Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

chủ thể có thẩm quyền xét xử vụ sơ thẩm án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.55 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Có 7 giai đoạn trong hoạt động tố tụng của một vụ án hình sự thì trong đó xét xử
sơ thẩm là giai đoạn quan trọng nhất bằng việc đưa vụ án đó ra phiên tòa sơ thẩm.
Các giai đoạn của quá trình tố tụng đề phải gắn với các quy định về thẩm quyền,
trình tự thủ tục… xét xử sơ thẩm cũng phải tuân thủ các vấn đề trên. Trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định mở rộng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện
đồng thời Quốc hội cũng có Nghị quyết quy định lộ trình hoàn thiện quy định đó
trên thực tế. Thêm vào đó, Pháp lệnh Tổ chức tòa án quân sự năm 2002 cũng quy
định phân biệt một cách cơ bản thẩm quyền của Tòa án quân sự và Tòa án nhân
dân. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về lĩnh vực này
vẫn gặp những vướng mắc và bất cập nhất định. Trên cơ sở đó, chúng ta thấy
rằng muốn xây dựng thẩm quyền của tòa án trước hết phải xây dựng thẩm quyền
xét xử sơ thẩm của tòa án. Chính vì thế, em chọn đề bài như sau: “ Quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩn quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sựso sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”

1


NỘI DUNG
I.
Những vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý về xét xử sơ thẩm và thẩm
quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
1. Xét xử sơ thẩm
Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Toà án được giao
thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo Luật tổ chức Toà án nhân
dân và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thì Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Việt Nam là các Toà án cấp
huyện, Toà án cấp tỉnh, Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu.
Theo pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành, thì xét xử sơ thẩm được xác định


như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài
liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều
tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà, những người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh
luận chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực
hiện. Xét xử sơ thẩm được coi như là đỉnh cao của quyền tư pháp, tại phiên toà
quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tồ tụng được
thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; những lo âu của bị cáo, người bị hại và
của những người tham gia tố tụng khác được giải toả tại phiên toà.Tâm lý nói
chung đối với những người tham gia tổ tụng là mong muốn vụ án nhanh được đưa
ra xét xử để họ biết được Toà án sẽ phán quyết như thế nào.
Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi những người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một
cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà phải có sức thuyết
phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy định của pháp luật thông qua
phiên toà có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán, của Hội thẩm,
của Kiểm sát viên, của Luật sư và những người tham gia tố tụng tố tụng thác. Cũng
thông qua phiên toà mà Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư nâng cao
được trình độ nghiệp vụ năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp; thông qua
phiên toà, những người dự phiên toà hiểu biết thêm về pháp luật, củng cố thêm
lòng tin vào Toà án. Vì vậy, việc tổ chức phiên toà sơ thẩm tốt có tác dụng to lớn

2


không chỉ đối với một vụ án cụ thể mà còn có tác dụng đối với việc nâng cao ý
thức pháp luật cho mọi công dân1.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Phần thứ ba: xét xử sơ thẩm của
BLTTHS 2003. Gồm 7 chương, từ chương XVI-XXII bao gồ 60 điều từ 170- 229.
2. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

“Thẩm quyền” theo từ điển Việt Nam là quyền xem xét để kết luận và định đoạt
một vấn đề theo pháp luật. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam cũng được
coi là quyền xem xét, giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Khi
xét xử Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Trong tố tụng hình sự, thẩm quyền xét xử của tòa án còn ra bản án, các quyết định
như đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án…thẩm quyền của tòa án bao gồm
thẩm quyền về hình thức và nội dung.
Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành
chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ,
khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố
tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không
có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về
quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan,
tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành Điều 2, Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm được quy định tại Chương XVI của BLTTHS 2003
và Chương XXI, Mục I của BLTTHS 2015. Theo đó thẩm quyền xét xử
sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép tòa án được xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội,nơi thực hiện phạm tội theo quy
định của pháp luật.

1 />
3


Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa tòa án

các cấp với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm. Theo đó, việc xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự sẽ được phân chia thẩm quyền cho hai cấp tòa án: Tòa án nhân dân
cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự
cấp quân khu.
Căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án:
- Đường lối, chính sách của Đảng,
- Nguyên tắc cơ bản của bộ luật tố tụng hình sự,
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
- Tính chất nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm,…
II.

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong BLTTHS 2003 và so
sánh với BLTTHS 2015.
1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án cấp huyện, tòa án quân sự khu
vực.
Điều 170 BLTTHS 200. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực
xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223,
224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
Tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là đến 3 năm tù. Tội
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt với tội ấy là đến 7 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tôi ấy
là 15 năm tù. Để xác định được thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân

cáp huyện hay Tòa án quân sự khu vực thì phải căn cứ vào hồ sơ, tôi danh, điều
khoản.
4


Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân
nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian
tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ
phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người được trưng tập làm nhiệm vụ
quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý và những người tuy không thuộc
các đối tượng trên nhưng hành vi phạm tội của họ có liên quan đến bí mật quân sự
hoặc gây thiệt hại cho quân đội.
Bị cáo phạm nhiều tội và các tội đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân huyện, Tòa án quân sự khu vực thì các tòa án này xét xử tất cả các tội đó
và tổng hợp hình phạt theo quy định của điều 50 BLHS 1999. Bị cáo đang chấp
hành bản án mà lại xét xử một tội danh khác trước khi có bản án này hoặc phạm tội
mới thuộc thẩm quyền của tòa án này thì tòa án xét xử và tổng hợp hình phạt theo
điều 51 BLHS 1999 và hình phạt có thể là chung than hoặc tử hình.
Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về
những tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội
hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ
Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc khác theo
quy định của pháp luật – khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự.
Có thể thấy rằng thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có sự mở rộng rất lớn về thẩm quyền do nhưng
lý do sau:
Thứ nhất:Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán ở hầu hết các tòa án cấp
huyện ngày càng được nâng cao có khả năng xét xử những vụ án có mức cao nhất
khung hình phạt tù từ 15 năm trở xuống. Số lượng biên chế của tòa án cấp huyện
và cơ sở hạ tầng được nâng cao.

Thứ hai: Việc tăng thẩm quyền cho cấp dưới sẽ hạn chế sự tồn đọng ở cấp tỉnh, để
dành thời gian cho tòa cấp tỉnh xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm.
Thứ ba: Giúp tiết kiệm thời gian, có hiệu quả hơn, tránh được việc hoãn phiên tòa
do vắng mặt người tham gia tố tụng. Đồng thời phát huy được tính giáo dục.
Khi so sánh về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án cấp huyện và tòa án
quân sự khu vực với BLTTHS 2015 thì có thể nhận thấy có sự giống nhau hay
5


nói cách khác BLTTHS 2015 có sự kế thừa về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa
án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vưc. Điều 268. Thẩm quyền xét xử
của Tòa án-BLTTHS 2015.
1,Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ
án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng.
Sự khác nhau :Theo BLTTHS 2015 Điều 272 thẩm quyền xét xử của tòa án
quân sự “Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa
bàn thiết quân luật.” Có thể thấy đây là sự khác nhau hay có thể nói mở rộng
thêm quyền cho tòa án quân sự trong trường hợp quân đội thiết quân luật “Thiết
quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực
hiện”. Đối với tòa án quân sự khu vực thì xét xử ở phạm vi tội ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
BLTTHS 2015, Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự
Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân
sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì
thẩm quyền xét xử được thực hiện:
1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những
bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Có thể thấy đây là một điều luật khác hoàn toàn so với BLTTHS 2003. Tại điều
này quy định về việc nếu bị cáo phạm nhiều tội mà có cả thẩm quyền của tòa án
nhân dân và tòa án quân sự thì tách vụ án, mà nếu không tách thì tòa án quân sự
xét xử toàn bộ. Và điều luật này cũng cần căn cứ vào vụ án để xác định rõ thẩm
quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực. Qua điều luật này
có thể thấy thẩm quyền của tòa án quân sự khu vực còn được mở rộng thêm.
2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp
quân khu.
Theo Điều 170 khoản 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân
khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ
án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
6


Cùng với đó ở khoản 1 điều này còn quy định về vấn đề tòa án nhân dân cấp
huyện và tòa án quân sự khu vực không được xét xử sơ thẩm.
BLTTHS 2003 đang dùng phương pháp loại trừ khi quy định về thẩm quyền xét
xử của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu. Tòa án nhân dân
cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm về những tội phạm sau:
Thứ nhất: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Thứ hai: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại chương XI BLHS
1999: bao gồm Tội phản bội tổ quốc, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân,Tội gián điệp, Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, Tội bạo loạn, Tội hoạt động
phỉ, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, Tội phá hoại cơ sở vật chất
kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tội phá hoại việc thực
hiện các hoạt động chính sách kinh tế xã hội, Tội phá hoại chính sách đoàn kết, Tội

tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tội phá rối an
ninh, Tội chống phá trại giam, Tội trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm
chống chính quyền nhân dân.
Thứ ba: Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy
định tại chương XXIV BLHS 1999 bao gồm Tội phá hoại hòa bình, gây chiến
tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ lính
đánh thuê; Tội làm lính đán thuê.
Thứ tư: Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221,
222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự
1999 là những Tội giết người; Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích
động; Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng; Tội vi phạm các quy định
về thăm dò, nghiên cứu, khai thác tài nguyên; Tội vi phạm quy định điều khiển
bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao
thong đường hàng không không bảo đảm an toàn; Tội điều động hoặc giao cho
ngươi không đủ điều kiện điều khiển giao thông đường không; Tội chiếm đoạt tàu
bay, tàu thủy; Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hang không của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội tạo ra và phát tán các chương trình
virut tin học, Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng
máy tính điển tử; Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính; Tội
7


cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy bí mật nhà nước;
Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội;Tội không truy cứu trách
nhiệm hình sự người có tội; Tội ra bản án trái pháp luật; Tội ra quyết định trái pháp
luật; Tội đầu hàng địch; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt
làm tù binh.
Thứ năm: những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa
án quân sự khu vực lấy lên để xét xử. Đó là những tội ít nghêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng nhưng có tính chất phức tạp do liên quan đến nhiều cơ

quan, cấp, ngành; hoặc bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, công an, cán bộ cấp
huyện, người nước ngoài, người trong chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong các
bản làng dân tộc.
Thứ sáu: Theo Điều 173. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền
của các Tòa án khác cấp “Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án”.
Bị cáo phạm nhiều tội nhưng trong đó có cả tội thuộc thẩm quyền cảu tòa án nhân
dân cấp huyện và tòa án nhân cấp tỉnh thì cấp tỉnh sẽ xét xử sơ thẩm toàn bộ vụ án.
Bị cáo phạm nhiêu tội có tội thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự khu vực và thảm
quyền thuộc tòa án quân sự cấp quân khu thì cấp quân khu sẽ xét xử toàn bộ vụ án.
Tuy nhiên trong điều này quy định vẫn chưa có sự cụ thể về việc nếu như cấp trên
khác địa phương, cấp dưới khác địa phương, hay giữa cấp dưới là tòa án nhân dân
và cấp trên là tòa án quân sự quân khu và ngược lại thì sẽ thực hiện thẩm quyền
như thế nào thì chưa quy định rõ.
Khi so sánh về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa
án quân sự cấp quân khu theo BLTTHS 2015:
Giống nhau: Dùng phương pháp loại trừ, tội nào không thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân huyện , tòa án quân sự khu vực thì thuộc thẩm quyền của cấp trên.
Đồng thời , Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Các tội phá hoại hoà bình, chống
loài người và tội phạm chiến tranh; Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126,
227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371,
399 và 400 của Bộ luật hình sự 2015 là hoàn toàn giống so với các quy định tại
BLTTHS 2003.
Khác nhau: Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài
8


hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của
cấp tỉnh và cấp quân khu BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm thẩm quyền. Các vấn đề

liên quan đến nước ngoài thì đều là vấn đề quan trọng, nghiêm trọng có ảnh hưởng
rất lớn đến ngoại giao của đất nước nên quy định cho cấp tỉnh và quân khu là hoàn
toàn phù hợp mà BLTTHS 2003 đã chưa quy định.
Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa
án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về
tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương,
người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người đã được
quy định cụ thể đó là thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án
quân sự cấp quân khu. Mà trong BLTTHS 2003 không quy định rõ.
Mở rộng thêm thẩm quyền của tòa án quân sự cấp quân khu trong việc xét xử các
vụ án mà không thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự khu vực trong trường hợp
thiết quân luật, và vấn đề tách vụ án.
3. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ.
Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực
hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc
không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là
Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp
tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được
nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án
Tòa án quân sự trung ương.
Việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về tòa án nơi tội phạm được thực hiện
nằm tạo điều kiện thuận lời cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố

tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dễ dàng tìm kiếm thu thập chứng cứ, triệu
tập người làm chứng hoặc người có liên quan đến vụ án. Mặt khác việc xử lý vụ án
9


tại nơi phạm tội được thực hiện cũng đảm bảo tốt hơn sự có mặt của những người
tham gia tố tụng trong quá trình điều tra truy tố xét xử.
Tội phạm được thực hiện tại một địa danh cụ thể thuộc phạm vi địa giới hành
chính theo quy định của pháp luật. Đối với vụ án xét xử tại tòa án nhân dân thì nơi
thực hiện tội phạm là xã, phường, thị trấn,quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh. Xét xử tại tòa án quân sự thì tội phạm xảy ra tại địa bàn quân khu, khu vực
quân sự .
Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự thì ngoài quy tắc
chung trên, việc xác định thẩm quyền còn phải căn cứ vào Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18 tháng 04 năm
2005 hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Theo hướng dẫn của
thông tư thì các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự khu vực
thuộc quân khu được xét xử theo quy định của điều 171 BLTTHS về thẩm quyền
xét xử theo lãnh thổ. Còn các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân
chủng hải quân và tòa án quân sự khu vực quân chủng hải quân thì không áp dụng
nguyên tắc lãnh thổ. Các tòa án này có thẩm quyền xét xử các vụ án xảy ra trong
các đơn vị quân chủng, các vụ án mà bị cáo là người do quân chủng quản lý hoặc
người khác phạm tội liên quan đến bí mật quân sự, gây thiệt hại cho các đơn vị
thuộc quân chủng hải quân.
Trường hợp phạm tội được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau mà không xác đinh
rõ được nơi thực hiện tội phạm tại đâu thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án
nơi kết thúc việc điều tra: Bị cáo phạm tội nhiều lần, mỗi lần tại một địa bàn nhất
định; bị cáo phạm nhiều tội, mỗi tội thực hiện ở một địa bàn nhất đinh. Nếu các vụ
án trên không được nhập thành một vụ án thì có nhiều tòa án có thẩm quyền xét
xử.

Nơi cư trú của nạn nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, không xác định
được nơi sống thì là nơi đang cư trú. Nơi cư trú cuối cùng trong nước là nơi bị cáo
cư trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài. Thì thẩm quyền xét xử thuộc về tòa án
nhân dân cấp tỉnh. Nếu như không xác định được nơi cư trú cuối cùng trong nước
thì Chánh án tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân TP
Hà Nội hoặc tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án
tòa án quân sự TW.
10


Điều 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu
biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài
không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam “Những tội phạm xảy ra trên tàu bay
hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động
ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển
đó được đăng ký”. Điều luật này cũng được áp dụng là thẩm quyền xét xử theo
lãnh thổ. Tòa án nơi có sân bay, tàu biển đăng ký bao gồm Tòa án nhân dân cấp
huyện, cấp tỉnh; tòa án quân sự quân khu, khu vực do vậy để xác định cụ thể thẩm
quyền như sau:
Vụ án phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng quy định tại
khoản 1 Điều 170 trừ khoản a,b,c điều này ,thì tòa án nhân dân cấp huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tòa án quân sự khu vực xét xử nơi có sân bay,
cảng biển trở về hoặc nơi tàu bay, tàu biển đăng ký.
Vụ án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc quy định tại điểm a,b,c của khoản 1 thì
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố TW hoặc tòa án quân sự cấp quân khu, quân
chủng xét xử.
Khi so sánh về thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ theo BLTTHS 2015

thì có sự giống nhau: Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi
tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác
nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền
xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.Nơi nào xảy ra tội phạm thì Tòa án ở địa
phương đó xét xử.
Điều 270. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc
ngoài lãnh hải của Việt Nam
Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về
đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
Khác nhau: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân
dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác
định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh
11


án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành
phố Đà Nẵng xét xử. Như vậy BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm quyền xét xử đối
với tào án nhân dân TP Đà Nẵng trong trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài
mà không xác định được nơi cư trú cuối cùng. Việc mở rộng thêm nay có ý nghĩa
rất lớn về mặt kinh tế , chính trị mà còn về mặt địa giới hành chính quốc gia.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án
quân sự trung ương. BLTTHS 2015 bỏ từ “ trở lên” như vậy nhấn mạnh rằng chỉ có
tòa quân sự cấp quân khu có thẩm quyền theo quyết định của Chánh án tòa án quân
sự TW. Còn đối với BLTTHS 2003 còn có cả tòa án quân sự cấp quân khu và cấp
cao hơn.

4. Chuyển vụ án và giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền.
Điều 174. Chuyển vụ án
Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa
án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường
hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm
quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử
vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ
án do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông
báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong
vụ án.
Khi xác định vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình mà thuộc thẩm
quyền của tòa án nhân dân huyện, tòa án quân sự khu vực cùng cấp:Tòa án nhân
dân cấp huyện, tỉnh chuyển vụ án cho tòa án khác cùng cấp trong phạm vi tỉnh đó,
và tỉnh khác có thẩm quyền xét xử; tòa án quân sự khu vực, quân khu chuyển cho
tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu đó hoặc quân khu cùng cấp co
thẩm quyền xét xử.

12


Trường hợp mà khác cấp nhưng cùng trong một tỉnh thì tòa án nhân dân huyện,
tòa án quân sự khu vực chuyển lên cho tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự
cấp quân khu xét xử sơ thẩm và ngược lại.
Khi vụ án có thẩm quyền ngoài phạm vi tỉnh, thành phố TW hoặc ngoài quân khu
thì tòa án nhân dân huyện chuyển tiếp cho tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền
xét xử. Tòa án quân sự khu vực chuyển cho tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền

xét xử.
Trường hợp tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án là tòa án cùng cấp thì tòa án đang
thụ lý hồ sơ chỉ được chuyển vụ án khi chưa xét xử, do Chánh án tòa án quyết
định. Nêu trong quá trình xét xử mà thấy không thuộc thẩm quyền thì tiếp tục xét
xử.
Trong thời hạn 2 ngày thì, kể từ ngày quyết định chuyển vụ án , tòa án phải thông
báo cho viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo, những người liên quan biết.
Điều 175. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên
trực tiếp quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, do Chánh án
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa
án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền mình thì Toà án chuyển vụ án cho Toà
án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Toà án ngoài phạm vi tỉnh; thành
phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính tương đương hoặc ngoài phạm vi
quân khu do Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu quyết định.
Chỉ được chuyển vụ án cho Toà án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trường hợp
này, việc chuyển vụ án do Chánh án Toà án quyết định.
Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự hoặc Toà án cấp trên thì vụ án
đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Toà án có thẩm quyền. Trong trường
hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định. Việc chuyển vụ án phải
được thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Toà án cấp trên
trực tiếp quyết định; việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Toà
án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau,
do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định; việc
13



giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Toà án quân
sự do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc giải quyết tranh chấp về thẩm
quyền, chỉ do Chánh án Toà án quyết định. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vấn đề tranh
chấp về thẩm quyền không chỉ xảy ra giữa các Toà án với nhau mà còn xảy ra giữa
Toà án với Viện kiểm sát nhưng Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định ai chịu
trách nhiệm giải quyết. Ví dụ: Toà án A thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử
của Toà án mình nên chuyển cho Toà án B có thẩm quyền để xét xử, Toà án B tiếp
nhận vụ án cũng thấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình, nhưng Viện
kiểm sát cùng cấp với Toà án B không đồng ý, nên không thay đổi Bản cáo trạng
truy tố bị cáo ra Toà án B. Nhiều trường hợp do không có sự thống nhất giữa Viện
kiểm sát và Toà án nên vụ án phải trả về Toà án không có thẩm quyền xét xử để xét
xử vụ án đó không đúng thẩm quyền (biết sai mà không khắc phục được).
Khi so sánh về thảm quyền chuyển vụ án và giải quyết việc tranh chấp về thẩm
quyền xét xử theo BLTTHS 2015 : giống nhau ở việc giải quyết tranh chấp về
thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao quyết định.
Nhận thấy BLTTHS 2015 khác rất nhiều so với BLTTHS 2003 về những vấn đề
sau:
Thứ nhất: thẩm quyền chuyển vụ án “Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử
của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến
Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố” theo như BLTTHS 2003 thì giữa các tòa án
chuyển cho nhau, trên thực tế thì phải thông qua viện kiểm sát nhưng đã không quy
định rõ là thông qua Viện kiểm sát, trong khi BLTTHS 2015 còn quy định Viện
kiểm sát cũng có thẩm quyền chuyển vụ án. Đồng thời nhấn mạnh vai trò chuyển
vụ án của Viện kiểm sát và ấn định rõ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại
hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến
Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền.

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện
kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa
án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết
tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm
sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
Thứ hai: việc giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền xét xử theo BLTTHS
2015 đánh giá vai trò của Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, Chánh án tòa án nhân dân
14


tối cao và Chánh án tòa án quân sự quân khu, Chánh án tòa án quân sự TW là
ngang nhau.
KẾT LUẬN
Thông qua việc bình luận về thẩm quyền và so sánh với BLTTHS 2015 cho thấy
BLTTHS 2015 đã khắc phục rất nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế của BLTTHS
2003. Thể hiện trình độ lập pháp của nước ta đnag ngày càng cải thiện và nâng cao
không chỉ trong lĩnh vực luật tố tụng hình sự mà nhiều ngành luật khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB công an nhân dân., 2014.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
4. Gs. Nguyễn Ngọc Anh, TS Trần Quang Tiệp,TS Trần Vi Dân, TS Nguyễn
Mai Bộ…, BÌnh luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB
chính trị quốc gia.
5. Pháp lệnh tổ chức toà án quân sự 2002.
6. Bộ luật hình sự 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009).
7. Bộ luật hình sự năm 2015.
8. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày

18 tháng 04 năm 2005 hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
9. />10. Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về chuyển vụ án hình sự, tòa án nhân dân tối
cao. www.toaan.gov.vn.

15


16



×