Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.75 KB, 6 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức,
kỹ năng, chuyển giao công nghệ là một trong bốn chương trình của Giáo dục
thường xuyên quy định tại khoản 1, điều 45 của Luật Giáo dục 2005. Đó là:
- Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật
kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên
môn và nghiệp vụ;
- Chương trình để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Đối tượng học Chương trình này là tất cả mọi người, mọi độ tuổi, mọi
trình độ có nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời để mở rộng hiểu biết,
để làm việc, để cùng chung sống và để có thể thích nghi và góp phần giải quyết có
hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống và sản xuất.
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung:
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức,
kỹ năng, chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học
tập suốt đời của mọi người, giúp người học cập nhật kiến thức, kĩ năng cần thiết
cho cuộc sống và sản xuất và tiếp nhận công nghệ mới để nâng cao chất lượng
cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật
kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ nhằm
:
- Cung cấp một số kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, phù hợp với nhu
cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người học, giúp người
học cập nhật kiến thức, kỹ năng mới về Pháp luật, về Văn hoá-Xã hội,



-

về Bảo vệ sức khoẻ, về Bảo vệ môi trường và về Phát triển kinh tế Tăng thu nhập.
Chuyển giao công nghệ, giúp người học đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống và sản xuất.
Góp phần hình thành nhu cầu, thói quen và kỹ năng tự học, học tập
thường xuyên, học tập suốt đời.

II. PHẠM VI, CẤU TRÚC VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Phạm vi
Đây là chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật
kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Nội dung đa dạng, bao gồm tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống và sản xuất như: pháp luật, văn hoá-xã hội, bảo vệ sức
khoẻ, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-tăng thu nhập. Đây là chương trình
chung cho toàn quốc. Vì vậy chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung
chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước
cần phải biết. Dựa vào chương trình này, các địa phương tự xây dựng chương trình
riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của
người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.
2. Cấu trúc
Chương trình bao gồm 5 lĩnh vực nội dung chủ yếu sau:
* Giáo dục Pháp luật, bao gồm:
- Một số vấn đề chung về pháp luật và chính sách của Nhà
nước;
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội;
- Một số qui định của pháp luật trong đời sống;
* Giáo dục Văn hoá - Xã hội, bao gồm :
- Lịch sử Việt Nam;
- Địa lí Việt nam;

- Con người Việt Nam;
- Văn hoá Việt Nam;
- Xã hội;
- Gia đình và trẻ em;


- Giới và phát triển;
- Kỹ năng sống;
*Giáo dục Bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Một số vấn đề chung về môi trường và bảo vệ môi
trường;
- Một số vấn đề môi trường và tài nguyên của Việt Nam
hiện nay;
- Một số vấn đề môi trường thế giới hiện nay;
* Giáo dục Bảo vệ sức khoẻ, bao gồm:
- Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe;
- Phòng và chữa một số bệnh thường gặp;
*Giáo dục Phát triển kinh tế - Tăng thu nhập, bao gồm:
- Phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập;
- Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững;
- Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
- Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
3. Kế hoạch giáo dục

Lĩnh vực nội dung

Số tiết học
(Dự kiến)

Số buổi học

(Dự kiến)

Giáo dục Pháp luật

150

50

Giáo dục Văn hoá - Xã
hội

450

150

Giáo dục Bảo vệ môi
trường

300

100

Giáo dục Bảo vệ sức khoẻ

300

100

Giáo dục Phát triển kinh
tế - Tăng thu nhập


300

100


1.500

500

Tổng số
Giải thích:
Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ
theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Các địa phương có thể lựa chọn bất kỳ
chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của
từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ
tự.
Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương
trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành xong
chương trình, không quy định số tiết/số buổi trong tuần, trong tháng hoặc trong
năm. Chương trình dự kiến được thực hiện trong khoảng 1.500 tiết (500 buổi; mỗi
buổi 3 tiết). Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của từng địa phương, tuỳ
theo vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của chương
trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện chương trình này có thể
ngắn hoặc dài hơn.
III. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,
kỹ năng của từng lĩnh vực nội dung, từng chuyên đề mà người học cần và có thể
đạt được.
2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hoá ở các

chuyên đề của từng lĩnh vực nội dung..
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ chủ yếu để biên soạn tài liệu học tập,
đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi
của chương trình; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC


1. Phương pháp dạy học theo chương trình này cũng như các chương trình
giáo dục khác của Giáo dục thường xuyên phải phù hợp với đặc điểm của người
học, phát huy vai trò chủ động, độc lập và kinh nghiệm của người học; coi trọng
việc bồi dưỡng năng lực tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn lao động, sản xuất và công tác; coi trọng việc tổ chức cho người học được
hoạt động, được thực hành, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau; khuyến khích
sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao hứng thú học tập
và chất lượng, hiệu quả dạy và học.
2. Hình thức tổ chức dạy học chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của
người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ cần đa dạng,
phong phú. Có thể học trên lớp, học ở thực địa hoặc ở nhà. Có thể học qua các
buổi tập huấn chuyển giao khoa học-công nghệ, các buổi chuyên đề, các buổi nói
chuyện, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm, tham quan thực tế, tổ chức
trình diễn, tổ chức hội thi, qua nghe đài, xem tivi, xem phim v.v... Có thể tự học,
tự đọc, tự nghiên cứu sách, báo, tài liệu có hướng dẫn v.v…
3. Giáo viên/hướng dẫn viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp
và hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm động viên khuyến
khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức, nhằm
giúp giáo viên, hướng dẫn viên thay đổi cách hướng dẫn hoặc bổ sung, hướng dẫn
thêm.
2. Mục đích đánh giá kết quả học tập của học viên không chỉ nhằm mục

đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng
kiến thức đã học vào trong đời sống, sản xuất của họ, việc thay đổi thái độ, hành vi
của họ.
3. Kết quả học tập của học viên không chỉ do giáo viên/hướng dẫn viên
đánh giá, mà chủ yếu do người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
4. Đánh giá kết quả học tập của học viên có thể được đánh giá qua phiếu
trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc qua kế hoạch hành động, qua kết quả vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế v.v...




×