Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao tính độc lập tự chủ của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.43 KB, 23 trang )

1Nhóm 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------

PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI :
Thực trạng và giải pháp nâng cao tính độc
lập tự chủ của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam


2Nhóm 1

Mục Lục
Phần Mở Đầu: Tổng Quan Về Vấn Đề…………………………. 3
Phần I :Lý Luận Chung…………………………………………..6
Phần II :Thực Trạng…………………….………………….…….9
I. Thực Trạng……….………..………………….….……….....9
II. Đánh Giá........................................................…….………..11
Phần III : Giải Pháp ………………………………………....….14
I.
Thành Công Ngân Hàng Dự Trữ New Zealand………....
…14
II. Giải Pháp Nâng Cao Tính Độc Lập Tự
Chủ……………….14
Phần IV : Tổng Quát……………………………………………..19
I.
Tổng Quát …………………………………………………
19
II. Lý


Luận
Chung…………………………………………….19
III.Thực trạng………………………………….……………....19
IV.Giải Pháp……………………………………………..……20
V. Kết Luận……………………………………………………21
Tài Liệu Tham Kháo :
Trích từ />Nguồn dữ liệu: trang web nghiên cứu về lập pháp của văn phòng
quốc hội />Luật NHNN Việt Nam 2010
Hiến Pháp Nước CHXHCN Việt Nam 1992 ( sửa đổi, bổ sung
2013)


3Nhóm 1

Phần Mở Đầu

Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ngân hàng trung ương (NHTƯ) đóng vai trò
vô cùng quan trọng và đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ,
nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì NHTƯ có thể coi là trái tim của
nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một NHTƯ
thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong
hoạt động của NHTƯ cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh
tế.
Các bằng chứng thực nghiệm cũng như những lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng,
trong nền kinh tế thị trường, để NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) một
cách hiệu quả, tính độc lập của NHTƯ là yếu tố then chốt .Để hiểu rõ hơn tình
hình bao quát nhất về NHNN Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu của bài viết chính.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức
năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng
và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ
thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán


4Nhóm 1

quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Vào thời điểm đầu 2008, khi mà tình hình lạm phát đang ở mức rất cao, thì
dường như lúc này tính tự chủ của NHNN Việt Nam được nâng cao. NHNN đã
đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng như tăng lãi suất cơ bản giúp các
ngân hàng thương mại (NHTM) có thể nâng lãi suất, đảm bảo khả năng thanh
toán... Nhờ đó, lạm phát đã được kiềm chế phần nào. Tuy nhiên, không vì thế mà
điều này có thể thay đổi được tính độc lập vốn thấp của NHNN Việt Nam.
Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam nằm ở cấp
độ độc lập thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế”. Đây là cấp độ độc lập thấp nhất của
NHTƯ đối với Chính phủ.Ở đây, NHNN Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan
quản lý hành chính nhà nước, giống như các Bộ khác, chứ không phải là một thiết
chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn
của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một
quốc gia.
Bên cạnh đó, do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải thực
hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái
cấp vốn cho các NHTM để khoanh, xoá nợ các khoản vay của các tập đoàn nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn
định giá trị đồng tiền.

Tóm lại, từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ
quan của Chính phủ, chịu sự can thiệp hành chính của Chính phủ. Do vậy, thẩm
quyền của NHNN trong xây dựng và điều hành CSTT còn hạn chế, mức độ độc
lập của NHNN còn tương đối thấp. Tính độc lập này trong thời gian qua đã phần
nào được cải thiện, song vẫn chưa cao, khiến việc điều hành CSTT nhiều khi còn
lúng túng, hiệu quả của CSTT chưa được như mong đợi. Uy tín của một NHTƯ vì
thế vẫn chưa cao.
Chính bởi vậy, để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN, việc nâng cao
tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết.Tuy nhiên, tính độc lập của NHTƯ
không thể một sớm một chiều có thể có được.Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và
trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi nước mà NHTƯ có thể có
mức độ độc lập tự chủ khác nhau.Vấn đề đặt ra là, cấp độ độc lập nào là phù hợp
với NHNN trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, bài viết sẽ đi nghiên cứu về tính độc lập của một NHTW, từ đó áp
dụng vào để phân tích tìm ra các giải pháp để khắc phục các vấn đề mà NHNN
Việt Nam gặp phải.


5Nhóm 1

Để làm được, phân tích vấn đề này, bài viết sẽ được chia làm 4 phần để làm
sáng rõ nội dung của chủ đề
- Phần Mở Đầu: Phần tổng quát để giới thiệu chủ đề, nói lên những ý bao quát
nhất của từng phần bài viết, giúp người đọc có thể hiểu bao quát được nội dung,
nắm rõ được mạch ý của bài
- Phần I: Giới thiệu các lý luận chung, thế nào là sự độc lập của một NHTW và
mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTƯ và các biến số kinh tế vĩ mô chính, qua
đây người đọc đã có thể hiểu được đối tượng mà bài viết nghiên cứu một cách
tổng quát nhất, hiểu được những tác động, mối quan hệ, ảnh hưởng giữa các biến
số kinh tế vĩ mô với đối tượng nghiên cứu đề phân tích

- Phần II: Khi đã hiểu được bao quát nội dung về mặt lý thuyết, bài viết sẽ đưa
người đọc đi vào đưa ra và phân tích thực trạng hiện tại của một NHTW cụ thể, đó
là NHNN Việt Nam. Thực trạng tính độc lập hiện tại NHTW như thế nào? Nó
mang lại sự tích cực, tiêu cực gì? Các câu hỏi này sẽ được trả lời qua phần 3 của
bàiviết. Nhà nước đã và đang làm gì để tác động đến tính độc lập của NHNN Việt
Nam, những tác động, quyết định đó đã và đang đem lại nhưng thành công, hạn
chế gì cho đất nước là gì ? Điều này sẽ được phân tích qua thực tiễn
- Phần III: Qua thực tiễn, chúng ta đã biết được những mặt hạn chế, tích cực ở
tính độc lập của NHNN Việt Nam, từ đây ta có thể đưa ra các giải pháp để nâng
cao tính độc lập của NHNN Việt Nam, cấp độ độc lập nào là phù hợp với NHNN
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Ở phần 4 sẽ trả lời câu hỏi đó, đưa ra các biện
pháp được rút ra từ bài học của các nước khác
Trong quá trình sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng tạo cho NHNN
cơ sở pháp lý để đổi mới hoạt động của NHNN, một trong những vấn đề đang
được thảo luận, đó là luật pháp phải khẳng định được một vị trí độc lập nhất định
của NHNN trong hoạt động cuả mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là qui định
mức độ độc lập như thế nào cho phù hợp với thể chế kinh tế, chính trị, lịch sử văn
hoá của Việt Nam.


6Nhóm 1

Phần I : Lý Luận Chung

Đến nay, trên thế giới đã biết đến 3 mô hình NHTƯ:
(1) NHTƯ độc lập với chính phủ;
(2) NHTƯ là một cơ quan thuộc chính phủ;
(3) NHTƯ thuộc Bộ Tài chính. Trong đó, hai mô hình đầu tiên là phổ biến
hơn cả.
Theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF, 12/2004), về cơ

bản, mức độ độc lập của các NHTƯ trên thế giới được phân thành 4 cấp độ, bao
gồm:
Thứ nhất, độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động: Với mô
hình này, NHTƯ có trách nhiệm quyết định CSTT, chế độ tỷ giá (nếu không theo
chế độ thả nổi tỷ giá) và có quyền quyết định mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số
các mục tiêu đã được pháp luật quy định. Đây là cấp độ độc lập tự chủ cao nhất
mà một NHTƯ có thể đạt được mà ví dụ điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED. Tuy nhiên, đây cũng chính là cấp độ độc lập tự chủ khó vận dụng nhất, vì nó
đòi hỏi NHTƯ phải có uy tín cao và năng lực thực thi rất tốt thì mới có thể biến
mục tiêu thành hiện thực, nhất là trong giai đoạn thực thi CSTT thắt chặt. Bên
cạnh đó, cấp độ độc lập tự chủ này cũng đòi hỏi NHTƯ có khả năng dự báo chuẩn
xác trên cơ sở các thống kê kinh tế - tài chính.
Thứ hai, độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động: Ở cấp độ này,
NHTƯ cũng được trao trách nhiệm quyết định CSTT và chế độ tỷ giá. Tuy nhiên,
khác với cấp độ độc lập về mục tiêu, trong cấp độ độc lập về xây dựng chỉ tiêu


7Nhóm 1

hoạt động, luật quy định cụ thể một mục tiêu hoạt động chủ yếu của NHTƯ. Ví
dụ, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTƯ Châu Âu (ECB) quy định, mục
tiêu hoạt động hàng đầu của ngân hàng này là “duy trì sự ổn định giá cả” và ECB
được quyết định chỉ tiêu hoạt động. Với cấp độ độc lập tự chủ này, việc thay đổi
mục tiêu duy nhất đòi hỏi phải sửa đổi Luật NHTƯ.
Thứ ba, độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành: Với mô hình
này, chính phủ hoặc quốc hội quyết định chỉ tiêu CSTT sau khi thảo luận và thỏa
thuận với NHTƯ. Khi quyết định được thông qua, NHTƯ có trách nhiệm hoàn
thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể toàn quyền
lựa chọn những công cụ điều hành CSTT phù hợp nhất. Tiêu biểu cho cấp độ độc
lập tự chủ này là Ngân hàng Dự trữ (NHDT) New Zealand và Ngân hàng Canada.
Nói cách khác, NHTƯ được trao đủ thẩm quyền để lựa chọn các công cụ điều

hành một cách linh hoạt và phù hợp nhất nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được thoả
thuận giữa chính phủ/quốc hội với NHTƯ.
Thứ tư, độc lập tự chủ hạn chế: Là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo
đó chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động)
cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT. Đây là một trong
những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTƯ, nhất là trong việc
thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Đây chính là trường hợp của NHNN
Việt Nam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã từ lâu bộc lộ
những mặt hạn chế, bất cập.
Từ khi thành lập cho đến nay, NHNN Việt Nam luôn là một cơ quan thuộc
Chính phủ, là một đơn vị ngang Bộ. Thống đốc NHNN là thành viên của Chính
phủ, có hàm tương đương với Bộ trưởng, được Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách
nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội.
Chính vì vậy, hoạt động của NHNN chịu sự điều chỉnh rất lớn của Chính
phủ. NHNN chỉ là cơ quan xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ trình
Quốc hội quyết định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện và có trách nhiệm
điều hành trong phạm vi đã được Quốc hội và Chính phủ duyệt. Tương tự, NHNN
Việt Nam không được độc lập thiết lập mục tiêu hay xây dựng chỉ tiêu hoạt động.
Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam nằm ở
cấp độ độc lập thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế”. Đây là cấp độ độc lập thấp nhất
của NHTƯ đối với Chính phủ. Điều đó phần nào làm giảm tính linh hoạt trong
việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong
phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính - tiền
tệ ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền. Gần như mọi hoạt động của NHNN
đều phải được sự cho phép của Chính phủ (phát hành tiền, thực hiện CSTT quốc
gia, cho vay ngân sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước
ngoài, cho vay các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt). Ở đây, NHNN
Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như
các Bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của
NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của

giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia.


8Nhóm 1

Bên cạnh đó, do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải
thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như
tái cấp vốn cho các NHTM để khoanh, xoá nợ các khoản vay của các tập đoàn nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn
định giá trị đồng tiền.
Tuy có nhiều điểm đổi mới, song Luật NHNN Việt Nam năm 2010 không
có nhiều điểm đột phá về tính độc lập của NHNN trong việc hoạch định và thực
thi CSTT quốc gia. Mặc dù định hướng chiến lược của NHNN vẫn là NHTƯ độc
lập trong điều hành chính sách và độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu tiền tệ. Tuy
nhiên, NHNN hiện tại vẫn chưa thực sự đạt được mức độ độc lập theo cả hai tiêu
chuẩn này. Về mặt chính sách, Chính phủ hàng năm quy định khá cụ thể, chi tiết
cho NHNN, từ tổng phương tiện thanh toán đến tăng trưởng tín dụng và xu hướng
tỷ giá. Còn về lựa chọn mục tiêu tiền tệ thì theo quy định của Hiến pháp Quốc hội
hàng năm sẽ giao chỉ tiêu cho NHNN. Do chưa đạt được tính dẫn dắt thị trường
nên doanh nghiệp và người dân thường nhìn vào quan điểm của Chính phủ và của
Quốc hội về lạm phát và tăng trưởng để điều chỉnh hành vi của mình hơn là nhìn
vào NHNN.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, tính độc lập của NHNN Việt Nam
đang dần được cải thiện. Như trên đã đề cập, Khoản 4, Điều 3 Luật NHNN Việt
Nam số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc hội quy định “Thống đốc
NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện
mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ”. Điều 10 trong Luật
NHNN Việt Nam năm 2010 cũng nêu rõ: “Thống đốc NHNN quyết định việc sử
dụng công cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối

đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác
theo quy định của Chính phủ”.
Đây là điểm mới nhất trong Luật NHNN 2010 xét trên khía cạnh độc lập tự
chủ của NHNN. Ở một mức độ nào đó, có thể nói, NHNN Việt Nam đang tiến dần
từ cấp độ độc lập tự chủ thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế” lên cấp độ độc lập tự chủ
thứ ba “độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành”. Với sự đổi mới này,
NHNN sẽ có được sự linh hoạt và độc lập nhất định trong khâu thực hiện các mục
tiêu đề ra của CSTT. Nhờ đó, thị trường tiền tệ và giá trị đồng tiền được kỳ vọng
ổn định hơn, vai trò của một NHTƯ cũng được thể hiện rõ nét hơn và uy tín của
NHNN cũng được nâng cao hơn.


9Nhóm 1

Phần II : Thực Trạng

I.
Thực Trạng
Điều 3 Luật NHNN khẳng định: “Quốc hội quyết định và giám sát việc thực
hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trong mối tương quan với
cân đối Ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế.... Chính phủ xây dựng
CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trình Quốc hội quyết định; tổ
chức thực hiện CSTT quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu
thông hằng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện...”
Điều 4 Luật NHNN quy định: “Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn CSTT
quốc gia để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc về
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về CSTT. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
đồng tư vấn CSTT quốc gia do Chính phủ quy định.”



10Nhóm 1

Tại hầu hết các nước, Ngân hàng Trung ương (mà ở ta gọi là Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam) là một tổ chức điều tiết độc lập không nằm trong bộ máy hành
pháp. Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước là thành viên của Chính phủ có hàm tương đương Bộ trưởng, chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của chính phủ.
NHTW các nước trên thế giới hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt
động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT, Giám sát các TCTD và Quản trị điều hành
nội bộ, tuy nhiên mức độ độc lập là không giống nhau. Độc lập về Điều hành CSTT,
theo tổng kết của IMF sự độc lập của NHTW các nước có thể chia ra làm 4 mức
độ:
(1) Mức độ cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: Ngân hàng
Trung ương có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu như
nó không được thả nổi (Ví dụ như Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ- Fed được lựa
chọn mục tiêu hoạt động trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là tuyển
dụng nhân công và ổn định giá cả).
(2) Mức độ độc lập thứ 2 là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”:
NHTW được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng
khác với kiểu Độc lập về mục tiêu, Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động
có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Ví dụ, trong Điều lệ
tổ chức và hoạt động của ECB quy định mục tiêu là ổn định giá cả, và ECB được
quyết định chỉ tiêu hoạt động.
(3) Mức độ độc lập thấp hơn là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều
hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn
bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu.
(4) Mức độ độc lập thấp nhất là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không
có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng
như là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách.



11Nhóm 1

Đối chiếu với các mức độ độc lập nêu trên, thì NHNN Việt Nam hiện nay đang
ở mức độ độc lập thấp nhất. NHNN không độc lập trọng việc thiết lập mục tiêu,
không độc lập trong xây dựng chỉ tiêu hoạt động và thậm chí là không tự chủ trong
việc lựa chọn công cụ điều hành.
Cụ thể :
a. Về mục tiêu:
Theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu xung đột lẫn nhau
như ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
b. Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động:
Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát
dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối NSNN và mức tăng trưởng
kinh tế (Điều 3 Luật NHNN). Chính phủ xây dựng dự án CSTT quốc gia, mức lạm
phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định (Điều 3 Luật NHNN).
c. Về việc tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành:
Chính phủ tổ chức thực hiện CSTT quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng
bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo
Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định chính sách cụ thể khác và các giải pháp
thực hiện (Điều 3 Luật NHNN). Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của
từng loại hình TCTD, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định
(Điều 20, Luật NHNN). NHNN tạm ứng cho NSTW để xử lý thiếu hụt tạm thời
quỹ NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải
được hoàn trả trong năm Ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính
phủ quyết định (Điều 32). NHNN tổ chức thực hiện việc in, đúc, bán ở trong nước
và ngoài nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế phục vụ cho mục đích
sưu tầm hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ (Điều 27 Luật NHNN).

Chính phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về
việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền và
chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền. Bộ Tài chính kiểm tra việc
thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền; Bộ Tài chính, Bộ Nội Vụ giám sát quá
trình in đúc, tiêu huỷ tiền. (Điều 28 Luật NHNN).
II . Đánh Giá
1. Han chế
- NHNN chỉ là cơ quan xây dựng dự án CSTT Quốc gia để Chính phủ trình Quốc
hội quyết định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện; việc quyết định lượng tiền
bổ sung vào lưu thông hằng năm cũng do Chính phủ quyết định, NHNN có trách
nhiệm điều hành trong phạm vị đã được duyệt,…
- Trong khi chức năng NHTW chưa được khẳng định rõ nét, NHNN lại có trách
nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ thuộc về chức năng quản lý nhà nước. Ngoài ra,


12Nhóm 1

vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ
không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn để kinh doanh,
xoá nợ các khoản vay của NHTM Nhà nước... Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực
hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.
a. Ưu điểm
- Các bằng chứng thực nghiệm.
Thập niên 1990 đã chứng kiến nhiều nước, trong đó có cả những nước đã và
đang phát triển, thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình NHTW sang hướng làm
tăng tính độc lập hơn cho tổ chức này. Khuynh hướng này vừa tác động, vừa chịu
tác động bởi các phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa sự độc lập của
NHTW với các biến số kinh tế vĩ mô chính.
Quan hệ với lạm phát: Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993) dựa trên

các quan sát giai đoạn từ năm 1955-1988 cho thấy có mối quan hệ nghịch biến
giữa tính độc lập của NHTW với lạm phát bình quân và với sự biến thiên của chỉ
số lạm phát. Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu khác của
Cukierman, Webb và Neyapti (1992), Debelle và Fischer (1994).
Điều này mang lại nhiều ý nghĩa cho Việt Nam bởi kiềm chế lạm phát đã từng
là một ưu tiên chính sách của Chính phủ và trong tương lai lạm phát vẫn luôn là
một nguy cơ lớn tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Quan hệ với thâm hụt Ngân sách:Nghiên cứu của Pollard (1993) về mối
quan hệ giữa tính độc lập của NHTW với cán cân Ngân sách trong giai đoạn từ
năm 1973-1989 đã chứng minh rằng ở những nước có NHTW độc lập cao thì tỷ lệ
thâm hụt Ngân sách càng giảm.
Theo Pollard, khi các quan hệ cho vay theo chỉ định hay ứng vốn cho Ngân
sách không còn chịu sự chi phối của chính phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi
tiêu tốt hơn, qua đó góp phần làm tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân Ngân
sách bền vững hơn.
Cùng với lạm phát, thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam cũng là một thách thức lớn
cho các nhà hoạch định chính sách. Với tình trạng thâm hụt Ngân sách hàng năm
trên dưới 5% GDP và luôn kéo dài trong nhiều năm đã không những làm xói mòn
tính kỷ luật trong chi tiêu Ngân sách mà còn làm tăng gánh nặng nợ quốc gia (kể
cả nợ trong nước và nước ngoài).
- Quan hệ với tăng trưởng kinh tế:
Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993), của Barro (1991), De Long và
Summers (1992), Levine và Renelt (1992) không thấy mối quan hệ có ý nghĩa về
mặt thống kê giữa tính độc lập của NHTW với tăng trưởng sản lượng thực tế sau
khi kiểm soát các yếu tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Chẳng hạn, Thụy Sỹ là nước có NHTW độc lập nhất nhưng lại có mức độ tăng
trưởng thực và sự biến thiên tăng trưởng kinh tế thực thấp hơn mức bình quân của
các nước trong mẫu. Trong khi đó, Tây Ban Nha là nước có NHTW độc lập không
cao nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất.



13Nhóm 1

Các lý thuyết kinh tế phát triển đã chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế là sự
phức hợp của nhiều yếu tố và chính sách khác nhau. Cho nên mặc dù không có
mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa mức độ độc lập của NHTW với tăng
trưởng kinh tế nhưng một chính sách tiền tệ có hiệu lực và hiệu quả sẽ góp phần
vào tăng trưởng kinh tế ổn định hơn.
+ Về địa vị pháp lý: Khi địa vị pháp lý không được độc lập thì khả năng độc lập về
mục tiêu và quá trình thực thi chính sách cũng ít nhiều bị giới hạn
+ Về mục tiêu: NHNN nên được trao quyền lựa chọn mục tiêu cho từng thời kỳ
phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô mà không chịu sự can thiệp hay chỉ đạo từ
phía Chính phủ hay các cơ quan liên quan khác.
+ Về quyết định thực thi chính sách: Thống đốc phải được trao quyền quyết định
trong việc thực thi các chính sách tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định
đó chứ không nên thông qua Chính phủ. Điều này không những góp phần làm tăng
tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ ngoài của chính sách tiền tệ một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách.
+ Về quan hệ với Ngân sách: Để đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ, những
nhiệm vụ khác như tạm ứng chi Ngân sách cũng nên được quy định lại để Thống
đốc có quyền từ chối trong mục tiêu thâm hụt Ngân sách được Quốc hội phê duyệt
hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường.
+ Về tổ chức và cơ chế tài chính: Thực hiện tốt chính sách tiền tệ đòi hỏi NHNN
phải thu hút được đội ngũ lớn những chuyên gia đầu ngành về tài chính, Ngân
hàng nên cần phải cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại trong việc thu hút
chuyên gia về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng.
+ Về trách nhiệm giải trình: Nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN đối với
các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy
đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị phải có trách
nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức
năng và thẩm quyền được giao phó.



14Nhóm 1

Phần III : Giải Pháp

I .Thành công của Ngân hàng Dự trữ New Zealand:
Năm 1989, Ngân hàng Dự trữ NewZealand đã có một sự chuyển mình mạnh
mẽ trong điều hành. Điều này thể hiện quaviệc Quốc hội New Zealand đã nhanh
chóng sửa đổi các đạo luật có liên quan, xâydựng và hoàn thiện các đạo luật mới
trong đó khẳng định tiên quyết rằng“Chứcnăng chủ yếu của Ngân hàng Dự trữ
New Zealand là trực tiếp xây dựng và hoànthiện Chính sách tiền tệ hướng vào việc
đạt được các mục tiêu kinh tế và duy trìsự ổn định giá cả...” Bên cạnh đó, có thể
kể ra một số những thay đổi cănbản tronghoạt động điều hành CSTT của Ngân
hàng Dự trữ New Zealand. Để ổn định giá cả, Quốc hội New Zealand đã đưa
Chính sách lạm phát mục tiêu vào trong hiến pháp. Việc lượng hóa mục tiêu lạm
phát là kết quả của sự trao đổi “công bằng, nghiêm túc” giữa Chính phủ và
NHTW.
- NHTW New Zealand được thực sự độc lập trong việc theo đuổi mục tiêu CSTT
mà không bị hạn chế về mặt kỹ thuật, ngoại trừ trường hợp là việc thực hiện CSTT
phải cân nhắc đến tính hiệu quả và sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt,
Ngân hàng này được toàn quyền quyết định các điều kiện tiền tệ (như các khối tiền


15Nhóm 1

M1, M2, M3, lãi suất, tỷ giá,...) trên cơ sở một thỏa ước với Bộ Tài chính và sựcân
nhắc các ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng khác.
 Trong quá trình quản lý ổn định giá, Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã rút
ra một số kinh nghiệm sau đây:

+ “Việc làm giảm lạm phát và duy trì mức lạm phát mong muốn thấp là tương đối
dễ dàng so với việc kiểm soát chặt chẽ mức lạm phát trong phạm vi khung lạm
phát”.
+ Việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của
một NHTW, hay nói cách khác, “việc NHTW tập Trung giải quyết quá nhiều trách
nhiệm đối với Chính phủ sẽ làm giảm sút tính linh hoạt của nó”. Những chủ
trương mới này đã cho phép NHTW đề ra được chính sách lạm phát mục tiêu
tươngứng với từng thời kỳ và có được những địa vị pháp lý cũng như tính chủ
động cao hơn trong giải quyết các mục tiêu. Ngoài ra, nó cũng giới hạn đầy
nghiêm khắc những tình huống, những hoàn cảnh mà một Thống đốc có thểbị xa
thải, hay nói cách khác, việc thay đổi nhiệm kỳ của Nội Các Chính phủ không ảnh
hưởng đến hoạt động của ban lãnhđạo NHTW.
II.
Giải pháp nâng cao tính độc lập, tự chủ:
- Hiến định mô hình định chế tài chính công quyền – NHTW
Vị trí pháp lý của NHNN Việt Nam chưa xứng tầm với chức năng, nhiệm vụ,
vai trò của nó trong việc ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo an ninh tiền tệ của
một quốc gia.
Chính vì vậy, để thực hiện được hàng loạt các mục tiêu đã đề ra trong Luật
NHNN Việt Nam (Khoản 1 Điều 4): mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm
an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an
toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, luật pháp cần trao cho NHNN Việt
Nam vị thế độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội. Tăng cường tính độc lập
cho NHNN là mục tiêu cần hướng tới nhằm đạt được hiệu quả trong thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia và ổn định thị trường tài chính tiền tệ nói chung. Và nếu được
như vậy, Hiến pháp Việt Nam nên khẳng định vị thế của NHTW ở Việt Nam, mối
quan hệ của nó với Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác trong
việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, trong việc thực hiện chức
năng và quyết định cơ tổ chức.

Hiện nay, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) mới chỉ
có Điều 75 (Khoản 4) quy định về thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định
chính sách tiền tệ quốc gia: quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế, quyết định
nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ưng và
ngân sách địa phương, quyết định mức giới hạn nợ an toàn quốc gia, nợ công, nợ
chính phủ, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách trung ương, xem xét báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán ngân
sách nhà nước.


16Nhóm 1

Ngoài ra, Hiến pháp khi sửa đổi cũng cần tính tới việc khẳng định cấp độ độc
lập tự chủ của NHTW là độc lập trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động (mức độ độc lập
cấp hai).
Bởi vì trong tương lai gần, khi các điều kiện cho phép, các biến số kinh tế, tài
chính ổn định dần, năng lực dự báo tài chính được cải thiện thì mô hình NHTW
độc lập là hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt Nam.
Trong khi đó, chính sách tiền tệ quốc gia tác động tới mọi chủ thể trong nền
kinh tế, hoạt động ngân hàng – lĩnh vực quản lý của NHTW là lĩnh vực nhạy cảm,
nếu có sự can thiệp mạnh từ Chính phủ sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý. Ngoài
ra, Việt Nam đã gia nhập WTO, các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
không dễ được thực hiện, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khó
được nâng cao nếu thiếu tính độc lập trong vị trí pháp lý của NHTW.
Do đó, Hiến pháp nên quy định NHTW có vị trí pháp lý độc lập với Chính phủ
nhằm bảo đảm được sự linh hoạt, mềm dẻo, minh bạch trong điều hành thị trường
tiền tệ của NHTW, bảo đảm được sự ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế.
- Thay đổi cơ chế lãnh đạo, điều hành NHNN Việt Nam
Ngoài việc lựa chọn mô hình tổ chức và xác định vị trí pháp lý độc lập của
NHTW, tính độc lập của NHTW còn thể hiện trong việc lựa chọn nhân sự, quyết

định cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của ngân hàng. Kinh nghiệm các nước phát
triển cho thấy, NHTW với sự hiện diện của bộ máy lãnh đạo, điều hành bao gồm:
Hội đồng Thống đốc (hoặc Hội đồng Ngân hàng Trung ương) và Chủ tịch hoặc
Thống đốc NHTW thì các quyết sách được ban hành sẽ chủ động và dễ dàng đi
vào cuộc sống, đảm bảo tính hiệu quả.
Hiện nay, Luật NHNN Việt Nam quy định Thống đốc toàn quyền và là người
chịu trách nhiệm duy nhất tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
(Điểm a, Khoản 2 Điều 8, luật NHNN năm 2010). =>Quy định như vậy có thể sẽ
gây ra những hậu quả, thiệt hại nhất định cho nền kinh tế khi hệ thống ngân hàng
lâm vào tình trạng khủng hoảng vì kiến thức và tầm hiểu biết của mỗi người là có
hạn và không thể hiểu hết được đầy đủ mọi vấn đề được.
Do đó, Luật NHNN Việt Nam cần phải được sửa đổi theo hướng có sự phân
chia rõ ràng giữa điều hành và quản trị:
+ Điều hành NHTW được thực hiện bởi Ban điều hành
+ Quản trị nên được thực hiện bởi Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng quản lý)
NHTW.
+ Hội đồng quản trị là cơ quan hoạch định chính sách trong lĩnh vực tiền tệ, làm
việc theo nguyên tắc tập thể, còn Ban điều hành có trách nhiệm đưa các chính sách
đó vào cuộc sống. Nếu NHTW được thiết kế theo mô hình quản trị này sẽ tạo ra
được phương thức quản trị ngân hàng mang tính tổng thể, định hướng chiến lược
lâu dài, tránh được hiện tượng thụ động, mang nặng tính hành chính và mệnh lệnh
trong điều hành. Bên cạnh đó, hoạt động của Ban điều hành cũng phải bảo đảm
tính minh bạch thông qua các hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTW.
Ngoài ra, việc nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN đối với các mục tiêu
và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh


17Nhóm 1

bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị của Quốc hội phải có

trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn
chức năng và thẩm quyền được giao.
- Xác định rõ mục tiêu hoạt động của NHTW
Điều 4 Luật NHNN Việt Nam có nêu rõ: “Hoạt động của NHNN nhằm ổn
định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ
chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia;
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Có thể nói, các mục tiêu hoạt động của NHNN được quy định trong Luật có phần
trải dài. Bởi lẽ, mục tiêu tối cao của NHTW là bảo đảm an toàn hoạt động của hệ
thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền, những mục tiêu còn lại là hệ quả của
việc đạt được các mục tiêu nêu trên. NHTW là cơ quan quản lý các ngân hàng, tổ
chức tín dụng, vì vậy nhiệm vụ đầu tiên phải là đảm bảo sự an toàn cho các tổ
chức này. Do đó, chỉ nên xác định mục tiêu của NHNN là “bảo đảm an toàn hoạt
động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế”.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì mục tiêu có rõ ràng thì NHTW mới có thể kiểm
soát được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình. Hơn nữa, như trên đã đề cập,
việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của một
NHTW.
- Tăng tính chủ động cho NHNN Việt Nam trong việc thực hiện vai trò là NHTW
của hệ thống ngân hàng, “ngân hàng mẹ của các ngân hàng”
NHNN Việt Nam với tư cách là NHTW của hệ thống ngân hàng có quyền
quyết định cho vay, bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài, tạm
ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Điều 25, 26 Luật NHNN Việt Nam2010 quy định thì thẩm quyền
này bị hạn chế đáng kể khi phải xin phép Thủ tướng Chính phủ. Để đảm bảo hiệu
quả của chính sách tiền tệ quốc gia, những nhiệm vụ khác như: tạm ứng chi ngân
sách hay tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ cũng nên được
quy định lại để Thống đốc chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị
trường. Hơn nữa, cần có quy định cụ thể về chức năng “là ngân hàng của Chính
phủ” của NHNN theo hướng NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN

chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị
trường thứ cấp có hạn mức và lấy trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi
cho các NHTM vay.
Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy chế tái cấp vốn,
quy chế chiết khấu – tái chiết khấu của NHNN đối với các NHTM theo hướng
thông thoáng hơn về điều kiện vay, hạn mức vay, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn
phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ. Những điều chỉnh lãi
suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu của NHNN cần phải linh hoạt hơn trên cơ sở
bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, có
thể thông qua việc dự báo sự biến động lãi suất theo tình hình kinh tế trong và
ngoài nước, qua đó áp dụng các biện pháp định hướng lãi suất phù hợp với thực tế
nền kinh tế. Ngoài ra, mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng


18Nhóm 1

trong các giao dịch tái cấp vốn, ví dụ có thể nhận tài sản bảo đảm khi tái cấp vốn
là trái phiếu công ty của một ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hoặc giấy tờ có giá
do các tổ chức tín dụng phát hành có chất lượng cao, do một tổ chức có uy tín xếp
hạng và tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với giấy tờ có giá sử
dụng trong công cụ tái cấp vốn. =>> MỤC TIÊU QUAN TRỌNG
- Trao quyền độc lập cho NHNN Việt Nam trong hoạt động phát hành tiền
Theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ thì Chính phủ trao cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa
Kỳ toàn quyền quyết định hoạt động phát hành tiền tệ. Vì vậy, việc phát hành tiền
của FED là hoàn toàn độc lập với Chính phủ. Chính phủ Hoa Kỳ chỉ huy động
được tiền từ việc Bộ Tài chính phát hành chứng khoán (trái phiếu kho bạc, tín
phiếu kho bạc).
Hoặc kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, tiền Nhân dân tệ do Ngân hàng
nhân dân Trung Quốc thống nhất in ấn và phát hành.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động này của NHNN còn quá phụ thuộc vào

Chính phủ. Chính phủ quyết định cả việc thiết kế lẫn việc in, đúc tiền. Trong khi
đó, đây là hoạt động độc quyền của NHTW của một quốc gia. Có lẽ Chính phủ chỉ
nên quyết định mức lượng tiền phát hành hàng năm, còn các vấn đề liên quan đến
thủ tục thực thi thì nên trao cho NHTW chịu trách nhiệm. Có như vậy mới đảm
bảo được tính độc lập của NHTW trong hoạt động phát hành tiền và khẳng định
đây là ngân hàng duy nhất có thẩm quyền phát hành tiền của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở đó bảo đảm bí mật đồng tiền phát hành cũng
như những nguyên tắc của hoạt động phát hành tiền.


19Nhóm 1

Phần IV : Tổng Quát

I.
Tổng quát
Ngân hàng trung ương (NHTƯ) đóng vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, nếu hệ thống ngân hàng được ví
là huyết mạch thì NHTƯ có thể coi là trái tim của nền kinh tế. Các bằng chứng
thực nghiệm cũng như những lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị
trường, để NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) một cách hiệu quả, tính
độc lập của NHTƯ là yếu tố then chốt.
Do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải thực hiện những
nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, chẳng hạn như tái cấp vốn cho
các NHTM để khoanh, xoá nợ các khoản vay của các tập đoàn nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả
hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền.
II. Lý luận chung:
- Thứ nhất, độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động: Đây là cấp độ

độc lập tự chủ cao nhất mà một NHTƯ có thể đạt được mà ví dụ điển hình là Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ - FED. Tuy nhiên, NHTƯ phải có uy tín cao và năng lực


20Nhóm 1

thực thi rất tốt thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực, nhất là trong giai đoạn
thực thi CSTT thắt chặt.
- Thứ hai, độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động: Với cấp độ độc lập
tự chủ này, việc thay đổi mục tiêu duy nhất đòi hỏi phải sửa đổi Luật NHTƯ
- Thứ ba, độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành: NHTƯ được trao
đủ thẩm quyền để lựa chọn các công cụ điều hành một cách linh hoạt và phù hợp
nhất nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được thoả thuận giữa chính phủ/quốc hội với
NHTƯ.
- Thứ tư, độc lập tự chủ hạn chế: Là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo đó
chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động)
cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT..
Từ khi thành lập cho đến nay, NHNN Việt Nam luôn là một cơ quan thuộc
Chính phủ, là một đơn vị ngang Bộ. Thống đốc NHNN là thành viên của Chính
phủ, có hàm tương đương với Bộ trưởng, được Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách
nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội.
III.
Thực Trạng
Điều 3 Luật NHNN khẳng định: “Quốc hội quyết định và giám sát việc thực
hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trong mối tương quan với
cân đối Ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế.... Chính phủ xây dựng
CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trình Quốc hội quyết định; tổ
chức thực hiện CSTT quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu
thông hằng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện...”

Điều 4 Luật NHNN quy định: “Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn CSTT
quốc gia để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề thuộc về
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về CSTT. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội
đồng tư vấn CSTT quốc gia do Chính phủ quy định.” NHTW các nước trên thế
giới hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành
CSTT, Giám sát các TCTD và Quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên mức độ độc
lập là không giống nhau
(1) Mức độ cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: Ngân hàng
Trung ương có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu như
nó không được thả nổi
(2) Mức độ độc lập thứ 2 là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”
(3) Mức độ độc lập thấp hơn là “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều
hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn
bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu.


21Nhóm 1

(4) Mức độ độc lập thấp nhất là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không
có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng
như là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách.
Cụ thể :
1. về mục tiêu
Theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu xung đột lẫn nhau
như ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
2. Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động
Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát
dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối NSNN và mức tăng trưởng
kinh tế (Điều 3 Luật NHNN). Chính phủ xây dựng dự án CSTT quốc gia, mức lạm

phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định (Điều 3 Luật NHNN).
3. Về việc tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành
Xem thêm các điều 3,20,27,28,32 trong luật NHNN

IV.

Giải Pháp

Ngoài việc lựa chọn mô hình tổ chức và xác định vị trí pháp lý độc lập của
NHTW, tính độc lập của NHTW còn thể hiện trong việc lựa chọn nhân sự, quyết
định cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của ngân hàng. Kinh nghiệm các nước phát
triển cho thấy, NHTW với sự hiện diện của bộ máy lãnh đạo, điều hành bao gồm:
Hội đồng Thống đốc (hoặc Hội đồng Ngân hàng Trung ương) và Chủ tịch hoặc
Thống đốc NHTW thì các quyết sách được ban hành sẽ chủ động và dễ dàng đi
vào cuộc sống, đảm bảo tính hiệu quả.
Hiện nay, Luật NHNN Việt Nam quy định Thống đốc toàn quyền và là người
chịu trách nhiệm duy nhất tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
(Điểm a, Khoản 2 Điều 8, luật NHNN năm 2010). =>Quy định như vậy có thể sẽ
gây ra những hậu quả, thiệt hại nhất định cho nền kinh tế khi hệ thống ngân hàng
lâm vào tình trạng khủng hoảng vì kiến thức và tầm hiểu biết của mỗi người là có
hạn và không thể hiểu hết được đầy đủ mọi vấn đề được.
Do đó, Luật NHNN Việt Nam cần phải được sửa đổi theo hướng có sự phân
chia rõ ràng giữa điều hành và quản trị:
+ Điều hành NHTW được thực hiện bởi Ban điều hành
+ Quản trị nên được thực hiện bởi Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng quản
lý) NHTW.
+ Hội đồng quản trị là cơ quan hoạch định chính sách trong lĩnh vực tiền tệ,
làm việc theo nguyên tắc tập thể, còn Ban điều hành có trách nhiệm đưa các chính
sách đó vào cuộc sống.



22Nhóm 1

Có 2 biện pháp cơ bản nhất cho Việt Nam hiện nay:
- Tăng tính chủ động cho NHNN Việt Nam trong việc thực hiện vai trò là
NHTW của hệ thống ngân hàng, “ngân hàng mẹ của các ngân hàng”
NHNN Việt Nam với tư cách là NHTW của hệ thống ngân hàng có quyền quyết
định cho vay, bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài, tạm ứng cho
ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, theo Điều 25, 26 Luật NHNN Việt Nam2010 quy định thì thẩm quyền này
bị hạn chế đáng kể khi phải xin phép Thủ tướng Chính phủ
- Trao quyền độc lập cho NHNN Việt Nam trong hoạt động phát hành tiền
Theo kinh nghiệm của Hoa Kỳ thì Chính phủ trao cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa
Kỳ toàn quyền quyết định hoạt động phát hành tiền tệ. Vì vậy, việc phát hành tiền
của FED là hoàn toàn độc lập với Chính phủ. Chính phủ Hoa Kỳ chỉ huy động
được tiền từ việc Bộ Tài chính phát hành chứng khoán (trái phiếu kho bạc, tín
phiếu kho bạc). Hoặc kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, tiền Nhân dân tệ do
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thống nhất in ấn và phát hành.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động này của NHNN còn quá phụ thuộc vào
Chính phủ. Chính phủ quyết định cả việc thiết kế lẫn việc in, đúc tiền. Trong khi
đó, đây là hoạt động độc quyền của NHTW của một quốc gia. Có lẽ Chính phủ chỉ
nên quyết định mức lượng tiền phát hành hàng năm, còn các vấn đề liên quan đến
thủ tục thực thi thì nên trao cho NHTW chịu trách nhiệm.
V. Kết luận:
Hiện nay, NHNN là một cơ quan hành chính nhà nước với tất cả các ràng
buộc, quy định của hành chính. Với cơ cấu như vậy, khó có thể độc lập và có
chính sách kiên quyết và đủ sức nặng. Do đó, tăng cường tính độc lập cho NHNN
là mục tiêu cần hướng tới nhằm đạt được hiệu quả trong thực thi CSTT và ổn định
thị trường tài chính tiền tệ nói chung. Vấn đề đặt ra là NHNN cần độc lập như thế
nào, mức độ ra sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn về thể chế chính trị - kinh

tế - xã hội của Việt Nam..

THE END
Họ và tên

Ngô Văn Thụy

Nhận xét
Nộp bài đúng hạn, có đóng góp ý kiến tích cực
trong lúc tham gia thảo luận

Xếp loại
Tốt

Nộp bài thảo luận đúng theo yêu cầu và đúng

Tốt


23Nhóm 1

Nguyễn Anh Dũng
Đào Thành Trung

hạn, đóng góp ý kiến của mình xây dựng bài
Tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, nộp bài
đúng theo quy định. Tích cực tham gia đóng
góp cho bài thảo luận nhóm
Nộp bài và làm bài đầy đủ, đúng hạn. Tham
gia thảo luận tích cực, đóng góp nhiều ý kiến

tốt

Tốt
Tốt

Nguyễn Trung Thành

Tham gia đầy đủ, nộp bài đúng hạn.

Tốt -

Tạ Thành Đạt

Tham gia đầy đủ, nộp bài đúng hạn.

Tốt -

Nguyễn Việt Đức

Tham gia đầy đủ, nộp bài đúng hạn.

Tốt -

BẢNG ĐÁNH GIÁ LÀM VIÊC CỦA NHÓM
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Diệu Hương



×