy họ sẽ có trách nhiệm hơn với
công việc.
* Làm cho công việc có ý nghĩa và hứng thú đối với người lao động
(không chỉ đơn thuần là sinh kế): Một câu chuyền phổ biến về Thomas Watson 1 người lãnh đạo đầu tiên của công ty IBM, nói về 1 nhà quản trị đã phạm sai
lầm để công ty phải trả giá 2 triệu USD. Khi nhà quản trị đó đến đệ đơn từ chức,
Watson đã nói: "Tại sao tôi lại phải để cho anh phải từ chức? Tôi chỉ bỏ ra có 2
triệu USD để giáo dục anh thôi mà".
* Bầu không khí tập thể lao động lành mạnh vui vẻ, chan hòa, đồng thuận,
công bằng: Nhân viên có quyền mong được cử hợp lý và hiểu biết lẫn nhau. Họ
cũng mong được tiếp thu chuyên môn tốt. Phải xây dựng trong công ty một mô
hình văn hóa doanh nghiệp mở, tạo bầu không khí dân chủ, tin tưởng trong nhân
viên. Các mục tiêu, nguyên tắc, quy định của nhóm cần rõ ràng, cụ thể hợp lý,
có mức độ uy quyền thích hợp. Quyền hạn gắn liền và phù hợp với trách nhiệm.
Theo Hergberg, nhu cầu luôn tiềm ẩn trong con người: "Thoát khỏi sự đau
khổ và phát triển không ngừng về tinh thần". Do đặc tính của con người muốn
nhu cầu của mình được đáp ứng, nên phương thức quản lý thích hợp nhất là tạo
ra môi trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người, do đó mà tác động hoặc
lôi cuốn công nhân phục vụ mục tiêu của tổ chức. Nói cụ thể hơn, phương thức lôi
cuốn chủ yếu là thông qua việc xác lập mục tiêu của tổ chức một cách thích đáng
làm cho mục tiêu đó nhất trí mới mục tiêu cá nhân. Như vậy, khi công nhân nhận
rõ mục tiêu, hứa hẹn thực hiện mục tiêu thì họ sẽ gánh vác trách nhiệm và tự điều
khiển mình trong quá trình làm việc, phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo, ra sức cố
gắng thực hiện mục tiêu chung. Do đó, phải nghĩ cách làm cho mục tiêu của tổ
chức có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với công nhân.



III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ Ở TẬP ĐOÀN NUCOR.
Tập đoàn Nucor - Một tập đoàn chuyên về buôn bán sắt thép - có một đội ngũ
quản trị tin tưởng rằng tiền bạc là một động lực tốt nhất. Phần lớn công nhân viên
của Nuror đều không chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp khi được tuyển dụng .
thế nhưng công nhân viên của Nuror xem ra có vẻ là đánh giá cao sự đảm bảo
công việc làm ăn mà bạn ban lãnh đạo cố gắng tạo ra.
Trong một chừng mực nhất định nào đó Nurcor xem mỗi nhóm gồm từ 25
đến 30 công nhân viên sản xuất đó như là một Doanh nghiệp riêng. Những gì công
nhân viên kiếm được phụ thuộc rất nhiều vào thành tích của họ. Sẽ không có tiền
thưởng khi thiết bị không hoạt động. Những định về chuyện vắng mặt không lý do
ở Nurcor rất đơn giản. mỗi năm được phép có bốn ngày. những ngày vắng mặt
thêm chỉ được phép vì phải đi tập quân hay tham gia đoàn bồi thẩm. Bất kỳ người
nào vắng mặt quá số ngaỳ đó đều bị mất tiền thưởng hàng tuần. Ngoài ra người đi
muộn quá nửa giờ sẽ bị mất tiền thưởng của ngày đó.
Chương trình khen thưởng sản xuất chỉ là một bộ phận của hệ thống Nurcor.
Ở cấp phụ trách các bộ phận, công ty này có một chương trình thù lao có thưởng
được xây dựng trên cở sự đóng góp của bộ phận cụ thể này cho toàn công ty.
Kế hoạch khen thưởng thứ ba được áp dụng cho những công nhân viên
không thuộc bộ phận sản xuất hay khoong thuộc cấp quan trị bộ phận; các kế toán
viên, thư ký, nhân viên văn phòng, vv.. tiền thưởng mà họ nhận được xác định căn
cứ vào lợi nhuận trên tài sản của bộ phận đó hay lợi nhuận trên tài sản của công
ty. Hằng tháng mỗi bộ phận đều nhận được một báo cáo thể hiện lợi nhuận trên
tài sản của mính tính cho nơi nghỉ giải lao cùng với biểu đồ thể hiện việc chi trả
tiền thưởng.
Chương trình thứ tư của Nurcor dành cho cơ quan chức cấp cao. Họ không
được nhận phần chia lợi nhuận, tiền lương hưu hay nghỉ việc cũng như những bổng
lộc khác. trên một nửa số tiền thù lao của mỗi quan chức được xác định căn cứ trực
tiếp vào thu nhập của công ty. Nếu công ty làm ăn khá thì có nghĩa là những người
điều


hành làm việc tốt. tiền lương cơ bản của họ đựoc xác định bằng 70% số

lượng mà một các nhân ở chức vụ tương đương của công ty khác được lĩnh.


Nurcor không có chế độ nghỉ hưu xây dựng trên cơ sở thống kê bảo hiểm,
mà nó chỉ có chế độ chia lợi nhuận với cách thưc tín thác hoãn trả. Theo chế độ
này, 10% thu nhập trước thuế của công ty được dành để chia lợi nhuận hằng năm.
trong khoản này 20% được dành ra để trả cho công nhân viên vào tháng ba năm
sau với tính cách là phần chia lợi nhuận bằng tiền Phần còn lại được chuyển vào
quỹ tín thác.
Việc chuyển một phần chia lợi nhuận vào quỹ tín thác rất giống một kiểm chế
độ nghỉ hưu. một công nhân viên được hưởng 20% phần chia lợi nhuận sau một
năm, và mỗi năm sau đó được chia thêm 10%.


KẾT LUẬN
Tóm lại, phải thông qua các phương thức để tạo ra được một tổ chức hoàn
thiện, do đó thực hiện thống nhất giữa cá nhân và tổ chức, tức là một mặt thúc
đẩy việc thoả mãn nhu cầu cá nhân, mặt khác lại thúc đẩy việc thực hiện mục
tiêu của tổ chức.
Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải huy động các nguồn lực để thực hiện
các yêu cầu của tổ chức. Nhà quản lý chịu trách nhiệm về tổ chức các xí nghiệp
sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế: Tiền, vật tư, thiết bị, nhân
viên. Đối với công nhân viên mà nói, đó là chỉ huy công việc của họ, kiểm tra
hoạt động của họ, điều chỉnh hành vi của họ, khiến cho những hoạt động và
hành vi của họ phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
Vấn đề cơ bản của quản lý là lãnh đạo và quản lý con người như thế nào?
Đây là một vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói chung cũng như đối
với sinh viên trường Quản lý nói riêng. Vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà

trường, mỗi sinh viên chúng ta hãy phấn đấu trau dồi kiến thức để làm hành
trang vững bước cho tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản lý đã giúp em
hoàn thành bài tiểu luận này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo Tài chính doanh nghiệp
- Giáo trình Quản lý nhân sự và Tổ chức quản lý
- Quản trị học căn bản

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................2

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG. ...................................................................................................2
1. Sự trưởng thành của cá tính con người. ...........................................2
2. Khái niệm..............................................................................................2
II. CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG CƠ THEO HƯỚNG
CÓ LỢI CHO MỤC TIÊU CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.....................5
1. Năm chức năng của quản lý...............................................................5
1.1. Kế hoạch: Đối với mỗi doanh nghiệp, vạch ra kế hoạch hành
động là công tác quan trọng nhất. Theo Fayol "vạch kế hoạch tức là
tìm kiếm tương lai, xây dựng kế hoạch hành động". Một kế hoạch
hành động tốt phải có 4 nét đặc trưng:...................................................6
1.2. Tổ chức:Là một cơ cấu được xây dựng có chủ địch về vai trò
và chức năng (được hợp thức hóa), trong đó các thành vien của nó
thực hiện từng phần việc được phân công với sự liên kết hữu cơ
nhằm đạt tới mục tiêu chung....................................................................7

1.3. Chỉ huy:Nhiệm vụ của chỉ huy là làm cho tất cả thành viên
của tổ chức xí nghiệp đều có thể thực hiện chức rách của từng
người, cống hiến tốt nhất trên cương vị từng người, do đó mà khiến
cho toàn bộ tổ chức vận hành 1 cách hữu hiệu để đạt được mục tiêu
của xí nghiệp..............................................................................................7
1.4. Phối hợp:Phối hợp tức là kết nối, liên hiệp, điều hòa tất cả
các hoạt động và lực lượng 1 cách nhịp nhàng......................................7


1.5. Kiểm tra: Kiểm tra có nghĩa là nắm vững tình hình ti ến tri ển
của công việc, kiểm tra sự phù hợp của nó so với kế hoạch đã định...7
2. Phương thức quản lý tạo ra mục tiêu chung của doanh nghiệp.......7
2.1. Các phương pháp tác động:.........................................................8
III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ Ở TẬP ĐOÀN NUCOR. ..............................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................14
MỤC LỤC...........................................................................................................14



×