Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thực tập Công ty cổ phần đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.97 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng
biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, chính vì thế, việc vận tải hàng hóa bằng
đường biển cũng như sự phát triển hệ thống cảng biển ngày càng hiện đại và rộng rãi là
một xu hướng tất yếu, trong đó ngành đóng tàu biển ngày càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Tuy nhiên, trên đà phát triển với nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc
tế như vũ bão hiện nay, trước nhiều cơ hội thì ngành đóng tàu cũng đứng trước nhiều
thách thức và cần có những cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp từ phía Nhà nước để một
mặt đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý mặt khác nhằm giúp đỡ cho các doanh nghiệp
đóng tàu đứng vững và phát triển. Vì thế, pháp luật là biện pháp, là công cụ không thể
thiếu để Nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất. Hệ thống quy
phạm pháp luật về Cạnh tranh, Thương mại, Hàng hải chính là công cụ tạo ra hành lang
pháp lý để các doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh và hiệu quả.
Được trường Đại học Thương Mại, khoa Kinh tế - luật, công ty Cổ phần Đại Dương
và Thạc sĩ Hoàng Thanh Giang tạo điều kiện, giúp đỡ, nên cá nhân em đã có cơ hội tìm
hiểu thực tế về hoạt động sản kinh doanh và vấn đề thực thi pháp luật tại công ty. Đây
không chỉ là cơ hội cho em có thể làm quen với môi trường làm việc thực tế mà còn tạo
điều kiện để tôi có thể vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đại Dương, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình từ phía Giám đốc và nhân viên trong công ty. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên phòng Tổ chức – Hành
chính tại Công ty Cổ phần Đại Dương đã giúp em có được thời gian đầu thực tập thật
hiệu quả. Đồng thời, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Hoàng Thanh Giang đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo thực tập tổng hợp này gồm 6 nội dung sau:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đại Dương.
Phần II: Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Công ty Cổ phần Đại
Dương.
Phần III: Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống các quy phạm pháp luật
thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của Công ty Cổ phần Đại Dương
Phần IV: Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương


mại điều chỉnh hoạt động của đơn vị
Phần V: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết


Phần VI: Đề xuất đề tài khóa luận
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức và kinh nghiệm của em còn
nhiều hạn chế nên bài báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cô chú, anh chị trong công ty và sự đóng
góp ý kiến của Thạc sỹ Hoàng Thanh Giang cùng toàn thể các thầy cô bộ môn Luật
chuyên ngành để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BKS
Cp
ĐHĐCĐ
GTGT
HĐQT
NĐ-CP
TNDN
TGĐ

Ban kiểm soát
Cổ phần
Đại hội đồng cổ đông
Gía trị gia tăng
Hội đồng quản trị
Nghị định - Chính phủ

Thu nhập doanh nghiệp
Tổng giám đốc

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đại Dương
Công ty Cổ phần Đại Dương là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có con dấu
riêng, tài khoản riêng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Công ty được thành lập từ ngày 2
tháng 11 năm 2003, tới nay Công ty đã hoạt động được trên 12 năm. Mã số doanh nghiệp
1000339027 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp.
Tên tiếng việt: Công ty Cổ Phần Đại Dương
Tên tiếng anh: DAI DUONG JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở công ty: Thôn Quang Lang Đoài, Xã Thụy Hải, Huyện Thái Thụy, Thái
Bình
• Mã số thuế: 1000339027





Ngày hoạt động: 24/11/2003
Tel: (84-36) 371 0885
Website: dongtaudaiduong.com
Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng ( một trăm ba mươi tỷ đồng )
Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng / cổ phần
Tổng số cổ phần : 1.300.000 cổ phần
• Đại diện pháp luật:
Họ và tên: Lê Văn Khoa
Giới tính: Nam
Chức danh: Tổng Giám đốc
Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam





Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, từ ban đầu là sản xuất kinh doanh có quy
mô nhỏ, đến nay công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc về mọi mặt,
kiện toàn về tổ chức, nâng cao năng chỉ huy, quản lý, đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật, áp
dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động
kinh doanh trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế. Hơn thế nữa, chất lượng và tiêu chuẩn sản
phẩm luôn được công ty thực hiện tốt theo tiêu chuẩn kỹ thuật và đa dạng hóa các loại tàu
dịch vụ. Cho tới nay đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh và được
trao tặng nhiều bằng khen, chứng nhận. Khả năng đóng mới của Công ty đã được Đăng
kiểm Việt nam đánh giá và xác nhận:
Năm 2001, Đăng kiểm Việt Nam đã kiểm tra đánh giá và cấp mới cho Công ty Giấy
Chứng nhận đủ năng lực đóng mới tàu có trọng tải đến 3.500 DWT .
Năm 2006, Đăng kiểm Việt Nam đã kiểm tra đánh giá và cấp mới cho Công ty Giấy
Chứng nhận đủ năng lực đóng mới tàu có trọng tải đến 5.000 DWT.
Năm 2010, Đăng kiểm Việt Nam đã kiểm tra đánh giá và cấp mới cho Công ty Cổ
phần Đại Dương Giấy Chứng nhận đủ năng lực đóng mới tàu có trọng tải đến 15.000
DWT .
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Để hòa nhập với tiến trình phát triển chung của nền kinh tế thế giới, công ty Cp Đại
Dương tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 mảng chính:
1. Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền như tàu biển, tàu sông, tàu du lịch và chuyên

dụng. Ngày nay mở rộng ra đóng mới các loại ca nô siêu tốc, tàu biển quốc tế và
các loại tàu có trọng tải lớn từ 3000 – 32000 tấn.
2. Kinh doanh vật tư, thiết bị tàu thuỷ

3. Vận tải hàng hóa biển trong nước và quốc tế


Bên cạnh đó, công ty không chỉ là đơn vị có thế mạnh về đóng chữa tàu thuỷ, mà còn
tham gia trong lĩnh vực lắp máy, chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép với nhiều công
trình thi công đã được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Ngoài ra, công ty
còn thực hiện tót các nhiệm vụ báo cáo thống kê định kỳ và có các chiến lược phát triển,
hạn chế rủi ro, tổn thất. Thực hiện quản lý quỹ và đầu tư vốn và thực hiện các nghĩa vụ
đối với người lao động, các quy định của nhà nước về việc bảo vệ môi trường, quốc
phòng an ninh quốc gia, nghĩa vụ nộp thuế.
1.3. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Tên ngành
Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền
Gia công các phụ kiện phục vụ đóng tàu
Kinh doanh thiết bị tàu thuỷ, tủ bảng điện, van ống, sơn, máy công cụ, máy
phát điện, mô tơ, bơm nước, cẩu, trang thiết bị vật tư ngành hàng hải, tàu
thuỷ

Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công
trình điện đến 35 KV, công trình công cộng, triền đà và san lấp mặt bằng;
Xây dựng nhà các loại; Xây dựng công trình cảng, ụ khô; Cho thuê máy
móc thiết bị xây dựng
Khai thác đội tàu biển chạy tuyến quốc tế, bao gồm 6 tàu biển, có tàu trọng
tải 10.068 DWT đóng mới tại Công ty Cp Đóng tàu Thái Bình Dương
Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; kinh doanh sắt thép; phá dỡ tàu cũ
Vận tải hàng hoá và hành khách đường thuỷ nội địa; Dịch vụ đại lý tàu
biển; Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
Vận tải hàng hoá bằng đường bộ; Vận tải hành khách bằng xe khách nội
tỉnh, liên tỉnh; Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và theo hợp
đồng
Kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hoá; Bốc xếp hàng hóa; Cho thuê máy
móc, thiết bị xếp dỡ hàng hóa
Ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Công ty còn thực hiện
hoạt động liên kết, liên doanh trong chế tạo, bán thành phẩm phục vụ lĩnh
vực đóng tàu

1.4. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức Công ty Cp Đại Dương:
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc


Phòng cơ điện
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Kế toán – Tài chính
Phòng kỹ thuật
Phòng vật tư
Đại hội đồng cổ đông

Phân xưởng vỏ 1
Phân xưởng vỏ 2
Phân xưởng Hàn

Phân xưởng máy 1
Phân xưởng máy 2
Phân xưởng cơ khí
Tổ điện/ xe máy
Đội kho

Hội đồng quản trị
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cp Đại Dương do ĐHĐCĐ bầu ra
gồm 01 Chủ tịch HĐQT và 04 thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Quyền và nghĩa
vụ của HĐQT do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Chủ tịch HĐQT: Lê Văn Khoa (kiêm Tổng Giám đốc)


Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Tổng Giám đốc và 02 Giám
đốc. Tổng Giám đốc là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Các Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc trong từng lĩnh
vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được
phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng Giám đốc ủy quyền theo quy
định của Pháp luật và Điều lệ công ty. Trong đó:
Giám đốc kỹ thuật: Nguyễn Văn Hợp
Gám đốc tổng hợp: Bùi Lam Sơn
Phòng vật tư, kỹ thuật
Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản lý các quy
trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, Kiểm tra chất
lượng sản phẩm hàng hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Phòng Kế toán-Tài chính
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán, có chức
năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; thực hiện thu tiền bán
hàng, quản lý kho quỹ; tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy
định, tổng hợp báo cáo thống kê…
Phòng Tổ chức – Hành chính
Thực hiện công việc quản lý hồ sơ của công ty, thực hiện công việc tuyển dụng nhân
sự và giải quyết các vấn đề lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công viên chính của cán bộ
công nhân viên, hợp lý lịch công tác, tham mưu của giám đốc trong việc điều động lao
động cho hợp lý.
Hành chính văn thư đánh chữ, lưu trữ hồ sơ, tiếp khách, quản lý xe con,trực tổng
đài điện thoại, tuyên truyền trang trí khánh tiết, bảo vệ con dấu của công ty. Ngoài ra còn
cấp giấy nghỉ ốm, làm hồ sơ sức khỏe cho những người đến tuổi về hưu, kiểm tra sức
khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
Phân xưởng vỏ
Nhiệm vụ là sửa chữa và đóng mới hoàn toàn các công đoạn gồm: phần vỏ tàu, gò hàn
lắp tổng đoạn, đóng mới phần vỏ cả con tàu, nhận thiết kế dựng mẫu, gà lắp khung
xương, tính toán khung gà lắp đúng với hình mẫu của khung xương, hàn và đấu tổng
đoạn của con tàu như đoạn mũi, khoang hàng, tổng đoạn lại. Sau đó hỏa công phay mài
hoàn chỉnh cả phần ngoài lẫn phần trong kể cả cabin, hàn bệ máy, hoàn thiện các phần


thuộc về nội thất bên trong tàu như: sàn giường, khung cửa, trậu buồn lái, buồng thuyền
viên, vô lăng, cạo rỉ, sơn, làm cả công trình vệ sinh trên tàu.
Phân xưởng máy và cơ khí
Lắp rắp bảo đảm làm sao khi máy vận hành không có sự cố như bị rung, các thông
số kỷ thuật đảm bảo.
Đối với những sản phẩm kỷ thuật sữa chữa tháo lắp chi tiế của máy kiểm tra, thay
thế hoặc bảo dưỡng các chi tiết sản phẩm sữa chữa xong, vận hành đạt các thông số kỷ

thuật cho phép an toàn.
Phần việc của xưởng cơ khí là gia công các phần căn đệm máy,các chi tiể phục vụ
cho việc gà lắp máy, gia công các dụng cụ cơ khí phục vụ cho các đợn vị sản xuất khác,
gia công bulong, trục chân vịt, trục trung gian phục vụ cho công tác hạ thủy như: căn kẻ,
tời hoặc âu đà đưa vào ụ sữa chữ, kê đà, bơm nước vệ sinh âu đà cho các đội khác vào
làm tiếp, xác định vị trí neo tàu đảm bảo an toàn khi neo tầu.
Tổ điện
Sửa chữa các loại máy công cụ bảo dưỡng máy động lực, phương tiện vận tải, ô tô,
xe ủi, xà lan, xe cẩu, thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng toàn nhà máy, bố trí công nhân
vận hành máy khi không có điện lưới thường xuyên, kiểm tra nhắc nhỡ đội ngũ lái xe,
sữa chữa duy trì phương tiện vân tải về vận hành vật tư đảm bảo phục vụ tốt cho công tác
sản xuất.
1.5.

Cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động và mục tiêu phát triển của Công ty trong

thời gian tới
1.5.1. Cơ sở vật chất
Từ ban đầu là sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, đến nay công ty đã xây dự ng
được cơ sở vật trang thiết bị chuyên dùng hiện đại theo chất lượng ISO 9001: 2000, Công
ty đã và đang khẳng định uy tín và năng lực sản xuất kinh doanh trên thị trường trong
nước và quốc tế. Cụ thể: công ty có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, cầu cảng, trang thiết bị


sản xuất phục vụ đảm bảo thi công cùng lúc 10 tàu có trọng tải từ 8.700 tấn, 12.500 tấn;
53000 tấn đến 70.000 tấn với công nghệ thi công theo dây chuyền khép kín và gối sản
phẩm. Nhà xưởng phục vụ gia công lắp ráp phân tổng đoạn với diện tích trên
40.000m2 được trang bị các thiết bị chuyên dụng gia công, máy lốc tôn 3 trục, máy ép
thủy lực 1.500 tấn, máy uốn thép hình, máy cắt CNC, máy hàn tự động cùng hệ thống cần
cẩu có khả năng gia công chế tạo các tổng đoạn có trọng lượng 150 tấn. Viêc lắp ráp

thành khối modul hoàn chỉnh với đầy ddue các thiết bị đặc biệt là diện tích bãi lắp ráp
trên 120.000m2 cùng với hệ thống cẩu 50 tấn, 120 tấn, 300 tấn, 400 tấn…. Hơn nữa, hiện
tại Công ty còn có các hệ thống như: 4 cần trục có sức nâng 50 tấn cho phép đấu đà và hạ
thủy tàu có trọng tải đến 25.000 tấn; đà dọc có kích thước 250m x 36m phục vụ đóng tàu
có trọng tải lên đến 55.000 tấn; đặc biệt là đà bán trụ 70.000 tấn cùng với cổng trục 400
tấn đã thi công đóng mới 02 tàu chở ô tô 4900 xe xuất khẩu cho Ixrael, một sản phẩm là
niềm tự hào của Công ty Cổ phần Đại Dương nói riêng và ngành đóng tàu Việt Nam nói
chung.
Ngoài ra, bằng lực lượng lao động trẻ chiếm 65% đã cho thấy sức trẻ vươn lên, khẳng
định để phát triển của Công ty đóng Cổ phần Đại Dương. Lực lượng lao động có tay nghề
và trình độ được đào tạo ở các nước đóng tàu tiên tiến như Ba Lan, Hàn quốc, Đan Mạch,
Nhật Bản đã và đang là nòng cốt cho sự phát triển bền vững của Công ty.
1.5.2. Mạng lưới hoạt động

Với lực lượng phần lớn là kỹ sư (26 kỹ sư) và công nhân kỹ thuật lành nghề (trên
1000 công nhân) trong đó có đến hơn 650 công nhân có trình độ trung cấp chuyên nghiệp
đóng tàu; Công ty đã triển khai thành công nhiều dự án, công trình quan trọng thuộc các
lĩnh vực khác nhau như: đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải biển; lắp đặt các
công trình điện, nước, dầu khí… Một số hạng mục công trình kỹ thuật đã và đang được
Công ty tham gia chế tạo, lắp đặt là các nhà máy điện (Phả Lại, Na Dương, Uông Bí,..)
cùng hàng trăm loại tàu với công suất chở hàng đến 3.500 tấn. Mỗi năm Công ty chế tạo,
cung cấp hàng vạn tấn kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn và thiết bị áp lực đáp ứng nhu
cầu cho nhiều dự án trọng điểm trong cả nước và xuất khẩu cho các Tập đoàn công
nghiệp lớn như Nippon Steel Corporation, Sumitomo Metal, IHI Corporation, MHI, SHI,
Kawasaki, Doosan Babcock Energy, Siemens VAI,
Hiện nay Công ty đang mở rộng quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh nhằm trở
thành Trung tâm chế tạo kết cấu thép và thiết bị cơ khí đồng bộ hàng đầu của Việt Nam


với khả năng cung cấp trên 20.000 tấn thiết bị hàng năm, đóng mới và sửa chữa tàu biển

đến 10.000 tấn
Ngoài các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, Công ty còn hoạt động liên kết, liên
doanh với nhiều doanh nhiệp khác nhằm tăng doanh thu, hỗ trợ tài chính cho việc duy trì
các hoạt động của toàn bộ Công ty và thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế Nhà nước:
 Công ty hiện là chủ sở hữu Công ty Cp Hàng hải Việt Hùng (với 95% cổ
phần), chuyên chế tạo sản phẩm, bán thành phẩm phục vụ trong lĩnh vực
đóng tàu
 Công ty hiện là cổ đông chi phối (với 75% cổ phần) của Công ty Cp Đóng
tàu Thái Bình Dương; chuyên đóng mới và sửa chữa tàu biển cỡ lớn có
trọng tải tới 16.000 DWT trên diện tích đất 220.000 m2
 Công ty Cp Công nghiệp Điện, chuyên chế tạo và lắp đặt thiết bị điện cho
các tàu biển đóng mới
1.5.3. Mục tiêu phát triển
Với mục tiêu vươn tầm thế giới, Công ty Cp Đại Dương luôn đặt chính sách chất lượng là
tôn chỉ cho mục tiêu chất lượng của mình. Đồng thời, các sản phẩm đóng mới và sửa
chữa tàu biển của Công ty thỏa mãn các quy định của Quy phạm, quy chuẩn Quốc gia,
của các Công ước Quốc tế có liên quan và các yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, hệ
thống quản lý chất lượng của Công ty được xây dựng và thực hiện phù hợp với Chính
sách Chất lượng nêu trên và không ngừng được cải tiến để hoàn thiện.
Mục tiêu dự báo số tàu thuyền trong giai đoạn 2015 – 2020:
Tàu thuyền
Chiếc
Nghìn tấn

Tàu chở hàng
219
1.65

Tàu container
28

0.47

Tàu dầu
284
3.1

Tàu du lịch
20
15.2


PHẦN II: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
Hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lí để công ty
được tạo lập, vận hành và phát triển, thông qua các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự,
Luật thương mại, Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Bộ
luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn có liên quan…
Công ty Cp Đại Dương là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu trên hai mảng lĩnh
vực sản xuất (chế tạo, lắp ráp…) và lĩnh vực thương mại như phân phối trang thiết bị vật
tư. Chính vì thế nên các mảng hoạt động của công ty có một hệ thống pháp luật điều
chỉnh tương đối hoàn thiện và đầy đủ.
2.1. Về hoạt động thành lập và cơ cấu tổ chức của Công ty
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh là nội dung cơ bản của
quyền tự do kinh doanh theo điều 57 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 1992: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là
tiền đề để thực hiện quyền thành lập Công ty Cp Đại Dương.
Quá trình hình thành và vận hành cơ cấu tổ chức, tổ chức quản lí và thực hiện các
hoạt động của Công ty Cp Đại Dương chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp số
13/1999/QH10 ngày 12 tháng 06 năm 1999. Ngoài ra, quá trình thành lập công ty còn
chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 Về

đăng ký kinh doanh; Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp
Bên cạnh các quy định của pháp luật, hoạt động của các phòng ban tại công ty Cp
Đại Dương cũng được tuân thủ và thực hiện theo quy định riêng của Công ty:
STT Tên quy định
1
Quy định về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn của tổ chức
& cá nhân trong hệ thống quản lý Công ty
2
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổ chức và Hành
chính
3
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính Kế toán
4
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật

Số hiệu
QĐ 01- 00
QĐ 02- 00
QĐ 03- 00
QĐ 04- 00


5
6

Quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng Vật tư
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng Cơ điện

QĐ 05- 00

QĐ 07- 00

(Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)
Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Bên
cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh
thương mại. Vì vậy, việc thành lập và cơ cấu tổ chức của công ty Cp Đại Dương ngày nay
phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành như hoạt động đang ký những bổ sung, thay đổi
của doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 và các văn
bản có liên quan như:Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định
số 96/2015 NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của luật
doanh nghiệp
2.2. Về lĩnh vực hoạt động thương mại và sản xuất đóng chế tàu biển của công
ty
Ngoài những quy định về đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 1999, bên
cạnh các hoạt động thương mại cơ bản như: tiến hành giao dịch dân sự theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 1995, Luật thương mại năm 1997 về hợp đồng mua bán hàng hóa là
tàu thủy. Hoạt động sản xuất, chế tạo các loại tàu của Công ty Cp Đại Dương phải đảm
bảo chất lượng theo quy định của:
Pháp lệnh số 18/1999/PL-UBTVQH ngày 24 tháng 12 năm 1999 của Uỷ Ban
Thường Vụ Quốc hội về Chất lượng hàng hóa.
Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và
đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Quyết định số 41/2003/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về
việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.
Bên cạnh các quy định của pháp luật, công ty cũng chủ động đưa ra văn bản hướng
dẫn riêng về quy trình và hướng dẫn công nghệ đóng tàu:
STT Tên văn bản hướng dẫn
1
Hướng dẫn chế tạo Block tàu và kiểm tra chất lượng bánh lá

2
Hướng dẫn lắp ráp, hàn đấu đà và kiểm tra hệ thống điện tàu
3
Hướng dẫn lắp ráp và kiểm tra hệ thống điện tàu
4
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng đóng mới vỏ tàu
5
Hướng dẫn lắp ráp máy chính và hệ trục
6
Hướng dẫn thử tại bến

Số hiệu
HD-01-VT
HD-01-VT
HD-05- ĐT
HD-01-KCS
HD-07-KCS
HD-10-KCS

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)


Năm 2005, Nhà nước ban hành quy định đăng ký cho tàu biển đang tiến hành chế tạo,
gia công sản xuất. Vì vậy, hoạt động đóng tàu của công ty phải tuân thủ đăng ký tại Điều
18, Luật Hàng hải 2005 về tàu biển đang đóng. Ngoài ra các hoạt động kinh doanh,
thương mại của công ty phải tuân theo các quy định cơ bản về hợp đồng trong Bộ luật
dân sự năm 2005 (sửa đổi Bộ luật dân sự 1995), Luật thương mại năm 2005 (luật sửa đổi
Luật thương mại 1997) đã mở rộng hơn về thiết lập hợp đồng mua bán tàu biển quốc tế:
nội dung của hợp đồng, phương thức giao nhận, điều kiện bảo hành và đổi/ trả hàng hóa,
phương thức, thời hạn thanh toán, quyền và trách nhiệm của các bên; Luật cạnh tranh

2004... Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty với đối tác nếu xuất
hiện tranh chấp, các tranh chấp có thể được giải quyết thông qua giàn xếp thương lượng,
hòa giải, hoặc giải quyết bằng trọng tài, bằng tòa án. Cách giải quyết bằng tòa án, trọng
tài cũng được pháp luật điều chỉnh thông qua hành lang pháp lí của Bộ luật tố tụng dân sự
2004 và luật trọng tài thương mại 2010.
2.3. Hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với nghĩa vụ xã hội của công ty
2.3.1. Nghĩa vụ với các thành viên của công ty và người lao động
Vì doanh nghiệp thuộc sở hữu của các thành viên nên trong việc điều hành hoạt động
của doanh nghiệp, những người quản lý, điều hành phải hoạt động vì lợi ích của các
thành viên là chủ sở hữu hoặc người góp vốn tạo thành doanh nghiệp. Hay nói rộng hơn,
người quản lý, điều hành công ty phải có trách nhiệm sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực
kinh tế để tạo ra nhiều nhất những giá trị kinh tế.
Còn trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động luôn quan tâm tới vấn đề kiểm
soát được lực lượng lao động, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, lành nghề và trung
thành. Ngược lại đối với người lao động, họ mong muốn được trả lương tương xứng với
những gì họ đóng góp, được làm việc trong một môi trường an toàn, được thăng tiến và
được đối xử bình đẳng với những người lao động khác. Như vậy, quan hệ lao động trong
Công ty Cổ phần Đại Dương được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động năm 2002 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật lao động 1994. Tuy nhiên, ngày nay quan hệ lao động
ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp vì thế mà công tác tuyển dụng và sử dụng lao
động của công ty tuân theo các chế định về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005 và các
quy định tại Bộ luật lao động 2012 cùng với Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, Luật thi đua khen thưởng, Luật bảo hiểm xã
hội. Theo đó Công ty Cp Đại Dương phải tuân theo quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và


quản lí lao động trong công ty, quy định về hợp đồng lao động, thời gian làm việc, nghỉ
ngơi của nhân viên, trách nhiệm của người lao động với công ty, những quy định về an
toàn lao động, công tác đãi ngộ đối với công việc tiếp xúc với các chất độc hại.

Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh về vấn đề trả lương và đãi ngộ
cho người lao động hiện nay tại Công ty Cổ phần Đại Dương như:
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động
về tiền lương.
Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,vệ sinh lao động.
2.3.2. Nghĩa vụ của công ty với Nhà nước
Một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước được quy định trong luật
doanh nghiệp 1999 là kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác
trong quá trình hoạt động của công ty. Công ty Cp Đại Dương có nghĩa vụ nộp thuế cho
Nhà nước, chấp hành các quy định của Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997, Nghị định
số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế
GTGT
Tuy nhiên, ngày nay Nhà nước có sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và Công ty Cp Đại Dương nói riêng theo quy định của pháp luật là thuế suất thu
nhập doanh nghiệp sẽ được giảm từ 22% xuống còn 20% bắt đầu được áp dụng từ ngày
01/01/2016 được điều chỉnh bởi Luật Thuế GTGT 2008; Luật Thuế TNDN số 14/2008;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 32/2013 và các văn bản
hướng dẫn hiện nay như:
Nghị định 92/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế GTGT.
Nghị định 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế
TNDN.
2.4. Hệ thống pháp luật điều chỉnh tới quá trình liên kết, liên doanh và xúc tiến
thương mại
Hiện nay, quá trình hoạt động xúc tiến thương mại của công ty chịu sự điều chỉnh
của những văn bản luật như Luật thương mại 2005, Luật đầu tư 2014, Nghị định số
37/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến



thương mại; việc thực hiện liên doanh phải tuân thủ theo chế độ hợp đồng Bộ luật dân sự
2005 về hợp đồng liên doanh (BBC) hợp tác kinh doanh…
2.5.Các văn bản khác
Bên cạnh những văn bản luật đã được nêu, công ty còn phải tuân thủ pháp luật quốc
gia như: Luật phòng cháy chữa cháy 2001, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật
bảo vệ môi trường,… Trong một số trường hợp, các hoạt động công ty còn phải tuân thủ
theo các quy định của pháp luật quốc tế khi hợp tác có yếu tố nước ngoài:
STT Văn bản quốc tế quy định tiêu chuẩn kỹ thuật
1
Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển
2
Công ước Quốc tế mạn khô tàu biển
Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển
4
Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển

Số hiệu
TONNAGE 69
LOADLINE 66
SOLAS 74/78
MARPOL73/78

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
PHẦN III: THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUY
PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
3.1. Tình hình cập nhật, phổ biến pháp luật trong công ty
Việc cập nhật, phổ biến pháp luật tại công ty Cp Đại Dương đang được thực hiện một
cách, thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo mọi hoạt động của công ty diễn ra đúng theo

khuôn khổ pháp luật.
Hoạt động cập nhật pháp luật của công ty được tiến hành qua internet, cụ thể là qua dịch
vụ của trang web: www.thuvienphapluat.vn. Theo đó, mỗi khi có văn bản pháp luật mới,
phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tự động cập nhật. Sau đó, các văn bản này sẽ được gửi
đến các phòng ban của công ty để thi hành, đảm bảo tính cập nhật nhanh chóng.
3.2. Thực trạng thực hiện và tác động của pháp luật doanh nghiệp
Công ty cổ phần Đại Dương được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1000339027, đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 11 năm
2003. Tổ chức trong công ty gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban giám đốc, bên dưới là các phòng
ban, đơn vị chịu sự lãnh đạo của các cấp trên nhằm đảm bảo sự thống nhất, quản lí có
quy củ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã đáp ứng đủ tất các quy
định về cơ cấu tổ chức, quy chế, điều lệ công ty của Luật doanh nghiệp năm 1999.


Các cổ đông trong công ty luôn tuân thủ pháp luật theo quyền và nghĩa vụ trong
Điều 53, Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 1999.
Công ty Cp Đại Dương đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cụ thể về công ty
Cổ phần từ Điều 51 đến Điều 94 trong Luật doanh nghiệp năm 1999 như: quy định về
quyền và nghĩa vụ của các thành viên, điều kiện, thể thức tiến hành họp đại hội cổ đông,
điều kiện, tiêu chuẩn làm giám đốc, thay đổi vốn điều lệ, chia lợi nhuận ….
Như vậy, từ năm 2003 khi thành lập công ty Cp Đại Dương đã tuân thủ thực hiện
theo đúng quy định của luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, tới nay mạng lưới hoạt động
của công ty ngày càng lớn, số lượng thành viên của công ty ở trên 60 thành viên, chưa kể
công nhân viên kỹ thuật. Bên cạnh đó pháp luật hiện hành có những quy định mở hơn
cho doanh nghiệp. Tại Khoản 1, Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Cơ cấu tổ
chức quản lý công ty cổ phần, theo đó công ty Cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản
lý và hoạt động theo các mô hình rộng rãi hơn. Mặt khác, với sự phát triển của công ty và
các cổ đông góp vốn, Luật doanh nghiệp 2014 yêu cầu công ty có số lượng thành viên từ
11 người trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Hơn nữa, cơ chế bầu HĐQT và BKS theo
quy định của luật hiện hành chặt chẽ hơn sẽ có tác động tích cực cho công ty. Bởi lẽ, ở

nước ta hiện nay, hành vi trục lợi và thôn tính diễn ra vô cùng phổ biến. Người thôn tính
toàn bộ doanh nghiệp thì phải nắm giữ trên 75% vốn điều lệ thì mới có toàn quyền quyết
định , một khi chưa đạt tỷ lệ trên thì vẫn có thể bị nhóm cổ đông khác phủ quyết mọi
quyết định về đường lối phát triển doanh nghiệp, vì vậy giá thôn tính sẽ trở nên rất đắt đỏ
và vì thế hiện tượng thôn tính quyền lực doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, từ đó nhằm
tạo lập môi trường doanh nghiệp công bằng, dân chủ.
3.3. Thực trạng thực hiện và tác động của pháp luật lao động
Lao động là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất
kinh doanh và là thành phần mang tính chất quyết định. Dù máy móc thiết bị có hoàn hảo
đến đâu đi nữa cũng không thể tự bản thân nó tạo ra được của cải vật chất mà phải có sự
tác động của con người vào nó để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Do vậy, hoạt động tuyển
dụng và sử dụng lao động của công ty luôn được chú trọng và đảm bảo tuân thủ pháp luật
nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như lợi ích của công ty. Cụ thể:
Về tiêu chí tuyển dụng: công tác tuyển dụng hành chính trong công ty phải đáp
ứng đúng nhu cầu tuyển dụng và thực thi có hiệu quả, 100% nhu cầu tuyển dụng theo tiêu
chí: “Vì công việc mới tuyển người, không vì người mà sắp xếp công việc” . Trong 06


tháng cuối năm tổ chức ít nhất một lần đánh giá, chuẩn hóa lại năng lực cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Về phương pháp tuyển dụng: Tuyển dụng nhân viên theo 2 nguồn: Nguồn nội bộ và
nguồn bên ngoài.
Đối với các phòng ban, nhân viên được tuyển dụng theo tiến trình: Xét hồ sơ xin việc
-> Phỏng vấn -> Quyết định tuyển chọn -> Tuyển dụng bổ nhiệm.
Về hợp đồng lao động: hợp đồng được ký kết với người lao động được lập bằng văn
bản, lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.
Về thời gian làm việc:Thời gian làm việc đối với nhân viên trong công ty là 08 giờ
mỗi ngày (Sáng: 8 giờ đến 12 giờ, chiều: 13 giờ đến 17 giờ). Lao động nữ có thai từ 07
tháng trở lên hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được bố trí làm việc 07 giờ mỗi
ngày. Trong những trường hợp đặc biệt, công ty thỏa thuận với nhân viên về việc làm

thêm giờ nhưng luôn đảm bảo quy định không quá 04 giờ mỗi ngày và không quá 200
giờ mỗi năm.
Về chế độ nghỉ thai sản riêng cho lao động nữ: lao động nữ mang thai được nghỉ
việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; thời gian nghỉ thai sản được tính liên tục cả
trước và sau khi sinh con cộng dồn không quá 06 tháng.
Ngoài ra, công ty có nhiều những hình thức thưởng đối với người lao động như:
Thưởng năng suất lao động cao, thưởng sáng kiến, thưởng theo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm vật tư,… Cụ thể, mức
thưởng của nhà máy như sau:
Năm 2004 - 2007

Năm 2008 - 2011

Năm 2012 - 2015

A: 80.000 đồng

A : 100.000 đồng

A: 150.000 đồng

B :60.000 đồng

B : 80.000 đồng

B: 100.000 đồng

C : 40.000 đồng

C : 70.000 đồng


C: 80.000 đồng

(Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)
Chính vì công ty luôn chú trọng chế độ đãi ngộ đối với người lao động, quy định
thời gian làm việc đúng giờ và hợp lý, vì thế chất lượng lao động và hiệu quả sử dụng lao
động luôn được bảo đảm tốt.


Như vậy, công ty thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật lao động năm 2002
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động 1994 về các quy định thời giờ làm
việc, việc cho nghỉ phép và nghỉ hưởng nguyên lương trong các trường hợp đặc biệt như
việc hiếu, việc hỷ. Về tiền lương của công việc mới cũng được tính tiền lương phải bằng
ít nhất 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà
nước quy định.
Hiện nay, pháp luật lao động hiện hành có nhiều quy định bổ sung về hình thức trả
lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Bộ luật Lao động
2012 quy định tiền lương được tính căn cứ vào khung trả lương của công ty và quy định
về mức lương cơ bản của pháp luật. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 103/2014/NĐCP quy định mức lương tối thiểu vùng được công ty áp dụng là 3.100.000 đồng/tháng.
Bắt đầu từ ngày 14 tháng 11 năm 2015, công ty áp dụng mức lương tối thiểu vùng là
3.500.000 đồng/tháng theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu
vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ
hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo
hợp đồng lao động. Tiền lương được công ty trả đầy đủ, đúng hạn bằng thẻ ngân hàng.
Ngoài ra, quy định về mức lương làm thêm giờ được tính theo hệ số 1.5 lần trong
ngày làm việc bình thường, hệ số 2.0 lần đối với ngày nghỉ trong tuần, hệ số 3.0 lần trong
ngày nghỉ lễ. Như vậy, việc nâng mức lương lên một mặt giúp nâng cao thu nhập, nâng
cao chất lượng đời sống của người lao động. Tuy nhiên mặt khác sẽ khiến cho doanh
nghiệp gặp phần khó khăn với việc trả lương cho công nhân khi tình hình kinh doanh
thua lỗ và tình hình lạm phát tăng cao, thị trường bất định.

Hơn nữa, Điều 158 Bộ luật Lao động quy định: “Lao động nữ được bảo đảm việc
làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản
3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thi người sử dụng lao
động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước
khi nghỉ thai sản”. Tuy Bộ luật Lao đông 2012 đã có những bước tiến trong việc bảo vệ
quyền lợi của lao động nữ, nhưng trong điều này chưa nêu rõ “trường hợp việc làm cũ
không còn” cụ thể là trường hợp nào. Điều này gấy nên tình trạng hiểu sai dẫn đến thực
hiện không đúng.
3.4. Thực trạng thực hiện và tác động của pháp luật thương mại
Trong quá trình hoạt động thương mại, vấn đề pháp lý luôn được công ty đặt lên
hàng đầu. Công ty không chỉ tuân thủ áp dụng đúng theo các quy đinh của pháp luật về


dân sự, Luật thương mại, Luật hàng hải,…mà còn đa dạng trong chế tạo, đảm bảo chất
lượng sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực tế để đáp ứng với yêu cầu ngày càng
cao của ngành công nghiệp đóng tàu Việt nam, công ty không ngừng cải tiến công nghệ
đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm chi phí sản xuất, mà còn tăng năng lực sản xuất như: nâng cấp
các trang thiết bị của công ty, cầu trục , cầu cảng , triền đà và cử cán bộ , công nhân đi
đào tạo… Mục đích không chỉ đạt những tiêu chuẩn và quy định của ngành đóng tàu Việt
nam mà còn đảm bảo thành công và hiệu quả cho mỗi con tàu.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện hoạt động công suất đóng sửa tàu được tính trung bình
qua mỗi năm:
Đvt: %

Biểu đồ thể hiện công suất đóng sửa tàu được tính trung bình qua mỗi năm
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Ta thấy, hoạt động đóng các loại tàu ca nô, tàu dầu luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Sang
năm 2012, công ty chú trọng phát triển thêm loại tàu quốc tế siêu tốc, tàu du lịch điều này
chứng minh rằng, công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, hoạt động gia công, chế tạo
tàu không chỉ hiệu quả trong nước mà kéo theo cả các hoạt động giao thương mở rộng ra

phạm vi quốc tế, góp phần không nhỏ cho tổng doanh thu ngành công nghiệp đóng tàu
của công ty Cp Đại Dương.


Ngày nay, hoạt động thương mại của công ty Cp Đại Dương ngày càng diễn ra rộng
rãi, công ty tiến hành hoạt động sản xuất thương mại với nhiều hình thức như tự sản xuất,
nhập khẩu, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó pháp luật cũng
có những quy định rất cụ thể như Điều 25 Luật thương mại 2005 về những mặt hàng hóa
bị cấm, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được quy định một chương riêng mà yêu cầu
công ty Cp Đại Dương phải tuân thủ thực hiện.
Về hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty: Hiện nay tất cả các hợp đồng mua bán
hàng hóa của công ty đều được soạn thảo, đàm phán, kí kết theo các quy định trong bộ
luật dân sự 2005 và bộ luật thương mại 2005, cụ thể :
Các quy định về giao kết, thực hiện, sửa đổi hợp đồng dân sự từ Điều 388 đến Điều 427
Bộ luật dân sự 2005.
• Các quy định chung đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng thuộc chương II từ Điều 24 đến Điều 62 của Luật thương mại 2005.


Ngoài ra, hoạt động về đại lý thương mại cung cấp vật tư kỹ thuật cho các công ty
khác như hợp đồng đại lý, hình thức, thù lao đại lý… và quyền của các đại lý thương mại
cũng được công ty thực hiện theo đúng quy định của bộ luật Thương mại 2005 từ Điều
166 đến Điều 177.
3.5. Thực trạng thực hiện và tác động của pháp luật thuế
Sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh, công ty được cấp mã số thuế, kê khai thuế
và nộp các loại thuế sau : Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp,.. Ngoài ra,
công ty còn nộp Thuế môn bài với mức thuế môn bài mà công ty phải nộp là 3 000 000
đồng ( ba triệu đồng) một năm theo Thông tư số 42/2003/TT-BTC quy định về mức thuế
môn bài cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp.
Về thuế thu nhập cá nhân của người lao động, Công ty cũng đã tiến hành đăng ký

mã số thuế cho người lao động; thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế
Hàng năm Công ty đều hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình tại Chi cục thuế
tỉnh Thái Bình và chưa từng có trường hợp nào nợ thuế hay trốn thuế. Hơn nữa, lượng
thuế nộp hàng năm vào ngân sách Nhà nước hàng năm đều tăng, chỉ tính tỷ lệ chênh lệch
năm 2015 và 2014 là 111.442.782 đồng, điều đó góp phần nhỏ vào tiến trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước (Báo cáo phòng Kế toán – Tài chính)


Năm 2012, công ty vẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%. Tới
năm 2013, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung thay đổi thuế suất
về 22% và chuyển sang thuế suất 20% kể từ ngày 01/01/2016. Quy định này đã hỗ trợ
theo hướng tích cực giúp cho công ty Cp Đại Dương nói riêng và các doanh nghiệp Việt
Nam phần nào có thêm nguồn vốn để phát triển bền vững, chi trả vật tư kỹ thuật và hỗ trợ
hoạt động của toàn công ty.
Hơn nữa, theo pháp luật thuế hiện hành 2008, trong việc thiết lập hóa đơn GTGT
công ty Cp Đại Dương đã dựa theo những hướng dẫn của thông tư 64/2013/TT-BTC để
thiết lập các hóa đơn GTGT, căn cứ điều 3 thông tư 64/2013/TT-BTC công ty xác định
được các loại và hình thức hóa đơn phù hợp cho đơn vị của mình, cũng căn cứ vào thông
tư này công ty nắm bắt được các nguyên tắc tạo hóa đơn, cũng như việc xây dựng nội
dung của hóa đơn. Công ty đã tuân thủ đúng những quy định trong thông tư này khi thiết
lập hóa đơn. Cũng như việc sử dụng thông tư này trong việc thiết lập biên bản hủy hóa
đơn khi có những sai sót.
3.6. Thực trạng thực hiện và tác động của pháp luật khác
Công ty thực hiện cạnh tranh lành mạnh theo quy định của luật cạnh tranh 2004,
không vi phạm pháp luật về cạnh tranh như : kinh doanh trái với các chuẩn mực đạo đức
thông thường, xâm phạm bí mật kinh doanh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo và khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật cạnh tranh đã đảm bảo cho công ty
hoạt động kinh doanh tự do trên một thị trường tự do, đồng thời ngăn chặn các doanh
nghiệp khác thu lợi nhuận bằng việc thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Công ty thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên, nhãn hiệu tàu

thuyền, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ xung năm
2009. Các sửa đổi, bổ sung của luật sở hữu trí tuệ đã tạo điều kiện cho công ty Cp Đại
Dương tiếp cận các thủ tục rõ ràng, minh bạch trong việc tiến hành xác lập quyền, giảm
các chi phí về tài chính cũng như thời gian, vật chất liên quan đến việc lập hồ sơ, thủ tục
nộp đơn, xin cấp văn bằng bảo hộ. Từ đó, giúp công ty bảo vệ được quyền sở hữu công
nghiệp của mình.

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
4.1. Đánh giá chung về thực trạng thi hành pháp luật thương mại tại công ty


4.1.1. Thành công trong thi hành pháp luật
Từ khi thành lập tới nay, công ty Cp Đại Dương đã thực hiện đầy đủ, nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật và đi vào hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu ngày một
phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân
sách tại tỉnh Thái Bình. Công ty thường xuyên tìm hiểu và nghiêm túc thực hiện các văn
bản, quy định, nghị định mới của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh,
lao động...
Đồng thời, công ty luôn nắm bắt và cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành
như các quy định mới của các Bộ Luật Lao Động, Luật Thuế, Luật Thương Mại, Bộ luật
Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật Hàng hải, các chính sách Bảo hiểm y
tế, Bảo hiểm xã hội, , môi trường, phòng chống cháy nổ… và các văn bản, nghị định kèm
theo.
Về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm: công ty thực hiện tốt theo tiêu chuẩn kỹ thuật
của Nhà nước, khả năng đóng mới của Công ty đã được Đăng kiểm Việt nam đánh giá và
xác nhận.
Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: công ty thực hiện đúng pháp luật về chế độ
làm việc được quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của
bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao

động.
Về hợp đồng: hợp đồng được thực hiện theo nguyên tắc tự do thỏa thuận theo quy
định của pháp luật. Đối với hợp đồng lao động, công ty ký kết hợp đồng lao động sau khi
đạt được những thỏa thuận rõ ràng cho cả hai bên về công việc cụ thể, nơi làm việc, thời
gian làm việc,… theo quy định của bộ luật Lao động.
Về tiền lương: công ty thực hiện nghiêm túc Nghị định số 182/2013/NĐ-CP Quy
định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác
xã, tố hợp tác, trang trại, hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Về bảo hiểm xã hội: công ty đã thực hiện tốt các chế độ BHXH cho người lao động,
đã trích thu tiền BHXH của người lao động và nộp cho cơ quan BHXH theo quy định.
Một ưu điểm lớn của Công ty là suốt trong quá trình hoạt động, không có tranh
chấp lớn nào xảy ra dẫn đến kiện tụng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Công
ty.Bởi khi có tranh chấp Công ty và bạn hàng gặp nhau thông qua phương thức giải quyết
thương lượng là mâu thuẫn được giải quyết. Vì vậy, số lượng hợp đồng mua bán hàng
hoá của Công ty ký kết được ngày càng tăng lên.
4.1.2. Hạn chế trong thi hành pháp luật


Bên cạnh những mặt thuận lợi, mặt tích cực trong thực thi pháp luật của mình, hiện
nay Công ty vẫn còn một số mặt tồn tại cần sớm được khắc phục
Công tác soạn thảo hợp đồng chưa chặt chẽ. Nhân viên soạn thảo hợp đồng mua bán
hàng hóa, hợp đồng đại lý vật tư trong công ty thường là nhân viên hành chính, chưa
được đào tạo về pháp luật một cách bài bản. Vì vậy, các mẫu hợp đồng thường cứng
nhắc, không linh hoạt trong quan hệ hợp đồng, điều khoản trong hợp đồng còn thiếu tính
cụ thể rõ ràng, chưa mang tính ràng buộc chặt chẽ từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, tính
chuyên môn của công việc đàm phán.
Xem xét các hợp đồng mua bán hàng hoá được soạn thảo sẵn, thì thấy các điều
khoản trong hợp đồng còn thiếu tính cụ thể rõ ràng, chưa mang tính ràng buộc chặt chẽ
Ví dụ như điều khoản thanh toán trong hợp đồng thường ghi là: “Bên A thanh toán bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản cho bên B…” mà không quy định đồng tiền thanh toán. Biết

rằng trong hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước thì đồng tiền thường được sử dụng là
VND, nhưng cũng có trường hợp giá của hàng hoá được tính bằng USD, trong trường
hợp như vậy thì nên ghi rõ đồng tiền thanh toán, bởi trong tình hình hiện nay khi mà giá
cả mọi thứ thay đổi nhanh, sự quy đổi USD sang VND cũng thay đổi từng ngày, có thể
hai bên đều hiểu đồng thanh toán là gì nhưng trong hợp đồng mọi điều khoản đều phải rõ
ràng.
Khi nghiên cứu, tìm hiểu các hợp đồng mua bán hàng hoá đã được ký kết tại Công
ty, có một vấn đề rất đáng quan tâm mà không thấy được quy định trong các hợp đồng
của Công ty. Đó là việc chuyển giao rủi ro. Chuyển giao rủi ro là một vấn đề rất quan
trọng. Nó ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thời điểm chuyển rủi ro
là thời điểm xác định trách nhiệm đối với hàng hoá thuộc về ai, từ đó mà xác định bên
nào phải chịu trách nhiệm nếu lỡ có thiệt hại xảy ra.Chính vì không được quy định trong
hợp đồng, nên khi có rủi ro xảy ra các bên sẽ đổ trách nhiệm cho nhau làm nảy sinh tranh
chấp.Mặc dù trong luật cũng có quy định về thời điểm chuyển rủi ro, nhưng các bên thoả
thuận và ghi vào hợp đồng thì sẽ cụ thể và dễ hơn trong việc thực hiện.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về thành lập và cơ cấu tổ chức của Công ty,
khi quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đông nhiều hơn, sự điều hành và quản lý công
ty trở nên phức tạp và do đó cần có một đội ngũ quản trị chuyên nghiệp.. Nếu tạm coi
CTCP là một “nhà nước” thu nhỏ, thì ĐHĐCĐ đóng vai trò là cơ quan lập pháp; HĐQT
và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp; còn BKS đóng vai trò của cơ quan tư pháp có
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HĐQT và BGĐ, kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh


doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính cũng như thẩm
định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty,
báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT. Tuy vậy, Công ty chưa thành lập Ban
Kiểm Soát
4.2. Đánh giá chung về hệ thống quy phạm pháp luật thương mại điều chỉnh
hoạt động của công ty

4.2.1. Điều chỉnh hợp lý
Về vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty, Nhà nước đã kịp thời ban
hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại làm cơ sở cho việc ký
kết và thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó việc cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ký kết và thực hiện hợp đồng tại doanh
nghiệp.
Hệ thống pháp luật về doanh nghiệp từng bước được xây dựng và hoàn thiện, tiêu
biểu như luật doanh nghiệp 2014 đã sửa đổi, bổ sung những quy định mới, tháo gỡ những
hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho
công ty.
Đối với các chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế, nhìn chung cơ cấu chính sách
thuế của nước ta hiện nay đã tương đối đi vào ổn định. Hệ thống pháp luật về thuế đã góp
phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế. Đồng
thời công tác quản lí thuế ngày càng được đổi mới, thông qua cải cách các quy trình, thủ
tục về kê khai và nộp thuế, đảm bảo tính đơn giản, công khai, minh bạch tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình kê khai và nộp thuế của công ty.
Hơn nữa, Bộ luật lao động quy định trách nhiệm của người lao động tạo sự giàng
buộc pháp lý khiến cho hoạt động của công ty đi vào quy củ và đạt được hiệu quả cao.
4.2.2. Hạn chế
Công ty gặp phải những khó khăn khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng chế tạo
tàu thủy với đối tác bởi trên thực tế các quy định giữa Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương
mại 2005 và Luật Hàng hải, trong đó còn tồn tại một số điểm chưa thật thống nhất trong
điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại, điển hình là các quy định về phạt vi phạm. Cụ
thể tại Khoản 2 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên
thoả thuận” và không giới hạn mức phạt vi phạm tối đa. Trong khi Điều 301 Luật Thương
mại 2005 lại quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt


đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.

Sự khác biệt về mức phạt vi phạm dẫn đến sự khác biệt trong việc quy định mối
quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Điểm 2 Khoản 3 Điều 422 Bộ luật
Dân sự 2005 quy định rằng: “Trong trường hợp các bên thoả thuận phạt vi phạm mà
không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền
phạt vi phạm”. Theo Khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trong trường
hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm mà không có thoả thuận bồi thường thiệt hại thì
bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”.
Chính bởi những hạn chế đó của pháp luật khiến nhiều trường hợp đối tác của Công ty vi
phạm hợp đồng mà họ vẫn có những lập luận để tránh những bồi thường đối với phía
Công ty, khiến Công ty bị tổn thất về tài chính cũng như ảnh hưởng đến uy tín của Công
ty.
Việc quy định 4 loại thuế suất thuế GTGT hiện nay ( 0%, 5%,10%, 20%) là quá
phức tạp lạc hậu so với thuế GTGT hiện đại, nhiều mức thuế suất làm cho việc xác định
mức thuế phải nộp của Công ty thêm phức tạp, khó khăn. Hơn nữa, việc thay đổi trong
luật thuế về biểu mẫu thuế, thay đổi mức thuế phải nộp của doanh nghiệp hay việc tăng
giảm lương cho cán bộ công nhân viên đã làm công ty nhầm lẫn trong quá trình thực
hiện, tuân thủ quy định pháp luật
PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
5.1.
Về hệ thống pháp luật
Như chúng ta đã biết, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty Cp Đại Dương
khá hợp lý và rõ ràng tuy nhiên hệ thống đó vẫn còn 1 số bất cập cần được xem xét và
giải quyết:
Thứ nhất, các Văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá
chưa mang tính ổn định và đồng bộ. Cụ thể là các quy định giữa bộ luật dân sự năm 2005
và luật thương mại 2005 còn tồn tại một số mâu thuẫn gây khó khăn cho nhiều chủ thể
giao kết, thực hiện hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, việc thay đổi pháp luật quá nhiều và quá nhanh khiến công ty không kịp thời
thích ứng. Bên cạnh đó, việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành
pháp luật khiến cho công ty khó khăn khi thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp phát

sinh từ hợp đồng.


×