Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Sự Biến Động Của Giá Dầu Thế Giới Năm 2014 Và Những Tác Động Đến Nền Kinh Tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.23 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THẾ GIỚI NĂM 2014
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Phạm Quang Huy
Mã sinh viên: 1111110066
Lớp: Anh 6 - Khối 2 KT
Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Trần
Hồng Ngân

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU
A. Hình

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 2.1

Trữ lượng dầu thô được chứng minh của thế giới năm 2013.


Các loại dầu benchmark phổ biến và phạm vi áp dụng.
Giá dầu thô thế giới 1861 – 2013 và các sự kiện lớn.
Các bể dầu khí Việt Nam.

B. Đồ thị
Đồ thị 1.1
Đồ thị 1.2

Giá dầu thô Brent trung bình tháng tính đến tháng 3/2015.
Thay đổi trong cung dầu của một số quốc gia kể từ quý

Đồ thị 1.3
Đồ thị 1.4
Đồ thị 1.5
Đồ thị 2.1
Đồ thị 2.2
Đồ thị 2.3

IV/2010.
Tăng trưởng nhu cầu dầu thô thế giới.
Sản lượng dầu thô Hoa Kỳ đến tháng 1/2015.
Tương quan sản lượng dầu thô Mỹ và giá dầu thế giới.
Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2014 – 2015.
Diễn biến giá xăng RON 92 năm 2011 – 2014.
Cơ cấu công suất ngành điện theo nguồn phát năm 2012.

Đồ thị 3.1.

Giá dầu thế giới năm 2014 đến nay.


C. Bảng biểu
Bảng 1.1.

Cán cân dầu thô thế giới tính đến hết năm 2014.

Bảng 2.1.

Thuế nhập khẩu mặt hàng xăng dầu qua một số lần điều

chỉnh.



4

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang bị lệ thuộc vào dầu thô. Các nhiên liệu
được sử dụng phổ biến nhất như xăng, dầu diesel, dầu mazut, xăng máy
bay… đều có nguồn gốc từ cracking và reforming dầu mỏ. Chính vì vậy, dầu
thô là một tác nhân có ảnh hưởng tới tới kinh tế, địa – chính trị và an ninh
năng lượng của các quốc gia trên thế giới. Dầu thô là tài nguyên quý giá, là
vũ khí chiến lược nhưng cũng là thảm họa với các quốc gia sở hữu nó. Lịch
sử đã chứng minh dầu thô và tài chính là 2 ngành duy nhất có thể gây ra
khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong thời gian qua, thị trường dầu thô thế giới diễn biến vô cùng
phức tạp và khó lường, chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính chính
trị của OPEC và Mỹ. Giá dầu giảm mạnh có ảnh hưởng lớn đến kinh tế của
một loạt các quốc gia như Nga, Ả Rập Saudi, Venezuela, làm lung lay vai
trò của OPEC trên thị trường dầu thô thế giới, đồng thời củng cố vị trí siêu

cường số một của Mỹ. Cán cân quyền lực hoàn toàn có thể bị thay đổi vì
dầu thô.
Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng đồng thời cũng
nhập khẩu dầu thô phục vụ 70% nhu cầu nội địa. Vì vậy, giá dầu thấp có tác
động 2 chiều đến nền kinh tế Việt Nam. Năm 2015, giá dầu thế giới tiếp tục
duy trì giá thấp như năm 2014. Chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân về
diễn biến giá dầu trong thời gian qua để đưa ra những dự báo giá dầu chính
xác, trên cơ sở đó đưa ra những quyết sách kinh tế phù hợp.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp của trường Ngoại Thương, đã có
một vài tác giả nghiên cứu về thị trường dầu thô thế giới. Ví dụ như bài
“Biến động dầu thô thế giới và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam năm
2008” của tác giả Trương Trần Giang, SV K43, Đại học Ngoại Thương.
Trong khoảng thời gian sau đó, thị trường dầu thô đã trải qua những biến
động rất khó lường, xuất hiện thêm các nhân tố mới chi phối thị trường dầu


5

thô như sự trỗi dậy mạnh mẽ của nguồn dầu thô phi truyền thống. Giá dầu
giảm sốc vào giai đoạn khủng hoảng 2008 – điều mà vẫn chưa được phản
ánh trong bài viết của tác giả Giang và vào năm 2014. Tác động của giá
dầu đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất khác so với các giai đoạn trước.
Điều đó đặt ra một vấn đề hoàn toàn mới cần phải mô tả, phân tích. Vì vậy,
tác giả đã nghiên cứu và trình bày bài khóa luận này với nhan đề: “Sự biến
động của giá dầu thế giới năm 2014 và những tác động đối với nền kinh tế
Việt Nam”. Dù vậy, vẫn có một số ít điểm tương đồng trong giải pháp dài
hạn mà 2 tác giả cùng đưa ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả và phân tích diễn biến của giá dầu thế giới trong thời gian qua,

chỉ ra những nguyên nhân và tác động của giá dầu đến nền kinh tế thế giới
và đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm
khắc phục những ảnh hưởng xấu của giá dầu đến nền kinh tế trong nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Giá dầu chủ yếu được mô tả và nghiên cứu trong giai đoạn từ đầu
năm 2014 đến nay. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được bản chất hiện
tượng, dự báo diễn biến giá dầu trong thời gian tới và đưa ra lời giải cho bài
toán giá dầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong bài viết tác giả đã sử dụng
phối hợp phương pháp phân tích định tính; phân tích, so sánh số liệu và đồ
thị; phân tích theo chuỗi thời gian.
6. Kết cấu khóa luận
Nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương:



Chương 1: Tổng quan về dầu thô & Giá dầu thế giới năm 2014
Chương 2: Tác động của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt
Nam



Chương 3: Các giải pháp nhằm khắc phục tác động xấu của
giá dầu đối với nền kinh tế Việt Nam


6

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những góp ý của

ThS. Trần Hồng Ngân, hiện là giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc
tế trường Đại học Ngoại Thương.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DẦU THÔ & GIÁ DẦU THẾ
GIỚI NĂM 2014
1.1. Tổng quan về dầu thô
1.1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và
cơ quan năng lượng Mỹ EIA, dầu thô là một hỗn hợp các hydrocarbon tồn
tại ở pha lỏng trong các vỉa dầu ngầm tự nhiên và vẫn là chất lỏng ở áp
suất khí quyển sau khi đi qua các thiết bị phân tách bề mặt. Tùy vào đặc
tính của dầu thô, nó cũng có thể bao gồm:
a. Một lượng nhỏ các hydrocarbon tồn tại ở pha khí trong các vỉa dầu
ngầm tự nhiên nhưng là chất lỏng ở áp suất khí quyển sau khi bị thu hồi từ
khí giếng dầu trong các thiết bị phân tách, sau đó được hòa lẫn với dòng
dầu thô.
Bao gồm cả khí ngưng tụ (condensate) được thu hồi dưới dạng chất
lỏng từ các giếng khí đốt tự nhiên trong các thiết bị phân tách và sau đó
được trộn vào dòng dầu thô;
b. Một lượng nhỏ phi hydrocarbon tồn tại cùng với dầu, chẳng hạn
như lưu huỳnh và các kim loại khác nhau;
c. Khí nhỏ giọt và hydrocarbon lỏng được sản xuất từ cát hắc ín, dầu
cát, gilsonite, và đá phiến dầu.
Dầu thô không bao gồm chất lỏng được sản xuất tại các nhà máy chế
biến khí tự nhiên.
Hiểu một cách đơn giản theo định nghĩa trong SGK Hóa học lớp 11
ban nâng cao, dầu thô là hỗn hợp chất lỏng màu nâu, sánh, nhẹ hơn nước,

có mùi xăng được khai thác từ dưới lòng đất chưa qua tinh lọc hóa dầu.
Dầu thô được tinh chế để sản xuất một loạt các sản phẩm dầu khí,
bao gồm cả dầu sưởi ấm; xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay phản lực;
chất bôi trơn; nhựa đường; ethane, propane, butane; phân bón, thuốc trừ


8

sâu, thuốc diệt cỏ, các chất dẻo (plastic)… và nhiều loại nhiên liệu thành
phẩm, các sản phẩm hóa dầu khác.
Hình 1.1. Trữ lượng dầu thô được chứng minh của thế giới năm
2013.

Nguồn: EIA (n.d.).

Dầu thô phân bố không đồng đều trên trái đất (hình 1.1). Các quốc
gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới là Venezuela và Ả Rập Saudi
(trên 200 tỷ thùng), theo sau là Canada, Iran, Iraq và Kuwait. Nga có trữ
lượng được chứng minh là 80 tỷ thùng, Mỹ là 33,4 tỷ thùng. Nguồn dầu thô
phi truyền thống (như dầu cát, dầu đá phiến, dầu siêu nặng) có trữ lượng
vượt xa nguồn dầu truyền thống, nhưng khai thác phức tạp và tốn kém hơn
nhiều. Phần lớn các quốc gia thành viên OPEC đều nằm trong top những
nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, chiếm 81% của thế giới theo công
bố của chính nhóm này. Việt Nam có trữ lượng được chứng minh là 4,4 tỷ
thùng, chiếm 0,3% của thế giới.
Ngày nay, dầu mỏ được khai thác từ rất nhiều mỏ khác nhau, chúng
phân bố ở những nơi rất khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên, bởi vậy mỗi
loại dầu thô ở mỗi mỏ đều có sự khác biệt nhất định. Để phân loại chất
lượng của dầu, người ta thường dùng các chỉ tiêu thương mại là tỷ trọng
API và hàm lượng lưu huỳnh. Dựa vào tỷ trọng API và độ nhớt tương đối để

phân ra “dầu nhẹ”, “trung bình”, “dầu nặng”; hoặc dựa vào hàm lượng lưu
huỳnh có trong dầu ít hay nhiều mà phân ra “dầu ngọt”, “dầu chua” (Nguyễn


9

Mạnh Thường, 2015). Dầu mỏ của Việt Nam thuộc loại dầu ngọt, nhẹ. Giá
dầu của Việt Nam cũng vì thế mà có giá trị giao dịch cao trên thị trường.
1.1.2. Tầm quan trọng của dầu thô trên thế giới
Dầu không chỉ là một loại nhiên liệu. Sức mạnh của loại nhiên liệu
này thậm chí còn lớn hơn cả thị trường dầu mỏ trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Đối với mỗi quốc gia, dầu không chỉ là vũ khí, là tài sản chiến lược mà còn
là thảm họa. Thị trường dầu thô đặc biệt ở chỗ, nó phản ánh rất nhiều điều
về kinh tế và chính trị toàn cầu.
1.1.2.1.

Kinh tế

Nhu cầu về năng lượng là nhu cầu tối thiếu trong quá trình phát triển
kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn nhiên
liệu phổ biến nhất và có giới hạn, trong khi nhu cầu của quốc gia là rất lớn,
đường cầu về dầu trở nên ít co dãn với giá. Theo một số ước tính, trữ
lượng dầu thô toàn thế giới chỉ đủ cung cấp cho thế giới trong khoảng 50
năm nữa. Tuy nhu cầu sử dụng năng lượng thế giới không tăng nhiều,
nhưng tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao, khoảng 80%. Chỉ cần
một sự khan hiếm nhỏ về dầu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh
năng lượng của các quốc gia, ảnh hưởng đến các chỉ số đo sức khỏe của
kinh tế như: tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,
thậm chí dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hậu quả của nó
chồng chất và có tính chất đổ vỡ dây chuyền do toàn cầu hóa và quá trình

“phẳng hóa” giữa các quốc gia.
Nhìn vào lịch sử, khủng hoảng khan hiếm dầu năm 1973 và 1979 –
1980 được coi là 2 cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất gây ra suy thoái
kinh tế toàn cầu. Do OPEC kiềm chế nguồn cung trong thập kỷ 70 và các
cuộc chiến ở Trung Đông, giá dầu tăng lên mức 35 USD/thùng vào năm
1981, gấp hơn 10 lần so với đầu những năm 70. Giá nhiên liệu tăng đột
biến làm giá cả hàng hóa tăng mạnh, hậu quả là lạm phát tăng cao trong khi
cầu tiêu dùng thấp. Nền sản xuất suy yếu, các doanh nghiệp đóng cửa
hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Cầu tiêu dùng tiếp tục bị thu hẹp, tạo
ra vòng xoáy suy thoái. Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái,


10

tiêu biểu là đại gia Mỹ. Lý thuyết Keynes không còn phát huy tác dụng. Năm
1980, lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức đỉnh 13,5%, Cục dữ trữ liên bang
FED phải tăng lãi suất làm chậm tăng trưởng cung tiền. Cuộc khủng hoảng
Iran (1981 – 1982) tiếp tục làm kinh tế Mỹ trì trệ. Iran cáo buộc Mỹ ủng hộ
chế độ cũ, quyết định giảm xuất khẩu dầu thô, đồng thời tăng giá bán cho
Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 7,8% và là 10,8% vào năm 1982 (Saga,
2014). Hậu quả của suy thoái tồi tệ đến nỗi các ngành công nghiệp xe hơi,
nhà đất, và sản xuất thép của Hoa Kỳ đều liên tục sụt giảm trong 10 năm
sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng giá dầu tiếp theo kết thúc.
Các nước nắm giữ trữ lượng dầu thô lớn như Venezuela (24,7%), Ả
Rập Saudi (22%), Iran (13,1%), Iraq (12%)... có tiềm năng rất lớn trong việc
triển khai nền kinh tế dầu mỏ. Xuất khẩu dầu mỏ chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu GDP quốc gia. Dầu thô là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động
kinh tế của quốc gia, khi mà nó có thể chiếm khoảng 60 – 70% GDP. Điều
đó đồng nghĩa, khi giá dầu giảm nghiêm trọng, nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn
đến các quốc gia phụ thuộc nền kinh tế dầu mỏ, gây thâm hụt ngân sách

quốc gia và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng
sụt giá dầu năm 2014, Nga và Venezuela là 2 nước chịu ảnh hưởng vô
cùng nặng nề. Kinh tế Nga có thể bước vào suy thoái vào năm nay trong khi
Venezuela có thể vỡ nợ. OPEC cũng chịu thâm hụt ngân sách rất lớn do
biến động giá dầu trong thời gian qua.
1.1.2.2.

Chính trị

Dầu thô là cái cớ thường thấy của những cuộc chiến, những xung đột
chính trị và bất ổn kéo dài diễn ra trong suốt bốn thập kỷ qua, chủ yếu ở
Trung Đông – nơi được mệnh danh là “rốn dầu của thế giới”. Không chỉ là
xung đột giữa các quốc gia nội Trung Đông mà còn có bàn tay can thiệp
của các thế lực bên ngoài.
Các cuộc chiến ở Trung Đông tiêu biểu là chiến tranh vùng vịnh 1990,
chiến tranh tại Afghanistan và cuộc xâm lược Iraq năm 2003, với sự tham
gia của liên quân do Mỹ cầm đầu. Mỹ và phương Tây cũng nhúng tay vào
một loạt các bất ổn chính trị ở Trung Đông ví dụ như Mùa xuân Ả Rập, nổi


11

bật với vụ lật đổ Muammar Gaddafi ở Lybia năm 2011 và biểu tình, bạo loạn
ở Ai Cập. Mỹ đã tiến hành hàng loạt hoạt động bí mật mang tính chất phá
hoại, nhằm thay đổi các chế độ chống đối thông qua bạo loạn, bắt cóc,
giam giữ vô thời hạn và ám sát những người đứng đầu các tổ chức khủng
bố.
Trong chiến dịch bão táp sa mạc năm 1990, người Mỹ muốn khống
chế khu vực dầu mỏ ở vùng Vịnh (vốn chiếm hơn 30% sản lượng dầu mỏ
của thế giới). Từ đó gây áp lực lên Nhật Bản và Tây Âu – những nước phụ

thuộc lớn vào nguồn dầu mỏ vùng Vịnh, buộc những đối thủ kinh tế này
nằm dưới trướng của Mỹ. Thông qua việc khuất phục Iraq, Mỹ có thể khẳng
định vai trò siêu cường duy nhất trên thế giới đồng thời có cơ hội thử
nghiệm những loại vũ khí hiện đại. “Chiến tranh vùng Vịnh đã làm thay đổi
trật tự ở Trung Đông, đồng thời tác động chung đến cục diện thế giới” (Đại
Dương, 2015).
Chiến tranh Afghanistan sau vụ 11/9, cuộc xâm lược Iraq năm 2003
cũng do Mỹ cầm đầu thậm chí còn để lại những hậu quả nặng nề hơn, để
lại một Afghanistan và một Iraq đầy bất ổn trong khu vực, kéo theo sự trỗi
dậy mạnh mẽ hơn trước của chủ nghĩa khủng bố như tổ chức Al-Queda và
mới đây nhất là sự bành trướng của IS ở biên giới Iraq và Syria. Cái cớ của
Bush trong chiến tranh Iraq là để giải giáp vũ khí hạt nhân, thứ mà sau đó
đã không được tìm thấy.
An ninh năng lượng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của
các cường quốc trên thế giới. Sau khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất vào
năm 1973, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng
của an ninh năng lượng. Dầu thô luôn là trọng tâm trong chiến lược của Mỹ
ở Trung Đông, nhằm đảo bảo nguồn cung năng lượng cho quốc gia. Các
cuộc chiến dầu mỏ của Mỹ và liên quân ở Trung Đông đã ngốn hàng trăm tỉ
đô-la của Mỹ. Con gấu Nga từ sau sự sụp đổ của Liên Bang, đã sử dụng
dầu mỏ như một vũ khí về chính trị và kinh tế, lợi dụng sự phụ thuộc vào
nguồn cung về dầu thô và khí đốt của châu Âu. Nhiều tờ báo lớn còn suy


12

đoán rằng cuộc khủng hoảng giá dầu lần này do Mỹ và Ả Rập Saudi đang
muốn “đì” Nga, Iran, Venezuela là các nước chống đối Mỹ.
Năm 2014 là một năm có nhiều biến động về giá dầu, ảnh hưởng
không nhỏ đến cục diện chính trị và kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Tác giả sẽ trình bày trong phần 1.2.3 của bài viết.
1.1.2.3.

Môi trường

Ngành khai thác dầu thô luôn khiến thế giới phải đặt một dấu hỏi lớn
về vấn đề ô nhiễm môi trường. Hàng chục ngàn giếng dầu trên thế giới
cháy cả ngày lẫn đêm mỗi ngày. Kỹ thuật khai thác dầu từ đá phiến kết hợp
khoan ngang và phá vỡ thủy lực tuy là một cuộc cách mạng trong công
nghệ khai thác dầu của nước Mỹ nhưng cũng dấy lên hàng loạt sự phản đối
từ phía người dân địa phương và các tổ chức môi trường trên nước nước
Mỹ. Trong kỹ thuật khai thác dầu nói chung, người ta phải bơm hỗn hợp
nước và các chất hóa học để tạo áp lực đẩy dầu lên, các chất thải của quá
trình đó gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, làm ô nhiễm nguồn
nước.
Dầu thô là nhiên liệu chính của thế giới, nhưng dù dưới bất kỳ cách
thức nào, quá trình sử dụng năng lượng luôn tuân theo công thức đốt cháy
các hydrocarbon sinh nhiệt/năng lượng cơ bản:
CXHY + S + O2 = CO2 + H2O + SO2 + nhiệt/năng lượng
Các khí thải của quá trình trên là CO 2, SO2… nhưng chủ yếu là CO2.
Chúng là tác nhân của hiệu ứng nhà kính, mưa axit, gây biến đổi khí hậu và
nóng lên toàn cầu. Vì thế, chúng còn được gọi chung là khí nhà kính. CO 2
nguyên thủy tạo ra từ các vụ phun trào núi lửa, nó tạo ra hiệu ứng nhà kính,
làm ấm và ổn định khí hậu dẫn đến sự sống. Hoạt động núi lửa ngày nay
giải phóng khoảng 130 – 230 triệu tấn CO2 mỗi năm, xấp xỉ 1% lượng
carbon dioxite do các hoạt động của con người tạo ra. Các hiện tượng thời
tiết khắc nghiệt, trái quy luật thông thường xảy ra càng thường xuyên do sự
gia tăng không ngừng của nồng độ CO2 trong khí quyển. Tháng 6/2014
được ghi nhận có nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử 134 năm qua, cao hơn



13

0,07 độ Celsius so với trung bình tháng 6 của thế kỷ trước. Năm 2014 rất có
thể là năm nóng nhất từng được ghi nhận (Fritz, A., 2014). Việt Nam cũng
nằm trong danh sách 4 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hiện
tượng nước biển dâng trong một vài thập niên tới.
Thế giới cũng đang đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng thay
thế như năng lượng gió, mặt trời… thay cho các nguồn năng lượng hóa
thạch sẽ cạn kiệt trong tương lai, không chỉ để đảm bảo an ninh năng lượng
mà còn vì các mục tiêu phát triển bển vững.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường dầu thô
Dầu thô là nguồn tài nguyên năng lượng hữu hạn và quý giá. Sự
thiếu hụt hay việc sở hữu nguồn năng lượng hóa thạch này gắn liền với địa
thế kinh tế – chính trị của các quốc gia. Tuy nhiên, dầu thô lại phân bố
không đồng đều giữa các châu lục và các quốc gia trên thế giới, có tới 49%
dự trữ dầu thô nằm ở Trung Đông. Châu Mỹ Latin là 20%, Bắc Mỹ là 13%,
châu Á và châu Phi tương đương nhau ở mức 7 và 8%, cá biệt nhất là châu
Âu chỉ sở hữu 1% lượng dự trữ dầu thô toàn thế giới.
Do phân bố không đồng đều, các quốc gia có trữ lượng lớn (như
OPEC) lại có nhu cầu thấp trong khi các quốc gia có trữ lượng nhỏ (như
châu Âu với chỉ 1%) lại có nhu cầu về năng lượng rất lớn. Điều này dẫn đến
sự xuất hiện của nền kinh tế dầu mỏ và thị trường dầu thô thế giới. Với lợi
thế so sánh, các quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn xuất khẩu dầu sang các
thị trường ở nước ngoài như châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ… và thu
được nguồn ngoại tệ khổng lồ từ dầu mỏ.
Ngày nay, ngành công nghiệp dầu mỏ đã phân chia dầu thô theo khu
vực mà nó được khai thác, mỗi khu vực có những nhóm dầu có giá trị
tương tự nhau. Các loại dầu này được giao dịch và trở thành chuẩn
benchmark để tham chiếu giá cho các hợp đồng mua bán dầu thô trên toàn

thế giới. Có thể kể đến:
Dầu Brent – thực ra là hỗn hợp dầu từ các vùng khác nhau ở biển
Bắc: Brent, Forties, Oseberg and Ekofisk. Dầu thô từ vùng này nhẹ và ngọt,


14

khiến chúng trở nên lý tưởng để tinh chế dầu diesel, xăng. Brent hỗn hợp
được vận chuyển bằng đường biển nên dễ dàng đến được những nơi xa.
Gần 2/3 tổng số hợp đồng dầu thô trên thị trường thế giới tham khảo theo
Brent hỗn hợp, khiến nó trở thành dầu benchmark được sử dụng nhiều nhất
(hình 1.2).
West Texas Intermediate WTI – là dầu được trích xuất từ các mỏ dầu
của Mỹ và được vận chuyển qua hệ thống ống dầu tới Cushing, Oklahoma.
Nguồn dầu thô trên đất liền là một trong những điểm yếu của dầu thô West
Texas – khá là tốn kém để vận chuyển ra ngoài nước Mỹ. Bản chất dầu WTI
nhẹ và ngọt hơn Brent, phù hợp để tinh chế xăng. WTI vẫn là dầu
benchmark chủ yếu cho dầu thô tiêu thụ tại thị trường Mỹ.
Dubai/Oman – Dầu Trung Đông dùng để tham khảo cho dầu thô có
phẩm chất hơi kém hơn so với WTI và Brent. Nó là 1 rổ sản phẩm bao gồm
dầu thô đến từ Dubai, Oman, Abu Dhabi. Nó sánh và chứa nhiều lưu huỳnh,
nên nằm trong nhóm “chua”. Dubai/Oman là dầu Benchmark chính cho dầu
ở vịnh Ba Tư, vận chuyển đến thị trường châu Á.
Tapis, là nhóm dầu được khai thác từ Malaysia, sử dụng làm chuẩn
cho loại dầu nhẹ ở Viễn Đông. Minas, được khai thác từ Indonesia, được
dùng làm tham chiếu cho loại dầu nặng ở Viễn Đông.
Hình 1.2. Các loại dầu benchmark phổ biến và phạm vi áp dụng.

Nguồn: ICE (n.d.).



15

OPEC – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ được mệnh danh là
“đế chế dầu mỏ”, kiểm soát thị trường dầu thô thế giới. Nhóm OPEC gồm
12 nước thành viên, nổi bật là các nước Iran, Iraq, Lybia, Ả Rập Saudi,
Venezuela, ... Ả Rập Saudi đang giữ vai trò “ra quyết định” trong khối. Các
nước Mỹ, Nga, Canada, Canada, Yemen, Syria… là các quốc gia nằm
ngoài OPEC cũng có sản lượng/lượng xuất khẩu lớn.
Do cách phân chia trên, mọi hoạt động giao dịch trên thị trường dầu
thô thế giới đều được quy về giá trị của dầu mỏ của nơi mà nó được xuất
xứ. Nhu cầu năng lượng là rất lớn và liên tục, do đó thị trường dầu thô cũng
có tính chất liên tục, giao dịch với số lượng lớn. Giao dịch dầu thô dựa trên
cơ sở các hợp đồng giao ngay, tương lai và tùy chọn trong đó hợp đồng
tương lai được sử dụng phổ biến nhất, giúp cho giá dầu thô ổn định hơn.
Giá trung bình mỗi thùng dao động trong khoảng trên dưới 100 USD/ thùng.
Đặc biệt chỉ trong một năm trở lại đây giá dầu có xu hướng giảm, mạnh
nhất là kể từ quý III/2014, giá dầu có lúc đã xuống dưới mức 50 USD cho
một thùng. Thị trường dầu thô là một thị trường rất đặc biệt, khác biệt so với
những hàng hóa, dựa trên tính thiết yếu, quan trọng và chiến lược của dầu
đối với thế giới. Thị trường dầu thô phản ánh những bất ổn về kinh tế, chính
trị thế giới.
Cung và cầu là 2 đại lượng ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu. Cung
tăng thì giá giảm và ngược lại. Còn cầu tăng thì giá tăng. Các quốc gia sản
xuất dầu thô lớn nhất thế giới là Ả Rập Saudi, Mỹ, Nga, Venezuela và hầu
hết các quốc gia thuộc OPEC khác. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là những
quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Trung Quốc phải nhập khẩu
lượng lớn dầu thô để phục vụ mức tăng trưởng nóng như hiện nay, trong
khi Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, nhập khẩu dầu
thô cho sản xuất và tiêu dùng là đương nhiên.

Kể từ đầu năm 2014, thị trường dầu thô thế giới luôn trong tình trạng
thặng dư cung. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến dầu thô mất giá trong


16

thời gian qua. Theo ước tính của OPEC thì thị trường thế giới năm 2014 dư
thừa 1,06 triệu thùng mỗi ngày (bảng 1.1, trang 25).
Năm 2012, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã chọn dầu
Brent Biển Bắc giao dịch trên sàn ICE làm tiêu chuẩn dự báo giá dầu thay vì
dầu thô Mỹ WTI giao dịch trên sàn Nymex. EIA cho rằng, giá dầu thô WTI
không còn phản ánh đúng mức giá mà các nhà máy lọc dầu Mỹ phải chi trả
cho nguyên liệu đầu vào. Dầu Brent hiện nay đang gặp phải vấn đề về sụt
giảm nguồn cung.
Trong bài viết này, tác giả sẽ ưu tiên sử dụng giá dầu Brent Biển Bắc
đại diện cho giá dầu toàn cầu, theo xu hướng chung của thế giới. Biến động
giá dầu thế giới được nhắc tới trong bài viết này chính là biến động của giá
dầu tham khảo Brent biển Bắc, chủ yếu là giá dầu thô giao ngay được giao
dịch trên sàn ICE, London.
1.1.4. Các yếu tố có ảnh hưởng đến giá dầu thế giới
lớn.

Hình 1.3. Giá dầu thô thế giới 1861 – 2013 và các sự kiện

Nguồn: BP (2014).

1.1.4.1.

Các căng thẳng về địa – chính trị



17

Các căng thẳng về địa – chính trị có ảnh hưởng không nhỏ đến giá
dầu. Bất ổn về chính trị gây ảnh hưởng đến sản lượng, làm giảm cung dầu.
Sự thiếu hụt nguồn cung làm giá dầu giảm, ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận
của các nhà sản xuất và cung cấp dầu. Giá dầu tăng mạnh vào những thời
điểm xảy ra chiến tranh như Yom Kippur, cách mạng Iran hay Iraq xâm lược
Kuwait (hình 1.3).
Khi chiến tranh vùng vịnh nổ ra năm 1990, giá dầu WTI và Brent đã
tăng gấp đôi vào đầu năm 1990 và giảm xấp xỉ 30% vào cuối năm này.
Trong cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003, giá dầu Brent tăng 7% và
giảm 12% sau khi chiến tranh kết thúc.
Các căng thẳng về chính trị dẫn đến sự gián đoạn về nguồn cung
dầu, làm tăng giá dầu thế giới. Trong chiến tranh vùng Vịnh, cung giảm xấp
xỉ 7% và là 3% đối với chiến tranh ở Iraq. Tuy nhiên căng thẳng ở Trung
Đông năm 2013 cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá dầu do sản lượng
của Mỹ tăng mạnh. Mặc dù ảnh hưởng nhưng nếu nguồn cung dầu thế giới
dồi dào, các căng thẳng này cũng không ảnh hưởng nhiều tới giá dầu. Các
căng thẳng địa – chính trị năm 2014 không có ảnh hưởng đáng kể đến thị
trường dầu thô thế giới.
1.1.4.2.

Tăng trưởng kinh tế thế giới

Tăng trưởng kinh tế cũng là một nhân tố có tác động tới giá dầu thế
giới. Khác với nhân tố địa – chính trị, nó tác động vào cầu thị trường dầu.
Khi tăng trưởng chậm lại, cầu tiêu dùng của mặt hàng dầu thô giảm. Vì thế
mà giá dầu cũng giảm.
Đại khủng hoảng những năm 30 được gọi là mẹ của tất cả các cuộc

khoảng hoảng tài chính, còn biết đến với tên “Khủng hoảng thừa”. Nó kéo
dài trong gần 10 năm, kéo theo cầu tiêu dùng giảm, sản xuất trì trệ, nhu cầu
về dầu suy yếu. Một số cuộc khủng hoảng kinh tế có thể kể đến như khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997, suy thoái kinh tế năm 2000 và gần đây
nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – được coi là một trong
những cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất kể từ khủng hoảng 1930.


18

Yếu tố thường thấy trong khủng hoảng kinh tế là tăng trưởng kinh tế
giảm. Cầu giảm, ảnh hưởng xấu đến giá. Trong khủng hoảng kinh tế 2008
giá dầu giảm từ đỉnh 147 USD/thùng/ngày vào đầu tháng 7/2008 xuống 32
USD/thùng/ngày vào cuối tháng 12/2008.
Hiện nay, kinh tế châu Âu vẫn phủ bóng đen từ khủng hoảng kinh tế
2008. Nợ vẫn ở mức cao trong khi thất nghiệp không giảm. Cả Châu Âu lẫn
Nhật Bản, nước tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới, vẫn đang trong suy thoái. Tăng
trưởng kinh tế Nga rất mong manh. Họ là nhà tiêu thụ dầu thứ 4 thế giới.
Nga rất có thể sẽ bước vào suy thoái trong năm 2015. Trong khi đó, tăng
trưởng của Trung Quốc – quốc gia tiêu dùng dầu thô số 1 thế giới đã bớt
nóng. Đây là một trong những yếu tố làm giá dầu thế giới giảm trong năm
qua.

1.1.4.3.

Sự lũng đoạn thị trường của liên minh cartel OPEC

OPEC (Organisation of petrolium exporting countries) – Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu mỏ được thành lập vào năm 1960 xuất phát từ ý tưởng
của Bộ trưởng năng lượng Venezuela và Ả Rập Saudi, với 5 thành viên

sáng lập là Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela. Trải qua thời gian
với sự ra đi và tham gia của nhiều thành viên, OPEC hiện tại có 12 thành
viên gồm chủ yếu các quốc gia Trung Đông, hoạt động chịu ảnh hưởng của
“anh cả” Ả Rập Saudi. Về bản chất, OPEC là một liên minh cartel gồm phần
lớn là các quốc gia Ả Rập, các thành viên thực hiện một chính sách dầu
chung để điều chỉnh giá dầu có lợi cho mình và cạnh tranh thị phần. OPEC
dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng
khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có
thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. OPEC hiện đang nắm giữ 40% thị
phần dầu thô thế giới, chiếm 81% trữ lượng dầu thô thế giới.
Khi OPEC ra đời năm 1960, Mỹ là nước chi phối nhiều nhất trên thị
trường dầu mỏ với sự tồn tại của liên minh dầu thô “7 chị em” – 7 công ty
dầu thô phương Tây lớn nhất chi phối thị trường lúc bấy giờ. Tuy nhiên,


19

OPEC dần lấn át vai trò của Mỹ và thực sự thống trị trên thị trường sau khi
nước Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu thô nội địa năm 1971.
Nhiều ý kiến cho rằng OPEC đang suy giảm vị thế của mình do
nguồn cung dư thừa từ các nguồn dầu thô không truyền thống. Tuy nhiên,
OPEC vẫn luôn có ảnh hưởng rất lớn, có khả năng lũng đoạn thị trường.
Nhìn vào lịch sử, chúng ta có thể thấy được vai trò của OPEC trong việc
nắm giữ giá dầu thế giới. Ví dụ vào năm 1973, OPEC ngưng sản xuất dầu
nhằm trừng phạt Mỹ và phương Tây trong cuộc chiến Yom Kippur. Kết quả
là giá dầu danh nghĩa tăng từ 3,5 USD/thùng lên 12 USD (WTRG, n.d.). Vai
trò của OPEC được thể hiện xuyên suốt dòng thời gian giá dầu thế giới từ
sau năm 1970 đến ngày nay. Tất nhiên, không phải OPEC lúc nào cũng
kiểm soát tốt giá dầu. Trong năm 1982 – 1985, OPEC đã thất bại trong việc
giảm sản lượng vì các quốc gia thành viên liên tục vi phạm hạn ngạch của

mình. Sau khi Ả Rập Saudi từ bỏ vai trò “swing producer” của mình và nâng
sản lượng từ 2 triệu lên 5 triệu thùng/ngày, giá dầu giảm xuống còn 10 USD
một thùng vào giữa năm 1986 (WTRG, n.d.).
Mặc dù thị phần OPEC đã suy giảm còn khoảng 40% thị trường dầu
thô thế giới (trước đây là 50%) nhưng với đường cầu tương đối ít co dãn
đối với thị trường thì sức ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên,
nhiều chuyên gia cho rằng thời kỳ huy hoảng của OPEC đã chấm dứt do
nguồn cung thế giới trở nên quá dồi dào.
1.1.4.4.

Các tác nhân khác

Dự trữ dầu thô của các quốc gia xuất khẩu, nhập khẩu dầu thô lớn có
tác động tới tâm lý thị trường và giá dầu thế giới. Theo quy luật thị trường,
khi dự trữ dầu thô tăng thì giá giảm và ngược lại. Trong thực tế, Báo cáo dự
trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ do EIA cung cấp có tác động nhẹ tới giá dầu
thế giới. Tất nhiên, giá dầu chỉ biến động nhẹ trên thị trường giao ngay và
giao sau. Nó chủ yếu tác động tới tâm lý thị trường.
Đầu cơ cũng là một hiện tượng phổ biến trên mọi thị trường hàng hóa
và dầu thô không phải ngoại lệ. Khi các nhà đầu tư có kỳ vọng giá tăng
trong tương lai, họ sẽ đầu tư mua dầu ở hiện tại để kiếm lời từ chênh lệch


20

giá. Nhiều khi, đầu cơ mua vào với số lượng lớn kèm với những thông tin
sai lệch gây nhiễu làm biến dạng thị trường, tạo ra cầu ảo đầy giá dầu lên
cao. Trong trường hợp đó, đầu cơ có hại cho thị trường. Thị trường dầu thô
hiện nay đang ở trạng thái “contango” nghĩa là giá dầu thô giao ngay thấp
hơn giá dầu thô kỳ hạn, nó rất hiếm khi xảy ra. Điều này cho phép các nhà

đầu cơ mua dầu tích trữ với giá rẻ sau đó bán ra ở mức giá cao hơn. Nó
cũng phần nào giải thích cho nhu cầu dầu thô gia tăng trong hiện tại.
Sức mạnh của đồng USD cũng có ảnh hưởng lên giá dầu, vì nó là
mẫu số của giá dầu. Thông thường, khi tỷ giá đô-la Mỹ tăng thì giá dầu
giảm vì số tiền quy đổi từ đồng nội tệ ra USD sẽ ít hơn. Năm 2014 – 2015 là
giai đoạn đồng USD mạnh càng làm cho giá dầu giảm sâu hơn.
1.2. Giá dầu thế giới năm 2014
1.2.1. Biến động thị trường dầu thô thế giới trong năm 2014
Năm 2014 là một năm có nhiều biến động nổi bật với các xung đột vũ
trang, bất ổn trên thế giới. Bắt đầu năm 2014 là cuộc biểu tình, lật đổ chính
quyền thân Nga ở Ukraine dẫn đến sự thành lập của cộng hòa Donetsk và
Lugansk tự xưng, bán đạo Krym sát nhập vào Nga, kéo theo nội chiến ở
miền đông Ukraine. Nga bị phương Tây đưa các biện pháp trừng phạt về
kinh tế.
Ở biển Đông, vào 1/5/2014 Trung Quốc đưa trái pháp dàn khoan
HD981 vào sâu thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Tri Tôn, quần đảo
Hoàng Sa 18 hải lý, gây ảnh hưởng tới an toàn và tự do hàng hải ở biển
Đông (Anh Ngọc, 2014).
Năm 2014 là năm của chủ nghĩa khủng bố. Tổ chức nhà nước hồi
giáo tự xưng IS, thực chất là phiến quân hồi giáo dòng Sunny ở Iraq mở
rộng phạm vi hoạt động, chiếm đánh các thành phố ở biên giới Syria Và
Iraq, chiếm lấy Mosul – thành phố lớn thứ 2 Iraq làm cơ quan đầu não. IS
đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ra toàn Trung Đông, đe dọa
trừng phạt Mỹ và phương Tây.
Thông thường, các căng thẳng này gây ảnh hưởng tới lượng cung
dầu của các quốc gia có liên quan như Nga, Syria và Iraq làm cho dầu có


21


xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, giá dầu thế giới lại đi theo một quỹ đạo
ngược lại, giá dầu không những không tăng mà còn giảm mạnh vào 6 tháng
cuối năm 2014. Những bất ổn này không gây ảnh hưởng đáng kể tới nguồn
cung dầu thế giới.
Đồ thị 1.1. Giá dầu thô Brent trung bình tháng tính đến tháng
3/2015 (USD/thùng).
Nguồn số liệu: EIA (2015a).

Giá năng lượng (nói chung), theo như các tính toán của ngân hàng
thế giới, giảm 23% trong quý IV/2014, đợt giảm lớn nhất kể từ quý IV/2008,
khi suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu. Giá dầu giảm 26% trong quý IV, trong
khi than và gas tự nhiên giảm nhẹ 7% và 1%.
Thị trường dầu thô đang ở bước ngoặt lịch sử. Sau khi dao động
trong biên độ nhỏ xung quanh 105 USD/thùng giữa năm 2011 và 2013, một
trong những giai đoạn 3 năm ổn định nhất trong thời gian qua, giá bắt đầu
“ngụp sâu” vào nửa cuối năm 2014. Quyết định của OPEC, bỏ qua mục tiêu
giữ giá, đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tụt giá dầu. Giá dầu thô trung
bình là 74,6 USD/thùng vào quý IV/2014, giảm từ 100,4 USD/thùng vào quý
trước. Giá dầu tiếp tục giảm mạnh vào đầu năm 2015, trung bình dưới 50
USD/thùng (đồ thị 1.1).
Đồ thị 1.2. Thay đổi trong cung dầu của một số quốc gia
kể từ quý IV/2010 (triệu thùng/ngày).


22

Nguồn: World Bank (2015).

Trong ba năm rưỡi gần đây, sự mở rộng nhanh chóng của nguồn dầu
thô phi truyền thống tại Bắc Mỹ đã bù đắp cho những gián đoạn về nguồn

cung của Trung Đông, hầu như là một đổi một (đồ thị 1.2). Chính nó đã giữ
cho thị trường dầu thô thế giới được ổn định và giá dầu trong khoảng từ
100 USD – 110 USD/thùng. Tuy nhiên, vào 6 tháng cuối năm 2014, một số
loại dầu từng bị dừng sản xuất đã được bán ra trở lại, trong khi Hoa Kỳ tiếp
tục duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng là 1 triệu thùng/ngày qua mỗi năm.
Theo quy luật thị trường, Ả Rập Saudi – “anh cả” của liên minh OPEC
sẽ cắt giảm sản lượng của OPEC nhằm ổn định giá dầu. Tuy nhiên, tại cuộc
họp ngày 27 tháng 11/2014, OPEC đã quyết định giữ nguyên hạn ngạch
hiện tại, với mục đích bảo vệ thị phần thay vì lợi nhuận. Quyết định chiến
lược của OPEC đã gây ra sự điều chỉnh giá do cung lớn nhất kể từ năm
1986.
Vì giá dầu giảm, sự khác biệt về giá giữa dầu West Texas
Intermediate (WTI, giá dầu nội địa Mỹ) và Brent (thị trường thế giới) đã gần
như bị xóa bỏ từ 30% vào cuối năm 2011 còn 5% vào tháng 12 năm 2014.
Khoảng cách lớn giữa 2 giá dầu xảy ra vào năm 2011 và 2012 là do sản
lượng dầu WTI tăng nhanh, đường ống dẫn dầu được xây dựng để vận
chuyển các sản phẩm tinh chế tới vịnh Mexico. Trong khi sự thu hẹp gần
đây làm cho thị trường dầu tương lai rơi vào trạng thái “contango” (đường
cong dốc lên phía trên), khuyến khích mua dự trữ.
Sản lượng đầu ra của các nước phi OPEC vẫn rất mạnh vì họ đã
đóng góp thêm 0,7 triệu thùng/ngày vào nguồn cung thế giới (trung bình của
Brent, WTI và Dubai) trong năm 2012 và 1,3 triệu thùng/ngày năm 2013.
Sản lượng tiếp tục tăng vào năm 2014, tới 56,6 triệu thùng/ngày, tăng 2
triệu thùng/ngày trong năm này, vì sản xuất mở rộng ở Mỹ, Canada và Nga.
Mỹ cung cấp khoảng 3,5 triệu thùng/ngày cho thị trường thế giới bắt đầu từ
đầu năm 2011, nhờ phần lớn vào sự tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến.


23


Giá dầu giảm mạnh có thể làm suy giảm đầu tư và sản xuất. Số
lượng dàn khoan dầu của Hoa Kỳ đã giảm 50% kể từ tháng 10/2014, tuy
nhiên sản lượng các tháng cuối năm 2014 vẫn không ngừng gia tăng,
khoảng 9 triệu thùng/ngày.
Sản lượng tăng ở Iraq và Ả Rập Saudi đã bù trừ cho thiếu hụt sản
lượng tại Libya và Nigeria trong năm 2014, làm cho sản lượng đầu ra của
OPEC vẫn được duy trì là 30,3 triệu thùng/ngày vào quý cuối cùng của
năm. Tháng 12 là tháng thứ tám liên tiếp mà cung của OPEC vượt quá sản
lượng đầu ra mục tiêu. Cầu tiêu thụ dầu thế giới tăng 0,6 triệu thùng trong
quý IV/2014, tất cả sự tăng trưởng đến từ các nước phi OECD (0,9 triệu
thùng/ngày so với -0,3 triệu thùng/ngày của các nước OECD, đồ thị 1.3,
trang sau).
Đồ thị 1.3. Tăng trưởng nhu cầu dầu thô thế giới
(triệu thùng/ngày).

Nguồn:
World

Bank
(2015)

Ngược
lại với 6 tháng cuối năm 2013, cầu của các nước OECD trong suốt 4 quý
năm 2014 giảm liên tục (đồ thị 1.3). Các nước phi OECD đã đóng góp tích
cực cho nhu cầu dầu thô thế giới, mặc dù sức tiêu thụ của họ cũng giảm
dần trong suốt năm 2014.
Cung “thừa thãi” và cầu yếu dẫn đến kết quả là dự trữ dầu thô tăng.
Dữ trữ của OECD đã hồi phục ở mức khoảng 2.700 triệu thùng vào cuối



24

tháng 12 năm 2014 và bây giờ vượt mức trung bình của 5 năm. Dữ trữ tăng
gần như liên tục trong năm 2014 kể từ mức dự trữ thấp trong 9 năm trước
đó. Đối với OPEC, sản lượng dữ trữ của họ dễ dàng tăng trở lại mức 3,7
triệu thùng/ngày vào quý IV/2014.
1.2.2. Nguyên nhân
Kể từ giữ tháng 6 năm 2014, giá dầu giảm liên tục từ mức tối đa
115,19 USD/thùng và chạm đáy ở giá 45,13 USD/thùng vào tháng 1 vừa
qua. Đây là mức giảm kỷ lục, giảm liên tục 61% trong vòng 7 tháng kể từ
cuối năm 2008. Chênh lệch cung cầu thế giới trung bình năm là 1,06 triệu
thùng, đảo chiều so với năm 2013.
1.2.2.1. Nguồn cung dồi dào, bùng nổ sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ
Trong 3 năm vừa qua, giá dầu cao đã tạo ra sức hấp dẫn trong lĩnh
vực khai thác và sản xuất dầu thô ở những nơi vốn được cho là quá đắt đỏ
để thăm dò như Bắc Cực và Đông Phi. Cùng với đó, các đột phá về kỹ thuật
thăm dò và khai thác dầu cũng tạo điều kiện cho sự khai thác các nguồn
dầu thô không truyền thống ở những vùng trước đây có chi phí khai thác
cao, nguy hiểm hoặc quá xa các thị trường sẵn có.
Đồ thị 1.4. Sản lượng dầu thô Hoa Kỳ đến tháng 1/2015
(nghìn thùng).

Nguồn: EIA (2015b).

Cụ thể, sản lượng dầu thô thế giới đang gia tăng, đặc biệt là tại Bắc
Mỹ. Do sự phục hưng của ngành khai thác dầu từ đá phiến nhờ vào kỹ
thuật khoan ngang (horizontal drilling) và phá vỡ thủy lực (hydraulic
fracturing), sản lượng dầu thô Mỹ tăng liên tục kể từ năm 2009, đặc biệt là
từ năm 2013 trở đi. Sản lượng dầu thô khai thác ở bang Texas và Bắc
Dakota – 2 bang sản xuất dầu đá phiến lớn nhất tăng gấp 3 lần trong vòng

4 năm, đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng của Hoa Kỳ (đồ thị 1.4). Sản
lượng dầu thô hàng tháng của Mỹ hiện nay đã tăng gần gấp đôi so với năm


25

2007, nhờ có sự bùng nổ của nền sản xuất dầu đá phiến Mỹ. Sản lượng
dầu thô Mỹ trong tháng 2, 2015 là 258.662 nghìn thùng, tương đương 9238
nghìn thùng/ngày.
Từ đầu năm 2014, sản lượng dầu thô đã vượt mức 8 triệu
thùng/ngày, tăng liên tục trong cả năm, đạt đỉnh 9320 nghìn thùng/ngày vào
tháng 12 (đồ thị 1.5, trang sau). Sản lượng trung bình năm đạt mức 8680
nghìn thùng/ngày, tăng 16,3% so với năm 2013, 73,6% so với năm 2008.
EIA tuyên bố Mỹ đã vượt Nga trở thành nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn
nhất thế giới, Ả Rập Saudi chỉ đứng thứ 3.
Đồ thị 1.5. Tương quan giữa sản lượng dầu thô Mỹ và giá dầu
thế giới.
Nguồn: EIA (2015a, 2015c).

Kể từ năm 2009, dầu thô Mỹ lần đầu tiên có cung vượt cầu sau nhiều
năm. Theo số liệu của Cục Thống kê Mỹ (USCB) và Cục Thông tin Năng
lượng Mỹ (EIA), xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng 34% lên mức trung bình
502.000 thùng/ngày trong tháng 11/2014, mức cao kỷ lục kể từ năm 1920.
Kỷ lục cũ là 455.000 thùng/ngày được xác lập vào tháng 3/1957.
Trong khi đó, tại cuộc họp hội nghị OPEC vào tháng 6/2014, các Bộ
trưởng đã thống nhất giữ nguyên sản lượng dầu thô trần là 30 triệu
thùng/ngày cho đến hết năm nhằm xoa dịu những quan ngại gần đây về
nguồn cung và giá dầu, mặc cho những bất ổn chính trị ở Lybia và Iraq.
Bất chấp giá dầu giảm, các quốc gia ngoài OPEC như Iran, Lybia…
tăng sản lượng dầu lên 4 triệu thùng/ngày nhằm đáp ứng chi phí chiến

tranh. Nga vẫn giữ vững sản lượng của mình, khoảng trên 10 triệu
thùng/ngày. Nguồn cung dư thừa làm giá dầu giảm sâu mặc cho các bất ổn
chính trị ở Trung Đông.

1.2.2.2.

Nhu cầu yếu ớt do kinh tế thế giới ảm đạm

Trái với mức cung dầu dồi dào, nhu cầu về dầu thấp hơn dự kiến do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo Monthy Oil Market


×