Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại công ty lâm nghiệp vĩnh hảo tỉnh hà giang full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------

NGUYỄN HỒNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG, CHUỖI HÀNH TRÌNH
SẢN PHẨM VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TIẾN TỚI
CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP
VĨNH HẢO - TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------

NGUYỄN HỒNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG, CHUỖI HÀNH TRÌNH


SẢN PHẨM VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG
TIẾN TỚI CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI CÔNG TY
LÂM NGHIỆP VĨNH HẢO - TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Nhâm

THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Hồng Tuyên
Học viên cao học khóa 17 chuyên ngành: Lâm Nghiệp. Niên khóa 2009 - 2011.
Tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đến nay tôi đã hòa thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tôi xin cam đoan.
- Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
- Số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực
- Các kết luận khoa học trong luận văn chƣa từng ai công bố trong các nghiên cứu khác
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên./.
Thái nguyên, ngày 16 tháng 9 năm 2011
NGƢỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hồng Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo cao học lâm nghiệp
khoá 17 trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Nhân dịp này cho tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban
lãnh đạo và cán bộ Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo; khoa Sau đại học trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên; và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Vũ Nhâm, ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn,
song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý
báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Hồng Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục ..................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh mục các bảng .............................................................................................. viii
Danh mục các sơ đồ ............................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.1. Trên thế giới.................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững .............. 3
1.1.2. Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC ..................................... 6
1.1.3 Lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) .................................................... 14
1.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 14
1.2.1. Vấn đề QLRBV .................................................................................... 14
1.2.2. Các chính sách chính liên quan QLRBV ............................................... 17
1.3. Thảo luận .................................................................................................... 21
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 23
2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 23
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 23
2.1.2. Mục Tiêu cụ thể.................................................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 23
2.2.1. Đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam ............. 23
2.2.2. Đánh giá quản lý chuỗi hành trì nh sản phẩm theoƣớng
h dẫn của Việt Nam23

2.2.3. Đánh giá điều kiện cơ bản và lập kế hoạch quản lý rừng cho Công ty ... 23
2.2.3.1. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty .................................... 23
2.2.3.2. Lập kế hoạch quản lý rừng bao gồm: ............................................. 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
2.3.1. Quan điểm, phƣơng pháp luận nghiên cứu ............................................ 24
2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 25
2.3.2.1. Đánh giá quản lý rừng theo tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam ............ 25
2.3.2.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm theo 9 yêu cầu của Việt Nam . 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.3.2.3. Lập kế hoạch quản lý rừng ............................................................. 28
Chƣơng 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TÌNH
HÌNH QUẢN LÝ RỪNG CỦA CÔNG TY ........................................................... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 30
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích đất đai................................................. 30
3.1.2. Địa hình ................................................................................................ 30
3.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn .................................................................. 31
3.1.3.1. Khí hậu .......................................................................................... 31
3.1.3.2. Thủy văn ........................................................................................ 31
3.1.4. Đặc điểm về đất .................................................................................... 31
3.1.5. Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác .............................................. 32
3.1.5.2. Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao...... 33
3.1.5.3. Các loại tài nguyên thiên nhiên khác và tiềm năng khai thác dịch
vụ môi trƣờng ............................................................................................. 33
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 35

3.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 35
3.2.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế ......................................................... 35
3.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề chính của các xã trong vùng Công ty hoạt động . 35
3.2.1.3. Tình hình chế biến và thị trƣờng lâm sản ........................................ 35
3.2.2. Đặc điểm xã hội, dân trí ........................................................................ 36
3.2.2.1. Cơ cấu dân số, dân tộc, lao động .................................................... 36
3.2.2.2. Văn hoá, giáo dục, y tế: .................................................................. 36
3.2.3. Kết cấu hạ tầng, mạng lƣới đƣờng sá, bến bãi: ...................................... 36
3.2.4. Đánh giá chung về những khó khăn và thuận lợi của Công ty ............... 37
3.3. Đánh giá tình hình quản lý rừng trong 5 năm qua ........................................ 39
3.3.1. Sử dụng đất, hạ tầng, vốn...................................................................... 39
3.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 - 2010) ................................ 40
3.3.3. Về tác động xã hội ................................................................................ 40
3.3.4. Về tác động môi trƣờng ........................................................................ 41
3.3.5. Bảo tồn đa dạng sinh học ...................................................................... 42
3.3.6. Về kỹ thuật và công nghệ áp dụng ........................................................ 42
3.3.7. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Công ty ...................... 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

3.3.8. Quản lý rừng và tổ chức quản lý ........................................................... 43
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 45
4.1. Đánh giá tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số quản lý rừng bền vững (FSC) .... 45
4.1.1. Đánh giá theo tài liệu quản lý .............................................................. 45
4.1.2. Khảo sát hiện trƣờng............................................................................. 45
4.1.3. Ý kiến tham vấn ................................................................................... 46

4.1.4. Tổng hợp đánh giá bằng điểm và kết quả xây dựng bằng đánh giá hiện tại
và triển vọng bảng đánh giá sau 1 tháng ......................................................... 46
4.1.4.1. Tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để đánh giá: là 10 tiêu chuẩn của FSC, 10
tiêu chuẩn này đƣợc cụ thể hoá bằng các tiêu chí, các chỉ số và các bằng
chứng chứng minh. ..................................................................................... 46
4.1.4.2. Kết quả đánh giá bằng điểm của các tiêu chuẩn .............................. 46
4.1.5. Đề xuất bảng sai phạm các lỗi không tuân thủ, phƣơng hƣớng giải pháp
và thời gian khắc phục .................................................................................... 48
4.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) ................................................. 49
4.2.1. Đánh giá theo tài liệu quản lý ............................................................... 49
4.2.2. Khảo sát hiện trƣờng............................................................................. 49
4.2.3. Ý kiến tham vấn ................................................................................... 49
4.2.4. Tổng hợp đánh giá bằng điểm và kết quả xây dựng bằng đánh giá hiện tại
và triển vọng bảng đánh giá sau 1 tháng ......................................................... 49
4.2.4.1. Yêu cầu đƣợc sử dụng để đánh giá: là yêu cầu của CoC, 09 yêu cầu
này đƣợc cụ thể hoá bằng các chỉ số và nguồn kiểm chứng. ........................ 49
4.2.4.2. Kết quả đánh giá bằng điểm của các yêu cầu .................................. 49
4.2.5. Tổng hợp các khiếm khuyết trong quản lý chuỗi hành trì nh sản phẩm và
giải pháp khắc phục ........................................................................................ 51
4.3. Lập kế hoạch quản lý rừng trong giai đoạn chu kỳ kinh doanh (2011 - 2018)..... 51
4.3.1. Những căn cứ lập KHQLR ................................................................... 51
4.3.2. Mục tiêu ............................................................................................... 51
4.3.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 51
4.3.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 52
4.3.3. Bố trí sử dụng đất đai............................................................................ 53
4.3.3.1. Phân chia đất đai theo mục đích sử dụng và chức năng .................. 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi

4.3.3.2. Bố trí quy hoạch sử dụng đất theo mục đích, chức năng sử dụng .... 54
4.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý....................................................................... 55
4.3.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ............................................. 55
4.3.4.2. Lực lƣợng lao động ........................................................................ 55
4.3.5. Kế hoạch sản xuất - kinh doanh trung hạn chu kỳ (2011 - 2018) cung
cấp nguyên liệu giấy ....................................................................................... 56
4.3.5.1. Kế hoạch khai thác rừng ................................................................. 56
4.3.5.2. Kế hoạch vận chuyển, tiêu thụ, chế biến ......................................... 60
4.3.5.3. Kế hoạch trồng rừng....................................................................... 60
4.3.5.4. Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trƣờng. .................................... 67
4.3.5.5. Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội .............................................. 68
4.3.5.6. Kế hoạch bảo tồn Đa dang sinh học và nuôi dƣỡng RTN................ 68
4.3.5.7. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ................................................... 69
4.3.5.8. Kế hoạch nhân lực và đào tạo: ........................................................ 70
4.3.5.9. Kế hoạch giám sát, đánh giá ........................................................... 72
4.3.5.10. Phân tích hiệu quả ........................................................................ 76
Chƣơng 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ................................................ 78
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 78
5.1.1. Kết quả đánh giá quản lý rừng bền vững ............................................... 78
5.1.2. Kết quả đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC ................................. 79
5.1.3. Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cho công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo giai
đoạn 2011 - 2018............................................................................................ 80
5.2. Tồn tại......................................................................................................... 81
5.3. Kiến nghị .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL
BVTV

Ban quản lý
Bảo vệ thực vật

CBCNV
CCR

Cán bộ công nhân viên
Chứng chỉ rừng

CoC
CTLN

Chuỗi hành trình sản phẩm
Công ty lâm nghiệp

Cty
ĐDSH

Công ty
Đa dạng sinh học


Dtb

Đƣờng kính trung bình

FIPI

Viện điều tra quy hoạch rừng

FSC
GTBTC
HCM

Đánh giá bền vững tài nguyên rừng
Giá trị bảo tồn cao
Hồ Chí Minh

HT
Htb

Hiện trƣờng
Chiều cao trung bình

Kh

Khoảnh

KHĐG

Kế hoạch đánh giá


KHKT
KHQLR
KHXTTS

Kế hoạch kỹ thuật
Kế hoạch quản lý rừng
Kế hoạch xúc tiến tái sinh

KTTC

Kế toán tài chính

LNQG
LSNG
LT

Lâm nghiệp quốc gia
Lâm sản ngoài gỗ
Lâm trƣờng


QLRBV

Quyết định
Quản lý rừng bền vững

TB
TCT


Trung bình
Tổng công ty

TP
TV

Trong phòng
Tham vấn

UBND
GSĐG

Uỷ ban nhân dân
Giám sát đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích đất quản lý phân theo địa giới hành chính xã ......................... 30
Bảng3.2. Tổng hợp diện tích rừng trồng trên đất Công ty quản lý .......................... 32
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2006 - 2010 .......................................... 40
Bảng 3.4. Trang thiết bị khai thác vận chuyển ....................................................... 43
Bảng 4.1. Những lỗi không tuân thủ đƣợc nhận dạng và các hoạt động khắc phục .............. 48
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................... 53
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất sau khi đã loại trừ .............................................. 54

Bảng 4.4. Kế hoạch khai thác 1 chu kỳ .................................................................. 57
Bảng 4.5. Kế hoạch khai thác năm 2011 ................................................................ 59
Bảng 4.6. Kế hoạch trồng rừng cho một chu kỳ 8 năm........................................... 61
Bảng 4.7. Kế hoạch trồng rừng năm 2011 .............................................................. 62
Bảng 4.8. Kế hoạch chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ ................................................... 63
Bảng 4.9. Chi phí chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ ...................................................... 63
Bảng 4.10. Chi phí tạo cây con cho 1 chu kỳ ......................................................... 64
Bảng 4.11. Kế hoạch cấp phát dụng cụ phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn 2011 - 2018 ..... 66
Bảng 4.12. kê thuốc phòng trừ sâu bệnh hại........................................................... 67
Bảng 4.13. Kế hoạch xây dựng các công trình dịch vụ, phúc lợi ............................ 70
Bảng 4.14. Phƣơng án sử dụng lao động từ năm 2011 đến 2018 ............................ 71
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá quản lý rừng tại CTLN Vĩnh Hảo .............................. 25
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Công ty LN Vĩnh Hảo ..................................................... 55
Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng ......................................................................... 34
Bản đồ quản lý tài nguyên rừng ............................................................................. 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng vừa là một hiện tƣợng tự nhiên, vừa là một hiện tƣợng lịch sử, tài
nguyên có thể tái tạo, đóng vai trò vô cùng quan trọng với đời sống con ngƣời. Khi
tác động con ngƣời đang làm diện tích rừng bị giảm đi đáng kể, thì việc phát triển
bền vững (PTBV) nguồn tài nguyên này có ý nghĩa rất lớn. Ý nghĩa thể hiện ở sự
duy trì kéo dài năng lực sản xuất của rừng đáp ứng các nhu cầu của xã hội loài
ngƣời. Phát triển, lợi dụng rừng chính là một phạm trù trong PTBV.
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là một bộ phận không thể tách rời của
PTBV, trở thành cao trào, đặc biệt đối với các nƣớc nhiệt đới trong đó có Việt Nam,
thì tầm quan trọng của QLRBV càng đƣợc cảm nhận rõ rét. Đây là vấn đề nhận thức
của quốc gia về giải pháp bảo vệ rừng của mình, mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích
từ rừng, nhận thức của chủ rừng về quyền xuất khẩu lâm sản của mình vào mọi thị
trƣờng thế giới và quyền bán lâm sản với giá cao. QLRBV là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhất trong bảo vệ và phát triển rừng.
Khi đơn vị quản lý rừng đƣợc cấp chứng nhận QLRBV thì chứng chỉ rừng
(FM-FSC) chính là sự xác nhận bằng văn bản về việc đơn vị đã đã đƣợc sản xuất
trên cơ sở rừng đƣợc tái tạo lâu dài, không gây ảnh hƣởng xấu đến các chức năng
sinh thái của rừng, môi trƣờng xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng
sinh học. Có thể nói chƣ́ng chỉ rƣ̀ng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hóa mà
trong nhiều trƣờng hợp nó còn làm thay đổi thái độ của doanh nghiệp với rừng nói
riêng và môi trƣờng nói chung.
Quá trình sản xuất từ khâu khai thác đến sản phẩm và tiêu thụ cần phải trải qua
nhiều bƣớc, bao gồm khai thác, chế biến, phân phối và tiêu thụ, đƣợc gọi là chuỗi
hành trình sản phẩm (Chain of Custody - CoC). Kiểm chứng từng bƣớc trong quá
trình này sẽ giúp cho đơn vị chứng minh đƣợc với khách hàng rằng các sản phẩm đã
đƣợc chứng chỉ mà họ bán thực sự có nguồn gốc từ các khu rừng đƣợc cấp chứng

chỉ. Việc đạt chứng chỉ CoC là yêu cầu bắt buộc với việc dãn nhãn và bán sản phẩm
từ gỗ FSC, đặc biệt khi đơn vị bán gỗ sang các thị trƣờng Châu Âu, Anh và các
quốc gia khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

Trong QLRBV thì việc lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) là một hoạt động
không thể thiếu, điều này đƣợc chỉ rõ trong bộ tiêu chuẩn Quốc gia QLRBV của
Việt Nam.. KHQLR bao gồm nhiều nội dung nhƣng vấn đề quản lý khai thác giữ
vai trò quan trọng nhất. Trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam về QLRBV (gồm 10 tiêu
chuẩn, 56 tiêu chí và khoảng 160 chỉ số) có nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí liên quan
đến lập kế hoạch quản lý rừng, trong đó tiêu chuẩn 7 yêu cầu chủ rừng phải xây
dựng kế hoạch quản lý.
Nhiều nƣớc trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng,
chứng chỉ CoC, góp phần đáng kể trong QLRBV. Ở Việt Nam khái niêm QLRBV,
chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC còn rất mới mẻ và còn ít kinh nghiệm. Tính tới thời
điểm hiện nay phần lớn các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp vẫn chƣa đƣợc cấp chứng
chỉ rừng vì hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này vẫn chƣa đạt đƣợc các
tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định để đƣợc FSC cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ
CoC. Bên cạnh đó các đơn vị chƣa nhận dƣợc một hƣớng dẫn cụ thể về việc tiến
hành đánh giá các tiêu chuẩn QLRBV và tiêu chuẩn CoC. Do đó để các đơn vị kinh
doanh đảm bảo sản xuất bền vững, cạnh tranh hội nhập đƣợc với thế giới thì đòi hỏi
các đơn vị cần nhận thức đƣợc vấn đề này.
Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo là đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực
lâm nghiệp thuộc tỉnh Hà Giang. Công ty mong muốn đƣợc cấp chứng chỉ rừng,
giúp công ty quản lý rừng theo hƣớng tiên tiến, bền vững lâu dài, tuy nhiên các hoạt

động sản xuất công ty chƣa đƣợc đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc gia QLRBV và
chuỗi hành trình sản phẩm . Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý
luận và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi
hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại
Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, tỉnh Hà Giang”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tƣơng lai
xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hƣớng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... để hoạch
định chiến lƣợc phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "PTBV" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Con ngƣời càng nhân thức rừng cần đƣợc quản lý tốt để cung cấp ổn định và
lâu dài các lợi ích cho con ngƣời. Vấn đề đƣợc quan tâm là phải quản lý nhƣ thế nào
để các lợi ích trên các mặt kinh tế, môi trƣờng, xã hội đƣợc đảm bảo bền vững, với

một loạt các công ƣớc, chƣơng trình lớn quy mô toàn cầu đƣợc ra đời cùng hƣớng
tới vấn đề này. Cuối thế kỷ XX, những ngƣời sử dụng và kinh doanh gỗ chỉ buôn
bán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã đƣợc quản lý bền vững, từ đó một
loạt tổ chức hoạt động về QLRBV ra đời. Cộng đồng quốc tê tổ chức nhiều hội
nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ƣớc bảo vệ và phát triển rừng: Chiến lƣợc bảo
tồn quốc tế (1980); Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO); Hội nghị của Liên hợp
quốc về môi trƣờng và phát triển (UNCED, Riodejaneiro, 1992); Công ƣớc buôn
bán động thực vật quý hiếm (CITES); Công ƣớc đa dạng sinh học (CBD)... Các
định nghĩa QLRBV đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
Tổ chức Quốc tế về Gỗ Nhiệt đới Tổ chức (ITTO) cho rằng: “QLRBV là quá
trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và
dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và
năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn
đối với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Theo tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách
thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái
sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tƣơng lai, các chức năng
sinh thái , kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phƣơng, cấp quốc gia và toàn cầu và
không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác.
Các đinh nghĩa trên tựu trung lại có các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn định
bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Trong số này, FSC là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng nhất toàn thế giới
đƣợc thành lập năm 1993, bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 25 quốc
gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trƣờng, các thƣơng gia, các cộng đồng
dân bản xứ, ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. Đặc biệt, FSC có đối
tƣợng áp dụng cả cho rừng tự nhiên và rừng trồng, cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới và
mọi đối tƣợng khác. Chứng chỉ QLRBV của FSC đƣợc các thị trƣờng khắt khe trên
thế giới nhƣ Bắc Mỹ, Tây Âu đều chấp nhận thông thƣơng với giá bán cao, do đó
tuy các tiêu chí QLRBV của FSC cao, tỷ mỉ nhƣng vẫn đƣợc nhiều nƣớc từ nƣớc
đang phát triển đến nƣớc công nghiệp tiên tiến hƣởng ứng tự nguyện tham gia và
đang trở thành cao trào QLRBV trong hội nhập quốc tế. Hiện nay có 23 tổ chức độc
lập đƣợc FSC ủy quyền cấp chứng chỉ FSC, thời hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu
lực 5 năm và luôn kiểm tra chất lƣợng.
Tiêu chuẩn QLRBV của FSC có 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí. Đã có 26 bộ tiêu
chuẩn quốc gia hoặc vùng trên thế giới đƣợc FSC phê duyệt cho áp dụng. Trong
QLRBV, các nguyên lý đƣợc đặt ra là:
Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng.
Nguyên lý thứ hai: Trong QLRBV, ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài
nguyên rừng và chƣa có đủ cơ sở khoa học thì chƣa nên sử dụng biện pháp phòng
ngừa về suy thoái môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên ở
cùng thế hệ.
Nguyên lý thứ tƣ: Tính hiện quả sử dụng tài nguyên rừng, nhất là về mặt
kinh tế và sinh thái.

Để xác nhận QLRBV của chủ rừng cần đƣợc xác nhận bằng văn bản rằng một
đơn vị quản lý rừng đƣợc cấp chứng chỉ QLRBV đã đƣợc sản xuất trên cơ sở rừng
đƣợc tái tạo lâu dài, không gây ảnh hƣởng xấu đến các chức năng sinh thái của
rừng, môi trƣờng xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Đó
chính là ý tƣởng cấp chứng chỉ rừng đƣợc FSC đề cập nhƣ là một “công cụ hữu
hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ
nhất” trong quản lý rừng.
Bên cạnh chứng chỉ rừng do FSC cấp, cũng có nhiều quy trình chứng chỉ
rừng đƣợc khởi thảo nhƣ Bắc Âu đã khởi thảo nhiều quy trình chứng chỉ rừng nhƣ
PEFC (Chƣơng trình chứng nhận các tổ chức chứng chỉ rừng), SFI. Ở Châu Á cũng
có các Chƣơng trình chứng chỉ quốc gia nhƣ Hội đồng chứng chỉ gỗ (MTCC) ở
Malaysia, Viện dán nhãn sinh thái Lambaga (LEI) ở Indonesia.
PEFC đƣa ra cơ chế đảm bảo với những ngƣời thu mua sản phẩm gỗ và giấy
rằng họ đang xúc tiến công tác QLRBV. PEFC là chƣơng trình quy mô toàn cầu về
đánh giá và công nhận lẫn nhau của các tổ chức chứng chỉ rừng quốc gia đã đƣợc
phát triển trong quá trình có các bên tham gia
Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS), sử dụng phƣơng pháp theo từng
giai đoạn khi ngày càng nhiều thách thức lớn trong quản lý các khu rừng nhiệt đới
phức tạp. MTCS sử dụng tiêu chuẩn của Malaysia và các tiêu chí cho chứng chỉ
quản lý rừng bao gồm 9 quy tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí. MTCS có 10 thành
viên, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Malaysia với diện tích rừng đƣợc chứng
nhận là 4.8 triệu ha.
Tổ chức Lembaga Ekolanbel Indonesia (LEI) đƣợc thành lập năm 1994 là
một tổ chức không đƣợc chính thức công nhận bởi FSC vì LEI không phải là cơ
quan cấp chứng chỉ, song LEI là một cơ quan thừa nhận một cách chính thức các cơ
quan cấp chứng chỉ ở Indonesia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6

Ở Châu Mỹ: Đến thời điểm tháng 12 năm 2005, diện tích rừng đƣợc FSC cấp
chứng chỉ là 29.252.921 ha với 332 chứng chỉ, trong số này Canada dẫn đầu với
15.231.115 ha và 26 giấy chứng chỉ, tiếp theo là Mỹ với 5.671.251 ha và 97 chứng chỉ và
Braxin với 3.455.582 ha và 60 chứng chỉ. Các diện tích đƣợc cấp chứng chỉ cũng chủ
yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên. Về chứng chỉ CoC, hiện Châu Mỹ có 941 giấy
chứng nhận trong đó Mỹ dẫn đầu với 475 giấy, tiếp sau đó là Chi Lê và Braxin.
Ở Nam Mỹ: Có tổng số hơn 7 triệu ha rừng đƣợc cấp chứng chỉ FSC, trong
đó Bolivia, Braixin là 2 quốc gia có diện tích rừng đƣợc cấp CCR lớn nhất, chủ yếu
là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên. Hiện nay Braxin, Bolivia, Costa Rica, Uruguay,
Guatêmala là các quốc gia xuất khẩu một khối lƣợng lớn nhất thế giới gỗ có chứng
chỉ FSC, mà Việt Nam là một trong những thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất.
Ở Châu Á – Thái Bình Dương: Hiện có 2.577.151 ha rừng với 63 giấy chứng
chỉ FSC, trong số đó Úc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản Australia và New
Zealand là những quốc gia dẫn đầu về diện tích và số chứng chỉ đƣợc cấp. Một số
nƣớc Đông Nam Á nhƣ Indonesia, Malaysia cũng đã xây dựng các quy trình CCR
quốc gia, đồng thời họ cũng đã có một số khu rừng tự nhiên đƣợc FSC cấp chứng
chỉ. Ngoài ra các nƣớc khác nhƣ Papua Niu- Ghi nê, Quần đảo Solomon cũng đã có
nhiều khu rừng đƣợc cấp chứng chỉ, mà hiện cung cấp khá nhiều gỗ có CCR FSC
cho các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc xuất khẩu của Việt Nam. Các nƣớc khác nhƣ
Thái Lan cũng có một vài diện tích rừng nhỏ đƣợc FSC cấp chứng chỉ gần đây.
Nhƣ vậy, rõ ràng CCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dƣơng và Châu Phi
tiến rất chậm, diện tích đƣợc chứng chỉ mới chỉ chiếm diện tích rất nhỏ đã đƣợc
chứng chỉ của thế giới, chủ yếu là chứng chỉ FSC. Nguyên nhân là các nƣớc trong
các khu vực này phần lớn là kém phát triển, quản lý rừng còn ở trình độ thấp, các
chủ rừng không có đủ nguồn lực cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn CCR, và
chi phí cho CCR cũng là một yếu tố hạn chế.
1.1.2. Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC

Chứng chỉ rừng (CCR) có 2 phần là chứng chỉ quản lý rừng và chứng chỉ
chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về CCR,
nhƣng đều bao hàm hai nội dung cơ bản là đánh giá độc lập chất lƣợng quản lý rừng
theo một bộ tiêu chuẩn quy định, và cấp giấy chứng chỉ có thời hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý
rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức
chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Nói cách khác , chứng chỉ rừng
là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về
quản lý rừng bền vững.
Một trong những động lực quan trọng của chứng chỉ rừng là thâm nhập thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ, vì vậy chứng chỉ rừng thƣờng
gắn với chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC)- xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ
rừng đƣợc chứng chỉ. Chủ rừng đƣợc chứng chỉ theo quy trình nào thì đƣợc cấp
giấy chứng chỉ và các sản phẩm làm ra đƣợc mang nhãn mác của quy trình đó. Hiện
nay trên thế giới có 2 quy trình CCR quốc tế lớn là Hội đồng quản trị rừng (FSC) và
Chƣơng trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC), chiếm trên 60% diện
tích rừng đƣợc chứng chỉ của thế giới.
Ngày nay toàn thế giới ngày càng quan tâm đến tình trạng diện tích và chất
lƣợng rừng ngày một suy giảm, ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng sống và khả năng
cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng nhƣ nhu cầu hàng ngày của
ngƣời dân. Vấn đề cần đƣợc giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phải
vừa đảm bảo tốt lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân
cƣ sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi trƣờng sống, tức là thực

hiện đƣợc quản lý rừng bền vững. Nhƣ vậy, có thể nói quản lý rừng bền vững là
mục tiêu, còn chứng chỉ rừng chỉ là một trong những công cụ hay biện pháp chủ yếu
để đạt mục tiêu đó. Chứng chỉ rừng là cần thiết vì:
Cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi
trƣờng, xã hội v.v đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng
rừng của họ đã đƣợc quản lý bền vững.
Ngƣời tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lƣu thông trên thị
trƣờng phải đƣợc khai thác từ rừng đã đƣợc quản lý bền vững.
Ngƣời sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc
biệt là gỗ, đƣợc khai thác từ rừng đƣợc quản lý một cách bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Chứng chỉ rừng cần thiết để xác nhận QLRBV của chủ rừng, cũng nhƣ
chứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lƣợng sản xuất công nghiệp. Có thể ví thực
hiện QLRBV nhƣ một quá trình “học”, còn chứng chỉ rừng nhƣ một kỳ thi, chủ
rừng đƣợc cấp chứng chỉ tức là đã “thi đỗ” bằng QLRBV.
Mục tiêu của chứng chỉ rừng trƣớc hết là thúc đẩy QLRBV, ngăn chặn tình
trạng giảm diện tích và suy thoái rừng đang diễn ra ngày một gay gắt, đặc biệt là
rừng nhiệt đới ở các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, tổng diện tích cũng nhƣ tỷ lệ
rừng nhiệt đới đƣợc chứng chỉ cho đến nay còn rất nhỏ bé nên không gian tác động
của CCR đối với rừng nhiệt đới con rất hạn chế, khiến một số tác giả cho là đã thất
bại. Mặc dù vậy CCR có tác động đáng kể đến chất lƣợng quản lý rừng, thƣơng mại
gỗ của thế giới, và cách thức quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp.
Trƣớc hết CCR tác động trực tiếp đến QLR. Muốn đƣợc cấp chứng chỉ rừng
thì phải đạt tiêu chuẩn QLRBV. Do có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia và

các vùng về trình độ quản lý rừng nên mức độ tác động của CCR cũng rất khác
nhau: ở khu vực ôn đới, gồm phần lớn các nƣớc đã phát triển, quản lý rừng hầu nhƣ
đã đạt trình độ bền vững nên tác động của CCR thƣờng không đáng kể, việc thực
hiện CCR diễn ra nhanh chóng, trái lại ở khu vực nhiệt đới gồm phần lớn là các
nƣớc đang phát triển, trình độ quản lý rừng còn thấp, muốn đạt CCR thì phải trải
qua quá trình cải thiện quản lý rừng và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội bức
xúc, do đó CCR thực sự đã có những tác động đáng kể. Nói chung bộ tiêu chuẩn
của tất cả các quy trình CCR đều yêu cầu một trình độ quản lý rừng cao hơn nhiều
so với trình độ của rất nhiều nƣớc đang phát triển nhiệt đới, và những tác động của
CCR nhƣ trình bày dƣới đây chủ yếu liên quan đến khu vực này của thế giới. CCR
tác động đến quản lý rừng về các mặt:
* Cải tiến kế hoach quản lý: Để thực hiện tiêu chuẩn QLRBV thì chủ rừng
phải xây dựng một kế hoạch quản lý toàn diện trên cơ sở những khảo sát đánh giá
về hiện trạng kinh tế xã hội và môi trƣờng và những số liệu chính xác về điều tra
rừng. Kế hoạch phải bao gồm đầy đủ các nội dung nhƣ mục tiêu quản lý, mô tả tài
nguyên, hệ quản lý lâm sinh, định mức khai thác, phƣơng pháp đánh giá sinh trƣởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

và động thái của rừng, xác định và bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt và các khu rừng
có giá trị bảo tồn cao, kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động, giám sát đánh giá, đào
tạo huấn luyện nhân viên (chi tiết về kế hoạch quản lý xin xem Tiêu chuẩn 7 của Bộ
tiêu chuẩn FSC Việt Nam). Khi thực hiện tiêu chuẩn QLRBV để đƣợc chứng chỉ thì
việc xây dựng kế hoạch quản lý là việc đầu tiên chủ rừng phải làm và tài liệu đầu
tiên tổ chức chứng chỉ cần kiểm tra chính là bản kế hoạch quản lý rừng.
* Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tiêu chuẩn QLRBV yêu cầu chủ rừng phải

luôn quan tâm cải tiến hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến hiệu quả cao trong mọi hoat
động quản lý rừng nhƣ điều tra quy hoạch rừng, những hoạt động lâm sinh, khai
thác chế biến v.v. Chỉ có thể trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao chủ rừng mới có
thể đạt hiệu quả cao và bền vững trong sản xuất kinh doanh rừng, một trong những
tiêu chuẩn quan trọng nhất của CCR.
* Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học: Ở Việt Nam nhiệm vụ bảo tồn
rừng và đa dạng sinh học không đƣợc đạt ra đối với rừng sản xuất, nhƣng tiêu chuẩn
QLRBV của tất cả các quy trình CCR đều có yêu cầu về bảo tồn rừng và đa dang
sinh học đối với quản lý rừng sản xuất, kể cả rừng trồng. Bộ tiêu chuẩn FSC có tới 7
tiêu chí (thuộc các Tiêu chuẩn 6 và 9) nói về yêu cầu bảo tồn các hệ sinh thái đặc
biệt và đa dạng sinh học. Chứng chỉ rừng ở các nƣớc Châu Âu đã có tác dụng đáng
kể đến việc phục hồi rừng thứ sinh trở lại gần giống hơn với rừng tự nhiên có đa
dạng sinh học cao hơn.
* Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội: Có các báo cáo là CCR đã có tác
dụng khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho ngƣời địa
phƣơng. Nhiều ngƣời đƣợc trở thành công nhân lâm nghiệp hoặc làm hợp đồng cho
các chủ rừng, nhờ vậy có thêm thu nhập, đời sống đƣợc cải thiện. Tuy nhiên mức độ
của tác động này thƣờng chỉ thấy rõ ở các nƣớc nghèo vùng nhiệt đới, còn ở các
nƣớc đã phát triển khu vực ôn đới thì không đáng kể. Trong nhiều trƣờng hợp CCR
ở khu vực nhiệt đới cũng có tác động đến các quyền của công nhân lâm nghiệp: các
chủ rừng đƣợc chứng chỉ đạt mức cao hơn về chăm sóc sức khoẻ, an toàn lao động
so với quy định của nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

* Tăng cƣờng giám sát đánh giá và thông tin tƣ liệu: Giám sát đánh giá là

một nội dung hết sức quan trọng của QLRBV. Ở những nơi công tác giám sát đánh
giá còn yếu thì CCR đã có tác dụng rõ rệt là đƣa công việc GSĐG trở thành nhiệm
vụ thƣờng xuyên của quản lý rừng. Bộ tiêu chuẩn FSC giành toàn bộ Tiêu chuẩn 8
để quy định về GSĐG. Cùng với việc tăng cƣờng GSĐG, chủ rừng còn phải lập hệ
thống thông tin tƣ liệu phục vụ cho công tác quản lý hàng ngày cũng nhƣ cho quá
trình CCR, một yêu cầu bắt buộc của tất cả các quy trình CCR
* Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Việc
thực hiện tiêu chuẩn QLRBV đòi hỏi chủ rừng phải có đội ngũ cán bộ công nhân
viên đƣợc đào tạo tấp huấn về nhiều mặt nhƣ trình độ quản lý, xây dựng kế hoạch,
bảo tồn, giám sát đánh giá, thông tin tƣ liệu, phân tích thị trƣờng v.v. Các bộ tiêu
chuẩn CCR đều có yêu cầu về đào tạo tập huấn cán bộ tƣơng xứng với nhiệm vụ
đƣợc giao.
Với bất kỳ một chƣơng trình cấp chứng chỉ rừng nào việc xem xét mối liên
hệ của một sản phẩm gỗ từ một khu rừng đƣợc cấp chứng chỉ đến khi đƣợc chế biến
thành sản phẩm cuối cùng và đƣợc đem tiêu thụ tại thị trƣờng là một việc rất cần
thiết vì nó cung cấp các cơ sở cho việc dán nhãn sản phẩm. Khái niệm này đƣợc gọi
là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody) - CoC. Chuỗi hành trình sản
phẩm đƣợc dùng chính thức để tăng cƣờng hiệu lực luật lâm nghiệp, bảo đảm rằng
tất cả quyền lực chính phủ và thuế đã đƣợc áp dụng và để chứng tỏ rằng các sản
phẩm đƣợc dán nhãn có nguồn gốc từ các khu rừng đã đƣợc cấp chứng chỉ.
Chuỗi hành trình sản phẩm cũng đã trở thành yêu cầu một số thi trƣờng. Liên minh
Châu Âu EU gần đây giới thiệu 1 hệ thống giấy phép nhƣ một phần của công tác
tăng cƣờng hiệu lực luật rừng, sáng kiến hành chính và thƣơng mại (FLEGT). Theo
hệ thống này nhập khẩu gỗ vào EU phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp (xác định
bởi các nƣớc xuất khẩu trên cơ sở luật pháp hiện hành). Do vậy, dây chuyền cung
cấp sản phẩm gỗ từ rừng thông qua việc vận chuyển, lƣu kho và chế biến cần đƣợc
công khai và kiểm tra tới tận biên giới của EU.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11

Phần lớn các nƣớc nhiệt đới dùng hệ thống theo dõi hành trình dựa trên giấy
tờ thông thƣờng với các nhãn vật lý trên sản phầm gỗ, nhƣng gần đây các hệ thống
thuận lợi hơn đã đƣợc phát triển chứng tỏ tính hiệu quả và đáng tin cậy của dây
chuyền cung cấp.

Giá trị của chứng chỉ quản lý rừng không lớn nếu không đƣợc tiếp tục bằng
chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Trong phần này sẽ xem quá trình hình
thành một sản phẩm rừng bắt đầu từ nguyên liệu khai thác từ một khu rừng đƣợc
cấp chứng chỉ đến khi đƣợc đem tiêu thụ tại thị trƣờng. Đây là bộ phận rất quan
trọng của bất kỳ một chƣơng trình cấp chứng chỉ rừng nào vì nó cung cấp các cơ sở
cho việc dán nhãn sản phẩm.
Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) là một hệ thống xác minh và theo dõi
toàn bộ quá trình từ nguyên liệu gỗ có chứng chỉ QLR đến sản phẩm cuối cùng là
hàng hoá tiêu dùng bán trên thị trƣờng. Nhờ áp dụng CoC ngƣời ta có thể truy tìm
nguồn gốc ban đầu của sản phẩm. Quá trình theo dõi này trong thực tế khá phức tạp
vì trong công nghiệp chế biến gỗ, nguyên liệu phải đi qua rất nhiều công đoạn khác
nhau nhƣ vận chuyển, buôn bán, chế biến v.v., và trải qua nhiều chủ sở hữu khác
nhau từ khi cây gỗ đựợc khai thác từ rừng. Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) kết
hợp việc cấp giấy chứng nhận đƣợc dùng để cung cấp thông tin về hành trình của gỗ
từ rừng, qua lƣu kho và vận chuyển tới ngƣời sử dụng cuối cùng và để chứng thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12


rằng nguyên liệu gỗ thô có nguồn gốc tài nguyên hợp pháp, quản lý bền vững hoặc nếu
không thì nguồn gốc có thể chấp nhận đƣợc. Chuỗi hành trình sản phẩm đƣợc coi là công
cụ chủ yếu đấu tranh với việc khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ lậu.
Theo quy định của đánh giá CoC thì việc kiểm soát nguồn gốc gỗ phải thông
suốt liên kết nhau thành một chuỗi thành các công đoạn cơ bản: từ rừng, đến vận
chuyển gỗ về nhà máy, cƣa xẻ, sấy, lắp ráp, lƣu kho và phân phối. Hệ thống CoC sẽ
hỗ trợ đơn vị kinh doanh lâm nghiệp:
- Bảo đảm về các sản phẩm gỗ bán ra và nguồn gốc của gỗ.
- Cải thiện các hệ thống tài liệu nội bộ của đơn vị và giúp đơn vị chuẩn bị để
đạt đƣợc chứng chỉ ISO hoặc chứng nhận khác.
- Nếu là Công ty chế biến gỗ, hệ thống CoC có thể giúp cải thiện hiệu quả
sản xuất của nhà máy và giúp cho việc sử dụng số vốn đầu tƣ vào gỗ nguyên liệu
hiệu quả hơn.
- Đáp ứng đƣợc các yêu cầu của khách hàng về hệ thống CoC
- Hệ thống CoC đã hoặc sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm gỗ xuất
khẩu sang Châu Âu, Anh và các quốc gia khác.
- Hệ thống CoC là yêu cầu cần thiết đối với việc dán nhãn và bán sản phẩm
làm từ gỗ đƣợc chứng chỉ.
Các tiêu chuẩn FSC áp dụng chứng nhận FSC-CoC hiện đang áp dụng:
+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản
phẩm đối với các Công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.
+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn FSC dành cho các
Công ty đánh giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC.
+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) - Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC
dành cho các tổ chức quản lý rừng.
+ Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) - Các yêu cầu dán nhãn FSC trên
sản phẩm.
Một hệ thống CoC của FSC có 5 yêu cầu, hiện nay trên thị trƣờng có một số
hình thức CoC, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sở hữu (mua

vào và xuất ra). Hình thức CoC đƣợc lựa chọn sẽ quyết định việc xây dựng và thực
hiện hệ thống CoC cho doanh nghiệp đó Quy trình FSC có hai hình thức CoC chính là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

- Doanh nghiệp sử dụng 100 % nguyên liệu có chứng chỉ FSC.
- Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có sử dụng một tỷ lệ % nguyên liệu
chƣa có chứng chỉ FSC trộn lẫn với nguyên liệu đã có chứng chỉ FSC.
Tuy nhiên, cho dù đơn vị sản xuất 100% gỗ có nguồn gốc FSC và sản xuất
riêng gỗ không có chứng chỉ FSC thì việc xác nhận và truy tìm nguồn gốc
(identification and traceability) vẫn phải bắt buộc đƣợc thực hiện.
Ở Brazil hệ thống kiểm tra của Chính phủ sử dụng để thầm tra tính hợp pháp
và nguồn gốc gỗ, sản phẩm gỗ dựa 2 văn bản chính thức và bắt buộc.
Ở Cameroon việc kiểm tra trƣớc khi khai thác, triển vọng khai thác và thể
tích khai thác đƣợc cấp phép cung cấp nền tảng thành lập hệ thống chuỗi hành trình
của Chính phủ. Trong rừng, công ty khai thác hoàn thành Bản đăng ký khai thác
DF10 nêu tên công ty, đơn vị quản lý rừng và dữ liệu về gỗ riêng lẻ nhƣ loại cây,
đƣờng kính (ngọn, gốc, trung bình), chiều dài, thể tích và giá trị.
Các dữ liệu đặc tính gỗ tròn nêu trong DF10 đƣợc sơn tại một đầu mút của
gỗ để dễ dàng nhận biết đặc tính vật lý của gỗ khi tới nhà máy đầu tiên hoặc cảng
xuất khẩu và hoá đơn vận chuyển gỗ đƣợc dùng để kiểm tra sự chuyển giao gỗ từ
khu rừng tới địa điểm vận chuyển gỗ.
Các hoá đơn vận chuyển gỗ có nêu tên công ty, đơn vị quản lý rừng, nơi đến,
sổ đăng ký xe tải và dữ liệu về gỗ riêng lẻ nhƣ: nhóm gỗ (quy định theo DF10), loại
cây, đƣờng kính (chóp, đáy) chiều dài và thể tích.
Ở Malaysia: Tất cả các rừng bảo tồn ở Peninsular Malaysia và một vài khu

rừng trồng ở Sabah và Sarawak đã đƣợc cấp chứng chỉ, chủ yếu bởi Hội đồng
chứng chỉ gỗ Malaysia. Với các khu vực đƣợc chứng chỉ, rất dễ theo dõi gỗ tròn tới
tận gốc đốn, ở các rừng khác, gỗ tròn có thể đƣợc theo dõi tới vùng đƣợc chứng chỉ,
tại đó gỗ đã đƣợc khai thác.
Hiện nay, ITTO hiện đang tiếp tục hỗ trợ các nƣớc sản xuất tìm kiếm các
phƣơng pháp cải tiến phù hợp luật pháp. Các công ty gỗ nên đƣợc khuyến khích
giới thiệu các hệ thống kiểm tra chuỗi hành trình của riêng mình, nhƣng điều này
còn đòi hỏi chính phủ thiết lập hoặc cải tiến cơ cấu kiểm tra và giám sát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Mặc dù thị phần sản phẩm FSC liên tục tăng trƣởng, nhƣng nguồn nguyên
liệu có chứng chỉ cung cấp vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Tạo điều kiện cho các
nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm có gắn nhãn FSC, FSC đã giới thiệu loại nhãn
“FSC Mixed Sources”, cho phép doanh nghiệp sản xuất đƣợc pha trộn nguyên liệu
đƣợc chứng chỉ FSC với nguyên liệu không có chứng chỉ. Phần nguyên liệu không
có chứng chỉ phải thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn kiểm soát đƣợc gọi là FSC
Controlled Wood, phải tránh năm nguồn gốc sau:
- Gỗ khai thác trái phép.
- Gỗ khai thác vi phạm các quyền truyền thống.
- Gỗ khai thác trong rừng đƣợc chứng nhận có giá trị bảo tồn cao (đặc biệt có
giá trị cần bảo vệ) và đang bị đe dọa.
- Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chuyển đổi.
- Gỗ khai thác từ những cây biến đổi gen.
1.1.3 Lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR)
Lập KHQLR là một hoạt động không thể thiếu trong QLRBV, là công việc

đầu tiên cần tiến hành trƣớc khi thực hiện quản lý một khu rừng. QLRBV đòi hỏi
một phƣơng pháp lập kế hoạch quản lý rừng lồng ghép và việc giám sát chặt chẽ các
hoạt động lâm nghiệp và đƣợc thực hiện bao gồm 10 nhiệm vụ nhƣ: Lập bản đồ
chức năng rừng dựa trên các kết quả khảo sát chuyên đề và ảnh vệ tinh...
1.2. Tại Việt Nam
1.2.1. Vấn đề QLRBV
Quan niệm QLRBV ở Việt Nam mới đƣợc hình thành từ những năm cuối
thập niên 80 của thế kỷ 20. Từ đó đến nay, vấn đề QLRBV luôn là một yếu tố chủ
chốt trong các chính sách, chiến lƣợc và kế hoạch hành động của Việt Nam.
Việt Nam đƣợc xem là nƣớc có diện tích rừng tự nhiên tƣơng đối lớn trong
vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ
khoảng 43%. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng của cả nƣớc hiện
nay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng
chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1%. Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×