Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hang không dân dụng ở Việt Nam. Hãng hang không Y và Z là hai khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A ký kết hợp đồng cung cấp xăng dầu thường xuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.83 KB, 12 trang )

Đề bài
Đề 6: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên thị trường dịch vụ
cung cấp xăng dầu hang không dân dụng ở Việt Nam. Hãng hang không Y và Z là hai
khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A ký kết hợp đồng cung cấp
xăng dầu thường xuyên cho các chuyến bay của hãng Y và Z.
Tháng 2/2008 do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường, doanh
nghiệp A đã quyết định tăng giá xăng do mình cung cấp thêm 15%. Doanh nghiệp A
có gửi thông báo tới hãng hàng không Y, thông báo sẽ chính thức tăng giá xăng cung
cấp cho các chuyến bay kể từ ngày 1/4/2008. Không chấp nhận với việc tăng giá này
của A, hãng Y đã gửi thông báo này cho doanh nghiệp A, trong đó yêu cầu doanh
nghiệp A không được đơn phương tăng giá xăng dầu hàng không do mình cung cấp.
Tuy nhiên sáng ngày 1/4/2008, do hãng Y vẫn không chấp nhận mức giá mà
doanh nghiệp A đưa ra, vì vậy A đã gửi công văn cho các chi nhánh yêu cầu từ chối
cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y khiến hãng phải tạm hoãn lịch bay của
tất cả các chuyến bay ngày 1/4/2008.
Hãng Y đã gửi công văn lên Tổng cực hàng không Việt Nam yêu cầu giải
quyết, vì vậy doanh nghiệp A đã buộc phải cung cấp xăng trở lại cho các chuyến bay
của hãng Y trong ngày 1/4/2008.
Hỏi:
1, Hành vi của doanh ghiệp A có thể vi phạm những quy định nào của Luật cạnh
tranh 2004? VÌ sao?
2, Hãng Y chỉ gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết
trong trường hợp này, vậy Cục quản lí cạnh tranh có thể tự mình xử lí vụ việ hay
không? Nếu không có thì trình tự giải quyết vụ việc này sẽ như the nào? Sau khi giải
quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định của hội đồng cạnh tranh thì
doanh nghiệp A phải làm gì?
3, Giả sử doanh nghiệp A chính à công ty con trực thuộc hãng hàng không Z, theo
anh, chị ngoài việc quyết định xử phát đối với hành vi vi phạm, Hội đồng xử lí vụ
việc cạnh tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và đề nghị biện pháp khác
phục nào để đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng
không ở Việt Nam.



1


Bài làm:
Câu 1: Hành vi của doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định nào
của Luật cạnh tranh 2004? Vì sao?
Có thể nhận thấy trong tình huống trên, doanh nghiệp A là doanh nghiệp có vị
trí độc quyền, theo dự kiện của tình huống thì doanh nghiệp A đã có những hành vi
vi phạm khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật cạnh tranh năm 2004.
Thứ nhất, Xét về hành vi vi phạm của doanh nghiệp A theo khoản 2 Điều 14 luật
cạnh tranh 2004 Điều 32 Nghị định 116/2005 quy định chi tiết một số điều của
Luật cạnh tranh: “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”. Áp đặt các điều
kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc
khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách
hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.


Ngừng cung cấp chính là căn cứ để cho thấy công ty Z buộc phải chấp

nhận mức giá mà doanh nghiệp A đưa ra. Ta có thể phân tích làm rõ điều đó như
sau:
+ Hành vi của doanh nghiệp A là buộc công ty Z chấp nhận vô điều kiện
những nghĩa vụ. Dấu hiệu này được chứng minh bằng việc doanh nghiệp A đã
dừng thương lượng với công ty Z bằng việc đơn phương đặt thời hạn cuối cùng để
buộc công ty Z phải chấp nhận bằng văn bản mức phí cung ứng mới và doanh
nghiệp A đã thực hiện lời đe dọa trong thông điệp gửi đến công ty Z để buộc công
ty Z phải chấp nhận mức phí mới. Doanh nghiệp A đã ngừng cung cấp nhiên liệu
bay cho công ty Z từ ngày 01/4/2008.
+ Những nghĩa vụ này gây khó khăn cho công ty Z trong quá trình thực hiện

hợp đồng. Ở khía cạnh này, ta có thể thấy được, việc doanh nghiệp A nâng giá bán
nhiên liệu bay cho công ty Z là hành động tự ý đơn phương, không được sự cho
2


phép của cơ quan quản lý Nhà nước. Nghĩa vụ chấp nhận giá tăng mà công ty Z
phải chịu sẽ làm khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng thể hiện ở chỗ, công ty Z
phải bỏ một khoản tiền lớn hơn cho nhiên liệu bay, điều này ảnh hưởng đến hoạt
động tài chính của công ty Z (tăng giá nhiên liệu dẫn tới tăng giá chuyến bay, làm
giảm sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh dịch vụ này, ảnh hưởng đến doanh
thu dẫn tới việc khó khăn khi trả tiền mua nhiên liệu bay,…) và trực tiếp ảnh
hưởng đến việc có thực hiện tiếp được hợp đồng mua nhiên liệu bay với doanh
nghiệp A hay không.
Thứ hai, Xét về hành vi vi phạm của doanh nghiệp A theo khoản 3 Điều 14 luật
cạnh tranh 2004, Điều 33 Nghị định 116/2005: “Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn
phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính
đáng”. Việc ngừng cung cấp là căn cứ để xác định doanh nghiệp A đã đơn phương
hủy bỏ hợp đồng. Ta có thể phân tích để thấy rõ ràng hơn như sau:
+ Doanh nghiệp A có hành vi đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã
giao kết bằng việc ngừng cung cấp nhiên liệu bay.
+ Doanh nghiệp A dựa vào lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện
cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng. Nhóm em cho rằng mức phí cung
ứng là yếu tố không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực
hiện đầy đủ hợp đồng bởi thông thường, khi hai bên giao kết hợp đồng đã xác định
mức phí phù hợp và mức phí này được sự đồng ý của cả hai bên mà yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến hợp đồng thường là việc thanh toán giữa các bên. Theo tình
huống đưa ra, cho đến ngày 01/4/2008, công ty Z chưa hề chậm thanh toán cho
doanh nghiệp A.
Qua các phân tích trên có thể thấy doanh nghiệp A đã vi phạm khoản 2 và
khoản 3 Điều 14 Luật cạnh tranh năm 2005, . Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 15

Luật cạnh tranh 2005 có quy định về việc Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt
3


động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước. Theo đó, tại điểm a có quy định, Nhà
nước “Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền
nhà nước”. Như vậy, việc doanh nghiệp A (là doanh nghiệp độc quyền nhà nước)
đã tự ý tăng giá bán nhiên liệu bay là vi phạm quyền kiểm soát của Nhà nước trong
lĩnh vực này. Do đó, doanh nghiệp A đã vi phạm Điều 15 luật cạnh tranh 2004.
Kết luận: theo các phân tích trên, doanh nghiệp A đã vi phạm các quy định
trong Luật cạnh tranh năm 2004 là:
-

Vi phạm khoản 2 Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 về: “Áp đặt các điều kiện

bất lợi cho khách hàng”.
-

Vi phạm khoản 3 Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 về: “Lợi dụng vị trí độc

quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý
do chính đáng”.
-

Vi phạm điểm a khoản 1 Điều 15 Luật cạnh tranh năm 2004 về quyền

kiểm soát giá bán đối với doanh nghiệp độc quyền nhà nước.
Câu 2:
a, Hãng Y chỉ gửi công văn lên Tổng cực hàng không Việt Nam yêu cầu giải
quyết trong trường hợp này, vậy Cục quản lý cạnh tranh có thể tự mình xử lý vụ

việc hay không?
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp A đã thực hiện những hành vi hạn chế
cạnh tranh như đã phân tích ở câu 1. Hãng Y chỉ gửi công văn lên Tổng cực hàng
không Việt Nam yêu cầu giải quyết trong trường hợp này, vậy câu hỏi đặt ra là
Cục quản lý cạnh tranh có thể tự mình xử lý vụ việc hay không? Để trả lời cho câu
hỏi này trước hết phải xác định được nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quả lý cạnh
tranh trong trường hợp này.
4


Theo Khoản 2 Điều 49 Luật cạnh trạnh năm 2004 quy định quyền hạn, nhiệm
vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh- Cục quản lý cạnh tranh:
“a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương
mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và
hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối với vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục quản
lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra và đưa ra kết luận khi nhận thấy doanh nghiệp
áp dụng các hành vi có dấu hiệu của những hành vi hạn chế cạnh tranh. Còn thẩm
quyền xử lý thuộc Hội đồng cạnh tranh (khoản 2 Điều 53 Luật cạnh tranh năm
2004). Do đó, trong trường hợp này Cục quản lý cạnh tranh không được tự mình
xử lý vụ việc này.
b, Trình tự giải quyết vụ việc
Khi vụ việc trên được đưa ra giải quyết, thì trình tự giải quyết vụ việc trên được
diễn ra như sau:
Bước một, điều tra vụ việc cạnh tranh:
Điều tra vụ việc cạnh tranh là một giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh, theo đó cơ

quan quản lý cạnh trah áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định hành
vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc
5


xử lý của Hội đồng cạnh tranh. Điều tra vụ việc cạnh tranh được chia làm hai giai
đoạn: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức.
Điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành trong thời hạn 30 ngày theo
quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Trong thời hạn điều tra sơ
bộ đối với vụ việc này bao gồm cả việc phân công điều tra viên, hoàn thành điều
tra sơ bộ và kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý kết quả điều tra.
Nội dung của việc điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật canh
tranh, làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Trường hợp không phát hiện được
dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh trạnh thì thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra (Điều 88 Luật cạnh tranh năm 2004).
Điều tra chính thức là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn điều tra sơ bộ khi điều
tra viên phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật cạnh tranh của doanh
nghiệp A. Như trên đã xác định doanh nghiệp A có dấu hiệu thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh (lạm dụng vị trí độc quyền), theo Điều 89 Luật cạnh tranh năm
2004 thì nội dung của điều tra chính thức trong vụ việc trên bao gồm: xác minh thị
trường liên quan; xác minh thị phần trên thị trường liên quan của doanh nghiệp A;
thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm. Thời hạn điều tra chính thức là
một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra; trường hợp cần thiết,
thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng
không quá hai lần, mỗi lần không quá sáu mươi ngày (khoản 2 Điều 90 Luật cạnh
tranh năm 2004).
Vụ việc cạnh tranh trên có thể bị điều tra bổ sung trong trường hợp khi kết thúc
điều tra chính thức, Cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển toàn bộ báo cáo và hồ sơ
vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh mà Hội đồng xử lý cạnh tranh thấy rằng hồ sơ
chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh phải điều tra

bổ sung (Điều 96 Luật cạnh tranh năm 2004)
6


Trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh, điều tra viên phát hiện có dấu hiệu
tội phạm thì phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản ý cạnh tranh chuyển
hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (Điều 94 Luật cạnh tranh
năm 2004).
Bước hai, phiên điều trần:
Theo Điều 98 và Khoản 2 Điều 53 Luật cạnh tranh năm 2004 thì các vụ việc vi
phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh phải được
xử lý thông qua phiên điều trần.
Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi
vi phạm quy định của Luật cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Điều (100 Luật cạnh tranh năm 2004).
Trường hợp xảy ra một trong ba sự kiện pháp lý sau thì Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh (Điều 101 Luật
cạnh tranh năm 2004):
+ Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc
cạnh tranh trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy
định của Luật này và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác
đáng;
+ Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây
ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại;
+ Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả
gây ra và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ
việc cạnh tranh.

7



Trường hợp thấy có đủ cơ sở để mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý phải ra
quyết định mở phiên điều trần. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường
hợp nội dug điều trần có liên quan dến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên
điều trần được tổ chức kín. Phiên điều trần có sự tham gia của thành viên Hội đồng
xử lý, thư ký phiên điều trần; điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh; bên bị
điều tra; bên khiếu nại; luật sư và những người khác được ghi trong quyết định mở
phiên điều trần. Trình tự, thủ tục diễn ra trong phiên điều trần được quy định rất cụ
thể, chi tiết trong Nghị định 116/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật
cạnh tranh. Sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và
tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và
quyết định theo đa số.
c, Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định của Hội
đồng cạnh tranh thì doanh nghiệp A phải làm gì?
Sau khi vụ việc cạnh tranh trên được giải quyết, trường hợp không nhất trí một
phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh, thì doanh ghiệp A có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh
tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật cạnh tranh năm 2004.
Theo khoản 1 Điều 115 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định “Trường hợp
không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần
hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền”. Như vậy, nếu như doanh
nghiệp A tiếp tục không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh
tranh thì doanh nghiệp A có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có thẩm quyền theo thủ4 tục của một vụ án hành chính.

8



Câu 3
Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hãng hàng không Z, thì
ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và đề nghị biện khắc phục nào để
bảo đảm cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không ở Việt
Nam
1. Để trả lời vấn đề này, trước tiên chúng ta cần xác định các hình phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả mà A có thể bị áp dụng:
Như đã phân tích ở trên,doanh nghiệp A đã vi phạm vào pháp luật cạnh
tranh trong lĩnh vực độc quyền nên căn cứ vào khoản 1 Điều 117 luật Cạnh tranh
2004, doanh nghiệp sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo
hoặc phạt tiền
Ngoài ra, công ty A còn có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung theo
khoản 2 Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 và các biện pháp khắc phục hậu quả theo
khoản 3 Điều 117:
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau
đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về
cạnh tranh.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,
tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc
các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

9



b) Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần
doanh nghiệp đã mua;
c) Cải chính công khai;
d) Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc
giao dịch kinh doanh;
đ) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh
của hành vi vi phạm.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì
phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Và điều này được cụ thể hơn nữa tại Điều 4 Nghị định 120/2005 NĐ – CP
về quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
2. Chúng ta cần xem xét thẩm quyền xử lí của Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh trong trường hợp này. Thẩm quyền xử lí của Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 119 Luật Cạnh tranh 2004:
1. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có các quyền
hạn sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về
cạnh tranh;
d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều 117
của Luật này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
e) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy
định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này.
10



Như vậy, với những sai phạm đã phân tích ở trên, ngoài quyết định xử
phạt đối với các hành vi vi phạm thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh còn có
thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và đề nghị biện pháp khắc phục sau
đây:
1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về
cạnh tranh;
2. Một loạt các biện pháp được quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3
Điều 117 Luật cạnh tranh như Cải chính công khai; Loại bỏ những điều khoản vi
phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; Các biện pháp cần
thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
4. Có thể yêu cầu Nhà nước cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống
lĩnh hoặc buộc Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần
doanh nghiệp đã mua
Theo đề bài do không được doanh nghiệp A cung cấp nhiên liệu cho các
chuyên bay nên hãng hàng không Y phải hoãn chuyên bay và điều đó đã gây nhiều
thiệt hại về vật chất đặc biệt là uy tín cho hãng vì vậy với hành vi trên doanh
nghiệp A phải bồi thường thiệt hại cho hãng hàng không Y theo Điều 6 Nghị định
120/2005 NĐ – CP về quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh :
“1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì
phải bồi thường.
2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo các
quy định của pháp luật về dân sự ’’

11


DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật cạnh tranh, NXB. CAND, Hà Nội,

2011.
2, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo
trình Luật cạnh tranh, 2011.
3, Luật cạnh tranh năm 2004.
4, Nghị định 116/2005/ND-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật cạnh tranh.
5, Nghị định 120/2005/ND-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cạnh tranh.
6, Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt
Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2006.

12



×