Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO BỒ DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THPT HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.95 KB, 12 trang )

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
TỔ: SỬ - ĐỊA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Họ và tên giáo viên: NGUYỄN NGỌC HÂN
Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1980
Ngày vào ngành: ngày ………..tháng ……… năm 2015
Trình độ chuyên môn: ĐH sư phạm Chuyên ngành: Địa lí
Thực hiện Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT;
Thực hiện kế hoạch số 1453/KH-SGDĐT ngày 02/7/2014 của Sở GD – ĐT Cà
Mau về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường
xuyên năm học 2014 – 2015;
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho CBQL và giáo viên
năm học 2014 – 2015 của nhà trường;
Dựa vào kế hoạch BDTX của cá nhân, tôi báo cáo kết quả BDTX khối kiến thức
tự chọn (gọi là nội dung bồi dưỡng 3) bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển
năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông năm học 2014 – 2015 như sau:
1. Các mô đun kiến thức đã chọn
Thời Thời gian học tập
trung
Mã mô
gian tự
TT
Tên và nội dung mô đun Mục tiêu bồi dưỡng
(tiết)
đun


học
(tiết) Lý thuyết Thực hành
Đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh THPT
Phân tích được các
1. Khái quát về giai đoạnđặc điểm tâm sinh lí
1 THPT 1 phát triển của lứa tuổi họccủa học sinh THPT để 10
2
3
sinh THPT
vận dụng trong giảng
2. Đặc điểm tâm sinh lídạy, giáo dục học sinh
của học sinh THPT
Giáo dục học sinh THPT
cá biệt
1. Phương pháp thu thập
Sử dụng được các
thông tin về HS cá biệt
phương pháp dạy học,
2 THPT 3 2. Phương pháp giáo dục
10
2
3
giáo dục học sinh
HS cá biệt
THPT cá biệt
3. Phương pháp đánh giá
kết quả rèn luyện của HS
cá biệt
3 THPT 22Sử dụng một số phần mềmSử dụng được một số 10

2
3
dạy học
phần mềm dạy học
1. Một số phần mềm dạy
học chung và phần mềm


dạy học theo môn học
2. Sử dụng hiệu quả một
số phần mềm dạy học
Kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh
1. Vai trò của kiểm tra
Phân biệt và thực hiện
đánh giá
được các phương
2. Các phương pháp kiểm
4 THPT 23
pháp kiểm tra đánh
tra đánh giá kết quả học
giá kết quả học tập
tập của học sinh
của học sinh
3. Thực hiện các phương
pháp kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh

10


2

3

2. Bài học kinh nghiệm về các khối kiến thức tự chọn
2.1. Mã mô đun THPT 01 (Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT)
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA HỌC SINH THPT
1. Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh
THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của
sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo
chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó khiến
các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực
riêng. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị
trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn
đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh
giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người
lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một
cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…
Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc
nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Một
mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt khác phải giúp các em hình
thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự
đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự
đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn
nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
2. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp
bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự
nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con

người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái
thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền
lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế
giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ
nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa,
hưởng thụ hoặc sống thụ động…


Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình,
biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em
có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong
những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào
những hành vi đó. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình
ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng
đắn để phấn đấu vươn lên.
3. Xu hướng nghề nghiệp
Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản
thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc
đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em . Càng cuối cấp học thì xu
hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết
gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của
nghề nghiệp. Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các em còn phiến
diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa quan trọng.
Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với hứng thú, năng
lực và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
4. Hoạt động giao tiếp
- Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có
nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành
vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.
- Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Trong

tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm thấy mình
cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có những
người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè yêu mến. Điều đó
làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách điều chỉnh bản thân.
- Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình bạn
thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể nghiêm, ước mơ, lí
tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhưng tình bạn ở
các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn.
Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn chứ không
chú ý đến khả năng thực tế của bạn.
- Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ.
Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì cá em thường che
giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình
bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ
ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc:
căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự
yêu thương. Giáo viên cần thấy rằng đây là bắt đầu một giai đoạn bình thường và tất
yếu trong sự phát triển của con người. Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là
tình cảm lành mạnh, trong sáng nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp, nó đòi hỏi
sự khéo léo tế nhị của giáo viên. Một mặt giáo viên phải làm cho các em có thái độ
đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, phải làm cho các em biết kìm
chế những cảm xúc của bản thân; mặt khác, phải nghiên cứu từng trường hợp cụ
thể để đưa ra cách giải quyết thích hợp. Bất luận trong trường hợp nào cũng đều
không được can thiệp một cách thô bạo, không chế nhạo, phỉ báng, ngăn cấm độc


đoán, bất bình mà phải có một thái độ trân trọng và tế nhị, đồng thời cũng không
được thờ ơ, lãnh đạm tránh những phản ứng tiêu cực ở các em.
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT
Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi,

nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục cần
lưu ý:
- Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình độ
giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống
cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…
- Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng
cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ…
- Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng
cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
- Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất
thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học
hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý
đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
* Một số vấn đề GVCN cần lưu ý trong công tác giáo dục học sinh THPT
- Trước hết, cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh với giáo viên (với
tư cách là người lớn) được dựa trên quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Người lớn
phải thực sự tin tưởng vào các em, tạo điều kiện để các em thỏa mãn tính tích cực, độc
lập trong hoạt động. Tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em bằng
cách tổ chức các dạng hoạt động khác nhau để lôi kéo các em tham gia vào đó một cách
tích cực nhằm giáo dục lẫn nhau và tự giáo dục.
- Giúp đỡ tổ chức Đoàn thanh niên một cách khéo léo tế nhị để hoạt động Đoàn
được phong phú hấp dẫn và độc lập. Người lớn không được quyết định thay hay làm
thay cho các em. Nếu làm thay các em sẽ cảm thấy mất hứng thú, cảm thấy phiền toái
khi có người lớn.
- Người lớn cần phối hợp các lực lượng giáo dục để tạo nên sức mạnh tổng hợp
đến các em ở mọi nơi, mọi lúc theo một nội dung thống nhất.
- Nhìn chung thanh niên mới lớn là thời kỳ đặc biệt quan trọng đối với cuộc đời
con người. Đây là thời kì lứa tuổi phát triển một cách hài hòa, cân đối, là thời kì có sự
biến đổi lớn về chất trong toàn bộ nhân cách để các em sẵn sàng bước vào cuộc sống tự
lập. Do đó, giáo viên chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của lứa tuổi này để có nội

dung, phương pháp giáo dục thích hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động sư
phạm.
2.2. Mã mô đun THPT 03 (Giáo dục học sinh THPT cá biệt)
1- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường :
- Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức là những chuẩn
mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà trường cần
phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK ( tốt, khá, trung bình,
yếu ) theo Thông tư 40, Điều lệ trường PT . Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm
mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải liệt vào
danh sách HSCB
- Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện nội
qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan .


- Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người
tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội qui lớp học , trường học .
2- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp :
Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp (SHL)
cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ SHL, GVCN, CB lớp kịp
thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy
nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân
thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà
sửa chữa .
Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà
phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc
sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại của
TT40 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho
các em khắc phục. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nổ lực của các thành
viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến … với thành tích như vậy thì
không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ .

3- Kết hợp với Hội PHHS để giáo dục HS :
Hội PHHS là cầu nối giữa nhà trường, GVCN với gia đình HS. Tổ chức Hội
ngoài việc giúp nhà trường xây dựng CSVC còn góp phần cùng nhà trường giáo dục
HSCB .
Thực tế, những năm qua Thường trực Hội PHHS đã giúp cho nhà trường, GVCN
bằng cách tác động với PH để giáo dục HS từ chỗ bỏ học, trốn học đến đi học chuyên
cần và học tập nghiêm túc. Mặt khác, TT Hội PHHS đã tác động đến gia đình các em để
cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn, từ đó sẽ hạn chế
được HS hoang nghịch .
4- Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội :
Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã xây dựng
khu dân cư, thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường, qua
đó giáo dục HS. Các đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây
dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối
bất hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc giáo
dục con cái tốt hơn .
5- Dùng phương pháp kết bạn :
Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp
thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo
dục cao . Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở
thích, uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập
vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư để rồi cùng với các thành
viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GVCN giao cho HSCB thực hiện một số công
việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em để
các em xóa những tự ti, mặc cảm là HSCB để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận
động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những HS này bằng cách tạo
cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em
cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc
làm này cả là một cố gắng trong đó vai trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của

Hội PHHS là rất cần thiết .


2.3. Mã mô đun THPT 22 (Sử dụng một số phần mềm dạy học)
1. Phần mềm PCFACT
PCFACT là một phần mềm về Địa Lý có nhiều tư liệu quý và cần thiết đối với các giáo
viên Địa lý. Chương trình rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải biết nhiều tiếng Anh
cũng như không phải nhớ nhiều lệnh phức tạp. Các lệnh đã được thay thế bằng các biểu tượng
đồ hoạ. Người dùng chỉ cần sử dụng chuột để bấm vào các hình là được.
Phần mềm PCFACT tương đương khoảng 10MB. Chương trình có thể chạy cả trên
DOS và trên Window.
Những nội dung Địa lý trong phần mềm PCFACT:
Phần mềm PCFACT có nhiều nội dung thích hợp cho việc dạy môn Địa Lý.
a) Về bản đồ: Chương trình có thể cho xuất hiện trên màn hình và in ra giấy các loại
bản đồ sau:
- Bản đồ hành chính thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và hầu hết các nước trên thế
giới (gần 200 nước)
- Bản đồ tự nhiên thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và các nước trên thế giới.
- Bản đồ các múi giờ trên Trái Đất.
- Các bản đồ kinh tế xã hội như: dân số, nông nghiệp, công nghiệp...
- Các bản đồ câm để có thể điền các địa danh (bản đồ thế giới, các châu, các nước...)
b) Về tư liệu: Chương trình chỉnh thể cung cấp các tư liệu, các tri thức Địa lý (kể cả số
liệu) sau:
- Các tháp tuổi và số liệu, biểu đồ về dân số, về kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.
- Các tư liệu tóm tắt về địa lý, lịch sử, chính trị của từng nước trên thế giới.
- Bảng danh sách của khoảng gần 10.000 địa danh trên thế giới về núi, sông, biển,
hồ.v.v..
- Sơ đồ chỉ vị trí của khoảng 4.500 thành phố trên thế giới.
- Quốc kỳ và Quốc ca (nghe được qua loa trong máy) của tất cả các nước trên thế giới.
Nói chung phần mềm này, giáo viên Địa lý có thể khai thác được đầy đủ các tài liệu cần

thiết về các nước trên thế giới để soạn bìa, in bản đồ cung cấp cho học sinh học tập (trong điều
kiện thiếu bản đồ) đặc biệt cung cấp bản đồ câm làm cho học sinh làm bài tập và bài thực
hành.
2. Phần mềm Địa lý DB -MAP:
Đây là phần mềm do viện công nghệ thông tin của Trung tâm KHTN&CN quốc gia
xây dựng từ năm 1992. Phần mềm này đã phát huy được những tính năng ưu việt của nó và đã
được vận dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều dự án có liên quan đến Địa lý ở nước ta và quốc tế.
Năm 1998 phần mềm này được xây dựng thành một phần mềm phục vụ cho việc giảng
dạy Địa lý trong các trường phổ thông. Phần mềm này như vậy là đã trở thành một phương
tiện dạy học mới, có hàm lượng khoa học cao và chắc chắn nó sẽ giúp ích nhiều cho các giáo


viên Địa lý ở các trường phổ thông, Cao đẳng và Đại học.
Dưới đây là một số đặc tính của
phần mềm DB-Map.
Phần mềm DB-Map rất gọn nhẹ, dễ sử dụng, cài đặt hết sức dễ dàng và thuận lợi trong các
máy tính, thích hợp với các thiết bị của các trường phổ thông ở nước ta hiện nay.
3. Phần mềm Mapinfo
Mapinfo là một chương trình phần mềm xây dựng và quản lý các hệ thống thông tư Địa
lý được cài đặt trong môi trường Window. Hiện nay chương trình mới nhất là Mapinfo 9.0 với
nhiều tiện ích dùng để quản lý, xử lý và thể hiện các dữ liệu Địa lý nhằm thực hiện có hiệu quả
các công việc như: thu thập, lưu trữ, phân tích, trình bày tất cả các dạng thông tin địa lý trên
bản đồ lãnh thổ.

Chức năng của Mapinfo:
Chương trình Mapinfo có thể thực hiện các chức năng sau:
- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin địa lý
- Tạo ra các bản đồ chuyên đề cho một vùng lãnh thổ
- Biên tập các đối tượng trên bản đồ máy tính: vẽ các đối tượng, chỉnh lý, xác định vị trí
của các đối tượng.

- Tạo lưới chiếu hoặc thay đổi lưới chiếu cùng hệ toạ độ của bản đồ trên Mapinfo
- Tạo bảng chú giải
- Tạo tỷ lệ bản đồ: tỷ lệ thước hoặc tỷ lệ bằng chữ số
- Đăng ký hình ảnh vào hệ thống
- Các chức năng phân tích đối tượng địa lý như chọn đối tượng tổng hợp, phân tích đối
tượng...
Nói chung, phần mềm Mapinfo là một phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc thành
lập bản đồ giáo khoa và bản đồ chuyên đề phục vụ cho nhiều ngành khoa học có tính chuyên
sâu. Đây là một phần mềm khó với nhiều chức năng phức tạp, cần phải có một kiến thức tin
học khá mới sử dụng được.


4. Phần mềm Google-Earth
Đây là phần mềm mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Nó ra đời trên cơ sở sự
phát triển của công nghệ 3D (không gian 3 chiều). Đây là một phần mềm hết sức tiện dụng
được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong việc giảng dạy môn Địa Lý.
Với ưu điểm vượt trội của công nghệ 3D các đối tượng địa lý trở nên sinh động và gần giống
với thực tế. Vì vậy rất dễ để học sinh hình thành các biểu tượng địa lý.

Các chức năng của Google-Earth:
- Có khả năng thể hiện được đầy đủ tất cả các quốc gia trên thế giới với đường biên giới
rõ ràng.
- Có khả năng thể hiện được dân số, diện tích khoảng cách trên thực tế của hầu như tất
cả các địa phương từ cấp tỉnh, huyện của các nước trên thế giới. Các số liệu này có thể dễ dàng
được cập nhật thường xuyên để sát với thực tế.


- Có khả năng phóng to, thu nhỏ bất kỳ một điểm nào trên Trái đất với độ phân giải
ngày càng cao.
Với những tính năng vượt trội nhờ sử dụng công nghệ 3D như vậy cho nên có thể nói

đây là một phần mềm rất hữu ích với các giáo viên dạy môn Địa lý. Phần mềm này rất dễ sử
dụng, rất dễ cài đặt, do vậy, nó không đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức tin học ở trình
độ cao như các phần mềm khác nên mọi giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nó trong
quá trình giảng dạy môn Địa lý.
Do thời gian có hạn cùng với sự hiểu biết về công nghệ thông tin chưa nhiều nên trong
bản tham luận này tôi chỉ nêu lên (mang tính chất giới thiệu) một số phần mềm thông dụng rất
thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Địa Lý để những ai quan tâm, đặc biệt là các
giáo viên Địa Lý có thể tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập để phục vụ cho việc giảng dạy
môn Địa Lý ở trường phổ thông được tốt hơn.

2.4. Mã mô đun THPT 23 (Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh).
1. Đối với hình thức kiểm tra – đánh giá miệng:
a. Kiểm tra miệng trong các tiết học bình thường.
Cách làm quen thuộc
Cách làm mới
-Thường chỉ tiến hành ở đầu tiết học, trước khi - Có thể thực hiện trong nhiều thời điểm khác
bắt đầu bài mới
nhau của tiết học: để kiểm tra bài học cũ, chuẩn
bị bài mới và có thể kiểm tra một kiến thức cũ
có liên quan đến bài mới( hay kiểm tra trong
quá trình học bài mới)
- Nội dung kiểm tra: kiểm tra nội dung của bài - Phạm vi kiểm tra rộng hơn, thậm chí ở lớp
cũ vừa học ở tiết học trước đó của môn học.
dưới, cấp học dưới, có tính hệ thống, liên quan
đến nội dung bài đang học.
- Sử dụng hình thức gọi học sinh mang vở bài - đa dạng hình thức kiểm tra, có thể khai thác ưu
tập lên bảng, giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả thế trực quan của các phương tiện, thiết bị dạy
lời theo yêu cầu, GV nhận xét cho điểm và củng học hiện đại như máy chiếu hắt, máy chiếu đa
cố bài cũ, giới thiệu bài mới.
năng… để áp dụng các hình thức kiểm tra như

trắc nghiệm khách quan, xem băng đĩa và nhận
xét.
b. Kiểm tra miệng trong các tiết ôn tập.
Đối với các tiết ôn tập ngoài hình thức quen thuộc là kiểm tra vấn đáp, có thể tiến hành kiểm tra miệng
bằng làm bài tập nhỏ, hoặc phát phiếu học tập yêu cầu cả lớp làm.
Với cách kiểm tra- đánh già này có ưu điểm là giúp giáo viên nắm bắt được những thông tin phản
hồi từ phía người học một cách nhanh chóng để điều chỉnh giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
2. Đối với hình thức kiểm tra viết.
Trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục THPT nói riêng, mục tiêu, nội
dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế xã hội đang phát triển. Việc đổi
mới phương pháp dạy học được chú tọng và xem như một khâu đột phá quan trọng trong quá trình đổi
mới giáo dục. Đổi mới dạy học cần hình thức kiểm tra tương xứng với nó để tạo ra động lực thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng những mục tiêu mới
của giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
nhằm phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ
năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước
những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống phức tạp hiện nay. Kiểm tra – đánh giá có vai trò ý nghĩa
đối với cả học sinh và giáo viên vì qua kiểm tra- đánh giá sẽ giúp cho giáo viên bộ môn, các nhà quản
lý giáo dục và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác dụng kịp thời nhằm điều chỉnh


và bổ sung phương pháp trong quá trình dạy và học: Không đổi mới kiểm tra- đánh giá thì tất cả trở
nên vô nghĩa.
Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh là một mắt xích quan trọng trong quá trình đào tạo.
Kiểm tra-đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp
học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện
quá trình dạy để từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông.

Năm Căn, ngày 02 tháng 5 năm 2015
Người báo cáo


Nguyễn Ngọc Hân


PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ TRƯỞNG
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
……………………………………………………………………………………………

……………….
……………………………………………………………………………………………
……………….
Điểm trung bình các mô đun: …… /10.
Năm Căn, ngày …… tháng 5 năm 2015
TỔ TRƯỞNG CM


DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG



×