Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC PHÒNG TÁC HẠI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 23 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG
KHÍ QUANH NHÀ MÁY LUX TẠI XÃ
HƯƠNG VĂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TT
HUẾ NĂM 2016


ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây
ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều. Mỗi năm hơn hai triệu người chết
trên toàn thế giới do hệ quả trực tiếp của ô nhiễm không khí do con người gây
ra, trong đó Đông Nam Á là khu vực nghiêm trọng nhất.
Theo nghiên cứu công bố ngày 12/7/2013 trong tạp chí Environmental
Research Letters của Viện Vật Lý( IOP), ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử vong
mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không
khí (PM2.5). Hai trung tâm nghiêm cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên mang tên The
Environmental Performance Index(EPI), khảo sát 132 quốc gia cho thấy chất
lượng không khí của Việt Nam đứng thứ 123 và đứng thứ 77 về ảnh hưởng
của môi trường đến sức khỏe. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục
đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các
chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Nhà máy xi măng Luksvaxi tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là
một ví dụ về ô nhiễm, từ khi đưa vào hoạt động năm 1997 đến nay, vấn đề
nổi cộm là khói bụi đã ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của nhân dân xung
quanh nhà máy.
Do đó,việc nâng cao nhận thức, giúp người dân có được cách hiểu đúng
đắn về sức khoẻ, cung cấp những kiến thức khoa học về chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ khi sinh sống trong môi trường ô nhiễm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng,
đáng chú trọng tại địa phương. Vì vậy chúng em thực hiện bài báo cáo này
nhằm 2 mục tiêu:
1. Tìm hiểu các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại tổ


Giáp Nhất, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu tác động của ô nhiễm lên môi trường và sức khỏe con
người xung quanh nhà máy xi măng Luksvaxi tại tổ Giáp Nhất, phường
Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.


I.
Một số khái niệm
1. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh
nghiệm, tình cảm. Một quá trình truyền thông đầy đủ gồm các yếu tố:
người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông và sự phản hồi.
Trong truyền thông có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi
vai trò: người gửi đồng thời cũng là người nhận. Sự phản hồi trong truyền
thông giúp thông tin trao đổi được chính xác hơn.
- Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ
và thực hành của con người, phát triển những hành vi lành mạnh mang lại
tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho mọi người. GDSK cung cấp
các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các
vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe
bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh
sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe.
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong tám nội dung
chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Am đã đề ra năm 1978
và cũng là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban
đầu của Việt Nam.
2. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và
đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ…

ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá
mức cho phép đã được xác định.
- Ô nhiễm không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc
gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do
bụi). Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không
khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng


3. Bụi
- Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong
không khí dưới nhiều dạng như bụi bay, khi những hạt bụi lơ lửng trong
không khí, bụi lắng, khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể và các hệ khí
dung nhiều pha, gồm hơi, khói, mù. Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan
hô hấp, tiêu hoá
4. Tiếng ồn
- Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người
nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi.
- Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác
nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn
hồi. Hiện nay, tiếng ồn được cho là nguyên nhân thứ hai dẫn đến bệnh
nghề nghiệp
II.
Khái quát chung về Phường Hương Văn
1. Lịch sử hình thành
- Trước ngày miền nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) phường Hương
Văn thuộc xã Hương Phú huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên.
- Sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập phường Hương Văn vẫn thuộc xã
Hương Phú huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, sau đó do huyện
Hương Trà và tỉnh Thừa Thiên Huế sát nhập thành huyện Hương Điền

tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ngày 12/01/1984 Hội Đồng bộ trưởng nay là chính phủ đã có Quyết định
số 07/QĐ-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã thị trấn
thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Trong đó toàn bộ thôn Văn Xá xã Hương phú
được thành lập thành xã Hương Văn, ngày 15/11/2011 Chính phủ đã có
quyết định số 99/NQ-CP về thành lập thị xã Hương Trà và các phường
thuộc thị xã hương Trà trong đó có phường hương Văn hiện nay.
2. Đặc điểm vị trí địa lý- dân cư
- Phường có 9 tổ dân phố: Bàu Đưng, Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Ba, Giáp
Tư, Giáp Trung, Giáp Thượng 1, Giáp Thượng 2, Giáp Thượng 3. Toàn
phường có: 104 hộ nghèo chiếm tỷ lệ: 4,97%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y
tế là 87,6% (số liệu đến ngày 31/12/2015).
- Toàn phường có: 2094 hộ, 9288 nhân khẩu (số liệu ngày 31/12/2015). Có
4420 lao động, 2650 phụ nữ từ 15-49 tuổi (trong đó có chồng là 1553 phụ
nữ).


- Phía đông và phía nam giáp với phường Hương Xuân, phía Tây giáp với
phường Hương Vân, phía Bắc giáp với phường Tứ Hạ và xã Quảng Phú
(huyện Quảng Điền).
- Là địa bàn có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như
QL1A, đường tránh phía tây Thành phố Huế, đường sắt bắc nam, tỉnh lộ
16. Trên địa bàn có nhiều cơ quan xí nghiệp, nhà máy của các doanh
nghiệp trong nước cũng như nước ngoài hoạt động, lưu lượng người qua
lại để làm việc đông, tình hình ANCT-TTATXH phức tạp.
- Hương Văn là xã có diện tích đất rộng lớn dùng để trồng trọt và sản xuất,
nguồn nước dồi dào từ các sông lớn. Cậy trồng chính là lạc và lúa.
+ Đối với đất ở: Toàn phường có 2.142 thửa diện tích 226,2 ha
+ Đối với đất nông nghiệp: Toàn phường có 4.896 thửa diện tích 499,96 ha
do hộ gia đình được giao đất theo nghị định 64CP.

- Nguồn nước: đa số người dân đều dùng nước máy chiếm 91,6% (năm
2013).
3. Trạm y tế phường Hương Văn
Thông tin về trạm y tế phường Hương Văn
- Đội ngũ cán bộ gồm có 6 nhân viên gồm:
+ 1 y sĩ đa khoa
+ 1 bác sĩ đa khoa
+ 1 y sĩ đông y
+ 2 nữ hộ sinh
+ 1 cán bộ chuyên trách dân số
- Trạm được xây dựng kiên cố hai tầng vào năm 2003 gồm có 8 phòng
trong đó có 1 hội trường, 1 phòng trực và 6 phòng chức năng trang bị khá
đầy đủ: 1 máy siêu âm, 1 máy đo điện tim, 2 máy vi tính, dụng cụ khám
chữa bệnh đầy đủ, 8 giường bệnh ở tất cả các phòng.
- Trạm được công nhân đạt chuẩn quốc gia vào năm 2014
- Công tác khám chữa bênh: tổ chức khám chữa bệnh khá tốt tỉ lệ người
dân khám chữa bệnh tại trạm sử dụng bảo hiểm y tế chiếm gần 70%
- Công tác phòng chống dịch được triển khai tốt: dịch bệnh xảy ra ít so với
toàn thị xã năm 2015 chỉ có 4 trường hợp sốt xuất huyết trong đó có 2
trường hợp từ nơi khác đến, 7 trường hợp tay chân miệng trong đó có 4
trường hợp từ nơi khác đến, việc tháo thau vét bọ gậy được đội ngũ cán
bộ y tế thôn bản được thực hiện định kỳ hàng tháng, người dân có ý thức
hơn so với trước đây.
- Vệ sinh môi trường (không kể khói bụi), các điểm tổ chức ăn uống lớn
hơn 100 người đều thực hiện đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, trong
các dịp lễ tết các tổ dân phố đều thực hiện vệ sinh môi trường làng xã


97% gia đình thu gom rác thải. Công tác tiêm chủng trẻ em và bà mẹ
mang thai được tổ chức định kỳ vào ngày 17, 18 hàng tháng. Tỉ lệ tiêm

chủng hàng năm đạt 90% trở lên.
- Về truyền thông giáo dục sức khỏe, đài truyền thanh địa phương phát
thanh định kỳ vào tối thứ 6 và tối thứ 7 hàng tuần. Trạm y tế cũng tổ chức
tư vấn đền từng tổ dân phố và thông qua các đoàn thể (các ngày lễ lớn,
các đợt truyền thông). Các chủ đề thường là: sức khỏe sinh sản, kế hoạch
hóa gia đình, phong chống suy dinh dưỡng, sàng lọc sơ sinh, giảm sự mất
cân bằng giới tính khi sinh, phòng chống HIV, phòng chống SXH, dịch
bệnh. Đối tượng tùy theo chủ đề truyền thông.
- Hằng năm trạm y tế đều tổ chức khám chữa bệnh cho người cao tuổi và
người khuyết tật.
- Trên địa bàn phường hiện có 9 công ty, xí nghiệp và hiện đang xây dựng
4 công ty.
III. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG LUKSVAXI
VIỆT NAM

Hình: Nhà máy xi măng Luks
- Công ty Hữu hạn Xi măng Luks (Việt Nam) được thành lập vào năm
1992 tại tỉnh Thừa Thiên Huế và chính thức cung ứng sản phẩm từ 1997


có công suất 2.4 triệu tấn/năm với công nghệ lò quay nạp liệu khô tiên
tiến. Ngoài ra, Công ty có sản phẩm clinker có yêu cầu đặc biệt đáp ứng
yêu cầu sản xuất xi măng giếng dầu.

Hình: Nhà máy xi măng Luks

- Do công ty được đầu tư 100% vốn từ nước ngoài nên có những yêu cầu
chặt chẽ trong an toàn vệ sinh lao động và sản xuất. Tuy nhiên công ty
vẫn còn nhiều bất cập về các yếu tố nguy cơ trong môi trương lao động
ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và với môi trường xung quanh

- Giai đoạn 2000- 2010, nhà máy có 2 lò hoạt động hết công suất nên tình
hình ô nhiễm xung quanh nhà máy rất nặng nề. Giai đoạn 2010 đến hiện
nay, chỉ còn 1 lò hoạt động, áp dụng phương pháp xử lý bụi ngầm nên
tình hình ô nhiễm xung quanh nhà máy đã giảm đi nhiều

IV. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CÔNG TY HỮU HẠN XI MĂNG
LUKSVAXI VIỆT NAM CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TỔ GIÁP NHẤT, PHƯỜNG HƯƠNG VĂN, THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


4.1. Yếu tố tiếng ồn
Nhà máy đã cơ giới hóa các phương tiện và thiết bị sản xuất nên khi hoạt
động sẽ sinh ra rung chuyển và tiếng ồn với tần số và cường độ lớn. Rung
chuyển và tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ quá trình nghiền nguyên liệu sống,
nghiền clinker và nghiền than…. Qua khảo sát, người dân cho biết tiếng ồn phát
ra từ nhà máy cả ngày lẫn đêm. Tổ Giáp Nhất ở khá xa so với nhà máy nên ít bị
ảnh hưởng bởi tiếng ồn, chỉ có một số người cho biết ban đêm nghe tiếng ồn rõ
hơn.
4.2. Yếu tố bụi
Bụi là một trong số những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con
người. Tại nhà máy xi măng thì bụi chủ yếu sinh ra từ quá trình vận chuyển
nguyên liệu, quá trình nghiền, sấy, và nhất là quá trình đóng bao. Bụi ở đây
thường là bụi than, bụi đất sét, bụi đá vôi, thạch cao, clinker, xi măng và bụi
trong quá trình đốt dầu, khí độc (NO2, CO2, SO2).
Bụi xi măng ở dạng rất mịn, lơ lửng trong khí thải, khi hít vào phổi dễ gây
bệnh về đường hô hấp. Ở những mức độ nhất định, chúng có thể làm nặng thêm
các bệnh hô hấp mạn tính, hen, giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ ung thư
phổi. Bụi vô cơ rắn có cạnh góc sắc nhọn lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm
cho niêm mạc đầy lên, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó. Sau vài năm chuyển

thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh phổi
nhiễm bụi.Bụi còn gây chấn thương mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt…
Bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc
dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Bụi còn tác hại tới sự tồn tại và phát triển của thực vật.
Bụi lò xi măng, bụi lò gạch, bụi amiăng, bụi than, bụi natri clo… làm cho cây
cỏ không phát triển được, bị vàng lá, rụng lá, giảm hoa quả, làm teo hạt, làm
giảm năng suất. Thậm chí có loại cây bị tiêu diệt.


Hình: Bụi phủ trắng cây xanh

Chương 2: KẾT QUẢ
2.1.

Một số thông tin về địa phương và các gia đình được phỏng vấn


Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng được phỏng vấn
Đặc điểm đối tượng được phỏng vấn
Giới

Nhóm tuổi

TĐHV

Nghề nghiệp

Kinh tế gia đình
Tổng


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

28

46,7

Nữ

32

53,3

18 - 40

14

23,3

41- 59

37

61,7

≥ 60


9

15,0

Tiểu học trở xuống

31

51,7

THCS, THPT

27

45,0

ĐH, CĐ, TC

2

3,3

Nông nghiệp

27

45,0

Thủ công, buôn bán


10

16,7

Ở nhà, nội trợ

10

16,7

CBCNVC

2

3,3

HS-SV

2

3,3

Khác

9

15

Nghèo


1

1,7

Không nghèo

59

98,3

60

100

Trong 60 hộ gia đình được phân công khảo sát có tổng số 283 người, với
137 nam và 146 nữ.
Đặc điểm của đối tượng được phỏng vấn: 100% hộ được phỏng vấn
đều là dân tộc kinh, không chênh lệch nhiều về tỷ lệ hai giới nam và nữ, đa số
thuộc nhóm tuổi từ 41 – 59 (chiếm tỉ lệ 61,7%); nghề nghiệp chủ yếu là nông
nghiệp (45%). Trình độ học vấn chủ yếu là từ tiểu học trở xuống chiếm tỷ lệ
51,7%, tiếp đến là trung học cơ sở, trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ 45%). Chỉ
có 1 hộ gia đình thuộc hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 1,7%).


Bảng 2. Mô hình bệnh tật của người dân thôn Giáp Nhất từ năm 2015 đến
tháng 3 năm 2016
STT

Tên bệnh


Tần số

1

Tăng huyết áp

8

Tỷ lệ (%)
2.83

2

Cảm cúm

8

2,83

3

Loét dạ dày

6

2,12

4

Ngứa da


3

1.06

5

Đau đầu

3

1.06

6

Tim mạch

2

0.71

7

Viêm phế quản

1

0.35

8


Đường ruột

1

0.35

9

Đau khớp

1

0.35

10

Viêm tai giữa

1

0.35

11

Xơ gan

1

0.35


12

Bướu cổ

1

0.35

Qua quá trình thu thập thông tin về bệnh tật tại thôn Giáp Nhất thì: từ năm
2015 đến tháng 3 năm 2016 2 bệnh có 8 trường hợp mắc là tăng huyết áp và
cảm cúm chiếm tỉ lệ là 2,83%, 6 trường hợp mắc bệnh loét dạ dày (2,52%).
Ngứa da, đau đầu đều có 3 trường hợp mắc (1,06 %). Tim mạch với 2 trường
hợp mắc (0.71%) và các bệnh viêm phế quản, bệnh đường ruột, đau khớp, viêm
tai giữa, xơ gan, bướu cổ đều có 1 trường hợp mắc (0,35%).
Ba bệnh thường gặp nhất ở tổ Giáp Nhất là tăng huyết áp, cảm cúm và
đau dạ dày.
2.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe
Bảng 3. Nhận các thông tin truyền thông, giáo dục sức khỏe
Nhận thông tin TT-GDSK


Số lượng

Tỷ lệ (%)

42

70



Không

18

30

Theo thống kê chỉ có 42 hộ (70%) nhận được các thông tin truyền thông
giáo dục sức khỏe. Tỷ lệ này còn thấp, vì vậy rất cần thiết có sự đầu tư để nhiều
người dân được tiếp nhận các thông tin về sức khỏe cần thiết với mục đích nâng
cao sức khỏe toàn dân, trước hết là nâng cao sức khỏe của người dân thôn Giáp
Nhất, phường Hương Văn.
Bảng 4. Thông tin GDSK mà người dân nhận được
Stt

Thông tin nhận được

N

Tỷ lệ (%)

1

KHHGĐ

19

45,2

2


CSSKBMTE

20

47,6

3

Bệnh dịch địa phương

29

69

4

TN thương tích, TNLĐ

1

2,4

5

Bệnh nghề nghiệp

1

2,4


6

ATVSTP

5

11,9

7

Khác

7

16,7

Bảng 5. Nguồn thông tin mà người dân nhận được
STT
Nguồn thông tin
N

Tỷ lệ (%)

1

Nhân viên y tế địa phương

13


31

2

Kênh thông tin đại chúng

20

47,6

3

Tờ rơi, tranh ảnh (từ Trạm y tế)

5

11,9

4

Sách báo

1

2,4

5

Loa phát thanh


13

31

Bảng 6. Số lượng thông tin sức khỏe mỗi hộ nhận được
Số lượng thông tin sức khỏe
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

42

100

2

25

59,5


3

11

26,2

4

4


9,5

Trong 70% số hộ nhận được các thông tin giáo dục sức khỏe, đa số nhận
các thông tin về bệnh dịch địa phương (69%), chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
(47,6%) và kế hoạch hóa gia đình (45,2%); Người dân nhận các thông tin này
chủ yếu từ các kênh thông tin đại chúng như tivi, internet (47,6%), loa phát
thanh (31%) cũng như nhân viên y tế đia phương (31%) và hầu như chỉ nhận
được 1 đến 2 thông tin về sức khỏe.
Bảng 7. Các hoạt động và mức độ TT-GDSK của Trạm y tế
STT
Hoạt động
N
Tỷ lệ
Mức độ
1

2

Tổ chức các buổi
truyền thông

Tờ rơi, pano, áp
phích.

8

14

19


33,3

3
Phát qua hệ thống
loa phát thanh
4

Lồng ghép trong các
buổi tiêm chủng,
khám chữa bệnh

36

9

85,7

21,4

Hiếm khi

4

Thỉnh thoảng

4

Thường xuyên


0

Hiếm khi

4

Thỉnh thoảng

10

Thường xuyên

0

Hiếm khi

4

Thỉnh thoảng

22

Thường xuyên

10

Hiếm khi

4


Thỉnh thoảng

5

Thường xuyên

0

Các hoạt động TT-GDSK của Trạm y tế được thực hiện khá đa dạng về
hình thức nhưng các hoạt động này vẫn chưa thực sự sôi nổi và tiếp xúc sát với
người dân, nhiều nhất vẫn là hoạt động truyền thông gián tiếp qua loa phát
thanh (85,7%) còn các hoạt động truyền thông trực tiếp vẫn còn hạn chế cả về
số lượng và mức độ.


Bảng 8. Mức độ của các hoạt động TT-GDSK
Mức độ



Không

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Thường xuyên

9

21,4

33

78,6

Đa dạng

14

33,3

28

66,7

Bảng 9. Nội dung TT-GDSK tại địa phương
STT
Nội dung TT-GDSK tại địa phương

Tần số

Tỷ lệ (%)

1


KHHGĐ

19

45,2

2

CSSKBMTE

18

42,9

3

Bệnh dịch địa phương

33

78,6

4

TN thương tích, TN lao động

6

14,3


5

Bệnh nghề nghiệp

2

4,8

6

ATVSTP

4

9,5

7

Khác

3

7,1

Bảng 10. Mức độ hiểu biết các thông tin TT-GDSK của người dân
Mức độ hiểu biết TT-GDSK
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Hiểu tốt


2

4,8

Hiểu một phần

35

83,3

Không hiểu

5

11,9

Nhìn chung các hoạt động TT-GDSK vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tiếp
cận được đến người dân, mức độ chưa thường xuyên và đa dạng; chính vì vậy
hiệu quả của các hoạt động này chưa cao, minh chứng là có đến 83,3% người
dân chỉ hiểu được một phần các thông tin GDSK nhận được và cũng chỉ một bộ
phận người dân áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày. Giống
với những thông tin mà người dân nhận được, các nội dung TT-GDSK chủ yếu


là bệnh dịch địa phương, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia
đình.
Nhận xét và ý kiến của người dân: Đa số người dân nhận xét hoạt động truyền
thông tại địa phương còn ít. Người dân mong muốn nhận các thông tin truyền
thông giáo dục sức khỏ về các bệnh thông thường và cần sắp xếp thời gian hợp
lý hơn. Phương pháp truyền thông theo ý kiến người dân là: gián tiếp qua tranh

ảnh, tờ rơi; và thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông.
2.3. Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm từ nhà máy xi măng và khu công
nghiệp tại địa bàn khảo sát.
2.3.1. Khoảng cách từ ống khói nhà máy tới nhà người dân và hướng nhà so
với ống khói
+ Trung bình khoảng cách từ các hộ gia đình được phỏng vấn tới ống khói
nhà máy là 1272m. Khoảng cách xa nhất là 3000m, khoảng cách gần nhất là
150m.
+ 75% hộ gia đình nằm về hướng Đông-Đông Bắc chịu ảnh hưởng của bụi,
khói từ nhà máy nhiều nhất vào mùa hạ (gió mùa Tây Nam), 25% hộ gia
đình nằm về hướng Đông-Đông Nam
2.3.2. Các vấn đề ô nhiễm chủ yếu
Vấn đề ô nhiễm
Số hộ
Khói, bụi
55
Ồn
28
Ồn + khói, bụi
28
Nước thải
4
Không có ảnh hưởng gì
4

Tỷ lệ (%)
91,2
46,7
46,7
6,7

6,7

Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là khói bụi,tiếp theo tiếng ồn, trong đó ô
nhiễm do khói bụi chiếm 91,2%, tiếng ồn là 46,7%.Những hộ gia đình cho
rằng có tiếng ồn thì luôn trả lời là có ô nhiễm bụi (28 hộ, chiếm 46,7%).
+ 100% người dân trả lời không có xe của nhà máy qua cổng nhà, tại nơi
nghiên cứu cũng không có nhiều xe qua lại nên bụi chủ yếu là bụi từ nhà
máy xi măng, không chịu ảnh hưởng từ bụi đường hoặc xe vận chuyển.
− Khói, bụi:
Ô nhiễm bụi
Số hộ
Tỷ lệ %
Mức độ bụi
Bình thường
11
20
Tùy thuộc chiều gió
29
52,7
Dày đặc gây mờ
7
12,7
Khó chịu, khó thở
11
20
Tăng lên vào mùa hè
22
40
+



Mùi khó chịu

Chưa thấy
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất ít khi

26
5
10
15

46,4
8,9
17,9
26,8

+ Phần lớn người dân cho rằng, mức độ bụi tùy thuộc vào chiều gió,chiếm
tỷ lệ 52,7% và tăng lên vào mùa hè, chiếm tỷ lệ 40%, do có gió mùa Tây
Nam vào mùa hè nên bụi nhiều hơn.
+ Có 46,4% người dân trả lời chưa thấy mùi khó chịu từ nhà máy. Những
người còn lại chủ yếu cho rằng rất ít khi có mùi khó chịu từ nhà máy,
chiếm tỷ lệ 26,8%.
− Ồn:
Ô nhiễm tiếng ồn
Số hộ
Tỷ lệ
Tần suất ồn Cả ngày
16

57,1
Lúc ca làm việc
7
25
Khác (ban đêm)
5
17,9
Biện pháp Không làm gì
15
53,6
giảm ồn của Thường xuyên đóng cửa
11
39,2
người dân
Trồng thêm cây xanh
1
3,6
Kiến nghị chính quyền, nhà máy
1
3,6
+ Trong số hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn nhà máy (28 hộ) thì có 16
hô cho rằng tiếng ồn phát ra cả ngày. Những hộ trả lời tiếng ồn phát ra cả
ngày chủ yếu là những hộ sống gần nhà máy hơn; 17,9% chỉ thấy ồn ào
vào ban đêm là những hộ sống xa nhà máy và do chỉ khi yên tĩnh họ mới
nghe được tiếng ồn.
+ Hơn một nửa hộ gia đình (53,6%) bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn không làm
gì để giảm bớt tác hại của nó. Biện pháp giảm ồn của các hộ gia đình còn
lại chủ yếu là thường xuyên đóng cửa, chiếm tỷ lệ 39,2%, do đây là biện
pháp đơn giản nhất và tránh được lượng bụi đáng kể.
− Nước thải

Hiện 100% hộ có nước máy, 14 hộ có giếng dùng để chăn nuôi và tưới cây
(không dùng cho sinh hoạt).
Có 4 hộ trả lời rằng nhà họ có chịu ảnh hưởng từ nước thải nhà máy, trong đó:
+ 2 hộ cho rằng nước thải nhà máy được thải ra cánh đồng rồi chảy đến nhà
mình vào mùa mưa.
+ 2 người trả lời rằng họ đã tiếp xúc với nước thải đó: màu đen, bẩn.
+ 1 hộ cho rằng giếng nhà mình vàng hơn trước đây và đậy giếng để báo vệ.
+ Cả 14 hộ có giếng đều dùng nắp đậy để bảo vệ giếng.
2.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm


Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm
Số hộ
Tỷ lệ
Không ảnh hưởng
1
1,8
Nhẹ
38
67,9
Vừa
14
25
Nặng
3
5,3
Tổng
56
100,0
Có 98,2% người dân được phỏng vấn trả lời rằng bị ảnh hưởng do ô nhiễm từ

nhà máy. Mức độ ảnh hưởng nhẹ chiếm 67,9%, ảnh hưởng vừa chiếm 25% và
ảnh hưởng nặng chiếm 5,3%.

Các bệnh
Đường hô hấp
Bệnh da, niêm mạc
Các bệnh về mắt

Số người có triệu chứng
Bụi nhà
Không
máy
42
0
16
0
7
0

Số người mắc bệnh
Bụi nhà
Không
máy
4
0
1
0
1
0


Trong số những người bị ảnh hưởng do bụi nhà máy, cao nhất là ảnh hưởng
lên đường hô hấp, trong đó có 4 người mắc bệnh/42 người có triệu chứng; tiếp
đến là da, niêm mạc với 16 người có triệu chứng và mắt với 7 người có triệu
chứng.
Biết nguyên nhân do ô nhiễm môi trường
Số hộ
Tỷ lệ

18
32,1
Không/không biết
38
67,9
Tổng
56
100,0
Có 32,1% người dân được phỏng vấn cho rằng tình hình bệnh tật như trên là do
ô nhiễm môi trường.
Biết nhà máy có biện pháp khắc phục
Số hộ
Tỷ lệ

7
12,5
Không có/Không biết
49
87,5
Tổng
56
100,0

Biện pháp
Số người trả lời
Đền bù thiệt hại
6
Hút bụi
1
Trong số 7/56 người biết biện pháp khắc phục của nhà máy, có 6 người trả lời
biện pháp đền bù thiệt hại, 1 người trả lời là hút bụi.
Một số kiến nghị của người dân

Số người


Nhà máy hạn chế xả bụi
6
Nhà máy xử lí bụi
2
Đền bù hợp lý hơn
5
Không có kiến nghị
34
Phần lớn người dân không có kiến nghị gì với nhà máy, có 6 người muốn nhà
máy hạn chế xả bụi, 2 người muốn nhà máy xử lí bụi và 5 người muốn nhà máy
đền bù hợp lý hơn.
2.3.4. Triệu chứng chủ quan của người dân
Triệu chứng chủ quan

Số
lượng


Khoảng cách trung
bình đến nhà máy (m)

p (t
test)

Ho


Ho thường xuyên lúc
thức dậy (>5 ngày/tuần) Khôn
g
Ho thường xuyên những Có
ngày có thay đối thời Khôn
tiết, về đông
g
Ho thường xuyên trong Có
những đêm thay đổi thời Khôn
tiết, về đông
g
Ho như trên trong tất cả Có
mọi ngày trong 3 tháng Khôn
liên tục trong mỗi năm
g

16

1153,1

40


1322,5

12

1229,2

44

1286,4

10

1255,4

46

1360

4

1218,3

42

2000

0,490

0,012


0,039

0,125

Khạc đàm
Thường xuyên khạc đàm Có
lúc thức dậy (>5 Khôn
ngày/tuần)
g
Khạc đàm thường xuyên Có
những ngày có thay đối Khôn
thời tiết, về đông
g

9

1138,9

47

1300

7

950

49

1320,8


0,974

0,275


Khạc đàm thường xuyên Có
những đêm có thay đối Khôn
thời tiết, về đông
g

5

1240

51

1277,5

0,244

Triệu chứng ho thường xuyên lúc thức dậy (>5 ngày/tuần) là thường gặp nhất
(16/56 người).
Những người có triệu chứng: Ho thường xuyên những ngày, đêm có thay đối
thời tiết, về đông thường ở gần nhà máy hơn so với những người không có
(p<0,05).
Những người có triệu chứng khác cũng ở gần nhà máy hơn nhưng sự khác biệt
về trung bình khoảng cách từ hộ gia đình họ đến nhà máy không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
2.3.5. Ảnh hưởng đối với trẻ em <5 tuổi

Số
lượng

Triệu chứng chủ quan

Khoảng cách trung
bình đến nhà máy
(m)

p (t
test)

Ho
Ho thường xuyên lúc thức dậy Có
(>5 ngày/tuần)
Không

9

1016,7

7

1564,3

Ho thường xuyên những ngày Có
có thay đối thời tiết, về đông
Không

12


975

4

1350

Ho thường xuyên
trong Có
những đêm thay đổi thời tiết,
Không
về đông

11

970

5

1386,3



3

1333,3

Không

13


1238,4



5

930

Không

11

1404,5



2

1500

0,047

0,049

0,044

Mắt
Mắt cay kích thích


Ngứa
Chảy nước hoặc bị ướt

0,790

0,023
0,504


Không

14

1221,4



3

966,7

Không

13

1323,1



2


950

Không

14

1300



2

950

Không

14

1300



2

1500

Không

14


1221,4

Mũi
Mũi cay kích thích

0,045

Họng
Ngứa hay kích thích

Khô

Đau

0,041

0,041

0,504

Trong số 16 trẻ em <5 tuổi được khảo sát, triệu chứng ho thường xuyên lúc dậy
(>5 ngày/tuần) là thường gặp nhất (9/16 trẻ).
Những trẻ có các triệu chứng: ho thường xuyên lúc thức dậy (>5 ngày/tuần); ho
thường xuyên những ngày, đêm có thay đối thời tiết, về đông; ho thường xuyên
trong những đêm thay đổi thời tiết, về đông; mắt ngứa; mũi cay kích thích; họng
ngứa hay kích thích; họng khô thường ở gần nhà máy hơn so với nhóm không
(p<0,05).
Trẻ có triệu chứng: mắt cay kích thích ở gần nhà máy nhưng không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách trung bình từ hộ gia đình đến nhà máy

(p>0,05).
Có một số triệu chứng thường ở xa nhà máy hơn so với nhóm gầ (p>0,05): mắt
chảy nước hoặc bị ướt, đau họng. Có thể những trẻ mắc phải các triệu chứng
này vì nguyên nhân khác không phải do ảnh hưởng từ sự ô nhiễm của nhà máy.
2.4.

Quan sát của học viên

Kết quả quan sát của học viên tại 60 địa điểm thuộc thôn Giáp Nhất (60 hộ).
Đặc điểm quan sát

Số lượng

Tỷ lệ %


Ô nhiễm bụi

42

70

Khói từ nhà máy

1

1,6

Tiếng ồn khó chịu từ nhà máy


20

33,3

Không khí ngột ngạt

10

16,7

Qua quan sát tại 60 địa điểm thuộc thôn Giáp Nhất (60 hộ), chúng em
nhận thấy tình trạng ô nhiễm bụi là phổ biến nhất (42/60 hộ; 70%); ô nhiễm
tiếng ồn cũng khá phổ biến (20/60 hộ; 33,4%); không khí ngột ngạt chủ yếu tại
xóm gần nhà máy nhất (10/60 hộ; 16,7%). Tiếp theo là tiếng ồn khó chịu từ nhà
máy chiếm 33,3%, sau đó lần lượt là không khí ngột ngạt, khói từ nhà máy
chiếm 16,7% và 1,6%. Kết quả trên tượng tự với kết quả khảo sát tình hình ô
nhiễm qua phỏng vấn người dân.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM QUAN SÁT


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Science Daily (2013), Environmental Research Letters, Institue of Physics
science.
2. Giáo trình “Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe”(2012), Bộ môn Tâm lý
Y học – Giáo dục Sức khỏe, Đại học Y dược Huế.
3. Giáo trình “Sức khỏe môi trường – thảm họa”(2013), Bộ môn Sức khỏe
Môi trường – Sức khỏe Nghề nghiệp, Đại học Y dược Huế.




×