Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đạ tẻh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 159 trang )

Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU..............................................................................................viii
I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................................................viii
I.1. Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài...................................................................................viii
I.2. Sự cần thiết thực hiện đề tài......................................................................................viii
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................ix
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................x
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................x
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................x
VI. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................x
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................................x
VII.1. Cơ quan chủ trì đề tài..............................................................................................x
VII.2. Đơn vị thực hiện đề tài............................................................................................x
VII.3. Các cơ quan hỗ trợ thực hiện..................................................................................xi

CHƯƠNG I...........................................................................................xii
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI................................................................xii
I.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN...............................................................xii
I.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN....................................................xiv
I.2.1. Tài nguyên đất......................................................................................................xiv
I.2.2. Tài nguyên khoáng sản.........................................................................................xvii
I.2.3. Tài nguyên nước..................................................................................................xvii


I.2.4. Tài nguyên nhân văn, cảnh quan môi trường........................................................xviii
I.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN HUYỆN ĐẠ TẺH.............................................................................................xix
I.3.1. Lợi thế.................................................................................................................xix
I.3.2. Hạn chế................................................................................................................xix
I.4. NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẠ TẺH TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...........................................................................................xix
i
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

I.4.1. Những biến động về phát triển kinh tế trong những năm qua...................................xix
I.4.2. Những biến động về phát triển xã hội trong những năm qua..................................xxiv

CHƯƠNG II........................................................................................xxx
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG..................................xxx
II.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN.........................xxx
II.1.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn .......................................................................xxx
II.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC............................................................xxxvi
II.2.1. Hiện trạng cấp và sử dụng nước........................................................................xxxvi
II.2.2. Đánh giá các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước............................xxxvii
II.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước.................................................................liv
II.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP lxviii
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất......................................................................................lxviii
II.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường đất huyện Đạ Tẻh.............................................lxxi
II.3.3. Tình hình sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp....................lxxiv
II.4. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ...........................lxxiv

II.4.1. Nguồn gốc, phân loại và thu gom chất thải rắn....................................................lxxiv
II.4.2. Tình hình xử lý chất thải rắn............................................................................lxxviii
II.4.3. Tác động do chất thải rắn đến hệ sinh thái và sức khỏe của cộng đồng.................lxxix
II.5. Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học..................................................................lxxxi
II.5.1. Hiện trạng rừng................................................................................................lxxxi
II.5.2. Hiện trạng đa dạng sinh học.............................................................................lxxxiv
II.6.3. Hiện trạng tác động của con người lên rừng và đa dạng sinh học tại huyện Đạ Tẻh
.................................................................................................................................lxxxv
II.6. THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG........................................................lxxxvi
II.6.1. Tình hình thiên tai, sự cố môi trường................................................................lxxxvi
II.6.2. Công tác phòng chống, khắc phục thiên tai và sự cố môi trường......................lxxxviii

CHƯƠNG III.....................................................................................xciii
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI HUYỆN ĐẠTẺH.......................................................................xciii
III.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐẠ TẺH........................................................................................................xciii
III.1.1. Đánh giá nguồn lực bảo vệ môi trường của Phòng TN & MT huyện Đạ Tẻh.......xciii
III.1.2. Thi hành Luật bảo vệ môi trường.......................................................................xciv
III.1.3. Công tác quản lý tài nguyên môi trường.............................................................xciv
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

ii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

III.2.1. Mục tiêu..........................................................................................................xcvii
III.2.2. Nội dung và giải pháp thực hiện........................................................................xcvii


CHƯƠNG IV...........................................................................................c
XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH..................c
TẠI ĐỊA PHƯƠNG................................................................................c
IV.1. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG .........................................................c
IV.1.1. Yêu cầu và phương pháp đánh giá..........................................................................c
IV.1.2. Tổng hợp các vấn đề môi trường chính tại địa phương...........................................ci
IV.2. SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG........................................103

CHƯƠNG V........................................................................................105
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ƯU TIÊN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
..............................................................................................................105
V.1. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG.........................................105
V.1.1. Chương trình hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.......105
V.1.2. Chương trình hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước tại khu vực đô thị và các vùng phụ
cận..............................................................................................................................107
V.1.3. Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...............................108
V.1.3.1. Mục tiêu..........................................................................................................108
V.1.4. Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước do hoạt động nông nghiệp và
chăn nuôi.....................................................................................................................110
V.1.5. Chương trình phục hồi và quản lý rừng................................................................111
V.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP...............................................................................113
V.2.1. Các giải pháp kỹ thuật chính................................................................................113
c1. Đối với các cơ sở chăn nuôi heo...............................................................................121
c2. Đối với các cơ sở giết mổ .......................................................................................122
V.2.2. Các giải pháp hỗ trợ............................................................................................123
V.3. LỰA CHỌN VÀ PHÁC THẢO CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ..................................127

CHƯƠNG VI.......................................................................................131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................131

VI.1. Kết luận................................................................................................................131
VI.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường......................................................................131
VI.1.2. Các giải pháp ưu tiên thực hiện tại huyện Đạ Tẻh................................................131
VI.2. Kiến nghị..............................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

iii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

PHỤ LỤC

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

iv


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

DANH MỤC BẢNG

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

v



Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

vi


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BVMT

: Bảo vệ môi trường

- BVTV

: Bảo vệ thực vật

- CCN

: Cụm công nghiệp

- CN


: Công nghiệp

- CT

: Công thương

- CTNH

: Chất thải nguy hại

- CNHHĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

- IPM

: Quản lý dịch bệnh tổng hợp

- UBND

: Ủy ban Nhân dân

- UBMT

: Ủy ban mặt trận


- KCN

: Khu công nghiệp

- KHCN

: Khoa học công nghệ

- KHKT

: Khoa học kỹ thuật

- KTXH

: Kinh tế xã hội

- MTĐT

: Môi trường đô thị

- NS&VSMT

: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- GTGT

: Giá trị gia tăng

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH


vii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN
I.1. Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 về các vấn đề bảo vệ môi trường
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề
ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức
triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo
Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc
gia về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam,
trong đó đã xác định 09 vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
I.2. Sự cần thiết thực hiện đề tài
Huyện Đạ Tẻh là huyện thành lập vào năm 1986 trên cơ sở được tách ra từ huyện
Đạ Huoai. Huyện Đạ Tẻh là huyện nằm ở phía Tây – Nam tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc và

Đông giáp huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Huoai; phía Tây giáp huyện Cát Tiên; phía Nam
giáp huyện Tân Phú – Đồng Nai. Huyện Đạ Tẻh cách thành phố Đà Lạt 180 km về phía
Nam của tỉnh Lâm Đồng. Huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh nằm cách thị xã Bảo Lộc 45 km về
hướng Tây và cách thị trấn Ma Đa Gui – huyện Đa Huoai 15 km về hướng Bắc.
Từ khi được thành lập, Đạ Tẻh trở thành vùng kinh tế mới cho người dân từ khắp
mọi miền đất nước về làm ăn sinh sống. Chủ yếu là cấy lúa, trồng mía, trồng điều và hồ
tiêu. Dân số toàn huyện gồm 10 xã và 1 thị trấn là 47.948 người. Trong đó dân tộc KơhoMạ gần 4.000 và dân tộc Tày từ Cao Bằng, Lạng Sơn chuyển đến hơn 8.000.
Đạ Tẻh hiện là vùng canh tác lúa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Cây lúa ở Đạ tẻh
chiếm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp của địa phương. Để phá thế
độc canh, huyện đã đưa vào sản xuất nông nghiệp nhiều loại cây trồng khác nhau có giá
trị kinh tế cao; trong đó đáng chú ý là cây dâu tằm và cây tiêu. Việc phát triển cây lúa nói
riêng và các loại cây trồng trong nông nghiệp nói chung ở Đạ Tẻh nhờ một phần rất lớn
vào hệ thống thủy lợi.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

viii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 52.419,65 ha chiếm 5,36% diện tích tự nhiên
của tỉnh Lâm Đồng, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 37.387,92 ha, chiếm
71,32% diện tích toàn huyện. Hầu hết ở cửa rừng, ven rừng đều có dân sinh sống, đời
sống còn khó khăn nên họ thường lên rừng khai thác lâm sản phụ và các sản phẩm của
rừng như: mây, tre, nứa, lồ ô... để bán nhằm cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, các đối
tượng khai thác gỗ trái phép hoạt động ngày một tinh vi hơn, một số người dân do thiếu
đất (hoặc muốn mở rộng đất canh tác) lại tùy tiện phát rừng làm rẫy... nên công tác quản
lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua tuy

đã được quan tâm nhưng vẫn chưa phát triển vượt bậc, chỉ mới hình thành các cơ sở công
nghiệp nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư nên ngành công nghiệp đóng góp không đáng
kể vào GDP của huyện. Định hướng đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 36%,
công nghiệp – xây dựng chiếm 36%, nông – lâm nghiệp chiếm 28%; tỉ lệ huy động nộp
ngân sách đạt 5 – 6% GDP vào năm 2010 và 7 – 8% năm 2015 và 11 – 12% năm 2020.
Hiện tại, huyện cũng đã định hướng xây dựng các cụm công nghiệp tập trung với tổng
diện tích lên 64ha, bao gồm: cụm công nghiệp - TTCN ở khu phố 9 - thị trấn Đạ Tẻh:
44ha (tổng diện tích khu công nghiệp: 44ha, dự kiến đến năm 2010, lấp đầy 30% tổng
diện tích); cụm công nghiệp - TTCN ở Đạ Lây: 10 ha; cụm công nghiệp - TTCN ở Đạ
Kho (thôn 4, 6 ,7): 10 ha.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội bên cạnh những tác động tích cực như tốc độ
tăng trưởng GDP đạt 16%, GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 9,42 triệu đồng, tăng
1,36 triệu so với năm 2006 còn gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi
trường và sức khoẻ của người dân như vấn đề rác thải chưa được thu gom triệt để, ô
nhiễm tại các bãi rác; suy giảm chất lượng nước mặt do hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi
và tiểu thủ công nghiệp; vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn từ hoạt động xây dựng cơ sở
hạ tầng, khu thương mại tập trung, cơ sở sản xuất chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Ngoài
ra, ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân, rác nông
nghiệp, bệnh viện vẫn chưa được xử lý triệt để. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến nguy
cơ ô nhiễm sông suối, ao hồ, ô nhiễm nước ngầm do phải tiếp nhận nước thải không qua
xử lý từ các khu vực nông nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu vực tập trung đông dân cư
như thị trấn Đạ Tẻh. Ngoài ra, việc phát triển kinh tế xã hội còn dẫn đến các vấn đề về
tình trạng quá tải của hệ thống cấp nước và thoát nước, vệ sinh môi trường nông thôn
không được quan tâm đúng mức. Do đó, để đảm bảo phát triển KT-XH bền vững đi đôi
với bảo vệ môi trường, việc thực hiện dự án “Khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường
và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đạ Tẻh” là rất
cần thiết, làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi
trường trên địa bàn huyện.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu vực đô thị hoá, cơ sở sản xuất, khu

vực khai thác khoáng sản, khu vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, khu du lịch, bãi
chôn lấp rác, từ đó xác định các vấn đề môi trường cấp bách trên địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp và dự án ưu tiên để bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Đạ Tẻh.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

ix


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học
có liên quan đến huyện Đạ Tẻh.
- Phương pháp điều tra khảo sát trọng điểm.
- Phương pháp đánh giá của chuyên gia
- Phương pháp đánh giá nhanh.
- Phương pháp xác định các vấn đề môi trường.
- Phương pháp lấy mẫu, khảo sát ngoài thực địa.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi khu vực nghiên cứu: huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng
- Đối tượng nghiên cứu: hiện trạng tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện
Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập, kế thừa, tổng hợp, phân tích các tài liệu, dữ liệu về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên, môi trường và tình hình phát triển KTXH.
- Điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng tài nguyên và môi trường huyện Đạ Tẻh.

- Đo đạc bổ sung các thông số ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm: quan
trắc hóa lý môi trường không khí, hiện trạng chất lượng nước, đất, chất thải rắn.
- Đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề môi trường cấp bách để từ đó đề xuất
ra các giải pháp và dự án ưu tiên bảo vệ môi trường huyện Đạ Tẻh.
VI. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
1. Báo cáo tổng hợp “Khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải
pháp ưu tiên bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đạ Tẻh”.
2. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường huyện Đạ Tẻh.
3. Tập báo cáo chuyên đề.
4. Đĩa CD ghi báo cáo tổng hợp và báo cáo chuyên đề.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VII.1. Cơ quan chủ trì đề tài
Ủy ban Nhân dân huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
VII.2. Đơn vị thực hiện đề tài
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình, Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

x


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

Địa chỉ: Số 30, Đường số 3, Khu phố 4, Phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM
Điện thoại/Fax: 08. 62960412
Email:
VII.3. Các cơ quan hỗ trợ thực hiện
-


Các Sở, Ban, Ngành tỉnh Lâm Đồng.

-

Ủy ban Nhân dân huyện Đạ Tẻh.

-

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đạ Tẻh.

-

Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Đạ Tẻh.

-

Phòng Công thương huyện Đạ Tẻh.

-

Phòng Văn hóa thông tin huyện Đạ Tẻh.

-

Trung tâm Quản lý và Kỹ thuật công trình công cộng.

-

BCH. PCLB & TKCN huyện Đạ Tẻh.


-

Trung tâm y tế huyện Đạ Tẻh.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xi


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đạ Tẻh nằm về phía Tây – Nam tỉnh Lâm Đồng, thuộc vùng IV (vùng kinh
tế 3 huyện phía Nam của tỉnh). Trung tâm huyện lỵ cách QL20 khoảng 18 km và cách
TP. Đà Lạt khoảng 180 km. Huyện được thành lập vào năm 1986 trên cơ sở tách từ
huyện Đạ Huoai cũ. Huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh nằm cách thị xã Bảo Lộc 45 km về
hướng Tây và cách thị trấn Ma Đa Gui – huyện Đa Huoai 15 km về hướng Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện 52.419,65 ha, địa giới hành chính của huyện
được xác định như sau:
- Tọa độ địa lý:


Từ 10025’ đến 11035’ vĩ Bắc.




Từ 107026’ đến 107038’ kinh Đông.

- Ranh giới tiếp giáp các mặt:
 Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.


Phía Nam giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

 Phía Đông Nam giáp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
 Phía Tây giáp huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Huyện Đạ Tẻh nằm ở độ cao trung bình 250 m so với mặt biển, thuộc khu vực
chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ 2 phía Đông và phía Tây vào thị trấn Đạ Tẻh và
được chia thành 2 dạng địa hình chính sau:
- Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40.150 ha (chiếm gần 77% diện
tích tự nhiên), cao độ biến động từ 200 – 625m, phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc huyện,
thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị, Mỹ
Đức, Quốc Oai và một phần phía Bắc các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. Do địa hình
núi cao, độ dốc lớn, nên trước mắt cũng như lâu dài rất thích hợp cho phát triển rừng.
- Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha (chiếm
23% diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu
các con sông, tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh, xã Hà Đông, Đạ Kho và một phần phía Nam
các xã Đạ Lây, Hương Lâm và An Nhơn. Đây là khu vực đất sản xuất nông nghiệp tập
trung của huyện, địa hình khá bằng phẳng, cao độ biến đổi từ 120 – 200m.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xii



Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

I.1.3. Đặc điểm khí hậu, chế độ thủy văn
I.1.3.1. Khí hậu
Huyện Đạ Tẻh có 2 chế độ khí hậu đan xen nhau: Khí hậu cao nguyên Nam Trung
Bộ và khí hậu Đông Nam Bộ, trong đó: vùng núi phía Bắc có khí hậu cao nguyên, nên
nhiệt độ thấp và mát mẻ, lượng mưa lớn và phân bố tương đối đều giữa các tháng trong
năm; vùng phía Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ, nên chế độ nhiệt
và số giờ nắng cao hơn, lượng mưa thấp và số ngày mưa ít hơn.
Bảng I.1: Tổng hợp một số yếu tố khí hậu các trạm khí tượng có liên quan đến
huyện
Chỉ tiêu

Đơn vị

Đạ Huoai, Bảo Lộc, Long Khánh, Lộc Ninh,
Đạ Tẻh (*) Lâm Đồng
Đồng Nai Bình Phước

1. Nhiệt độ cả năm
0
- Trung bình
C
24,6
21,3
25,4
26,1
0

- Tối cao trung bình
C
29,4
27,4
31,4
31,8
0
- Tối thấp trung bình
C
22,8
16,6
21,4
21,5
0
- Tối thấp tuyệt đối
C
4,2
4,6
12
10,7
2. Lượng mưa
- Lượng mưa TB
mm
2.300
2.513
2.139
2.286
- Số ngày mưa TB
ngày
190

169
145
3. Độ ẩm TB
%
82
86
83
81
4. Số giờ nắng
giờ
2.140
1.680
2.096
2.401
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2002-2010
So với khí hậu của huyện Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của
huyện Đạ Tẻh có những đặc điểm nổi bật sau:
- Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn
chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và đặc biệt
là chất lượng nông sản hàng hóa, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các cây
trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn.
- Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều
thấp hơn so với vùng Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố trí
cơ cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
- So với vùng Đông Nam Bộ, huyện Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung
hơn, cùng với yếu tố địa hình, đã gây là tình trạng ngập lũ ở các khu vực địa hình thấp,
đặc biệt là các khu vực trũng ven sông.
I.1.3.2. Chế độ thủy văn
Mật độ sông suối trên địa bàn huyện khá dày, bao gồm: sông Đồng Nai (đoạn chảy
qua huyện dài khoảng 23 km) và các nhánh sông, suối chính như: suối Đạ Nhar (42 km),

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xiii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

Đạ Miss (30 km), Đạ Lây (40 km) và Đạ Kho (11 km) với tổng lưu vực 1.744 km 2, ngoài
ra còn có một số suối ngắn và nhỏ khác.
Bảng I.2: Đặc trưng sông suối chính của huyện
L
Flv
Độ dốc đáy
Qo
Wo
(km)
(km2)
sông (‰)
(m3/s)
(106m3)
1. Đạ Houai
53,4
925
29,5
37,00
1.166,83
2. Đạ Tẻh (Đạ Nhar)
42,5
529

16,8
19,84
625,67
3. Đạ Miss
30,5
110
51,0
4,13
130,24
4. Đạ Lây
40
180
5,3
6,75
212,86
Nguồn: Dự án quy hoạch thủy lợi và nước sạch nông thôn huyện Đạ Tẻh – Đạ Huoai
Tên sông, suối

Nhìn chung, về mùa khô các sông suối có lưu lượng khá dồi dào do độ che phủ
của thảm thực vật trên lưu vực còn khá cao. Trên các suối có rất nhiều vị trí có thể đắp hồ
chứa, đập dâng, trạm bơm để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy
nhiên, do địa hình phức tạp, vùng tưới hạn chế, chi phí tưới cao.
Ngược lại, về mùa mưa, do mưa lớn và tập trung, lòng các sông suối dốc nên nước
mưa tập trung về nhanh, trong khi khả năng tiêu thoát của sông Đồng Nai hạn chế nên đã
gây tình trạng ngập lũ trên diện rộng ở khu vực địa hình thấp ven sông thuộc thị trấn Đạ
Tẻh và các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn, Đạ Kho, làm mất trắng hoặc giảm năng
suất của hầu hết cây trồng
I.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.2.1. Tài nguyên đất
Huyện Đạ Tẻh có 4 nhóm đất chính với 17 loại đất, gồm:

 Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 3.546 ha (chiếm 6,77% diện tích tự nhiên),
được chia thành 7 loại đất sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm: diện tích 101 ha (chiếm 0,19% diện tích tự
nhiên), phân bố ven sông Đồng Nai thuộc các xã Đạ Kho và Đạ Lây. Đây là loại đất non
trẻ và tốt nhất trong nhóm đất phù sa, được bồi đắp phù sa hàng năm, nhưng mức độ tùy
thuộc vào mức độ lũ. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, rau đậu và
các loại cây công nghiệp như: dâu, mía…
- Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện: Diện tích 420 ha (chiếm 0,8% diện tích
tự nhiên), phân bố dọc theo các con sông phía bên trong đất phù sa được bồi, tập trung ở
các xã Đạ Kho, thị trấn Đạ Tẻh và xã Hương Lâm. Đất này thích hợp với các loại cây
như: ngô, rau, đậu, đỗ, mía, dâu…
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích 998 ha (chiếm 1,9% DTTN),
phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh và xã An Nhơn, trên địa hình thấp bằng. Đất có thành
phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng lúa nước hoặc lúa - màu.
- Đất phù sa Gley: Diện tích 210 ha (chiếm 0,8% diện tích tự nhiên), phân bố ở thị
trấn Đạ Tẻh (phía Nam ĐT 721), trên địa hình trũng, thời gian ngập nước dài, nên đất có
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xiv


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

phản ứng chua do quá trình gley hóa, chỉ thích hợp cho trồng lúa nước, nhưng trong quá
trình sử dụng cần chú ý các biện pháp tiêu nước, thau chua thì mới cho năng suất cao.
- Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng: Diện tích 1.033 ha (chiếm 1,98% diện tích tự
nhiên), phân bố ở các xã dọc sông Đồng Nai và các suối lớn, tập trung ở các xã Đạ Kho,
Đạ Lây và thị trấn Đạ Tẻh. Đất thích hợp với các cây trồng như ngô, đậu, mía, hoặc luân
canh lúa - màu.

- Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng: Diện tích 308 ha (chiếm 0,59% diện tích
tự nhiên), phân bố tập trung ở thị trấn Đạ Tẻh (phía bắc ĐT 721). Loại đất này thường
được sử dụng để trồng lúa nước.
- Đất phù sa suối: Diện tích 476 ha (chiếm 0,91% diện tích tự nhiên), phân bố ven
bờ các suối lớn như: Đạ Nhar, Đạ Tẻh, Đạ Lây thuộc các xã Triệu Hải, Quảng Trị, Đạ
Lây và Hương Lâm. Đất phù sa suối có độ phì nhiêu cao, thích hợp với nhiều loại cây
trồng như: ngô, rau, đậu đỗ, mía, dâu…
 Nhóm đất xám bạc màu (Xb): Diện tích 618 ha (chiếm 1,18% diện tích tự
nhiên). Với thành phần cơ giới nhẹ, lại phân bố trên địa hình hơi dốc, bị rửa trôi mạnh
nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng vì thế trong quá trình sử dụng cần chú ý các biện pháp
chống rửa trôi và tăng cường bồi dưỡng nâng cao độ phì của đất . Nhóm đất này chia làm
3 loại đất sau:
- Đất bạc màu trên phù sa cổ:có diện tích 368 ha, phân bố ở các xã Đạ Lây,
Quảng Trị và Đạ Kho.
- Đất bạc màu trên đá granite:có diện tích 106 ha, phân bố ở thôn xã Triệu Hải.
- Đất dốc tụ bạc màu:có diện tích 144 ha, phân bố ở xã Đạ Kho, Hương Lâm.
 Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 45.995 ha (chiếm 87,87% diện tích tự nhiên),

chia làm 4 nhóm đất chính, gồm:
- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá Bazan: Diện tích 8.183 ha (chiếm 15,63% diện
tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở độ cao trên 500 m thuộc các xã Triệu Hải, Mỹ Đức,
Quảng Trị, Quốc Oai, An Nhơn, Hương Lâm và Đạ Lây. Đây là các loại đất có độ phì
cao và tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta. Chúng thích hợp cho phát triển các
loại cây công nghiệp dài ngày như: chè, tiêu, điều, cà phê, dâu tằm…,Hiện tại, phần lớn
diện tích này nằm trong khu vực phân định đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ và rừng sản
xuất). Vì vậy, hướng sử dụng đất trong tương lai là những vùng có điều kiện nên chuyển
đổi sang sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng đất, tuy
nhiên cần có phương pháp canh tác thích hợp để tránh suy thoái môi trường.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Diện tích 34.876 ha (chiếm 66% diện tích tự
nhiên), phân bố ở tất cả các xã trong huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở phần địa hình cao,

dốc. Loại đất này có màu vàng đỏ đặc trưng, thành phần cơ giới trung bình, tầng đất mịn
dày trên 50 cm, lẫn nhiều đá, ở những nơi có độ dốc thấp, gần khu dân cư đã được khai
phá để trồng điều, nhưng nhiều nơi đã bị bỏ hoang vì tầng đất mặt bị xói mòn rửa trôi,
vùng đồi núi cao vẫn còn rừng thứ sinh khá tốt nên cần được bảo vệ.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xv


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích 2.179 ha (chiếm 4,16% diện tích tự
nhiên), phân bố ở 8 xã trong huyện (trừ 2 xã là An Nhơn và Đạ Kho). Đây là loại đất có
nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ của các sông suối trước đây. Đất có màu nâu vàng chủ
đạo, cấu tượng viên, cục nhỏ, khá chặt, tầng đất dày trên 100 cm, có nơi có kết von sắt,
nhôm khoảng 15 – 25% ở sâu dưới 70 cm, thành phần cơ giới nhìn chung là thịt nhẹ đến
trung bình ở lớp mặt, thịt nặng ở các tầng dưới và là một trong những loại đất đất nông
nghiệp quan trọng của huyện, do phân bố trên địa hình khá bằng, không bị ngập nước,
hiện đang trồng các loại cây như: điều, mía, cà phê, tiêu và cây ăn quả các loại.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Diện tích 745 ha (chiếm 1,42% diện
tích tự nhiên), phân bố ở thị trấn Đạ Tẻh và các xã: Mỹ Đức, Triệu Hải, Hà Đông, Quốc
Oai. Đất có nguồn gốc là đất nâu vàng trên phù sa cổ nhưng do tác động của quá trình
canh tác lúa nước liên tục đã làm thay đổi về cấu trúc, độ chặt ở tầng mặt, hình thành
gley ở các tầng dưới. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước và trồng màu.
 Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 278 ha (chiếm 0,53% diện tích tự nhiên), phân bố
rải rác ở các xã Đạ Kho, Hương Lâm, Quốc Oai, Triệu Hải, Mỹ Đức và thị trấn Đạ Tẻh,
được hình thành trong các thung lũng hoặc hợp thủy đồi núi do quá trình rửa trôi đất và
các sản phẩm khác từ trên núi, nên thường ngập nước nhiều tháng trong năm, phù hợp

với trồng lúa nước.
Tóm lại, đất đai của huyện đa dạng về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây
trồng, nhưng hầu hết đều có những yếu tố hạn chế cần được quan tâm, chú ý trong quá
trình sử dụng:
- Đất bị ảnh hưởng ngập lũ bao gồm nhóm đất phù sa và nhóm đất xám có diện
tích 4.164 ha, chiếm 7,95% diện tích tự nhiên.
- Đất phân bố trên địa hình dốc dễ bị rửa trôi, xói mòn gồm nhóm đất đỏ vàng và
nhóm đất dốc tụ có diện tích 46.273 ha, chiếm 88,4% diện tích tự nhiên.
Bảng I.3: Tổng hợp các loại đất huyện Đạ Tẻh
STT
I
1
2
3
4
5
6
7

Ký hiệu
Pb
P
Pf
Pg
P/F
Pg/F
Py

II
8

9
10

B
Ba
Bd

Tên đất

Diện tích (Ha)

Tỷ lệ (%)

Nhóm đất phù sa

3.546

6,77

101
420
998
210
1.033
308
476
618
368
106
144


0,19
0,80
1,91
0,40
1,97
0,59
0,91
1,18
0,70
0,20
0,28

Đất phù sa được bồi hàng năm
Đất phù sa chưa phân hóa phẩu diện
Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng
Đất phù sa gley
Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng
Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng
Đất phù sa suối
Nhóm đất xám
Đất bạc màu trên phù sa cổ
Đất bạc màu trên sản phẩm granit
Đất dốc tụ bạc màu

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xvi



Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

STT
III
11
12
13
14
15
16
IV
17
V

Ký hiệu

Tên đất
Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)
Nhóm đất đỏ vàng
45.995
87,87
Fk
Đất nâu đỏ trên đá bazan
1.241
2,37
Fu
Đất nâu vàng trên đá bazan
6.942
13,26

Fa
Đất vàng đỏ trên đá Granit
12
0,02
Fs
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
34.876
66,63
Fp
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
2.179
4,16
FL
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
745
1,42
Nhóm đất dốc tụ
278
0,53
D
Đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ
278
0,53
Đất khác
1.906
3,64
Tổng diện tích đất tự nhiên
52.419
100,00
Nguồn: Báo cáo “Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2006-2010) có điều chỉnh quy hoạch”


I.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Đạ Tẻh có sét làm gạch ngói với trữ lượng trung bình,
phân bố ở xã Đạ Kho và Đạ Lây; cát, sỏi xây dựng trên các con sông, trữ lượng khai thác
hàng năm khoảng 94.600m3. Ngoài ra, trữ lượng khai thác đá hằng năm khoảng
131.700m3
I.2.3. Tài nguyên nước
I.2.3.1 Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện khá phong phú bao gồm nước mưa, nước
sông suối và hệ thống các hồ thủy lợi. Hiện nay, huyện đã có 2 hồ chứa lớn là hồ Đạ
Hàm, hồ Đạ Tẻh với năng lực tưới thiết kế trên 2.700 ha đất nông nghiệp.
- Về mùa khô, các sông suối có lưu lượng khá dồi dào do độ che phủ của thảm
thực vật trên lưu vực còn khá cao. Trên các suối có rất nhiều vị trí có thể đắp hồ chứa,
đập dâng, trạm bơm để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên,
do địa hình phức tạp, vùng tưới hạn chế, chi phí tưới cao.
- Về mùa mưa, do mưa lớn và tập trung, lòng các sông suối dốc nên nước mưa tập
trung về nhanh, trong khi khả năng tiêu thoát của sông Đồng Nai hạn chế nên dễ gây tình
trạng ngập lũ trên diện rộng ở khu vực địa hình thấp ven sông thuộc thị trấn Đạ Tẻh và
các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn, Đạ Kho, làm mất trắng hoặc giảm năng suất của
hầu hết cây trồng.
I.2.3.2. Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả điều tra của chương trình Tây Nguyên II (48C-II) và chương trình
KC-12 (năm 1993) của Liên đoàn Địa chất – Thủy văn thực hiện sơ bộ đánh giá nguồn
nước cho thấy như sau:
- Nước ngầm trên địa bàn huyện thuộc 2 phức hệ chính:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xvii



Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

 Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích nhiều nguồn gốc Haloxen, thành
phần phức hệ gồm: cuội, sạn, bột kết và than bùn, chiều dày tầng nước từ 1 –
25 m, lưu lượng mạt lộ nước từ 0,01 – 6,89 l/s.
 Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên, phun trào Jura muộn và
Kreta muộn, thành phần phức hợp gồm: Đá Đaxit, Riolit tầng trên, đá cát và
bột tầng dưới. Bề mặt phong hóa là sét pha cát dày 0,5 – 5m, chiều dày cả phức
hệ khoảng 450 m, lưu lượng các mạt lộ nước 0,06 – 0,64 l/s.
- Về đồng thái nước ngầm, theo kết quả điều tra của Dự án Quy hoạch thủy lợi và
nước sinh hoạt nông thôn vùng Đạ Huoai – Đạ tẻh (11/2000) cho thấy:
 Nước ngầm tầng mặt (giếng đào): nước ngầm tầng mặt và nước sát mặt (ngầm
bán áp, độ sâu < 20) thường có độ cứng khá cao (>50 mg CaCO 3/lit), mực
nước thay đổi theo vùng và theo mùa: khu vực trung tâm huyện Đạ Tẻh do
được điều tiết bởi hồ Đạ Tẻh và hồ Đạ Hàm nên có mực nước ngầm tương đối
nông độ, sâu có nước của các giếng đào từ 2 – 6 m, vùng đồi núi có mực nước
ngầm từ 15 – 20 m. Vào mùa mưa, mực nước cách mặt đất từ 1 – 2 m, nhưng
về mùa khô mực nước hạ xuống cách mặt đất 5 – 6 m ở những khu vực bào
mòn tích tụ và 7 – 12 m ở những khu vực tích tụ xâm thực.
 Nước ngầm tầng sâu (giếng khoan với độ sâu > 20 m): ở độ sâu > 20 m, nước
ngầm có độ cứng và độ kiềm khá cao. Như vậy, nếu khai thác nước ngầm cung
cấp nước sạch cho các khu dân cư tập trung như thị trấn và các khu công
nghiệp thì đòi hỏi phải có biện pháp kỹ thuật để xử lý.
I.2.4. Tài nguyên nhân văn, cảnh quan môi trường
Đạ Tẻh là một vùng đất mới và là nơi hội tụ của dân di cư từ nhiều tỉnh trong cả
nước đến từ năm 1976 đến nay, đồng thời cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc (20%
dân số), trong đó có đồng bào dân tộc K’Ho, Châu Mạ là những tộc người đã cư trú ở đây
từ lâu đời.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng bào dân tộc là những người

có nhiều đóng góp, nhất là trong việc xây dựng căn cứ cách mạng Khu 6. Đặc điểm trên
đã tạo cho Đạ Tẻh có một nền văn hóa đa dạng và phong phú, có tập quán sinh hoạt và
sản xuất khác nhau, góp phần to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội huyện Đạ Tẻh ngày một giàu mạnh.
Trên địa bàn huyện hiện có một số cảnh quan đẹp và độc đáo như: thác Đạ K’La,
Thác Xuân Đài, hồ Đạ Tẻh, hồ Đạ Hàm và đặc biệt hầu hết đất lâm nghiệp của huyện
nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên với tính đa dạng sinh học hiện có và
định hướng phát triển theo chiều hướng bảo tồn sẽ là những điều kiện thuận lợi để huyện
phát triển theo mô hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng kết hợp với du lịch nghiên cứu khoa
học, khảo cổ ở huyện Cát Tiên.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xviii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

I.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN HUYỆN ĐẠ TẺH
I.3.1. Lợi thế
- Điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình đa dạng, nguồn nước mặt khá dồi dào, thích
hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới như điều, cà phê, dâu tằm, lúa đặc sản,
mía, cacao, cây ăn quả...
- Hệ thống sông ngòi khá dày cùng với các thảm thực vật trên lưu vực có độ che
phủ lớn, nhiều vị trí có thể xây dựng các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm để điều tiết nước
cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô, là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống các
công trình thủy lợi vừa và nhỏ...nhằm mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Phần lớn diện tích rừng thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Tiên nên rừng

có tính đa dạng sinh học rất cao bên cạnh cung cấp các nguồn lâm sản cho ngành công
nghiệp chế biến như: cung cấp gỗ, mây, tre nứa...thì rừng ở Đạ Tẻh còn tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển mô hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khảo nghiệm đa dạng sinh học...
I.3.2. Hạn chế
Mặc dù nằm tiếp giáp với miền Đông Nam Bộ (trung tâm kinh tế năng động nhất
cả nước) nhưng vị trí địa lý kinh tế ít thuận lợi so với các huyện Đạ Huoai, Cát Tiên vì
thế sẽ khó khăn trong viện thu hút đầu tư.
- Lũ lụt là một trong những yếu tố gây nhiều trở ngại và hạn chế đến quá trình đô
thị hoá, công nghiệp hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đối với những vùng
thấp trũng, nền địa chất yếu chưa ổn định, xuất đầu tư cao. Hệ thống giao thông qua vùng
trũng, vùng thấp, dễ bị phá huỷ khi bị nước lũ xâm thực.
- Phần lớn đất đai kém màu mỡ, trong đó: trên 70% diện tích phân bố trên địa hình
núi cao, độ dốc lớn, nguồn nước mặt hạn chế; còn lại 30% diện tích phân bố trên địa hình
thấp bị ảnh hưởng lũ hàng năm.
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng phong phú, song việc khai thác
chưa hợp lý và chưa có khoa học nên đang có nguy cơ suy giảm; thảm phủ thực vật trên
đất có độ dốc lớn giảm nhanh dẫn đến đất đai nhanh chóng bị xói mòn.
I.4. NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẠ TẺH TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I.4.1. Những biến động về phát triển kinh tế trong những năm qua
I.4.1.1 Tăng cường và cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện theo giá so sánh thời kỳ 1996 – 2000 tăng
bình quân hàng năm 9,07%, thời kỳ 2000 – 2005 tăng bình quân hàng năm 10,31%, hai
năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 tăng 9,66%. Tăng trưởng GDP của các
ngành như sau:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm – thủy sản không đều, thời kỳ 2001 –
2005 tăng bình quân hàng năm 11,09%, hai năm 2006 – 2007 tăng 2,5%. Sự tụt giảm
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH


xix


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

trong tăng trưởng của ngành là do tác động của 2 yếu tố thiên tai (ảnh hưởng của lũ lụt),
dịch hại gây mất mùa, bên cạnh những tác động của giá cả vật tư tăng cao trong khi giá
sản phẩm hàng hóa ngông nghiệp giảm,đầu tư cho sản xuất hạn chế kéo theo năng suất và
sản lượng thấp dẫn đến mức tăng trưởng của ngành nông – lâm – thủy sản giảm.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng trong thời kỳ 2000 –
2005 tăng bình quân hàng năm 4,9%, hai năm 2006 – 2007 tăng 18,76%. Tuy có mức
tăng trưởng khá cao song công nghiệp, tiểu thu công nghiệp trên địa bàn còn quá nhỏ cả
về quy mô lẫn chủng loại sản phẩm, tập trung chủ yếu là chế biến các mặt hàng nông lâm
sản như hạt điều, đường thô, mây tre đan; vật liệu xây dựng và một số sản phẩm dệt lên...
nên chưa có đóng góp lớn cho kinh tế toàn huyện.
- Ngành dịch vụ thương mại đã có bước tăng trưởng cao và luôn đạt trên 11%. Tốc
độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 1996 – 2007 đạt 15.65%, trong thời kỳ
1996 – 2000 tăng bình quân hàng năm 17,67%, thời kỳ 2001 – 2005 tăng bình quân hàng
năm 11,71%, hai năm 2006 – 2007 tăng 20,79%.
GDP bình quân đầu người đã tăng từ 2,15 triệu đồng/ người năm 1996 lên 3,23
triệu đồng/người năm 2000 và đến nay đạt 9,73 triệu đồng/người năm 2007, gấp 3 lần so
với năm 2000 và tăng bình quân trên 17%/năm.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm từ mức 66,84% năm 1996 xuống còn 54,95%
năm 2007 (bình quân giảm trên 1%/năm). Công nghiệp và xây dựng ổn định ở mức 12 –
15%. Khu vực dịch vụ tăng từ 17,417% lên 32,62% (bình quân tăng 1,27%/năm).
Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông –
lâm – thủy sản, sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế chung của tỉnh và cả nước, phát

huy được lợi thế của từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, chất
lượng và mức độ tăng trưởng chưa cao và thiếu ổn định cho chịu sự chi phối lớn của sản
xuất nông nghiệp trong khi những năm gần đây tác động của giá cả cũng như mùa vụ và
khí hậu thời tiết bất lợi làm thu hẹp khối lượng, quy mô sản xuất cũng như năng suất cây
trồng, vật nuôi. Do vậy, hướng đột phá tăng tốc trong thời gian tới là tập trung đầu tư
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi rừng nghèo kiệt, phát triển kinh tế trang
trại, xây dựng các vùng chuyên canh lúa, mía, dâu, cao su, ca cao... phát triển công nghiệp,
chế biến nông lâm sản để khai thác lợi thế về nguyên liệu sẵn có... đồng thời tập trung đầu
tư phát triển thương mai, dịch vụ là hướng đi phù hợp để nền kinh tế Đạ Tẻh bứt phá đi
lên.
I.4.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành nông – lâm – thủy sản
Giá trị sản xuất năm 2007 theo giá thực tế đạt 366,5 tỷ đồng, tăng gấp trên 4 lần so
với năm 1996. Giá trị tăng thêm ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 5,95% GDP toàn
huyện. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp
tiếp đến là lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Bảng I.4: Thực trạng phát triển kinh tế nông – lâm – ngư
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xx


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

Hạng mục
Giá trị sản xuất
(GO)
a. Nông nghiệp
+ Trồng trọt

+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ
b. Lâm nghiệp
+Trồng – nuôi rừng
+ Khai thác
+ Dịch vụ
c. Thủy sản
2. Cơ cấu GO
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Thủy sản

2000

2004

2005

2006

2007

Tăng BQ
(%)
2007/2000

90.041

185.125


143.934

143.198

149.755

12,61

Triệu đồng

76.131
55.864
17.858
2.409
9.363
365
8.998
355
1.376

94.527
71110
20.385
3.033
12.471
966
11.505
368
2550


120.013
90.710,82
26.125
3.177
11.541
1.130,99
10.410,4
404,11
2621,87

137.852
10.580,6
27.960
4.086
9.538
1031,4
8.506,46
334,14
2469,5

143.934
10.7311,5
32.075,19
4.547
14.635
4962
9.673,2
364,14
4337,5


13,58
13,95
12,43
13,55
9,35
68,51
1,46
0,51
25,81

%
%
%

87,86
10,81
1,59

84,32
11,12
2,27

90,40
8,69
1,97

92,65
6,41
1,66


91,73
9,33
2,76

Đơn vị
Triệu đồng
Triệu đồng

Triệu đồng

Năm

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đạ Tẻh, năm 2007
 Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp nhưng năm qua phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh lúa
nước, mía, dâu tằm, điều, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cơ cấu cây trồng từng bước được
chuyển đổi phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và quy hoạch ngành. Các thành
tựu tiến bộ của khoa học và công nghệ trong nông nghiệp được ứng dụng vào sản xuất
góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm tăng khá. Giá trị sản xuất năm 2000
trên 78 tỷ đồng, năm 2005 là trên 116 tỷ đồng, năm 2007 là gần 170 tỷ đồng, bình quân
hàng năm tăng 7%.
- Tổng diện tích gieo trồng qua các năm tăng bình quân 2,2%, năm 2000 là 11.561
ha, năm 2005 là 13.404 ha; năm 2007 là 13.479 ha. Việc tăng diện tích gieo trồng một
phần do tăng hệ số sử dụng đất và do khai hoang.
- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch qua các năm chủ yếu vẫn là
trồng trọt chiếm từ 65 – 70% giá trị sản xuất. Chăn nuôi chiếm 25 – 30%. Dịch vụ nông
nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trên 5%.
- Cây trồng chiếm tỷ trọng lớn là lúa, mía, điểu và cây ăn quả.
- Cơ cấu vật nuôi có xu hướng chuyển dịch tích cực; cơ cấu giống và cơ cấu đàn

gia súc, gia cầm được cải thiện theo hướng có lợi, phù hợp với điều kiện phát triển chăn
nuôi và điều kiện của địa phương. Đàn bò tăng nhanh trở thành vật nuôi có giá trị tiếp
theo là đàn heo và gia cầm. Hiện trên địa bàn đã đưa đàn dê vào sản xuất bước đầu đã
cho những kết quả tích cực và đây là hướng đi mới trong việc tạo ra sự chuyển dịch cơ
xxi
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi.
 Lâm nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2007 đạt gần 30 tỷ đồng, chiếm 8,8%
tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm – thủy sản. Công tác trồng và chăm sóc, nuôi
dưỡng rừng đã được các cấp, ngành quan tâm, tính từ năm 2000 đến nay đã trồng được
gần 2.000 ha rừng tập trung, gần 5 ngàn cây phân tán, nhờ vậy đã nâng độ che phủ của
rừng từ 72,6% năm 2000 lên 74,45% năm 2007. Đến nay toàn bộ diện tích rừng đã được
giao cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ và sử dụng.
Khai thác lâm sản: Sản lượng khai thác đạt khá cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các mặt hàng thủ công mây tre đan. Tổng số gỗ
trồng khai thác năm 2007 đạt 969 m3; gỗ rừng trồng 970 m3; củi thước 3.301 ster, lồ ô
tre nứa 4.535 cây; song mây 136 tấn, măng tươi 216 tấn.
Công tác phòng chống cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng đã được nhiều cấp ngành
quan tâm. Trong 2 năm 2006, 2007 không xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, nạn
chặt phá rừng có chiều hướng tăng. Trong năm 2007, đã xảy ra 152 vụ chặt phá rừng gây
thiệt trên 40 ha.
Nhìn chung: ngành lâm nghiệp bước đầu đã chuyển từ lâm nghiệp truyền thống
sang lâm nghiệp xã hội cùng với lâm trường Đạ Tẻh các tổ chức cá nhân trong và ngoài
huyện đã tham gia vào phát triển rừng, trong năm 2007 đã thực hiện được 813,4 ha; trong

đó người dân trồng 697,4 ha, tổ chức kinh tế 116 ha. Bên cạnh việc giao khoán quản lý
bảo vệ chăm sóc rừng, nhiều mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp đã được áp
dụng, góp phần tạo điều kiện cho người dân sống bằng nghề rừng có thu nhập ổn định và
ngày càng phát huy hiệu quả của ngành kinh tế thân thiện với môi trường.
 Thủy sản
Sản xuất thủy sản ở Đạ Tẻh chủ yếu là nuôi trồng trong các các ao hồ thủy lợi,
nuôi theo mô hình VA, VAC và đang triển khai nuôi trên ruộng lúa. Tổng diện tích mặt
nước nuôi trồng trên địa bàn huyện năm 2007 la 142,19 ha, sản lượng 536,6 tấn. Thực hiện
chương trình phát triển nuôi trồng trên địa bàn huyện đã làm tăng nhanh giá trị sản xuất,
năm 2000 giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 1994 đạt 1.376 triệu đồng, đến năm 2006
tăng lên 4.329 triệu đồng và 4.783 triệu đồng năm 2007, tăng bình quân 19,5%/năm.
Trong năm 2007 đã đầu tư trên 200 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ giống thủy sản
cho 186 hộ nuôi trên diện tích nuôi 16,5 ha, đang triển khai nuôi cá trên ruộng lúa. Sự
thành công của mô hình này sẽ làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ngành nông lâm
thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Ngành thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chung tòan ngành: Giá trị sản
xuất ngành thủy sản năm 2005 đạt 4,783 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), chiếm
2,3% giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản.
Theo kết quả thống kê, diện tích có mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện tăng
từ 109,8 ha (năm 2005) lên đạt 142,19 ha (năm 2007). Hầu hết diện tích này là các ao hồ
nhỏ trong đất vườn thổ cư. Sản lượng thủy sản khai thác nước ngọt (chủ yếu là cá) hàng
năm đạt khoảng 99,29 tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng 436,3 tấn (chiếm 81,5%).
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xxii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`


b. Ngành công nghiệp – TTCN và xây dựng
 Công nghiệp – TTCN
Sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé về quy mô và khá đơn điệu về chủng loại sản
phẩm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thời kỳ 1996 – 2007 đạt ở mức khá
(gần 8%) nhưng do xuất phát điểm thấp nên tỷ trọng ngành công nghiệp chỉ chiếm 14,8%
trong cơ cấu kinh tế của huyện. Sản phẩm công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là chế biến nông
lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất và phân phối điện nước.
Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có 1.078 cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN
với 3.087 lao động. Các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn được duy trì hoạt động và
có bước phát triển nhất định. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 85,4 tỷ đồng
năm 2007 tăng gấp 2,17 lần so với năm 2000 và chiếm 56,8% giá trị sản xuất công
nghiệp – xây dựng và 11,68% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Hiện nay đã hình thành
được cụm công nghiệp tại thôn 9 thị trấn Đạ Tẻh với quy mô diện tích 44,84 ha, ngành
nghề chủ yếu là chế biến nông lâm sản, may mặc, dày da, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp,
sản xuất vật liệu xây dựng... và đang tiến hành thu hút đầu tư.
 Xây dựng
Trong giai đoạn từ 2000 đến nay tổng mức đầu tư xây dựng trên toàn huyện đạt
trên 300 tỷ đồng. Năm 2007, ngành xây dựng đã đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của
huyện gần 65 tỷ đồng, chiếm trên 53,2% giá trị của ngành công nghiệp – xây dựng, tốc
độ tăng trưởng giá trị ngành xây dựng từ 2000 đến nay đạt trên 16,08%/năm. Nhờ vậy kết
cấu hạ tầng trên địa bàn được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi
mới, đô thị không ngừng được củng cố theo hướng hiện đại
c. Ngành dịch vụ – thương mại
Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 14-15% (giá so
sánh năm 1994), tư nhân ngày càng tham gia tích cực vào các khu vực dịch vụ về các
lĩnh vực. Tổng giá trị GDP của ngành năm 2005 theo giá hiện hành đạt 56,8 tỷ đồng,
chiếm 26,8% trong tổng GDP chung toàn huyện.
 Thương mại
- Về thương mại nội địa: Mạng lưới thương mại trên địa bàn đang được mở rộng
tăng cả về số lượng cơ sở và ngành hàng. Số lượng thống kê cho thấy tính đến cuối năm

2007, toàn huyện có 1 chợ thị trấn, 2 chợ nông thôn (chợ Đạ Lây và chợ Triệu Hải) và
1.025 cơ sở hoạt động kinh doanh của ngành thương mại. Tổng số bán lẻ hàng hóa trên
địa bàn năm 2000 đạt 13,76 tỷ đồng, năm 2007 đạt trên 32,9 tỷ đồng, tăng hơn 2,4 lần so
với năm 2000, tăng bình quân 13,25%/năm. Tuy nhiên mức bán lẻ bình quân trên địa bàn
còn thấp, sức mua chỉ mới đạt 5,7 triệu đồng/năm. Điều này phản ánh hoạt động thương
mại trên địa bàn còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
- Về xuất khẩu: Nhìn chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu chưa phát triển, sản
phẩm chủ yếu là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hạt điều chế biến, dệt len... xuất khẩu thông
qua trung gian từ các địa phương khác.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xxiii


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

 Dịch vụ kinh doanh, nhà hàng khách sạn
Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
của địa phương. Theo thống kê năm 2007, toàn huyện có 421 cơ sở kinh doanh lĩnh vực
dịch vụ khách sạn, nhà hàng với 568 lao động tham gia. Tổng giá trị sản xuất theo giá
thực tế năm 2007 đạt 17,5 tỷ đồng, chiếm 8,15% giá trị sản xuất ngành dịch vụ.
 Dịch vụ sản xuất công cộng
- Vận tải: Năm 2007, toàn huyện có 221 phương tiện vận tải; trong đó vận tải
hàng hóa 101 chiếc với công suất 431 tấn; vận tải hành khách 120 chiếc; công suất 227
hành khách. Tổng lưu lượng hành khách vận chuyển là 392 nghìn hành khách, luân
chuyển là 47.495 nghìn hành khách/km, lượng hàng hóa vận chuyển là 342 nghìn tấn,
luân chuyển là 7.214 nghìn tấn/km. Vận tải hàng hóa chủ yếu là hàng nông sản, vật tư
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Doanh thu ngành vận tải đạt gần

25,5 tỷ đồng, giá trị tăng thêm là 14,05 tỷ đồng chiếm trên 9,2% giá trị ngành du lịch.
- Bưu chính viễn thông: Ngành bưu chính viễn thông đạt 3,51 nghìn bưu phẩm
các loại, 183 bưu kiện, trên 5,5 nghìn thư – điện chuyển tiền, báo chí phát hành 362 nghìn
tờ, cước điện báo 5,8 nghìn tiếng; điện thoại đường dài 315 nghìn phút. Doanh thu năm
2007 đạt 7,6 tỷ đồng, tăng gấp 5,8 lần so với năm 2000, giá trị tăng thêm năm 2007 đạt
4,8 tỷ đồng, chiếm 3,16 giá trị tăng thêm ngành dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm là 16,82%.
- Ngân hàng – Tín dụng: Hoạt động ngân hàng, tín dụng ngày càng theo sát các
hoạt động kinh tế của địa phương và góp một phần rất quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Năm 2007 tổng số tiền cho vay sản xuất trên địa bàn là trên 153 tỷ
đồng, trong đó nông nghiệp trên 106 tỷ đồng, công nghiệp – xây dựng trên 13,6 tỷ đồng;
kinh doanh dịch vụ gần 33,6 tỷ đồng, trong đó cho vay cá thể chiếm trên 93%. Các thủ
tục cho vay ngày càng nhanh gọn hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận
với nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.
I.4.2. Những biến động về phát triển xã hội trong những năm qua
I.4.2.1. Dân số – lao động và việc làm
a. Dân số
Năm 2007, dân số trung bình của huyện là 47.948 người với 10.374 hộ, mật độ
dân số bình quân toàn huyện 91,47 người/km 2, thấp hơn mật độ dân số bình quân toàn
tỉnh (118 người/km2). Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,2%. Dân số phân bố không đều
giữa các xã (thị trấn Đạ Tẻh 690 người/km 2, xã Hà Đông 428 người/km2, xã Đạ Kho 125
người/km2, xã Đạ Lây 119 người/km2 và các xã còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn
mức bình quân toàn huyện). Do Đạ Tẻh là huyện kinh tế mới, cũng như các huyện kinh tế
mới khác trong tỉnh, dân số của huyện có những đặc điểm nổi bật sau:
- Đồng bào dân tộc đông (chiếm 20% dân số), bao gồm: dân tộc K’Ho, Châu Mạ
(dân tộc bản địa), dân tộc Tày, Nùng… (dân tộc từ các tỉnh phía Bắc di cư vào).
- Người Kinh chiếm 80% dân số, hầu hết từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung
chuyển đến sau năm 1975, nên có truyền thống rất cần cù, chịu khó.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH


xxiv


Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Đạ Tẻh`

b. Lao động và việc làm
Tính đến năm 2007, toàn huyện hiện có 26.944 người trong độ tuổi lao động,
trong đó có 25.178 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm gần 52,4% dân
số; đang đi học 1.837 người và số lao động không làm việc, không có việc làm hoặc nội
trợ là 710 người. Trong số lao động làm việc trong ngành kinh tế thì lao động nông
nghiệp chiếm 70%; lao động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ... chiếm trên 30%. Lao
động trong nông nghiệp có trình độ canh tác và có nhiều kinh nghiệm thâm canh các loại
cây công nghiệp, lúa nước, mía, dâu và cây ăn quả... thuận lợi để phát triển các chương
trình khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và xuất khẩu lao động ra nước ngoài kết hợp với
chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp, các ngành địa phương quan tâm.
Trong gần 3 năm 2005 – 2007, đã mở được 4 lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương
thu hút được 124 học viên tham gia, các nghề được đào tạo gồm mây tre đan, kỹ thuật
chăn nuôi – thú y...
Cơ cấu lao động của huyện trong những năm qua hầu như không có sự chuyển
dịch, lao động nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao (76 - 77%). Lao động đã qua đào tạo
chiếm tỉ trọng rất thấp (450 - 500 người - 4% tổng lao động). Do đó, vấn đề đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và nâng dần chất lượng nguồn lao
động đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách của huyện trong những năm tới.
I.4.2.2. Y tế
Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được tăng cường cả về cơ sở vật chất lẫn thiết bị
và đội ngũ bác sỹ, y tá. Toàn huyện có 1 bệnh viện huyện đóng tại thị trấn Đạ Tẻh với
quy mô 60 giường bệnh, 01 phòng khám đa khoa với 05 giường bệnh; 11/11 xã, thị trấn
có trạm y tế, với tổng số 40 giường bệnh và 05 phòng khám tư nhân. Toàn bộ trạm y tế

xã đều là nhà cấp 4, được xây dựng từ nguồn vốn của dự án dân số, vốn ngành hoặc vốn
chương trình 135.
- Đội ngũ cán bộ y tế gồm có 129 công viên chức gồm: 24 bác sỹ đạt tỷ lệ 4,66 bác
sĩ/10.000 dân; kỹ thuật viên trung học y 04 người, y tá, hộ lý 04 người, nữ hộ sinh 31
người, cán bộ ngành dược 04 người.
Các chương trình y tế cộng đồng được triển khai đồng bộ, công tác tiêm chủng mở
rộng 6 loại vacxin trẻ em đạt 95%. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em được
quan tâm đúng mức, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hiện còn 19,34%. Công tác vệ sinh
phòng dịch được thực hiện khá tốt nên nhiều năm gần đây không còn xảy ra dịch bệnh.
Tuy nhiên công tác vệ sinh còn kém.
I.4.2.3. Giáo dục đào tạo
Giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tiến bộ về số lượng và chất lượng.
Mạng lưới các cấp học, ngành học được quan tâm đầu tư và bố trí tương đối hợp lý theo
phân bố dân cư.
Đội ngũ cán bộ giáo viên không ngừng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất
lượng. Hiện nay toàn huyện có 583 giáo viên các cấp; trong đó giáo viên mẫu giáo là 75
người; tiểu học 221 người; THCS 190 người; THPT 97 người. 100% số giáo viên đạt
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG – CTY ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH & CÔNG TRÌNH

xxv


×