Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Làm rõ tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và giai cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.12 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
LÀM RÕ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ
GIAI CẤP, VẤN ĐỀ NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO.

GVHD: Ths.Lê Thị Kim Thoa
SVTH:Trần Thị Lan Anh
MSV: CQ510258

1


MỤC LỤC
I.Phần mở đầu
II. Phần nội dung
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1.1 Sơ lược quan điểm Mác, Ăng-ghen, Lê nin về dân tộc
1.2 Vấn đề dân tộc theo thư tưởng Hồ Chí Minh
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp
3. Đảng và nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc và giai cấp trong công cuộc đổi mới hiện nay
III.Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

2




I.PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh – cái tên không chỉ được biết đến trên toàn lãnh
thổ Việt Nam mà còn rộng ra cả thế giới. Không chỉ được coi như một
chủ tịch nước đầu tiên, một người tiên phong của phong trào cách
mạng đấu tranh dành độc lập cho dân tộc, Người chính là vị cha già
mà toàn thể dân tộc Việt Nam luôn kính trọng, biết ơn và giành một
tình cảm đặc biệt.
Hồ Chí Minh được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước và thế giới
đang có nhiều biến động, khi dân ta đang chìm trong ách thống trị của
thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã dần hình thành nên
một con người xuất chúng với lòng yêu nước sâu sắc. Người đã hi
sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc và để lại cho chúng ta một kho báu
vô giá, đó chính là hệ thông tư tưởng của Người. Đó là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận đụng và phát triển sáng tạo của
chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
3


quyền làm chủ cửa nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do
dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân, về phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi

đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản
tinh thần to lớn của dân tộc”1.(1).
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và giai cấp.

1

.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.83-84

4


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Sơ lược quan điểm Mác, Ăng-ghen, Lê nin về vấn đề dân tộc
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính
trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa. Theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lê nin, dân tộc là một sản phẩm của quá trình
phát triển lâu dài của lịch sử. Mác và Ăng ghen là những người đặt
nền móng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một các khoa học. Từ
hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, tới sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn tới sự ra đời của các dân tộc tư bản
chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bọc,
nô dịch các dân tộc nhỏ, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác
và Ăng ghen nêu leenquan điểm cơ bản có tính phương pháp luận để
nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc,
những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái đọ của giai cấp công nhân và
Đảng của nó về vấn đề dân tộc. Sau đó, Lê nin đã phát triển quan điểm

này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về dân tộc, làm cơ sở
cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng cộng sản về vấn
đề dân tộc.
Sự phát triển của vấn đề dân tộc theo Lê nin có hai xu hướng
trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản: Do sự chín muồi của ý thức dân
tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn
tách ra để thành lập các quốc gia, dân tộc độc lập. Xu hướng này biểu
hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc và có tác động
5


nổi bật trong giai đoạn đấu tranh chống chủ nghia tư bản. Trong xu
hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng chính trong
cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết định cong đường
phát triển của dân tộc mình.
Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia
muốn liên hiệp lại với nhau, biểu hiện ở: Sự phát triển của lực lượng
sản xuất, của giap lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo
nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế, mở rộng giữa các dân tộc, dẫn tới
việc xóa bỏ sự biệt lập, kép khín, phá hủy hàng rào ngăn cách, thúc
đẩy các dân tộc xích lại gần nhau, thiết lập sự thống nhất quốc tế của
chủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội,…
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ CHí Minh là vấn đề dân tộc
thuộc địa. Nó thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc
thuộc địa chống lại chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị áp bức,
bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập, thực hiện
quyền tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập. Nó đã được Hồ
Chí Minh đề cập đến trong nhiều tác phẩm như Tâm địa thực dân,
Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Công cuộc khai hóa giết người,…, tố

cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của
chúng.
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách
mạng vô sản đầu thế kỷ 20 có những luận điểm cơ bản:
Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các
dân tộc
6


Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tậm mắt chứng kiến sự bóc
lột của đế quốc thực dân, Hồ Chí minh cho rằng độc lập của Tổ quốc,
tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Người đã từng khẳng định:
“Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ
quốc tôi được độc lập”. Khi thành lập Đảng năm 1930, Người xác
định cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến để làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”. Năm 1941, về
nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người viết thư Kính cáo đồng bào
và chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết
thảy”. Bởi vậy, năm 1945 khi thời cơ cách mạng chín muối, Người
khẳng định quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải kiên quyết dành cho được độc lập”2.
Độc lập- thống nhất- chủ quyền- toàn vẹn lãnh thổ là quyền
thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một dân tộc. Bởi vậy khi giành
được độc lập dân tộc năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thất đã thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập
ấy”3. Nhưng ngay sau đó 21 ngày, thực dân Pháp một lần nữa trở lại
xâm lược nước ta. Để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc, Hồ Chí
Minh đã ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta thà hy

sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”. Những năm 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ điên cuồng
mở rộng chiến tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập, tự do
2
3

Dẫn trong Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.196
Hồ Chí Minh, toàn tập, t.4, tr.4, 496.

7


của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời bằng chân lý bất hủ
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hễ còn một tên xâm lược trên
đất nước ta thì ta phải chiến đáu quét sạch nó đi”. Chính bằng tinh
thần, nghị lực này cả dân tộc ta đứng dậy đánh cho Mỹ cút, đánh cho
Nguỵ nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và chính phủ
Mỹ phải cam kết: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận”.
Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như bất cứ
dân tộc nào khác trên thế giới. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những
nhân tố về quyền con người được nêu trong: Tuyên ngôn độc lập 1776
của người Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, 1791 của cách
mạng Pháp, Như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và
quyên mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định “Đó là những lẽ phải
không ai chối cãi được”.Năm 1945, tiếp thu những nhân tố có giá trị
trong tư tưởng và văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đã khái quát nên
chân lý, được nâng cao thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền

sung sướng và quyền tự do”4.
Độc lập thật sự phải gắn với hòa bình thật sự. Hồ Chí Minh đã
nói: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng
nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ
những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc và độc
lập cho đất nước”5
4
5

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.555
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.4, 496

8


Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to
lớn của đất nước
Theo Hồ Chí Minh: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là
một động lực lớn của đất nước. Năm 1924, Nguyễn ái Quốc đề cập
đến chủ nghĩa dân tộc ở thuộc địa- đó là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa
yêu nước chân chính. Vì vậy “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn
của đất nước”.
Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư
bản phương tây ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết
lập ách thống trị của chủ nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo
Từ những năm 20 của thế kỷ 20, Nguyễn Ái quốc đã nhận thấy
sự áp bức bọc lột của chủ nghĩa đề quốc đối với các dân tộc thuộc địa
càng nặng nề, thì phản ứng của dân tộc bị áp bức càng quyết liệt.
Không chỉ quần chúng lao động (công nhân và nông dân) mà cả các
giai cấp và tầng lớp trên trong xã hội (tiểu tư sản, tư sản và địa chủ)

đều phải chịu nỗi nhục cửa người dân mất nước. Nguyễn ái Quốc đã
có sáng tạo lớn là Người xuất phát từ đặc điểm kinh tế ở thuộc địa
Đông Dương còn lạc hậu, nên phân hoá giai cấp chưa triệt để, đấu
tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây. Trái lại
các giai cấp ở Đông Dương vẫn có tương đồng lớn: dù là địa chủ hay
nông dân họ đều là người nô lệ mất nước.
Hồ Chí Minh khẳng định, đối với các dân tộc thuộc địa ở
phương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” 6. Vì
thế, “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không
6

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.466, 467

9


dựa trên các động lực vĩ đãi và duy nhất của đời sống xã hội của họ” 7.
Người từng kiến nghị cương lĩnh hành động của quốc tế cộng sản theo
hướng phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ, nhân danh quốc tế cộng
sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng, nhất định nó sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế.
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp
nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Hồ Chí Minh khác lớp trước là Người giải quyết vấn đề dân tộc
và cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường của chủ nghĩa MácLênin, giành độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ dân tộc
và giai cấp được đặt ra.
Vấn đề dân tộc, trong lịch sử cho thấy- ở thời đại nào cũng được
nhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một
giai cấp nhất định. Đến thời đại cách mạng vô sản cho thấy chỉ đứng

trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải
quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Mác-Ăngghen cho rằng, có triệt để xoá bỏ tình trạng bóc lột và
áp bức giai cấp mới có điều kiện xoá bỏ ách áp bức dân tộc, mới đem
lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và các dân tộc khác. Chỉ có giai
cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới
có thể thực hiện được điều này.
Đến thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế
giới. Theo Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ
7

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.466, 467

10


không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các giá trị bị áp bức ở các
nước thuộc địa. Bởi vậy khẩu hiệu của Mác được phát triển thành:
“Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Nguyễn
ái Quốc đánh giá cao tư tưởng của Lênin, Người cho rằng: “Lênin đã
đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước
thuộc địa”.
Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu và mục tiêucủa cách mạng vô
sản ở châu Âu, Mác-Ăngghen và Lênin vẫn tập trung nhiều hơn vào
vấn đề giai cấp, vẫn “đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không
phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”.
Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin,
xác định con đường giải phóng dân tộc mình theo cách mạng vô sản,
tức là Người đã tiếp thu lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của

chủ nghĩa Mác-Lênin, thấy rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp,
giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Nhưng xuất
phát từ thực tiễn dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo
và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê phán quan
điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận,
đánh giá về vai trò, vị trí, cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa.
Từ đó Nguyễn ái Quốc cho rằng: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào
sức của chính mình, đồng thời phải biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ
của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết đấu
11


tranh giành độc lập dân tộc, từ thắng lợi này tiến lên làm cách mạng
xã hội chủ nghĩa, góp phần vào tiến trình cách mạng thế giới.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay từ dầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn ái Quốc đã
sớm thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân
tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nên Người khẳng định:
“Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa
cộng sản và của cách mạng thế giới”.
Năm 1930, khi thành lập Đảng ta, Nguyễn ái Quốc xác định
cách mạng Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách
mệnh (cách mạng dân tộc dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (cách
mạng xã hội chủ nghĩa). Về sau Người tổng kết: “Chỉ có chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và
những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Độc lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội mới xoả tận gốc cơ
sở áp bức dân tộc và áp bức giai cấp. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, yêu

nước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập trường của
giai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ ra: Đấu tranh cho dân tộc mình,
đồng thời độc lập cho các dân tộc.
Nói đến quyền dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. ở Hồ Chí
Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ
nghĩa đế quốc trong sáng.

12


Vì vậy năm 1914, khi ở Anh, Người đã đem toàn bộ số tiền dành
dụm được từ đồng lương ít ỏi để ủng hộ quỹ kháng chiến của người
Anh và nói với bạn mình rằng: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do,
độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”.
Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Nhưng Người
cũng chủ trương ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Lào, Campuchia... và
“giúp bạn là tự giúp mình”.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp
Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước chân chính, một nhà cách
mạng sáng tạo, vị anh hùng giải phóng dân tộc, không dính dáng gì
đến chủ nghĩa dân tộc. C.Mác từ một nhà dân chủ trở thành một nhà
cách mạng. Hồ Chí Minh từ một nhà yêu nước trở thành nhà cách
mạng. Con đường đến với cách mạng của các ông có khác nhau,
nhưng đều gặp nhau ở sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người.
Có người cho rằng Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa,
một người chạy theo chủ nghĩa dân tộc, một người dân tộc thuần tuý,

chứ không phải là người thiên về đấu tranh giai cấp. Nhận thức này là
không đúng với thực chất tư tưởng của Người. Trước hết, cần làm rõ
khái niệm vấn đề "dân tộc chủ nghĩa" và “giai cấp”.
"Dân tộc chủ nghĩa" (chủ nghĩa dân tộc) là tư tưởng và chính
sách của các thế lực thống trị tư sản nhằm kích thích những thù hằn
13


dân tộc, củng cố quyền thống trị của dân tộc này đối với dân tộc khác.
Chủ nghĩa dân tộc do chế độ tư bản đẻ ra. Giai cấp tư sản truyền bá
chủ nghĩa dân tộc đã gieo rắc sự bất hoà, thù hằn, chia rẽ giữa giữa
dân tộc này với dân tộc khác. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí
Minh lấy chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa (có lúc các ông gọi là
"chủ nghĩa quốc tế") để đối lập với chủ nghĩa dân tộc tư sản, xác lập
yêu sách và quyền tự quyết của các dân tộc, tạo sự bình đẳng giữa các
dân tộc.
Đấu tranh dân tộc là đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đấu tranh
giai cấp là đấu tranh để giải phóng giai cấp. Sự kết hợp giữa đấu tranh
dân tộc và đấu tranh giai cấp là để giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp cần lao.
"Giai cấp" là những tập đoàn người đông đảo, khác nhau về địa
vị của họ trong mối quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội. Giai cấp là
một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất
định của sự phát triển của xã hội. Giai cấp sinh ra khi sự phân công
trong xã hội xuất hiện và phát triển, khi quyền tư hữu tư liệu sản xuất
xuất hiện. Từ đó hình thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột: giai
cấp tư sản (giai cấp tư bản), giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,...
Đối với trí thức, không phải là giai cấp, mà là "tầng lớp", vì theo cách
giải thích của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, thì những
người này thường phụ thuộc vào một giai cấp nhất định, bản thân họ

không có hệ tư tưởng riêng.

14


"Đấu tranh giai cấp", khái niệm xuất hiện từ khi hình thành chủ
nghĩa Mác. Đấu tranh giai cấp dưới chủ nghĩa tư bản là cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chống lại sự thống trị
về kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Đấu tranh giai cấp trong
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu
tranh giữa một bên là giai cấp công nhân, liên minh với nhân dân lao
động và một bên là các giai cấp bóc lột vừa bị lật đổ. Đấu tranh giữa
hai hệ thống xã hội là cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai hệ thống xã hội
đối lập trên thế giới là hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản
chủ nghĩa.
Để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ, về
lý luận, Hồ Chí Minh đi từ vấn đề giải phóng dân tộc đến vấn đề giải
phóng giai cấp, từ vấn đề dân tộc đến vấn đề dân chủ, nhưng trong
thực tế phương pháp của Người lại đi từ vấn đề giai cấp đến vấn đề
dân tộc, từ vấn đề dân chủ đến vấn đề dân tộc. Theo Người, để giải
quyết vấn đề dân tộc, thì phải giải quyết vấn đề giai cấp và vấn đề dân
chủ.
Nguyễn Ái Quốc nhìn rõ cách mạng tư sản dân chủ thực chất là
cuộc cách mạng tư sản, trong đó, nhân dân đưa ra những yêu sách về
kinh tế và chính trị của mình, và do đó, gây ảnh hưởng đến cách
mạng, làm cho cách mạng phát triển vượt ra khỏi giới hạn chính trị
chật hẹp mà giai cấp tư sản đã nêu ra trước khi nổ ra cách mạng. Đó là
những mặt tiến bộ, tích cực của cách mạng tư sản dân chủ. Nhưng bên
cạnh đó, cách mạng tư sản dân chủ cũng còn những hạn chế nhất định
15



ở chỗ cách mạng không nêu ra mục đích trực tiếp là tiêu diệt phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà chỉ nêu việc tiêu diệt một cách
kiên quyết nhất mọi tàn dư của chế độ phong kiến. Vì vậy, nếu cách
mạng tư sản dân chủ có giành được thắng lợi, thì chế độ của nó vẫn
nằm trong khuôn khổ của chế độ tư sản, trong khi đó, Nguyễn Ái
Quốc lại chủ trương lật đổ chế độ tư sản, thực dân ở Đông Dương.
Người kêu gọi các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc phải tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc, thì mới có thể giải phóng được nhân dân lao
động.
Trong cuộc hành trình cứu nước, Nguyễn Ái Quốc nhận ra rằng,
muốn đòi được quyền tự do, dân chủ, thì phải giải quyết vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp. Đấu tranh đòi quyền dân chủ chỉ là bước đệm
để đi đến giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ
giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trên lập trường vô sản đã bám
sát thực tiễn cách mạng Việt Nam, theo sát sự phát triển của thời đại.
Tư tưởng ấy đã góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ không tách
rời giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Thật vậy, lịch sử đã cho
thấy từ khi dân tộc xuất hiện cho đến nay, dân tộc luôn gắn liền với
giai cấp. Giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất thống trị luôn
nắm quyền thống trị dân tộc. Do đó, không có dân tộc phi giai cấp và
giai cấp thống trị dân tộc bao giờ cũng bảo vệ độc lập, tự chủ và phát
triển dân tộc theo hình ảnh và lợi ích của giai cấp mình. Vì thế, việc
giải quyết vấn đề dân tộc bao giờ cũng phụ thuộc vào lập trường, quan
16


điểm của giai cấp thống trị dân tộc. Gắn liền với các giai cấp đã nắm

quyền thống trị dân tộc là các cách tương ứng bảo vệ độc lập, tự chủ
và phát triển dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc.
Giai cấp phong kiến, tư sản và vô sản nhận thức và giải quyết
vấn đề dân tộc khác nhau. Nhân loại đã từng biết chủ nghĩa dân tộc
truyền thống thể hiện lòng yêu nước lâu đời của một dân tộc, chủ
nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa dân tộc vô sản, chủ nghĩa dân tộc cách
mạng, chủ nghĩa dân tộc sô vanh nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi... Chưa có và chừng nào còn giai cấp sẽ không có dân tộc phi giai
cấp. Ngay từ những năm đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ
Chí Minh đã phân biệt rõ “chủ nghĩa dân tộc bản xứ” - chủ nghĩa dân
tộc truyền thống ở các nước thuộc địa, với “chủ nghĩa quốc tế” - chủ
nghĩa dân tộc theo lập trường của giai cấp vô sản. Người viết: “Chủ
nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước… Phát động chủ nghĩa dân
tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của
họ thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa
quốc tế”. Người luôn nhắc nhở khi giải quyết vấn đề dân tộc phải
đứng vững trên lập trường vô sản, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa
dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh cũng như chống chủ nghĩa giáo điều
và chủ nghĩa xét lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết quan hệ giữa vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp thể hiện sâu sắc ở quan điểm độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đã định hướng chính trị, chỉ đạo nhận

17


thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân ta, đồng thời đã được
kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.
3. Đảng và nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và giai cấp trong công cuộc đổi mới hiện nay:

Hiện nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư
tưởng Hồ Chí Minh đang được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự
nghiệp đổi mới nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa làm cho dân
giàu nước mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm, nội dung cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội là một đóng góp của cách mạng Việt Nam
vào kho tàng của chủ nghĩa Mác – Lênin, vào lý luận cách mạng xã
hội trong thời đại hiện nay. Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ sự
nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cần thiết, có thể và đã được giải
quyết theo lập trường của giai cấp vô sản. Nội dung được thể hiện rõ
qua:
- Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc, nguồn động lực mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hội nghị TW 6 (khóa VII) đã xác định rõ nguồn lực và phát huy
nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó nguồn lực con
18


người cả về thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy
truyền thống yêu nước của con người Việt Nam biến thành động lực
để chiến thắng kẻ thù, hôm nay xây dựng và phát triển kinh tế.
- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn
đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.
Đảng đã nghiên cứu và đưa vào nghị quyết của Đảng vấn đề xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Nội dung của Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam bước đầu được phác thảo ra xác định đây là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền lực của Nhà
nước thuộc về nhân dân; quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp
luật; đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ
sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh
giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền
tảng, do Đảng lãnh đạo.
Khẳng định rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của
Đảng Cộng Sản, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa Cách Mạng
Việt Nam từ giải phóng dân tộc lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Đại đoàn kết
dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công-nông và tầng lớp trí thức
do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh giành chính quyền phải sử dụng
bạo lực của quần chúng cách mạng chống bạo lực phản cách mạng.
Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội.

19


- Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
Phải tính đến phát huy sức mạnh của nhân tố con người, tất cả vì
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích vật chất và
tinh thần của công dân Việt Nam. Muốn vậy, vấn đề đặt ra là phải bổ
sung nhiều hơn nữa chính sách đối với con người. “Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đã được Đại
hội XI của Đảng thông qua đã đặt vấn đề “xây dựng con người, nâng
cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. “Con
người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát

triển”. Đây là những vấn đề rất lớn, rất cơ bản, một vấn đề mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh suốt đời mong muốn. Để triển khai vấn đề này vào
trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải huy động sức mạnh tổng lực của
nhân dân và phải có cả một hệ thống chính sách cụ thể mới làm được.
Muốn giải quyết cơ bản trên phương diện lý luận vấn đề con
người, trước hết, phải tính đến mối quan hệ giữa con người và con
người, đến việc giải quyết có hiệu quả chính sách dân số và việc làm,
tạo sự hài hoà giữa phát triển dân số và phát triển việc làm. Đặt vấn đề
giảm tốc độ tăng dân số và đề cao chất lượng sinh đẻ một cách có kế
hoạch là chính sách phải được đặt lên hàng đầu.
Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm là thực hiện tốt
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, đặc biệt
phải coi trọng sản xuất và dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân
20


lực đang là vấn đề của cả ngày hôm nay và ngày mai. Giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường đều là những vấn đề
lớn, gắn bó với con người, cần phải thực hiện bằng những chính sách
bổ sung. Sự tạo dựng một cộng đồng xã hội gắn bó sẽ tạo thành sức
mạnh cộng hưởng của toàn dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu: vấn đề dân
tộc và đại đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng. Lịch sử ghi nhận công lao của các dân tộc miền núi đóng
góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lươc. Hồ
Chí Minh nói: đồng bào miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và
oanh liệt.
Trong công tác đền ơn, đáp nghĩa Hồ Chí Minh chỉ thị, các cấp
bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn kết,
bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc sao cho đạt mục tiêu: nhân dân

no ấm hơn, mạnh khỏe hơn. Văn hóa sẽ cao hơn, Giao thông thuận
tiện hơn, Bản làng vui tươi hơn, Quốc phòng vững vàng hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Tuy chỉ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi hơn 40 năm nhưng những gì
Người để lại cho chúng ta sẽ luôn được ghi nhớ. Người sẽ luôn
hiện hữu trong trái tim mỗi con người Việt Nam, toàn thể dân tộc
Việt Nam sẽ luôn noi theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
làm theo những gì người chỉ dẫn.

21


Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho báu quý giá cần được
gữi gìn và phát huy để từ đó có thể giữ vừng nền độc lập dân tộc
và xây dựng phát triển Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, xứng đáng
với những hy sinh cửa người và biết bao người đã ngã xuống vì
nền độc lập dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,
tr.59-69
2. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc”, tailieu.vn, được download tại địa chỉ
/>22


3. “Tư tưởng Hồ Chí Minh - về dân tộc”, baigiang.violet.vn, được
download

tại


địa

chỉ

/>4. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp”, baomoi.com, được download tại địa
chỉ />5. “Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp”,
nhantainhanluc.com,

được

download

tại

địa

chỉ

/>mmon/contents.aspx?
lang=vn&tid=661&iid=4333&AspxAutoDetectCookieSuppor
t=1

23



×