Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG VÀ TẬP HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2 ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ LƯU TÀI LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.29 KB, 27 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
-------------------------------

CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG VÀ TẬP HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2
ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ LƯU TÀI LIỆU
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.

NĂM 2016


LỜI NÓI ĐẦU
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học” Là
đổi mới phương pháp dạy học cũng là một trong các nội dung đổi mới
Sinh hoạt tổ chuyên môn (SHTCM).
- Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
1. Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
2. Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
3. Suy ngẫm và thảo luận bài học.
4. Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
1.1 Cách quan sát của GV đi dự giờ
- Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên
để tiện quan sát học sinh
- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học
sinh
- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của
học sinh trong giờ học


1.2. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận
- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:
+HS học như thế nào?
+Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?
+Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú
cho HS không?
+Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?


+Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...
1.3. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án
phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
- SHCM theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá
giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích
GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn
và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá
thể được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này còn giúp GV
chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” với đối tượng HS lớp mình,
trường mình hơn.
- GV có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời
lượng bài học sao cho sát với thực tế.
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình,
đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của
học sinh còn hạn chế.
2. Mục tiêu chung:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình
học tập, Giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh,
đặc biệt những học sinh khó khăn về học.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các

phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo
luận,chia sẻ khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải thiện
mối quan hệ giữu Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo


viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lí/giáo viên/học sinh với các
nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo môi
trường làm việc, dạy học và dân chủ, cải thiện cho tất cả mọi người.
3. Mục tiêu cụ thể.
1.Thông qua các quy trình nghiên cứu bài học, giúp giáo viên tìm các
giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của
học sinh. Người dự giờ tập chung phân tích hoạt động học của HS,
phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, tìm các giải pháp
nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều
chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
2. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân ,
kết quả . Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm
năng sáng tạo. Thông qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi GV tự rút
ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình dạy học của mình.
3. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với
đối tượng HS
4. Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.
- Tổ chức một tiết dạy minh họa (nên GV “có sao làm vậy” không cần
dạy trước, luyện tập trước cho HS theo kiểu đối phó.)
- GV đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của
thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan
sát, ghi chép, quay phim…)
- Tổ chức SHCM, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi chép.

- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy GV và học tập của
HS, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách


tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết
quả cao hay không? Suy nghĩ của cả nhóm là bằng mọi cách phải tìm
ra được nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động
học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra
biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt nội dung
sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ, rút ra kinh nghiệm cho
quá trình giảng dạy.)
- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình
theo các tiêu chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả
năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp mà thôi. Tuy nhiên thước đo
thành công hay thất bại tiết dạy là ở thái độ, hành vi, phản úng của
học sinh trong giờ dạy đó và đây là nguyên tắc đầu tiên khi tiến
hành nghiên cứu bài học.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG VÀ TẬP HỒ SƠ CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2
ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ LƯU TÀI LIỆU
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG.
Chân trọng cảm ơn!



NỘI DUNG
1.KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
+ Tập làn văn “ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
” – lớp 2 tuần 21.
+ Tập làn văn “Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.– lớp 2
tuần 25.

3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
+ BIÊN BẢN TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
+ BIÊN BẢN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
4.NỘI DUNG THỐNG NHẤT SAU CHUYÊN ĐỀ:


PGD THỊ XÃ ........
TRƯỜNG TH .........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Năm học: 2015 - 2016
.........., ngày 5 tháng 3 năm 2016
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC”
TỔ CHUYÊN MÔN 2+3.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nhiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập làm văn lớp 2 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh khi

tiếp nhận kiến thức.
1.Mục tiêu:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá
trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học
sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn,
kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng
các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi,
thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo
môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi
người.


2. Triển khai thực hiện chuyên đề theo từng bước:
2.1. Thống nhất thời gian: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2016
2.2. Địa điểm: Phòng học lớp 2B. Thành phần: Toàn thể giáo viên
trong tổ.
2.3.Tên bài dạy:
+ Tập làn văn “ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
” – lớp 2 tuần 21.
+ Tập làn văn “Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.– lớp 2
tuần 25.
2.4. Chọn lớp học sinh dạy: Lớp 2B.
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài: Khối 2 của tổ
chuyên môn. Giáo viên trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu
cân trao đổi với các thành viên trong khối, tổ chuyên môn để chỉnh sửa lại
giáo án cho thật hoàn thiện, cụ thể, dễ hiểu để giúp người dạy thực hiện
tốt nhất.

2.6. Người dạy minh họa: Đồng chí ............... - giáo viên dạy lớp 2B
thuộc khối 2. Người dạy cần trao đổi với các thành viên để hiểu sâu
sắc các nội dung, nhập tâm khi giảng bài tự tin, thoải mái nhất có thể.
2.7. Tổ chuyên môn đề nghị Ban giám hiệu phân công người hỗ trợ
thiết bị: Đ/C ........ - phụ trách thiết bị.
2.8. Người viết biên bản: Đ/C ...... và Đ/C: ......... Người viết biên bản
cần ghi chi tiết, cụ thể nội dung cuộc họp phân công, ý kiến tham gia
của các thành viên sau khi dự giờ nghiên cứu bài học.
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:


+ Giáo viên ngồi dự giờ đối diện với học sinh ngồi học hoặc ngồi hai
bên phòng học sao cho quan sát được tất cả các học sinh thuận tiện
nhất.
+ Phương tiện: Giáo viên dự giờ ghi lại diễn biến các hoạt động học
tập của học sinh bằng hình thức ghi chép hoặc quay camera, chụp
ảnh...
- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc
học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa
2.10. Toàn thể giáo viên trong tổ dự giờ sinh hoạt chuyên đề theo
nghiên cứu bài học cần chọn chỗ ngồi thuận lợi để quan sát được học
sinh (không bỏ sót em nào) và ghi chép lại quan sát đó một cách cụ
thể, chi tiết từ đó có nhận định chính xác và tìm ra nguyên nhân cũng
như giải pháp khắc phục hợp lí nhất.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Sinh hoạt tổ chuyên môn theo
nghiên cứu bài học của tổ chuyên môn 2+3. Tập thể giáo viên tổ
chuyên môn cùng thực hiện kế hoạch này.
Kế hoạch được xây dựng qua thảo luận và thống nhất của các
thành viên trong tổ. Vì vậy giáo viên trong tổ cần thực hiện nghiêm
túc, trách nhiệm để các chuyên đề đạt được kết quả cao. Rất mong

nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để kế
hoạch được thực hiện thành công tốt đẹp.
TỔ TRƯỞNG CM
BGH DUYỆT
(Kí ghi rõ họ tên)


.................
2.THIẾT KẾ BÀI DẠY THỰC HÀNH:
GIÁO ÁN LỚP 2
MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
Sinh hoạt chuyên môn dựa theo theo “Nghiên cứu bài học” Môn
Tập làm văn lớp 2.
Giáo viên: .................
Đơn vị: Tổ chuyên môn 2+3.
Tập làm văn (Tiết 1)
Tuần 21: ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Biết nói lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp đơn giản
- Đọc bài văn biết trả lời câu hỏi về hình dáng,hoạt động của con chim.
2.Kỹ năng:
-Rèn nói lời cảm ơn,viết một số câu văn nói về một con chim.
3.Thái độ:
-HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1.GV: Tranh minh họa bài tập 1 SGK

2.HS: SGK,vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG ND
3’ 1. Bài cũ

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS đọc đoạn văn viết về - 2 HS đọc
mùa hè.


- Nhận xét HS.
2. Bài mới
1’

*Giới thiệu

Bài 1
v Hoạt động - Treo tranh minh họa và yêu cầu
15’ 1:
HS đọc lời của các nhân vật trong
Đáp lại lời
tranh.
cảm ơn
- Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn,
bạn HS đã nói gì?
- Theo con, tại sao bạn HS lại nói
vậy? Khi nói như vậy với bà cụ,
bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?


- Bạn nào có thể tìm được câu nói
khác thay cho lời đáp lại của bạn
HS.
- Cho một số HS đóng lại tình
huống.
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau,
cùng đóng vai thể hiện lại từng
tình huống trong bài. Chú ý HS
có thể thêm lời thoại (nếu muốn).
- Gọi 1 cặp HS đóng lại tình
huống 1.

- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa
ra lời đáp khác.
14’
Bài 3.
v Hoạt động -Treo bảng phụ và yêu cầu HS
2:
đọc đoạn văn Chim chích bông.
Tả ngắn về -Tả hình dáng là tả những gì?

- Bạn HS nói:
Không có gì ạ.
- Vì giúp các cụ già
qua đường chỉ là
một việc nhỏ mà tất
cả chúng ta đều có
thể làm được. Nói

như vậy để thể hiện
sự khiêm tốn, lễ độ.
- Ví dụ: Có gì đâu
hả bà, bà vui với
cháu
cùng
qua
đường sẽ vui hơn
mà.
- Một số cặp HS
thực hành trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
Cả lớp cùng suy
nghĩ.
- HS làm việc theo
cặp.
a) Tuấn ơi, tớ có
quyển truyện mới
hay lắm, cho cậu
mượn này.
+ Cảm ơn Hưng.
Tuần sau mình sẽ
trả.
b) Có gì đâu mà bạn
phải cảm ơn./ Bạn
đừng nói thế, chúng
mình là bạn bè của


loài chim.


2’

H:Những câu văn nào tả hình
dáng của chích bông?
H:Những câu văn nào tả hoạt
động của chim chích bông?
- Chú ý: Con chim con định tả là
chim gì? Trông nó thế nào (mỏ,
đầu, cánh, chân…)? Con có biết
một hoạt động nào của con chim
đó không., đó là hoạt động gì
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
Nhận xét .
- Nhận xét tiết học.
- Cuẩn bị: Đáp lời xin lỗi….

3.CủngcốDặn dò

Môn: Tập làm văn (Tiết 2)

nhau kia mà./ …
c) Dạ, thưa bác,
không có gì đâu ạ./

- 2 HS lần lượt đọc
bài.
- Một số HS lần lượt
trả lời cho đến khi
đủ các câu văn nói

về hình dáng của
chích bông.
-HS lựa chọn
- HS tự làm bài vào
vở Bài tập Tiếng
Việt 2, tập hai.


Tiết số: 1 Tuần: 25
BÀI: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu
hỏi.
I.

Mục tiêu :

- Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường
( BT1,BT2).
- Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cành
trong tranh (BT3).
II.

Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ cảnh biển.
- Bảng phụ ghi 4 câu hỏi của bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
1. Ổn định lớp:

Hoạt động của HS

- HS hát.

2. Bài cũ:
- Tiết trước chúng ta học bài gì?

- Đáp lời phủ định.
Nghe – trả lời câu hỏi.

- Gọi HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại

- 2 cặp HS lên bảng

các tình huống trong bài tập 2 của tiết

đóng vai.

trước.
- Cho HS nhận xét.
3. Bài mới:

- Lớp theo dõi, nhận
xét.

a. HĐ1: Giới thiệu bài:
- Ở bài trước các em đã được tìm hiểu
cách đáp lời phủ định, trong bài học hôm
nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu về đáp lời

-HS theo dõi



đồng ý trong tình huống giao tiếp thông
thường. Bài học hôm nay là Đáp lời đồng
ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
b. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài
tập:
• Bài tập 1:

- 2 HS đọc.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS phân vai đọc bài.

- Gọi HS đọc đoạn hội thoại.

- Cháu chào bác

- Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố

ạ !...gặp bạn Dũng.

Dũng ?

- Cháu vào đi...đấy !
- Là lời đồng ý.

- Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào ?

- Cháu cảm ơn bác.


- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý ?

Cháu xin phép bác.

GV nói: Lời của bố Dũng là lời khẳng
định. Để đáp lại lời khẳng định của bố

-2 HS lên bảng, 1 em

Dũng, Hà nói như thế nào?

nói lời Hà, 1 em nói lời

- Mời HS thực hiện lại đoạn đối thoại.

bố Dũng.

• Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.

-1 HS đọc: Nói lời đáp
các tình huống.
-Thảo luận nhóm 2.

- Yêu cầu 2 em ngồi cùng bàn, thảo luận
nói lời đáp thích hợp cho từng tình huống.

-Nhiều cặp HS nối tiếp


- Yêu cầu một số cặp trình bày trước lớp.

thực hành hỏi và trả lời.
-Lớp theo dõi, bổ sung.

- Khuyến khích HS nói lời đáp khác bạn

a) +Cảm ơn cậu, tớ sẽ


(trong cùng tình huống).

trả ngay.
+Cảm ơn cậu nhé !
Cậu tốt quá.
b) Cảm ơn em./Em

- Theo dõi, khen ngợi những HS nói lời

ngoan quá.

đáp phù hợp, lịch sự.
• Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3

-HS đọc yêu cầu.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Cùng

*Hoạt động nhóm:


nhau quan sát tranh, trả lời 4 câu hỏi, HS

Quan sát tranh, trả lời

trong nhóm cùng theo dõi và bổ sung cho

câu hỏi.

hoàn chỉnh.
- Mời một số cặp thực hành hỏi và trả lời

-Nhiều cặp nối tiếp hỏi

trước lớp.

và đáp.

Lời giải:
a) Tranh vẽ cảnh biển.

-Lớp bổ sung.

b) Sóng biển cuồn cuộn / Sóng biển nhấp
nhô / Sóng biển tung bọt trắng xóa /.
c) Trên biển có tàu thuyền căng buồm ra
khơi đánh cá, những chú hải âu bay lượn./.
d) Trên bầu trời, Mặt Trời đang nhô lên
khỏi đỉnh núi, những đám mây trôi bềnh
bồng./..

- Mời HS dựa vào 4 câu hỏi trên, nói lại 1

-HS giỏi trình bày trước

đoạn văn tả cảnh biển.

lớp.

- Cho HS nhận xét.


- GV nhận xét tuyên dương.

- HS nhận xét.
- HS theo dõi.

3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về thực hành đáp lời đồng ý.
- Chuẩn bị bài sau.
BAN GIÁM HIỆU
(Kí , duyệt)


3.CÁC BIÊN BẢN CHUYÊN ĐỀ:
PGD THỊ XÃ …………..
TRƯỜNG TH …………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Năm học: 2015 - 2016
BIÊN BẢN TRIỂN KHAI
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 2 +3.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập làm văn lớp 2 theo Chuẩn
KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 2+3, trường tiểu học ………..
I. KIỂM DIỆN
- Có mặt: …………………- Vắng: ………
II. NỘI DUNG:
* Đ/C ……… (Tổ trưởng) chủ toạ: Báo cáo triển khai kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Sau khi nghe Đ/C tổ trưởng triển khai thực hiện chuyên đề sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổ chuyên môn thảo
luận và thống nhất theo từng bước:
1.Mục tiêu:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………


2.1. Thống nhất thời gian: …………
2.2. Địa điểm: ……….
2.3.Tên bài dạy: ………

2.4. Chọn lớp học sinh dạy: ……….
2.5. Tổ chuyên môn nhất trí phân công nhóm soạn bài:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.6. Người dạy minh họa:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.7. Tổ chuyên môn phân công người hỗ trợ thiết bị:
…………………………………………………………………………
……….
2.8. Người viết biên bản:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
2.9. Cách bố trí dự giờ, phương tiện dự giờ:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………
………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………

2.10. Thành phần tham dự:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………………………………………………
THƯ KÍ

TỔ TRƯỞNG

Chữ kí của các thành viên.

PGD THỊ XÃ …………
TRƯỜNG TH …………
Năm học: 2015 - 2016

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


BIÊN BẢN THỰC HIỆN
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
TỔ CHUYÊN MÔN 2+3.
Tên chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập làm văn lớp 2 theo Chuẩn

KTKN môn học và phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của
học sinh khi tiếp nhận kiến thức.
Đơn vị: Tổ chuyên môn 2+3, trường tiểu học ……...
1. Thời gian - Địa điểm – Thành phần sinh hoạt:
1.1. Thống nhất: Thứ hai ngày … tháng … năm 2016
Địa điểm: Phòng tổ chuyên môn 2+3. Thành phần: …………….
Vắng: ..................
1.2. Thực hiện: Thứ hai ngày ….. tháng … năm 2016
Địa điểm: ..................... Thành phần: ...............................
Vắng: ..................................
2. Giáo viên thực
hiện: ................................................................................................
3. Nội dung:
3.1. Nội dung chia sẻ sau bài giảng: (ghi lại một cách tóm tắt nội dung
chia sẻ)
+.Đ/C:......................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
...............................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.............................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
........................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.........................................................................................
3.2. Nội dung thống nhất thực hiện: (ghi lại một cách tóm tắt nội dung
thực hiện)
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................


.................................................................................................................
.....................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.............................................................................................
.................................................................................................................
.........................................................................................................
3.3. Rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề:
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.....................................................................................................
.............................................................................................................
THƯ KÍ

TỔ TRƯỞNG

Chữ kí của các thành viên.

4.NỘI DUNG THỐNG NHẤT SAU CHUYÊN ĐỀ:
4.1. Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh
a) Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp


Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát
trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi
chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập
trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp học
sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn
học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có
cảm xúc về sự vật.
b) Phương pháp thực hành giao tiếp
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ
năng nói, trình bày miệng bài nói, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở
đó, giáo viên điều chỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương
pháp này, tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện
nói trong nhóm (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái
tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm).
c) Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái
niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính
vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất
cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này để
giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các
em viết câu đúng, đủ bộ phận, diễn đạt ý rõ ràng, dễ hiểu.
Ví dụ: Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và
câu: “ Ai – là gì?”, “ Ai – làm gì?”, “ Ai – như thế nào?”, GV hướng
dẫn HS nhận biết những vấn đề sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời
cho câu hỏi Ai?( hoặc Cái gì?/ Con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi


Là gì (hoặc Làm gì?/ Như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình
thức cấu tạo).
- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt
nghĩa)
Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm câu phù
hợp khi hết câu.
d) Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ
trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ
ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp,
giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên
cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng
nghĩa phù hợp với bài văn.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm
khác nhau, Giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp.
Khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố
là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ

dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; viết về
cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh,
hừng đông, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp,
quây quần…; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay
gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa… Giáo viên cần
chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ
thích hợp vào bài viết.
4.2. Các hình thức dạy học:


a. Dạy học theo nhóm: Chỉ nên dạy theo hình thức nhóm cộng tác,
nhóm chia sẻ. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm:
-Bước 1: Hình thành các nhóm: (Theo cách chia nhóm như là: nhóm
theo tổ, theo bàn, theo số, theo sở thích, theo trình độ để giáo viên dễ
uốn nắn và bổ xung lỗ hổng kiến thức cho học sinh,…)
-Bước 2: Cử nhóm trưởng: (Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng do giáo
viên cử, hoặc do tổ tự bầu ra).
-Bước 3: Giao và nhận nhiệm vụ: Giáo viên giao việc cho các nhóm
và nhóm trưởng cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian
thực hiện.
-Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt
động, mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động không được ỷ lại
vào nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm, cần suy nghĩ
độc lập trước khi trao đổi giúp đỡ nhau. Giáo viên theo dõi giúp đỡ
các nhóm trưởng và giải quyết thắc mắc của các nhóm nếu có.
-Bước 5: Các nhóm trình bày: Cử một hoặc một vài đại diện (không
nhất thiết phải là nhóm trưởng) trình bày kết quả làm việc của nhóm
mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu công việc của nhóm khác.
-Bước 6: Các nhóm trình bày xong cuối cùng tổng hợp và kết luận.
Giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận nhằm xác định sự

đúng sai và động viên khuyến khích học sinh. Việc dạy học theo nhóm
cũng có nhiều thế mạnh song nếu tổ chức không tốt thì cũng dẫn đến
chất lượng và hiệu quả thấp. Ví dụ: Nếu để nhóm đông quá thì giáo
viên khó có thể kiểm soát được hoạt động học tập của tất cả các nhóm.
Nếu lạm dụng chia nhóm vào những lúc không cần thiết thì mất thời
gian vô ích, nếu tổ chức hoạt động theo nhóm để rồi học sinh chỉ biết


×