Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

XÂY DỰNG, ĐẾ XUẤT CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.09 KB, 49 trang )

DỰ ÁN

Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí
nhà kính - Hợp phần Bộ NN&PTNT

BÁO CÁO

XÂY DỰNG, ĐẾ XUẤT CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan thực hiện: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Hà Nội, năm 2012


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU....................................................................................................................... 1
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 2
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
2.1.1
Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
2.1.2
Mục tiêu cụ thế ..................................................................................................... 2
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN GÓI
THẦU ....................................................................................................................................... 3
2.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 3
III. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI. 4


3.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC BẢO HIỂM ....................................................... 4
3.1.1 Khái niệm ................................................................................................................... 4
3.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm ......................................................................... 4
Bảo hiểm nông nghiệp là gì ? .............................................................................................. 5
3.2 CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY............ 8
3.2.1
Bảo hiểm dựa trên thiệt hại................................................................................... 8
3.2.2.
Bảo hiểm chỉ số cây trồng .................................................................................... 8
3.3 CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI10
a. Bảo hiểm rủi ro đơn lẻ ................................................................................................ 10
b. Bảo hiểm kết hợp (hiểm họa) ..................................................................................... 10
c. Bảo hiểm năng suất .................................................................................................... 10
d. Bảo hiểm giá ............................................................................................................... 11
e. Bảo hiểm doanh thu .................................................................................................... 11
f. Bảo hiểm cả trang trại ................................................................................................. 11
g. Bảo hiểm thu nhập ...................................................................................................... 11
h. Bảo hiểm chỉ số .......................................................................................................... 11
i. Bảo hiểm chỉ số năng suất vùng ................................................................................. 12
j. Bảo hiểm chỉ số doanh thu khu vực ........................................................................... 12
k. Bảo hiểm chỉ số gián tiếp ........................................................................................... 12
3.4 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI............................... 12
a. Bảo hiểm nông nghiệp tại Trung Quốc ...................................................................... 13
b. Bảo hiểm nông nghiệp tại tại Ấn Độ .......................................................................... 14
c. Bảo hiểm nông nghiệp tại Hàn Quốc.......................................................................... 16
d. Bảo hiểm nông nghiệp tại Philippine ......................................................................... 18
e. Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ .................................................................................... 20
f. Bảo hiểm nông nghiệp tại Tây Ban Nha..................................................................... 21
g. Bảo hiểm nông nghiệp tại Mexico.............................................................................. 21
Nhận xét chung về bảo hiểm nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ......................... 22

IV. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ NGÀNH BẢO
HIỂM NÔNG NGHIỆPTẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................... 23
4.1 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC . ........................................................... 23
4.2 KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ................................................................................... 24
4.2.1 Luật kinh doanh bảo hiểm ........................................................................................ 24
4.2.2 Các Nghị định ........................................................................................................... 24
4.2.3 Các Quyết định ......................................................................................................... 25
4.2.4 Các Thông tư hướng dẫn .......................................................................................... 26
4.3. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY .............................................................................................................................. 27
4.3.1 Kết quả hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp ............................................... 27


4.3.2 Các chương trình bảo hiểm vật nuôi: ....................................................................... 30
4.3.3 Các chương trình bảo hiểm cây trồng: .................................................................... 34
4.4. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH BHNN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ....................................................................................................................................... 36
V. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VỀ BẢO HIỂM LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ............................. 38
5.1 Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm (kể cả DN tái bảo hiểm) ............. 39
5.2. Chính sách khuyến khích người sản xuất tham gia mua bảo hiểm ................................. 40
5.3. Đề xuất chính sách bảo hiểm cây lúa liên quan tới biến đổi khí hậu ............................. 41
5.4. Đề xuất chính sách bảo hiểm chăn nuôi bò sữa liên quan đến biến đổi khí hậu ............ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 46


I. GIỚI THIỆU
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với vô số rủi ro. Hai rủi ro chủ
yếu là có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đó là rủi ro về giá cả do biến động tiềm
ẩn về giá cả và rủi ro về mặt sản xuất do người sản xuất không chắc chắn về mức độ

sản xuất mà họ đạt được từ những hoạt động nông nghiệp hiện tại. Chắc chắn rằng
trong tương lai những rủi ro chính này sẽ tăng lên – rủi ro về giá do tự do hóa thương
mại và rủi ro do sản xuất sẽ do nguyên nhân biến đổi khí hậu.
Rủi ro nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới hộ nông dân mà còn gây ảnh
hưởng tới toàn bộ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Mỗi một tác nhân tham gia chuỗi
cung cấp từ người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào tới người tiêu dùng cuối cùng đều
chịu những rủi ro.
Nhóm rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu thường là các hiện tượng không
chắc chắn khó dự đoán hoặc dự đoán không chính xác. Mà các sản phẩm nông nghiệp
lại phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Nên những thay đổi năng suất, sản lượng nông
nghiệp từ năm này qua năm khác do tính chất dao động và biến đổi khí hậu tác động.
Sự bấp bênh trong thu nhập càng gây khó khăn cho người dân khi đưa ra quyết định
sản xuất ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Khi những bất ổn trong sản xuất làm giảm
đáng kể thu nhập, điều đó sẽ tác động nghiêm trọng làm cho người dân không có điều
kiện đầu tư cho các biện pháp quản lí rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi những biến động
này tác động tới toàn bộ nền nông nghiệp. Vì vậy các tổ chức tài chính sẽ không muốn
cho những người nông dân vay tiền vì rủi ro nợ xấu quá cao. Điều này làm cho người
nông dân không có khả năng mở rộng sản xuất, đa dạng hóa nông sản và hiện đại hóa
nông nghiệp.
Chính vì vậy bảo hiểm nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, nó hỗ trợ
cho người nông dân giảm bớt những thiệt hại mà họ gặp phải khi đối mặt với các rủi
ro, nhất là rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu và thiên tai.
Hiện nay hoạt động bảo hiểm nông nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới
triển khai, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp và các
nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tất cả các nước có hoạt động nông nghiệp đều nhận
được sự trợ cấp rất lớn từ Chính phủ, tại Trung Quốc mức trợ cấp phí bảo hiểm là
60%, Pakistan là 70, Hàn Quốc là 50% và Nhật bản là 49%. Bảo hiểm nông nghiệp
không chỉ giới hạn trong bảo hiểm cây trồng mà nó còn được áp dụng cho vật nuôi,
thủy sản và nhà kính.
Theo FAO phí bảo hiểm trực tiếp cho loại hình bảo hiểm này đã phát triển

nhanh chóng trong những năm gần đây từ 8 tỷ USD trong năm 2005 và khoảng 19,4
tỷ USD năm 2009. Ba yếu tố chính đã góp phần vào sự tăng trưởng trong nông nghiệp
bảo hiểm. Yếu tố đầu tiên là sự gia tăng trong giá trị cơ bản của sản xuất nông nghiệp
trong những năm gần đây đã tác động trực tiếp khối lượng phí bảo hiểm nông nghiệp.
Yếu tố thứ hai là sự gia tăng giá trị của tài sản nông nghiệp cũng tăng độ nhạy của
người tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp tới tổn thất, do đó tăng nhu cầu bảo hiểm.
Yếu tố thứ ba là sự phát triển của các thị trường mới cho bảo hiểm nông nghiệp và
tăng hỗ trợ khu vực công tại các thị trường hiện có, đã góp phần làm gia tăng nhu cầu
về bảo hiểm nông nghiệp. Theo báo cáo của WB thì thị trường bảo hiểm nông nghiệp
tại Mỹ và Canada chiếm gần 62% thị phần bảo hiểm thế giới, tiếp theo sau đó là Châu
-1-


Á 18% và Châu Âu là 16%, sau đó là đến Châu Mỹ la tinh 2% và Châu Đại Dương và
Châu Phi là 1% (World bank 2009).
Bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng bảo
hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông
thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi thường gặp trong nông
nghiệp là thời tiết khí hậu, sâu bệnh, kinh tế, tài chính, thể chế và môi trường.
Cũng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam nằm trong số 5 nước sẽ
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Xu hướng biến đổi khí hậu sẽ kéo
theo sự thay đổi của nhiều yếu tố tự nhiên khác như lượng bốc hơi tăng, độ ẩm giảm,
nhiệt độ không khí tăng, băng tan và mực nước biển dâng. Những yếu tố đó ảnh hưởng
trực tiếp tới con người, tới môi trường và toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội. Việt Nam là
một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất luôn bị
tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh (hằng năm thiên tai và dịch bệnh thường
"cướp đi" 13 – 15 nghìn tỉ đồng (tương đương 1,5% GDP).
Trước tình hình đó, để hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, Nhà
nước đã ban hành một số chủ trương, chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, như Nghị
quyết số 26-NQ/TW, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 22-NQ/CP

về "Ban hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường"; Nghị
quyết số 24-NQ/CP về "Đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp"; Quyết định 315/QĐTTg ngày 01/03/2011 về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai
đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động
khắc phục và bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây ra, góp phần bảo
đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Đây thực sự là
tin vui lớn cho hàng triệu nông dân trên cả nước, BHNN góp phần giải quyết được hai
mâu thuẫn lớn trong sản xuất nông nghiệp của nước ta: mâu thuẫn giữa hiệu quả thấp
với rủi ro cao và mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trường lớn. Hai mâu thuẫn này
thực sự là thách thức lớn đối với nông nghiệp của nước ta. Một trong những giải pháp
để giải quyết, khắc phục được mâu thuẫn này là phải thực hiện bảo hiểm, hay còn gọi
là “giá đỡ” cho nông dân khi sản xuất nông nghiệp.
Trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” đề xuất
triển khai xây dựng chính sách bảo hiểm liên quan đến biến đổi khí hậu trong ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mục tiêu chung
-

Xây dựng, đề xuất chính sách bảo hiểm liên quan tới biến đổi khí hậu
trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.1.2 Mục tiêu cụ thế
-

Đánh giá được thực trạng các chính sách bảo hiểm của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn;


-

Đề xuất được khung chính sách bảo hiểm liên quan đến biến đổi khí hậu
trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-2-


2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tổng quan sẽ được tiến hành trên cơ sở xác định các loại hình bảo hiểm
nông nghiệp hiện nay trên thế giới, trên cơ sở xác định các nhóm nước
phát triển, đang phát triển để sau đó tìm kiếm các thông tin có liên quan
để thuận lợi cho việc biên tập và phân tích.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia sẽ được áp dụng để thu thập các thông tin liên
quan đến kinh nghiệm, quan điểm và những đề xuất của chuyên gia
trong việc nghiên cứu phân tích và đưa ra một khung chính sách bảo
hiểm nông nghiệp liên quan tới biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong thời
gian tới.

2.3.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN GÓI THẦU

• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp :
2.3.1. Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nghiên cứu gần đây về
chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.3.2. Tổng hợp các kết quả đã có

2.3.3. Hội thảo đóng góp ý kiến cho các báo cáo dự thảo và cho khung chính
sách bảo hiểm liên quan đến biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn và kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia.
• Phương pháp luận để thực hiện gói thầu:
Phương pháp bàn giấy:
2.3.4. Là phương pháp được dùng có thể nghiên cứu tại nơi làm việc từ những
báo cáo, những nghiên cứu có sẵn, những thông tin thứ cấp thu thập
được liên quan tới chính sách bảo hiểm của ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn của Việt Nam và trên thế giới
Phương pháp chuyên gia, hội thảo:
2.3.5. Được sử dụng để trao đổi, chia sẻ, tiếp thu ý kiến đóng góp của các
chuyên gia và tiếp nhận sự phản hồi của các bên liên quan vào các nội
dung, kết quả thu thập được, các báo cáo và dự thảo nhằm bổ sung và
hoàn thiện báo cáo cuối cùng và để đưa ra được khung chính sách bảo
hiểm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.4.1. Do thời gian nghiên cứu ngắn và kinh phí giới hạn nên nhóm nghiên cứu
chỉ đề xuất khung chính sách bảo hiểm liên quan tới một số cây trồng và
vật nuôi phổ biến có nhạy cảm với hiện tượng biến đổi khí hậu như trong
phần nghiên cứu xác định các tiêu chí rủi ro đưa ra đó là cây lúa và chăn
nuôi bò sữa.

-3-


III. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ
GIỚI
3.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC BẢO HIỂM

3.1.1 Khái niệm
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh
của số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người
được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn
để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được
một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo
các phương pháp của thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ
chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho
công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất
thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo
hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh bảo hiểm là hoạt
động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người
cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên
Quy luật số đông (the law of large numbers)
3.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not
certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con
người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh
doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người
được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.
3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có thể

được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan , gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự
an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người
được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi được bảo
hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất
xảy ra, nhà bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo
hiểm có vị thế tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các
bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.

-4-


5. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm
sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm
để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
Bảo hiểm nông nghiệp là gì ?
Theo World Bank, bảo hiểm là một hình thức quản lý rủi ro được sử dụng ngăn
chặn tổn thất bất ngờ. Định nghĩa thông thường là chuyển giao công bằng một nguy cơ
tổn thất từ một thực thể này tới một thực thể khác bằng cách trao đổi một phí bảo hiểm
hoặc tổn thất bảo lãnh và có định lượng nhỏ để ngăn chặn một sự mất mát lớn và có
thể bị tàn phá. Bảo hiểm nông nghiệp là một dòng đặc biệt của bảo hiểm tài sản được
áp dụng cho các công ty nông nghiệp. Công nhận tính chất chuyên ngành của loại hình
bảo hiểm này, các công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường đã dành riêng các đơn vị
kinh doanh nông nghiệp hoặc thuê ngoài bảo lãnh phát hành cho các cơ quan chuyên
về nó. Bảo hiểm nông nghiệp không chỉ giới hạn trong bảo hiểm cây trồng, mà còn áp
dụng đối với vật nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, và khí nhà kính
3.1.3 Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp
Các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp có thể được chia ra thành ba nhóm chính
dựa trên phương pháp xác định thiệt hại. Phân loại được liệt kê tại Bảng 1 sau.
Bảng 1: Phân loại các loại sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp

Loại hình sản phẩm bảo hiểm nông
nghiệp

Chi trả

Mức độ phổ biến

a) Bảo hiểm nông nghiệp dựa trên thiệt hại
(Chi trả bảo hiểm dựa trên tổn thất thực tế tại mức đơn vị được bảo hiểm )
1. Hiểm họa định danh
2. Đa hiểm họa

Tỷ lệ phần trăm thiệt
hại

Rộng rãi

Thiệt hại năng suất

Rộng rãi

b) Bảo hiểm nông nghiệp dựa vào chỉ số
(Chi trả bảo hiểm dựa vào kiểm tra chỉ số)
3. Chỉ số năng suất vùng

Tổn thất năng suất Mỹ, Ấn độ, và
vùng
Brazil

4. Bảo hiểm chỉ số thời tiết cây trồng


Chỉ số thời tiết

5. NDVI Bảo hiểm chỉ số

NDVI Chi trả theo chỉ México, Tây Ban
số
Nha, Canada.

6. Bảo hiểm chỉ số tử vong vật nuôi

Quy mô chi trả chỉ số Mông cổ
tử vong vật nuôi

7. Bảo hiểm chỉ số cháy rừng

Quy mô chi trả cho Canada, Mỹ.
vùng cháy/khu vực
cháy

c) Bảo hiểm doanh thu cây trồng
(Chi trả bảo hiểm dựa trên năng suất và giá của cây trồng)
-5-

Ấn độ, México,
Malawi, Canada,
Mỹ.


8. Bảo hiểm doanh thu cây trồng (CRI)


Tổn thất năng suất và Chỉ giới hạn ở Mỹ
giá

Nguồn: World Bank, 2009
NDVI: Chỉ số thực vật Normalized Deviation Vegetation Index.
Các sản phẩm trong bảo hiểm nông nghiệp
Có 6 sản phẩm được áp dụng trong bảo hiểm nông nghiệp:
1) Bảo hiểm cây trồng: Hình thức bảo hiểm này là phổ biến nhất chiếm 90% tổng
số phí bảo hiểm năm 2008.
2) Bảo hiểm vật nuôi: Bảo hiểm vật nuôi đối với ngựa, bò, cừu, dê …. Tỷ lệ bảo
hiểm cho mảng này rất thấp chỉ chiếm 4% tổng phí bảo hiểm nông nghiệp toàn
thế giới năm 2008.
3) Bảo hiểm thuần chủng: Bảo hiểm đối với động vật có giá trị cao, chủ yếu là
ngựa. Tỷ lệ phí bảo hiểm này thấp chỉ chiếm 3% tổng phí bảo hiểm nông
nghiệp trên toàn thế giới trong năm 2008.
4) Bảo hiểm thủy sản: Bảo hiểm thủy sản cho người nuôi trồng. Mặc dù hiện nay
sản phẩm này chỉ chiếm 1% tổng phí bảo hiểm nông nghiệp toàn thế giới nhưng
trong tương lai người ta hy vọng rằng nó sẽ phát triển một cách nhanh chóng do
nguồn thủy sản tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.
5) Bảo hiểm lâm nghiệp: Bảo hiểm lâm nghiệp cũng chiếm thị phần rất nhỏ chỉ
chiếm 1% phí bảo hiểm nông nghiệp toàn thế giới.
6) Bảo hiểm khí nhà kính: Bảo hiểm khí nhà kính cũng chỉ đóng góp khoảng 1%
tống bảo hiểm nông nghiệp toàn thế giới năm 2008. Tỷ lệ bảo hiếm khí nhà
kính chênh lệch trong khoảng từ 0.3 % đến 0.7% tổng số tiền bảo hiểm dựa vào
việc tạo nên khí nhà kính
Tác giả Jim Roth and Michael J McCord (2008), Triển vọng và thực tiễn Bảo hiểm
quy mô toàn cầu (Agricultural insurance- Microinsurance Global Practices and
Prospects) chỉ ra rằng bảo hiểm nông nghiệp hiện tại đang bộc lộ những thách thức cụ
thể đối với các nhà bảo hiểm, bởi những nguyên nhân sau: Không kiểm soát

được, gian lận, rủi ro đạo đức, lựa chọn bất lợi, rủi ro thống kê...Tất cả các yếu tố trên
cùng với chi phí điều chỉnh thiệt hại có thể làm cho bảo hiểm nông nghiệp trở thành
một ngành kinh doanh chi phí tốn kém, khó có thể tạo ra lợi nhuận thậm chí là khó mà
hòa vốn . Có một thực tế là khó có một chương trình bảo hiểm nông nghiệp nào trên
thế giới trang trải được chi phí ( chi trả bảo hiểm + chi phí hành chính) từ phí bảo
hiểm. Hầu hết đều phải được trợ cấp.
Bảng 2 chỉ ra tỷ lệ chi trả bảo hiểm (I) và chi phí hành chính (A) với phí bảo hiểm
(P) tại một số nước và tại những thời điểm khác nhau. Trong bảng này thể hiện rằng
chi phí của bảo hiểm nông nghiệp phải chi trả kết hợp với chi phí hành chính lớn hơn
phí bảo hiểm thu được. Tỷ là 1 thể hiện điểm hòa vốn và ít hơn 1 thể hiện có lợi
nhuận. Tại tất cả các trường hợp tỷ lệ lớn hơn 1 là đáng kể:

-6-


Bảng 2: Các chương trình bảo hiểm - Chi phí so với phí bảo hiểm
Tên nước

Giai đoạn

Chi phí (I + A)/Phí bảo
hiểm (P)

Brazil

1975-81

4,57

Costa Rica


1970-89

2,80

Nhật bản

1947-77

2,60

Nhật bản

1985-89

4,56

México

1980-89

3,65

Philippines

1981-89

5,74

Mỹ


1980-89

2,42

Mỹ

1999

3,67

Nguồn: WB
Từ Bảng 2 ta thấy rằng chi phí cho bảo hiểm nông nghiệp lớn hơn nhiều doanh thu
từ phí bảo hiểm, vậy phần thiếu hụt đó ở đâu để bù vào? Chủ yếu là từ trợ cấp. Các
tác giả cũng xác định hai loại rủi ro nông nghiệp đó là rủi ro thực vật (cây trồng và
lâm nghiệp) – rủi ro động vật. Bảo hiểm nông nghiệp chi trả những rủi ro này theo
2 cách thứ nhất là chi trả theo thực tế tổn thất và thứ hai là bảo hiểm theo chỉ số
giúp cho những trường hợp không chắc chắn của loại rủi ro thời tiết.
Hiện nay, trên thế giới có những loại hình bảo hiểm nông nghiệp cho cây trồng và
cho động vật trong đó có chăn nuôi và thủy sản. Trong các loại hình bảo hiểm nói
trên thì bảo hiểm cây trồng là phổ biến nhất.
Bảo hiểm động vật: bảo hiểm vật nuôi có thể chi trả những tổn thất từ động vật
chết, bệnh tật thương vong. Bảo hiểm cho cá thể hoặc theo đàn. Việc chi trả theo cá
thể thì đắt đỏ do chi phí hành chính và chi phí lựa chọn đối nghich tăng cao. Chi trả
theo đàn nuôi là hình thức phổ biến tại các nước đang phát triển.
Bảo hiểm động vật: bảo hiểm động vật có thể được mở rộng với gia
cầm hoặc cá (thủy sản). Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản có thể bao gồm tổn thất do
quần thể cá nuôi chết hoặc tổn thất do cá nguyên nhân từ các sự kiện khí
tượng, bệnh tật, ô nhiễm, hoặc bùng phát của loài tảo có hại
Bảo hiểm cây trồng: bảo hiểm cây trồng bao gồm tổn thất của cây trồng do một

hoặc nhiều hiểm họa. Các sự kiện có thể là thảm họa định danh như bảo hiểm mưa
đá. Số lượng càng lớn các rủi ro được bảo hiểm càng phức tạp hơn và tốn
kém hơn, và càng cần phải được trợ cấp.
Các thiệt hại cây trồng có thể bao gồm trong một số tổn thất về năng suất (năng
suất thấp hơn so với dự kiến), tổn thất về chất lượng (các loại cây trồng có chất
lượng thấp hơn dự kiến), mất doanh thu (do biến động giá cả), hoặc sự kết hợp của
một trong các yếu tố đó.Nó có thể được hạn chế (ví dụ như chất lượng sản phẩm đã
được chứng minh là
thấp hơn chuẩn thương mại từ
thị
trường tham khảo) hoặc rộng hơn (ví dụ như bất kỳ tổn thất gây ra bởi bất kỳ hiểm
họa nào). Hai loại phổ biến nhất của loại hình bảo hiểm cây trồng là hiểm họa định
danh và bảo hiểm đa hiểm họa
-7-


Bảo hiểm lâm nghiệp là một loại bảo hiểm cây trồng đặc biệt, bao gồm gỗ và rừng
trồng chống cháy và thiệt hại gió bão. Nó có thể bao gồm lũ lụt, mưa đá, trọng
lượng của tuyết, sự phá hoại của côn trùng, thiệt hại do các loài động vật chăn thả
hoặc động vật hoang dã.
3.2 CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI HIỆN
NAY
Hiện nay trên thế giới tại các nước phát triển và đang phát triển đều tồn tại các loại
hình sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp khác nhau đó là: bảo hiểm dựa trên thiệt hại và
bảo hiểm chỉ số
3.2.1 Bảo hiểm dựa trên thiệt hại
Bảo hiểm bồi thường dựa vào thiệt hại (bảo hiểm thiệt hại cây trồng định danh) là
bảo hiểm cây trồng trong đó yêu cầu bồi thường bảo hiểm được tính bằng cách đo tỷ lệ
phần trăm thiệt hại trong lĩnh vực này, ngay sau khi thiệt hại xảy ra. Các tỷ lệ thiệt hại
được tính trong lĩnh vực này, ít thể hiện một khoản khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm, được

áp dụng cho tổng tiền đã thỏa thuận trước được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm có thể dựa
trên chi phí sản xuất, hoặc trên doanh thu dự kiến. Trong trường hợp thiệt hại không
thể đo chính xác ngay lập tức sau khi mất, việc đánh giá có thể được hoãn lại đến sau
vụ thu hoạch. Thiệt hại dựa trên bảo hiểm bồi thường phổ biến nhất là do mưa đá,
nhưng nó cũng được sử dụng cho các sản phẩm bảo hiểm khác có tên là nguy hiểm
(chẳng hạn như băng giá và lượng mưa quá mức).
Bảo hiểm cây trồng dựa vào năng suất: Bảo hiểm cây trồng dựa vào năng suất
(hay bảo hiểm đa hiểm họa; MPCI) được bảo hiểm trong đó năng suất bảo hiểm (ví dụ,
tấn trên ha) được tính như là một tỷ lệ phần trăm của năng suất bình quân trước đó của
người nông dân tham gia bảo hiểm. Năng suất được bảo hiểm thường là 50-70% năng
suất bình quân trên trang trại. Nếu năng suất được thực hiện ít hơn so với sản lượng
bảo hiểm, bồi thường được trả bằng sự khác biệt giữa sản lượng và năng suất thực tế
người được bảo hiểm, nhân với giá trị được thỏa thuận trước của tổng số tiền bảo hiểm
trên một đơn vị của năng suất. Bảo hiểm cây trồng dựa trên năng suất thường được
dùng để bảo vệ chống lại nhiều tổn thất, có nghĩa là nó bao gồm nhiều nguyên nhân
khác nhau làm suy giảm năng suất vì khó khăn để xác định nguyên nhân chính xác của
tổn thất.
3.2.2. Bảo hiểm chỉ số cây trồng
Bảo hiểm chỉ số năng suất vùng, là bảo hiểm trong đó bồi thường dựa trên năng
suất bình quân thực tế của một vùng, chẳng hạn như là một quận hoặc huyện. Năng
suất tham gia bảo hiểm được tính như một tỷ lệ phần trăm của năng suất trung bình
cho khu vực. Bồi thường được thanh toán nếu sản lượng thực tế của khu vực này là ít
hơn so với sản lượng tham gia bảo hiểm, bất kể sản lượng thực tế trên một trang trại
của hợp đồng bảo hiểm. Đây là loại bảo hiểm chỉ số đòi hỏi phải có năng suất dữ liệu
lịch sử trước đó của khu vực.
Bảo hiểm chỉ số thời tiết : Bảo hiểm chỉ số thời tiết là bảo hiểm trong đó bồi
thường là dựa trên việc thực hiện một tham số thời tiết cụ thể được đo trong khoảng
thời gian xác định trước thời gian tại một trạm thời tiết cụ thể nào đó. Bảo hiểm có thể
được cấu trúc để bảo vệ chống lại chỉ số hoặc quá cao hoặc quá thấp mà họ dự kiến sẽ
-8-



gây thiệt hại cây trồng (Xem bảng 3 và 4). Ví dụ, bảo hiểm có thể được cấu trúc để
bảo vệ chống lại hoặc lượng mưa quá nhiều hoặc quá ít. Bồi thường được trả tiền bất
cứ khi nào giá trị thực hiện của chỉ số này vượt quá một chỉ số xác định trước.
Bảng 3. Các hợp đồng hiểm chỉ số thời tiết tại các nước có thu nhập trung bình và
thấp
Tên nước

Các sản phẩm

Khách hàng

Nhận xét

Mexico

Bảo hiểm chỉ số Nhà nước
hạn hán

Bảo hiểm cho 1,2
triệu hecta; số tiền
đóng bảo hiểm là
17 triệu đô la Mỹ

Ấn độ

Bảo hiểm chỉ số
hạn hán cho cây
trồng chính (gạo và

lạc)

250.000 hợp đồng
được ký kết trong
năm
2005-2006;
Tổng số tiền đóng
bảo
hiểm
vào
khoảng 20 triệu đô
la Mỹ

Ukraine

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân quy Chỉ có 2 hợp đồng
hạn hán
mô sản xuất lớn
được ký trong năm
2005

Malawi

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân quy 2.500 hợp đồng
hạn hán cho cây lạc mô nhỏ vay tín được ký trong năm
dung
2006 với tổng số
tiền phí bảo hiểm là
7.000 đô la Mỹ


Ethiopia

Bảo hiểm chỉ số Chương trình lương Tổng số tiền phí
hạn hán
thực thế giới
bảo hiểm là 7 triệu
đô la Mỹ

Trung Quốc

Bảo hiểm chỉ số Cho những nông Mô hình quy mô
hạn hán cho rau dân đi vay
nhỏ ở Thượng Hải
trồng

Dịch vụ cho nông
dân sản xuất nhỉ
thông qua đại lý
hoặc các tổ chức tài
chính

Bảng 4. Bảo hiểm chỉ số thời tiết đang tiến hành tại một số nước có thu
nhập trung bình và thấp
Tên nước

Sản phẩm

Khách hàng

Nhận xét


Tanzania

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân sản Được tiến hành vào
hạn hán cho cây xuất quy mô đang năm 2007. Chính
ngô
phải đi vay
thức thực hiện vào
cuối năm.

Nicaragua

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân sản Đang thực hiện
hạn hán
xuất nhỏ
-9-


Thái Lan

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân sản Được thực hiện
hạn hán
xuất quy mô đang trong năm 2007.
phải đi vay

Kazakhstan

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân sản Bổ sung bảo hiểm
hạn hán
xuất quy mô vừa và cây trồng đa hiểm

lớn
họa bắt buộc

Senegal

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân sản Có thể liên kết với
hạn hán
xuất quy mô đang chương trình bảo
phải đi vay
hiểm chỉ số năng
suất khu vực.

Moroco

Bảo hiểm chỉ số Cho nông dân phải Bổ sung chương
hạn hán
đi vay
trình bảo hiểm hạn
hán dựa vào bồi
thường thiệt hại .

Băng la đét

Bảo hiểm chỉ số Nông dân sản xuất Được thực hiện thí
hạn hán cho cây lúa quy mô nhỏ đang điểm trong năm
2008
phải đi vay

Bangladesh


Bảo hiểm chỉ số lũ Quỹ thiên tai
lụt

Đang tiến hành

Việt Nam

Bảo hiểm chỉ số lũ Nông dân sản xuất Đang tiến hành
lụt
quy mô nhỏ đang
phải đi vay

Đảo Caribbean

Bảo hiểm chỉ số Nông dân trồng hoa Thành lập mới cở
hạn hán và bảo màu
quan bảo hiểm rủi
hiểm chỉ số bão
ro vùng Caribbean

Nguồn: WB
3.3 CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
TRÊN THẾ GIỚI
Theo European Committion 2008 các chương trình bảo hiểm trong lĩnh vực
nông nghiệp dựa trên quan điểm phân loại rủi ro được chia thành các loại như sau:
a. Bảo hiểm rủi ro đơn lẻ
Bảo hiểm rủi ro đơn lẻ sẽ chi trả cho một hiểm họa hoặc một rủi ro hoặc thậm
chí hai nhưng không mang bản chất có tính hệ thống (hầu hết là mưa đá hoặc cháy).
b. Bảo hiểm kết hợp (hiểm họa)
Bảo hiểm kết hợp có nghĩa là sự kết hợp một vài rủi ro. Tại một số nước loại rủi

ro này cũng đề cập đến bảo hiểm đa rủi ro.
c. Bảo hiểm năng suất
Bảo hiểm năng suất đảm bảo những rủi ro chính ảnh hưởng đến sản xuất. Vì
vậy, trong trường hợp của cây trồng, bao gồm những rủi ro chính ảnh hưởng đến năng
suất (ví dụ như hạn hán) . Phí bảo hiểm có thể được tính từ năng suất lịch sử cá thể
- 10 -


hoặc năng suất trung bình trong khu vực khi không có sẵn các bản ghi chép thống kê
năng suất . Tổn thất (và phí bảo hiểm) có thể được tính bằng cách định lượng những
thiệt hại do mỗi rủi ro cá thể riêng biệt, hoặc như là sự chênh lệch giữa sản lượng đảm
bảo và năng suất được bảo hiểm. Ở một số nước (ví dụ như Mỹ) loại này còn được gọi
là bảo hiểm kết hợp hoặc đa hiểm họa.
d. Bảo hiểm giá
Nó bao gồm một số tiền bảo hiểm của sản xuất so với giá giảm dưới một
ngưỡng nhất định. Giá cần phải minh bạch và để tránh rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa
chọn ngược, giám định tổn thất phải được dựa trên một mức giá mà không thể bị ảnh
hưởng bởi người được bảo hiểm (tương lai giá cả, giá thị trường giao ngay). Nếu tổn
thất từ một tổn thất chất lượng được loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm, thì giá bảo hiểm
cung cấp ít bảo vệ cho người nông dân. Tuy nhiên, việc bao gồm giảm chất lượng có
thể liên quan đến vấn đề nguy hiểm đáng kể về đạo đức, như chất lượng phụ thuộc đến
một mức độ nhất định về các quyết định quản lý (Meuwissen et al. 1999b).
e. Bảo hiểm doanh thu
Bảo hiểm doanh thu kết hợp rủi ro giữa năng suất và giá cả trong một sản phẩm
bảo hiểm đơn lẻ. Nó có thể là một sản phẩm cụ thể hay toàn bộ trang trại. Nó có lợi
thế tiềm năng rẻ hơn so với bảo hiểm giá và năng suất một cách độc lập, như là nguy
cơ của một kết quả xấu là nhỏ hơn (sản lượng thấp có thể được bù đắp bởi giá cao và
ngược lại). Để cung cấp bảo hiểm doanh thu, một công ty bảo hiểm phải có khả năng
để xác định phân bố xác suất doanh thu rủi ro về giá cả và năng suất.
f. Bảo hiểm cả trang trại

Loại này bao gồm một sự kết hợp bảo lãnh cho các sản phẩm nông nghiệp khác
nhau trên một trang trại. Tùy thuộc vào phạm vi bảo hiểm của bên nhận bảo lãnh, nó
có thể được bảo hiểm năng suất toàn bộ trang trại hoặc bảo hiểm toàn bộ doanh thu
trang trại .
g. Bảo hiểm thu nhập
Bảo hiểm thu nhập bao gồm các thu nhập, do đó, bao gồm rủi ro về năng suất
và giá , cũng như các chi phí sản xuất. Thông thường, loại hình bảo hiểm này không
phải là sản phẩm cụ thể, mà cho toàn bộ trang trại. Bảo hiểm thu nhập toàn bộ nông
nghiệp có khả năng hấp dẫn nông dân hơn hơn so với các hình thức bảo hiểm khác(ví
dụ như năng suất, giá cả), bởi vì nó giải quyết thiệt hại ảnh hưởng đến phúc lợi của
người nông dân trực tiếp hơn (Meuwissen 2000). Nó có thể dựa trên (ví dụ) thu nhập
ròng trang trại của lao động gia đình (doanh thu trang trại , bao gồm cả trợ cấp, trừ đi
chi phí biến đổi, thuế, khấu hao, các khoản phải thuê, đền bù nhân công). Bảo hiểm rủi
ro thu nhập cá nhân đặt ra vấn đề đáng kể về đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Tổn thất
tiềm năng không chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên mà dựa trên một mức độ lớn là một
nông dân quản lý việc kinh doanh của mình tốt như thế nào. Một nông dân trong thực
tế có thể dễ dàng tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mình (ví dụ như bồi
thường của nhân viên, chi phí vận hành, hàng tồn kho). Do hai yếu tố này, một công ty
bảo hiểm rất khó cho để tiếp cận dữ liệu đáng tin cậy để tính toán phí bảo hiểm đúng.
h. Bảo hiểm chỉ số
Bảo hiểm chỉ số là một hình thức bảo hiểm thay thế thực hiện thanh toán không
dựa trên việc tính toán năng suất trang trại, mà dựa vào chỉ số đo lường của các cơ
quan nhà nước hoặc các bên thứ ba khác. Không giống như hầu hết các loại bảo hiểm
- 11 -


khi mà rủi ro độc lập là một điều kiện tiên quyết, điều kiện tiên quyết cho bảo hiểm chỉ
số thực hiện tốt nhất cho người nông dân cá thể là rủi ro tương quan.
i. Bảo hiểm chỉ số năng suất vùng
Tiền bồi thường được tính từ việc giảm năng suất bình quân trong một vùng, nơi

mà vùng là khu vực địa lý lớn hơn trang trại. .
j. Bảo hiểm chỉ số doanh thu khu vực
Tiền bồi thường được tính từ mức giảm trên sản phẩm của sản lượng trung bình
và giá cả trong một khu vực.
k. Bảo hiểm chỉ số gián tiếp
Bảo hiểm chỉ số gián tiếp báo cáo với những chỉ số của năng suất hoặc thực vật,
tính từ chỉ số dựa trên thời tiết , hình ảnh vệ tinh và những yếu tố khác
3.4 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI
Hàng triệu nông dân trên thế giới hiện đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro
liên quan tới sản xuất nông nghiệp như mất mùa, vật nuôi chết do biến đổi khí hậu, các
hiện tượng thời tiết cực đoạn như hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần xuất nhiều hơn. Do vậy
bảo hiểm nông nghiệp là chìa khóa trong việc hỗ trợ nông dân, chính phủ giảm nhẹ tác
động tài chính tiêu cực do những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, bảo hiểm nông nghiệp đã xuất hiện ở
nhiều nước trên thế giới và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính phủ các nước.
Đến nay, lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp đã có những bước phát triển rất mạnh với
nhiều cơ chế tổ chức, hoạt động khác nhau. Hiện nay trên thế giới bảo hiểm nông
nghiệp có hai hình thức đó là bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
Vai trò của chính phủ trong bảo hiểm nông nghiệp của các nước trên thế giới
Theo một khảo sát gần đây của Ngân hàng Thế giới về can thiệp của khu vực
công trong bảo hiểm nông nghiệp thực hiện trong 65 nước, các cơ chế phổ biến nhất
cho sự tham gia của khu vực công trong thị trường bảo hiểm nông nghiệp là:
• Trợ cấp phí bảo hiểm- khảo sát cho thấy loại phổ biến nhất là nhà nước hỗ trợ bảo
hiểm nông nghiệp thông qua các khoản trợ cấp phí bảo hiểm, 63% các nước được
khảo sát sử dụng cơ chế này để hỗ trợ bảo hiểm cây trồng và 35% để hỗ trợ bảo
hiểm chăn nuôi.
• Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R & D), đào tạo và thu thập thông tin
41% và 37% các nước được điều tra cho biết đầu tư từ khu vực công cho nghiên
cứu và phát triển R & D, đào tạo và thu thập thông tin bảo hiểm cây trồng và bảo
hiểm chăn nuôi tỷ lệ tương ứng

• Thể chế cho bảo hiểm nông nghiệp: các nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển
của thể chế trong bảo hiểm nông nghiệp cụ thể cũng là một hình thức hỗ trợ quan
trọng của bảo hiểm nông nghiệp, đặc biệt thể chế về bảo hiểm cây trồng 51% và
vật nuôi 33% tại các nước được khảo sát .
• Tái bảo hiểm trong khu vực công: các quốc gia trong cuộc khảo sát cho biết tái
bảo hiểm khu vực công trong chương trình bảo hiểm cây trồng 32%và bảo hiểm
chăn nuôi là 26%

- 12 -


• Trợ cấp chi phí quản lý: nghiên cứu cũng cho thấy rằng hỗ trợ từ khu vực công
cho chi phí quản lý trong bảo hiểm cây trồng và chăn nuôi ít phổ biến , với chỉ có
16% trợ cấp chi phí hành chính đối với bảo hiểm cây trồng và 11% cho bảo hiểm
chăn nuôi tại các nước được khảo sát .
a. Bảo hiểm nông nghiệp tại Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân cư nhất thế giới với 1,338 tỷ dân (WB,
2011) trong đó khoảng 328 triệu người là lao động nông nghiệp. Trung Quốc chưa có
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia, thị trường bảo hiểm nông nghiệp tại
Trung Quốc còn rất non yếu, hiện tại mới chỉ có các chương trình bảo hiểm thí điểm
tại một số tỉnh trong cả nước. Việc cải cách và phát triển ngành bảo hiểm nông nghiệp
tại Trung Quốc là một ví dụ quan trọng của chính phủ cam kết cho phát triển nông
thôn. Bảo hiểm nông nghiệp tại Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1950 nhưng dừng
hoạt động cho tới tận năm 1982. Trong những năm 1980 và 1990 Công ty Bảo hiểm
Nhân dân Trung Quốc (PICC) đã thực hiện bảo hiểm vụ mùa chính, gia cầm, lâm
nghiệp và thủy sản, công ty này hoạt động ở cấp quốc gia tại các tỉnh nông nghiệp
chính của Trung Quốc. Ngoài ra còn có hai chương trình cấp tỉnh mà quân đội tham
gia vào hoạt động bảo hiểm trong giai đoạn này. Một ở tỉnh Tân Cương là Công ty
Bảo hiểm Nông nghiệp, Xây dựng và Sản xuất Tân Cương ( nay là Công ty Bảo hiểm
Tài sản Thống nhất Trung Quốc hay CUPIC) và công ty thứ hai ở tỉnh Hắc Long

Giang – (HRG),Chi nhánh bảo hiểm nông nghiệp sau này được tư nhân hóa vào năm
2003 thành Công ty Bảo hiểm Nông nghiệp Sunlight Mutual (SAIC). Cho đến năm
2003 chỉ có ba công ty bảo hiểm này hoạt động tại thị trường bảo hiểm nông nghiệp
Trung Quốc.
Theo kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 11, chính phủ Trung Quốc tái khẳng
định cam kết của mình để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong khuôn khổ này,
chính phủ đang tích cực thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm nông nghiệp thông qua một
loạt các mô hình và cơ chế hỗ trợ khác nhau. Từ năm 2004, CIRC đã thông qua sự
hình thành của bốn công ty chuyên về bảo hiểm nông nghiệp:
• Công ty Bảo hiểm Nông nghiệp Sunlight Mutual (SAIC) tại tỉnh Hắc Long
Giang là công ty bảo hiểm đầu tiên nhận được quyết định phê duyệt đầu tiên của Ủy
Ban Điều tiết Bảo Hiểm Trung Quốc. SAIC là nhà bảo hiểm nông nghiệp vùng, đầu
tiên tham gia vào bảo lãnh MPCI truyền thống và được sự hỗ trợ bao cấp phí bảo
hiểm từ chính quyền tỉnh
• Công ty Bảo hiểm Nông nghiệp Anxin (tiền thân là chi nhánh vùng của
PICC) là một công ty bảo hiểm khu vực bảo lãnh phát hành cho cây trồng và vật nuôi
ở Thành phố Thượng Hải. Anxin là công ty bảo hiểm lớn nhất của Trung Quốc bao
gồm bảo hiểm dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, và công ty nhận được sự hỗ trợ cao của
chính quyền địa phương thành phố về mặt tài chính dưới hình thức trợ cấp phí bảo
hiểm cho tổn thất cây trồng, vật nuôi;
• Công ty Bảo hiểm nông nghiệp Anhua ở tỉnh Cát Lâm là một công ty thương
mại được hình thành bởi bảy doanh nghiệp địa phương, với vốn ban đầu 200 triệu
nhân dân tệ ($ 25 triệu). Năm 2005, Anhua bảo hiểm sáu chương trình thí điểm cho
thuốc lá, ngô, dâu tây, bò sữa, lợn và gia cầm. Chương trình này thu hút trợ cấp phí
bảo hiểm từ chính phủ rất cao;

- 13 -


• The French Insurer Groupama Công ty bảo hiểm Groupama Pháp đã được cấp

giấy phép để bắt đầu cung cấp các sản phẩm bảo hiểm gói trang trại nông nghiệp cho
nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2005
Ngoài ra, chính quyền địa phương tại một số tỉnh làm việc chặt chẽ với PICC (công ty
bảo hiểm tài sản của Trung Quốc lớn nhất, với hai phần ba số phí bảo hiểm tài sản) và
CUPIC (công ty bảo hiểm lớn thứ tư ở Trung Quốc sở hữu 8 % thị phần ) để phát triển
và thí điểm một loạt các cây trồng công-tư mới và các sản phẩm chăn nuôi.
CUPIC (Công ty bảo hiểm tài sản thống nhất Trung Quốc) đã bắt đầu bảo lãnh
phát hành nông nghiệp tại một số tỉnh khác của Trung Quốc kể từ năm 2003. Cũng
trong năm 2003 , CUPIC thực hiện một dự án thí điểm đối với gạo, lúa mì và lúa mạch
bảo hiểm tại thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô. Năm 2004, bảo hiểm nuôi trồng thủy
sản bảo hiểm và bảo hiểm tai nạn cá nhân đã được thêm vào chương trình, được thực
hiện tại 10 quận, huyện của Hoài An. Phòng tài chính địa phương trợ cấp 50% phí bảo
hiểm. CUPIC tham gia trong một dự án bảo hiểm chăn nuôi ở Tứ Xuyên và bảo hiểm
lá thuốc lá ở Trùng Khánh. CUPIC, cùng với PICC, có tiềm năng để phát triển bảo
hiểm nông nghiệp ở cấp quốc gia trên khắp Trung Quốc.
PICC hiện có chín dự án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đang được phát triển
hoặc đang trong giai đoạn thực hiện. Năm 2006, một gói bảo hiểm nông nghiệp PICC
được hỗ trợ trợ cấp đã được đưa ra tại tỉnh Chiết Giang để bảo lãnh các loại cây trồng,
lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Đây là chương trình
đầu tiên tại Trung Quốc trong đó chính phủ, thông qua các văn phòng tài chính địa
phương, cung cấp bảo vệ chính thức tái bảo hiểm hiểm họa để các nhà đồng bảo hiểm
cho các tổn thất từ 200% và mất 500 tỷ lệ %. Năm 2007 tại tỉnh Hải Nam, PICC,
CIRC, và các phòng tài chính thí điểm chương trình bảo hiểm cho cao su, chuối, lợn,
và thủy sản, chương trình này mô phỏng đúng theo mô hình công-tư Chiết Giang,
chính phủ đưa ra một sự kết hợp hỗ trợ và trợ cấp phí bảo hiểm và bảo vệ tái bảo hiểm
hiểm họa
Thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, một dự án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
khác bắt đầu vào năm 2006. PICC đã thắng thầu dự án thí điểm này của chính phủ để
cung cấp bảo hiểm cho cây lúa, cây giống, lợn, nuôi cá, gia cầm. Đối với bảo hiểm
cây lúa, một ưu tiên của chính quyền thành phố là trợ cấp đóng bảo hiểm là 60% (20%

từ chính quyền thành phố và 40% từ chính quyền quận, huyện). Tháng 8 năm 2006,
tổng cộng 250.000 các loại cây trồng đã được bảo hiểm, với tổng giá trị bảo hiểm của
RMB 166 triệu đồng (20.800.000 $) và RMB 2.490.000 (310.000 USD) phí bảo hiểm.
Người ta ước tính rằng phí bảo hiểm nhận được chỉ từ lúa là 7 triệu nhân dân tệ
(875.000 USD) trong năm 2006
Đầu năm 2007, Bộ Tài chính đã phê duyệt một loạt các mô hình thí điểm tại
các tỉnh sau đây: Giang Tô, Cát Lâm, Tân Cương, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Nội Mông.
Bộ Tài chính phân bổ ngân sách 1 tỷ nhân dân tệ ($ 125,000,000), phù hợp với số tiền
từ các chính quyền cấp tỉnh được lựa chọn. RMB 2 tỷ ($ 250 triệu USD) trợ cấp
chương trình nhằm mục đích để tài trợ 50% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Nhuwng.
b. Bảo hiểm nông nghiệp tại tại Ấn Độ
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp được thử nghiệm ngay sau khi đất nước
này dành độc lập năm 1947. Ngay sau đó Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm trong lập
pháp trung ương đã giới thiệu bảo hiểm gia súc và bảo hiểm cây trồng. Năm 1965,
- 14 -


Chính phủ đã giới thiệu Đạo luật Bảo hiểm Cây trồng và đã triển khai một kế hoạch thí
điểm bảo hiểm cây trồng cơ bản là chính quyền bang bắt buộc. Đạo luật đã trình
Chính phủ một khung kế hoạch tái bảo hiểm bao gồm các nghĩa vụ bồi thường của
các bang. Tuy nhiên không có bang nào mặn mà với đạo luật này do nghĩa vụ tài chính
có liên quan
Kế hoạch tiếp cận cá nhân đầu tiên giai đoạn 1972-1978
Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp khác nhau có giới hạn và tạm thời được
thực hiện rải rác trong giai đoạn 1972-1973 khi Tổng Công Ty Bảo hiểm Ấn Độ giới
thiệu chương trình bảo hiểm cây trồng cho cây bông H-4. Cũng cùng năm đó công
việc kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp nói chung được thực hiện trên toàn quốc và
Tổng công ty Bảo hiểm quốc gia được thành lập theo đạo luật của Quốc hội. Sau khi
cây bông H-4 được bảo hiểm thì các loại cây trồng khác như lạc, lúa mỳ, và khoai tây

cũng được bảo hiểm theo “cách tiếp cận cá thể”. Chương trình này được thực hiện tại
các bang Andhra Pradesh, Gujarat, Karnataka, Maharashtra, Tamil Nadu và West
Bengal. Nó được tiếp tục thực hiện đến giai đoạn 1978-1979 và có khoảng 3110 nông
dân tham gia
Chương trình bảo hiểm thí điểm cây trồng (PCIS) giai đoạn 1979-1984
Chương trình thí điểm bảo hiểm cây trồng được thực hiện năm 1979, dựa trên
cách tiếp cận vùng nhằm cung cấp bảo hiểm chống lại sự suy giảm năng suất cây trồng
thấp hơn mức ngưỡng cho phép. Đề án bảo hiểm cho các loại sản phẩm bao gồm ngũ
cốc, kê, hạt có dầu, bông, khoai tây và chickpea và đã được giới hạn cho đối tượng là
nông dân vay vốn từ các thể chế tín dụng trên trên cơ sở tự nguyện. Phí bảo hiểm
được chia sẻ giữa Tổng công ty Bảo hiểm Ấn Độ và Chính quyền các bang với tỷ lệ
2:1. Số tiền tối đa được bảo hiểm là 100% của khoản vay cây trồng, mà sau này được
tăng lên đến 150%. Phí bảo hiểm dao động từ 5 đến 10% số tiền bảo hiểm. Giá cước
phí phải nộp của các hộ nông dân nhỏ và khó khăn được trợ cấp 50% được chia đều
giữa chính quyền bang và chính phủ. Đề án thí điểm bảo hiểm cây trồng năm 1979 đã
được thực hiện trong 12 tiểu bang đến giai đoạn 1984-85. Tuy vậy trong thời gian thực
hiện thí điểm chương trình này bộc lộ một số khó khăn như:
-

Kể từ khi bảo hiểm cây trồng có liên quan đến khoản vay cây trồng, nhiều hộ
nông dân sản xuất nhỏ và khó khăn không thể tham gia vào chương trình bảo
hiểm cây trồng bởi vì đa số những trường hợp này không thể tiếp cận được các
thể chế tín dụng.

-

Đơn vị tính bảo hiểm là rất lớn.

-


Thiếu nhận thức của nông dân về chương trình bảo hiểm cây trồng.
Các loại cây trồng thương mại chính như bông, mía bị loại ra khỏi chương trình
bảo hiểm
Chương trình bảo hiểm cây trồng tổng thể (CCIS) giai đoạn 1985-1999

Chương trình này có liên quan đến tín dụng ngắn hạn và thực hiện dựa trên
"Phương pháp tiếp cận khu vực đồng nhất". Đến năm 1999, chương trình đã được
thông qua trong 15 tiểu bang. Cả hai chương trình bảo hiểm PCIS và CCIS được giới
hạn chỉ cho nông dân vay theo mùa vụ từ các tổ chức tài chính. Đặc điểm phân biệt
chính của hai chương trình này là chương trình PCIS dựa trên cơ sở tự nguyện trong
khi CCIS là chương trình bắt buộc đối với nông dân vay vốn thuộc các bang tham gia
chương trình.Đặc điểm của chương trình này là:
- 15 -


-

Những nông dân tham gia là những nông dân sử dụng các khoản vay cây
trồng của các tổ chức tài chính cho việc phát triển cây lương thực và hạt có
dầu, trên cơ sở bắt buộc. Phạm vi bảo hiểm bị giới hạn trong 100% các khoản
vay cây trồng cho tối đa 10, 000 RS / mỗi nông dân.

-

Các mức phí bảo hiểm là 2% đối với ngũ cốc và kê và 1% cho
đậu và hạt có dầu. Phần phí bảo hiểm của nông dân được thu tại thời điểm
giải ngân cho vay. Một nửa số phí bảo hiểm mà nông dân nghèo và khó khắn
phải nộp được Chính phủ Trung ương và chính quyền các bang chia đều trợ
cấp trợ cấp.


-

Phí bảo hiểm được Chính phủ Trung ương và chính quyền các bang chia
nhau với tỷ lệ 2:1.

-

Đề án này là một nỗ lực của các cơ quan bao gồm GOI, Chính quyền các
bang, Chính phủ và các thể chế ngân hàng và GIC
Chương trình bảo hiểm cây trồng thử nghiệm (ECIS) giai đoạn 1997-98

Theo yêu cầu của các bang khác nhau, nhiều nỗ lực đã được tiến hành nhằm
điều chỉnh Chương trình bảo hiểm cây trồng tổng thể CCIS hiện có.Trong năm 1997,
một kế hoạch mới, Chương trình thử nghiệm Bảo hiểm cây trồng được giới thiệu trong
giai đoạn 1997-1998 với ý định cho cả những nông dân nghèo và khó khăn không
vay vốn từ các nguồn . Chương trình này được thực hiện trong 14 huyện của năm tiểu
bang. Đề án cung cấp 100 phần trăm mỗi trợ cấp trên phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm và
tiền bảo hiểm tuyên bố đã được chính phủ Trung ương và chính quyền bang chia
nhau gánh vác với tỷ lệ 4:1. Chương trình này không được tiếp tục thực hiện chỉ sau 1
vụ mùa và vì do chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia bắt đầu thực hiện
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia từ 1999 đến nay (NAIS)
Đề án Bảo hiểm nông nghiệp quốc gia (NAIS) đã được giới thiệu trong nước từ
giai đoạn 1999-2000. Công ty Bảo hiểm nông nghiệp của Ấn Độ Ltd.; (AIC) được
thành lập vào tháng 12 năm 2002, và bắt đầu hoạt động từ tháng 4 năm 2003, đã tiếp
nhận việc thực hiện các chương trình bảo hiểm nông nghiệp. Nông dân vay vốn và
không vay đều được tham gia vào chương trình này. Chương trình bảo hiểm tất cả các
thực phẩm ngũ cốc, hạt có dầu và cây trồng cũng như cây thương mại, trong đó có đủ
dữ liệu năng suất trong một số năm trước .Trong số các cây trồng thương mại và cây
hàng năm như mía, khoai tây, bông, gừng, hành tây, bột nghệ, ớt, rau mùi, thì là, đay,
khoai mì, chuối và dứa, được bảo hiểm theo chương trình này. Chương trình đang

hoạt động trên cơ sở của cả hai "phương pháp tiếp cận vùng" cho thiên tai phổ biến, và
"cách tiếp cận cá nhân" cho thiên tai địa phương như trận mưa bão, lốc, sạt lở đất và lũ
lụt.
Thời gian đầu của chương trình nông dân nghèo và khó khăn được Chính phủ
Ấn Độ và chính quyền các bang phân bổ trợ cấp 50% phí bảo hiểm. Việc trợ cấp bị
cắt bỏ sau giai đoạn 5 năm thực hiện, hiện tại những nông dân này chỉ được trợ cấp
10%.
c. Bảo hiểm nông nghiệp tại Hàn Quốc
Lịch sử của Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp đã được giới thiệu tại Hàn Quốc nhằm bồi thường cho
nông dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Chương trình bảo hiểm nông nghiệp ở đất nước
- 16 -


này được Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia (NACF) quản lý. Chính phủ
liên bang, thông qua Bộ Nông nghiệp, đóng một vai trò tích cực trực tiếp trong Liên
đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia NACF và cũng tham gia phương sách cuối
cùng tái bảo hiểm thông qua việc bảo vệ ngăn chặn thiệt hại thảm khốc vượt quá t tỷ lệ
tổn thất 180%. NACF phối hợp với Bộ Nông nghiệp giới thiệu bảo hiểm cây trồng.
Ban đầu phạm vi bảo hiểm giới hạn đối với táo, lê, và đào bị thiệt hại do mưa đá hoặc
bão.
Bảo hiểm thiệt hại động vật chăn nuôi được giới thiệu vào năm 1997 để tạo
điều kiện thuận lợi cho quản lý chăn nuôi gia súc cũng như để đảm bảo thu nhập cho
nông dân chăn nuôi trong trường hợp hỏa hoạn và / hoặc các thảm họa thiên nhiên.
Cơ cấu thị trường bảo hiểm nông nghiệp
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp được NACF quản lý . Hợp tác xã này đã
hỗ trợ tái bảo hiểm trên cơ sở hạn ngạch chia sẻ từ một nhóm các nhà tái bảo hiểm
trong nước, bao gồm Re Hàn Quốc và một nhóm các công ty bảo hiểm tư nhân.
Sản phẩm Bảo hiểm nông nghiệp hiện có
Bảo hiểm chăn nuôi được áp dụng cho gia súc, cừu, lợn, ngựa, gia cầm, và nai.

Bảo hiểm cơ bản bao gồm cái chết ngẫu nhiên cộng với giết mổ khẩn cấp. Như một
phần mở rộng của phạm vi bảo hiểm cơ bản, bảo hiểm cũng có thể bảo hiểm thiệt hại
chuồng trại chăn nuôi do hỏa hoạn (bao gồm cả sét), thiệt hại do tuyết, bão, gió xoáy,
gió bão, lũ lụt, mưa bão và sóng thủy triều, và gián đoạn thiết bị điện tử.
Các chương trình bảo hiểm chăn nuôi rất toàn diện. Trâu bò, cừu, lợn, ngựa,
gia cầm và nai có thể được bảo hiểm. Bảo hiểm cơ bản bao gồm cái chết ngẫu nhiên và
giết mổ khẩn cấp. Nhà kho động vật cũng có thể được bảo hiểm chống lại thiệt hại như
là kết quả trực tiếp của lửa (bao gồm cả sét), thiệt hại tuyết, bão, gió xoáy, gió bão,
mưa bão, lũ lụt, và sóng thủy triều.
Bảo hiểm cây trồng được đưa ra bằng các chính sách bảo hiểm cây trồng đa
hiểm họa (MPCI) và bảo hiểm cây trồng hiểm họa định danh . Các chương trình bảo
hiểm cây trồng dựa trên hai loại chính sách này. Các đồn điền hồng táo, lê, đào, nho,
hồng ngọt, quýt, được bảo hiểm thông qua các chính sách hiểm họa định danh. Rủi ro
cơ bản được bảo hiểm theo chính sách này là mưa đá và bão. Ngoài ra, nông dân có
thể lựa chọn mua bảo hiểm cho băng giá và lạnh mùa xuân , đông lạnh và sương giá,
mưa quá nhiều (mưa xối xả) mùa thu và thiệt hại cây ăn quả. Trong năm 2007, NACF
giới thiệu bảo hiểm MPCI cho hạt dẻ, kiwi, và mận trên cơ sở thí điểm.
Bộ Nông nghiệp và NACF liên tục cải tiến chương trình bảo hiểm cây trồng.
Hiện nay, cả hai tổ chức đang tiến hành chương trình thí điểm đậu nành, khoai tây, dưa
hấu, hành tây và ớt đỏ, và họ đang thực hiện một nghiên cứu khả thi cho vụ lúa và rau.
Kênh phân phối
Kênh phân phối tại Hàn quốc thông qua NACF. Không có kênh phân phối cụ
thể cho nông dân khó khăn và nghèo/nhỏ.
Bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện
Tại Hàn Quốc bảo hiểm cây trồng và vật nuôi là tự nguyện
Tái bảo hiểm nông nghiệp

- 17 -



Theo thông tin thu thập từ các thị trường tái bảo hiểm nông nghiệp quốc tế, bảo
hiểm nông nghiệp ở Hàn Quốc không gặp khó khăn trong hoạt động tái bảo hiểm.
NACF là cơ quan tái bảo hiểm trên cơ sở chia sẻ hạn ngạch các nhà tái bảo hiểm địa
phương. Chỉ khi trách nhiệm vượt quá 110% tỷ lệ tổn thất của thị trường nội địa và lên
đến 180% tỷ lệ tổn thất của thị trường nội địa thì được chuyển cho thị trường bảo hiểm
quốc tế.
Hỗ trợ công cho bảo hiểm nông nghiệp
Các loại hỗ trợ công cho bảo hiểm nông nghiệp
Ngành bảo hiểm nông nghiệp tại Hàn Quốc được hỗ trợ lớn từ lĩnh vực công
theo bốn cách sau:
(i) Chính quyền liên bang trợ cấp 50% phí bảo hiểm;
(ii) Chính quyền liên bang cũng hoạt động như một nhà tái bảo hiểm cứu cánh cuối
cùng cho trách nhiệm vượt quá 180% tỷ lệ tổn thất tại thị trường nội địa;
(iii) 100% chi phí hoạt động bảo hiểm cây trồng của NACF và 50% chi phí hoạt động
bảo hiểm chăn nuôi gia súc là từ nguồn ngân sách trợ cấp từ chính quyền liên bang;
(iv) Chính phủ liên bang, thông qua Bộ Nông nghiệp, có sự tham gia tích cực trong
việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Trợ cấp phí bảo hiểm
Theo WB ước tính là trong giai đoạn 2003-2007 các khoản trợ cấp phí bảo hiểm
của toàn bộ thị trường nước này là 28 triệu đô la Mỹ. Theo đạo luật về thiên tai trong
ngư nghiệp và nông nghiệp ban hành năm 1995 thì thiên tai làm thiệt hại về nông
nghiệp và ngư nghiệp như bị thiệt hại về bệnh tật, sâu bệnh gây hại, và hạn hán được
hỗ trợ tài chính.
d. Bảo hiểm nông nghiệp tại Philippine
Lịch sử của ngành bảo hiểm nông nghiệp Philippine
Bảo hiểm cây trồng lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1978 với sự hình
thành của Tổng công ty Bảo hiểm cây trồng Philippines (PCIC). PCIC là cây nhà
cung cấp dịch vụ bảo hiểm duy nhất ở Philippines. PCIC được thành lập theo Nghị
định Tổng thống ban hành ngày 11 tháng 6 năm 1978. Bảo hiểm cây trồng nông
nghiệp đã được giới thiệu tháng năm 1981 và bảo hiểm chăn nuôi vào năm 1988.

PCIC là cơ quan 100% thuộc sở hữu của chính phủ. PCIC được điều hành bởi pháp
luật về bảo hiểm nông nghiệp và các quy định, đã được sửa đổi gần đây nhất vào năm
1995 (Điều lệ sửa đổi PCIC). Bảo hiểm chăn nuôi được quy định như một dòng
thương mại của bảo hiểm.
Cơ cấu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (2008)
PCIC là tổ chức bảo hiểm cây trồng duy nhất. Đối với vật nuôi, hệ thống bảo
hiểm dịch vụ Chính phủ (GSIS) là một phần của công ty bảo hiểm tư nhân: Tổng công
ty dịch vụ quản lý chăn nuôi Philippines (PLMSC). GSIS thuộc sở hữu của chính phủ
cung cấp bảo hiểm chăn nuôi cho gia súc . PCIC là một thành viên của tổ chức này kể
từ khi nó bắt đầu hoạt động vào năm 1988 cho đến năm 2005, khi chuyển thành tổ
chức PLMSC có 14 công ty bảo hiểm tham gia.
Sản phẩm Bảo hiểm nông nghiệp hiện có
- 18 -


Các dòng bảo hiểm chính của PCIC là chính sách bảo hiểm đa hiểm họa cây
trồng đa (MPCI) cho (lúa) và ngô. Hai sản phẩm chiếm tỷ lệ tương ứng là 75% và 16%
thu nhập phí bảo hiểm PCIC (2006). Bao gồm thiệt hại từ thiên tai và sâu bệnh.
PCIC cũng cung cấp bảo hiểm cây trồng thương mại có giá trị cao cho cây trồng giá trị
cao hơn, đặc biệt là hoa quả và rau. Nhà kính và lâm nghiệp cũng có trong danh mục
các cây trồng có giá trị cao thuộc chương trình bảo hiểm thương mại (HVCC) của
PCIC. PCIC có gói bảo hiểm cho các cây trồng có giá trị cao sau đây: abaca, ampalaya
(cay đắng bầu), măng tây, chuối, bắp cải, cà rốt, sắn, cà phê, cây thương mại, bông,
tỏi, gừng, Mongo, hành tây, đu đủ, lạc, dứa, mía, khoai tây ngọt, thuốc lá, cà chua, dưa
hấu, khoai tây trắng, và cây trồng khác
Bảo hiểm vật nuôi đối với vật nuôi chết và bệnh bất ngờ được PCIC và các
công ty bảo hiểm thương mại bảo hiểm cho tất cả vật nuôi nông nghiệp thương mại.
Bệnh dịch bệnh chăn nuôi phải chịu thêm phí bảo hiểm chuyên chở và các điều kiện
khác. PCIC cũng cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn cho các cá nhân
hoặc liên kết với các khoản vay từ các tổ chức tài chính cho nông dân và ngư dân. Các

dòng bảo hiểm chính cho palay và ngô được cung cấp cho nông dân cá thể. Công thức
tính tổn thất đã được biên soạn để xem xét các chức năng thiệt hại và lịch tiến độ bồi
thường liên quan đến loại thiệt hại, thời gian của những thiệt hại liên quan đến lịch
mùa vụ, và các tiêu chuẩn khác. Đánh giá dựa vào khu vực thiệt hại có thể xảy ra nếu
có những sự kiện lớn. Nguyên nhân chính của tổn thất là bão, lũ lụt và hạn hán ở ngô,
nhưng sâu bệnh cũng là một yếu tố rất quan trọng trong nguyên nhân gây ra tổn thất.
Nông dân có thể lựa chọn giữa MPCI hoặc thảm họa tự nhiên, sự khác biệt chính bảo
hiểm sau không bao gồm bảo hiểm dịch hại và sâu bệnh .
Kênh phân phối
Đối với bảo hiểm cây trồng, các kênh phân phối quan trọng nhất là thông qua
liên kết với tín dụng nông nghiệp cho nông dân thông qua Ngân hàng Đất đai của
Philippines (LBP). Kênh phân phối khác là thông qua bán hàng cho các hợp tác xã,
thông qua các đại lý và văn phòng PCIC và thông qua các nhà môi giới chứng khoán.
Đối với bảo hiểm chăn nuôi, hầu hết các doanh số bán hàng thông qua các hợp tác xã
và các hiệp hội sản xuất, tiếp theo là các ngân hàng nông nghiệp, và các đại lý PCIC
và môi giới. Không có tổ chức hoặc các chương trình đặc biệt cho nông dân nhỏ và
khó khăn . Đa số các khách hàng nông dân của PCIC là sản xuất quy mô nhỏ và các
nhà sản xuất tự cung tự cấp.
Bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc
Phần lớn tín dụng theo mùa vụ chính thức cho cây lúa và ngô là thông qua LBP,
và khách hàng vay được yêu cầu để đảm bảo. Tuy nhiên, 18% phí bảo hiểm lúa gạo và
21% phí bảo hiểm ngô (2005/2006) có nguồn gốc từ nông dân không vay. Bảo hiểm
vật nuôi là tự nguyện.
Tái bảo hiểm nông nghiệp
PCIC đã được mua tái bảo hiểm từ thị trường tư nhân kể từ khi thành lập của
công ty. Chương trình tái bảo hiểm như sau: cây trồng lúa và ngô –tổn thất, cây trồng
có giá trị cao (sắn) - hạn ngạch kiêm-thặng dư; các cây trồng khác có giá trị cao ; chăn
nuôi , tài sản nông nghiệp phi cây trồng - hạn ngạch kiêm thặng dư. Tiếp cận tái bảo
hiểm đã không còn là một khó khăn đáng kể trong lịch sử của PCIC. Có nhiều nhà
môi giới tái bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm quan tâm tới việc tham gia vào các chương

- 19 -


trình tái bảo hiểm của PCIC. Không có sự tham gia của chính phủ trong tái bảo hiểm
của PCIC.
Hỗ trợ công cho bảo hiểm nông nghiệp
Các loại Hỗ trợ công cho bảo hiểm nông nghiệp.
Chính phủ tài trợ các chi phí thành lập của PCIC. Chính phủ hỗ trợ chính cho
bảo hiểm nông nghiệp là thông qua trợ cấp phí bảo hiểm cho các dòng chính của PCIC
như bảo hiểm cây lúa và ngô. Cán bộ khuyến nông của chính phủ hỗ trợ các hoạt động
giám định tổn thất. Theo quy định 8175, Quỹ dự trữ Nhà nước cho các tổn thất Thảm
họa chiếm 500 triệu peso là được cung cấp bởi chính phủ. Miễn các loại thuế phí về
phí bảo hiểm cho lúa và ngô
Trợ cấp phí bảo hiểm
Bảo hiểm cây lúa và ngô được trợ cấp. Chính phủ trả trợ cấp phí bảo hiểm và
phí này được trả khác nhau giữa 48% và 63% của tổng phí bảo hiểm gốc (OGP) trong
trường hợp bảo hiểm cây lúa. Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng có giá trị thương mại cao
không được trợ cấp.
e. Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ
Thị trường bảo hiểm cây trồng đã tồn tại khoảng 100 năm.
Tại Mỹ, Chương trình Bảo hiểm cây trồng Liên bang tạo điều kiện thuận lợi để bảo
vệ nông dân trồng hoa màu khỏi rủi ro liên quan tới thời tiết.
Công ty bảo hiểm khu vực tư nhân đã cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hiểm họa
đơn lẻ (mưa đá, hỏa hoạn, lũ lụt, sương, gió, vv) một cách có hiệu quả và có lợi nhuận
trong một thời gian dài. Bảo hiểm đa hiểm họa phần lớn đã được chính phủ Mỹ cung
cấp trực tiếp hoặc được hỗ trợ kể từ cuộc cải cách vào năm 1994. Cho đến năm 1994,
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cung cấp hầu hết các bảo hiểm cây trồng đa hiểm họa
nhưng nó là một thị trường phần lớn là kém phát triển vì các chương trình hỗ trợ hàng
hoá mở rộng và các thảm họa tạm thời, những năm 1930 đã làm giảm ưu đãi cho nông
dân tham gia vào chương trình bảo hiểm đa hiểm họa có sự hỗ trợ của chính phủ.

Tuy nhiên, với những cải cách trong các chương trình bảo hiểm trong năm 1994 và
Dự luật trang trại năm 1996 và 2000, các ưu đãi thay đổi. Bây giờ các công ty bảo
hiểm tư nhân, được hỗ trợ bởi các cơ sở tái bảo hiểm của chính phủ, các khoản thanh
toán phí bảo hiểm trợ cấp cho nông dân, và trợ cấp chi phí hành chính và hoạt động, là
do các nhà cung cấp bảo hiểm đa hiểm họa cung cấp chủ yếu.
Hiện nay chính phủ Mỹ đã hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp bằng nhiều cách trong
đó:
- Luật Bảo hiểm Nông nghiệp: Lập pháp tác động tớicác chương trình bảo
hiểm cây trồng bao gồm các Đạo luật Cây trồng Liên bang, dự luật trang trại,
Kế hoạch bảo vệ rủi ro nông nghiệp và các thể chế tương thích khác
- Hỗ trợ phí bảo hiểm
- Hỗ trợ chi phí hoạt động và hành chính cho các nhà bảo hiểm
- Hỗ trợ chi phí đánh giá tổn thất
- Tái bảo hiểm
- Hỗ trợ tập huấn và đào tạo
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Hai loại sản phẩm bảo hiểm được đưa ra là sản lượng và doanh thu. Trong loại
bảo hiểm năng suất có ba sản phẩm cụ thể: lịch sử sản xuất thực tế, thảm họa, và kế
- 20 -


hoạch rủi ro nhóm. Trong loại rủi ro doanh thu có bốn sản phẩm cụ thể: doanh thu cây
trồng, đảm bảo doanh thu, bảo vệ thu nhập, và bảo hiểm doanh thu đô la. Bốn cây
trồng chính (ngô, lúa mì, đậu nành, và bông) được bảo hiểm và chiếm 75% phí bảo
hiểm rủi ro thanh toán vào năm 2001. Hiệu quả, công bằng và chi phí hiệu quả của
chương trình này tại Mỹ không tốt. Tổng chi phí của chính phủ trong năm 2001 là 2,5
tỷ đô la. Trợ cấp bảo hiểm đang gia tăng. Trong năm 2001, trợ cấp phí bảo hiểm lên
tới 1,8 tỷ USD tăng từ 700.000 USD vào năm 1992. Các khoản trợ cấp trả cho các
công ty bảo hiểm tư nhân, đã nhảy vọt lên 648 triệu USD từ 225 USD trong cùng thời
kỳ. Tỷ lệ mất mát (tiền bồi thường / đóng) đã được liên tục trên một (điểm hòa vốn)

cho hầu hết các tiểu bang và tất cả các loại cây trồng trong 20 năm qua.
Theo WB, trong năm 2008 có 17 công ty bảo hiểm tư nhân bán các bảo hiểm nông
nghiệp trong đó chỉ có 7 công ty bán bảo hiểm cây trông và chỉ có 1 công ty bán bảo
hiểm chăn nuôi, và 9 công ty bán cả hai sản phẩm là cây trồng và chăn nuôi.
f. Bảo hiểm nông nghiệp tại Tây Ban Nha
Tây Ban Nha do địa hình và vị trí nằm giữa điểm giao nhau của hai hệ thống thời
tiết một có nguồn gốc từ Đại Tây Dương và một có xuất phát từ biển Địa Trung Hải,
nên có lượng mưa và thời tiêt khí hậu rất khác nhau. Từ năm 1978, một chương trình
bảo hiểm cây trồng công tư kết hợp, trong đó các chính phủ, thông qua một cơ quan
chuyên môn liên kết với Bộ Nông nghiệp, Thủy sản, và Thực phẩm Cơ quan Nhà nước
về bảo hiểm nông nghiệp (ENESA), tiến hành các nghiên cứu, thiết kế sản phẩm bảo
hiểm mới, cung cấp tái bảo hiểm, trả một phần phí bảo hiểm cho nông dân, và trợ cấp
chi phí hoạt động cho các nhà bảo hiểm tư nhân, những người thực sự bán các sản
phẩm bảo hiểm này.
Trong năm 1980, chính phủ đã ban hành lập pháp thành lập một chương trình
bảo hiểm nông nghiệp mang tính quốc gia , gọi là Chương trình Bảo hiểm Nông
nghiệp Kết hợp, một đối tác công tư tên là groseguro, một tổ chức đồng bảo hiểm tư
nhân với mục đích bảo hiểm nông nghiệp có hỗ trợ tới tất cả các khu vực và nông dân
trên lãnh thổ Tây Ban Nha trên cơ sở tự nguyện. Năm 2008 Agroseguro là chương
trình bảo hiểm nông nghiệp quốc gia lớn nhất và mang tính tổng thể nhất Châu Âu,
bảo hiểm hơn 200 loại sản phẩm khác nhau từ cây trồng, chăn nuôi, thủy sản, các
chương trình lâm nghiệp và gia tăng phí bảo hiểm hàng năm là 800 triệu đô la Mỹ.
g. Bảo hiểm nông nghiệp tại Mexico
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp đầu tiên của Mexico có từ năm 1942. Năm
1961, Đạo luật Bảo hiểm cây trồng và chăn nuôi đã được thông qua, chính thức thành
lập Công ty chăn nuôi và cây trồng quốc gia của nhà nước (ANAGASA). ANAGASA
bắt đầu hoạt động vào năm 1963 và khách hàng của ngân hàng phát triển nhà nước,
Banco Ejidal và Banco Agricola (sau đó sát nhập để tạo thành Banco Nacional de
Credito Agricola - BANRURAL), buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm cây trồng. Các
hợp đồng bảo hiểm trong đó phí bảo hiểm và đa hiểm họa được trợ cấp và diện tích

gieo trồng được bảo hiểm là rất lớn. Thật không may, do giám sát lỏng lẻo, giá cả
không thực tế, và gian lận (nộp đơn khiếu nại sai sự thật), đã gây tổn thất lớn cho
ANAGASA. Có lúc tiền thanh toán bồi thường đã lên tới 70% phục hồi cho vay của
BANURAL.Số lượng khiếu nại về bồi thường cao. Chi phí tài chính không thể chấp
nhận được và ANAGASA đã được đóng cửa vào năm 1988.
Năm 1991 công ty bảo hiểm cây trồng nhà nước được thành lập có tên là
AGROASEMEX. Không giống người tiền nhiệm của nó, AGROASEMEX chỉ tái bảo
hiểm cho các công ty bảo hiểm tư nhân địa phương (chỉ có năm sản phẩm cây trồng
- 21 -


được bảo hiểm) và khoảng 200 quỹ bảo hiểm tương hỗ (Fondos de Aseguramiento hay
FONDOS), hoạt động cố vấn kỹ thuật cho FONDOS, và quản lý chương trình trợ cấp
liên bang cho các FONDOS. FONDOS là khu vực có thu nhập thấp nhất nước này.
Những bảo hiểm rủi ro là hạn hán, dư thừa độ ẩm, sương giá, mưa đá, lửa, gió, tàn phá
cây trồng, và các bệnh gia súc, tai nạn, không đủ năng lực, và buộc phải tiêu hủy. Các
sản phẩm được được đưa ra là cho các khoản đầu tư, năng suất dự kiến, và các nhà
kính. Theo chương trình này tự nguyện này, bảo hiểm khu vực đã tăng từ 636.000 ha
năm 1991 lên 1,9 triệu ha vào năm 2000.
Tương tự như vậy, bảo hiểm vật nuôi, đã tăng từ 576.000 con năm 1991 đến 9,7
triệu con vào năm 2000. Khu vực này, tuy nhiên, ít hơn nhiều hơn diện tích được bao
phủ bởi người tiền nhiệm của nó. Năm 2000, Agrosemex, bảo hiểm 1,9 triệu ha trên
tổng số 21,9 triệu diện tích canh tác. Tuy nhiên, chương trình của AGROASEMEX
chi phí có hiệu quả . Ví dụ, tỷ lệ bồi thường tái bảo hiểm trung bình 13,06% cho giai
đoạn 1991-1996 (Hernandez, năm 1997).
Chính phủ Mexico hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp dưới các hình thức sau:
o Trợ cấp phí bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm thương mại/Fondos chocacs
sản phẩm cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp và bảo hiểm thủy sản ;
o Tái bảo hiểm nông nghiệp thông qua nhà bảo hiểm quốc gia, Agroasemex;
o Hỗ trợ giáo dục và đào tạo. Chính phủ hỗ trợ tài chính ngân sách cho các

chương trình đào tạo của Fondos;
o Hỗ trợ thông qua Agroasemex trong việc thiết kế sản phẩm và đánh giá và
trong việc thiết kế các hệ thống điều chỉnh tổn thất và các quy trình thủ
tục. Các nhà bảo hiểm thương mại tư nhân được Agroasemex hỗ trợ tiếp
cận công nghệ ; và bảo hiểm thiên tai cho nông dân nghèo trong các
chương trình FAPRACC trong đó chính phủ trợ cấp 100%
Nhận xét chung về bảo hiểm nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới
Qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở
một số quốc gia trên thề giới có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
1) Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành bảo hiểm nông
nghiệp, nhà nước trực tiếp đứng ra tổ chức các hoạt động bảo hiểm với mức độ khác
nhau. Ví dụ các nước như Tây Ban Nha, Mỹ: việc nhà nước thành lập một tổ chức đại
diện cho minh có tác dụng định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình
triển khai bảo hiểm nông nghiêp. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng đóng vai trò
tích cực tham gia như: quản lý, giám sát, thu thập số liệu. Nhà nước còn tiến hành tài
trợ cho bảo hiểm nông nghiệp: nông dân tham gia bảo hiểm có thể được hỗ trợ một
phần hoặc 40 đến 50% hoặc có thể lên tới 100% phí bảo hiểm). Nhà nước cũng hỗ trợ
chi phí quản lý và cũng đóng vai trò là nhà tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp.Tất cả
các hoạt động bảo hiểm nông nghiệp đều có sự trợ cấp rất lớn từ Chính phủ bao gồm
trợ cấp phí bảo hiểm, trợ cấp phí quản lý và trợ cấp phí tái bảo hiểm. Có thể nói, nếu
thiếu sự hỗ trợ đủ mạnh từ phía Chính phủ thì hoạt động bảo hiểm nông nghiệp rất khó
thành công.
2) Để đảm bảo quy luật số đông các nước đã tiến hành nhiều biện pháp khác
nhau: hỗ trợ phí bảo hiểm nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho nông dân, ngoài ra
nhà nước còn xây dựng các mô hình bảo hiểm tương hỗ nhằm gắn chặt lợi ích của
nông dân vào hoạt động bảo hiểm. Tại nhiều nước đã quy định bảo hiểm bắt buộc đối
với người vay vốn ngân hàng để sản xuất (Philippines, Ấn độ)
- 22 -



×