Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 163 trang )

9

Chương 1:
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1. Khung khái niệm dự án đầu tư công
1.1.1. Dự án đầu tư
Tunner (1996) cho rằng “Dự án là nỗ lực của con người (hoặc máy móc), nguồn
lực tài chính và vật chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc
đặc thù với đặc điểm kỹ thuật cho trước, trong điều kiện ràng buộc về thời gian và chi
phí để đưa ra một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu định tính và định lượng”.
Viện Quản lý Dự án (PMI) định nghĩa: “Dự án là một nỗ lực tạm thời để tạo ra một sản
phẩm hoặc dịch vụ đặc thù. Trong đó, “Tạm thời” có nghĩa là mỗi một dự án có một
kết thúc xác định và “Đặc thù” có nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ đó khác biệt ở một
cách khác so với tất cả sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại” (PMI, 2013).
Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 xác định: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.”
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm dự án đầu tư được hiểu như quy
định của Luật Xây dựng năm 2014 của Việt Nam do đã bao gồm nội hàm định nghĩa
của các nghiên cứu trước đó và là chuẩn mực bắt buộc mà các bên liên quan đến thực
hiện dự án đầu tư công tại Việt Nam phải tuân thủ.
1.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư công
Dự án đầu tư công là những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toàn bộ hay một
phần hoặc do dân chúng tự nguyện đóng góp bằng tiền hay bằng ngày công nhằm đáp
ứng mọi nhu cầu mang tính cộng đồng. Nếu mở rộng hơn nữa, dự án công còn bao
gồm những dự án mà Chính phủ hoặc chính quyền địa phương đề xuất kêu gọi tài trợ
quốc tế. Dự án do một đơn vị kinh doanh thực hiện cũng được xem là dự án công nếu



10

nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi công cộng. Như vậy, tính chất công của một dự
án được nhận diện ở mục đích mà nó hướng đến- tạo ra những lợi ích cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, căn cứ vào các quy định cụ thể của Luật Ngân sách, Luật Xây
dựng và Luật Đầu tư công thì dự án đầu tư công còn có những khác biệt so với dự án
khu vực tư như sau:
+ Về chủ đầu tư: Luật Đầu tư công của Việt Nam quy định chủ đầu tư là cơ quan,
tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công. Do đó, có rất nhiều chủ thể khác nhau
được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư công. Ngoài các Ban quản lý dự án chuyên
ngành còn có các cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp tiếp nhận, quản lý tài sản sau
đầu tư được giao làm chủ đầu tư.
+ Về kế hoạch nguồn vốn: chủ đầu tư chỉ được Nhà nước giao vốn theo kế hoạch
hàng năm phụ thuộc vào dự toán ngân sách dành cho đầu tư hàng năm của Chính phủ
hoặc Chính quyền địa phương. Trong khi đó, đối với dự án tư thì nguồn vốn của dự án
được xác định rõ ràng cụ thể ngay từ đầu và thường không bị giới hạn giải ngân theo
năm.
+ Về thẩm quyền của chủ đầu tư: thẩm quyền của chủ đầu tư dự án công bị giới
hạn hơn so với chủ đầu tư dự án tư nhân. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án
chủ đầu tư dự án công phải xin ý kiến thẩm định từ các cơ quan chuyên môn của Chính
phủ hoặc Chính quyền địa phương; xin ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định đầu
tư.
+ Về khung pháp lý: chủ đầu tư dự án đầu tư công phải tuân thủ nghiêm ngặt
hàng loạt các quy định của Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật
Đấu thầu. Trong khi chủ đầu tư khu vực tư chỉ phải tuân thủ một số điều của Luật Xây
dựng liên quan đến quy hoạch, việc sử dụng đất, tiến độ xây dựng và bảo vệ môi
trường.
+ Về chi phí đầu tư: chi phí đầu tư dự án công phải được xác định theo đúng các
quy định do Bộ Xây dựng ban hành. Trong khi chủ đầu tư dự án tư được toàn quyền

xác định chi phí đầu tư phù hợp với thực tế phát sinh và bảo đảm hiệu quả đầu tư của
dự án.


11

1.2. Chu trình quản lý dự án
Bùi Ngọc Toàn (2008) định nghĩa: “Chu trình quản lý dự án là quá trình lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm
đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và
đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng những
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.
Lập kế hoạch: bao gồm việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần
được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển kế
hoạch hành động theo một trình tự nhất định.
Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối các nguồn lực bao gồm tiền
vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn
thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án

(Nguồn: Bùi Ngọc Toàn, 2008)
Mục tiêu cơ bản của chu trình quản lý dự án là làm cho các công việc phải được
hoàn thành theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, và
đúng thời gian đã được đề ra. Trong đó ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng (kết


12

quả hoàn thành) là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ

với nhau theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1.2: Mô hình về mối liên hệ giữa các thành tố trong quản lý dự án.
Chất
lượng

MỤC
TIÊU

Chi
phí

Thời
gian

1.3. Các nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa thời gian và chi phí thực hiện
dự án
Lý thuyết về quản lý dự án đã được hình thành và phát triển qua nhiều thập kỷ.
Thông qua việc nghiên cứu lịch sử và các di tích còn lại của các công trình tại Trung
Quốc, Hy Lạp, Ai Cập hoặc La Mã cổ đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hình thức quản
lý dự án “sơ khai” đã sớm hình thành. Hình thức này được thực hiện bởi các thợ kỹ
thuật có nhiều kỹ năng, am hiểu nhiều lĩnh vực, có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc
và được trao đầy đủ quyền để có thể thực hiện các mục tiêu của dự án. Hình thức quản
lý “sơ khai” này được thực hiện cho đến tận thế kỷ 19 (Richardson, 2015).
Sau đó, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình sản xuất đã
chuyển từ nhà của thợ thủ công để đi vào sản xuất ở nhà máy, nơi các sản phẩm có thể
được sản xuất hàng loạt. Việc tổ chức sản xuất đã trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải có


13


một quy trình làm việc cụ thể, có thể áp dụng cho hàng ngàn công nhân để sản xuất,
lắp ráp với số lượng lớn. Giai đoạn này đánh dấu điểm khởi đầu cho lý thuyết quản lý
theo khoa học của Frederick Taylor. Ông đã nghiên cứu một cách có hệ thống việc
phân chia các công việc khác nhau cho từng công đoạn và thời gian cần thiết để hoàn
thành mỗi công việc đó; đồng thời chuẩn hóa các quy trình thực hiện và các thao tác
cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ trong mỗi quy trình. Điều này được mô tả bởi bốn
nguyên tắc quản lý của Taylor như sau (Ivancevich et al, 2008):
(i)

Thiết lập một phương pháp khoa học thay vì chỉ làm việc theo thói quen
đối với mỗi yếu tố trong công việc của một lao động.

(ii)

Cẩn thận chọn lựa, huấn luyện, tái huấn luyện và phát triển lao động theo
phương pháp, bài bản và có tính khoa học.

(iii)

Kiểm soát, hợp tác với lao động để bảo đảm rằng tất cả mọi công việc
được hoàn thành theo đúng những qui định và nguyên tắc khoa học đã
được đề ra.

(iv)

Trong mỗi khâu, công việc và trách nhiệm được san sẻ bình đẳng giữa nhà
quản lý và lao động dựa trên cấp bậc. Nhà quản lý nắm giữ, kiểm soát và
hoàn thành những công việc đúng với nhiệm vụ của mình.

Sau khi Taylor là người tiên phong nghiên cứu phương pháp quản trị, từ những

nghiên cứu và phương pháp làm việc của ông, những tác giả khác cũng nỗ lực nghiên
cứu những kỹ thuật khác nhằm đem lại năng suất cao hơn cho các quản trị viên khi thi
hành chức năng của mình. Điển hình là Frank và Lilian Gilbreth với nguyên tắc đơn
giản hóa công việc, nghĩa là bỏ đi những động tác thừa thãi làm hao tổn sức lực của họ
khiến năng suất bị giảm thiểu. Sau Frank, Lilian, Henry Gantt tiếp tục đóng góp cho lý
thuyết của Taylor bằng Sơ đồ Gantt, theo đó Gantt chia nhỏ các nhiệm vụ của một dự
án và xây dựng sơ đố dưới dạng thanh thời gian. Sơ đồ Gantt cung cấp một cái nhìn
tổng thể của thời gian và công việc cần thiết để hoàn thành dự án. Sơ đồ này được sử
dụng nhiều cho đến tận ngày nay.
Nhìn chung, lý thuyết về quản lý dự án theo trường phái cổ điển giả định rằng các
mục tiêu của dự án có thể được xác định trước khi thực hiện dự án và sẽ không thay


14

đổi. Các mục tiêu này sau đó được phân tách thành các “công việc” chi tiết và được lập
kế hoạch để đảm bảo rằng mỗi “công việc” có thể hoàn thành đúng hạn, đúng với mục
tiêu đề ra. Lý thuyết quản lý theo trường phái này nhìn chung là đã giúp nâng cao năng
suất lao động, xây dựng quan hệ giữa chủ và thợ, là cơ sở để hình thành nên tư tưởng
quản lý “chuyên môn hóa” và “tiêu chuẩn hóa”. Tuy nhiên, phương pháp quản lý dự án
này mặc dù đã được lên kế hoạch và kiểm soát chu đáo nhưng vẫn có thể gặp nhiều rủi
ro, đặc biệt là trong bối cảnh khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng hoặc xuất hiện
các yếu tố không lường trước có thể đe dọa đến kết quả thực hiện của dự án.
Sau năm 1950, quản lý dự án đã được chính thức công nhận là một ngành khoa
học tách ra từ ngành khoa học quản lý. Sau thời gian này, các mô hình toán học được
sử dụng để lập tiến độ của dự án, có thể kể đến là “Phương pháp Sơ đồ mạng CPM”
(Critical Path Method). CPM sử dụng mạng đồ thị có hướng trong lý thuyết đồ thị để
tổ chức các hoạt động công việc, từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc, qua một
số các công việc và mối quan hệ giữa các công việc này để xác định tổng thời gian
thực hiện cần thiết. Một phương pháp khác là “Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương

trình/dự án” (Program Evaluation and Review Technique, PERT) do Hải quân Hoa Kỳ
phát triển sử dụng kết hợp lý thuyết xác suất thống kê với sơ đồ mạng CPM để ước
tính thời gian thực hiện một số công việc có thời lượng không xác định trước trong dự
án.
Nhìn chung, giai đoạn trước đây quản lý dự án được xem là không có nền tảng lý
thuyết rõ ràng, mang tính chất riêng lẻ, áp dụng chỉ cho sản xuất công nghiệp hoặc điều
hành quản lý chương trình/dự án. Oisen (dẫn theo Atkinson, 1999) cho rằng “Quản lý
dự án là việc áp dụng một tập hợp các công cụ và kỹ thuật (chẳng hạn như các mô hình
CPM hay PERT) để chỉ đạo việc sử dụng các nguồn tài nguyên đa dạng đối với việc
hoàn thành một, nhiều nhiệm vụ phức tạp, trong thời gian, chi phí và chất lượng xác
định” hoặc Tổ chức Tiêu chuẩn Anh Quốc định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn BS6079 như
sau: “Việc lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án và
động lực của tất cả những người tham gia vào nó để đạt được các mục tiêu dự án về


15

thời gian và các chi phí hiệu suất, chất lượng và tuân thủ các quy định đặt ra ban đầu”
(BSI, dẫn theo Atkinson, 1999).
Cho đến năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập và phát triển hệ
lý thuyết, ban hành PMBOK Guide chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực
hành quản lý dự án được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên
nghiệp. Sự ra đời của PMBOK Guide đã tạo ra một cách tiếp cận có tổ chức và phân
tích theo hướng không chỉ giải quyết các dự án lớn, mà còn các vấn đề liên quan đến tổ
chức thực hiện dự án. Trong việc theo đuổi các mục tiêu này, PMI tiếp tục đưa ra các
“tiêu chuẩn” cần thiết, trở thành bộ tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới về các
kiến thức, kỹ năng, công cụ, và các kỹ thuật liên quan đến việc quản lý và giám sát dự
án nói chung.
Theo định nghĩa của PMI, “Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng,
công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đạt được các mục tiêu đề ra”

(PMBOK Guide 2013). Các dự án có thể khác nhau về lĩnh vực, quy mô và vòng đời
dự án, nhưng đều có chung quy trình quản lý dự án. Quy trình quản lý dự án này bao
gồm: quản lý thiết lập dự án, quản lý lập kế hoạch dự án, quản lý thực thi dự án, quản
lý kiểm soát và kết thúc dự án. 5 nhóm chính này bao gồm 10 khía cạnh nhận thức
(KAS) được mô tả ngắn gọn như sau: (PMBOK Guide 2013, Chương 3, trang 61):
(i)

Phạm vi: mô tả giới hạn các công việc cần phải được thực hiện của dự án.

(ii)

Thời gian: xác định thời gian hoàn thành công việc, nhóm công việc tiến
tới hoàn thành dự án.

(iii)

Chi phí: xác định quá trình thực hiện dự toán chi phí cho từng công việc,
dự toán ngân sách và kiểm soát chi phí dự án.

(iv)

Chất lượng: mô tả các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án sẽ đáp
ứng các mục tiêu hoạt động mà nó đã được đưa ra trong việc lập kế hoạch,
đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng.

(v)

Nguồn nhân lực: Xác định các yêu cầu về nhân lực của đội ngũ thực hiện
dự án.



16

(vi)

Truyền thông: mô tả các quá trình liên quan đến cung cấp thông tin kịp
thời liên quan đến dự án.

(vii)

Rủi ro: Xác định việc quản lý các khía cạnh rủi ro khác nhau của dự án.

(viii) Mua sắm: mô tả các quy trình cần thiết để quản lý các hoạt động liên quan
đến việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến dự án.
(ix)

Các bên liên quan: mô tả các quy trình cần thiết để xác định và quản lý các
cá nhân, các nhóm, các tổ chức có ảnh hưởng đến các dự án (PMI, 2013,
trang 391).

(x)

Tích hợp: mô tả các hoạt động cần thiết để tích hợp tất cả các khía cạnh
khác nhau theo một kế hoạch định hướng để các bên liên quan của dự án
thống nhất thực hiện.

Thứ tự ưu tiên của các tiêu chuẩn có thể khác nhau trong các dự án khác nhau, do
đó bản chất của quản lý dự án là quá trình khai thác, cân đối một cách hiệu quả nhất
các tham số của một dự án để đạt được kết quả tổng thể tối ưu. Đó chính là “Tam giác
chất lượng” được hình thành như là một khuôn khổ giúp các nhà quản lý dự án đánh

giá và cân bằng các nhu cầu về chi phí, thời gian và chất lượng trong các dự án của họ.
Mặc dù sự thành công của một dự án bao gồm nhiều yếu tố, nhưng thời gian hoàn
thành của dự án vẫn thường được coi là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu
quả hoạt động của dự án và hiệu quả hoạt động của các tổ chức thực hiện dự án. Theo
đó, dự án được hoàn thành kịp thời là một trong những mục tiêu không những của
khách hàng/chủ đầu tư mà còn của nhà thầu bởi vì mỗi bên sẽ phải chịu thêm gánh
nặng chi phí và mất đi doanh thu tiềm năng một khi dự án hoàn thành chậm (Thomas
và cộng sự, 1995). Chan và Kumaraswamy (1996) cho rằng một dự án thường được coi
là thành công nếu nó được hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách và mức
độ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Dự đoán được thời gian và chi phí thực hiện dự án luôn được các nhà nghiên cứu
và quản lý dự án quan tâm, bởi đó là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý
thực hiện dự án theo hiệu quả thời gian. Bromilow (1969) đã thiết lập một mô hình thể
hiện mối quan hệ giữa thời gian và chi phí dựa trên việc khảo sát của 329 dự án xây


17

dựng tại các thành phố lớn của Úc (bao gồm Canberra, Melbourne và Sydney), từ đó
phát triển thành mô hình dự báo thời gian xây dựng dựa trên chi phí của dự án như sau:
T = K.CB, trong đó:
T = Thời gian xây dựng tính bằng ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao mặt
bằng đến ngày hoàn thành thực tế.
C = Chi phí cuối cùng của dự án tính bằng triệu đô la
K = Hằng số mô tả hiệu quả chung của thời gian cho dự án trị giá 1 triệu đô la.
B = Hằng số mô tả sự nhạy cảm của hiệu quả của thời gian bị ảnh hưởng bởi quy
mô dự án được đo bằng chi phí.
Nghiên cứu của Bromilow đã chỉ ra rằng thời gian thực để xây dựng một dự án có
liên quan mật thiết với quy mô dự án được đo bằng chi phí. Thời gian thi công trong
ngày làm việc (T) có thể được biểu diễn như một hàm số của chi phí hợp đồng với đơn

vị tính là triệu đô la (C), dựa trên kết quả hồi quy phù hợp nhất, có nguồn gốc từ các dữ
liệu lịch sử về thời gian thực hiện dự án.
Dựa vào mô hình của Bromilow, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành tại Úc để
thiết lập và hiệu chỉnh mô hình “Thời gian – Chi phí” của Bromilow (Bromilow’s
Time – Cost – BTC). Các nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện ở Vương quốc
Anh (Kaka và Price, 1991) và Malaysia (Yeong, 1994). Các mô hình BTC đã được
hình thành rộng rãi trên thế giới như là một tiêu chuẩn để xác định thời gian thi công
chuẩn hoặc thời gian hợp đồng của dự án xây dựng (Ireland, 1983, dẫn theo Mak và
cộng sự, 2000).
Tuy nhiên, kể từ khi mô hình BTC dựa trên một khung thời gian cụ thể, thì thực
tế cho thấy rằng tốc độ xây dựng đã tăng lên hoặc giảm đi theo thời gian là kết quả của
môi trường kinh tế thay đổi. Lợi thế chính của mô hình là sử dụng chi phí xây dựng
như một thước đo duy nhất của dự án. Thiếu sót của mô hình BTC là không xem xét
các yếu tố khác ngoài chi phí khi thiết lập công thức dự tính thời gian xây dựng
(Walker, 1994, dẫn theo Mak và cộng sự, 2000).
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc lập kế hoạch cho dự án dựa trên thời gian xây
dựng là không hiệu quả, có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa thời gian thi công thực tế và


18

thời gian hợp đồng. Skitmore và Ng (2003) đã xác định việc sử dụng các công cụ tính
toán để phân tích chi tiết công việc dự kiến thực hiện và nguồn lực sẵn có cũng như
ngân sách và thời gian dành cho dự án như là một phương pháp để ước lượng thời gian
thi công trong thực tế.
Theo tác giả Từ Quang Phương (2005), chi phí là một hàm của các yếu tố: mức
độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án, biểu diễn theo công
thức:
C = f (P, T, S)
Trong đó:


C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án

Phương trình trên cho thấy chi phí là một hàm của nhiều yếu tố, trong đó: “Nếu
thời gian thực hiện bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh
tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến
tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy
chết tăng thêm… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện dự
án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận (chi phí hoạt động
của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản
tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng” (Từ Quang Phương,
2005, trang 11).
Hậu quả của chậm tiến độ và vượt dự toán là hết sức rõ ràng. Nó gây ra những
ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án. Chủ đầu tư mất nguồn thu có
được từ dự án, người dân phải tiếp tục sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện hữu cũ kỹ, nhà
nước bị mất các nguồn thu từ thuế-phí khi chậm đưa vào sử dụng các công trình và cơ
sở hạ tầng mới.
Không chỉ vậy, chậm tiến độ và vượt dự toán còn ngụ ý rằng các chi phí tăng
thêm phải được phân bổ làm tăng chi phí hoặc giá cho thuê, hoặc ảnh hưởng đến chi
tiêu ngân sách của Chính phủ trong tương lai. Do đó, vượt dự toán và chậm tiến độ


19

không chỉ gây ra các thiệt hại về kinh tế mà theo Stiglitz (2000) thị trường cung cấp
hàng hóa gây ra bởi yếu tố ngoại lai sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích xã hội.
Trường hợp dự án bị đình trệ, chi phí đầu tư tăng vọt làm ảnh hưởng đến chi tiêu

ngân sách của Chính phủ trong tương lai. Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài chính
cung ứng để thỏa mãn các nhu cầu là có giới hạn. Nếu để chi tiêu ngân sách gia tăng
quá mức cho phép sẽ dẫn đến những hậu quả: (i) gia tăng gánh nặng nợ của nền kinh
tế trong tương lai; (ii) gia tăng gánh nặng về thuế; (iii) phá vỡ cân bằng kinh tế, đó là
cân bằng về tiết kiệm – đầu tư, cân bằng cán cân thanh toán, từ đó ảnh hưởng xấu đến
tăng trưởng kinh tế, cuối cùng ảnh hưởng đến kỷ luật tài khóa tổng thể (Bùi Thị Mai
Hoài, 2007).
Morris (1990) đã có nghiên cứu về chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu
tư công tại Ấn Độ. Các tác giả đã cho rằng dự án công có một vị trí rất quan trọng
trong nền kinh tế Ấn Độ. Những khoản đầu tư công sẽ thúc đẩy gia tăng đầu tư tại các
khu vực kinh tế tư nhân. Vượt dự toán các dự án đầu tư công sẽ tạo hiệu ứng sang khu
vực kinh tế tư nhân bởi vì phần lớn giá trị sản lượng của dự án đầu tư công là chi phí
đầu vào các dự án thuộc khu vực tư nhân và cả chính khu vực công. Tốc độ tăng
trưởng chậm của nền kinh tế Ấn Độ vào những năm 1970 là do chịu tác động bởi việc
vượt dự toán làm cho chi phí đầu tư tăng cao, từ đó làm cho chi phí sản xuất hàng hóa
trung gian gia tăng tương ứng, dẫn đến làm giảm hiệu quả đầu tư công. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng chậm tiến độ cũng là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên của các
dự án đầu tư công. Một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ là nguồn lực quốc
gia có giới hạn nhưng phải đầu tư dàn trải cho quá nhiều dự án nên đa số các dự án
hoàn thành trong thời gian từ 6 – 7 năm thay vì từ 3 – 4 năm như kế hoạch ban đầu.
Việc bố trí vốn dàn trải cũng là nguyên nhân dẫn đến vượt dự toán. Các khoản chi phí
phát sinh vì lý do lạm phát và phát sinh chi phí quản lý trong suốt thời gian dự án bị
kéo dài.
1.4. Vấn đề chậm tiến độ của các dự án đầu tư
1.4.1.

Khái niệm chậm tiến độ


20


Khái niệm chậm tiến độ được định nghĩa là khoảng thời gian giữa ngày hoàn
thành được thỏa thuận trong hợp đồng và ngày thực tế hoàn thành (Elinwa và Joshua,
2001; dẫn theo Usman, Gambo và Ibrahim, 2014).
Theo Assaf và Hejji (2007), chậm tiến độ chính là sự chậm trễ ảnh hưởng đến
ngày dự án hoàn thành được quy định trong hợp đồng. Theo Menesi (2007), nếu xét
theo tiêu chí trách nhiệm, chậm tiến độ được phân thành hai loại: có thể tha thứ và
không thể tha thứ (Hình 1.4).
Hình 1.3: Phân loại chậm tiến độ theo tiêu thức trách nhiệm

(Nguồn: Menesi, 2007)
Sự chậm trễ ở một số hạng mục mà không ảnh hưởng đến tổng thể dự án được
gọi là sự chậm trễ có thể tha thứ. Điều này được gây ra bởi các yếu tố nằm ngoài sự
kiểm soát của các bên tham gia dự án, tức là chậm trễ do các yếu tố không lường trước
được. Sự chậm trễ không thể tha thứ do các yếu tố nằm trong sự kiểm soát của các bên
tham gia dự án gây ra, thể hiện sự thiếu trách nhiệm và chủ đầu tư/khách hàng có thể
được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp sự chậm trễ có thể tha thứ, nhà thầu được quyền xin mở rộng thời
gian thi công và không bồi thường cho chủ đầu tư/khách hàng. Một số trường hợp khác
nhà thầu được miễn bồi thường cho sự chậm trễ nếu điều đó không gây ra thiệt hại cho
chủ đầu tư/khách hàng.


21

Trong nghiên cứu này, khái niệm “chậm tiến độ” được hiểu chính là thời gian
thực hiện dự án vượt quá thời gian thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu quy định
trong Hợp đồng ban đầu.
1.4.2.


Hậu quả của chậm tiến độ

Hậu quả của chậm tiến độ gây ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự
án. Một trong các hậu quả thường gặp là mất thời gian, tiền bạc và khả năng dự án bị
thu hồi. Đối với chủ đầu tư, chậm tiến độ có nghĩa là mất nguồn thu có được từ dự án
và/hoặc tiếp tục phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện hữu. Đối với nhà thầu, chậm tiến độ
sẽ dẫn đến việc mất thêm tiền để chi trả cho các trang thiết bị và người lao động. Ngoài
ra, vốn ứng trước của nhà thầu đã chi vào các dự án rất khó để thu hồi. Đối với công
chúng, các dự án xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng chưa được đưa vào để sử dụng
đúng theo quy hoạch làm cho người dân phải tiếp tục sử dụng/chia sẻ các cơ sở hạ tầng
hiện hữu và cũ kỹ. Đối với Nhà nước, Chính phủ bị mất các nguồn thu do chậm đưa
vào sử dụng các công trình và cơ sở hạ tầng mới. Đối với bản thân dự án, chậm tiến độ
khiến hầu hết các dự án phải chịu thêm gánh nặng chi phí gia tăng khi hoàn thành
muộn hơn kế hoạch (Shaikh và cộng sự, 2010).
Trong một nghiên cứu khác, Aibinu và Jagboro (2002) xác định các hậu quả của
chậm tiến độ bao gồm: kế hoạch thực hiện bị vi phạm; vượt dự toán; các bên tranh
chấp, phải nhờ đến trọng tài tham gia phân xử; dự án bị đình chỉ hoặc hủy bỏ và các
bên tiến hành kiện tụng lẫn nhau khi nghiên cứu những ảnh hưởng của chậm tiến độ
trong xây dựng đối với các dự án trong ngành công nghiệp xây dựng ở Nigeria. Kết
quả này cũng được Sambasivan và Soon (2007) xác nhận trong nghiên cứu nguyên
nhân và hậu quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công nghiệp ở
Malaysia. Trong khi đó, Koushki và Kartam (2004) kết luận rằng chậm tiến độ ảnh
hưởng tiêu cực đến việc thực hiện dự án của các nhà thầu và góp phần tác động tiêu
cực trong xây dựng như tranh chấp hợp đồng, năng suất thấp và tăng chi phí xây dựng,
ảnh hưởng đến mục tiêu các dự án.
Còn theo “Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về
quản lý, phân bổ và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010” của Ủy


22


ban Tài chính – Ngân sách thuộc Quốc hội công bố đầu năm 2010 cho biết, các công
trình, dự án bị chậm tiến độ sẽ chịu tác động của đủ mọi chi phí và các chi phí này liên
tục tăng, từ giá nhân công, vật liệu, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, điều chỉnh
thiết kế kỹ thuật, quy mô dự án… gây tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế.
Tóm lại, các hậu quả chính của chậm tiến độ có thể có như sau:
Bảng 1.1: Một số hậu quả của chậm tiến độ
Stt

Hậu quả

Nghiên cứu
Aibinu và Jagboro (2002) nghiên cứu những ảnh hưởng của
chậm tiến độ xây dựng đối với dự án trong ngành công

1

Thời gian thực nghiệp xây dựng Nigeria.
hiện bị vi phạm Sambasivan và Soon (2007) nghiên cứu nguyên nhân và hậu
quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công
nghiệp ở Malaysia.
Aibinu và Jagboro (2002) nghiên cứu những ảnh hưởng của
chậm tiến độ xây dựng đối với dự án trong ngành công
nghiệp xây dựng Nigeria.
Koushki và cộng sự (2005) nghiên cứu chậm tiến độ và

2

Chi phí thực
hiện gia tăng


vượt dự toán trong xây dựng các dự án nhà ở tư nhân ở
Kuwait.
Sambasivan và Soon (2007) nghiên cứu nguyên nhân và hậu
quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công
nghiệp ở Malaysia.
Shaikh và cộng sự (2010) nhận diện các yếu tố chủ yếu gây
chậm tiến độ trong xây dựng.
Aibinu và Jagboro (2002) nghiên cứu những ảnh hưởng của
chậm tiến độ xây dựng đối với dự án trong ngành công

3

Tranh chấp

nghiệp xây dựng Nigeria.
Sambasivan và Soon (2007) nghiên cứu nguyên nhân và hậu
quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công


23

nghiệp ở Malaysia.
Aibinu và Jagboro (2002) nghiên cứu những ảnh hưởng của
chậm tiến độ xây dựng đối với dự án trong ngành công
4

Trọng tài

nghiệp xây dựng Nigeria.

Sambasivan và Soon (2007) nghiên cứu nguyên nhân và hậu
quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công
nghiệp ở Malaysia.
Aibinu và Jagboro (2002) nghiên cứu những ảnh hưởng của
chậm tiến độ xây dựng đối với dự án trong ngành công

5

Kiện tụng

nghiệp xây dựng Nigeria.
Sambasivan và Soon (2007) nghiên cứu nguyên nhân và hậu
quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công
nghiệp ở Malaysia.
Aibinu và Jagboro (2002) nghiên cứu những ảnh hưởng của
chậm tiến độ xây dựng đối với dự án trong ngành công

6

Hủy bỏ

nghiệp xây dựng Nigeria.
Sambasivan và Soon (2007) nghiên cứu nguyên nhân và hậu
quả của chậm tiến độ của các công trình xây dựng công
nghiệp ở Malaysia.
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

1.5. Vấn đề vượt dự toán các dự án đầu tư
1.5.1.


Khái niệm vượt dự toán

Vượt dự toán là việc chi phí thực hiện dự án tăng hơn so với chi phí ước tính ban
đầu khi lập dự án, hoặc tăng hơn chi phí tối đa quy định trong hợp đồng (Avots, 1983).
Một số tác giả khác như Mansfield và cộng sự (1994) lại cho rằng “sự thay đổi chi phí”
cũng được sử dụng thay thế cho vượt dự toán. Trong một cách tiếp cận so sánh,
Flyvbjerg và cộng sự (2003) cho rằng “chi phí tăng thêm” là sự khác biệt giữa chi phí
thực tế và ngân sách dự kiến ban đầu.


24

Trong nghiên cứu này, khái niệm “vượt dự toán” được hiểu chính là sự gia tăng
chi phí thực tế tại thời điểm hoàn thành so với giá trị trên hợp đồng thỏa thuận giữa chủ
đầu tư và nhà thầu lúc ban đầu.
1.5.2.

Hậu quả của vượt dự toán

Theo Nega (2008), vượt dự toán có hậu quả rõ ràng cho các bên liên quan nói
riêng và ngành công nghiệp xây dựng nói chung. Đối với khách hàng, vượt dự toán
ngụ ý gia tăng chi phí so với những thỏa thuận ban đầu. Đối với người dùng cuối, các
chi phí tăng thêm phải được phân bổ làm tăng chi phí hoặc giá cho thuê, từ đó ảnh
hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Đối với đội ngũ các chuyên gia/tổ chức tư vấn, các dự
án vượt dự toán có thể làm hoen ố danh tiếng và dẫn đến mất lòng tin của khách hàng.
Đối với nhà thầu, vượt dự toán gây ra thiệt hại về lợi nhuận và tạo ra nguy cơ mất trắng
chi phí ứng trước của nhà thầu bỏ vào các dự án nếu nó bị hủy bỏ/chậm thanh toán
hoặc nhà thầu bị thay thế. Đối với ngành xây dựng nói chung, vượt dự toán có thể tạo
ra tiếng xấu, bị giám sát (làm gia tăng chi phí giám sát của Chính phủ) và làm tăng các
rủi ro về tài chính. Đồng thời, Ahmed và cộng sự (2003, theo Mahamid và Dmaidi,

2013) cho rằng vượt dự toán có một tác động tiêu cực đối với khách hàng, nhà thầu
hoặc tư vấn về niềm tin trong sự hợp tác, sự hồ nghi, kiện tụng, trọng tài và các vấn đề
về ngân lưu.
Bảng 1.2: Một số tác động của chậm tiến độ đối với các bên tham gia dự án
Tác động
---------------Nghiên cứu

Giảm lợi

Giảm lợi

Sự hài

nhuận

nhuận

Vấn đề về

Kiện

lòng của

Phá

của Chủ

của Nhà

dòng tiền


tụng

khách

sản

đầu tư

thầu











hàng

Mbachu và cộng
sự
(2004)
Zainuddeen và
cộng sự
(2008)







25

Arditi và cộng


sự
(1985)
Ahmed và cộng



sự



(2003)
Charoenngam và



cộng sự (2001)
Nega (2008)












(Nguồn: Mahamid và Dmaidi, 2013)
1.6. Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư
Trong các dự án đầu tư, thời gian và chi phí là hai mối quan tâm hàng đầu của
chủ đầu tư trong quản lý thực hiện dự án. Hiện tượng các dự án bị chậm và vượt dự
toán xảy ra phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu về nguyên
nhân của những vấn đề này cũng đã được tiến hành ở Ấn Độ (Singh, 2010), Jordan
(Sweis và cộng sự, 2008), Saudi Arabia (Assaf và Al-Hejji, 2006), Malaysia (Hamzah
và cộng sự, 2011).
Chan và Kumaraswamy (1997) cho rằng quá trình thực hiện một dự án đầu tư có
thể được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư (khảo sát ban đầu, lập báo
cáo tiền khả thi, lập báo cáo khả thi), giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án (khảo sát thiết
kế chi tiết, thiết kế bản vẽ thi công) và giai đoạn thực hiện đầu tư (thi công xây dựng).
Trong đó, phần lớn sự chậm trễ của dự án xảy ra trong giai đoạn thi công xây dựng.
Tuy nhiên, ở một cách tiếp cận khác, nghiên cứu của Frimpong và cộng sự (2003) lại
kết luận bất kỳ dự án xây dựng nào cũng bao gồm 2 giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn
trước khi xây dựng (là khoảng thời gian từ khi có ý tưởng đầu tư đến trước khi hình
thành hợp đồng) và giai đoạn xây dựng (là giai đoạn từ lúc trao hợp đồng xây dựng đến
khi dự án được hoàn thành) và sự chậm trễ hoặc vượt dự toán chi phí của dự án xảy ra
trong cả hai giai đoạn. Tuy nhiên, trường hợp chủ yếu của vượt dự toán thường diễn ra
trong giai đoạn xây dựng.



26

Các nguyên nhân gây ra chậm tiến độ và vượt dự toán là rất nhiều và khác nhau ở
các loại dự án (Dvir và cộng sự, 1998). Vì thế, khi nghiên cứu về lý thuyết và thực
trạng quản lý dự án phải tiếp cận theo từng dự án cụ thể thì mới đảm bảo tính chính
xác. Các nhóm yếu tố này đã được Belassi và Tukel (1996) phân loại theo những nhóm
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự án, bao gồm:
- Những yếu tố liên quan đến môi trường ngoại vi,
- Những yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự án và thành viên nhóm dự án,
- Những yếu tố liên quan đến tổ chức,
- Những yếu tố liên quan đến dự án.
Việc nhận dạng các nhóm yếu tố quan trọng sẽ dẫn tới việc đánh giá chính xác
hơn cho dự án. Điều này có nghĩa là mỗi ảnh hưởng của các nhóm yếu tố, cá biệt hoặc
liên kết, chẳng hạn như là một yếu tố trong nhóm này có thể ảnh hưởng đến một yếu tố
của nhóm khác và sự kết hợp của một số yếu tố từ các nhóm khác nhau có thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện dự án. Nghiên cứu của Belassi và Tukel (1996) nhấn mạnh
đến việc phân nhóm những yếu tố và giải thích mối tương quan giữa chúng thay vì việc
nhận định từng yếu tố riêng biệt.
Thực tế, các nghiên cứu trên thế giới hướng đến việc đi tìm nguyên nhân của
chậm tiến độ, hoặc vượt dự toán, hoặc kết hợp theo nhóm hướng đến việc đi tìm
nguyên nhân của chậm tiến độ và vượt dự toán.
1.6.1.

Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ

Có rất nhiều nghiên cứu đi tìm nguyên nhân của việc chậm tiến độ các dự án, trải
dài trong khoảng thời gian từ những năm 1990 đến năm 2010. Các nghiên cứu này có
thể phân thành 02 loại chính: nghiên cứu tìm những nguyên nhân cụ thể hoặc nghiên
cứu tìm những nhóm nguyên nhân của việc chậm tiến độ các dự án.
Ogunlana và Promkuntong (1996) đã nghiên cứu nguyên nhân sự chậm trễ trong

các dự án xây dựng tại Bangkok, Thái Lan và so sánh kết quả với các nghiên cứu khác
trên thế giới, từ đó tìm ra các nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong xây dựng ở các
nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây chậm trễ của
ngành xây dựng ở các nước đang phát triển phải đối mặt, bao gồm: (i) Các vấn đề về


27

thiếu hụt hoặc bất cập trong cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp (chủ yếu là việc cung cấp
các nguồn nguyên vật liệu); (ii) Các vấn đề gây ra bởi khách hàng và phía tư vấn và
(iii) Các vấn đề gây ra do nhà thầu thiếu năng lực thực hiện.
Cũng với cách tiếp cận để tìm các nguyên nhân của sự chậm trễ, Al-Momani
(2000) tiến hành phân tích định lượng về sự chậm trễ trong xây dựng ở Jordan. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong xây dựng công trình
công cộng có liên quan đến vấn đề thiết kế, thay đổi người sử dụng, thời tiết, điều kiện
thi công, chậm bàn giao công trình, các vấn đề về kinh tế và sự gia tăng về số lượng
công trình. Tương tự, Odeh và Battaineh (2002) nghiên cứu nguyên nhân của sự chậm
trễ các dự án xây dựng ở Jordan từ quan điểm của các nhà thầu xây dựng và tư vấn cho
thấy sự can thiệp của chủ đầu tư, sự thiếu kinh nghiệm của nhà thầu, tài chính và thanh
toán, năng suất lao động, ra quyết định chậm, quy hoạch không phù hợp và quá nhiều
nhà thầu phụ là những yếu tố quan trọng nhất của sự chậm trễ.
Tổng quát hơn, Sambasivan và cộng sự (2007) xác định 10 yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự chậm trễ từ một danh sách 28 nguyên nhân khác nhau và 06 tác động của
sự chậm trễ. 10 nguyên nhân quan trọng bao gồm: (i) Lập kế hoạch không đầy đủ của
nhà thầu; (ii) Giám sát thực hiện kém; (iii) Kinh nghiệm yếu kém của nhà thầu; (iv) Tài
chính yếu kém của đối tác và khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành; (v)
Vấn đề với các nhà thầu phụ; (vi) Thiếu hụt nguyên liệu; (vii) Thiếu hụt cung lao động;
(viii) Thiết bị lạc hậu và hư hỏng; (ix) Thiếu sự phối hợp giữa các bên và (x) Các sai
lầm trong giai đoạn thi công.
Ở cách tiếp cận theo từng nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm tiến độ các dự

án, Ogunlana và Promkuntong (1996) đi tìm nguyên nhân của sự chậm trễ trong các dự
án xây dựng tại Bangkok, Thái Lan, bao gồm: (i) Vấn đề thiếu hụt hoặc bất cập trong
cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp (chủ yếu là cung cấp các nguồn lực); (ii) Vấn đề gây
ra bởi chủ đầu tư và tư vấn; (iii) Vấn đề gây ra do nhà thầu thiếu năng lực. Các nguyên
nhân phát sinh từ các bên liên quan đến dự án cũng được Ahmed và cộng sự (2003)
thừa nhận và bổ sung một số nguyên nhân gây chậm trễ khác như từ chính phủ, các
nhà cung cấp nguyên vật liệu, hoặc thời tiết.


28

Sau đó, Chan và Kumaraswamy (1997) đã nghiên cứu những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến thời gian xây dựng các dự án ở Hồng Kông. Nghiên cứu đưa ra 83 yếu
tố chậm trễ được tập hợp thành 08 nhóm lớn để khảo sát. Các nhóm khác nhau được
phân loại trên cơ sở: (i) Vai trò của các bên trong ngành công nghiệp xây dựng (khách
hàng/chủ đầu tư, tư vấn hoặc nhà thầu) và (ii) Loại dự án. Kết quả cho thấy 05 nguyên
nhân chủ yếu và phổ biến của sự chậm trễ là “yếu kém trong quản lý rủi ro và giám
sát”; “những điều kiện ảnh hưởng đến dự án mà không lường trước được”; “sự chậm
trễ trong việc ra quyết định liên quan đến dự án”; “các nhu cầu khác nhau của khách
hàng” và “sự thay đổi thời gian thực hiện dự án”.
Ở một cách phân loại khác, Odeyinka và Yusif (1997) đã phân loại các nguyên
nhân của sự chậm trễ thành các yếu tố có tác động trực tiếp và các yếu tố có tác động
gián tiếp trong nghiên cứu về những nguyên nhân của sự chậm trễ của các dự án xây
dựng ở Nigeria. Các yếu tố trực tiếp gây ra sự chậm trễ đến từ nhóm: (i) Khách hàng
bao gồm sự thay đổi trong đơn đặt hàng, ra quyết định và các vấn đề về dòng tiền; (ii)
Nhóm nhà thầu (do khó khăn về tài chính, vấn đề quản lý nguyên liệu, lập và thực thi
kế hoạch chưa chính xác, thiếu kiểm tra giám sát hoạt động, vấn đề về quản lý thiết bị
và tình trạng thiếu nhân lực); (iii) Yếu tố gián tiếp có liên quan đến sự chậm trễ của dự
án được xác định là thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, các tranh chấp lao động và đình
công; (iv) Tư vấn chậm hoàn thành các bản vẽ thiết kế.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Majid và McCaffer (1998, dẫn theo Claire và cộng
sự, 2004) đã phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ thành 12 nhóm: sự chậm
trễ liên quan đến nguyên vật liệu; sự chậm trễ liên quan đến lao động; sự chậm trễ liên
quan đến thiết bị; sự chậm trễ liên quan đến tài chính; quy hoạch không phù hợp; thiếu
kiểm soát; sự chậm trễ liên quan đến nhà thầu phụ; phối hợp kém; giám sát không đầy
đủ; phương pháp xây dựng không đúng; tình trạng thiếu nhân viên kỹ thuật và giao tiếp
kém.
Chi tiết hơn, Alaghbari và cộng sự (2005) đề cập những yếu tố có thể gây ra sự
chậm trễ trong các dự án xây dựng ở Malaysia như sau: (i) Trách nhiệm của nhà thầu,
gồm: sự chậm trễ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho công trường; thiếu nguyên


29

liệu trên công trường; sai lầm trong xây dựng và làm việc khiếm khuyết; lao động thiếu
kỹ năng và kinh nghiệm; thiếu lao động tại chỗ; năng suất lao động thấp; vấn đề tài
chính; vấn đề phối hợp với những người khác; nhà thầu phụ thiếu các kỹ năng; thiếu
cán bộ của nhà thầu tại công trường; quản lý công trường kém; thiếu thiết bị và công
cụ trên công trường. (ii) Trách nhiệm của tư vấn, gồm: sự vắng mặt của nhân viên tư
vấn tại công trường; các chuyên gia tư vấn thiếu kinh nghiệm; đội ngũ nhân viên công
trường của nhà tư vấn thiếu kinh nghiệm quản lý và giám sát; trì hoãn, chậm đưa ra
quyết định; tài liệu không đầy đủ; chậm trễ trong việc đưa ra hướng dẫn. (iii) Trách
nhiệm của chủ đầu tư, gồm: thiếu kiến thức làm việc; chậm trễ trong việc đưa ra quyết
định; thiếu sự phối hợp với các nhà thầu; sửa đổi hợp đồng (thay thế và bổ sung các
công việc mới cho dự án và thay đổi thông số kỹ thuật); vấn đề tài chính (các khoản
thanh toán bị chậm trễ, khó khăn tài chính và các vấn đề kinh tế). (iv) Các yếu tố bên
ngoài, gồm: thiếu nguyên liệu trên thị trường; thiếu trang thiết bị và các công cụ trên
thị trường; điều kiện thời tiết xấu; điều kiện công trường kém (vị trí, mặt bằng, …);
điều kiện kinh tế kém (tiền tệ, lạm phát, …); những thay đổi về pháp luật và các quy
định; các cơ quan công ích (đường giao thông, các tiện ích và dịch vụ công cộng).

Tổng quát hơn, Assaf và Al-Hejji (2006) đã tiến hành một cuộc khảo sát về thời
gian thi công của các dự án xây dựng lớn ở Vương quốc Ả Rập Saudi. Cuộc khảo sát
chỉ ra 73 nguyên nhân khác nhau của sự chậm trễ, phân theo nhóm nhà thầu, nhà tư
vấn và chủ đầu tư. Nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân quan trọng nhất là do sự
chậm trễ trong việc chuẩn bị và phê duyệt bản vẽ thi công, sự chậm trễ trong tiến độ thi
công của nhà thầu và thanh toán của chủ đầu tư. Ngoài ra, việc thay đổi thiết kế dự án
cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của công trình.
Al-Kharashi và Skitmore (2009) đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến việc các
dự án trong khu vực công tại Vương quốc Ả Rập Saudi hoàn thành không đúng tiến độ
kế hoạch ban đầu trong vòng 03 thập kỷ. Nghiên cứu này khảo sát 07 nhóm đối tượng
khảo sát khác nhau: khách hàng, nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp vật tư, người lao động,
hợp đồng và các yếu tố liên quan đến “mối quan hệ”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chậm
tiến độ của bất cứ một dự án nào cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư của


30

chính dự án đó và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, của
nhà thầu và dẫn đến 03 hệ quả: (i) Thời gian thi công sẽ dài hơn; (ii) Chi phí đầu tư xây
dựng phát sinh tăng; (iii) Vốn lưu động của nhà thầu sẽ “chôn” vào dự án chậm tiến
độ.
Bảng câu hỏi của nghiên cứu được Al-Kharashi và Skitmore thiết kế để khảo sát
với thang đo 05 bước từ 0 đến 4 với ý nghĩa từ “Không có tác động” đến “Tác động
mạnh” được gửi đến những người có liên quan. Kết quả khảo sát bao gồm: 40% nhà
thầu, 36% tư vấn, 24% chủ đầu tư, trong đó có 81% có ít nhất 10 năm kinh nghiệm,
86% có bằng cử nhân, 14% có bằng thạc sỹ. Hầu hết nội dung được hỏi liên quan đến
các dự án trị giá hơn 20 triệu USD. Kết quả, ngoài 112 nguyên nhân do nhóm nghiên
cứu gợi ý trong bảng câu hỏi, những người được phỏng vấn đã cung cấp thêm 18
nguyên nhân khác có liên quan. Nghiên cứu đã nhận diện và ước lượng được các yếu
tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư công tại Ả Rập Saudi. Đặc biệt hơn,

nghiên cứu đã chỉ ra 03 ảnh hưởng rất quan trọng của việc chậm tiến độ:
 Sai lầm trong việc đầu tư chậm tiến độ hôm nay sẽ dẫn đến khủng hoảng trong
xây dựng, có liên quan đến vật liệu và lao động.
 Quá trình đầu tư dự án công có nhiều chủ thể tham gia, mỗi chủ thể đều có ảnh
hưởng khác nhau đến thời gian xây dựng công trình. Trong đó, nhóm nghiên cứu nhấn
mạnh đến trình độ quản lý của chủ đầu tư (trong trường hợp này là cơ quan Chính
phủ). Sự thiếu am hiểu về kỹ thuật của chủ đầu tư dẫn đến việc không giám sát được
các đơn vị tư vấn và cũng không hiểu được những gì đang xảy ra tại công trình.
 Sự bất đồng giữa 03 bên liên quan (chủ đầu tư – nhà thầu – tư vấn) là nguyên
nhân sâu xa của việc chậm tiến độ. Trong đó, thiếu các phương tiện để đo lường chất
lượng công trình là nguyên nhân cần quan tâm.
Đây là một nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu trước đó và khá toàn diện về sự
chậm trễ của dự án đầu tư công tại Ả Rập Saudi. Nghiên cứu cho rằng trình độ quản lý
của chủ đầu tư, sự phối hợp giữa 03 bên có liên quan và số lượng cũng như chất lượng
của vật liệu và lao động là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Tuy
nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế khi chỉ khảo sát các dự án lớn (trên 20 triệu USD)


31

mà bỏ qua các dự án quy mô nhỏ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chưa đề cập đến
các yếu tố ngoại vi vốn có những ảnh hưởng nhất định đến tiến độ dự án.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đó về chậm tiến độ các dự án đầu tư đều xoay
quanh các nhóm yếu tố chính như sau: nhóm yếu tố bên trong bao gồm nhóm yếu tố
liên quan đến chủ đầu tư, nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu, nhóm yếu tố liên quan
đến tư vấn; nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm nhóm yếu tố liên quan đến chính sách (của
Chính phủ) và nhóm yếu tố liên quan đến các yếu tố ngoại vi khác.
1.6.2.

Các nghiên cứu về yếu tố gây vượt dự toán


Các yếu tố gây vượt dự toán các dự án đầu tư được đề cập khá sớm trong một
nghiên cứu thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ của Arditi và cộng sự (1985, dẫn từ Ogunlana và
Fromkuntong, 1996). Nghiên cứu này chỉ ra những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
vượt dự toán là: áp lực của lạm phát; việc tăng giá của nguyên vật liệu và tiền lương
công nhân; khó khăn do khan hiếm vật liệu xây dựng; sự chậm trễ trong xây dựng;
thiếu hụt trong việc ước tính chi phí của dự toán được lập bởi các cơ quan Nhà nước và
những nguyên nhân không dự đoán được từ đất đai. Khởi nguồn của các nguyên nhân
này chính là cầu vượt quá cung do tình trạng tăng trưởng nóng và lạm phát. Điều này
cũng được nhắc đến trong nghiên cứu của Kaming và cộng sự (1997): các tác giả nhận
định rằng, ở các nước đang phát triển “quá nóng”, việc có quá nhiều các dự án xây
dựng có thể dẫn đến tình trạng thiếu vật liệu làm cho cầu sẽ vượt cung, chi phí vật liệu
xây dựng sẽ leo thang, làm gia tăng chi phí của dự án, ảnh hưởng đến lạm phát, sự
phức tạp của dự án và sự suy giảm hiệu quả hoạt động trong ngành xây dựng.
Còn theo Robert F. Cox (2007, dẫn theo Nega, 2008), có 05 lý do để dự án vượt
chi phí bao gồm: (i) Bản vẽ thiết kế chưa đầy đủ, (ii) Yếu kém trong quá trình lập dự
toán, (iii) Chi phí vật liệu tăng, (iv) Thiếu những quyết định kịp thời và (v) Đơn đặt
hàng thay đổi quá nhiều. Sau đó, Cantarelli và cộng sự (2012) bổ sung các điểm mới
khi tiến hành phân tích vấn đề vượt dự toán của các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải của Hà Lan. Nghiên cứu xem xét các dự án cơ sở hạ tầng của Hà Lan so với kết quả
nghiên cứu trên toàn thế giới ở cả ba yếu tố: loại dự án (đường bộ, đường sắt, và các
dự án giao thông ngầm), quy mô dự án (tính theo chi phí ước tính) và độ dài của giai


32

đoạn thực hiện dự án. Kết quả cho thấy: mức vượt dự toán trung bình là 10,6% đối với
đường sắt, 18,6% đối với đường bộ và 21,7% cho các dự án giao thông ngầm. Điều
này trái ngược với kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới, đó là mức vượt dự toán của
đường sắt thông thường là lớn nhất và vượt dự toán xảy ra cho tất cả các dự án không

phân biệt quy mô. Nghiên cứu cũng chỉ ra chiều dài của giai đoạn thực hiện và đặc biệt
là chiều dài của giai đoạn tiền xây dựng là yếu tố quyết định quan trọng dẫn đến vượt
dự toán ở Hà Lan. Đây là một đóng góp quan trọng đối với kiến thức hiện tại liên quan
đến vấn đề vượt dự toán của dự án tại từng quốc gia khác nhau.
Các nghiên cứu khác nhau về vấn đề vượt dự toán các dự án đầu tư đều chỉ ra
rằng có 02 nhóm nguyên nhân dẫn đến vượt dự toán thông thường là: (i) Nhóm nguyên
nhân bên trong là năng lực dự toán của các bên tham gia dự án; (ii) Nhóm nguyên nhân
bên ngoài đến từ lạm phát, sự khan hiếm nguyên vật liệu và nhân công hoặc từ chính
sách của Chính phủ.
1.6.3.

Các nghiên cứu về yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán

Bên cạnh những nghiên cứu riêng về chậm tiến độ hoặc nghiên cứu riêng về vượt
dự toán các dự án đầu tư, trên thế giới cũng có những nghiên cứu kết hợp cả chậm tiến
độ và vượt dự toán các dự án đầu tư bởi vì chúng có mối quan hệ mật thiết và gắn bó.
Mansfield và cộng sự (1994) đã xác định được 16 yếu tố chính gây ra sự chậm trễ và
vượt dự toán ở Nigeria. Một bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với các nhà thầu, tư
vấn và các khách hàng ở Nigeria. Họ chỉ ra rằng nguyên nhân của sự chậm trễ và vượt
dự toán trong các dự án xây dựng tại Nigeria là do vấn đề về tài chính và phương thức
thanh toán, quản lý kém, tình trạng thiếu nguyên liệu, dự toán không phù hợp và biến
động giá cả.
Trong một nghiên cứu khác, Frimpong và cộng sự (2003) đã tiến hành một cuộc
khảo sát để xác định và đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố chính góp phần làm gia
tăng chi phí và chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng đường ống nước ngầm ở
Ghana. Một bảng câu hỏi với 26 yếu tố được thiết kế cẩn thận để điều tra sơ bộ các dự
án nước ngầm từ năm 1970 đến năm 1999. Các câu hỏi hướng về 03 nhóm trong cả các
tổ chức công và tư: (i) Chủ đầu tư của các dự án, (ii) Văn phòng tư vấn và (iii) Các nhà



33

thầu làm việc trong các công trình. Các câu hỏi đã được phân phối ngẫu nhiên cho 55
chủ đầu tư, 40 nhà thầu và 30 nhà tư vấn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguyên
nhân chính của sự chậm trễ và vượt dự toán trong xây dựng công trình là: khó khăn
trong việc thanh toán hàng tháng từ chủ đầu tư; giám sát nhà thầu kém; chậm trễ trong
cung cấp nguyên liệu; hiệu suất thi công kém và sự leo thang của giá cả nguyên vật
liệu. Sau đó, Frimpong và Oluwoye (2003) tiếp tục kế thừa nghiên cứu trước đó và bổ
sung các yếu tố về tài chính dự án, điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên và vật liệu là
bốn nguyên nhân chính của sự chậm trễ và vượt dự toán ở các dự án nước ngầm của
Ghana. Đồng thời, tất cả các nhóm khảo sát đều xếp hạng tài chính dự án là nguyên
nhân cao nhất của chậm trễ và vượt dự toán, trong khi yếu tố lao động được xếp hạng
thấp nhất.
Han và cộng sự (2009) tìm ra nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tiến độ và vượt
dự toán của một “siêu dự án” tại Hàn Quốc – Tuyến tàu nhanh liên tỉnh. Quá trình
nghiên cứu thực nghiệm và các bài học kinh nghiệm đối với các dự án lớn cho thấy dù
Chính phủ Hàn Quốc rất cố gắng quản lý nghiêm ngặt về tiến độ và chi phí của các dự
án lớn và “siêu dự án”, nhưng theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy hầu
hết các dự án thực hiện từ năm 1990 trở lại đây đều vượt dự toán và chậm tiến độ. Dự
án tuyến tàu nhanh liên tỉnh vượt dự toán 12,6 tỷ USD (tăng từ 5,8 tỷ lên 18,4 tỷ USD)
và chậm tiến độ 5,5 năm. 06 dự án lớn còn lại có thời gian chậm tiến độ trung bình là
3,6 năm và mức chi phí vượt trung bình là 122,4%. Trong đó, vượt dự toán cao nhất là
4,1 tỷ USD, thấp nhất là 810 triệu USD. Do dự án đường sắt có tổng chiều dài 412 km,
để thực hiện hoàn thành dự án cần phải thực hiện 11.411 hoạt động khác nhau. Do vậy,
rất khó để xác định đâu là nguyên nhân chậm tiến độ và khâu nào là chủ yếu trong
11.411 hoạt động nói trên. Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp “Zoom – in approach”, tập trung chủ yếu vào các phân khúc công việc
quan trọng của dự án hoặc các tiểu dự án thành phần chứ không xem xét toàn bộ dự án.
Về cách thức, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn những người thực hiện
trong từng khâu của dự án. Người được phỏng vấn sẽ giúp chỉ ra những vấn đề phát

sinh gây ra chậm tiến độ và những phản ứng dây chuyền gây ra chậm tiến độ từ các bộ


×