Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giáo án dạy học thí nghiệm giâm, chiết cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.92 KB, 2 trang )

THỰC HÀNH: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT BẰNG GIÂM, CHIẾT,
GHÉP
Mục tiêu bài học
1.
2.
3.
-

Kiến thức
Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép).
Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.
Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
Thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính.
Thái độ, hành vi
Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ thực tiễn.
Hình thành được niềm yêu thích thiên nhiên và quan tâm đến ngành trồng trọt.

-

Mẫu thực vật: cành bưởi.
Dụng cụ: dao, kéo cắt hành, túi nilon, dây nilon.

I.

II.

Thiết bị dạy học

Nội dung bài học
Thời


gian

Nội dung

2 phút

Kiểm tra bài cũ và dụng cụ
của học sinh

Hoạt động thầy và trò

+ Giáo viên: yêu cầu học sinh trả lời những phương pháp
nhân giống vô tính ở thực vật
+ Học sinh trả lời: giâm cành, chiết cành, ghép chồi, và nuôi
cấy tế bào mô

13 phút

Hướng dẫn thực hành

+ Giáo viên nêu nhiệm vụ của bài thực hành: tiến hành các
thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: chiết cành.
Thí nghiệm 2: ghép chồi.
Thí nghiệm 3: ghép cành.
+ Giáo viên hướng dẫn làm thực hành.
Thí nghiệm 1: chiết cành
Dùng dao cắt khoanh khoảng 5-6cm tách bỏ hết vỏ
Dùng giẻ lau sạch phần vừa cắt để tránh vỏ tái sinh
Dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt

Tiếp theo dùng đất để bó bầu


Dùng nilon đen buộc bầu lại
Thí nghiệm 2: ghép chồi
Rạch vỏ ghép hình chứ T (ở đoạn thân muốn ghép dài 2cm)
Chọn chồi ngủ làm chồi ghép, dùng dao cắt gọn lớp vỏ kèm
theo một phần gỗ ở chân mắt ghép rồi đặt vào chỗ để rạch
vỏ (cho vỏ gốc ghép phủ lên vỏ mắt ghép)
Buộc chặt: chú ý không buộc lên mắt ghép
Thí nghiệm 3: ghép cành
Dao sắc cắt gọn, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt
tiếp xúc thật áp sát
Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép.
Buộc chặt cành ghép và gốc ghép.
+ Học sinh: quan sát giáo viên làm mẫu, ghi chép những
điều quan trọng giáo viên lưu ý khi làm thực hành.
25 phút

Học sinh tiến hành thực
hành

+ Giáo viên: yêu cầu học sinh làm ba thí nghiệm, lưu ý sử
dụng dao thật chuẩn xác, cẩn thận tránh xảy ra tai nạn
+ Học sinh: các nhóm trưởng là tổ trưởng của bốn tổ phân
công các bạn làm thực hành

5 phút

Tổng kết


+ Giáo viên: chấm điểm, nhận xét buổi thực hành và xếp
loại giờ học.
+ Học sinh: thu gọn dụng cụ thực hành.

III.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.



×