Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 184 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BÁO CÁO
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.

Tp. Vĩnh Yên, tháng 6 năm 2013


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Tp. Vĩnh Yên, tháng 6 năm 2013

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................ 3
I. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế: ................................................................... 3
II. Sự cần thiết xây dựng Đề án phát triển nhà ở ............................................................................. 4
III. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình ...................................................................................... 5
IV. Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 6
V. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 6
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.................................... 8
I. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 8
II. Đặc điểm xã hội - thực trạng và dự báo đến 2030 .................................................................... 10


III. Đặc điểm kinh tế - thực trạng và dự báo đến 2030 .................................................................. 11
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở CỦA TỈNH VĨNH
PHÚC ............................................................................................................................................ 14
I. Lịch sử phát triển tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................................. 14
II. Thực trạng về nhà ở; hạ tầng kỹ thuật, xã hội ........................................................................... 16
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở .................................................................................................................. 51
CHƯƠNG III : XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ....... 61
I. Một số định hướng cơ bản cho phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030. ...................................................................................................................................... 61
II. Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển nhà ở ................................................................... 69
CHƯƠNG IV : PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................... 73
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhà ở của tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 73
II. Định hướng phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................ 74
III. Nhu cầu nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc theo các chỉ tiêu...................................................................... 85
IV. Dự báo nhu cầu diện tích nhà ở cần tăng thêm đến 2015 và định hướng đến năm 2020 cho
từng đơn vị hành chính của tỉnh .................................................................................................... 97
CHƯƠNG V : NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 113
I. NHIỆM VỤ .............................................................................................................................. 113
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH .................................... 115
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................ 129
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 134

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế:

Nhà ở không chỉ là tài sản lớn, có giá trị của mỗi hộ gia đình, cá nhân mà
còn là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia cũng như nền văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, của từng vùng
miền. Trong đời sống xã hội, việc cải thiện chỗ ở là một trong những yêu cầu cấp
bách nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một
trong những quyền cơ bản của con người, là nhu cầu không thể thiếu của mỗi hộ
gia đình, cá nhân và là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn
diện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, việc xây dựng và phát triển nhà ở là một trong
những yêu cầu cấp bách nhất nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời
sống nhân dân và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều mặt.
Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi
người, mỗi gia đình vừa là tài sản có giá trị lớn của mỗi người dân, là nơi tái sản
xuất sức lao động và là nơi phát triển nguồn lực con người. Dưới góc độ xã hội,
quy mô và giá trị của ngôi nhà ở còn thể hiện sự thành đạt và vị trí của mỗi cá nhân
trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề bức xúc của các tầng lớp nhân dân từ
đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu
nhập thấp, người có công với cách mạng, công nhân làm việc trong khu công
nghiệp, khu chế xuất, nhà ở của sinh viên, người nghèo. Vì vậy, giải quyết tốt vấn
đề nhà ở là góp phần phát triển và ổn định nhiều mặt của xã hội.
Nhà ở có tính kinh tế, tính xã hội sâu sắc, vì vậy phát triển nhà ở không chỉ
giải quyết nhu cầu cơ bản của nhân dân mà còn góp phần chỉnh trang không gian
kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc
gia. Mặt khác, nhà ở có một vị trí quan trọng và chiếm tỷ lệ đáng kể trong quá trình
vận hành thị trường bất động sản, phát triển và quản lý tốt công tác phát triển nhà ở
sẽ góp phần quan trọng trong việc điều hành, quản lý thị trường bất động sản.
Nhà ở là nơi mà mọi tầng lớp dân cư trong xã hội luôn quan tâm, quan điểm
“An cư, lạc nghiệp” luôn được gắn liền với tâm tư tình cảm của người Việt Nam.
Do vậy, việc xây dựng và phát triển nhà ở là một trong những yêu cầu cấp bách
nhất của việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh

tế - xã hội về nhiều mặt. Nhà ở không những là tài sản có tầm quan trọng đối với
mỗi gia đình, mà nó còn là nơi tái sản xuất sức lao động, nơi phát huy nguồn lực
con người một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi nước, mức sống dân cư của mỗi dân tộc. Theo kết quả
nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học thì 80% tăng trưởng nghề nghiệp và
hiểu biết của mỗi người được hình thành tại gia đình.
Lĩnh vực xây dựng nhà ở sử dụng sản phẩm của nhiều ngành kinh tế (trên 60
sản phẩm của các ngành kinh tế khác nhau). Vì vậy, phát triển nhà ở cũng góp
3


phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
chung của đất nước và gián tiếp tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần thực hiện có kết quả chính sách kích cầu của Chính phủ. Việc xây dựng
nhà ở chiếm phần lớn các công trình ở đô thị cho nên kiến trúc nhà ở đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và bản sắc kiến trúc đô thị. Các công trình
nhà ở góp phần thể hiện bộ mặt của đô thị, các khu dân cư nông thôn đồng thời còn
chứng tỏ được những thành tựu về kinh tế trong quá trình phát triển đất nước; thể
hiện được sức sống của từng địa phương, của mỗi quốc gia mà trong đó thấy rõ
nhất là điều kiện sống của từng hộ gia đình. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề nhà ở là
tiền đề quan trọng góp phần trực tiếp nâng cao đời sống của người dân, tạo điều
kiện để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định xã hội, tiến tới
phát triển bền vững đô thị và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chính vì các yếu tố trên, nên vấn đề quan tâm đến xây dựng và phát triển nhà
ở luôn được thể hiện trong chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn - dài hạn của
Trung ương và của từng địa phương.
II. Sự cần thiết xây dựng Đề án phát triển nhà ở
Tại Điều 135 Luật Nhà ở quy định “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
xây dựng chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua”.

Theo Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
30/11/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: “Xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc
biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện" và yêu cầu
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: "Tổ chức chỉ đạo
phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở; xây dựng, điều
chỉnh Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020; thực hiện bố trí vốn từ ngân
sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu
nhập thấp, người nghèo cá các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp
luật trên phạm vị địa bàn".
Trong những năm vừa qua với những kết quả, thành tựu đạt được đã khẳng
định và nâng cao vị thế, vai trò của tỉnh Vĩnh Phúc trong Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, tạo ra thế và lực mới rất quan trọng cho sự
phát triển của tỉnh trong những năm tới. Một trong những nội dung quan trọng
trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đã được thông qua
tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV và Nghị quyết
số 15/2010/NQ-HĐND tỉnh là: "Tập trung xây dựng phát triển đô thị, nâng cao
chất lượng đô thị. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn
diện, bền vững, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương.", " Thực
hiện tốt các chính sách xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển. Đặc biệt quan tâm
4


công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân".
Có thể nói, vấn đề nhà ở là lĩnh vực đã được Đảng Bộ và chính quyền các
cấp của tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm trong thời gian qua. Công tác quản lý, phát
triển nhà ở của tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều dự

án nhà ở, khu đô thị mới đã được xây dựng theo quy hoạch với tiện nghi sinh hoạt
phù hợp, môi trường sống tốt đã góp phần tạo cảnh quan, không gian đô thị của
tỉnh. Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh thực hiện tốt các chính sách nhà ở
cho các đối tượng là người có công với cách mạng, người nghèo và đồng bào dân
tộc, góp phần tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho một bộ phận dân cư, khuyến khích
và huy động được nguồn lực của các thành phần trong xã hội tham gia phát triển
nhà ở.
Mặt khác, tỉnh Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương đứng đầu cả
nước về công tác quy hoạch, phát triển đô thị, hầu hết các Thành phố, thị xã, các
thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có điều kiện phát triển. Vì vậy việc tổ chức tốt công
tác phát triển và quản lý nhà ở sẽ góp phần phát triển đô thị bền vững và thúc đẩy
có hiệu quả quá trình đô thị hóa nông thôn.
Để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển, chuyển dịch về cơ
cấu kinh tế - xã hội trong thời gian tới và thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Vấn đề cấp
thiết là phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm phát triển nhà ở đô thị và
nông thôn nhằm đảm bảo các mục tiêu về an sinh xã hội, đồng thời phát triển nhà ở
bền vững gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước nâng cao chất
lượng sống cho nhân dân. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng “Chương trình phát triển
nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” làm cơ sở, căn
cứ pháp lý cho các cấp chính quyền điều hành công tác quản lý, phát triển nhà ở.
III. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
30/11/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 09 tháng 6 năm 2010 của Bộ

Xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số: 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;

5


- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh khoá XV về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ Quyết định số: 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050;
- Căn cứ Quyết định số 4111/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc, ngày 31 tháng 12 năm 2010 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Căn cứ Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
+ Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
về việc phê duyệt đề cương và chi phí lập dự án: Chương trình phát triển nhà ở tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
IV. Tài liệu tham khảo
- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011;
- Niên giám thống kê của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các
Huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.

- Số liệu điều tra, khảo sát và báo cáo của Ủy ban nhân dân các cấp phục vụ
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
V. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
1/ Phạm vi nghiên cứu
Đề án phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 được nghiên cứu dự báo nhu cầu, đưa ra phương hướng, giải pháp phát triển
đối với nhà ở tại khu vực đô thị và nhà ở nông thôn trên phạm vi địa bàn tỉnh.
Trong đó đặc biệt quan tâm tới nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội:
người thu nhập thấp ở đô thị, người nghèo ở nông thôn, hộ chính sách, cán bộ công
chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, sinh viên, học
sinh...) trên phạm vi toàn tỉnh.
2/ Mục tiêu
6


a) Mục tiêu:
- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nhà ở hiện nay trên địa bàn tỉnh và
nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh đến năm 2020.
- Dự báo nhu cầu nhà ở của các nhóm đối tượng: người có công với cách
mạng; người nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại đô thị; nhà ở cho
cán bộ công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; nhà ở cho sỹ quan,
quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; nhà ở công nhân tại các khu
công nghiệp; nhà ở sinh viên, học sinh và các đối tượng đặc biệt khó khăn trên địa
bàn tỉnh từng giai đoạn làm cơ sở lập kế hoạch phát triển phù hợp.
- Dự báo quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh.
- Xác định quy mô và các mô hình dự án điểm phát triển nhà ở.
- Làm cơ sở để quản lý công tác phát triển nhà ở và triển khai thực hiện các
dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở.
- Thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

b) Yêu cầu:
- Công tác phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với nhu cầu nhà ở
của địa phương trong từng giai đoạn; đảm bảo tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy
hoạch, kế hoạch do các cấp phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật đã ban
hành.
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu nhà ở xã hội phải được xác định
là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
phù hợp với từng thời kỳ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xác định quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã
hội, nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính
sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

7


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

I. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là thuộc Vùng quy hoạch Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên
Quang, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện:
Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc
Diện tích tự nhiên tính đến năm 2011 theo niên giám thống kê của Tỉnh là
1.236,5 km², Vĩnh Phúc có vị trị địa lý hết sức thuận lợi cho quá trình phát triển, có
hệ thống giao thông hết sức thuận lợi; nằm trên quốc lộ số 2, có đường sắt Hà Nội
- Lào Cai chạy qua, liền kề với cảng hàng không và sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu
nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo
cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ
8


phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời,
sự phát triển các tuyến hành lang giao thông Quốc tế và Quốc gia liên quan, đã đưa
tỉnh Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những
thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội
- Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong
tương lai là đường vành đai IV Thành phố Hà Nội.
2. Đặc điểm địa hình, đất đai
a) Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía
bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh cao 1.592m, phía tây Nam được bao bọc
bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ
đông bắc xuống tây nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò
đồi, núi thấp và trung bình.
- Vùng đồng bằng: với diện tích tự nhiên khoảng 46.800 ha được sông Hồng
bồi đắp, độ màu mỡ cao, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Vùng trung du với diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha là vùng phù sa cổ
được nâng lên, có tầng đất sét pha cát lẫn cuội sỏi với chiều dày lớn, rất thuận lợi
cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây hoa mầu kết hợp với chăn nuôi
gia súc.
- Vùng núi với diện tích tự nhiên khoảng 65.300 ha, địa hình tương đối phức
tạp, chia cắt mạnh bởi sông suối. Đây vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển các
khu du lịch sinh thái, nhưng cũng gây không ít khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ
tầng.
b) Đặc điểm đất đai
Vĩnh Phúc là một tỉnh mà vùng trung du có diện tích đất đồi lớn, có đặc tính

cơ lý rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.
Vĩnh Phúc có 3 nhóm đất chính: đất đồng bằng phù sa chiếm 62,2% diện tích,
tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi
ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; đất đỏ vàng nhạt chiếm
13,1%, chủ yếu ở phía Bắc.
Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùn
dưới 1% chiếm 25,6%, từ 1 - 2% chiếm 63% và trên 2% chỉ có 11,4%.

9


3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm
có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 11 đến
tháng 3). Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 1.700 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6
đến tháng 10, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,1 0C, độ ẩm trung bình là 84 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Riêng vùng núi Tam Đảo, do ở độ
cao 1000 m so với mực nước biển nên có khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C
), rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Nhìn chung khí hậu và thời tiết
hết sức ổn định, không có thiên tai lớn
- Thuỷ văn: Vĩnh Phúc có hệ thống sông ngòi rất phong phú. Chế độ thuỷ văn
của tỉnh phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Lô và sông Hồng. Bên cạnh đó, hệ
thống các sông nhỏ (sông Phan, sông Phó Đáy...), mặc dù có mức tác động thuỷ
văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn
về thuỷ lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương hiện có cung
cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng mùa mưa. Ngoài ra, còn có
hệ thống hồ lớn chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Đầm Vạc...) tạo
nên nguồn dự trữ nước phong phú, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và
dân sinh.
II. Đặc điểm xã hội - thực trạng và dự báo đến 2030
1. Đơn vị hành chính

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị
xã Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh
Tường, Yên Lạc và Sông Lô.
Trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của
tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25km,
cách Cảng biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng- Thành phố Hải
Phòng khoảng 150 km.
2. Phân bố dân cư
Theo báo cáo đến cuối năm 2012, thành phố Vĩnh Yên có mật độ dân số cao
nhất, với 1.907 người/km2, tiếp đến huyện Tam Dương có mật độ dân số 886
người/km2; huyện Tam Đảo có mật độ dân số thấp nhất là 297 người/km2.
3. Dân số - thực trạng và xu hướng phát triển
a) Thực trạng dân số: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh
sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc
thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái...
chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ
dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm tới dưới
0,08% dân số.
10


Thống kê dân số của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 là 1.049.145 người, trong đó
khu vực đô thị là 270.167 người chiếm tỉ lệ 25,75%, khu vực nông thôn là 778.978
người chiếm tỉ lệ 74,25%.
Biểu : Hiện trạng tỷ lệ dân số đô thị, nông thôn

Đô thị
26%

Đô thị

Nông thôn
Nông thôn
74%

b) Dự báo dân số:
Từ điều kiện đặc thù của tỉnh ( có vị trí sát thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao lưu
với các tỉnh Tây - bắc Bắc Bộ,…), cùng mục tiêu sẽ phát triển thành tỉnh công nghiệp
vào năm 2030 nên ngoài số lượng dân số tăng tự nhiên, còn một lượng đáng kể lao
động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động
kinh tế – xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). Do đó, dự báo dân số của tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn từ 2012 đến 2020 như sau:
Dự báo dân số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2012(1)
Stt

Nội dung

1
2
3

Tổng dân số
Đô thị
Nông thôn

Tăng thêm thời kỳ
2012-2015 2016-2020
1.049.145 1.117.992 1,245.000
68.847
127.008
270.167

315.803
629.624
45.636
313.821
778.978
802.189
615.377
23.211
-186.812
2012

2015

2020

III. Đặc điểm kinh tế - thực trạng và dự báo đến 2030
a) Tình hình phát triển kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế của tỉnh ngoài những khó khăn chung của cả nước và
của các địa phương khác như sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất ngân
hàng có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản
xuất tăng, nhiều lao động mất việc làm...
Hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn
1

Nguồn: Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

11


nhất là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ yếu có đóng góp lớn vào tăng

trưởng và thu ngân sách của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản
phẩm, sản lượng sản xuất và bán ra đều giảm, lượng hàng tồn kho cao, nhiều
doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất. Số doanh nghiệp dân doanh tạm dừng
hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao (29%).
Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có những khó khăn riêng như một số chính sách về
hạn chế phương tiện giao thông đã tác động trực tiếp đến phát triển và tăng trưởng
kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng đạt thấp so với kế hoạch đầu năm và bằng kế
hoạch điều chỉnh. Ước tăng 2,52% so với năm 2011 (KH tăng 2-2,5%), trong đó:
khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 0,19%, bằng 99,9% kế hoạch; khu vực dịch
vụ tăng 9,78% bằng 104,0% kế hoạch và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm
3,69%, bằng 93,2% kế hoạch. Cơ cấu tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) theo giá thực
tế khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 53,4%, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản chiếm 13,5%, khu vực dịch vụ chiếm 33,1%. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP)
bình quân đầu người (theo giá thực tế) ước đạt 47,4 triệu đồng, tăng 10% so với năm
2011.
STT
1
2
3

Cơ cấu kinh tế theo
nhóm ngành nghề
Ngư nông lâm nghiệp
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
Tổng

Đơn vị

Năm 2012


%
%
%
%

13,5
53,4
33,1
100

Năm 2012, tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư theo
hướng có trọng tâm, trọng điểm và hướng tới các đối tác tiềm năng, có nền kinh
tế và công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... Ước năm 2012 có
thêm 56 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó: có 12 dự án FDI và
44 dự án DDI, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 303 dự
án (gồm 100 dự án FDI và 203 dự án DDI)(2).
b) Kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020.
STT
1
2
3

Cơ cấu kinh tế theo
nhóm ngành nghề
Ngư nông lâm nghiệp
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
Tổng


Đơn vị

Năm 2012

Năm 2015

Năm 2020

%
%
%
%

13,5
53,4
33,1
100

7
61
32
100

3,5
58,5
38
100

Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là : Ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 7%; Công
nghiệp, xây dựng chiếm 61%; Dịch vụ chiếm 32%.

2

Nguồn: trích báo cáo số 183/BC-UBND về tình hình KTXH năm 2012 và kế hoạch phát triển KTXH năm 2013

12


Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: Ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 3,5%; Công
nghiệp, xây dựng chiếm 58,5%; Dịch vụ chiếm 38%.
Như vậy, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngư nông lâm nghiệp, ưu tiên phát
triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao
động cao. (Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020)
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14 15%/năm, trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14 - 15%/năm, giai đoạn 2016 2020 đạt 14 - 14,5%/năm. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2015
đạt 3.500 - 4.000 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 - 7.000 USD.
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 30%/năm, đến năm
2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.
- Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2011 - 2015 khoảng
140.000 - 145.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 280.000 - 300.000 tỷ
đồng.
- Mục tiêu đến năm 2015, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đủ các tiêu chí cơ
bản của một tỉnh công nghiệp và đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công
nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và
cả nước trong đó:
* 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
* Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%; giảm tỷ lệ sinh
hàng năm khoảng 0,15‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên dưới 1%/năm.
* Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện

nay.
* Giải quyết dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm nguồn nước; xử lý nước thải
tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường; hoàn thiện hệ thống cấp nước
sạch cho các khu vực đô thị.
* Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt 82,5% năm 2015 và trên 95%
năm 2020.

13


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
I. Lịch sử phát triển tỉnh Vĩnh Phúc
1.1. Giai đoạn trước năm 1954
Vĩnh Phúc trước năm 1954 gồm 2 tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên. Tỉnh
Vĩnh Yên được thành lập ngày 29/12/1899. Địa bàn của tỉnh bao gồm huyện Bình
Xuyên tách từ phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, toàn bộ phủ Vĩnh Tường gồm 5
huyện là Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc và phủ Yên Lãng tách từ
tỉnh Sơn Tây. Năm 1901 phủ Yên Lãng tách khỏi tỉnh Vĩnh Yên nhập vào tỉnh
Phù Lỗ.
Tỉnh Phúc Yên được thành lập ngày 06/10/1901 lúc đầu mang tên Phù Lỗ.
Địa bàn tỉnh gồm 3 huyện cắt từ tỉnh Bắc Ninh sang là huyện Kim Anh, huyện
Đông Khê (năm 1903 huyện Đông Khê đổi thành Đông Anh) và huyện Đa Phúc.
Thời kỳ thuộc Pháp ( trước năm 1945) mỗi tỉnh đều có thị xã tỉnh lỵ riêng,
các đô thị tỉnh lỵ Vĩnh Yên và Phúc Yên, thị trấn nghỉ mát Tam Đảo được hình
thành và phát triển khang trang nhưng chủ yếu phục vụ cho bộ máy hành chính cai
trị của chế độ phong kiến và thuộc địa như nhiều tỉnh lỵ khác. Quy mô dân số mỗi
đô thị còn rất nhỏ bé.
1.2. Thời kỳ từ 1955 đến 1997
Sau 1955, Vĩnh Yên và Phúc Yên được hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Khi

hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km2, dân số 470.000 người. Lấy Vĩnh
Yên làm thị xã tỉnh lỵ.
Từ khi tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đến nay có nhiều lần thay đổi về địa giới
hành chính:
- Năm 1955 huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh
Phúc, đến năm 1957 lại trở lại tỉnh Thái Nguyên.
- Tháng 6/1957 thị trấn Bạch Hạc và tháng 7/1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và
Lang Đài của xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì tỉnh
Phú Thọ.
- Tháng 6/1961 huyện Đông Anh, xã Kim Chung, huyện Yên Lãng, thôn
Đoài xã Phù Lỗ huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà
Nội.
- Tháng 2/1968 tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh
Phú, lấy thành phố Việt Trì làm thị xã tỉnh lỵ.
14


Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, tháng 10/1977 các huyện trong tỉnh hợp
nhất thành huyện lớn. Trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc cũ, huyện Kim Anh và Đa
Phúc hợp nhất thành huyện Sóc Sơn. Huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc hợp nhất
thành huyện Vĩnh Lạc. Huyện Tam Dương và Lập Thạch hợp nhất thành huyện
Tam Đảo. Huyện Yên Lãng và Bình Xuyên hợp nhất thành huyện Mê Linh (trong
đó có cả Phúc Yên).
Tháng 12/1978 huyện Lập Thạch tách khỏi Tam Dương trở về huyện cũ
Lập Thạch; huyện Bình Xuyên tách khỏi Mê Linh và nhập với Tam Dương thành
lập huyện Tam Đảo mới.
Tháng 3/1979 hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh chuyển về Hà Nội; tháng
10/1991 huyện Mê Linh lại tách khỏi Hà Nội trở về Vĩnh Phú.
Ngày 01/01/1996 huyện Vĩnh Lạc tách thành 2 huyện Vĩnh Tường và Yên
Lạc.

1.3. Thời kỳ 1997 đến nay
- Tháng 11/1996 Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra Nghị định tách tỉnh
Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thực hiện Nghị quyết trên, tỉnh
Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997.
- Tháng 9/1998 huyện Tam Đảo tách thánh 2 huyện Tam Dương và Bình
Xuyên. Ngày 09/12/2003 Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập
thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.
- Ngày 01/12/2006 Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập
thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Ngày 01/08/2008 huyện Mê Linh được nhập về Hà Nội theo Nghị quyết
của Quốc hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mở rộng Thủ đô.
- Tháng 1/2009, Chính phủ ra Nghị định số 09/NĐ-CP thành lập huyện
Sông Lô trên cơ sở chia tách huyện Lập Thạch cũ.
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Huyện/Thành phố/Thị xã
Thành phố Vĩnh Yên
Thị xã Phúc Yên
Bình Xuyên
Lập Thạch
Sông Lô

Tam Dương
Tam Đảo
Vĩnh Tường
Yên Lạc

Diện tích (km2)
Ghi chú
50,87
120,31
145,21
173,10
150,31
tách từ Lập Thạch
107,03
235,11
141,82
106,72
15


II. Thực trạng về nhà ở; hạ tầng kỹ thuật, xã hội
A. Vai trò của nhà ở trong ngành xây dựng
Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò
quan trọng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vất chất - kỹ thuật và tài sản cố định
(xây dựng công trình và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình) cho mọi lĩnh vực
của đất nước và xã hội, nó còn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của
các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các
công trình xã hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao.
Nhà ở không chỉ là tài sản lớn, có giá trị của mỗi hộ gia đình, cá nhân mà
còn là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc

gia cũng như nền văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, của từng vùng
miền.
Nhà ở là một bộ phận của ngành xây dựng tuy nhiên nó có vị trí rất quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân trong xã hội,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các ngành phụ trợ. Những năm gần đây lĩnh vực
nhà ở đã có những chuyển biến khá rõ nét, số lượng nhà ở, diện tích bình quân đầu
người đã được tăng lên nhiều lần so với thời gian trước đó, chất lượng nhà ở, điều
kiện và môi trường sống của người dân ngày càng được cải thiện, mô hình cuộc
sống văn minh hiện đại tại các khu đô thị đã dần thay thế cho các khu nhà ổ chuột,
nhà ở tạm bợ, mất vệ sinh, các hộ gia đình nghèo, các đối tượng có khó khăn về
nhà ở cũng từng bước được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để tạo lập chỗ ở ổn
định.
B. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển nhà ở của khu vực,
của nhà nước tác động đến phát triển nhà ở của tỉnh
Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực
khác của nền kinh tế thì trong lĩnh vực nhà ở, các chủ đầu tư cũng đã từng bước áp
dụng những tiến bộ khoa học trong việc xây dựng nhà ở để đẩy nhanh tiến độ các
dự án, bảo đảm chất lượng và an toàn hơn đối với nhà ở, sử dụng các vật liệu công
nghệ mới, tiết kiệm các nguyên vật liệu xây dựng, giúp giảm chi phí đầu vào để hạ
giá thành sản phẩm.
Các nhà ở cao tầng được thiết kế hiện đại, xây dựng với những công nghệ
mới, với sự chuyển giao kinh nghiệm của các chủ đầu tư nước ngoài, cùng với đội
ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn có trình độ, có tay nghề cao đã từng bước tạo ra sản
phẩm nhà ở đa dạng, có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong quá
trình sử dụng cho người dân góp phần làm cho chất lượng nhà ở, kiến trúc về nhà ở
của tỉnh ngày một tốt hơn.
Hoạt động quản lý dự án sau đầu tư và thực hiện các dịch vụ liên quan đến
việc sử dụng nhà ở cũng ngày một đổi mới, bảo đảm cuộc sống của cư dân tại các
16



khu đô thị mới, các khu nhà ở ngày càng được đáp ứng tối đa nhu cầu của mình.
Với các dịch vụ đồng bộ và đầy đủ từ quản lý, an ninh bảo vệ, phòng cháy chữa
cháy, vận hành nhà ở, chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường...đã giúp cho cư dân
an tâm hơn và được chăm sóc tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần và
vật chất cho người dân.
C. Đánh giá thực trạng nhà ở khu vực đô thị và nông thôn
- Thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong phát triển
kinh tế nhất là phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách chăm lo nhà ở cho các
đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, chính sách nhà ở cho người
nghèo, đã được Trung ương và tỉnh rất quan tâm. Ngoài ra, các thành phần kinh tế
đã tích cực tham gia đầu tư xây dựng khu dân cư, khu trung tâm thương mại...
Nhiều hộ dân đã cố gắng tích lũy để sữa chữa và xây mới nhà ở nên số lượng nhà ở
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gia tăng đáng kể.
- Xu hướng người dân xây dựng nhà ở đắt tiền, tiện nghi sang trọng để kinh
doanh được các nhà doanh nghiệp khai thác, còn việc chăm lo chỗ ở cho cán bộ
công chức viên chức, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, ... chưa được quan tâm
đúng mức nên khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo về lĩnh vực
nhà ở càng lớn.
- Theo tổng hợp số liệu báo cáo về điều tra, khảo sát tỉnh Vĩnh Phúc, đến
năm 2012 tổng diện tích nhà ở của Vĩnh Phúc là 19.281.627 m2, bình quân diện
tích nhà ở cả tỉnh là 18,4 m2/người. Đây là dấu hiệu tương đối khả quan về nhà ở,
tạm thời đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân. Tuy nhiên, diện tích này
phân bố không đồng đều ở các khu vực đô thị và nông thôn. Tại khu vực đô thị
diện tích bình quân là 22 m2/người, tại khu vực nông thôn là 17,1 m2/người.
- Chất lượng nhà ở của tỉnh Vĩnh Phúc chưa cao, chất lượng nhà ở giữa đô thị và
nông thôn còn có khoảng cách lớn và chất lượng giữa các đô thị trong tỉnh cũng
chưa đồng đều. Với tổng diện tích nhà ở là 19.281.627 m2 trong đó: có 17.838.276
m2 với 218.770 căn nhà kiên cố (chiếm 89% trên tổng số lượng nhà); 1.144.576m2
với 18.481 căn nhà bán kiên cố (chiếm 7,5%); 211638 m2 với 5.654 căn nhà thiếu

kiên cố (chiếm 2,3%), 87.136 m2 với 2.905 căn nhà đơn sơ (chiếm 1,18%).
1. Thành phố Vĩnh Yên
1.1. Về các số liệu cơ bản
- Loại đô thị: Loại III
- Tổng dân số: 96.876 người, chiếm 9,55% dân số toàn tỉnh.
- Bình quân nhân khẩu: 3,52 người/hộ.
- Diện tích nhà ở: 2.196.246 m2.
- Bình quân diện tích nhà ở: 22,7m2 /người.
17


- Nhà kiên cố: 21.359 căn;

- Nhà bán kiên cố: 1.495 căn.

- Nhà thiếu kiên cố: 119 căn;

- Nhà đơn sơ: 31 căn.

1.2. Về hiện trạng nhà ở; hạ tầng xã hội , kỹ thuật khu vực đô thị
Hơn 10 năm trước, Vĩnh Yên còn là một đô thị nghèo, giờ đây Thành phố
Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bộ mặt của đô thị
đã thay đổi nhanh chóng, hệ thống đường giao thông ở các phố được trải thảm
nhựa bê tông, nâng cấp thường xuyên; hệ thống điện chiếu sáng đô thị đều được
trang bị ở hầu hết các tuyến phố; các công trình nhà ở của người dân được đầu tư
kiên cố với kiến trúc hiện đại, có tính thẩm mỹ cao.

Với tính chất là đô thị mới; đang trên đà phát triển mạnh nhưng quỹ đất dành
cho phát triển nhà ở hầu như không còn nhiều. Để hạn chế tăng trưởng nóng mật
độ xây dựng tại khu vực trung tâm Thành phố, tới đây việc xây dựng nhà cần được

quan tâm sát sao hơn, đồng thời tuân theo quy hoạch đô thị tỉnh Vĩnh Phúc vừa
được phê duyệt .
a) Hiện trạng nhà ở:
+ Nhà ở mặt phố:
Loại hình nhà ở mặt phố tập trung chủ yếu ở các tuyến phố lớn, chính của
thành phố tạo được cảnh quan kiến trúc khá ngay ngắn. Các nhà mặt phố chủ yếu
là nhà riêng lẻ, nhà liền kề có mặt tiền khá rộng; xây dựng kiên cố, có quy mô từ 2
đến 5 tầng với rất nhiều hình thức kiến trúc khác nhau.

18


+ Nhà chung cư
Mô hình nhà chung cư trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cũng như toàn tỉnh
Vĩnh Phúc gần đây khá phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa
phương, công nhân từ các địa phương khác đến làm việc tại các khu công nghiệp.
Những năm gần đây UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt quy hoạch các khu
đô thị mới như khu đô thị mới chùa Hà Tiên, khu đô thị Nam Vĩnh Yên, khu đô thị
Bắc Đầm Vạc, khu nhà ở An Phú, khu nhà đô thị Quảng Lợi, khu đô thị mới TMS
Land... trong đó có rất nhiều mô hình nhà: biệt thự, nhà liền kế ... tuy nhiên mô
hình nhà chung cư cũng được chú trọng phát triển nhằm đảm bảo lợi ích của chủ
đầu tư và nhu cầu về nhà ở của người dân.

+ Nhà ở biệt thự:
Hiện nay mô hình nhà biệt thự đang được phát triển khá nhiều, các khu biệt
thự đều nằm trong quy hoạch của các khu đô thị mới phục vụ mục đích kinh doanh
du lịch sinh thái, như: Khu biệt thự Sông Hồng Thủ Đô, khu biệt thự Lạc Hồng, ...
cùng rất nhiều quy hoạch đã được UBND Tỉnh phê duyệt sẽ hình thành trong thời
gian tới.


+
Nhà
trọ
19


Trên địa bàn thành phố có khu công nghiệp Khai Quang với quy mô lớn, tập
trung 22.735 công nhân, đây là khu công nghiệp giải quyết được lượng lớn nhu cầu
cho lao động tại địa phương và thu hút các lao động từ nơi khác đến làm việc, tuy
nhiên số lượng nhà được đầu tư xây dựng dành cho công nhân thuê chưa phù hợp
với nhu cầu của công nhân.
Nhà trọ do người dân đầu tư xây dựng rất nhiều nhưng chất lượng thấp để
cho thuê với giá rẻ phục vụ nhu cầu ở của công nhân. Nhà loại này là do người dân
khu vực lân cận các khu công nghiệp được xây dựng tự do với quy mô, chất lượng
rất thấp để cho thuê. Các loại nhà này không có sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật, xã hội, vệ sinh môi trường nên không đảm bảo điều kiện sinh hoạt và sức
khoẻ cho người lao động, đồng thời tạo ra kiến trúc chắp vá tác động xấu đến hình
ảnh chung của đô thị.
+ Nhà ở chính sách xã hội:
Đối với các chủ đầu tư khi lập quy hoạch xây dựng các khu nhà ở thương
mại có diện tích từ 10 ha trở lên và các dự án khu đô thị mới đều phải dành tối
thiểu 20% diện tích đất ở của dự án để đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu
nhập thấp.
Hiện nay tại thành phố Vĩnh Yên, dự án của Công ty CP Vinaconex Xuân
Mai với tổng diện tích sàn 49.955 m2 tương đương 532 căn; đáp ứng được 1596
người. Dự án đã đưa vào sử dụng 4 nhà 5 tầng; 2 nhà 11 tầng; còn lại 01 nhà 19
tầng xây dựng xong phần thô đang hoàn thiện; 01 nhà 19 tầng chưa xây dựng; Dự
án của Công ty Cổ phần ĐTXD Bảo Quân: tổng diện tích sàn 19.230 m2, tương
đương 195 căn; diện tích ở 13.038 m2 đáp ứng được 756 người. Dự án Đã xây
dựng xong 02 nhà 5 tầng (A4, A5) còn lại khối nhà 15 tầng mới xây xong phần móng.

b) Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực đô thị:
Hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Vĩnh Yên được đầu tư xây dựng, chỉnh trang
khá hoàn thiện, đường thảm nhựa được mở vào các khu, cụm điểm công nghiệp,
thương mại du lịch, dịch vụ, các khu dân cư; hơn 90% đường ngõ, phố, đường ven
đô, đường đến các thôn, làng được cứng hoá. Hệ thống điện sinh hoạt và chiếu
sáng công cộng đựợc phủ kín trong địa bàn các phường. Công tác tập trung, thu
gom rác thải sinh họat, chất thải rắn ngày càng được hoàn thiện. Các phố chính vỉa
hè đã được lát đá, các công trình văn hoá thể thao, nơi vui chơi giải trí, công sở,
trường học, bệnh viện, trạm xá... được xây dựng xen với hệ thống cây xanh, tạo
cho thành phố Vĩnh Yên một hạ tầng cơ sở kỹ thuật khang trang.

20


1.3. Về hiện trạng nhà ở; hạ tầng xã hội , kỹ thuật khu vực nông thôn
a) Hiện trạng nhà ở:
Khu vực ngoại ô của thành phố bao gồm 2 xã (xã Định Trung và xã Thanh
Trù). Nhà ở khu vực ngoại ô của thành phố Vĩnh Yên chủ yếu là nhà thấp tầng,
mái nhà được làm bằng tôn hoặc mái ngói.
Khu vực ngoại ô trong tương lai sẽ là nơi tập trung các khu nhà tái định cư
phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng mở rộng các tuyến đường hoặc xây
dựng các công trình của thành phố. Mặt khác, do sức ép của tốc độ đô thị hóa, dân
cư khu vực thành thị tăng lên kéo theo đó nhu cầu phát triển nhà ở cũng tăng lên,
vì vậy khu vực này sẽ là nơi thuận lợi để thực hiện phát triển các khu nhà ở và khu
đất dịch vụ, các dự án chỉnh trang đô thị, tạo điều kiện giãn dân trong các khu nhà
ở nội thành.

b) Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực nông thôn
So với khu vực đô thị thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vùng nông
thôn thành phố Vĩnh Yên thấp hơn tuy nhiên cũng được đầu tư khá tốt .

Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã được bê tông hóa khá phát triển
(đạt 90%), các công trình như trường học, bưu điện, nhà văn hoá xã, trạm xá đã
được kiên cố hoá, tuy nhiên nguồn nước cấp sinh hoạt, dân sinh trong khu vực chủ
21


yếu sử dụng giếng khoan, chưa có hệ thống cung cấp nước sạch tập trung. Tình
trạng thoát nước thải, nước sinh hoạt của các hộ dân và các công trình công cộng
đều được cho xả tự nhiên, vệ sinh môi trường thu gom rác thải không có.
Theo đề án xây dựng nông thôn mới, đến nay, 2 xã đã hoàn thành việc quy
hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; xã Định Trung hoàn thành 10/19 tiêu chí
và Thanh Trù đạt 5/19 tiêu chí.
1.4 Định hướng phát triển đô thị
- Theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2030: Hình thành cấu trúc đô thị với mục tiêu phát triển thành phố Vĩnh Yên,
hiện tại là đô thị loại III, trở thành đô thị trung tâm loại I vào năm 2030.
- Thành phố Vĩnh Yên trong tương lai là thành phố sinh thái, có chức năng
tổng hợp.
- Thành phố Vĩnh Yên là thành phố dịch vụ, du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc
tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, hiện đại, đồng bộ liên hoàn kết nối thông suốt
trong thành phố và với tất cả các địa phương trong nước và quốc tế.
- Khi Tỉnh Vĩnh Phúc phát triển thành Thành phố Vĩnh Phúc, thì thành phố
Vĩnh Yên hiện nay trở thành khu đô thị lõi của thành phố Vĩnh Phúc.
2. Thị xã Phúc Yên
2.1. Về các số liệu cơ bản
- Loại đô thị: Loại III.
- Tổng dân số: 93.744 người, chiếm 9,3% dân số toàn tỉnh.
- Bình quân nhân khẩu: 3,54 người/hộ.
- Diện tích nhà ở: 2.006.989 m2, bình quân diện tích nhà ở: 21,5m2 /người.
- Nhà kiên cố: 19.732 căn;


- Nhà bán kiên cố: 1.601 căn.

- Nhà thiếu kiên cố: 303 căn;

- Nhà đơn sơ: 91 căn.

Các đơn vị hành chính của Thị xã Phúc Yên bao gồm: phường Xuân Hòa,
Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phúc Thắng, Hùng Vương và các xã Cao
Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh.
Là đô thị thứ 2 của tỉnh Vĩnh Phúc được hình thành dọc theo Quốc lộ 2A.
Có vị trí gần với TP Hà Nội, có vai trò là cửa ngõ của tỉnh, nên đến năm 2030 cần
tích cực thực hiện đô thị hóa. Trong thị xã có nhiều công trình giáo dục, đang từng
bước phát triển trở thành trọng điểm về giáo dục đào tạo. Trong thị xã còn nhiều
quỹ đất có khả năng phát triển đô thị, nên sẽ hình thành nên các đô thị mới đáp ứng
tình hình tăng dân số, đồng thời tăng cường mối liên kết với Vĩnh Yên.
22


2.2. Về hiện trạng nhà ở; hạ tầng xã hội , kỹ thuật khu vực đô thị
Thị xã Phúc Yên là nơi tập trung nhiều trường học tại địa bàn. Nằm trên trục
quốc lộ 2 nơi trung chuyển giao thương kinh tế thương mại và tập trung khu công
nghiệp Phúc Yên và cụm công nghiệp Xuân Hòa vì vậy tốc độ đô thị hoá cũng như
kinh tế, dịch vụ thương mại của địa phương phát triển tương đối cao, tạo điều kiện
phát triển nhà ở đô thị đặc biệt là đối với khu vực trung tâm Phúc Yên

a) Hiện trạng nhà ở
+ Nhà ở mặt phố: với điều kiện kinh tế ngày càng được nâng cao kéo theo
nhu cầu về nhà ở cũng được quan tâm hơn. Nhà ở mặt phố của thị xã Phúc Yên
chủ yếu vẫn do người dân xây dựng mang tính tự phát. Dọc các tuyến phố chính

hầu hết nhà được xây mới độ cao từ 1 đến 5 tầng, cùng nhiều hình thái kiến trúc
khác nhau; tuy nhiên vẫn tồn tài một số nhà cấp 4 xây dựng cùng đó tạo ra hình
ảnh không đẹp về đô thị.

+ Nhà ở chung cư: Gồm một số công trình nhà ở chung cư được xây dựng
với quy mô 5 tầng là loại nhà với kết cấu tường chịu lực, sử dụng hệ thống hành
lang bên và cơ cấu căn hộ nhỏ hẹp khoảng từ 20 m đến 30 m, cơ cấu căn hộ với
diện tích nhỏ. Hầu hết các công trình này đã xuống cấp không còn phù hợp với
điều kiện sinh hoạt và sử dụng hiện nay.
Mặt khác, trong những năm gần đây Phúc Yên mở cửa chào đón các doanh
nghiệp vào đầu tư, các khu công nghiệp liên tiếp được xây dựng như KCN Kim
Hoa, KCN Phúc Yên, và các nhà máy quy mô đầu tư lớn như Honda, Toyota…
23


dẫn đến nhu cầu về nhà ở cho công nhân và người lao động ngày một tăng cao.
Trước những nhu cầu vô cùng bức xúc đó, loại hình nhà chung cư, tập thể cho
người lao động và công nhân là một giải pháp khá hoàn hảo. Đem đến cho người
lao động chỗ nghỉ ngơi sạch sẽ, thoáng mát, gần nơi làm việc và thuận tiện trong di
chuyển.

+ Nhà ở chính sách xã hội: Nhà ở loại này là những khu chung cư, khu tập
thể xây dành cho CBCNVC. Cũng giống như các đô thị khác, đất và nhà ở dạng
cấp 4 hầu hết đã được chuyển sang sở hữu riêng cho các hộ gia đình hoặc cá nhân,
vì thế quỹ nhà ở xã hội không có nhiều. Với tình hình phát triển và đô thị hóa như
hiện nay nhu cầu về nhà ở xã hội tại thị xã Phúc Yên rất cần thiết.
Hiện nay mô hình xây dựng nhà dành cho người thu nhập thấp được các
doanh nghiệp thực hiện tại trên địa bàn thị xã khá nhiều như: Công ty cổ phần Đầu
tư xây dựng Hoài Nam, Công ty TNHH Đại Phát, Công ty cổ phần TMS bất động
sản…đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư; Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại

Trang Đạt đã thi công xong tầng 3 tòa nhà 11 tầng. Các dự án này hoàn thành, đi
vào hoạt động sẽ đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có
thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp.
+ Nhà nghỉ, nhà trọ, ký túc xá: Thị xã Phúc Yên tập trung nhiều trường đào
tạo và khu cụm công nghiệp của thị xã Phúc Yên vì thế nhu cầu đối với loại hình
nhà trọ, ký túc xá cho sinh viên là rất lớn. Trong các trường đào tạo có các khu ký
túc xá cho sinh viên, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên và
công nhân. Số này phải ra thuê nhà trọ bên ngoài của người dân tự xây dựng. Để
đáp ứng nhu cầu thuê nhà của các đối tượng này, ngươi dân thường xây dựng
những dãy nhà tạm, chất lượng thấp, điều kiện hạ tầng thiếu thốn để cho thuê với
giá rẻ. Đây cũng là một trong những vấn đề về nhà ở của các đô thị nói chung và
thị xã Phúc Yên nói riêng.

24


×