Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

BAO CAO tính giá nguyên vật liệu (0985940190)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.25 KB, 83 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kế toán là một công việc
quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế nó còn có vai trò tích cực trong
việc quản lý tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập đó hai yếu tố nổi bật và quan trọng nhất là hợp tác chặt chẽ và cạnh
quyết liệt. Bị cuốn trong vòng xoay đó, các doanh nghiệp phải hoàn thiện cũng như củng cố
bộ máy quản lý, quy trình sản xuất…để có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên
thị trường.
Việc quản lý rất quan trọng đối với mỗi công ty, nó giữ vai trò tích cực trong việc điều
hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất.
Kinh doanh giữ vai trò hết sức quan trọng. Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng
lớn trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cho nên việc quản lý quá trình thu
mua, vận chuyển bảo quản dự trữ và sử dụng vật tư có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành sản xuất sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhằm từng
bước nâng cao uy tín và sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Kế Toán Nguyên Vật Liệu tại Xí Nghiệp Đường Vị
Thanh” cho báo cáo của mình
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh
hướng tới mục tiêu sinh lợi và tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện điều này các doanh nghiệp
không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó quản lý nguồn nguyên
liệu là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, với số
nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng
và sinh lời cao nhất.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Do quy mô sản xuất của Xí nghiệp tương đối lớn, thời gian sử dụng liên tục 24/ 24
mỗi ngày, khối lượng nguyên vật liệu nhiều, chủng loại nguyên vật liệu đa dạng nên Xí
nghiệp chọn phương pháp đối chiếu luân chuyển để theo dõi tình hình biến động của
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của việc quản lý nguồn nguyên vật liệu
tại Xí nghiệp Đường Vị Thanh.
Trên cở sở đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài là tập trung tìm hiểu
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc quản lý nguồn nguyên vật liệu qua
đó nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhuyên vật liệu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện chuyên đề đã thực hiện một số phương pháp sau:
- Hạch toán các nghiệp vụ kế toán quản lý nguồn nguyên vật liệu theo hướng dẫn của
Bộ Tài Chính.
- Nguồn số liệu từ sổ sách của Xí nghiệp.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh
tuyệt đối, số tương đối để phân tích các yếu tố kỳ báo cáo với kỳ gốc.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 2



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.1.1 Khái niệm:
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự
chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. Thông thường giá trị nguyên vật
liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc quản lý và sử dụng nguyên vật
liệu có hiệu quả góp phần hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết,
phương pháp kế toán tổng hợp và phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho phù hợp
với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp nhằm một mặt nâng cao hiệu quả của quá trình
quản lý, mặt khác tiết kiệm nhân công và giảm áp lực lên công việc của phòng kế toán,
doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhất quán trong các niên độ kế toán.
Đồng thời, kế toán phải phản ánh chi tiết và tổng hợp số liệu về tình hình nhập - xuất
- tồn kho nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
Ngoài ra, kế toán còn tham gia vào công tác kiểm kê và lập các báo cáo chi tiết, tổng hợp về
nguyên vật liệu nhằm giúp cho các nhà quản lý nâng cao hiệu quả điều hành quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập - xuất
kho nguyên vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao… áp dụng những biện pháp
cụ thể nhằm theo dõi kịp thời quá trình biến động của nguyên vật liệu trong kho để doanh
nghiệp tránh bị động trong quá trình cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
1.1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu:
Có rất nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử dụng
một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình theo dõi và

phản ánh trên các sổ kế toán khác nhau.
- Căn cứ vào tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành các nhóm sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất
của sản phẩm.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu
thành nên thực thế vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính nhằm
tăng thêm chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm.
+ Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá
trình sản xuất.
+ Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy
móc, thiết bị, tài sản cố định…
- Căn cứ nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm
sau:
+ Nguyên vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có,
thông thường mua của các nhà cung cấp.
+ Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra và sử dụng như là
nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm.
+ Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng
không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công.
+ Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh

góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.
+ Nguyên vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định.
1.2 Tính giá nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho. Do đó, kế
toán nguyên vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc (trị giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
kinh tế).
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu trên các loại sổ kế toán khác
nhau (cả số chi tiết và sổ tổng hợp), và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan tới nguyên
vật liệu doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tính giá nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật
liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên vật liệu
nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá
theo giá thực tế hoặc giá hạch toán.
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

1.2.1 Giá thực tế nhập nguyên vật liệu:
Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn
nhập, từng lần nhập cụ thể:
- Giá ghi trên hóa đơn.
- Cộng (+) với các loại thuế không hoàn lại (bao gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế GTGT).

- Cộng (+) với các chi phí mua hàng thực tế phát sinh (bao gồm: chi phí vận chuyển,
bốc xếp, bảo hiểm…).
- Trừ (-) đi các khoản giảm trừ phát sinh khi mua nguyên vật liệu (bao gồm: trị giá
khoản chiết khấu thương mại khi mua nguyên vật liệu được hưởng, trị giá nguyên vật liệu
được giảm giá và trị giá nguyên vật liệu đã mua trả lại).
Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu mua vào
được phản ánh theo giá mua chưa thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật
liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… Được khấu trừ và
hạch toán vào tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ (1331)”.
Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì nguyên vật liệu mua
vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ (nếu có).
Đối với nguyên vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá giao dịch.


Vật liệu do tự chế biến:

Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại khho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu
xuất ra để chế biến và chi phí chế biến.

Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế vật liệu xuất chế biến + Chi phí chế biến


Vật liệu thuê ngoài gia công:

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân


Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật
liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh
nghiệp đến nơi gia công và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp.

Giá thực tế
nhập kho


=

Giá thực tế vật liệu
thuê ngoài gia công

+

Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh:

Chi phí
vận chuyển

+


Chi phí
gia công

Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần giá thực tế
được các bên tham gia góp vốn chấp thuận.

Giá thực tế
nhập kho

=

Giá thỏa thuận giữa các
bên tham gia góp vốn

+

Chi phí liên quan
(nếu có)

1.2.2 Giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu
Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, kế toán có nhiệm vụ xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng, vì
nguyên vật liệu được nhập kho ở những thời điểm khác nhau nên doanh nghiệp có thể áp
dụng một trong các phương pháp trình bày nguyên vật liệu xuất kho như sau:
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO).
- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO).
- Phương pháp bình quân gia quyền.
Mỗi phương pháp tính trị giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu có những ưu điểm,
đồng thời cũng có những nhược điểm nhất định, mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi

phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ cũng như mức độ
trang bị công cụ tính toán tùy thuộc vào tính chất phức tạp về chủng loại, quy cách…
Doanh nghiệp tự do lựa chọn phương pháp tính trị giá thực tế xuất kho nguyên vật
liệu nhưng phải đảm bảo tính nhất quán trong các niên độ kế toán.
Kế toán cần lưu ý phương pháp hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang áp dụng:
phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số
lượng, chủng loại vật tư,…
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

1.2.3 Hạch toán nguyên vật liệu :
Trong kỳ doanh nghiệp có thể thực hiện kế toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu theo
giá hạch toán vì việc xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập - xuất kho là một công
việc tương đối phức tạp.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn giá toán nguyên vật liệu theo giá thực tế tồn kho cuối
kỳ hoặc theo giá dự tính của doanh nghiệp. Vì giá hạch toán không phản ánh chính xác chi
phí thực tế nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất ra thành phẩm nên doanh nghiệp phải điều
chỉnh lại trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho vào thời điểm cuối kỳ. Phương pháp điều
chỉnh có thể được tiến hành theo 2 bước:
-

Đầu tiên, xác định hệ số chênh lệch giá theo công thức:


Trị giá thực tế nguyên
vật liệu tồn đầu kỳ
Hệ số
chênh lệch giá

+

Trị giá thực tế nguyên
vật liệu nhập trong kỳ

=

Trị giá hạch toán nguyên
vật liệu tồn kho đầu kỳ

+

Trị giá hạch toán nguyên
vật liệu nhập trong kỳ

Sau đó, xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ theo công thức:

Trị giá thực tế
nguyên vật liệu xuất
kho trong kỳ

=

Trị giá hạch toán của
nguyên vật liệu xuất kho

trong kỳ

X

Hệ số chênh
lệch giá

1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu :
Thủ tục, chứng từ kế toán
Kế toán tình hình nhập xuất NVL, CCDC liên quan đến nhiều loại chứng từ kế toán
khác nhau, bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc lẫn những chứng từ tự lập. Dù
loại chứng từ gì cũng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt chẽ trình tự
lập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở những bộ phận có
liên quan và yêu cầu ghi sổ, kiểm tra đối chiếu.
Chứng từ kế toán liên quan đến nhập, xuất và sử dụng NVL, CCDC bao gồm các loại:
a. Chứng từ nhập:
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

- Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTGT-3LL…) hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu
số 02GTGT-3LL…): là chứng từ của đơn vị bán lập, xác nhận số lượng, chất lượng, đơn
giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho người mua, cũng là chứng từ cho người mua vận
chuyển trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.
- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 03-VT): áp dụng cho các loại vật tư, sản phẩm, hàng

hóa cần phải kiểm nghiệm trong các trường hợp nhập kho với số lượng lớn, các loại vật liệu
có tính chất lý, hóa phức tạp, các loại vật tư quý hiếm, có sự khác biệt lớn về số lượng và
chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập để từ đó làm căn cứ quy trách nhiệm trong thanh toán
và bảo quản.
- Hóa đơn và Biên bản kiểm nghiệm là cơ sở làm Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT): là
phiếu dùng xác nhận số lượng vật liệu, sản phẩm hàng hoá nhập kho làm căn cứ ghi thẻ
kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
b. Chứng từ xuất:
- Phiếu xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật liệu xuất kho cho các bộ phận
sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và
kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật liệu. Phiếu xuất kho do các bộ phận
xin lĩnh hoặc do phòng cung ứng lập.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng để theo dõi số lượng vật liệu di chuyển từ
kho này đến kho khác trong nội bộ đơn vị hoặc đến các đơn vị nhận hàng ký gửi, hàng đại
lý, gia công chế biến ...là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết, làm
chứng từ vận chuyển trên đường. Phiếu này do phòng cung ứng lập.
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức dùng để theo dõi số lượng vật liệu xuất kho trong
trường hợp lập phiếu xuất 1 lần theo định mức nhưng xuất kho nhiều lần trong tháng cho bộ
phận sử dụng vật liệu theo định mức, làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành
sản phẩm, kiểm tra việc sử dụng vật liệu theo hạn mức.
c. Chứng từ quản lý:
- Thẻ kho: theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ NVL, CCDC, SP, HH ở từng
kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ và xác định trách nhiệm vật chất của thủ
kho. Thẻ kho là sổ tờ rời, nếu đóng thành quyển gọi là sổ kho. Hàng ngày thủ kho căn cứ
vào Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào thẻ kho.
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ dùng để theo dõi số lượng vật liệu còn lại cuối kỳ hạch
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 8



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện
định mức sử dụng vật liệu. Căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu nhận được, kế toán phân
loại chứng từ theo từng loại, nhóm, từng đối tượng sử dụng, làm cơ sở tính chi phí ở doanh
nghiệp.
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá: nhằm xác định số lượng, chất
lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn
cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
thừa, thiếu và ghi sổ kế toán.
Kế toán chi tiết tình hình nhập xuất kho NVL, CCDC
Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu vừa được thực hiện ở kho, vừa được thực hiện ở phòng
kế toán. Kế toán chi tiết được thực hiện một trong 3 phương pháp sau:
a. Phương pháp thẻ song song
* Tại kho :
Thủ kho sử dụng thẻ kho (Mẫu số S12-DN) để ghi chép việc nhập, xuất, tồn kho vật liệu
theo số lượng. Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu cùng nhãn hiệu quy cách ở cùng một
kho. Phòng kế toán lập thẻ kho và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách đơn vị tính, mã
số vật liệu, sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.
Hàng ngày khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập xuất vật liệu, thủ kho kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ cho nhập, xuất kho vật liệu rồi ghi số lượng thực tế của
vật liệu nhập xuất vào chứng từ sau đó sắp xếp chứng từ theo từng loại riêng biệt đồng thời
căn cứ vào các chứng từ này thủ kho ghi số lượng vật liệu nhập xuất vào thẻ kho, mỗi
chứng từ ghi 1 dòng, mỗi ngày thủ kho ghi số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi vào
thẻ kho xong, thủ kho sắp xếp lại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ rồi chuyển
những chứng từ đó cho nhân viên kế toán vật liệu. Khi giao nhận phải ký vào phiếu giao
nhận chứng từ để làm cơ sở xác định trách nhiệm.

* Tại phòng kế toán:
Kế toán vật liệu sử dụng thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu để ghi chép cả số lượng lẫn giá trị
của vật liệu nhập, xuất, tồn. Thẻ hay sổ kế toán chi tiết vật liệu cũng được mở cho từng thứ
vật liệu, tương ứng với thẻ kho mở ở từng kho.
Theo định kỳ nhân viên kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi
chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Khi chứng từ nhập xuất được
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

chuyển về phòng kế toán, kế toán phải kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, ghi
số tiền vào chứng từ rồi phân loại chứng từ và sau đó ghi số lượng lẫn giá trị của vật liệu
nhập xuất vào thẻ hoặc sổ chi tiết vật liệu đồng thời tính ra số tồn và ghi vào thẻ hay sổ chi
tiết vật liệu.
Cuối tháng sau khi đã ghi chép hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng liên quan
đến nhập xuất vật liệu vào sổ chi tiết vật liệu kế toán tiến hành cộng sổ chi tiết vật liệu để
tính ra tổng số nhập xuất và số tồn kho của từng thứ vật liệu cả về số lượng lẫn giá trị. Số
lượng vật liệu nhập xuất, tồn kho trong sổ kế toán chi tiết được dùng để đối chiếu với số
lượng vật liệu nhập xuất, tồn kho trên thẻ kho và đối chiếu với số thực tế khi kiểm kê.
Trong trường hợp có chênh lệch thì phải kiểm tra xác minh và tiến hành điều chỉnh kịp thời
theo chế độ quy định.
Mặt khác, kế toán chi tiết vật liệu còn phải căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu để tổng hợp giá
trị của vật liệu nhập xuất, tồn trên “bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu” dùng làm cơ
sở để đối chiếu với giá trị của vật liệu nhập xuất tồn mà kế toán trong kỳ đã phản ánh tổng
hợp trên các sổ sách liên quan.

Phương pháp thẻ song song có ưu điểm là việc ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra
đối chiếu số liệu nhưng có nhược điểm là việc ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế
toán. Nếu doanh nghiệp với qui mô sản xuất lớn, sử dụng nhiều loại vật liệu, nhập xuất liên
tục, nếu làm kế toán bằng thủ công thì tốn nhiều công sức.

Chứng từ nhập
Chi
tiết
vật
liệu

Thẻ
kho

Bảng
tổng
hợp
Nhập
Xuất
Tồn

Chứng từ xuất

b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phương pháp này hình thành trên cơ sở cải tiến phương pháp thẻ song song, nội dung
ghi chép phương pháp này như sau :
* Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, số lượng vật liệu nhập xuất tồn kho
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 10



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

giống như phương pháp thẻ song song.
* Tại phòng kế toán: Thay vì sử dụng sổ chi tiết vật liệu, kế toán sử dụng “sổ đối chiếu
luân chuyển” để ghi chép số lượng và giá trị của vật liệu nhập xuất tồn của từng thứ vật liệu
trong từng kho và chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp số liệu trên các chứng từ
phát sinh trong tháng. Mỗi thứ vật liệu được ghi 1 dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Cũng
như phương pháp thẻ song song, khi nhận chứng từ liên quan đến nhập xuất vật liệu, kế
toán phải tiến hành kiểm tra và phân loại chứng từ.
Số lượng và giá trị của vật liệu nhập xuất tồn ghi trong sổ đối chiếu luân chuyển được
dùng để đối chiếu với số lượng ghi trên thẻ kho và với giá trị trên sổ kế toán tổng hợp.
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có ưu điểm là làm giảm nhẹ bớt công việc ghi chép,
tránh ghi trùng lắp nhưng công việc ghi chép dồn vào cuối tháng nên có thể ảnh hưởng đến
việc lập báo cáo của doanh nghiệp.
Hàng ngày

Chứng từ nhập

Bảng kê nhập

Sổ đối
chiếu
luân
chuyển

Thẻ

kho

Hàng ngày

Chứng từ xuất

Bảng kê xuất

c. Phương pháp sổ số dư
Theo phương pháp này thì việc kế toán chi tiết vật liệu ở kho được phản ánh theo số
lượng còn ở phòng kế toán thì phản ánh theo giá trị, do vậy phải tổ chức công tác kế toán
vật liệu thật chặt chẽ để làm sao phản ánh được mối quan hệ hạch toán giữa kho và phòng
kế toán, đảm bảo được sự kiểm tra thường xuyên của kế toán đối với việc ghi chép trên thẻ
kho của thủ kho cũng như đảm bảo việc tính toán được chính xác ở phòng kế toán về giá trị.
Nội dung phương pháp kế toán chi tiết vật liệu theo sổ số dư như sau:
* Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép số lượng nhập xuất tồn kho. Hàng
ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất kho vật liệu, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
của chứng từ rồi cho nhập xuất kho vật liệu và ghi số lượng thực tế của vật liệu nhập xuất
vào các chứng từ sau đó phân loại chứng từ và ghi số lượng vật liệu nhập xuất vào thẻ kho.
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Cuối ngày tính số tồn của từng thứ vật liệu để ghi vào thẻ kho sau đó chứng từ này được
chuyển cho kế toán, khi giao phải lập phiếu giao nhận chứng từ.

Cuối tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho đã được kế toán kiểm tra, ghi số lượng vật liệu
tồn kho của từng thứ vật liệu vào sổ số dư.
Sổ số dư được mở cho từng kho và sử dụng cho cả năm để ghi số tồn kho cuối tháng của
từng thứ vật liệu theo số lượng và giá trị. Sau khi ghi số lượng vật liệu tồn kho vào sổ số dư
xong, thủ kho chuyển sổ này cho phòng kế toán.
* Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày, nhân viên kế toán xuống kho
vật liệu nhận chứng từ nhập xuất vật liệu, khi nhận chứng từ nhân viên kế toán phải kiểm
tra chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho trên thẻ kho sau đó ký xác nhận trên thẻ
kho và phiếu giao nhận chứng từ. Khi về phòng kế toán nhân viên kế toán sẽ hoàn chỉnh
chứng từ sau đó tổng hợp giá trị vật liệu nhập xuất kho theo từng thứ vật liệu ghi vào phiếu
giao nhận chứng từ để từ đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn kho vật liệu, bảng này
được mở cho từng kho.
Cuối tháng kế toán tổng hợp toàn bộ giá trị vật liệu nhập xuất kho trong tháng theo từng
thứ vật liệu ở bảng kê luỹ kế nhập xuất tồn vật liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn
vật liệu. Số tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu được dùng để đối
chiếu với số dư bằng tiền
trên sổ số dư và đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp.
Phương pháp số dư có ưu điểm là giảm được khối lượng công việc ghi chép, tránh trùng
lắp và công việc kế toán được tiến hành đều trong tháng, không bị dồn vào cuối tháng. Tuy
vậy phương pháp này cũng có nhược điểm là kế toán chỉ ghi phần giá trị, nếu muốn biết
tình hình cụ thể thì phải xem xét tài liệu ở kho. Trong điều kiện hiện nay kế toán chi tiết vật
liệu trên máy vi tính thì phần nhược điểm của phương pháp kế toán chi tiết sẽ hạn chế đi
nhiều.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD :
Định kỳ

Phiếu nhập kho

Phiếu giao nhận
chứng từ nhập

Hằng ngày
Thẻ kho

Cuối tháng

Sổ số dư

Bảng lũy kế nhập,
xuất, tồn

Hằng ngày
Phiếu xuất kho

Định kỳ

Phiếu giao nhận
chứng từ xuất

1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
1.4.1 Chứng từ hạch toán:
Để theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều

loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ doanh nghiệp tự lập như: phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho,… Cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập giao cho doanh nghiệp
như: hóa đơn bán hàng. Có những chứng từ mang tính chất bắt buộc như: thẻ kho, phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho,… Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp
cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu
ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các chứng từ
liên quan gồm:
- Chứng từ nhập:
+ Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng.
+ Phiếu nhập kho.
+ Biên bản kiểm nghiệm.
- Chứng từ xuất:
+ Phiếu xuất kho.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

1.4.2.Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 152 - nguyên vật liệu.
- Phạm vi sử dụng: Dùng để phản ánh tình hình hiện có và tình hình biến động của
các loại nguyên vật liệu trong kho.
+ Tài khoản 1521: nguyên vật liệu chính.

+ Tài khoản 1522: nguyên vật liệu phụ.
+ Tài khoản 1523: nhiên liệu.
+ Tài khoản 1524: phụ tùng thay thế.
+ Tài khoản 1528: phế liệu.

TK 152
- Nguyên vật liệu nhập kho do mua vào, - Nguyên vật liệu xuất kho sử dụng cho sản
thuê gia công, chế biến xong, nhận góp xuất.
vốn…

- Đem góp vốn liên doanh.

Số dư: Nguyên vật liệu tồn kho
- Chứng từ theo dõi quản lý:
+ Thẻ kho.
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
+ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho.
1.4.3 Nguyên tắc hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập
kho bao gồm:
- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền nhưng còn để ở kho người bán.
- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận
nhập kho.
Hàng ngày khi nhận hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa
ghi sổ kế toán mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ
riêng “hàng mua đang đi trên đường”.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 14



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

- Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vòa phiếu nhập kho và hóa đơn
mua hàng ghi sổ trực tiếp vào tài khoản 152 “nguyên vật liệu”, TK 153 “công cụ, dụng cụ”,
TK 156 “hàng hóa”.
- Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn mua hàng ghi vào tài
khoản 151 “hàng mua đang đi trên đường”.
Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi trên đường theo từng
chủng loại hàng hóa, vật tư, từng hợp đồng kinh tế.
Việc nắm vững nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả quản lý, tránh tình trạng bị động về nguyên vật liệu, đồng thời theo dõi được việc sử
dụng nguyên vật liệu theo đúng các định mức tiêu hao đã được xác lập nhằm hạn chế tối đa
việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, các nguyên tắc kế toán
nguyên vật liệu bao gồm:
- Để kế toán nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương
pháp sau: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Kế toán nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu được phản ánh theo trị giá thực tế
(giá gốc). Trị giá thực tế nhập kho được quy định cụ thể cho từng loại nguyên vật liệu theo
nguồn hình thành và thời điểm tính giá.
- Phương pháp tính giá trị thực tế nguyên vật liệu bao gồm:
+ Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.
+ Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO).
+ Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO).
+ Phương pháp bình quân gia quyền.
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào phải đảm bảo tính nhất quán trong
niên độ kế toán.

*Xí nghiệp đang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên :

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai
thường xuyên
TK 111, 112,
151, 331,…

TK 621, 627,
641, 642, 241,...

TK 152
(1)

(8)

TK 133
(2)
TK 333(3333,
3332)

TK 142, 242

(3)

(9)

TK 411

TK 632
(4)

(10)

TK 222, 223

TK 154
(5)

(11)

TK 154

TK 222, 223
(6)

(12)
TK 133

621, 627, 641,
642, 241,…

(13)


TK 111, 112,
331,…

(7)
(14)
Diễn giải:
(1) Nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài.
(2) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

(3) Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nguyên vật liệu nhập khẩu phải nộp.
(4) Được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh liên kết bằng nguyên vật liệu.
(5) Thu hồi vốn góp vào công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng nguyên
vật liệu.
(6) Nhập kho nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong hoặc nhập kho nguyên
vật liệu đã tự chế.
(7) Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng cơ bản, sửa chữa
lớn tài sản cố định không sử dụng hết nhập lại kho.
(8) Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản hoặc sửa
chữa lớn tài sản cố định.
(9) Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh phải phân bổ dần.
(10) Nguyên vật liệu xuất bán.

(11) Xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến.
(12) Nguyên vật liệu xuất kho để đầu tư vào công ty con hoặc để góp vốn vào công ty
liên doanh hoặc cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
(13) Thuế GTGT (nếu có).
(14) Giảm giá nguyên vật liệu mua vào, trả lại nguyên vật liệu cho người bán, chiết khấu
thương mại.
1.5 Nghiệp vụ kiểm kê NVL cuối kỳ:

* Kế toán kiểm kê kho nguyên vật liệu:
Định kỳ hoặc đột xuất, doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu nói
riêng và các loại hàng tồn kho khác nói chung để xác định lượng tồn kho của từng danh điểm,
từ đó đối chiếu với số lượng trên sổ sách kế toán và xác định số thừa, thiếu.
Được khái quát qua sơ đồ:

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kiểm kê nguyên vật liệu
TK338(3381)

TK 152

TK632
(2)


(1)

TK1381(1381)

(3)

Diễn giải:
(1) Nguyên vật liệu phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý.
(2) Nguyên vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê thuộc hao hụt trong định mức.
(3) Nguyên vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý.
1.6. Lập dự phòng giảm giá Nguyên vật liệu :
* Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá nguyên liệu hàng tồn kho :
Vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy
thu nhập được, doanh nghiệp ước tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở
cuối niên độ kế toán năm nay theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, so sánh với
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước. Trường
hợp năm trước chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước coi như bằng không (0)
Theo TT89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002, cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có
thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của
hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Phần chênh lệch giữa
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay so với
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước được xử lý
như sau :
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm
trước thì số chênh lệch lớn hơn được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh ( giá vốn
hàng bán ) trong kỳ.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm
trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh
( giá vốn hàng bán ) trong kỳ.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện cho từng thứ, từng
loại hàng tồn kho khác nhau nếu có bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính
về sự giảm giá có thể xảy ra. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Khi ước tính giá trị
thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho.
* Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho :
Theo thông tư 13 ngày 27/02/2006, doanh nghiệp phải lập hội đồng để xác định mức
độ giảm giá hàng tồn kho. Hội đồng do Giám đốc doanh nghiệp thành lập với các thành
phần bắt buộc là giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tư hoặc phòng kinh doanh.
Việc trích lập các khoản dự phòng hàng tồn kho phải đảm bảo các điều kiện sau :
Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng
chứng khác chứng minh giá gốc của hàng tồn kho.
Là những loại hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc được ghi
nhận trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
Trường hợp các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho có giá trị bị giảm so
với giá gốc được ghi nhận trên sổ kế toán nhưng giá bán của các sản phẩm, dịch vụ được

sản xuất từ các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho này không bị giảm giá hoặc
bị giảm giá nhưng giá bán vẫn bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm thì
không được trích lập dự phòng giảm giá tồn kho.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

TK 159

TK 632
(1)
(2)

(3)

Diễn giải:
(1) Cuối niên độ kế toán, tính, trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
(2) Cuối niên độ kế toán năm sau, trích bổ sung dự phòng giảm giá nguyên vật liệu (nếu
số phải trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu năm sau lớn hơn số đã trích lập
năm trước).
(3) Cuối niên độ kế toán năm sau, ghi giảm chi phí số trích thừa (nếu số đã trích lập dự
phòng giảm giá nguyên vật liệu năm trước lớn hơn số phải trích lập năm sau).


HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 20


Chuyờn tt nghip

GVHD :

CHNG 2
K TON NGUYấN VT LIU TI
X NGHIP NG V THANH
2.1 Gii thiu khỏi quỏt v xớ nghip ng V Thanh :
2.1.1 Gii thiu s lc v Xớ nghip ng V Thanh-Cty CP Mớa ẹửụứng Can
Thụ
-Tờn giao dch: CAN THO SUGAR JOINT STOCK COMPANY.
- Tờn vit tt: CASUCO.
- a ch: Soỏ 1284 Tran Hửng ẹaùo,KV1, phng 7, TP V Thanh, tnh Hu
Giang.
- in thoi: 07113. 561277
- Fax: 07113: 879140
- Email:
T cỏch phỏp nhõn:
Xớ nghip ng V Thanh l n v trc thuc Cụng ty C Phn Mớa ng Cn
Th, cú t cỏch phỏp nhõn, cú con du riờng, c m ti khon chuyờn thu, chi ti ngõn
hng, chu s qun lý ca Cụng ty C Phn Mớa ng Cn Th. Giy phộp kinh doanh s
6403000018 cp ngy 29/04/2005. Do S K hoch u t tnh Hu giang cp.
Hỡnh thc t chc kinh doanh
Sau khi cú quyt nh s 1927/Q-CT.UBND ngy 03/12/2004 ca UBND tnh Hu

Giang v vic chuyn Cụng ty Mớa ng cn Th thnh Cụng ty C Phn Mớa ng cn
Th.
Cỏc lnh vc hot ng sn xut kinh doanh:
- Sn xut, kinh doanh ng trng v cỏc sn phm ngnh mớa ng.
- Cung ng mớa ging v cỏc sn phm ngnh nụng nghip.
- Dch v vt t nụng nghip phc v vựng mớa nguyờn liu.
- Sn phm ng RS sn xut ti Xớ nghip ng V Thanh trc thuc Cụng ty C
Phn Mớa ng Cn Th phự hp vi th hiu ngi tiờu dựng trong ni a v xut khu.

HSTT: Phan Th Kiu Ngõn

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

- Sản phẩm đường cát trắng của xí nghiệp với nhiều chủng loại đa dạng, hợp vệ sinh,
an toàn cho sức khỏe tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
2.1.2 Quá ttrình hình thành và phát triển:
2.1.2.1 Quá trình hình thành :
Công Ty Mía Đường Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số:
2232/QĐ.CT.HC.95 ngày 15/11/1995 của UBND tỉnh Cần Thơ.
Xí nghiệp Đường Vị Thanh trực thuộc Công Ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ, nằm
trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu long nên việc lưu thông hàng hóa rất thuận lợi cả về
đường sông lẫn đường bộ.
Do nằm trong vùng nguyên liệu nên việc sản xuất rất thuận tiện đảm bảo cho xí
nghiệp có thể sản xuất 6-7 tháng trong vụ.
2.1.2.2 Quá trình phát triển :

- Xí nghiệp Đường Vị Thanh ngoài kinh doanh sản xuất đường còn sản xuất các mặt
hàng như: Nước đá
- Được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 90012008 ; 14001-2004; 22000: 2005
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ :
2.1.3.1 Chức năng:
Xí nghiệp Đường Vị thanh có chức năng đảm nhiệm thu mua, sản xuất, cung ứng
cho thị trường những sản phẩm làm ra từ mía. Xí nghiệp luôn đặt vấn đề chất lượng lên
hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp sẵn sàng cung ứng cho khách
hàng những sản phẩm đạt chất lượng, giá cả phải chăng, với phương thức linh hoạt, phục vụ
ân cần, giao hàng đúng hẹn và chính sách bán hàng phù hợp theo từng thời điểm.
2.1.3.2 Nhiệm vụ:
Xí nghiệp Đường Vị Thanh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung ứng hàng
hóa, lao vụ ra thị trường do đó công ty phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và cơ quan
quản lý nhà nước về chất lượng đường do công ty sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời chịu sự
quản lý của Công Ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ.
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và báo cáo lên công ty.
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

- Đăng ký thuế, kê khai thuế để đưa về công ty nộp thuế đồng thời thực hiện các
nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.
2.1.4. Quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp :

- Tài sản của Xí Nghiệp 320 tỷ đồng bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- Lao động: số công nhân lao động là 404 người trong đó số lao động thời vụ là 30.
Trình độ
o Đại học: 38 người
o Cao đẳng: 16 người
o Trung cấp: 27 người
o 12/12: 51 người
o Dưới 12: 11 người
o Công nhân kỹ thuật: 231 người
o Lao động phổ thông: 30 người
- Lương bình quân: 5.015.224 đồng
- Diện tích: Xí nghiệp Đường Vị Thanh có diện tích khoảng 5 hecta.
Công Ty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ có 2 chi nhánh: Xí nghiệp Đường Vị Thanh
và Xí nghiệp Đường Phụng Hiệp.
- Phạm vi hoạt động: phạm vi hoạt động của Xí nghiệp Đường Vị Thanh rộng trong
và ngoài nước.
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn :
2.1.5.1 Thuận lợi:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh được sự quan tâm thường xuyên và hỗ trợ kịp
thời của các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ về mặt tài chính của Ban
Giám Đốc Công Ty cổ Phần Mía Đường cần Thơ, toàn bộ cán bộ công nhân viên Xí nghiệp
Đường Vị Thanh đã phấn đấu hết mình với tinh thần lao động tự giác, sáng tạo, tiết kiệm
chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất, không trông chờ, ỷ lại với ý thức trách nhiệm cao,
đoàn kết nội bộ tốt, ý thức chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của cán bộ công nhân viên đã vượt
qua những khó khăn và đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất.
Nguyên liệu : Có vùng nguyên liệu mía ổn định đã được CaSuCo – XNĐ Vị Thanh
đầu tư và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mía cho nông dân. Vùng nguyên liệu này đã
HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 23



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

được chính quyền địa phương của các tỉnh phân chia để doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư
và bao tiêu sản phẩm tại các tỉnh như : Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, vùng nguyên
liệu trên đảm bảo cho xí nghiệp hoạt động khoảng 6 tháng/vụ.
Giá thu mua mía nguyên liệu luôn được ổn định, nông dân bán mía được giá nên đã
đầu tư thêm diện tích trồng mía, sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước.
Tài chính : Được sự quan tâm của hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các
phòng ban nghiệp vụ của Cty đã hỗ trợ cho Xí nghiệp về mặt tài chính như cấp vốn đầy đủ
kịp thời trong thời gian sửa chữa và sản xuất để xí nghiệp thu mua mía, vật tư, hóa chất , chi
phí khác ,… giúp cho xí nghiệp hoạt động liên tục nhằm hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế
hoạch sản xuất đường vụ 2011 – 2012.
Thị trường : Sản phẩm đường con kiến do xí nghiệp sản xuất được thị trường chấp
nhận và luôn bán được giá cao hơn sản phẩm cùng loại do nhà máy đường khác cung cấp.
Hệ thống quản lý : Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ; ISO 14001:2004 và ISO
22.000:2005 được CBCNV duy trì và cải tiến liên tục, giúp cho sản phẩm của xí nghiệp
luôn ổn định, được thị trường chấp nhận.
Lao động trong xí nghiệp :Đội ngủ cán bộ - CNLĐ có trình độ chuyên môn cao và
nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đường , tâm huyết với nghề , sắp xếp công việc có
trách nhiệm nên sản xuất luôn ổn định và mang lại hiệu quả cao.
2.1.5.2 Khó khăn:
Nguồn nguyên liệu mía chưa thật sự ổn định vì sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu
của các nhà máy cùng ngành trong khu vực, giá mía thường xuyên biến động ảnh hưởng
đến việc thu mua mía nguyên liệu.
Chất lượng mía nguyên liệu : trong vụ 2011-2012 vùng nguyên liệu mía Phụng
Hiệp nước lũ về sớm và cao hơn hàng năm nên người dân đốn mía đồng loạt dẫn đến tồn

mía lâu ngày mặc dù xí nghiệp đã chạy với công suất cao trong một thời gian dài nhưng vấn
không ép kịp , mía để lâu ngỳ chữ đường giãm, mía hư thối, tạp chất nhiều, Xí nghiệp tốn
thêm chi phí hóa chất để xử lý khi chế biến.
Hợp đồng bao tiêu :Sản lượng mía thu mua theo hợp đồng bao tiêu thấp hơn kế
hoạch đã ký, do một số bà con nông dân không giao mía cho xí nghiệp mà bán mía cho các
nhà máy khác, không thực hiện đúng theo hợp đồng cam kết với xí nghiệp.

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD :

Nhân công thu hoạch mía : Vùng nguyên liệu mía thu hoạch 6 tháng/vụ không liên
tục và không đảm bảo công việc làm liên tục nên không giữ chân được lao động trong vùng
do lực lượng lao động di chuyển về các khu công nghiệp để làm việc. Việc cơ giới hóa
trong khâu thu hoạch mía chưa thực hiện được do đặc thù đất trồng mía ĐBSCL nhiều kênh
gạch, mương liếp.
Tài chính : Kinh tế thới giới suy giảm, lạm phát trong nước tăng cao, lãi suất vay
ngắn hạn cao, giá cả hàng hóa, nguyên liệu tăng cao, làm tăng thêm chi phí quản lý, chi phí
sửa chữa cao hơn so với kế hoạch Cty giao.
Đầu tư, nâng cấp:Nhà máy đã dược đầu tư nâng công suất 3.500TMN từ năm 2006
đến nay đã 6 năm, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đã xuống cấp, hư hỏng cần
phải trang bị mới và thay thế. Trong sản xuất sự cố hư hỏng thường xuyên xảy ra làm ảnh
hưởng đến dây chuyền sản xuất và làm tăng thêm chi phí sửa chữa định kỳ, sửa chữa
thường xuyên.
2.1.5.3 Phương hướng phát triển :

- Xí nghiệp Đường Vị Thanh sẽ phấn đấu sản xuất có hiệu quả, sản phẩm có chất
lượng cao, đủ sức cạnh tranh vơi khu vực và thế giới, sẽ phấn đấu hội nhập APTA, WTO
2.1.5.4 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của Xí nghiệp

ĐVT: triệu đồng
ST

Chỉ tiêu

T

Năm 2010

Năm 2011

1

Doanh thu thuần

38.085,2

42.075,8

2

Giá vốn hàng bán

25.008,6

29.177,2


3

Lợi nhuận gộp

13.076,7

12.898,7

4

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

256,9

1.072,5

5

Chi phí bán hàng

3.741,7

4.543,1

6

Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.471,7


5.552,2

7

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

6.120,7

3.875,2

8

Lợi nhuận bất thường

32,3

98,2

9

Tổng lợi nhuận trước thuế

6.153,0

3.886,0

HSTT: Phan Thị Kiều Ngân

Trang 25



×