Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Cuộc đời, sự nghiệp nhà văn Yasunari Kawabata Sự hoài vọng vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ tuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.97 KB, 50 trang )

1

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

MỤC LỤC


2

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9
A.

MỞ ĐẦU

Yasunari Kawabata – một nhà văn danh tiếng của đất nước Nhật Bản, là người
có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền nghệ thuật nước nhà cũng như
những giá trị truyền thống của dân tộc. Phục hồi, bảo tồn và phát triển những giá
trị tốt đẹp của dân tộc luôn là ước muốn của một người luôn theo đuổi cái đẹp, cái
hoàn mĩ như ông. Suốt cuộc đời, ông đã phấn đấu vì mục tiêu đó mà không lúc nào
ngừng nghỉ cho dù cũng có đôi lúc gặp khó khăn. Trong nhiều tác phẩm của mình,
ông cũng thể hiện quan điểm đó khi xây dựng những hình ảnh mang trong mình cái
đẹp tuyệt mĩ, phía sau đó ta có thể bắt gặp dáng dấp của chính quê hương mà ông
suốt đời yêu mến. Theo bước chân của người lữ khách đi tìm cái đẹp Shimamura,
ta bắt gặp những nét vẽ tưởng chừng như mới lạ nhưng thật ra đó lại là những nét
tuyệt mĩ của cảnh vật, của con người và của cả những giá trị đã tồn tại bao đời.
“Xứ tuyết” đề cập đến nhiều vấn đề và nhiều mặt của hiện thực cuộc sống, từ tích
cực đến tiêu cực, từ cái xấu đến cái tốt,… và diễn ra dưới những gì mà nó vốn có
trong thực tế. Thiên nhiên từ hiền hòa, êm dịu đến khắc nghiệt gây cho con người
những cảm giác mát mẻ, vui vẻ đến lạnh lẽo, chúng biểu hiện một cách đa dạng,
tinh tế gây cho người đọc những cảm xúc rất thật, rất khác nhau. Không chỉ thiên
nhiên thay đổi mà con người cũng có những sự thay đổi mang tính tiêu cực. Đó là


hình ảnh những con người thực dụng, sống giả tạo và thay đổi một cách tùy hứng,
những giá trị truyền thống của dân tộc dưới những cái nhãn được coi là cao quý,
thực chất là làm cho những giá trị ấy mất đi hết giá trị, trở thành một thứ tầm
thường không hơn không kém. Còn hình ảnh những con người thời thượng chạy
theo những nét hiện đại, mới lạ khiến cho những gì truyền thống cũng phải chạy
theo và thay đổi cho phù hợp với cái gọi là hiện đại. Bên cạnh những tiêu cực, ta
thấy tác phẩm vẫn hiện lên đâu đó những con người biết quý trọng, biết giữ gìn,
phát huy và say mê cái đẹp một cách thực thụ; họ vẫn từng ngày từng giờ xem


3

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

trọng những gì gọi là tinh hoa, là giá trị truyền thống của dân tộc. Tác phẩm còn vẽ
nên hình ảnh con người làm việc say sưa dù thời tiết có khắc nghiệt, hình ảnh
những người lao động làm việc miệt mài để tạo ra những giá trị tinh thần cho mọi
người như việc dệt vải chijimi, những nàng ca kỹ mang lại tiếng đàn, tiếng hát cho
khách,… Đó còn là hình ảnh con người được miêu tả qua những nét vẽ làm nổi bật
lên nét đẹp nơi tính cách lẫn tâm hồn rất đặc biệt. Nàng Komako ngây thơ, trong
sáng và sôi nổi với ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và lòng quyết tâm học
đàn, hay một tình yêu nồng cháy dù biết rằng nó không có hi vọng gì; nàng Yôko
dịu dàng, tận tình mang trong mình nét lạnh lùng, xa cách nhưng có một tiếng nói
ngọt ngào và một tấm lòng nhân hậu. Tất cả đều vẽ nên hình ảnh những con người
Nhật trầm tĩnh, hiền hòa biết yêu mến, thưởng thức cái đẹp, cái tuyệt mĩ của tạo
hóa và của chính con người.


4


Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9
B.

NỘI DUNG

I.

Giới thiệu đôi nét về nhà văn Yasunari Kawabata và tác phẩm “Xứ

I.1.
I.1.1.

tuyết”
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Yasunari Kawabata
Cuộc đời

Kawabata sinh ở Osaka, mồ côi từ năm lên 2, từ đó cậu bé và chị sống cùng ông
bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất
cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì.
Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng
tạo, phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp
trong cuộc đời.
Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu
thương, một thiếu nữ ông gọi là Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi
việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.
"Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu
sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ,
mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ..."
Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc
sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi

mười sáu. Khi nó được xuất bản vào năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã
được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người
thân (ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người
già yếu mù loà, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử
biệt được thể hiện chân thực.
Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm
thấy mình có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó


5

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn
không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.
Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng
chú ý nhất là tờ Mainichi Shimbun ở Osaka và Tokyo. Mặc dù đã từ chối tham gia
vào sự hăng hái quân phiệt trong Đệ nhị thế chiến, ông cũng thờ ơ với những cải
cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh là một
trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (cùng với cái chết của cả gia
đình khi ông còn trẻ); một thời gian ngắn sau đó ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn
khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.
Năm 1972 Kawabata

tự

tử

bằng


khí

đốt

trong

một

căn

phòng

ở Hayama, Kamakura. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nào là sức khoẻ kém, nào
là một cuộc tình bị cấm đoán, nào là cú sốc do vụ tự tử của bạn ông, nhà
văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên, khác với Mishima, Kawabata không để
lại thư tuyệt mệnh, và vì trong các tác phẩm của ông không có gợi ý gì, đến nay
không ai biết được nguyên nhân thật sự.
I.1.2.

Văn nghiệp

Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học
sinh trung học. Tình yêu thơ ca thấm đượm trong từng trang văn của ông, đặc biệt
với loại truyện rất ngắn mà ông gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay, loại truyện
mà ông luôn thích viết trong suốt cuộc đời mình, như ông giải thích: "Tuổi trẻ
trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết
những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay... Hồn thơ những ngày
trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy..."
Vào Đại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học Nhật.
Ông say mê thơ văn cổ điển dân tộc như Truyện kể Genji của Murasaki



6

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Shikibu, Sách gối đầu của Sein Shonagon lẫn các tác giả hiện đại Tây phương
như Marcel Proust, James Joyce...
Khi còn là sinh viên ông đã cùng với Yokomitsu Riichi lập ra tờ Văn nghệ thời
đại (Bungei jidai) làm cơ quan ngôn luận cho trường phái văn học tân cảm giác
(shinkankaku-ha) nhằm thực hiện một "cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn
sóng văn học cách mạng đương thời". Chọn con đường riêng cho mình, Kawabata
tự bạch: "Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây phương hiện đại và tôi cũng
đã thử bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông phương và suốt mười
lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình."
Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu được công nhận nhờ một số
truyện ngắn, và được khen ngợi với truyện Vũ nữ xứ Izu năm 1926, nói về những
quyến rũ mới chớm của tình yêu tuổi trẻ. Các tác phẩm sau này của ông sẽ đi vào
những chủ đề tình yêu tương tự. Các nhân vật của ông thường là các cô gái rất đẹp
và trẻ, ông luôn hướng đến một vẻ đẹp vẹn toàn, ông cũng là người tôn sùng vẻ
đẹp mỏng manh và luôn sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống thiên
nhiên và số phận con người.
Xứ tuyết, tiểu thuyết đầu tiên của Kawabata, được bắt đầu năm 1934, đăng
nhiều kỳ từ 1935 đến 1937, và chỉ hoàn tất năm 1947. Chuyện tình giữa một tay
chơi từ Tokyo và một nàng ca kỹ (geisha) tỉnh lẻ diễn ra tại một thị trấn xa xôi đâu
đó phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chia đôi đảo Honshu). Vẻ đẹp của tuyết,
của các mùa, của người nữ hòa quyện trên từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác
phẩm ngay lập tức trở thành cổ điển, và như lời Edward G. Seidensticker, "có lẽ là
kiệt tác của Kawabata", đã đưa Kawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước
Nhật.



7

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Sau Đệ nhị thế chiến, ông tiếp tục thành công với những tiểu thuyết như Ngàn
cánh hạc (千羽鶴, một chuyện tình bất hạnh trong khung cảnh trà đạo), Tiếng rền
của núi (山の音),Người đẹp say ngủ (眠れる美女) và Cái đẹp và nỗi buồn (美し
さと哀しみと, tiểu thuyết cuối cùng của ông, lại một câu chuyện đam mê với kết
cuộc buồn).
Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là Danh thủ cờ
vây ( 名 人 , 1951), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác.
Truyện kể lại (có hư cấu thêm) một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã tường thuật
cho báo Mainichi. Đó là ván cờ cuối cùng của danh thủ Shūsai, ông này đã thua
người thách đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau. Mặc dù truyện có vẻ hời
hợt, chỉ là thuật lại một cuộc đấu tranh lên đến đỉnh điểm, một số độc giả cho rằng
đó là ẩn dụ thất bại của Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến, số khác lại coi là cuộc
đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại.
Năm 1968, Kawabata được trao tặng giải Nobel với lời ca ngợi của Viện Hàn
lâm Thụy Điển: "Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện
hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người" (diễn văn của tiến sĩ
Anders Usterling trong lễ trao giải).
Là chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata
đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các thứ tiếng phương tây
khác.
I.2.
I.2.1.

Vài nét về tác phẩm “Xứ Tuyết”

Hoàn cảnh sáng tác

Mùa xuân năm 1934, Kawabata đến thăm suối nước nóng ở Yuzawa, đầu nguồn
dòng sông Đá. Sau đó, ông đi tiếp một chuyến nữa vào mùa thu trong năm và đó
cũng là lần ông bắt đầu viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất của mình – “Xứ tuyết”


8

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

(Yukiguni). Tác phẩm được viết, chỉnh sửa và hoàn thành trong thời gian 12 năm
(từ năm 1934 đến 1947), đó là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật và đưa
văn tả cảnh đạt tới đỉnh điểm của nghệ thuật miêu tả cổ điển. Tiểu thuyết này đã
chính thức đưa Kawabata trở thành một nhà văn quan trọng trên văn đàn Nhật Bản.
Nó đề cập tới sự duyên dáng, hấp dẫn không chỉ của người nghệ nữ geisha mà của
giới phụ nữ Nhật Bản, mặc dù có những sáng tạo độc đáo thì tác phẩm này vẫn gần
với các tác phẩm văn học của Thời Kỳ Heian. Chương đầu tiên của tác phẩm xuất
hiện vào tháng 11/1935 trên báo Nihon Hyoron (Công Luận Nhật Bản), những
chương tiếp theo tiếp tục ra mắt trên những tạp chí khác nhau cho tới khi tiểu
thuyết hoàn thành vào tháng 05/1937. Trước khi tiểu thuyết ra mắt, Kawabata đã
đọc tổng quát, sửa chữa lại từng chương một. Tác phẩm được các nhà phê bình
hoan nghênh và được đón đọc rộng rãi. Vào năm 1939-1940, ông viết thêm hai
chương, sửa lại chúng và cuối cùng hoàn thành tác phẩm vào năm 1947. Trong
thực tế, không lâu trước khi chết, Kawabata đã viết một đoạn văn cỡ lòng bàn tay
giải thích về tác phẩm. Đó là bằng chứng cho thấy ông xem nó như một tác phẩm
then chốt trong sự nghiệp của mình. Tác phẩm ra đời trong nước Nhật có những
biến động về chính trị và đường lối ngoại giao thật sâu sắc như cuộc chiến tranh
Hoa – Nhật xảy ra chính phủ Nhật tiến hành kiểm duyệt báo chí và làm áp lực lên
các nhà văn khiến cho tình hình văn học gặp không ít khó khăn, chủ nghĩa phát xít

Nhật hình thành và bị tiêu diệt nhưng mầm mống vẫn còn dần dần đưa nước Nhật
bước vào con đường phát xít hóa, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ gây cho
nước Nhật nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Tình hình trong nước không ổn định cùng
với những trào lưu tư tưởng bên ngoài du nhập vào làm cho mọi mặt của đời sống
Nhật có những thay đổi to lớn về văn hóa, xã hội, chính trị… Cũng trong thời gian
này, tác giả viết nhiều tác phẩm phản ánh cuộc sống và đồng thời có sụ đóng góp
tích cực vào các hoạt động của nền văn học Nhật Bản như tham gia vào “Hội Các


9

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Nhà Văn Nhật” cùng với nhiều nhà văn nổi tiếng khác (năm 1940), thành viên của
“Hội Văn Chương Ái Quốc Nhật Bản” (năm 1942).
I.2.2.

Tóm tắt tác phẩm

Nhân vật Shimamura sinh ra và lớn lên tại một khu phố thương mại của Tokyo,
đã lập gia đình, giàu có nhưng lại là một tay chơi tài tử và lông bông vì nhàn rỗi.
Không yêu thích và say mê thứ gì lâu, từ nghệ thuật vũ đạo Tây phương, hoạt kịch
đến việc bước vào giới văn học. Vì khát vọng tự tìm hiểu chính mình, anh đã lên
miền núi một mình và đã ba lần lên xuống vùng “xứ tuyết” ấy trong ba mùa hoàn
toàn khác nhau.
Lần thứ nhất, anh đến “xứ tuyết” vào thời điểm mở đầu mùa leo núi, mùa xuân
đang tràn ngập không gian. Tại đây, Shimamura gặp nhân vật Komako một geisha
đang trong thời gian thực tập. Cô mang đến cho anh cảm giác của sự tươi mát và
thanh sạch tuyệt vời, sự hiện diện của cô như một hơi thở thấm vào tận tâm can
anh. Trong những đêm khi Komako giúp vui cho những tiệc tùng bằng cách đánh

đàn samisen trở về, uống rượu say và mệt lả, nàng về bên cạnh Shimamura với sự
nồng nhiệt khiến anh rung động, không muốn xa rời.
Lần thứ hai, Shimamura trở lại đã là mùa đông, anh đến để ngắm cảnh và tắm
suối nước nóng tại vùng núi nơi anh đã đến vào lúc trước. Sau khi con tàu xuyên
qua một đường hầm dài đến “xứ tuyết” và dừng ở trạm ga, cô gái đang chăm sóc
cho người đàn ông bị ốm cùng toa với Shimamura đã gọi và nói chuyện với trưởng
ga về em trai của mình. Cô gái tên Yôko này đã tạo cho Shimamura nhiều nghi vấn
và đọng lại trong anh nhiều thiện cảm, thật sự là anh bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của cô.
Khi đến suối nước nóng, Shimamura gặp lại Komako tại phòng trọ. Cô nhớ anh
nhiều hơn anh nhớ cô, vì có lúc anh nghĩ chỉ có một ngón tay của mình là nhớ cô
sâu sắc. Anh bị hấp dẫn nhưng không thể yêu cô. Anh cũng bị hấp dẫn bởi Yôko –


10

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

cô gái mà anh đã gặp trên tàu, cô đem đến cho anh nhiều cảm giác mới lạ, mỗi lần
tiếp xúc là mỗi lần khám phá ra một nét quyến rũ nơi cô. Đồng thời mối quan hệ
giữa hai cô gái này và người đàn ông bị bệnh trên chuyến tàu tên Yukio cũng
không bao giờ được giải thích một cách rõ ràng. Anh rời khỏi đây lần thứ hai trong
niềm tiếc nuối và tràn ngập nghi vấn. Lần thứ ba, Shimamura lại rời Tokyo để đi
nghỉ ở “xứ tuyết” vào những ngày đầu thu với lá phong đỏ thắm. Anh trai bị bệnh
trên chuyến tàu cũng đã ra đi mãi mãi, nhưng nghi vấn trong lòng Shimamura cũng
không bao giờ sáng tỏ. Anh mẫn cảm sâu sắc trước cảnh đẹp của mùa thu nhưng
lại có sự lưỡng lự, đắn đo giữa hai mối tình. Say đắm Komako nhưng trong
Shimamura tình cảm đối với Yôko càng lớn dần vì hình ảnh lúc mờ ảo, lúc mỏng
manh của vẻ đẹp ấy; vẻ đẹp mà anh khao khát cả đời luôn hiện diện trong tấm trí
anh. Dù Komako thân thiết, gần gũi và mãnh liệt đối với anh nhưng mỗi khi rời xa
nơi này thì Komako lại biến mất trong tâm trí anh như chưa hề tồn tại. Komako

càng ngày càng tiêu phí nhiều thời gian ở bên cạnh Shimamura, đôi khi tỉnh táo,
lúc lại rất say sưa; cô rơi vào hờn giận và hoang mang không biết anh có yêu cô
không.
Kết thúc tiểu thuyết, đúng lúc Shimamura quyết định rời xa “xứ tuyết” mãi mãi
và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi việc lại kết thúc trong bi thảm. Một
buổi chiều, tại nhà kho hỏa hoạn xảy ra. Trong đám cháy, Yôko từ tầng hai của
một tòa nhà đang bốc cháy lao ra ngoài, ngã xuống và vĩnh viễn rời xa với một
thân hình bất động nhưng gương mặt vẫn thanh tú, vẫn thánh thiện trên cánh tay
Komako. Còn Komako thì lời nói như mê sảng và gần như hóa điên, cô ôm xác
Yôko trong tay và gào thét. Shimamura đứng đó lảo đảo, ngỡ ngàng, khi anh nhìn
lên bầu trời, thấy dường như dải Ngân Hà tuôn chảy lên anh trong một tiếng thét
gầm dằn dữ.


11

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9
II.

Sự hoài vọng vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết “Xứ

II.1.

tuyết”
Vẻ đẹp thiên nhiên

Thiên nhiên luôn là đề tài muôn thuở mang trong mình những bí ẩn khó hiểu
mà không ai giải thích được. Nó ẩn hiện với biết bao hình thái khác nhau chứ
không bao giờ ở một chiều nhất định nên mang đến niềm cảm hứng vô tận cho biết
bao nhà thơ, nhà văn ở mọi thời đại. Kawabata Yasunary cũng không nằm ngoài

quy luật đó. Ông đem đến cho tác phẩm của mình những hình ảnh thiên nhiên độc
đáo, đầy màu sắc và rất chân thật. Tác phẩm “Xứ tuyết” mang đến cho người đọc
những cảm nhận tinh tế, độc đáo về thiên nhiên của đất nước Nhật Bản.
Tiểu thuyết “Xứ tuyết” thể hiện quan niệm thẩm mỹ trong truyền thống của
người Nhật Bản. Đó là bài thơ về cảnh sắc thiên nhiên, là bài ca về tình yêu, cũng
là nơi tìm lại vẻ đẹp Nhật Bản.
Tác phẩm miêu tả thiên nhiên ở nhiều khía cạnh vốn có của nó từ mặt đất mênh
mông đến bầu trời rộng lớn, từ thấp lên cao, từ xa đến gần. Bước qua ranh giới là
một cái đường hầm dài đưa con người bước tới một vùng đất mới với cuộc sống
mới thật bình dị, yên tĩnh và có thể nói là mơ hồ đến mức ngạc nhiên, hình ảnh bụi
tre, vườn tược, với những luống khoai lang, củ cải... giống như biểu tượng của một
làng quê giản dị, hồn hậu. Nó khác biệt với hiện thực xô bồ, náo động của thành thị
Tokyo, nơi mà nhân vật Shimamura đang sinh sống. Vùng đất “Xứ tuyết” được mô
tả như một thế giới tốt đẹp, đôi khi không thật nhưng thế giới ấy cũng có đủ những
nét đẹp rất thật với những mùa đặc trưng: mùa đông, mùa xuân và mùa thu. Vào
mỗi mùa, thiên nhiên lại mang trong mình những nét hoàn toàn mới, nó như lột bỏ
chiếc áo này để khoác một chiếc áo mới với những đặc trưng riêng không lẫn vào
đâu được.


12

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Mùa đông đến mang theo cái lạnh của tuyết đi khắp nơi, con người mà đặc biệt
là những nhân viên đường sắt phải gian nan để chống chọi lại với cái lạnh thấu da
trong “mấy cái lán lúp xúp dưới chân núi, ở đó màu trắng của tuyết đã biến mất
trong màn đêm”. Họ sống, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và
làm việc liên tục bất kể thời gian vì “tuyết dày và bao nhiêu công việc nữa, sắp tới
cứ gọi là làm không xuể. Năm ngoái, tuyết rơi nhiều đến nỗi các đoàn tàu luôn bị

những khối tuyết lở chặn lại, mọi người ở đây phải liên tục nấu ăn cho các hành
khách”. Ngoài ra, không khí cũng mang trong mình cái sắc lạnh của mùa đông và
cái lạnh ấy đang trực tiếp tác động đến mọi vật hiện hữu trong cuộc sống đến nỗi
“các quả núi đen sẫm nhưng vẫn rực sáng ánh tuyết”. Tuyết bao trùm khắp mọi
nơi, mọi ngõ ngách và mọi vật trên hành trình của nó.
Mọi vật trước sự biến đổi của tuyết đều biến đổi không còn là một bức tranh chỉ
tô điểm màu xanh và trắng như là mùa xuân nữa, mà giờ đây, mọi thứ đều khoác
lên cho mình một màu trắng lung linh, tinh khiết “Những đám tuyết trên các cành
bá hương rơi xuống mái nhà tắm tạo thành những khối bẹt chẳng ra hình thù gì,
gần như di động, gần như ấm áp. Khoảng cuối năm, con đường mất hẳn dưới
tuyết, ngập lút trong các đống tuyết… Lúc này, tuyết đã dày hơn ba mét và suốt
mùa đông vẫn sẽ như thế… toàn cảnh núi non và ở xa xa, những đỉnh núi đầy
tuyết lấp lóa dịu dàng trong ánh sáng. Những cây tỏi trong vườn vẫn chưa bị tuyết
vùi lấp hẳn”. Vào mùa đông, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên dường như
đã khác hẳn. Nếu vào mùa xuân, con người hòa hợp với thiên nhiên thì vào mùa
đông con người và thiên nhiên dường như lại trở nên đối nghịch với nhau, mọi
người phải bận rộn, lo toan để cùng sống với thiên nhiên khắc nghiệt. Dù đối
nghịch nhưng con người lại biết cách để sống hòa hợp và hiểu rõ quy luật của
chúng hơn, họ biết “khi bầu trời trong trẻo sau một đợt tuyết rơi, thì tiếp đó sẽ là
một đêm rất rét… có thể tin chắc đêm nay nhiệt độ sẽ xuống dưới không độ… Mà


13

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

cái lạnh ở đây không giống ở những nơi khác. Sờ vào vật gì, ta cũng thấy nó lạnh
khác lắm”. Thiên nhiên dù khắc nghiệt đến đâu thì con người vẫn tìm cách khắc
phục nó bằng những bộ trang phục dành cho mùa đông với những chiếc mũ che
kín tai và đôi ủng cao bằng cao su ấm áp và con người vẫn sống với nó dù “trong

màu trắng của tuyết, phần lùi sâu của các cửa ra vào hình như càng sâu hơn một
cách lặng lẽ… nhiệt độ ở đây xuống đến hơn hai mươi độ âm… tuyết dày hai, ba
mét, đôi khi đến hơn bốn mét” hay “con đường biến mất hẳn dưới tuyết, ngập lút
trong các đống tuyết”. Tuyết mang một màu trắng lóng lánh, tinh tế đến khắp nơi
làm cho con người phải choáng ngợp nhưng cũng mang theo một sự câm lặng đến
đáng sợ, khiến cho tất cả mọi thứ như không hề tồn tại.
“Xứ tuyết” vào mùa này dù mọi vật ở phía xa, ta cũng có thể thấy được “trong
bầu trời đêm, phía trên những quả núi, hoàng hôn còn để lại vài vệt đỏ sậm muộn
màng và ở tít xa, trên đường chân trời, còn có thể nhận ra được mấy ngọn núi tách
biệt” lúc đến gần hơn thì tất cả những gì “lướt qua vẫn chỉ một phong cảnh núi
non bây giờ đã tối và chẳng còn màu sắc gì. Và chẳng còn cái gì để nhìn. Tất cả
cứ lướt qua như một lớp sóng mờ ảo, đơn điệu và nhạt nhẽo”. Cảnh vật trong đêm
dù cứ trôi qua vùn vụt nhưng vẫn không thể mất hết nét đẹp có chút hoang sơ,
huyền ảo và đầy bí ẩn mà nó vốn có. Dù tuyết có ở khắp nơi và rất dày nhưng
trong chính “màn đêm bất động, sững lặng, không một ngọn gió và phong cảnh
bao trùm một vẻ khắc nghiệt khô khan. Dường như có một tiếng ầm ì trong lòng
đất đáp lại tiếng lạo xạo của tuyết đóng thành băng ở khắp mọi nơi”, ta có thể coi
đó là lời than thở, là phản kháng của con người trước sự khắc nghiệt của thiên
nhiên. Nhưng đó là tất nhiên vì con người vốn không bao giờ chấp nhận những gì
cứ diễn ra liên tiếp và cứ lặp lại theo một trình tự mà đặc biệt khi nó lại đang gây ra
cho họ những bất lợi về nhiều mặt trong cuộc sống thường ngày. Nên cho dù đã
biết sống hòa hợp và biết chấp nhận với thiên nhiên lạnh giá nhưng có đôi lúc, con


14

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

người sẽ không tránh khỏi sự bất mãn và sẽ mong muốn một sự ấm áp, một cơn
nắng bất chợt thổi vào cuộc sống của họ trong lúc này là một điều rất tất nhiên. Dù

sao đó cũng chỉ là mong ước bởi thiên nhiên vốn mang trong mình những điều bí
ẩn mà đôi khi không thể lí giải được, vì thế con người vẫn phải biết chấp nhận, vẫn
phải sống và vẫn phải đối mặt trong chính những điều bí ẩn đó.
Tác giả cũng đã quan sát thật tinh tế khi có cái nhìn bao quát, toàn cảnh đi từ
trên cao xuống thấp nhưng cái nhìn đó tất cả đều vẫn luôn nằm trong quy luật,
trong sự hài hòa vốn dĩ của tạo hóa “Trời không có trăng. Nhưng các ngôi sao lại
quá nhiều, đến nỗi không biết chúng có thật không, chúng lấp lánh ngay gần, tới
mức như có thể trông thấy chúng lao vút vào trong khoảng không. Bầu trời lui về
phía sau như sâu thêm mãi và xa thêm mãi, về phía những nguồn tối của ban
đêm… Các đỉnh của dãy núi cao chồng lẫn vào nhau thành một đường gấp khúc
oai nghiêm đối mặt với bầu trời sao”. Khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn và bao la
nhưng đồng thời cũng mang lại cho người đối diện cảm giác xúc động và thán
phục trước sự an bày của tạo hóa nhưng xen lẫn vào đó là một chút gì đó lo âu, sợ
hãi. Sự tương phản giữa trời và đất nhưng nó lại trở nên hài hòa và gắn bó. Là một
phát hiện độc đáo khi đem những gì ở trên xa kia như sao và trăng cùng đối lập với
đường gấp khúc của các đỉnh núi để tạo thành “một đường chân trời lớn lao và
đen sẫm”, nhưng chúng lại vô tình hình thành nên một không gian vô cùng trong
sáng, vô cùng êm ả, thanh bình. Tuy nhiên, khung cảnh tươi đẹp ấy cũng trở nên
mờ ảo vì đường chân trời ấy dường như đã nhanh chóng biến mất, trở nên vô thực
khi màu trắng xóa của tuyết hiện hữu. Tuyết như đang cùng hòa quyện với ánh
trăng và những vì sao nhấp nháy để xóa bỏ ranh giới to lớn giữa trời và đất.
Trong không khí giá lạnh của mùa đông, “Toàn cảnh núi non và ở xa xa, những
đỉnh núi đầy tuyết lấp lóa dịu dàng trong ánh sáng. Những cây tỏi trong vườn vẫn
chưa bị tuyết vùi lấp hẳn”, đôi khi có cả tiếng mưa lâm thâm và viền quanh những


15

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9


mái chùa là những que băng rực sáng lên như những hình thêu tinh tế, những hòn
đá to thì được bào nhẵn bởi băng giá và mưa gió. Mặt đất vẫn đóng băng, cái lạnh
vẫn ùa đến nhưng bầu trời kia vẫn “trong veo như pha lê”, ánh nắng vẫn luôn tỏa
sáng, “các ngọn núi ở đằng kia rực rỡ nắng chiều, chúng như gần hơn bởi chúng
tương phản với những hõm tối và màu trắng của chúng như ánh lân quang dưới
bầu trời đỏ ối” khiến rừng bá hương trải một mảng đen xung quanh ngôi đền,
mang lại cho cảnh vật một chút sự sống. Ánh nắng xuất hiện nhưng vẫn còn nhợt
nhạt, yếu ớt lắm, chưa đủ mạnh để chống lại cái âm u của mùa đông băng giá.
Mùa đông giá lạnh qua đi, mùa xuân ấm áp lại tới. Mùa xuân là mùa mở đầu
mùa leo núi “khi không còn nguy cơ tuyết lỡ nữa; khi núi cao lại có một màu xanh
mới và ngào ngạt những hương thơm tuyệt diệu của mùa xuân”. Mùa xuân mang
đến cho vạn vật sự tươi mới, trong lành như một hơi thở thơm ngát, mọi vật dường
như tỏa ra mọi đặc trưng vốn có của mình để cùng đất trời và lòng người hòa
quyện với nhau, bắt đầu cho một năm mới thật sung túc, thật nhiều may mắn.
Sự hòa quyện của “núi non và làn không khí ngát hương thơm của cành non lá
mới” khơi dậy trong lòng mọi người những điều mới mẻ và lạ lẫm không lời, bỏ
lại sau lưng những lo toan, phiền muộn do cuộc sống mang lại. Thiên nhiên sau
giấc ngủ dài đã trỗi dậy đón sắc mới của mùa xuân, mặt trời cũng tỏa ánh nắng ấm
áp khắp nhân gian khiến mọi nơi bừng sáng, hai con bướm vàng óng trở thành màu
trắng khi chúng bay lên cao, “Thân của những cây bá hương ở đằng sau phiến đá
nơi cô ngồi vút lên thẳng tắp đến nỗi phải ngửa người ra, tựa lưng vào phiến đá
mới dõi mặt đến tận ngọn cây. Bầu trời bị che khuất bởi một lớp gần như màu đen
những hàng cây mọc sít, những cành cây và những lá kim xanh thẫm dày đặc. Yên
tĩnh và thanh bình như một bài thánh ca”.
Đứng trước khung cảnh bao la với hai màu chủ đạo: xanh và trắng, con người
sẽ cảm giác một sự đối lập rõ rệt nhưng thực tế ở đây lại hoàn toàn trái ngược.


16


Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Màu xanh thẫm của những tán cây như điểm lên trên cái nền lung linh, trắng xóa
ấy của tuyết một sự dịu dàng, quyến rũ khiến người thưởng thức phải trầm trồ khen
ngợi và không thể rời mắt được. Chúng tạo ra một cảm giác khác lạ mới về cuộc
sống đó là sự hòa hợp giữa mọi vật không thể nhìn từ bên ngoài một cách chớp
nhoáng mà phải nhìn một cách cụ thể chầm chập để cảm nhận chúng, như là sự
thích ứng trước một cái gì đó mới lạ phải trải qua một thời gian cụ thể. Giờ đây,
trời đất, thiên nhiên và con người tất cả tạo nên một khung cảnh thật êm dịu, ru
lòng người say đắm trước những biến đổi rõ rệt của đất trời vào xuân. Con người
cũng đắm lòng mình để cảm nhận một cách sâu sắc và thưởng thức nét đẹp mà
thiên nhiên mang lại với một tâm hồn rất thanh sạch, rất an nhàn. Mùa xuân không
chỉ mang theo trong mình những hình ảnh độc đáo mà còn có âm thanh ngân nga
như một bản nhạc tuyệt dịu. Đó là “tiếng nước rào rào chảy trên sỏi của dòng
thác xa xa vọng tới” và tiếng mưa rơi của những cơn mưa đầu mùa chợt đến như
sự thanh tẩy và gột rửa tâm hồn mỗi một con người, chúng như đánh thức tất cả
mọi vật cùng khoe sắc, cùng tạo nên một mùa xuân đầy sắc thắm. Tất cả cùng hòa
quyện trong một bức tranh đa dạng sắc màu để tạo nên một bản nhạc thật dịu dàng,
du dương và êm dịu, khiến tâm hồn con người trở nên hiền hòa hơn.
Qua việc xây dựng hình ảnh đầy chất thơ, khiến ta không khỏi liên tưởng đến
những bài thơ Haiku vẫn đang từng ngày làm thấm đẫm lòng người và mọi vật thì
dường như đều hiện rõ lên trên cái nền thơ được tác giả cất công gầy dựng với một
sự tĩnh lặng, thâm trầm đang được ẩn giấu trong ấy.
Mùa thu tới, mọi vật xung quanh lại khoác lên cho mình những màu sắc mới
với những bí ẩn mới khác hẳn với mùa đông băng giá. Mùa thu xuất hiện mang
trong mình đặc trưng riêng đó là loài bướm đêm đẻ trứng. Được xem như là một
quý ngữ như những bài thơ Haiku êm dịu, chúng được miêu tả thật tỉ mỉ “râu nó
dựng lên, như hai sợi len mảnh, có màu vỏ cây bá hương. Cánh nó xanh nhạt, đục



17

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

mờ như ngón tay đàn bà… Màu xanh đậm lên một chút khi tầng cánh cụp xuống
bên thân và run rẩy trong gió thu như những tờ giấy mỏng”, chúng xuất hiện nhiều
và cũng gây ra không ít phiền toái. Tuy nhiên, chúng là minh chứng cho thấy một
sự khác biệt hoàn toàn so với những mùa khác trong năm, mà chỉ có mùa thu mới
có bướm đêm nhiều như vậy và đó chính là nét độc đáo, khác lạ mà mùa thu mang
tới.
Không chỉ có sinh vật đặc trưng mà cảnh sắc thiên nhiên vào mùa thu cũng thay
đổi và mang những đặc trưng riêng của chính nó. Vào mùa này, dốc núi như được
trải những thảm hoa thếp bạc, chúng “phô ra những sắc màu phong phú giữa bóng
chiều đã ngả, thứ màu đỏ hung và màu rỉ sắt… trước những hàng cây bá hương
thẳng tắp, vô số chuồn chuồn lượn bay trong gió, bị cuốn hút bởi vị hương quả bồ
công anh. Và những dòng nước thác vọt tung tóe như tràn ra từ trên đầu những
nhánh bá hương dài nhất”. Mỗi một cảnh vật lại mang trong mình những nét vẽ
khác lạ, tuyết không còn phủ những lớp dày óng ánh trên núi nữa, mọi vật cũng trở
nên sinh động hơn không kém phần hấp dẫn như mùa xuân. Giờ đây, tự nhiên đang
phô ra trước mắt mọi người những sắc màu phong phú dưới những tia nắng rực rỡ;
những hàng cây bá hương thẳng tắp, đứng thẳng hơn và trông đầy sức sống khi đi
qua những cơn bão tuyết lạnh giá và không khí không còn cái âm u, lạnh lẽo nữa
mà thay vào đó là một sự ấm áp, là hương vị của những quả bồ công anh thấm tận
lòng người.
Không chỉ thiên nhiên thay đổi, cuộc sống con người cũng biến đổi trở nên
nhộn nhịp hơn với những công việc mới. Mùa này là mùa khai trương những suối
nước nóng, một thứ cỏ đặc thù là cỏ kaya hay cỏ lau được sử dụng để lợp ở những
phòng trà trong những quán hàng kiểu thôn dã. Loại cỏ này dài lớn bằng hai thân
người và “những bông kaya bạc trắng, một màu trắng rực rỡ trong ánh sáng buổi
mai”, chúng như khoác lên mình một “tấm áo choàng trắng bằng bạc lộng lẫy,



18

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

lóng lánh dưới mặt trời tít tự trên cao trong núi, sáng ánh, tưởng chừng đó chính
là từng đợt sóng của ánh thu tuôn trào trên mặt đất” để rồi thếp bạc một cách lộng
lẫy lên những dãy núi ở xa kia. Bông kaya dù nở bừng lên dưới nắng mai thật hùng
vĩ, thật tuyệt vời nhưng dường như chúng không thật và có vẻ rất mong manh, rất
mau tàn úa. Tuy nhiên trong bầu trời mùa thu này, chúng vẫn rất đặc trưng, vẫn
bừng lên một cách trong sáng lạ kì và thanh khiết khi đã trải qua những ngày âm u,
lạnh lẽo. Những bông kaya thảm thếp bạc hay những đồng lúa kiều mạch phơi hoa
trắng trên những cụm lúa đỏ thật bình yên xuất hiện dưới nắng mùa thu đều mang
trong mình những vẻ đẹp toàn bích không nói nên lời. Tất cả tạo nên cho mùa thu
những sắc màu riêng không lẫn vào đâu và cũng mang đến cho khắp nơi sự sống
mới, niềm vui mới.
Mỗi một mùa với những đặc trưng riêng cho thấy thiên nhiên vô cùng phong
phú, đa dạng và mang nhiều sắc thái độc đáo. Không chỉ làm cho mọi vật sinh sôi,
nảy nở mà còn làm cho con người có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc và độc đáo
hơn về thiên nhiên, qua đó giúp cho họ hiểu rõ và sống hòa hợp với chúng hơn.
Tác phẩm cũng cho ta hiểu thêm những nét rất đặc trưng và độc đáo của thiên
nhiên Nhật Bản trong những mùa khác nhau.
II.2.

Phong tục tập quán

Phong tục tập quán là một trong những giá trị thiêng liêng không thể bỏ qua khi
nhắc đến một quốc gia, dân tộc. Chúng mang trong mình những giá trị cần phải
được gìn giữ, quý trọng và phát huy. Văn hào Kawabata Yasunary luôn mang

trong mình nhiệt huyết, lòng quyết tâm lưu giữ những giá trị truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, ông luôn phấn đấu không mệt mỏi và kiên trì vì nền văn hóa
nước nhà. Điều đó được thể hiện qua nhiều tác phẩm của ông, trong đó có tác
phẩm “Xứ tuyết”. Qua tác phẩm, Kawabata Yasunary đề cập đến nhiều phong tục


19

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

tập quán của dân tộc, đất nước mình như những loại hình sân khấu kịch nghệ, các
lễ hội, tín ngưỡng.
Sân khấu kịch nghệ Nhật Bản được chia ra thành nhiều loại nhưng ở đây, tác
phẩm đề cập chủ yếu đến hai loại kịch là Kabuki và No. Hai loại kịch này dù có
nội dung và phong cách khác nhau nhưng chúng đều liên kết với nhau bằng mối
quan hệ mỹ học gắn bó, xuất phát từ sự hội tụ từ các nguồn cả trong lẫn ngoài nước
và chúng luôn trung thành với nguyên tắc kịch nghệ châu Á, chú trọng chủ nghĩa
tượng trưng và khả năng tưởng tượng, hàm ý.
Kịch No thì tìm cách tiết lộ tính chất thực tại phù du bằng các kĩ thuật sân khấu,
nhấn mạnh khả năng tưởng tượng, phép ẩn dụ và chủ nghĩa tượng trưng. Trong khi
đó, kịch Kabuki còn triển khai ngôn từ, âm thanh, động tác và không gian như các
tác động góp phần quan trọng; sự tổng hợp sân khấu cũng đạt đến mức giao tiếp
tức khắc bằng cách sử dụng kĩ thuật thị giác và thính giác tích lũy để tấn công vào
cảm giác và cảm xúc của khán giả và sự cách điệu làm thay đổi mọi cách trình
diễn; ngoài ra, hình thức âm nhạc kể chuyện được sử dụng một cách liên tục nhằm
chuyển tải tâm trạng, chú trọng căng thẳng cảm xúc và đưa ra lời giải thích. Với
nhiều điểm khác biệt nhưng đều mang trong mình những đặc trưng rất độc đáo của
dân tộc, của đất nước Nhật Bản, Kawabata Yasunary đã thật tinh tế khi đưa vào tác
phẩm “Xứ tuyết” hai loại hình sân khấu kịch nghệ có thể nói là đặc sắc mà đất
nước Nhật Bản đang sở hữu.

Kabuki là loại kịch cổ điển và đối với việc hình thành loại kịch này được cho là
công của Okuni – một người hầu nữ phụ việc trong đền Izumo. Kịch Kabuki xuất
hiện từ đầu thế kỉ XVII như một loại trong biến thể do các đoàn hát gồm các diễn
viên biểu diễn lưu động và có sự phát triển đầu tiên như một sân khấu chuyên
nghiệp vào thời kỳ Genroku (1688-1704) rồi trở thành hệ thống giải trí sân khấu
phổ biến trong suốt thời kỳ Edo (1600-1868). Trải qua nhiều biến động và cho đến


20

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

ngày nay, kịch Kabuki bằng sự phối hợp tuyệt vời giữa diễn xuất, vũ điệu và âm
nhạc được xem như là sự kết hợp vô cùng ngoạn mục giữa hình thức, màu sắc và
âm thanh; nó được công nhận là một trong những truyền thống sân khấu quan
trọng trên thế giới.
Ngoài kịch Kabuki, trong tác phẩm “Xứ tuyết”, ta còn bắt gặp hình ảnh một loại
hình nghệ thuật cổ điển khác: kịch No – một loại sân khấu chuyên nghiệp tồn tại
lâu đời nhất, một hình thức kịch - múa âm nhạc xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV –
đầu thế kỷ XV. Tuy nhiên, kịch No có thời kỳ phát triển rực rỡ nhất vào thế kỷ
XVII – giai đoạn gia tộc Tokugawa nắm chính quyền. Tuy nhiên, với những cải
cách về xã hội thời kì Minh Trị (1868 -1912), kịch No mất đi sự bảo trợ buộc phải
tự sinh tự diệt và gần như lụi tàn, chỉ còn một số diễn viên tái hợp thành những
nhóm mới đi tìm các nhà tài trợ tư và bắt đầu dạy bộ môn này cho những diễn viên
không chuyên. Về sau, kịch No dần dần được củng cố và cũng bắt đầu trở nên
thịnh vượng.
Chỉ có kịch No là còn bảo tồn tất cả những gì mà hầu hết sân khấu đương đại
quan trọng khác đã đánh mất; kịch No có nguồn gốc từ trong những nghi lễ, phản
ánh quan điểm hiện hữu trong Phật giáo, trình diễn giống như sự cung kính trịnh
trọng hơn ngoài đời.

Trong suốt thời kì tồn tại và phát triển, kịch No chịu ảnh hưởng bởi các bài thơ
Waka và Renga là những thể thơ rất chuộng hình thức có cấu trúc như thơ Haiku.
Kịch No bao gồm hai yếu tố chủ chốt là múa và diễn kịch bằng điệu bộ. Việc biểu
diễn kịch No không giống như việc biểu diễn một vở kịch thực sự. Động tác được
cách điệu hóa và mang tính chất miêu tả cao khi một số động tác có ý nghĩa cụ thể
nhưng một số khác lại như sự thể hiện tính thẩm mĩ trừu tượng truyền tải cảm xúc
của nhân vật chính.


21

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Một điểm đặc biệt mà ta phải chú ý trong kịch No là diễn viên không trang
điểm mà sử dụng những mặt nạ được làm rất công phu. Những chiếc mặt nạ này
được nhìn nhận như những vật thể tuyệt đẹp và là phương tiện diễn cảm tuyệt vời.
Tất cả các nhân vật trong kịch No điều phải đeo mặt nạ.
Không chỉ là những chiếc mặt nạ mà ngay cả những bộ trang phục cũng có
những điểm riêng biệt. Trang phục kịch No phỏng theo trang phục của thế kỷ XV,
được làm bằng lụa lộng lẫy đủ màu sắc và mỗi bộ biểu lộ cho típ nhân vật được
miêu tả, tuân theo những quy định bắt buộc về việc sử dụng và hình ảnh trang trí
trên trang phục như thần sấm sét có hình lục giác trên áo, rắn có hình tam giác
tượng trưng cho vảy, những nhân vật đại diện cho tầng lớp quý tộc trang phục rất
lộng lẫy được may bằng chỉ vàng và bạc,…Một bộ trang phục được sử dụng cho
nhiều nhân vật khác nhau nhưng cũng có một số bộ là duy nhất và những chiếc mặt
nạ dùng cho kịch No cũng theo nguyên tắc đó.
Các diễn viên kịch No và nhạc công không bao giờ luyện tập cùng nhau mà tập
riêng những động tác, bài hát, điệu múa cơ bản của mình hay dưới sự chỉ dẫn của
những người đi trước. Do đó, nhịp độ của buổi biểu diễn là sự phối hợp giữa tất cả
mọi người. Có thể hình dung một vở kịch No như sau: có một số diễn viên gồm

nhân vật chính (shite) và một nhân vật phụ (waki), một ban hợp xướng (jiutai) phụ
trách phần ca hát và một ban nhạc đệm (hayashi - keta) chơi nhạc đệm.
Là một loại hình giải trí cổ xưa, kịch No vừa là kết tinh của nền văn hoá Nhật
Bản nhiều lễ giáo, vừa thể hiện tinh thần Samurai mộc mạc song đầy khốc liệt. Đó
là một kiểu hát nói mà diễn viên có thể nhảy múa với những đạo cụ đặc biệt, lối
trang phục đẹp, hấp dẫn lạ thường và một sân khấu rất sang trọng, uy nghi. Nội
dung của những vở kịch này không quá phức tạp, diễn tả nội tâm là chủ yếu và cái
người xem yêu thích là những màn múa kiếm, múa võ, múa quạt, đánh đàn hết sức
điêu luyện trong một không khí lúc trang nghiêm, lúc lại ồn ào, dữ dội. Kịch No


22

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

được phát triển để định hình vững hơn nếp nghĩ của người Nhật về cuộc sống, về
Phật giáo và nó đã trở thành “quốc hồn” của Nhật Bản.
Như đã nói đến từ đầu, Kawabata Yasunary là một người luôn quý trọng, luôn
tự hào với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ông luôn thể hiện điều
đó một cách cụ thể qua những tác phẩm của mình. Trong “Xứ tuyết”, ngoài những
loại hình kịch nghệ truyền thống, ta còn bắt gặp những lễ hội rất độc đáo. Họ có
nhiều lễ hội khác nhau trong tác phẩm, ông đã đề cập đến ngày hội Săn chim.
“Mười bốn tháng hai là ngày “săn chim”, một ngày hội của trẻ thơ để biểu đạt
tâm hồn của “Xứ tuyết” này”, chúng diễn ra vào ngày mười bốn tháng hai, sau Tết
Nguyên đán khoảng hai tuần. Từ mười ngày trước khi lễ hội bắt đầu, “ Tất cả bọn
nhóc trong làng, mười ngày trước lễ hội nhét tuyết đầy vào những chiếc dép rơm,
nén cho đến khi chặt cứng, để xắt ra thành những tảng dài chừng vài gang tay xây
một lâu đài tuyết, cao tới mười bộ mỗi cạnh dài mười tám bộ”. Tới ngày mười bốn
tháng hai, bọn trẻ sẽ “Đung đưa và hò la, nhảy vòng tròn trên mái, trước ánh lửa
hồng, hát vang bài “Săn chim”. Chúng thắp nến chơi thâu đêm trong Lâu Đài

Tuyết. “Chúng lại nhảy vòng tròn trên mái mà ca hát đến tận sáng 15 tháng hai
dương lịch mới kết thúc lễ hội “săn chim” ”. Lễ hội cho thấy một sự khác biệt và
độc đáo của người Nhật. Trẻ con vào ngày này được chơi đùa một cách thỏa thích,
được thể hiện mình một cách tự nhiên nhất. Nó cũng cho thấy sự quan tâm của mọi
người không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần đối với thế hệ tương lai của đất
nước.
Ngoài ra, ta còn bắt gặp một lễ hội khác được tác giả đề cập đến đó là hội chợ
Chijimi. Trong tác phẩm “Xứ tuyết”, hội chợ này “Thường khai trương vào mùa
xuân, lúc tuyết tan, chính là lúc người ta gỡ đi những cánh cửa sổ kép của mùa
đông”. Hội chợ trưng bày, quảng bá những tấm vải Chijimi thành phẩm. Để tạo ra
những tấm vải này, những người phụ nữ ở vùng đất “Xứ tuyết” phải làm việc vất


23

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

vả trong suốt một thời gian dài, họ “làm việc triền miên trong những tháng dài
tuyết phủ mùa đông, kéo sợi, dệt nên thành những tấm vải gai mỏng, thứ cây được
thu hoạch từ những thửa ruộng chênh vênh đầu núi”. Với một công việc có thể
được xem như là một sự sáng tạo nghệ thuật chân chính, họ đã tạo ra một giá trị về
vật chất lẫn tinh thần cao quý.
Vào ngày hội chợ Chijimi, “người từ khắp nơi đổ xô tới để mua thứ vải có
tiếng ấy. Những khách buôn giàu có ở các đô thị quan trọng như Edo, Nagoya hay
Osaka, cũng đã giữ chỗ trước ở những quán trọ theo truyền thống. Các cô gái từ
khắp nẻo của xứ sở, từ các lũng cao cũng trẩy hội xuống đem theo sản phẩm lao
động của sáu tháng cuối cùng; đem theo cả không khí của ngày hội, nườm nượp
những sạp hàng vải chen với những mặt hàng khác, đủ loại, những hàng của các
hội chợ, những trò diễn…”. “Những mặt hàng vải trưng bày đều đính theo nhãn
giấy ghi tên và địa chỉ của cô gái đã dệt thành, bởi có một cuộc chấm giải để khen

thưởng cho mặt hàng nào đẹp nhất. Đó cũng là một cơ hội để kén chồng”. Là một
công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay cao nên đây cũng chính là cơ hội để những
thiếu nữ ở vùng “Xứ tuyết” này chứng minh bản thân cũng là học hỏi thêm về
kinh nghiệm trong cái nghề mà họ đã làm quen từ tấm bé và đã có những tác phẩm
tuyệt tác khi ở độ tuổi từ mười bốn đến hai mươi bốn. Nếu những người thợ dệt
đảm nhận việc dệt ra những tấm vải Chijimi với những hình thêu tinh tế thì những
người thợ chuyên nghiệp lại đảm nhận việc tẩy trắng cho chúng càng thêm thanh
sạch, lóng lánh hơn. Việc tẩy trắng được thực hiện ngay khi vải Chijimi trắng được
dệt xong thành từng tấm, vải màu thì được hoàn thành ngay trên khung cửi cho đến
lúc hoàn thành cả tấm. Và mùa tốt nhất để thực hiện công việc này là vào tháng
giêng và tháng hai âm lịch, lúc này chỗ nào cũng xuất hiện những xưởng giặt tẩy,
những đồng cỏ và vườn lúc này cũng đầy tuyết. “Họ nhúng sợi hoặc vải trong một
thứ nước tro đẫy một đêm. Sáng mai giũ trong nước cho thật sạch, người ta phơi


24

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

vải suốt ngày trên tuyết, rồi lại cứ như thế, tiếp ngày này sang ngày khác”…,
“được ấp iu trong ánh nắng hiền dịu của ban mai”, cho đến khi màu trắng của
chúng đã đạt đến mức hoàn hảo thì cũng là lúc mùa xuân về tới, báo hiệu một năm
mới thật an lành.
Ở “Xứ tuyết”, ta còn bắt gặp một nét văn hóa đặc sắc khác là những hình ảnh
của lối kiến trúc cổ xưa khi “ Tất cả ngôi nhà đều xây cất theo kiểu của chế độ cũ.
Chắc hẳn là kiểu vào thời đại các lãnh chúa phong kiến các tỉnh thường giao lưu
trên con đường phương Bắc. Mái trước rủ rất thấp, gian trước sâu thăm thẳm, cửa
sổ thấp và dài ở gác căng bằng giấy, cao lắm cũng chỉ độ vài gang tay, rèm cói
treo dưới mái hiên”. Nhà “ phần lớn lợp bằng gỗ, có chẹn đá, các mái nhà trông
như những dãy giống nhau, các hòn đá song song với con đường: những hòn đá

to, tròn và nhẵn, trắng xóa những tuyết ở phía bóng râm và sáng loáng ở phía
nắng, đen như mực, chúng bóng loáng không hẳn vì ướt mà chủ yếu vì chúng được
bào nhẵn bởi băng giá, mưa gió”, “các mái nhà lợp bằng ngói ván, được chẹn lên
bằng những dãy đá mà anh đã rất quen thuộc”. Nhà của người Nhật đặc biệt là ở
nông thôn như “Xứ tuyết” này tương đối là nhà trệt, rất ít nhà tầng và có nhiều lí
do khiến họ xây dựng như vậy vì với kiến trúc gỗ thì nhà trệt vững chắc hơn nhà
lầu, đất nước của họ thường bị động đất và họ cũng cho rằng đi trên đầu người nhất
là với những vị trưởng bối là đều không phải đạo. Các ngôi nhà với những lối kiến
trúc đặc trưng đã tạo nên nét cổ kính, mĩ lệ riêng ở xứ thơ mộng này, thu hút không
chỉ giới trí thức Nhật mà còn thu hút tất cả mọi người cùng bước vào chốn thần
tiên này. Tác giả đã thành công khi đưa lối kiến trúc xưa cũ này vào tác phẩm “Xứ
tuyết”, nó không chỉ làm cho không gian của nơi này càng hấp dẫn, càng mờ ảo
trong vai trò là một thế giới yên bình mà cũng làm cho người đọc thấy được một
nét đặc trưng khác trong văn hóa của người Nhật Bản.


25

Yasunari Kawabata – Vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản qua tiểu thuyết Xứ Tuyết – Nhóm 9

Tác phẩm “Xứ tuyết” không chỉ là xây dựng hay vẽ nên vùng đất “Xứ tuyết” là
nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp và là nơi an lành cho các nghệ nhân, thợ thủ công mà nơi
đây cũng là chỗ dựa vững chắc cho những người khiếm khuyết đặc biệt là người
mù. Ở “Xứ tuyết”, những người mù nhận được sự quan tâm và chú ý tới, họ làm
nhiều nghề như xoa bóp, gội đầu, châm cứu, là những nghề có từ xưa và có thể họ
là những nhạc công đánh đàn rất tài. Tuy mù nhưng họ vẫn vươn lên và tập thành
một thói quen cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình. Họ có thể đoán giờ
một cách chính xác khi “dùng các ngón tay của bàn tay trái rờ rẫm mặt đồng hồ”
và dùng “ba ngón tay đặt lên các chấm mười hai, chín và ba như đánh dấu”. Trong
công việc, đối với những vị khách được tẩm quất (xoa bóp), họ ghi nhớ những đặc

điểm để đoán: người đó có phải là người lao động hay không, gầy hay béo,… Và
như để bù lại cho đôi mắt không nhìn thấy, họcó một đôi tai rất nhạy cảm giúp
nhận biết mọi âm thanh của cuộc sống như bà già tẩm quất cho Shimamura có thể
nghe thấy tiếng đàn để đoán ra đó là ai “Những cô đàn hay nhất và những cô đàn
dở nhất bao giờ cũng dễ nhận ra hơn cả”, bà nhận xét về Komako với một sự thán
phục không che dấu “Vâng, Komako chơi hay tuyệt. Tuy còn trẻ, nhưng thời gian
gần đây chịu khó tập luyện lắm” hay “cô ấy đánh đàn tuyệt hay”.
Và loại đàn được nhắc đến trong tác phẩm là đàn samisen (đàn tam) nổi tiếng.
Đó là một trong những loại nhạc khí nổi tiếng ở Nhật Bản ngoài đàn tam thập lục
(koto) hay trống (kotsuzumi),… và cũng là loại đàn tượng trưng cho phong cách
âm nhạc mới, khán giả mới từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Ra đời cách đây khoảng
500 năm, đàn samisen có nguồn gốc từ loại nhạc cụ 3 dây của Trung Quốc du nhập
đến Nhật Bản vào thế kỷ XVI. Loại đàn này có chiều dài tương tự như đàn guitar
nhưng cổ của nó mỏng hơn và không có phím; thân hình chữ nhật giống mặt trống,
cây đàn được bọc da ở mặt trước và sau giúp khuếch đại âm thanh khi gẩy đàn; da
đàn thường được làm bằng da chó hoặc da mèo nhưng trước kia có một loại giấy


×