Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

luận văn thạc sĩ đánh giá chức năng sinh thái và định hướng sử dụng hợp lý rừng ngập mặn tiên yên hà cối quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 87 trang )

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong phạm vi RNM Tiên Yên - Hà Cối có rất nhiều lợi ích thiết thực phục vụ cho công tác bảo tồn các giá trị đặc hữu, quý hiếm về tài nguyên sinh vật. Thông qua các nghiên cứu khảo sát chi tiết tạo
cơ sở khoa học vững chắc cho quản lý; như có thể phát hiện ra các bãi giống, bãi đẻ của các loài hải sản từ đó có thể đề ra các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.
Mặt khác cũng cần ưu tiên triển khai các nghiên cứu mang tính hỗ trỡ kỹ thuật như hoàn thiện hoặc xây dựng các quy trình công nghệ phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, nghiên cứu các
biện pháp phục hồi các quần xã RNM đặc trưng nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn trong phân khu phục hồi sinh thái của khu vực.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG SINH THÁI
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ RỪNG NGẬP MẶN
TIÊN YÊN - HÀ CỐI, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.

Hà Nội - 2015
khu vực Tiên Yên - Hà Cối đã xác định được 69 loài cá kinh tế, trong đó ở vùng ven biển cửa sông Tiên Yên có 65 loài và vùng ven biển cửa sông Hà Cối có 41 loài. Về giáp xác và thân mềm, bước đầu xác định 23 nhóm loài Giáp xác, 45 loài và
nhóm loài thân mềm có giá trị kinh tế. Chúng được chia thành các nhóm có giá trị thực phẩm hoặc/và xuất khẩu - TP/XK và nhóm có giá trị mỹ phẩm, mỹ nghệ - MN, phục vụ Y học - DL.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu thân mềm hai mảnh vỏ của Hoàng Đình Chiều (2010) cho thấy, tổng trữ lượng ước tính tức thời của động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở RNM Đồng Rui đạt 128 tấn, với khả năng khai thác 64 tấn. Trong số 30 loài thuộc
17 họ thân mềm hai mảnh vỏ xác định được ở RNM Đồng Rui, đã ghi nhận được có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sò huyết (Anadara granosa), hầu cửa sông (Crassostrea rivularis), ngao lụa (Meretrix lusoria), ngao Bến Tre (Meretrix
lyrata), ngao dầu (M. meretrix)...



Với các quá trình lý - hóa - sinh học trong hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, các chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường RNM được chuyển hóa từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác, chuyển hóa quan lại giữa các hợp phần môi trường
nước, trầm tích, sinh vật và không khí.
Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong hệ sinh thái RNM, cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ, lọc, lắng đọng… các vật chất ô nhiễm từ môi trường nước vào trầm tích, từ môi
trường nước, trầm tích vào sinh vật và ngược lại. Mức độ phân huỷ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lượng chất ô nhiễm, song hệ sinh vật cũng như mật độ cây ngập mặn cũng có vai trò quyết định lớn đến tốc độ phân huỷ. Sự tồn tại của hàm lượng
H2S cao hay thấp trong môi trường cũng phần nào thể hiện được tốc độ phân huỷ các hợp chất ô nhiễm trong môi trường đó. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng H2S tồn tại trong trầm tích RNM tự nhiên và RNM trồng mới cao hơn ở khu đất
trống, có thể nói sự phân huỷ các hợp chất ô nhiễm ở hệ sinh thái RNM tự nhiên xẩy ra mạnh hơn.
Thảm thực vật trong RNM Tiên Yên - Hà Cối với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật. Sau đó, một phần các chất ô nhiễm đi vào thảm thực vật, tích tụ vào động vật. Sự xuất hiện
cây ngập mặn dày hay thưa cũng cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ, xử lý các chất ô nhiễm. Phần ngập dưới nước có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính (biofilm), cung cấp ôxy cho sự quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng

MỞ ĐẦU

RNM là hệ sinh thái đặc trưng của bờ biển nhiệt đới. Nằm trong mối tương
tác giữa đất liền và biển, RNM là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với
sự sống. Theo nghiên cứu của Daniel C. Donato và cộng sự (2011) cho thấy, RNM
là một trong những bể chứa carbon giàu nhất ở vùng nhiệt đới. RNM lưu trữ carbon
trong sinh khối của cây ngập mặn và trong trầm tích, bình quân 1.023 triệu tấn
cácbon trên mỗi héc-ta, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số lượng cácbon lưu
giữ trong các hệ sinh thái ven biển (RNM, cỏ biển, san hô, đầm lầy, than bùn,...).
Theo ước tính, lượng cácbon lưu giữ trong RNM lớn gấp 50 lần lượng cácbon lưu
giữ trong rừng nhiệt đới. Những nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng việc phá 1%
RNM sẽ phát thải 0,02-0,12 tỷ tấn cácbon mỗi năm, chiếm khoảng 10% lượng phát
thải do phá rừng toàn cầu dù diện tích RNM chỉ chiếm 0,7% tổng diện tích rừng
nhiệt đới.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có số liệu về trữ lượng cácbon trong toàn hệ
sinh thái RNM. Hiện chỉ có thông tin về một vài hợp phần trong tổng trữ lượng
cácbon RNM, chủ yếu là thông tin về sinh khối cây, còn lại đã bỏ sót phần lớn tổng
lượng cácbon của hệ sinh thái. Việc đo trữ lượng cácbon dưới tầng đất RNM là khá
khó khăn và hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào đưa ra được phương pháp tính
toán chính xác cho tổng trữ lượng cácbon ở RNM cho các khu vực địa lý rộng lớn.
Mặt khác, theo Clark (1997), RNM cùng với hệ sinh thái cỏ biển và san hô

tạo ra mối liên kết tam giác cho nhiều tiến trình sinh thái, sinh học, hóa học và lý
học. Ở Việt Nam, theo kế hoạch hành động Bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam
đến 2015 cũng cho thấy, các giá trị môi trường của RNM như chắn sóng, chắn gió
bảo vệ đới bờ biển, chống xói mòn, cải tạo đất, cải tạo chất lượng nước, lưu giữ các
chất ô nhiễm không đổ ra biển, cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho hệ sinh thái
động thực vật, v.v… đều có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế và bảo
tồn. Bên cạnh đó, hệ sinh thái RNM còn cung cấp các nguồn gen vô cùng quý giá
nhằm duy trì tính ĐDSH của hệ động thực vật.
1


Hơn nữa, với hệ thống rễ dày đặc của các loài cây, RNM có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự
phá hủy bờ biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng ngăn giữ chất ô
nhiễm, các kim loại nặng từ sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ.
Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền nên hệ sinh thái RNM
có tính đa dạng sinh học cao. Lượng mùn bã phong phú của RNM là nguồn thức ăn
dồi dào cho nhiều loài động vật ở nước. Theo thống kê của Vũ Trung Tạng và Phan
Nguyên Hồng, có tới 43 loài cá đẻ hoặc có ấu trùng sống trong RNM ở Việt Nam.
Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá
bớp, sò, ốc hương… Ngoài ra, RNM còn là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài bò
sát quý hiếm như cá sấu, kì đà hoa, rùa biển. Một số loài thú như rái cá, mèo rừng,
khỉ đuôi dài cũng bắt gặp trong RNM, đặc biệt có loài chim nước, chim di cư trong
đó có một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
RNM Tiên Yên - Hà Cối nằm trên địa phận các huyện Hải Hà, Đầm Hà và
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Theo số liệu điều tra của huyện Tiên Yên (2010), ở khu
vực huyện Tiên Yên có trên 10.000 ha RNM. Theo kết quả thực hiện tiểu dự án
“Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh” do PGS. TS.
Nguyễn Văn Vịnh làm chủ nhiệm trong hai năm 2010 - 2011 thuộc dự án “Điều tra
tổng thể đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ hải sản và quy hoạch các khu bảo tồn biển

Việt Nam” đã cho thấy, thảm thực vật RNM Tiên Yên - Hà Cối chủ yếu là rừng tự
nhiên và ít bị tác động nên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự duy trì và phát triển
đa dạng sinh học. Các quần xã thực vật bao gồm: Quần xã thực vật trên vùng đất
cao, nhiễm mặn, không chịu tác động của thủy triều hoặc chỉ chỉ chịu tác động của
thủy triều cao; quần xã thực vật khu vực bãi lầy cửa sông chủ yếu là các loài cây ưa
nước lợ, thích nghi với dòng nước chảy và chịu tác động của thủy triều lên xuống;
quần xã RNM tự nhiên Đồng Rui và quần xã rừng trồng. Với hệ thực vật ngập mặn
phát triển và có giá trị đa dạng sinh học cao, các khu vực này đã trở thành bãi đẻ của
nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế và sinh thái, đồng thời cũng là nơi tập trung
nhiều loài hải sản như tôm, cua, cá, ngao, ngán, vẹm, sá sùng, bông thùa...
2


Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã có từ trước tới nay thường riêng lẻ,
chưa đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái của RNM Tiên
Yên – Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, việc đánh giá tính đa dạng sinh học và
chức năng sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khai thác
và sử dụng hợp lý các giá trị và tiềm năng hiện có là một việc làm cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh
giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh
Quảng Ninh”.
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Đánh giá chức năng sinh thái của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối
trong bối cảnh hiện nay.

3



Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử và tình hình nghiên cứu RNM thế giới và Việt Nam
1.1.1. Thế giới
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực của đề tài. Trong cuốn "Thư mục nghiên cứu về RNM“ (Chương trình Biển
KT.03, 1991-1995) đã liệt kê hơn 420 công trình nghiên cứu của 12 quốc gia trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1600 đến năm 1975. Trong đó, phần
lớn các nghiên cứu này đều có đề cập đến khu hệ động thực vật phân bố trong hệ
sinh thái RNM.
Nhiều công trình công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái
RNM đã được tổng hợp, thống kê và đăng tải trong 17 tuyển tập các báo cáo tại Hội
thảo của các dự án thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Umali, 1986). Trong
đó có một số công trình công bố có liên quan đến các lĩnh vực: Cấu trúc quần xã và
khu hệ động thực vật và các thảm thực vật phân bố trong vùng RNM; Năng suất
mạng lưới thức ăn và dòng năng lượng, chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái
RNM; Các đặc tính thuỷ lý, thuỷ hóa trong hệ sinh thái RNM; Mối liên quan giữa
RNM và các hệ sinh thái, các quần xã động vật đáy, quần xã biển khơi, quần xã sinh
vật vùng triều và đề xuất phương hướng quản lý RNM ở các quốc gia.
Nghiên cứu của Ball (1988) ở Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng “Cấu trúc mùn bã
hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào mắt xích thức ăn trong hệ sinh thái RNM. RNM còn
là nơi ươm nuôi ấu trùng cho nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân mềm”. Ngoài
ra, tác giả còn đưa ra được sơ đồ mối quan hệ giữa RNM với các thành phần sinh
vật sống. Nghiên cứu của Robertson và Blaber (1992) đã nhận định “Hệ sinh thái
RNM có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường và năng suất đánh bắt
trong nghề cá thương mại và thủ công trên thế giới”.
Một số công trình nghiên cứu khác như: Nghiên cứu về mối quan hệ sinh thái
phân bố, sinh trưởng, vòng đời và dinh dưỡng của loài cua bùn (Scylla serrata) với
hệ sinh thái RNM (Soepadmo, et al., 1984); Nghiên cứu về mức độ đa dạng, phân

4


bố và bổ sung quần đàn theo mùa vụ của các loài cua Scylla spp. trong RNM (Mark,
et al., 2005; Aklan, 2003); Nghiên cứu cấu trúc quần xã và sự biến đổi theo thời
gian của trứng cá, cá con trong vùng RNM tự nhiên và rừng trồng ở vịnh Gaza,
Keyan (Crona, 2007); Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của một số loài sam
(Horseshoe crab), hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), nhuyễn thể hai mảnh vỏ
(Bivalves), giáp xác (Crustacea) trong hệ sinh thái RNM (Twilley, 1997).
1.1.2. Việt Nam
Sau giai đoạn năm 1975, việc nghiên cứu trong HST RNM được mở rộng ở
cả hai miền Bắc - Nam. Một số đề tài cấp Bộ đã được tiến hành, trong đó có các tư
liệu điều tra dựa vào các chuyến khảo sát thực địa của Viện Điều tra Qui hoạch
rừng; nghiên cứu thảm thực vật ven biển Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội I; đề tài điều tra tổng hợp vùng cửa sông Cửu Long của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước; điều tra
tổng hợp vùng ven biển Thuận Hải - Minh Hải (1978-1980). Kết quả đã đưa ra được
một số cơ sở khoa học phục vụ phân vùng tự nhiên và phát triển kinh tế tại một số
vùng RNM ven biển Việt Nam.
Tháng 12 năm 1984, tại Hội thảo toàn quốc về “Hệ sinh thái RNM” lần thứ
nhất đã có một số các báo cáo chuyên sâu về các khía cạnh nghiên cứu trong hệ sinh
thái RNM như: Báo cáo về khu hệ thực vật RNM Việt Nam của Phan Nguyên Hồng
và Hoàng Thị Sản; Báo cáo về cấu trúc, phân bố diễn thế, sinh khối và năng suất sơ
cấp RNM của Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí; Báo cáo về nguồn lợi cá
trong hệ sinh thái RNM ở Cà Mau của Vũ Trung Tạng và báo cáo về nguồn lợi
Chim ở đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Võ Quý.
Năm 1985, trong báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước 48.06.14 “Nghiên cứu
đặc điểm điều kiện tự nhiên và khả năng nguồn lợi dải ven biển Việt Nam - Đề xuất
biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi” của Trần Đức Thạnh, Phí Kim
Chung, Nguyễn Đức Cự đã đề cập đến các dải RNM ven bờ miền Bắc và nêu một

số đặc điểm về nguồn lợi hải sản phân bố trong vùng RNM. Tài nguyên động và
thực vật trong các VQG mũi Cà Mau cũng được đề cập trong tạp chí chuyên ngành
5


về RNM khu vực Châu Á -Thái Bình Dương “Bakawan” tháng 6 năm 1986. Năm
1987, trong cuốn sách Rừng ngập nước ở Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục (120
trang) của Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền có trình bày hệ thực vật RNM
và rừng tràm làm tài liệu tham khảo trong các trường học. Cuốn sách được nhiều
nhà khoa học quan tâm trong thời gian đó là RNM (rừng Sát), (Phan Nguyên Hồng,
1988). Tác giả đề cập đến hệ thực vật, sự phân bố của các quần xã RNM và hệ động
vật trên cạn; trong đó đã xác định hệ sinh thái RNM là nơi ươm giống cung cấp thức
ăn cho các loài thủy sản.
Từ năm 1991 đến năm 1995, đề tài cấp Nhà nước (KT. 04-13) “Sử dụng bền
vững hệ sinh thái RNM để nuôi tôm có hiệu quả” thuộc Chương trình Nhà nước
KT-04 do Bộ Thủy sản chủ trì, Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái RNM (MERC)
là cơ quan thực hiện chính phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản II. Sản phẩm chính của đề tài là những báo cáo khoa học liên
quan như: Báo cáo tình hình nuôi tôm biển ở các cơ sở quốc doanh tỉnh Bến Tre;
Một số cơ sở khoa học của việc nuôi tôm trong các vùng RNM (Phan Nguyên
Hồng, 1995); RNM và nguồn lợi thủy sản (Phan Nguyên Hồng, 1995); Nuôi hải sản
trong các vùng RNM (Phan Nguyên Hồng và N. H. Trí, 2000); Vai trò của RNM về
cấu trúc và chức năng đối với nguồn lợi thủy sản (Phan Nguyên Hồng và Nguyễn
Hoàng Trí, 2000).
Một trong những dự án quan trọng mang tính hợp tác Quốc tế đã được triển
khai đó là dự án "Ngăn ngừa xu hướng suy thóai môi trường ở biển Đông và vịnh
Thái Lan gọi tắt là “Dự án Biển Đông” do UNEP xây dựng trong khuôn khổ hỗ trợ
của Quỹ Môi trường toàn cầu. Dự án có sự tham gia của 7 nước thành viên:
Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Mục tiêu chủ yếu là: “Tạo môi trường thuận lợi cho sự hợp tác giữa các nước trong

việc giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường Biển Đông và vịnh Thái Lan“.
Đồng thời dự án còn có mục tiêu “Tăng cường tiềm lực của các chính phủ tham
gia“, để lồng ghép những vấn đề bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, qua đó tăng cường bảo vệ các hệ sinh thái biển (trong đó có hợp phần nghiên
cứu về hệ sinh thái RNM) để mang lại lợi ích chung cho các nước trong khu vực.
6


Tham gia dự án này ở Việt Nam gồm có: Ngoài sự tham gia chính của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường với vai trò chủ trì, còn có các chuyên gia của Đại học Quốc
gia Hà Nội, Viện Hải Dương học Nha Trang, Viện Tài nguyên & Môi trường biển,
Viện nghiên cứu Hải sản, Viện khoa học lâm nghiệp. Giai đoạn 1 của dự án (3/2002
- 6/2004) đã thực hiện các nội dung sau: Thu thập số liệu, xây dựng kế hoạch hành
động đến năm 2010 cho 6 hợp phần liên quan (gồm: RNM, đất ngập nước ven bờ,
rạn san hô, cỏ biển, nguồn lợi hải sản và ô nhiễm từ đất liền), thiết lập cơ chế hợp
tác và đề xuất được các điểm trình diễn để áp dụng các biện pháp bảo tồn và khai
thác hợp lý. Giai đoạn 2 của dự án được kế tiếp và đã kết thúc vào tháng 6/2007.
Tuy nhiên, liên quan đến hợp phần nghiên cứu về RNM, các hoạt động của dự án
chủ yếu tập trung thu thập và thống kê các thông tin đã có từ nhiều năm trước đây
về cây RNM như: Diện tích RNM, thành phần loài cây ngập mặn, phân bố của
RNM và các cây ngập mặn, diễn thế sinh thái của hệ sinh thái RNM... Trong đó đã
thống kê và thu thập được một số ít thông tin về nguồn lợi, danh mục thành phần
loài và đa dạng sinh học trong một số vùng RNM ven biển Việt Nam (Phan Nguyên
Hồng, 2005).
1.2. Khái lược công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học RNM Tiên Yên Hà Cối
1.2.1. Nghiên cứu về RNM
Trong Chương trình phát triển các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao
(1991-1995) - Mã số KN - 04 (Bộ Thuỷ sản, 1996), Phan Nguyên Hồng đã viết bài
báo về Tổng quan tình hình sử dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn để nuôi hải sản của
Quảng Ninh; Xác định các loại rừng ngập mặn phù hợp với việc nuôi hải sản và tỷ
lệ thích hợp giữa diện tích nuôi tôm và diện tích trồng rừng. Kết quả đã nghiên cứu

đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi của một số loài động vật đáy ở vùng ven biển
làm cơ sở cho nghề nuôi hải sản, đã đánh giá những tác hại to lớn do phá rừng ngập
mặn để nuôi tôm quảng canh thô sơ ở một số địa phương, đánh giá vai trò của rừng
ngập mặn đối với việc phát triển nguồn lợi hải sản vùng triều, xây dựng mô hình
lâm ngư kết hợp và xác định tỷ lệ thích hợp giữa diện tích rừng là 70-75% và diện
tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là 25-30%.
7


Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự (2008), tổng diện tích
RNM ở Quảng Ninh năm 2008 là 20.818,40 ha bao gồm 326,35 ha rừng trồng;
17.465,2 ha rừng tự nhiên (trong đó, 11.774,27 ha rừng hỗn giao; 894,34 ha mắm
thuần loài; 3.112,44 ha đâng thuần loài; 1.297,75 ha sú thuần loài; 377,4 ha bần
chua thuần loài) và 3.135,85 ha cây rải rác. Đáng chú ý là tỷ lệ rừng trồng sống sót
trên diện tích đã trồng từ năm 1993 đến năm 2008 là thấp, với diện tích 326,35 ha
trên tổng số 2.466 ha đã được trồng. Tính từ năm 1975 đến năm 1990, Quảng Ninh
mất hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn (34.000 ha), trung bình mỗi năm mất
2.300 ha. Còn từ năm 1990 đến 2000 trung bình mỗi năm khu vực này mất hơn 300
ha diện tích rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn còn suy giảm mạnh hơn từ
năm 2000 đến 2008, chỉ trong 8 năm diện tích rừng ngập mặn đã giảm 4.609 ha.
Nguyên nhân của sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn đó có thể kể đến như: Phong
trào làm đầm nuôi thủy sản, mở rộng diện tích đô thị, xây dựng cầu cảng và các khu
công nghiệp,…
1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2009) trong báo cáo “Đa dạng Sinh học
vùng cửa sông ven biển Tiên Yên - Đầm Hà, Quảng Ninh và vấn đề bảo tồn”- kết
quả nghiên cứu của nhiệm vụ cấp Nhà nước về Bảo vệ môi trường thực hiện từ
năm 2008 - 2009, đã xác định được tại khu vực Tiên Yên và Đầm Hà có 69 loài
thực vật nổi, 58 loài động vật nổi, 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 228 loài thực
vật bậc cao (trong đó có 18 loài ngập mặn chính thức, 43 loài tham gia rừng ngập

mặn), 240 loài động vật đáy, 112 loài côn trùng, 152 loài cá, 57 loài lưỡng cư và
bò sát, 77 loài chim và 13 loài thú, trong đó, có 5 loài đặc hữu, 30 loài hiếm và 5
loài bị nguy cấp.
Lê Xuân Tuấn và cộng sự (2010) trong quá trình thực hiện tiểu dự án
“Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển Việt Nam
phục vụ phát triển bền vững”, khi nghiên cứu hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh đã thống kê được 138 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 52
8


họ thuộc cả ngành Dương xỉ và ngành Hạt kín; 14 loài động vật phù du thuộc 2
ngành Chân khớp (Arthropoda) và ngành Hàm tơ (Chaetognatha); 75 loài cá
thuộc 36 họ, 12 bộ, trong đó bộ cá Vược (Percigormes) có số lượng họ, loài
nhiều nhất; 25 loài tôm, thuộc 4 họ, trong đó họ Penaeidae (Họ Tôm he) có số
lượng loài nhiều nhất với 18 loài (chiếm 72% tổng số loài); 37 loài thân mềm
một mảnh vỏ thuộc 14 họ, trong đó họ Neritidae có số lượng loài nhiều nhất; 29
loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc 17 họ, trong đó họ Hàu (Ostreidae) và họ Ngao
(Veneridae) là hai họ có số lượng loài nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu cũng đã
xác định được các quần xã thực vật trong hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh phân bố ở 4 khu vực chính: Khu vực ven các bờ đê và bờ đầm;
khu vực trong các đầm nuôi thủy sản; khu vực các bãi triều và khu vực các bãi
lầy thụt cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ.
Nguyễn Huy Yết (2010), trong đề tài KC. 09-26/06-10 “Đánh giá mức độ
suy thóai các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý
bền vững” đã thống kê được trong khu vực rừng ngập mặn Quảng Ninh có 30 loài
thực vật ngập mặn, thuộc 28 chi, 21 họ và 2 ngành (Dương xỉ và Hạt kín), trong đó
khu vực Tiên Yên có thành phần loài lớn nhất (29/30) chiếm 96,67% tổng số loài
phân bố được xác định, điều đó cho thấy khu vực Tiên Yên mang nét đặc trưng cho
cả vùng về số lượng thành phần loài phân bố trong khu vực.
Nguyễn Quang Hùng (2010) khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá

nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình
để khai thác hợp lý và phát triển bền vững” đã xác định được tại RNM Đồng Rui có
tổng số 137 loài thuộc hai ngành chính: ngành dương xỉ có 6 loài, ngành hạt kín có
131 loài. Mặc dù số lượng loài thực vật trong RNM khá phong phú như vậy nhưng
số loài cây ngập mặn chủ yếu chỉ có 16 loài, còn lại chủ yếu là các loài cây tham gia
ngập mặn (33 loài) và các loài cây di cư vào rừng ngập mặn (88 loài). Ngoài ra, đề
tài cũng xác định được 84 loài thực vật phù du, 72 loài động vật phù du, 75 loài cá,
67 loài giáp xác, 79 loài thân mềm có mặt trong RNM Đồng Rui.
9


1.3. Nhận xét và đánh giá chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp những công trình nghiên cứu trước
đây, trong đó có đề cập đến một số kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học và chức
năng sinh thái trong HST rừng ngập mặn Tiên Yên – Hà Cối có thể đưa ra một số
nhận xét sau đây:
- Các kết quả, sản phẩm khoa học và tài liệu nghiên cứu liên quan hiện có
đang nằm rải rác ở các nghiên cứu khác nhau, không được cập nhật thường xuyên.
Do vậy khó có thể tổng hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học
và chức năng sinh thái trong HST rừng ngập mặn Tiên Yên – Hà Cối.
- Hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan được thực hiện một cách
riêng lẻ hoặc kết hợp từ một trong các nội dung nghiên cứu của các đề tài, dự án nên
nhìn chung, các nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được những kết quả tổng hợp cho
HST rừng ngập mặn Tiên Yên – Hà Cối.
- Có thể nhận thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ
được tổng hợp từ một khu vực cụ thể của HST rừng ngập mặn Tiên Yên – Hà Cối
nên chưa thể đại diện và đầy đủ cho tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái
của khu vực nghiên cứu.

10



Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
2.2.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Các nguồn thông tin về tình hình kinh tế - xã hội được quan sát và ghi nhận
trong quá trình khảo sát tại khu vực nghiên cứu như: khái quát về điều kiện cơ sở hạ
tầng, số lượng hộ khai thác thuỷ sản, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại
khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng máy quay phim, chụp ảnh để ghi nhận
những thông tin tại các địa điểm nghiên cứu. Các nguồn thông tin thu thập được
bằng phương pháp quan sát trực tiếp là nguồn số liệu dùng để so sánh, đối chiếu và
kết hợp với các nguồn thông tin thứ cấp nhằm đánh giá một cách thực tế về hiện
trạng kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Tiến hành phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng là ngư dân
khai thác, cán bộ quản lý RNM địa phương liên quan. Thông tin phỏng vấn chủ yếu
bao gồm các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản: dân số, giáo dục, y tế, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, tài sản, điều kiện sống, nguồn thu nhập, sinh kế, hiện trạng hoạt
động khai thác thủy sản các vùng RNM; tình hình sản lượng, năng suất khai thác; số
hộ làm nghề khai thác thủy sản; hiệu quả kinh tế của các hộ làm nghề khai thác thủy
sản ở các vùng RNM; nhu cầu và nguyện vọng của ngư dân và các vấn đề liên quan
đến nguồn lợi thuỷ sản trong các vùng RNM nghiên cứu.
- Thu thập các nguồn thông tin thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương,
phòng nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, xã, phòng Thủy sản, Chi cục
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kê của tỉnh. Thông tin thứ cấp bao gồm: Các
báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng quí, hàng năm, tài liệu thống kê thủy sản và

các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, báo cáo qui hoạch phát triển thủy sản và kinh tế-xã
hội của địa phương.
11


2.2.1.2. Phương pháp thu thập mẫu tại hiện trường xác định trữ lượng cacbon
Luận văn sử dụng phương pháp của IPCC (2003) để nghiên cứu sinh khối,
đó là phương pháp chặt hạ để đo đếm mẫu nghiên cứu. Các bước tiến hành gồm:
- Tại mỗi trạng thái rừng, lập 1 ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình có diện tích
1000 m2 (0,1 ha) (kích thước 33,3 m x 33,3 m).
- Xác định tên loài, đánh số thứ tự cho loài, đếm mật độ cây từng loài trong
ÔTC.
- Lựa chọn một số cây đại diện cho từng loài trong ÔTC để lấy mẫu.
- Dùng cuốc, thuổng đào, dao cắt thu toàn bộ các bộ phận (rễ, thân, lá, cành)
của các cây đại diện.
- Cân xác định khối lượng tươi (sinh khối tươi) của các cây đại diện, sau đó

chọn cây tiêu chuẩn (có trọng lượng trung bình của các cây đại diện) cho vào bì đưa
về phòng thí nghiệm để xác định sinh khối khô.
- Ghi chép đầy đủ số liệu đo đếm vào nhật ký thực địa.
2.2.1.3. Phương pháp xác định trữ lượng cacbon trong phòng thí nghiệm
Xác định sinh khối khô của cây tiêu chuẩn bằng phương pháp tủ sấy ở nhiệt
độ 1050C. Mẫu được sấy trong khoảng thời gian 72 giờ liên tục đến khi đạt trọng
lượng không đổi. Dùng cân phân tích để xác định trọng lượng của mẫu. Sau khi xác
định được sinh khối khô của cây tiêu chuẩn cho từng loài trong ÔTC, tiến hành các
bước tính toán sau:
- Xác định sinh khối tươi/khô của ÔTC:
m

POTC   Pk  N k

k 1

Trong đó:

POTC- Sinh khối tươi/khô của ÔTC, diện tích 0,1 ha (kg).
Pk- Sinh khối tươi/khô của cây tiêu chuẩn cho loài thứ k (kg).
Nk- Số cây loài thứ k trong ÔTC (cây).

12


- Xác định dự trữ carbon tiềm năng trong sinh khối thực vật:
Từ kết quả xác định sinh khối khô, luận văn xác định dự trữ carbon tiềm
năng trong sinh khối thực vật của RNM Tiên Yên - Hà Cối thông qua việc nhân
sinh khối khô với hệ số mặc định 0,5 được thừa nhận bởi Ủy ban Quốc tế về biến
đổi khí hậu (IPCC).
2.2.2. Phương pháp thống kê
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc kế thừa, thống kê các tài liệu,
số liệu nghiên cứu đã công bố là rất cần thiết. Trong luận văn này, các tài liệu sau
được kế thừa có chọn lọc để nghiên cứu và phân tích:
- Các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phân bố của RNM Tiên Yên Hà Cối;
- Các tài liệu về hiện trạng đa dạng sinh học của RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Số liệu về trạng thái và trữ lượng của RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Các kết quả và tài liệu nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng,
đặc biệt là của RNM ở trong nước cũng như trên thế giới.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Dựa trên cơ sở toàn bộ thông tin liên quan đến đề tài, các số liệu đã thu thập,
cập nhật được, các kết quả thu được từ quá trình khảo sát, điều tra thực địa tại địa
phương và kết quả thu được trong phòng thí nghiệm, tiến hành tổng hợp, phân tích
một cách logic, khoa học, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định xác thực, phù hợp

về các nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.2.4. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp này được sử dụng trong việc thành lập bản đồ lớp phủ thực vật.
Phần mềm được sử dụng để thiết lập các lớp thông tin là Mapinfo 10.5 được hỗ trợ
và liên kết với các tính năng của Window 7. Các lớp thông tin được xử lý như là các
dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trong một bộ cơ sở sữ liệu của GIS. Về
quy trình thành lập bản đồ, chúng tôi vận dụng quy trình Kycheler (1967) với những
bước như sau:
13


Bước 1: Thu thập các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu về địa
hình, khí hậu, thủy văn, thực vât… dựa vào các điều kiện tự nhiên trong vùng, kết
hợp với việc giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành định loại và phân tích bước đầu các
đối tượng của lớp phủ thực vật. Xây dựng khóa giải đoán sơ bộ và bản đồ phân tích
vùng khóa.
Bước 2: Tiến hành thực địa khảo sát vùng nghiên cứu, lập tuyến khảo sát,
kiểm tra các đối tượng đã được định loại bước đầu trên ảnh, tiến hành mô tả và thu
nhập số liệu về thành phần, đặc điểm, cấu trúc của đối tượng, hiệu chỉnh ranh giới
của đối tượng trên ảnh viễn thám, lập khóa giải đoán.
Bước 3: Hiệu chỉnh khóa giải đoán, kết hợp tư liệu thu thập trước và trong
quá trình thực địa để thành lập bản đồ lớp phủ thực vật trên ảnh vệ tinh. Đồng thời
số hóa các lớp thông tin về giao thông, thủy văn, địa hình trên phần mềm Mapinfo
10.5.

14


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đánh giá nhân tố sinh thái hình thành phát triển hệ sinh thái RNM
3.1.1. Nhân tố tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là diện tích RNM Tiên Yên - Hà Cối, thuộc các xã ven
biển của các huyện Hải Hà, Đầm Hà và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
- Huyện Hải Hà: thị trấn Quảng Hà, các xã Quảng Minh, Quảng Thắng, Phú
Hải, Quảng Điền, Quảng Phong, Tiến Tới.
- Huyện Đầm Hà: các xã Tân Bình, Đầm Hà, Đại Bình.
- Huyện Tiên Yên: các xã Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Đồng
Rui.
Khu vực này nằm trong khung tọa độ địa lý như sau: 21°10’ - 21°30’ vĩ độ
Bắc và 107°21’ - 108°00’ kinh độ Đông.

Hình 3.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
15


3.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
Phần đất liền của khu vực Tiên Yên - Hà Cối chủ yếu là một vùng duyên hải
hẹp (chỉ rộng khoảng 10-15 km), chủ yếu trên nền phù sa cổ, chạy không liên tục vì
bị ngăn cách bởi các đồi thấp, chạy tận ra biển, tiếp giáp với một vùng bãi triều rộng
ở phía biển và tiếp giáp với một vùng núi trung du ở phía bắc và tây bắc.
Vùng núi tiếp giáp với khu vực Tiên Yên - Hà Cối phân bố chủ yếu ở phía
Bắc huyện Hải Hà, vùng đồi núi thấp ở phía Tây Bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi
có địa hình dốc, điểm cao nhất là núi Quảng Nam Châu có đỉnh 1507m (huyện Hải
Hà). Vùng gò đồi trung du ven biển có cao độ thoải dần hướng ra biển từ cao độ
200m đến 20m. Địa hình có hướng dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
và bị chia cắt mạnh tạo ra các sông suối. Với đặc trưng địa hình là đồi núi có độ
dốc hướng ra biển lớn, địa hình bị chia cắt, phân dị mạnh tạo ra nhiều thung lũng

hẹp và sông suối nên mùa mưa áp lực của nước rất lớn dễ xảy ra lũ gây ra hiện
tượng xói mòn, rửa trôi, làm ngọt hóa đột ngột hoặc phá vỡ các đầm nuôi trồng hải
sản ven biển.
Phần đất liền của khu vực Tiên Yên - Hà Cối, có độ cao chủ yếu từ 0,2 đến
20m có chia gồm hai dạng địa chất chính.
- Phù sa cổ ở khu vực gò đồi và các dải đất hẹp, chạy dọc theo quốc lộ 18, có
độ cao trung bình 25m, có nơi cao trên 50m, là dạng phù sa cổ phủ trên nền đá biến
chất, sa thạch, diệp thạch. Địa hình dốc thoải, lượn sóng, quá trình feralít mạnh tạo
thành kết vón đá ong. Phù sa cổ càng gần núi càng lẫn nhiều cuội sỏi, đất chứa
nhiều sắt. Lớp phù sa cổ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, màu nâu
vàng, vàng xám, đất chua.
- Phù sa mới ở khu vực bồi tụ ven biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển,
thường có độ cao từ 1,5 - 3 m. Một số đã được cải tạo thành đất canh tác, đầm nuôi
trồng hải sản, còn lại là các bãi triều, RNM, cồn cát ven biển. Diện tích của dạng địa
chất này khá rộng, ví dụ như ở huyện Tiên Yên có trên 13.000 ha, trong đó RNM
khoảng 10.000 ha, trương bãi cát trên 2.000 ha phân bố chủ yếu ở các xã Tiên Lãng,
Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ và thị trấn Tiên Yên.
16


Ngoài ra còn có vùng đất phù sa sông là dải đất hẹp chạy dọc theo các con
sông như Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ và một số nhánh sông khác, thành phần cơ giới
chủ yếu là cát pha, bùn cát, cũng có diện tích tương đối (như ở huyện Tiên Yên là
trên 1100 ha). Vùng đất phù sa sông cũng có về tiềm năng lớn cho phát triển thuỷ
sản mặn, lợ, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn
a. Đặc điểm khí hậu
Khu vực Tiên Yên - Hà Cối nằm trong vịnh Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng trực iếp
chế độ khí hậu của lục địa, vịnh Bắc Bộ và các vùng lân cận. Khí hậu khu vực này
thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm (kéo dài từ tháng 4 đến tháng

10), mùa đông khô và lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Theo số liệu đo được
tại các trạm khí tượng thủy văn đặt tại khu vực này thì khu vực Tiên Yên - Hà Cối
có những đặc điểm khí hậu như sau.
- Nhiệt độ không khí
Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ không khí
trung bình dao động từ 27°C - 29°C, nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên đến 38°C (đo
tại trạm KTTV Tiên Yên, tháng 7 năm 2010).
Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): Do ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mùa đông ở khu vực này khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất (tháng 1) dao động từ 14,2°C - 16,7°C, có nhiều ngày nhiệt độ < 10°C. Nhiệt
độ thấp tuyệt đối đo từng đo được trạm KTTV Tiên Yên là 6,6°C.
Nhìn chung, nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này vào khoảng 21-22°C (đo
tại trạm Tiên Yên). Nhiệt độ không khí ở khu vực này thấp so với nhiều nơi trong
tỉnh ở cùng độ cao, mùa hè nóng và mùa đông lạnh, nhiệt độ giảm dần từ vùng thấp
lên vùng cao.
- Chế độ mưa
Khu vực Tiên Yên - Hà Cối là một trong những nơi có nhiều mưa ở các tỉnh
phía bắc, là nơi có tổng lượng mưa tương đối lớn ở đồng bằng Bắc bộ. Tổng lượng
mưa trong năm đo tại Bình Liêu (Tiên Yên) từ năm 2008-2010 là từ 1182.0-2645.4
mm. Có khoảng 130-160 ngày mưa/năm, có một số ngày mưa lớn trên 100 mm.
17


Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5-9, chiếm đến 75% lượng mưa của
cả năm, với lượng mưa tháng từ 112.9 - 1035.3 mm, các tháng có mưa nhiều nhất
là tháng 7-9. Vào mùa đông, những tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2
năm sau.
- Độ ẩm không khí
Do có lượng mưa lớn nên khu vực Tiên Yên có độ ẩm không khí tương đối
cao. Độ ẩm trung bình đo được trong năm 2010 khoảng 87% (đo tại trạm Tiên

Yên). Độ ẩm thấp nhất vào nửa đầu mùa đông, tháng 10 - 12 là những tháng có độ
ẩm thấp nhất trong năm dưới 79%. Độ ẩm tương đối thấp nhất đo được tại trạm
Tiên Yên trong năm 2010 là 54% (trong lịch sử có lúc xuống đến 24%). Thời kỳ có
độ ẩm tăng lên từ nửa cuối đông và kéo đến tháng 9, trung bình tháng > 80%, có
tháng lên đến trên 87%.
b. Chế độ thủy văn
Khu vực Tiên Yên - Hà Cối có một số con sông vừa và nhỏ, diện tích lưu
vực không lớn, đổ vào khu vực vịnh Tiên Yên - Hà Cối. Trong đó, lớn nhất là sông
Tiên Yên có chiều dài 82 km, lưu lượng thấp nhất 28 m3/s, lưu lượng nước lớn nhất
vào mùa lũ lên đến 2.090 m3/s. Sông Hà Cối bắt nguồn từ vùng Nam Châu Lĩnh
(cao 1506 m) chảy ra biển theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, dài 32 km, độ dốc
trung bình 22,5%. Sông Ba Chẽ dài 80km, bắt nguồn từ độ cao 275 m, lòng sông
hẹp và có lưu lượng nước không đáng kể, đổ ra khu vực cửa biển thuộc vùng đất
phía tây nam xã Đồng Rui. Sông Đầm Hà dài 25 km, lưu vực rộng 106 km2, độ dốc
bình quân lưu vực 18,5%. Các sông ở đây đều bắt nguồn từ vùng núi, có độ dốc lớn,
phía cửa sông thường hẹp.
Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lưu
lượng giữa hai mùa. Về mùa đông (mùa khô) mực nước ở các sông thường thấp, lưu
lượng nước nhỏ, lúc này tình trạng nước mặn xâm nhập vào qua vùng cửa sông khá
xa. Ngược lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn, không kéo dài vì lũ lên nhanh và
cũng rút nhanh. Do địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, chia
cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4 - 6%, thóat
18


nước nhanh nhưng vì lòng sông suối hẹp nên sau những trận mưa lớn thường gây
ngập lụt ở một số nơi, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệ
thống đê điều, đầm nuôi. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên
thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi
xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những

vùng có các hoạt động khai khóang.
c. Chế độ hải văn
- Chế độ thuỷ triều
Vùng biển Tiên Yên - Hà Cối nằm trong vịnh Bắc bộ, có chế độ thuỷ triều là
nhật triều điển hình, tức là trong một ngày có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng,
biên độ tới 3-4 m. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo hướng bắc nam
kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta,
nhiệt độ có khi xuống tới 13°C.
Thuỷ triều ở Tiên Yên mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Trong những
tháng này mực nước thực tế lên đến hơn 4m. Thuỷ triều yếu nhất vào các tháng 3, 4,
8 và 11. Số ngày trong năm có mực nước cao trên 3,5m là trên 100 ngày.
- Chế độ sóng
Vùng biển Tiên Yên - Hà Cối được che chắn bởi các hòn đảo ở phía Đông Đông Nam nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Do vậy, khu vực này
ít có những biến động thời tiết lớn và nguy hiểm như bão, sóng không cao như ở
ngoài khơi.
Mùa đông: hướng sóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30 - 38%.
Độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5 - 0,7m với tần suất rất thấp, xuất hiện vào
tháng 12. Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm tới 97 - 99%.
Mùa hè: hướng sóng chủ yếu là Đông Nam với tần suất khoảng 20 - 40%,
lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88 -94%. Cấp độ cao sóng từ 0,25 - 0,5m chiếm 49%. Cấp độ cao của sóng, cao nhất lên đến 2,0 -2,5m vào tháng 7 và tháng 8 do ảnh
hưởng trực tiếp của bão gây ra, đôi khi có thể gây thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng
nuôi trồng hải sản của khu vực này.
19


- Nhiệt độ nước biển và độ mặn
Mùa đông: nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 20,5 - 21,5°C, cao nhất từ
23,5 - 24,5°C, trung bình thấp nhất khoảng 18 - 19°C. Thời kỳ này độ mặn có giá trị
cao, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2, nằm trong khoảng 31 - 32‰. Bởi vì thời kỳ
này ít mưa nhất, lượng mưa nhỏ, nước biển ít bị pha loãng. Biên độ dao động độ

mặn giữa các tháng trong mùa đông không lớn.
Mùa hè: nhiệt độ nước biển đạt giá trị cao nhất trong năm, trung bình khoảng
29,5 - 30°C, cao nhất đạt 31,5 - 32,5°C, trung bình thấp nhất trong khoảng 26 27°C. Nhiệt độ nước biển cao nhất rơi vào tháng 7. Mùa hè cũng là mùa mưa nhiều,
lượng mưa lớn, đồng thời nước ngọt từ các sông suối từ đất liền đổ vào nhiều hơn,
do vậy nước biển bị pha loãng và độ mặn nước biển giảm xuống nhiều. Độ mặn
thấp nhất vào tháng 7, 8 giá trị trung bình từ 21 - 22‰, thậm chí xuống đến 5 17‰. Ở khu vực các cửa sông đổ độ mặn thấp nhất có thể xuống tới 2 - 4‰.
Nhìn chung, chế độ hải văn ở Tiên Yên có rất nhiều thuận lợi đối với nuôi
trồng hải sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng hải sản ở đây cũng gặp phải những bất lợi
do chế độ hải văn gây ra, như mùa mưa bão trùng với những tháng có chế độ thuỷ
triều cao nhất như tháng 7, đe dọa hoạt động sản xuất trong những tháng này. Ngoài
ra về mùa hè nước biển bị pha loãng nhanh hơn do vùng ven bờ tương đối kín và
nước ngọt từ sông suối đổ ra tương đối lớn nên độ mặn nước biển bị xuống rất thấp,
có thể xuống tới 2 - 4 ‰ gây bất lợi cho các loài hải sản.
3.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai khu vực Tiên Yên - Hà Cối được chia thành 2 vùng chính: vùng đất
bằng ven biển và vùng đất đồi núi. Vùng đồng bằng ven biển có thể chia thành 3
loại đất chính như sau:
a. Đất cồn cát và bãi cát
Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã ven biển tuy có diện tích không
nhiều so với tổng diện tích tự nhiên vùng nhưng lại cần được xem xét tác động và
khai thác hợp lý nhằm hạn chế hiện tượng sa mạc hóa cụ bộ.

20


b. Đất mặn
Đất mặn khu vực Tiên Yên - Hà Cối được chia thành 5 loại: mặn sú vẹt,
mặn chua, đất mặn do ảnh hưởng của mạch nước ngầm, đất ít mặn, đất mặn và
chua mặn.
Đất này được phân bố chủ yếu ở các xã ven biển và rất phức tạp, do tác động

của con người, sự xâm nhập của nước biển nên hình thành nhiều loại khác nhau.
Diện tích khá lớn và hiện chưa được khai thác và sử dụng nhiều cũng như sử dụng
còn manh mún và chưa đúng mục đích.
c. Đất phù sa sông
Đây là những dải đất hẹp chạy dọc theo các triền sông Hà Cối, sông Tiên
Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ và một số nhánh sông, suối khác. Đây là loại đất
được hình thành do sản phẩm của sông biển bồi tụ, bị nước biển xâm nhập nên bị
mặn đồng thời trong lòng đất có xác rễ sú vẹt thối mục thải ra các khí độc như CH3,
H2S, axít hữu cơ làm cho đất bị nhiễm độc và chua.
3.1.1.5. Đặc điểm các hệ sinh thái
Một số HST tiêu biểu của khu vực Tiên Yên - Hà Cối bao gồm: HST RNM,
HST bãi triều, HST cửa sông và HST rừng.
a. Hệ sinh thái RNM
Hệ sinh thái RNM gồm các quần xã thực vật phân bố ở 4 khu vực chính: khu
vực ven các bờ đê và bờ đầm; khu vực trong các đầm nuôi thủy sản; khu vực các bãi
triều; khu vực các bãi lầy thụt. Thảm thực vật RNM nguyên sinh ít bị tác động ở
khu vực này cây cao nhất cũng chỉ 8 - 10 m như Vẹt dù, Đâng, Mắm biển. Các bãi
triều ở Mũi Chùa, cửa sông Tiên Yên, cửa sông Ba Chẽ có RNM phát triển mạnh
với các loài phổ biến như Đâng, Vẹt dù, Mắm biển, Trang…
Khu hệ động vật RNM rất đa dạng và phong phú, riêng tại RNM Đồng Rui
đã phát hiện: động vật phù du 14 loài, Thân mềm 76 loài và 34 họ, Cá 73 loài và 36
họ, Tôm 21 loài và 3 họ... Trong đó, có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: tôm
sú Penaeus monodon, tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus, tôm rảo Metapenaeus
ensis, ốc mút Cerithidea spp., ốc ngọt Nerita spp., vạng Mactra spp., mực ống
Loligo spp., mực nang Sepia spp, mực nang vân hổ Sepia pharaonis, mực ống Bê
21


ka Loligo beka, sò huyết Anadara granosa, sò lông Anadara subcrenata, ngao
Meretrix meretrix, cá cơm thường - Stolephorus commersonii, cá lẹp quai (cá rớp) Thryssa hamiltonii,...

b. Hệ sinh thái bãi triều
Hệ sinh thái bãi triều có diện tích khá lớn tại khu vực Tiên Yên, Hà Cối. Đây
là hệ sinh thái có tiềm năng nuôi trồng thủy sản cao của vùng. Hệ thực vật chủ yếu
là những loài ngập mặn thực thụ với các đại diện như Sú - Aegiceras corniculatum
(L.) Blanco, Trang - Kandelia obovata Sheue Liu &Yong, Đước - Rhizophora
apiculata Blume, Vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam., Đâng - Rhizophora
stylosa Griff., Mắm biển - Avicennia marina (Forsk.) Veirh,… Đại diện cho các loài
thực vật phù du trong sinh cảnh này là Rhizosolenia setigera Brightwell,
Chaetoceros brevis Schiill, Chaetoceros compresus Lauder, Chaetoceros decipiens
Cleve,…
Trong khu hệ động vật, các loài thường gặp: sò (Arca), ngao (Meretrix), vẹm
(Mytilus), hàu (Ostrea), phi (Sanguinolaria), ngán (Cyclina), vạng (Mactra), don
(Glaucomya), dắt (Aloidis), tu hài (Lutraria), ốc đĩa (Nerita)…
c. Hệ sinh thái cửa sông
Trong thủy vực này xuất hiện các các loài cây ưa nước lợ, thích nghi với
dòng nước chảy và chịu tác động của thủy triều lên xuông. Thành phần loài chủ yếu
của các quần xã thực vật khu vực này là ô rô (Acanthus ilicifolius), các nhóm cây
thuộc họ Cói (Cyperaceae), sậy (Phragmitea karka),... Loài thân gỗ có thể tìm thấy
trong các quần xã thực vật khu vực này là bần chua (Sonneratia caseolaris). Phân
tích thành phần các loài thực vật phù du trong thủy vực này cho thấy các loài ưu thế
là: Cyclotella kuetzingina Thw., Melosira dubia Kutz, Melosira granulata (Erh.)
Ralfs Melosira nummuloides (Dilw.) Agardh, Rhizosolenia longiseta Zacharias,
Chaetoceros abnomis Lauder,…
Về khu hệ động vật, thành phần loài có sự pha trộn giữa những loài nước
ngọt, nước mặn và nước lợ. Động vật nổi chiếm ưu thế vẫn là những loài thuộc bộ
Copepoda, Cladocera, ngoài ra còn gặp ấu trùng các nhóm thân mềm Mollusca,
22


giun nhiều tơ Polychaeta. Các ĐVPD thường gặp ở cửa sông như:: Schmackeria

bulbosa,

S.

gordioides,

Mesocyclops

leuckarti,

Microcyclops

varicans,

Diaphanosoma sarsi, D. leuchtenbergianum, Moina dubia, Paracalanus aculeatus,
Temora turbinata, Temora turbinata… Thường gặp các nhóm cá gần bờ như: cá
trích, cá nục, cá lầm, cá song, cá tráp, cá mối, cá chai, cá dìa, cá bơn…
d. Hệ sinh thái rừng
- Thảm thực vật trên núi đất
Kiểu thảm này đặc trưng bởi các cây là rộng thường xanh mưa mùa nhiệt
đới với các đại diện là các loài thuộc các họ Côm - Elaeocarpaceae; Dẻ - Fagaceae;
Dâu tằm - Moraceae; Sim - Myrtaceae; Mua - Melastomataceae;…cấu thành nên
toàn bộ tầng tán của kiểu thảm này. Do qua trình phát triển trồng cây Keo lá tram,
Keo tai tượng,… làm nguyên liệu nên đã tác động mạnh vào kiểu thảm này dẫn đến
sự phân mảnh rời rạc trong toàn bộ khu vực nghiên cứu.
- Thảm thực vật là cây trồng nguyên liệu
Do quá trình hình thành vùng nguyên liệu cây công nghiệp cung cấp nguyên
liệu nên trong khu vực hình thành nên kiểu thảm cây trồng với thành phần loài cây
chủ yếu là Keo tai tượng - Acacia mangium Willd., Keo lá tràm - Acacia
auriculiformis A.Cunn. ex Benth. được hình thành trên diện rộng tạo nên vùng

nguyên liệu cho gỗ. Bên cạnh đó trong kiểu thảm này cũng có một số diện tích
trồng thông lấy nhựa (Thông nhựa - Pinus merkusii Jungh. et Vriese. và Thông đuôi
ngựa - Pinus massoniana Lamb.). Tuy nhiên do chu trình gây trồng và khai thác nên
kiểu thảm này bị biến động hành năm.
- Trảng cỏ
Do quá trình bỏ hoang sau khi khai thác diện tích đất trông cây nguyên liệu
do đất bị thóai hóa đã hình thành nên các trảng cỏ với ưu thế lá cỏ tranh - Imperata
cylindrica (L.) P. Beauv., và các loài cỏ thuộc họ Lúa - Poaceae.
Khu hệ động vật phổ biến là các loài động vật có xương sống trên cạn như:
lưỡng cư, bò sát, thú gặm nhấm như: cóc nhà Bufo melanostictus, chuột nhà Rattus
flavipectus, nhái Ranidae, thằn lằn Scincidae, rắn Scincidae, mèo rừng Felidae, lợn
rừng Suidae, nhím Hystricidae…
23


3.1.2. Nhân tố sinh thái nhân văn - xã hội tác động
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, dân cư và văn hóa
RNM Tiên Yên - Hà Cối liên quan đến địa phận 03 huyện là Hải Hà, Đầm
Hà và Tiên Yên. Tính đến hiện nay, dân số toàn khu vực là 131.458 người (trong
đó, huyện Đầm Hà 34.344 người, huyện Hải Hà 52.762 người, huyện Tiên Yên
44.352 người) trong đó dân số phân bố không đồng đều, các xã ven biển có dân cư
khá đông đúc bởi có quốc lộ 18 chạy qua... Thành phần dân tộc bao gồm người
Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là dân tộc Dao, Tày, Hoa, Sán Chay, Sán Dìu,
số còn lại là dân tộc Thái, Mường, Nùng, H’Mông và một số dân tộc khác không
đáng kể.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức tương đối cao trong khoảng 1,3 đến
1,8% (Huyện Hải Hà 1,3%, Huyện Đầm Hà 1,32%...). Trong vùng, trước đây theo
chương trình xây dựng vùng kinh tế mới nhiều người dân ở các vùng khác nhau đã
định cư ở đây. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số cơ học do hiện tượng di cư tự
do ngày càng được hạn chế nhưng vẫn đang tiếp diễn với tốc độ chậm trong đó

đáng phải lưu ý là số dân di cư tự do khai thác đất đai sản xuất hàng năm. Khảo sát
biến động dân số từ năm 2010 đến nay cho thấy trong dân số huyện chủ yếu là tăng
tự nhiên.
Chính những điều này tạo ra áp lực lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh
học và bảo vệ diện tích RNM Tiên Yên - Hà Cối bởi theo báo cáo mới nhất của
UBND các huyện thì trên đại bộ phận dân số trong khu vực là làm việc trong lĩnh
vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản (huyện Đầm Hà là 86,4%, huyện Hải Hà là
81,08%); tỷ lệ lao động trong công nghiệp - thương mại và dịch vụ còn thấp.
Do thiếu vốn đầu tư, tại một số nơi trong vùng sản lượng nông nghiệp thấp
và chất màu của đất ngày càng bị suy giảm. Việc xuống cấp của nhiều công trình
thủy lợi cũng góp phần làm cho sản lượng không cao. Bên cạnh đó, địa phương
còn thiếu các tổ chức phục vụ việc nâng cao học vấn, nghiên cứu, là khó khăn lớn
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
24


×