Nghề mới sinh ra từ dự luật Luật phá sản
Quản tài viên" là người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải
quyết vụ việc phá sản. Chế định mới này đã thu hút sự quan tâm của nhiều
ĐBQH trong phiên thảo luận sáng nay (26/5).
Theo chương trình của kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII, sáng nay (26/5), QH thảo
luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phá
sản (sửa đổi).
Theo báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo luật này, Ủy ban Thường vụ
QH cho biết, chế định Quản tài viên được quy định ở các điều 10, 11, 12, 13, 14
và 15. Giải đáp những băn khoăn về tính khả thi của chế định Quản tài viên vì
đây là vấn đề mới, nhất là nguồn Quản tài viên khi Luật phá sản (sửa đổi) được
thông qua và có hiệu lực, Ủy ban thường vụ QH cho rằng, Luật phá sản hiện
hành đã quy định Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, qua tổng kết thi hành
Luật, chế định này còn nhiều bất cập, vì các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài
sản đều là những người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm; chuyên môn, nghiệp vụ
cũng chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, do
đó khi tham gia xử lý thường lúng túng, không chủ động về thời gian, công việc
và hiệu quả đem lại thấp; việc xác định trách nhiệm cá nhân khi có sai phạm xảy
ra cũng rất khó khăn.
Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, đảm
bảo việc giải quyết phá sản được chuyên nghiệp, nhanh chóng, phù hợp với chủ
trương xã hội hóa những hoạt động mang tính nghề nghiệp và phù hợp với thông
lệ quốc tế, cần có một tổ chức, cá nhân độc lập chịu trách nhiệm quản lý tài sản,
giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải
quyết thủ tục phá sản. Dự thảo Luật đã quy định Quản tài viên là người có
chuyên môn, kinh nghiệm đáp ứng đúng yêu cầu, có chứng chỉ hành nghề Quản
tài viên, được TAND chỉ định theo yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản.
Quản tài viên lấy nguồn từ Luật sư, Kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân
luật, kinh tế, tài chính có kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề, hoạt động và
chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân, tương tự như các nghề nghiệp đặc thù khác
như Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại…
Ngoài Quản tài viên được quy định trong dự thảo Luật, một số ý kiến đề nghị
cần bổ sung pháp nhân là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn luật, kiểm toán,
kế toán... làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán như chế định Quản tài viên.
Ủy ban thường vụ QH đã tiếp thu, bổ sung các quy định về doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản trong giải quyết vụ việc phá sản, cụ thể quy định công ty hợp
danh, doanh nghiệp tư nhân đáp ứng các điều kiện: công ty hợp danh có tối thiểu
hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, người đại diện theo pháp luật, tổng
giám đốc hoặc giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên; doanh nghiệp tư
nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là giám đốc (Điều 10 và
Điều 12).
Về ý kiến đề nghị quy định cụ thể về mối quan hệ, thẩm quyền, trách nhiệm của
Quản tài viên với Thẩm phán, Chấp hành viên trong từng giai đoạn của quá trình
giải quyết vụ việc phá sản, Ủy ban thường vụ QH đã tiếp thu, quy định cụ thể
theo hướng Thẩm phán chỉ định, giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản đến khi
có quyết định tuyên bố phá sản. Cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện việc định
giá, thanh lý tài sản; giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo việc thanh lý tài sản, việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án
dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp
luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (Điều 9, Điều 15, Điều
16...).
Ủy ban thường vụ QH cũng tiếp thu, bổ sung các đối tượng không được làm
Quản tài viên (Điều 11 và Điều 13 của dự thảo Luật) là những người không đủ
năng lực hành vi dân sự, cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn nghiệp
vụ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
ĐB Đinh Xuân Thảo (Tp. Hà Nội) mặc dù cơ bản đồng tình khi sử dụng chế định
Quản tài viên. Tuy nhiên, ông Thảo cũng lo ngại việc trên thực tế có những
doanh nghiệp phá sản là tập đoàn lớn và nếu giao cho 1 cá nhân tổ chức quản lý,
thanh lý tài sản thì không khả thi. Do đó, nên giao cho 1 doanh nghiệp hoặc tổ
chức thi hành án dân sự.
Trong khi đó, ĐB Trương Minh Hoàng (tỉnh Cà Mau) cho rằng, dự thảo luật đưa
ra các tiêu chuẩn, phẩm chất của Quản tài viên nhưng: "ai là người giới thiệu,
thẩm định, đánh giá năng lực, phẩm chất của người đó. Việc đánh giá đó khách
quan đến đâu?", ĐB Hoàng đặt câu hỏi.
Còn ĐB Nguyễn Thành Bộ (tỉnh Thanh Hóa) lại lo ngại, dự thảo luật trao cho
Quản tài viên rất nhiều quyền năng, nhưng lại không có cơ chế giám sát. "Trong
trường hợp Quản tài viên "bắt tay" với doanh nghiệp để tẩu tán tài sản thì sao?
Do đó, đề nghị, 1 tháng 1 lần, Quản tài viên báo cáo với tòa án về tiến độ triển
khai công việc được giao", ông Bộ đề xuất.
Một nghề hoặc chức danh mới hiện nay chưa có ở Việt Nam là "quản tài viên"
(hay người quản lý tài sản phá sản) dự kiến sẽ ra đời khi dự thảo Luật Phá sản
(sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa
XIII sắp tới.
Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) của Đoàn đại biểu
Quốc hội TPHCM ngày 3-3, phần lớn các đại biểu cho rằng cần có chức danh
nói trên dù tên gọi có thể chỉnh sửa cho phù hợp hơn.
Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) lần
này là việc thay đổi chế định tổ quản lý, thanh lý tài sản thành chế định quản tài
viên.
Một số đại biểu cho rằng, theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, việc
giám sát, quản lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản nên giao cho một chủ thể là
quản tài viên - người thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tài sản của doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản cho đến thời điểm thanh lý tài sản. Việc thay thế một
tập thể thành một cá nhân sẽ tạo cơ chế linh hoạt trong hoạt động; sẽ giải quyết
được mối lo ngại về trình độ của chủ thể thực hiện nhiệm vụ này, cũng như
những mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật trong hoạt động của các thành viên
tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Theo Điều 10 của dự thảo, những người được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề
quản lý tài sản phá sản gồm luật sư, kiểm toán viên, người có cử nhân luật, cử
nhân kinh tế, tài chính và có kinh nghiệm ba năm làm việc trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp.
Theo ông Justin Yap, chuyên gia cao cấp về pháp luật phá sản của Công ty Tài
chính quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới), người quản lý tài sản phá sản
đóng vai trò trung tâm ở tất cả các hệ thống luật phá sản hiện đại. Người này
giúp duy trì động lực thiết yếu của quá trình, đối với cả hai quá trình phá
sản/thanh lý hay phục hồi doanh nghiệp thành công. Người quản lý tài sản phá
sản phải có đủ năng lực để thực hiện các công việc mà hiện nay Luật phá sản
2004 hay thậm chí cả Dự thảo Luật Phá sản mới đang giao cho thẩm phán thực
hiện. Do đó, theo ông Yap, người quản lý tài sản phá sản phải là người có uy tín
và có được sự tin cậy từ cả xã hội lẫn hệ thống tòa án.
Để đáp ứng được điều này, ông Yap cho rằng người quản lý tài sản phá sản phải
có trình độ chuyên môn và được đào tạo thích hợp; có đủ thẩm quyền và năng
lực để thực thi nhiệm vụ trong quyền hạn của mình. Đặc biệt người có chức danh
này phải bảo đảm liêm chính và độc lập với các bên.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng phí trả cho quản tài viên phải tương
xứng để thu hút nhân lực có trình độ tham gia vào nghề mới này, nhưng thang
bậc phải được thiết kế sao cho không khuyến khích những người làm việc không
hiệu quả.
Theo Luật Phá sản 2004, tổ quản lý, thanh lý tài sản đóng vai trò rất quan trọng
trong quy trình giải quyết thủ tục phá sản, đặc biệt là giai đoạn xử lý tài sản và là
một trong những nhân tố có tính quyết định trong sự thành bại của việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản.
Tuy nhiên, thực tế qua tổng kết thực tiễn thi hành luật này cho thấy, hoạt động
của tổ quản lý, thanh lý tài sản còn nhiều hạn chế, không hiệu quả nên việc đưa
đến chế định quản tài viên vào luật là cần thiết, một mặt vừa khắc phục được cơ
chế phối hợp kiêm nhiệm, giảm bớt cồng kềnh bộ máy của tòa án, đáp ứng được
yêu cầu cải cách hành chính và mặt khác cũng thích nghi với pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị việc xét cấp chứng chỉ điều kiện trở thành quản
tài viên cần khắt khe hơn để người được chọn phải đáp ứng được chức năng,
nhiệm vụ trong suốt quá trình xử lý vụ phá sản.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì “Quản tài viên là
cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”. Để đảm bảo Quản tài
viên thực hiện tốt chức năng trên, Luật đã có nhiều quy định về điều kiện hành
nghề, quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý của Quản tài viên.
Việc lựa chọn, thiết kế mô hình chủ thể quản lý, thanh lý tài sản trong pháp luật
phá sản tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của mỗi quốc gia. Xu
hướng chung cho thấy, pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển thường quy định chủ thể quản lý, thanh lý tài sản là những cá nhân hành
nghề độc lập, chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, mô hình chủ thể này đã từng được
quy định trong lịch sử, đó là chế định Quản tài viên trong Bộ luật Thương mại
của chế độ Việt Nam cộng hòa. Luật Phá sản năm 1993 và Luật Phá sản năm
2004 trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của đất nước đã thiết
lập một mô hình chủ thể mới, đó là những thiết chế tập thể thực hiện chức năng
quản lý, thanh lý tài sản phá sản (Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản trong
Luật Phá sản năm 1993, Tổ quản lý và thanh lý tài sản trong Luật Phá sản năm
2004). Việc quy định chủ thể quản lý, thanh lý tài sản là cá nhân, doanh nghiệp
trong Luật Phá sản năm 2014 là một bước tiến quan trọng của pháp luật về phá
sản ở Việt Nam. Chế định này được xây dựng dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước thời gian qua, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các
nước trên thế giới. Các quy định của Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc giải quyết phá sản ở Việt Nam
Điều 12. Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có
kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực,
khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Điều 4. Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Phá sản muốn
hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành
nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối
với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân
hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân
hàng;
c) Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào
tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế,
kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ
hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo
quy định của pháp luật về kiểm toán muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì
lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-02
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước
ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán
viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp;
c) Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);
d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
3. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo
đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của
pháp luật.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp hồ sơ trực
tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1
và Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi hồ sơ qua
đường bưu điện đến Bộ Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ
quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách
nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị theo mẫu TPQTV-08 ban hành kèm theo Nghị định này; trong trường hợp từ chối phải thông
báo lý do bằng văn bản.
Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại,
khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng
chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm
b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản;
b) Các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản.
Điều 5. Cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu bị mất chứng chỉ
hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại
chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-03
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.
3. Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo
đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp lại theo quy
định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ
Tư pháp có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề
nghị.
Điều 6. Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Phá sản.
2. Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành
nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều
15 của Luật Phá sản thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng
Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng
chỉ hành nghề Quản tài viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi
chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản
tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được gửi cho người bị thu
hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc
nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành
nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
4. Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì bị xóa tên khỏi
danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Điều 7. Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề
1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2
của Nghị định này.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp
luật về phá sản.
3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy
định của pháp luật về phá sản.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với
trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành
nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư
pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và
việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
Theo quy định tại Điều 12 Luật Phá sản năm 2014, những người là luật sư;
kiểm toán viên; người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, tài chính, kế toán, ngân
hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên trong lĩnh vực được đào tạo sẽ được cấp
chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Về điều kiện để một người được hành nghề Quản tài viên, Điều 12 quy định
gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức
trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; có chứng chỉ hành nghề Quản
tài viên.
Như vậy, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định phạm vi khá rộng các đối tượng
có thể trở thành Quản tài viên và hành nghề Quản tài viên. Các đối tượng này khi
hành nghề Quản tài viên vẫn phải tuân thủ quy định pháp luật về ngành nghề
đang hoạt động (Luật sư, Kiểm toán viên) và chịu sự giám sát của các hiệp hội
hành nghề đó nếu vẫn tiếp tục hành nghề song song với nghề Quản tài viên. Mặt
khác, Luật quy định những người tuy không phải là Luật sư, Kiểm toán viên
nhưng có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh
nghiệm 05 trở lên về lĩnh vực được đào tạo cũng có thể được cấp chứng chỉ và
hành nghề Quản tài viên.
Như vậy, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về
một chủ thể mới, thực hiện chức năng quản lý, thanh lý tài sản ở Việt Nam, đó là
thiết chế Quản tài viên. Với những quy định về chủ thể này, có thể nói Luật Phá
sản năm 2014 đã tạo ra một nghề nghiệp mới - nghề quản lý, thanh lý tài sản ở
Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành
lang pháp lý đồng bộ, cũng như có những giải pháp quản lý, điều hành hiệu quả,
tạo điều kiện để Quản tài viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp
phần phát huy hiệu lực, hiệu quả của Luật Phá sản trong thực tiễn, đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian tới.
Sự ra đời của đội ngũ quản tài viên sẽ giúp quá trình thanh lý, xử lý tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản nhanh gọn hơn.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn
Thuý Hiền cho biết, trong nỗ lực đưa Luật phá sản (2014) vào cuộc sống, bộ này
vừa cấp chứng chỉ cho 96 quản tài viên đầu tiên hành nghề.
Theo Luật Phá sản mới, quản tài viên là một nghề hoàn toàn mới - đó là những
cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.
Trên thế giới, nghề quản tài viên đã hình thành và phát triển lâu đời nhưng ở Việt
Nam thì đây là lần đầu tiên xuất hiện...
Theo đó, quản tài viên có nhiệm vụ quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh
doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
(và được hưởng thù lao cho việc này).
Để các thủ tục phá sản được nhanh gọn, luật "giao nhiệm vụ" cho quản tài viên
xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp, hợp tác xã; lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc
nợ; bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được
phép của thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản…
Quản tài viên được đề xuất với thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản; tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản;
báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá
sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản; gửi
các khoản tiền thu được vào tài khoản do tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Quản tài viên còn đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh
nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật; báo cáo về tình trạng
tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng
kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán…
Ngoài ra, quản tài viên cũng có quyền đề nghị thẩm phán tiến hành các công việc
như thu thập tài liệu, chứng cứ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp; áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính;
chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của
pháp luật.
Theo pháp luật hiện hành, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài
viên là luật sư, kiểm toán viên; người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán,
tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong lĩnh vực được đào
tạo.