Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ÔN THI QUY HOẠCH PHÂN BỔ SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.97 KB, 14 trang )

ÔN THI QUY HOẠCH PHÂN BỔ SỬ DỤNG ĐẤT
Câu 1: Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong công tác lập quy hoạch sử dụng
đất? Bạn áp dụng phương pháp nào cho việc học của mình ? Hiệu quả ra sao?(VD
ntn)
1.

Phương pháp bản đồ

2.

Phương pháp thống kê

3.

Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

4.

Phương pháp công cụ GIS

5.

Phương pháp dự báo

6.

Phương pháp định mức

7.

Phương pháp cân bằng các chỉ tiêu sử dụng đất



8.

Phương pháp tính toán hiệu quả
sử dụng đất

9.

Phương pháp luận đánh giá đất đai theo FAO
-

Đối với việc học tập của mình,,,em nghĩ mình sẽ áp dụng được phướng
pháp thống kê,vì phuong pháp này rất thích hợp cho việc học của mình.
Đối với phương pháp này khi sử dụng đem lại hiệu quả cho em như:
+ phân nhóm các môn học của mình.và điều tra nhưng môn nào đã
học,,những môn nào chưa học..những môn học nào chuyên nghành để em
có thể tập chung cao hơn cho nhưng môn chuyên ngành của mình.
+ nghiên cứu xem tình hình học tập của mình hiện tại,,để có thế phấn
đấu hơn trong những năm tiếp theo.
+ thống kê xem nhưng môn mà em dã được kết quả tốt,,còn những môn
chưa có kết quả tốt thì em có thể cải thiện điểm bằng cách đăng kí học
lại.
+ giup em tính được điểm học của mình .

Kết quả khi áp dụng phương pháp thống kê mang lại hiệu quả rất tốt cho
việc học của e.


Câu 2: thực tiễn công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở VN qua các thời kì?
- Giai đoạn: Trước 1975



Miền Bắc:
Bộ Nông trường
(Bố trí sử dụng đất phục vụ sản xuất)



Miền Nam:
Dự án quy hoạch kinh tế hậu chiến
(Khu Công nghiệp Biên Hòa I + hệ thống bản đồ chuyên đề - thủy điện)

- Giai đoạn: 1975 – 1978


Trung ương:
UB Phân vùng kinh tế Nông - Lâm nghiệp



Cấp tỉnh:
Ban Phân vùng kinh tế hay
Ban Phân vùng quy hoạch


Điều tra cơ bản xác định nguồn lực



Phân vùng quy hoạch


- Kết quả
QH nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế:
1.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2.

Vùng Đông Nam bộ

3.

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ

4.

Vùng Tây nguyên

5.

Vùng Khu 4 cũ (Bình Trị Thiên - Thanh Hóa)

6.

Vùng Đồng bằng Bắc bộ

7.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc



QH nông lâm 44 tỉnh, TP
Ưu điểm: sảm phẩm (QH nông lâm nghiệp của toàn quốc, 7 vùng kinh tế, 41
tỉnh, TP) phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân
Giới hạn:
- QH đất nông, lâm; QH pháo đài (nội lực)
- Kết quả điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ
- 3 triệu ha không tiến hành QH
- Không tính toán vốn đầu tư QH ⇒ khó thực hiện
- Nội hàm QH SDĐ chưa được quan tâm

- QH SDĐ chưa có trong mục riêng trong QH
- Giai đoạn: 1981 – 1987
Thời kỳ QH rộng khắp, rầm rộ
Lập sơ đồ phân bố phát triển
lực lượng sản xuất (TW và tỉnh)
Ưu điểm:
- Các loại đất khác cũng được đưa vào (nông lâm nghiệp, đất chuyên
dùng, đất ở, đất KCN)
- Tài liệu điều tra cơ bản: phong phú, đầy đủ
- Đánh giá nguồn lực trong mối quan hệ vùng
- Quan tâm đến mạng lưới đô thị
- Có tính toán vốn đầu tư và hiệu quả của QH
- QH SDĐ có một chương trong QH
- Giai đoạn: 1987 – 1993


Luật Đất đai năm 1987
QH/KH SDĐ là một nội dung trong quản lý NN về đất đai ⇒ cơ sở

pháp lý
Công tác lập QH: “im vắng”
Thông tư 106/KH-RĐ
của Tổng cục Quản lý ruộng đất
Hướng dẫn công tác lập QH/KH SDĐ cấp xã
⇒ Lập QH 300 xã
- Giai đoạn: 1993 – 2004
Luật Đất đai năm 1993
Nghị định 34-CP, Nghị định 68-CP
Chính phủ ban hành về lập QH/KH sử dụng đất các cấp
Thông tư 1814/TCĐC, Thông tư 1842/TCĐC
Tổng cục Địa chính là ngành chủ trì lập QH các cấp
⇒ tài liệu hướng dẫn lập QH/KH sử dụng đất các cấp
Thuận lợi: pháp lý, bộ máy, quy trình, nội dung
⇒ lập QH rộng khắp
Kết quả:
Đáp ứng cho công tác quản lý NN về đất đai:
- Chuyển mục đích
- Giao đất, cho thuê đất
- Bồi thường giải tỏa


QH 10 năm, KH 5 năm của cả nước



QH đất quốc phòng





QH các cấp: 59/61 tỉnh, 369/633 huyện, 3.597/11.602 xã

Hạn chế:


Quy trình, nội dung phương pháp



Định mức chỉ tiêu sử dụng đất



Hai loại hình QH (SDĐ & XD) đối với hai khu vực (đô thị & nông
thôn)



Chất lượng, tính khả thi (hiệu quả SDĐ, giải pháp thực hiện QH,
lượng toán vốn đầu tư)



Kinh phí lập QH

- Giai đoạn: 2004 – 2009
- Luật Đất đai 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP
- Thông tư 28/2004/TT-BTNMT

- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT- Hệ thống lập QH: 5 cấp
- Kỳ QH: 10 năm ⇒ phân kỳ KH: 5 năm
- Điều chỉnh QH SDĐ
- QH đa phương án
- Có tính hiệu quả SDĐ,
- Có giải pháp tổ chức thực hiện
QH cấp xã dân chủ, công khai
- QH SDĐ khu vực đô thị (phường, thị trấn) do cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt
- Thẩm định trước / HĐND ra NQ sau


- Định mức SDĐ 10 loại đất
- Định mức kinh phí lập QH các cấp
- Lập QH 2010 và KH 2006 - 2010 cả nước, Chính phủ đã trình Quốc hội
quyết định đúng thời hạn.
- Xây dựng xong phương án điều chỉnh QH 2010 và KH 2006 - 2010 tỉnh,
thành phố
Chính phủ đã xét duyệt: 50
Thẩm định và đã trình Chính phủ xét duyệt: 09
Thẩm định và chuẩn bị trình HĐND: 04
TP Hà Nội đang triển khai lập KH 2006 – 2010
-

Hoàn thành việc lập QH 2010: 441/670 huyện
đang triển khai: 123/670
chưa triển khai: 106/670
Chưa lập QH/KH SDĐ tại các đô thị.

- Đã lập QH 2010: 5.954/10.777 xã

đang triển khai: 1.746/10.777
chưa triển khai: 3.077/10.777
Có 1.358 xã đã lập QH SDĐ đất chi tiết thể hiện trên bản đồ địa chính.
- Giai đoạn: 2009 – 2013
- Luật Đất đai 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP (*)
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT
- Giai đoạn: 2013 – nay- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP


- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT
Câu 3: Nêu các yếu tố đầu vào à đầu ra của các bước lập quy hoạch sd đất
theo FAO(1993).Qtrinh này thích hợp cho việc lập quy hoạch sd đất ntn ?
gthich?
Bước 1:
Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan
Đầu vào: thu thập tư liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan nhờ khảo sát sơ bộ.
Đầu ra: đề án quy hoạch, đề cương của thực hiện thử nghiệm quy hoạch và phải
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2:
Tổ chức công việc
Đầu vào: quyết định những việc cần làm; xác định những hoạt động cần thực hiện
và chọn lọc ra đội quy hoạch.
Đầu ra: xây dựng bảng kế hoạch và thời biểu các hoạt động và kết quả cần đạt
được → bảng kế hoạch chi tiết
Bước 3:
Phân tích vấn đề

Đầu vào:


Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai và so sánh nó với mục tiêu quy
hoạch.



Xác định các vấn đề khó khăn mà hiện trạng sử dụng đất đai đang gặp.



Phân tích nguyên nhân của vấn đề.
Đầu ra:



Định hướng sơ bộ các vấn đề của địa phương.



Các kết quả điều tra


Bước 4:
Xác định các cơ hội cho sự thay đổi
Đầu vào: Vận dụng các phương pháp điều tra để xác định thực trạng sử dụng
đất của địa phương và xác định các loại hình sử dụng đất hiện hữu.
Đầu ra: Bản đồ hiện trạng (các loại hình sử dụng đất hiện hữu và các loại
hình sử dụng đất có trển vọng)


Bước 5:
Đánh giá thích nghi đất đai
Đầu vào: Vận dụng phương pháp luận đánh giá đất đai theo FAO.
Đầu ra: Bản đồ hiện trạng (các loại hình sử dụng đất hiện hữu và các loại
hình sử dụng đất có trển vọng)
Bước 6:
Đánh giá những sự chọn lựa khả năng: phân tích môi trường, kinh tế và xã hội
Đầu vào: Vận dụng kết quả của các bước trên và có phân tích hiệu quả sử dụng
đất.
Đầu ra: Kết quả phân tích hiệu quả sử dụng đất của các LUT về mặt:


kinh tế



xã hội



môi trường

Bước 7:
Lọc ra những chọn lựa tốt nhất
Đầu vào: Vận dụng phương pháp đa phương án → nhiều phương án QH
Đầu ra: Chọn lựa 1 phương án tối ưu.
Bước 8:
Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai



Đầu vào:


Chi tiết hóa phương án được chọn.



Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.



Phân kỳ kế hoạch.



Bản đồ thành quả của quy hoạch.
Đầu ra
Hệ thống bản đồ thành quả và phương án quy hoạch được duyệt

Bước 9:
Thực hiện quy hoạch
Đầu vào:


Thực hiện bởi các người sử dụng đất và các ban ngành.



Điều phối các hoạt động của các ngành.

Đầu ra
Sự thay đổi kiểu sử dụng đất đai

Bước 10:
Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
Đầu vào: Báo cáo tiến độ thực tế từ người sử dụng đất và các ban ngành.
Đầu ra:


Chỉnh sửa quy hoạch sử dụng đất đai



Đưa ngược về quy hoạch cấp cao hơn
** quy trình này giup cho quy hoạch

Nhận diện ra vấn đề
Xác định những gì là giải pháp có khả năng chọn lựa hiện tại


Quyết định ra những khả năng chọn lựa nào tốt nhất và chuẩn bị cho quy
hoạch
Đưa quy hoạch vào thực hiện,xem quy hoạch tiến triển thế nào và rút tỉa kinh
nghiệm
Câu 4: Ưu điểm của các nội dung mới về quy hoạch sử dụng đất trong Luật Đất
đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều
tra, đánh giá về tài nguyên đất đai, nhằm khắc phục bất cập hiện nay mà Luật Đất
đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể; bổ sung những quy định quan trọng trong
nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khắc phục khó khăn khi lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử
dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
- Luật quy định cụ thể, rõ ràng từ nguyên tắc đến nội dung và mở rộng dân
chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về
đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch như: Việc lấy ý
kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia và cấp tỉnh
và cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung
của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử theo quy định.
Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định chi tiết đến từng giai đoạn
như: Căn cứ lập quy hoạch, trách nhiệm của cơ quan tổ chức, thẩm quyền thẩm
định quy hoạch, thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch, tư vấn lập quy
hoạch, công bố công khai, thực hiện và báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Ngoài ra, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu
tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực
thực hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất,
cho thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án
đầu tư tại khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.


5. Trình bày các yếu tố đầu vào và đầu ra của quy trình lập quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT. Ưu điểm khi thực hiện theo quy
trình này là gì? Giải thích.
I. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
1. Thu thập các thông tin, tài liệu
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu.

5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
II. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác
động đến việc sử dụng đất
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường:
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất:
4. Lập bản đồ chuyên đề (nếu có).
5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo.
7. Đánh giá, nghiệm thu
III. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất
đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước:.
4. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:
5. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.


7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
8. Đánh giá, nghiệm thu.
IV. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
1. Xác định định hướng sử dụng đất:
2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:
3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và
môi trường:
4. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất:

5. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
6. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, gồm:
7. Lập bản đồ chuyên đề (nếu có).
8. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
9. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
V. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu
1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong năm
kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm:
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b,
c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến từng đơn vị
hành chính cấp xã.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến
từng đơn vị hành chính cấp xã.
6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sử dụng
đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để thực
hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch, bao gồm:
7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc
nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng
đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất.


8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và
các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng
đất.
9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện
12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng
năm.
13. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình
cấp có thẩm quyền thẩm định.
14. Đánh giá, nghiệm thu.
VI. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.
2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ.
3. Hoàn thiện hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Hội thảo.
5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ,
biểu đồ; hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau hội thảo.
6. Lấy ý kiến góp ý của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
7. Dự thảo các văn bản trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
8. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉnh
sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và trình thẩm định.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
VII. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai
1. Tổ chức việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và trình
Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua quy hoạch sử dụng đất.
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
4. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.



5. Đánh giá, nghiệm thu.
6. Giao nộp sản phẩm Dự án.



×