Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI CÔNG TY VTC CÔNG NGHỆ VÀ NỘI DUNG SỐ - VTC INTECOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.89 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Đinh Trung Dũng
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ
NỘI DUNG SỐ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI CÔNG TY
VTC CÔNG NGHỆ VÀ NỘI DUNG SỐ - VTC INTECOM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Thảo Nguyên

Phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Tấn
Phản biện 2: TS. Đàm Quang Vinh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
‐ Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
 


 


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Với nhu cầu sử dụng di động ngày càng lớn và đòi hỏi từ sự trăng
trưởng ồ ạt của Internet thời gian gần đây, việc phát triển nội dung trên các
thiết bị này đang được cơ quản lý, doanh nghiệp cũng như cộng đồng quan
tâm. Các chuyên gia nhận định, di động là hướng đi quan trọng dù là bán
hàng hay quảng cáo, qua đó chung quan điểm việc mua bán nội dung trên di
động là thế mạnh và khả thi nhất trong tương lai.
Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số là một trong những đơn vị đi
đầu và đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển nền công nghiệp nội
dung số Việt Nam. Tuy nhiên, đặc tính của dịch vụ này là luôn bị bắt chước
và thậm chí phiên bản sau còn hay hơn phiên bản trước nên đòi hỏi các nhà
cung cấp luôn đổi mới và cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có chất
lượng để ổn định thị phần và phát triển. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải
luôn nâng cao năng lực cạnh tranh cho những sản phẩm then chốt của mình,
vì đó là điều kiện quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phan
Thảo Nguyên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh
cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động tại Công ty VTC Công
nghệ và Nội dung số - VTC Intecom ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mục tiêu phát triển thường trực
và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Bằng sự thúc đẩy lợi nhuận, doanh nghiệp
muốn đi đầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã, các dịch vụ cung ứng. Dưới áp
lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến phương thức
sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới quản lý doanh nghiệp một

cách hiệu quả. Tuy nhiên, tại công ty VTC Intecom chưa có một đề tài cũng


2
như công trình nghiên cứu nào về việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch
vụ, vì thế học viên mong muốn đề tài của mình sẽ có ý nghĩa thực tiễn góp
phần giúp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tại công ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ những quan điểm trên, luận văn này mong muốn góp
phần phân tích, đánh giá một cách cụ thể về năng lực cạnh tranh và công
tác thực hiện chiến lược cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động
tại Công ty VTC Intecom. Qua đó tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho nội dung số trên điện thoại di động tại
doanh nghiệp này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động
qua hình thức nhắn tin ngắn SMS do một số nhà cung cấp dịch vụ như:
Bluesea, Vivas, SVM, VTC...
Phạm vi nghiên cứu: các chiến lược kinh doanh của các nhà cung
cấp dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động tại Việt Nam và xu thế phát
triển ngành. Luận văn tập trung nhấn mạnh vào các chiến lược mang tính
cạnh tranh và phát triển thương hiệu cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại
di động của Công ty VTC Intecom.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong luận văn này chủ yếu là sử dụng
phương pháp thống kê phân tích, luận văn đã căn cứ vào số liệu của phòng
kinh doanh của Công ty VTC Intecom, các số liệu thu thập từ các đối thủ cạnh
tranh, các tài liệu có nội dung về chiến lược, cạnh tranh, marketing, quản trị
cũng như ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nội dung số trên



3
điện thoại di động.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đánh giá, phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội dung số trên
điện thoại di động tại Công ty VTC Intecom, trong đó có những phân tí ch
sâu về các mặt còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó .
- Trên cơ sở các vấn đề còn hạn chế , cần đưa ra m ột số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di
động, định hướng và đưa ra các chiến lược cạnh tranh dịch vụ này tại Công
ty VTC Công nghệ và Nội dung số - VTC Intecom.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo , nội dung
của luận văn sẽ được trì nh bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ nội dung số trên
điện thoại di động của Công ty VTC Intecom
Chương 3: Một số giải pháp nh ằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động tại công ty VTC Intecom


4
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ
NỘI DUNG SỐ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng xã hội phức tạp, theo K.Marx: “Cạnh
tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được
lợi nhuận siêu ngạch”.
Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng dành được thị phần lớn trước các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay
toàn bộ của thị của đối thủ (theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, Nhà
xuất bản từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 349).

1.1.2. Các loại hình cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
Thực tế có rất nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân
loại cạnh tranh. Căn cứ phổ biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị
trường, mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường và phạm vi ngành kinh
tế.
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Người ta chia thanh ba
loại:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Cạnh tranh giữa người mua
Cạnh tranh giữa những người bán


5
Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế Người ta chia cạnh tranh thành
hai loại:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh giữa các ngành
Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường Người
ta chia cạnh tranh thành ba loại:

Cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh không hoàn hảo
Canh tranh độc quyền

1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một qui luật khách quan
của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị
trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số
lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh
tranh sẽ là một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường,
trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa.
1.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm
1.2.1. Khái niệm
Năng lực cạnh tranh sản phẩm được hiểu là năng lực mà doanh
nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh để có thể
giành được thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, những sản phẩm
đó các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng sao chép và bắt chước được với
công ty.


6
1.2.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm: trên thương trường nếu nhiều sản
phẩm có công dụng như nhau, giá cả bằng nhau thì người tiêu dùng sẽ sẵn
sàng mua sản phẩm nào có chất lượng cao hơn.
Thứ hai, giá cả sản phẩm: hai sản phẩm có cùng công dụng, chất
lượng như nhau thì người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm nào có giá thành rẻ
hơn.
Thứ ba, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại: sức cạnh
tranh sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả sản phẩm cá biệt

của họ thấp hơn giá trung bình trên thị trường.
Thứ tư, là thông tin: một công cụ cạnh tranh sản phẩm lợi hại của
doanh nghiệp. Thông tin về thị trường mua bán, thông tin về tâm lý thị hiếu
khách hàng, về giá cả, đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quyết định kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thứ năm, phương thức phục vụ và thanh toán: là công cụ cạnh
tranh khá quan trọng. Ai nắm bắt được công cụ này sẽ thắng trong cạnh
tranh bởi vì công cụ này tạo ra nhiều tiện lợi cho khách hàng.
Thứ sáu, tính độc đáo của sản phẩm: mọi sản phẩm khi xuất hiện
trên thương trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt dòng đời
của nó rút ngắn khi xuất hiện cạnh tranh.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm
Sản phẩm
Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi thâm nhập vào một thị trường có thể
với một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm. Nếu sản phẩm và cơ cấu sản phẩm


7
của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng sức cạnh
tranh các mặt hàng của doanh nghiệp.
Giá thành và giá cả
Giá thành của sản phẩm là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào hình
thành nên sản phẩm như: nguyên vật liệu, nhân công, công nghệ sản
xuất...Từ giá thành của sản phẩm sẽ xác định được giá bán trên thị trường.
Chất lƣợng sản phẩm
Ngày nay, do đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên
người tiêu dùng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá
cao hơn cho những sản phẩm cùng loại có chất lượng tốt hơn hẳn.

Dịch vụ
Dịch vụ cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản
phẩm này so với sản phẩm khác. Dịch vụ là một công cụ cạnh tranh hết sức
phổ biến trên thị trường quốc tế, đó có thể là dịch vụ trước khi bán, dịch vụ
bán hàng tận nơi cho khách hàng, dịch vụ sau bán hàng.
Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp được hình thành dựa trên chất lượng, giá
trị sử dụng của sản phẩm các dịch vụ sau bán hàng, thời gian giao hàng, quy
mô của doanh nghiệp...Một doanh nghiệp có uy tín với khách hàng thì đồng
nghĩa với việc có được lợi thế trong cạnh tranh.

1.2.4. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh sản
phẩm
Các nhân tố bên ngoài
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Khách hàng (Người mua)


8
Người cung ứng
Sản phẩm thay thế
Các nhân tố bên trong
Nguồn lực về tài chính
Trình độ tổ chức quản lý
Hoạt động Marketing
1.3. Năng lực cạnh tranh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
1.3.1. Khái quát về dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
Dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ là các phần mềm được viết ra
bằng các ngôn ngữ lập trình và chạy trên các thiết bị số (điện thoại di động,

điện thoại di động thông minh...).
Các dịch vụ nội dung được cung cấp cho mạng di động bao gồm phát triển
và cung cấp các tiện ích (tải nhạc chuông, logo, hình nền…); trò chơi trên
điện thoại di động; tin nhắn trúng thưởng; tin nhắn tra cứu thông tin kinh tế
xã hội; tin nhắn tư vấn chuyên sâu…

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh dịch vụ ĐTDĐ cũng
tương tự như các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ
nói chung, bao gồm: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và thị phần.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
Các yếu tố bên ngoài
- Môi trường quốc tế


9
- Môi trường cạnh tranh
Các yếu tố bên trong
- Chất lượng dịch vụ
- Giá cước
- Thời gian cung cấp dịch vụ
- Quy trình cung cấp dịch vụ
- Kênh phân phối
- Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
- Chăm sóc khách hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận về cạnh

tranh gồm các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh sản phẩm, dịch vụ; trong đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng
cao năng lực cạnh tranh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ trong bối cảnh hội
nhập hiện nay và nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
dịch vụ, cũng như các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ.
Với những lý luận tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ, các
doanh nghiệp sẽ nhận biết được đâu là cơ hội, đâu là thách thức để nắm lấy
thời cơ cũng như đón đầu các thử thách mà qua đó, doanh nghiệp sẽ có
những định hướng sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nền tảng lý luận của
chương này là cơ sở vững chắc để công ty VTC Intecom đặt ra các mục tiêu
cụ thể cùng với những giải pháp hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh dịch
vụ nội dung số trên ĐTDĐ.


10
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ
NỘI DUNG SỐ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VTC
INTECOM
2.1. Giới thiệu chung về công ty VTC Intecom
2.1.1. Khái quát về VTC Intecom
Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom) là thành
viên của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 1 năm 2006, với đội ngũ nhân sự trẻ, giàu tri thức, nhiệt
huyết và sáng tạo.

2.1.2. Dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động do VTC Intecom
cung cấp
Dịch vụ di động – Game online trên mobile
Ngân hàng điện tử e-Bank (nay đổi tên thành VTCid
Cổng thanh toán VTC Paygate(nay đổi tên thành Thanh toán cước

365
Dịch vụ nhạc chuông cho người gọi là dịch vụ cho phép khách
hàng có thể lựa chọn đoạn nhạc hay những hiệu ứng âm thanh ưa thích cho
hôi chuông chờ thông thoại thông thường.
Dịch vụ tải hình ảnh hình nền
Dịch vụ tra cứu thông tin thị trường chứng khoán qua SMS
Dịch vụ thông tin: dịch vụ này cung cấp các thông tin về kết quả sổ
xố, dự báo thời tiết, tỷ giá.
Dịch vụ thể thao: cung cấp những tin tức thể thao, các dự đoán trúng
thưởng, kết quả..
Dịch vụ VTC shop: VTC shop cho thuê kiot kinh doanh trên mạng
và phát triển mạnh dịch vụ thanh toán điện tử.


11
Tổng đài nhân đạo 1400 và chương trình trái tim online hướng tới
cộng đồng
Dịch vụ SMS banking: nạp Vcoin thông qua Techcombank,
DongAbank, các nhà cung cấp dịc vụ viễn thông thông qua 2 phương thức:
Internet Banking và SMS Banking.
Đánh giá về tăng trƣởng doanh thu
( Đơn vị tính: Tỷ đồng )
Năm

2010

2011

2012


Doanh thu dịch vụ Nội

110

130

140

dung số
Doanh thu dịch vụ Nội

1,5

3

5

dung số trên di động
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của VTC Intecom )
2.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty VTC Intecom
2.2.1. Tổng quan thị trƣờng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ Việt Nam
Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung cho mạng di
động có tới trên dưới 100 doanh nghiệp tham gia. Những tên tuổi điển hình
cho dịch vụ đầy tiềm năng này như VASC, FPT, VTC… Ngay cả các nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông di động như MobiFone, VinaFone, Viettel…
cũng không bỏ qua cơ hội thu lợi nhuận từ dịch vụ này.

2.2.2. Tình hình cạnh tranh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
Thời gian gần đây, các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động đã
đồng loạt tung ra các dịch vụ nội dung trên mạng di động. Trong đó, có thể



12
nói đến sự ganh đua của hai mạng lớn và Viettel và MobiFone. Hai nhà khai
thác này tập trung chủ yếu vào dịch vụ tra cứu tin tức kinh tế xã hội và dịch
vụ tiềm kiếm. Sở dĩ các nhà triển khai dịch vụ nội dung tại thời điểm này vì
tốc độ đường truyền của mạng di động đã được tăng đáng kể, nhu cầu của
người dùng tăng cao. Nhưng lý do chính là để kéo doanh thu trung bình trên
một thuê bao (ARPU) lên sau một thời gian sụt giảm mạnh.
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại
Công ty VTC Intecom
2.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ
nội dung số trên ĐTDĐ tại Công ty VTC Intecom
Từ 2010 trở lại đây, các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam như
VNG, VTC đã bắt tay vào thiết kế và sản xuất các sản phẩm nội dung số để
phát hành trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp này vừa chập chững
bước chân vào lĩnh vực sản xuất game trên PC với đầy rẫy khó khăn.
Nhưng khó khăn này chưa qua đi thì làn sóng Mobile, Smartphone và Smart
TV đã ập tới rất nhanh. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành nội dung số đã
phải nhanh chóng giảm bớt các hoạt động phát triển dịch vụ trên PC, đi tắt
thật nhanh để chuyển sang dịch vụ cho Mobile và Smart TV.
2.3.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ so với các đối thủ chính của VTC Intecom
Thị trường dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ đang diễn ra hết sức sôi
động. Hiện có khoảng trên 100 nhà cung cấp dịch vụ này, tuy nhiên chỉ có
rất ít nhà cung cấp chứng tỏ thực lực của mình trên thương trường. Dịch vụ
nội dung số trên di động đem lại doanh thu lớn nhất với 383,3 triệu đô-la
năm 2009.



13
Để đánh giá về năng lực cạnh tranh dịch vụ này của công ty VTC
Intecom, ta sẽ phân tích về các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Về môi trường bên trong, luận văn sẽ tập trung phân tích về một số
khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, về khách hàng của VTC Intecom
Thứ hai là nhà cung cấp
Thứ ba là dịch vụ thay thế
Thứ tư nguồn nhân lực
Thứ năm là nguồn vốn
Thứ sáu là công nghệ, dịch vụ viễn thông và internet
Thứ bảy là chiến lược quảng cáo, tiếp thị
Về môi trường bên ngoài, luận văn tập trung đánh giá các nhân tố
sau đây:
Thứ nhất là môi trường kinh tế
Thứ hai là môi trường chính phủ – chính trị và pháp luật
Thứ ba là môi trường văn hoá- xã hội
Thứ tư là, môi trường công nghệ và kỹ thuật
2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của
Công ty VTC Intecom
2.4.1. Những điểm mạnh
Về ưu điểm, công ty đã đạt được những mặt thành công như sau:
Một là, với tư cách là thành viên của Tổng công ty Truyền thông
đa phương tiện VTC - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thông tin
và Truyền thông là cơ quan quản lý về mặt nhà nước với các mạng ĐTDĐ
lớn nhất nhì Việt Nam như Viettel, Vinaphone và Mobifone, việc kết nối
kết xuất số liệu, đối soát cước được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển sản
xuất kinh doanh của mình.



14
Hai là, công ty VTC Intecom là chủ sở hữu của tổng đài Trung tâm
Dịch vụ Khách hàng VTC (VTC Care) 19001530. Có thể nói, đây là tổng
đài hỗ trợ dịch vụ truyền hình và phát hành game ra đời sớm nhất Việt Nam
- một kênh thông tin rất hữu hiệu để cung cấp thông tin cho khách hàng
quan tâm đến dịch vụ.
Ba là, hoạt động quảng bá, tiếp thị tại công ty VTC Intecom ngày
càng được chú trọng. Đây là động thái tích cực góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của dịch vụ.
Bốn là, thông qua các đại lý trên khắp toàn quốc của VTC, một
kênh phân phối quan trọng để giới thiệu dịch vụ đến khách hàng.

2.4.2. Những điểm yếu
Thứ nhất, nguồn nhân lực bị thiếu về số lượng lẫn chất lượng.
Phần lớn nguồn lực phục vụ cho kinh doanh dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ tại công ty VTC Intecom không được qua đào tạo cơ bản, không
được tạo điều kiện để tiếp cận công nghệ mới cũng như cách thức làm nội
dung cho dịch vụ.
Thứ hai, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn sản xuất kinh doanh
hạn chế. Công ty VTC Intecom nằm trong số khoảng 50% doanh nghiệp nội
dung số trên ĐTDĐ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.\
Thứ ba, hạ tầng công nghệ công nghệ thông tin và truyền thông tại
công ty VTC Intecom vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.Với đà phát triển
của công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm qua và việc mở
cửa thị trường công nghệ thông tin và truyền thông cho tự do cạnh tranh nên
hạ tầng công nghệ về cơ bản đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của công
nghiệp nội dung số.


15

Thứ tư, dù hoạt động quảng bá tiếp thị ít nhiều được chú trọng
nhưng vẫn bị khống chế bởi qui định của Bộ tài chính không quá 10%
doanh số (Thông tư số 130 /2008/TT-BTC). Chính vì lẽ đó mà không có đủ
tài chính để quảng bá, tài trợ cho các dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của
mình mà với mặt bằng giá quảng cáo hiện nay là rất cao, đặc biệt là quảng
cáo trên các đài phát thanh, truyền hình và báo chí.
Thứ năm, chưa có một sản phẩm, dịch vụ nào thật sự chất lượng và
độc đáo. Chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh
tranh của dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ.
Thứ sáu, công ty VTC Intecom cũng như các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ nói chung đang gặp phải vướng mắc
về môi trường pháp lý. Đó là vấn đề sở hữu trí tuệ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh
dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại Công ty VTC Intecom và phối kết hợp
với các phương pháp thu thập, so sánh thông tin - số liệu, chương 2 sẽ chỉ
ra những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế trong hoạt động cạnh tranh
về dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại Công ty.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp lao
đao, lâm vào cảnh khó khăn khó khăn, nợ nần, phải cắt giảm nhân sự, giảm
lương hoặc nợ lương nhân viên… thì VTC Intecom vẫn đảm bảo được cho
người lao động các chế độ ưu đãi tốt để họ và gia đình có cuộc sống ổn
định. Đó chính là một phần của chính sách nhân sự để nâng cao khả năng
cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi của các thành viên xứng đáng với sự đóng
góp của mỗi người. Đồng thời, người lao động được trau dồi kiến thức liên
tục và có cơ hội thăng tiến khi dám chấp nhận thử thách.


16
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ TRÊN ĐTDĐ TẠI CÔNG
TY VTC INTECOM
3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng các giải pháp
Để các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội
dung số trên ĐTDĐ tại công ty VTC Intecom thực thi và có hiệu quả, cần
quán triệt các quan điểm sau:
Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VTC Intecom
phải lành mạnh, theo qui định của pháp luật.
Hai là, cạnh tranh bằng năng lực mạng lưới của công ty VTC
Intecom: Chất lượng về đường truyền luôn là yếu tố quan trọng trong ngành
kinh doanh dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Muốn đường truyền ổn định để
người sử dụng có thể tải nội dung số về ĐTDĐ của họ được nhanh thì mạng
lưới viễn thông phải ổn định và thông suốt.
Ba là, cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ với cơ chế mềm dẻo,
linh hoạt: Dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ muốn thu hút khách hàng sử
dụng ngày càng nhiều đòi hỏi phải luôn nâng cao chất lượng phục vụ.
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung
số trên ĐTDĐ tại Công ty VTC Intecom
3.2.1. Đảm bảo nhu cầu và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Quá trình canh tranh và hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển
kinh doanh dài hạn cho công ty. Vì vậy, để có được đội ngũ cán bộ và nhân
viên đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì phải có những giải pháp sau:
Một là, đổi mới cơ cấu lao động cho dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ theo tính chất công việc.


17
Hai là, chuyên môn hoá đội ngũ kinh doanh dịch vụ nội dung số

trên điện thoại di động
Ba là, tăng cường hoạt động đào tạo

3.2.2. Bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty VTC Intecom là một thành viên của Tổng công ty truyền
thông đa phương tiện VTC. Nguồn vốn mà doanh nghiệp được phân bổ để
hoạt động căn cứ vào qui mô của doanh nghiệp. Với số vốn được phân bổ
hiện tại, đơn vị nằm trong nhóm doanh nghiệp có qui mô về vốn lớn hơn
100 tỉ . Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số
trên ĐTDĐ nhiều hơn nữa nhưng rõ ràng hiện nay doanh nghiệp đang thiếu
vốn trầm trọng.

3.2.3. Đảm bảo kỹ thuật công nghệ, ổn định cơ sở hạ tầng
Đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, theo tác
giả, công ty cần đầu tư đón đầu công nghệ mới, cụ thể là sử dụng công nghệ
Smart Messaging Gateway (SMGW) cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
mà doanh nghiệp đang khai thác.

3.2.4. Thực hiện các hoạt động marketing để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
Để thực hiện hoạt động này, công ty cần thực hiện các vấn đề sau:
Thứ nhất là, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cụ thể như:
- Cải thiện chức năng bình chọn giải trí của hệ thống
- Nâng cao chức năng tải nội dung đa phương tiện Ringtone, Logo
- Đa dạng hoá chức năng tra cứu thông tin


18
- Bổ sung chức năng đăng ký nhận thông tin
- Nâng cấp dung lượng đường truyền cho dịch vụ nội dung số trên

ĐTDĐ
Thứ hai là, tăng cường hoạt động quảng bá dịch vụ nội dung số
trên ĐTDĐ
Trước mắt, công ty cần thực hiện một số hoạt động sau:
- Đẩy mạnh quảng cáo trên hoá đơn cước điện thoại
- Cần đẩy mạnh hợp tác với các báo
- Lựa chọn các hình thức quảng bá, tiếp thị phù hợp
- Tăng cường hoạt động xúc tiến cho dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ.

3.2.5. Xây dựng nét văn hóa riêng biệt cho dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ
Văn hoá công ty là toàn bộ những giá trị tinh thần mang đặc trưng
riêng của công ty có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các
thành viên trong công ty.

3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với nhà nƣớc
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế
chính sách bằng cách xác lập các loại hình, lĩnh vực; hoàn thiện các văn bản
quản lý đối với các hoạt động cung cấp nội dung thông tin số; thiết lập các
quỹ đầu tư mạo hiểm cho công nghiệp nội dung số.
Thứ hai, phát triển hạ tầng viễn thông - internet với việc tập trung
đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng băng thông rộng; nâng chất lượng đường


19
truyền internet; có các cơ chế chính sách để hạ giá cước; đầu tư nâng cấp
mạng 3G cho thông tin di động; mở rộng các loại hình kết nối.
Thứ ba, ngành cần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú

trọng dành thêm nhiều chỉ tiêu đào tạo ở các chương trình du học bằng tiền
ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh đào tạo
văn bằng hai về công nghệ thông tin cho cán bộ, sinh viên các ngành xã hội,
đẩy mạnh các chương trình đưa internet tới cộng đồng.
Thứ tư, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển
Thứ năm, cần phát triển thị trường sản phẩm với các mục tiêu

3.4.2. Đối với cơ quan chủ quản
Một là, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát
triển dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tại công ty VTC Intecom.
Hai là, nhanh chóng đầu tư hệ thống SMS gateway cũng như phần
mềm chạy chữ trên các kênh truyền hình nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các
đối thủ.
Ba là, phải thành lập ngay bộ phận làm nội dung cho dịch vụ
ĐTDĐ. Theo đó, bộ phận này sẽ đảm trách các phần việc như thiết kế trang
web, làm TVC, viết lời quảng cáo – copywriter…nhằm tạo ra các sản
phẩm/dịch vụ mạnh về chất, đủ về lượng phục vụ khách hàng.
Bốn là, có chính sách kinh doanh uyển chuyển về tỉ lệ ăn chia, nên
mạnh dạn tài trợ cho các chương trình, sự kiện nhằm đánh bóng thương
hiệu và tạo vị thế trên thị trường.
Năm là, đa dạng hoá các hình thức hợp tác với các phương tiện
truyền thông trong việc khai thác dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ bằng cách
nâng mức ăn chia cao hơn tỉ lệ hiện nay.


20
Sáu là, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng. Việc nâng chất
hoạt động chăm sóc khách hàng theo kiểu Call center hoặc các chiến dịch
khuyến mãi là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay
Bảy là, đa dạng hoá nội dung thông tin cung cấp cho khách hàng.

Mở rộng một số nội dung như “ Chăm sóc khách hàng qua SMS”; “Thầy
thuốc gia đình”; “Đi chợ dùm bạn”; “Luật sư của bạn”…v.v… Từ đó lôi
cuốn khách hàng sử dụng dịch vụ, sản lượng và doanh thu sẽ không ngừng
gia tăng;
Tám là, rút ngắn thời gian đối soát cước với các công ty ĐTDĐ để
tránh ảnh hưởng đến việc thanh toán cho đối tác thứ ba.
Chín là, khi có bất kỳ một sản phẩm/dịch vụ nội dung số trên
ĐTDĐ của doanh nghiệp ra đời, đơn vị cần tiến hành các thủ tục cần thiết
để đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ. hiện nay, tình trạng sao chép các nội
dung trong ngành kinh doanh sản phẩm/dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ là
phổ biến.
Và sau cùng, công ty nên chú trọng vào đầu tư hạ tầng kỹ thuật
mạng để phát triển dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ vì hiện nay, mạng di
động Việt Nam vẫn chú trọng vào phát triển dịch vụ thoại(voice), trong khi
dịch vụ dữ liệu(data) chưa được phát triển tốt ( do dịch vụ voice đem lại lợi
nhuận cao hơn và chiếm tỉ trọng lớn hơn).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Có được một nguồn nhân lực đủ về chất, mạnh về lượng để có thể
sản xuất ra những sản phẩm/dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ phục vụ khách
hàng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà công ty VTC Intecom đặt ra.
Với lượng khách hàng tiêu dùng tiềm năng lên tới 2 triệu người tập
trung chủ yếu tại các đô thị với sức tiêu dùng lớn, hoạt động marketing càng
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.


21
Việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) sẽ mang lại nhiều
hiệu quả thiết thực. Theo tác giả, sản phẩm/dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ
phải luôn mới và có nét riêng. Khi công ty dành ngân sách cho việc R&D,
chắc chắn rằng sản phẩm/dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của doang hiệp sẽ

mang tính độc đáo, riêng có bởi trước khi chúng ra đời đã được đội ngũ
nghiên cứu mày mò sáng tạo cả một thời gian dài.


22
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ đang trở thành một
ngành kinh tế quan trọng và nhiều khả năng sẽ trở thành ngành thống lĩnh
trong CNTT & TT thế giới giai đoạn 2010-2020.
Tuy là một ngành còn non trẻ nhưng đã có những bước phát triển
vượt bậc, tạo nền tảng phát triển cho giai đoạn 2006-2010 và đặc biệt là
2010-2020. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều khó khăn, trở lực
xuất hiện trong nội bộ ngành và từ môi trường kinh doanh còn nhiều bất
cập. Những dấu hiệu về xu hướng phát triển cảm tính, ngắn hạn, thiếu liên
kết, thiếu định hướng dài hạn, thiếu cơ chế phối hợp và hỗ trợ hiệu quả
v..v.. đang ngày càng rõ nét trong ngành. Trong bối cảnh phát triển và cạnh
tranh mới, công nghiệp nội dung số trên ĐTDĐ Việt Nam rất cần có một
chiến lược quốc gia làm nền tảng định hướng và dẫn dắt sự phát triển.
Đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt cũng như nạn sao chép nội
dung số trên mạng ĐTDĐ như hiện nay, Công ty VTC Intecom đã không
ngừng tìm tòi, học hỏi và nâng cao chất lượng dịch vụ với quan điểm nhất
quán là phải tạo cho dịch vụ của mình có nét riêng, độc đáo mà các đối thủ
cạnh tranh không dễ có được. Muốn vậy, công ty cần có mục tiêu dài hạn
mà qua đó, xác định mục tiêu nào là then chốt, cốt lõi cùng hang loạt các
giải pháp cấp thiết phải thực hiện như đã đề cập trong luận văn này.
Học viên hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ

, tạo điều kiện

của các thầy , cô giáo, của bạn bè , đồng nghiệp trong quá trì nh thu thập số

liệu, tìm hiểu thực tế và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!



×