Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

105 phân tích khái niệm, bản chất, đặc trưng của thỏa ước lao động tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.96 KB, 4 trang )

Bài làm
Như chúng ta đã biết cùng với nền phát triển của cơ chế thị trường và tính chất
mới của mối quan hệ lao động thì nhà nước ta ban hành rất nhiều văn bản qui định
về thỏa ước lao động tập thể, ngay sau khi Nghị định số 18/CP ra đời thì thỏa ước
lao động tập thể đã có sự thay đổi tích cực không chỉ là sự thay đổi về tên gọi từ
“hợp đồng lao động bằng thỏa ước lao động tập thể” mà còn là sự thay đổi căn bản
về tính chất và nội dung, để tìm hiểu rõ về thỏa ước lao động tập thể bài viết dưới
đây em phân tích khái niệm, bản chất, đặc trưng của thỏa ước lao động tập thể.
1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể.
Tùy theo từng thời kỳ, từng nơi mà thỏa ước lao động tập thể có những tên gọi
khác nhau như: tập hợp khế ước, cộng đồng hiệp ước lao động, hợp đồng lao động
tập thể, thỏa ước lao động tập thể... Nhưng xét về thực chất thỏa ước lao động tập
thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa
thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề có liên
quan đến quan hệ lao động.
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động thì thỏa ước lao động tập thể là văn
bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện
lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ
lao động.
Ta có thể thấy rằng định nghĩa về thỏa ước lao động tập thể qui định trong Bộ luật
lao động khá là rõ ràng, theo đó TƯLĐTT trước hết là một văn bản pháp lý thể
hiện sự thoả thuận của các bên tham gia thương lượng và kết quả của quá trình
thương lượng. Sự thương lượng, thoả thuận và ký kết TƯLĐTT mang tính chất tập
thể, thông qua đại diện của tập thể lao động và người người sử dụng lao động
(SDLĐ). Nội dung của TƯLĐTT chỉ giới hạn trong việc quy định những điều kiện
lao động và SDLĐ, giải quyết các mối quan hệ lao động giữa người SDLĐ và
người lao động. Từ khái niệm trên cho thấy TƯLĐTT có tác dụng như là một công
cụ để cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất đặc điểm của
doanh nghiệp, làm cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện việc giao kết hợp đồng
lao động (HĐLĐ) với người lao động; tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai
bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên sở cở pháp luật lao


động; đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,
1


chính đáng của các bên quan hệ lao động. Do đó, thỏa ước lao động tập thể chính
là sự thỏa thuận của hai bên, là nhân tố ổn định quan hệ lao động trong phạm vi
một đơn vị kinh tế cơ sở, một ngành và có tác dụng rất quan trọng về kinh tế xã
hội.
2. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể
1

Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi
người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để
xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có
lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, đó la một trong
những tiêu chí cơ bản của vấn đền nhân quyền. Thông qua thỏa ước lao động tập
thể sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng
một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành
(nếu là thỏa ước vùng, ngành). Như vậy sẽ loại trừ được sự cạnh tranh không chính
đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp,
trong các doanh nghiệp cùng loại ngành nghề, công việc (nếu là thỏa ước ngành).
Về bản chất pháp lý, thỏa ước lao động tập thể có bản chất pháp lí song hợp. sự
song hợp này thể hiện ở việc thỏa ước lao động tập thể: vừa có tính chất là một
hợp đồng, vừa có tính chất là một văn bản có tính pháp quy.
Là một hợp đồng vì thỏa ước lao động tập thể được giao kết dựa trên sự thỏa thuận
của các bên dưới hình thức một văn bản viết.
Có tính chất pháp quy vì nó không chỉ bắt buộc thực hiện đối với các thành viên ký
kết, mà còn đối với cả những bên không cùng tham gia ký kết hoặc thậm chí không
thuộc tổ chức của các bên (như công nhân không phải là đoàn viên công đoàn hoặc
công đoàn viên nhưng không tham gia thảo luận ký kết) vẫn phải thực hiện theo

quy định của thỏa ước. Mặt khác tính chất pháp quy của thỏa ước lao động tập thể
còn thể hiện ở chỗ sau khi ký kết, thỏa ước lao động tập thể phải được đăng ký tại
cơ quan lao động có thẩm quyền mới phát sinh hiệu lực, nếu thỏa ước lao động tập
thể đã có hiệu lực rồi thì mọi quy định và thỏa thuận khác trong doanh nghiệp
không được trái với thỏa ước trừ những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.
1

Chương 5: thỏa ước lao động tập thể - ThS Diệp Thành Nguyên

2


3. Đặc trưng của thỏa ước lao động tập thể
Cùng với bản chất pháp lí song hợp, thỏa ước lao động tập thể còn có đặc trưng
hết sức riêng biệt đó là tính tập thể của thỏa ước thể hiện trong chủ thể và nội dung
của thỏa ước:
Về chủ thể: một bên của thỏa ước bao giờ cũng là đại diện của tập thể lao động.
Đại diện tập thể lao động tham gia thương lượng thỏa ước không phải là lợi ích cá
nhân, hay một số NLĐ mà là vì tất cả lợi ích của tất cả NLĐ trong doanh nghiệp.
Cũng tùy theo qui định hay tập quán của mỗi nước mà đại diện cho các tập thể lao
động nói trên là tổ chức công đoàn(nghiệp đoàn) hoặc các đại diện cho các thành
viên bầu ra.và pháp luật nước ta thừa nhận tổ chức công đoàn là đại diện chính
thức cho tập thể lao động tham gia thương lượng và kí kết thỏa ước với NSDLĐ.
Về nội dung: các thỏa thuận trong thỏa ước bao giờ cũng liên quan đến quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động trong đơn vị. Nó không chỉ có hiệu lực đối
với các bên kết ước, các thành viên hiện tại của doanh nghiệp mà còn có hiệu lực
đối với các thành viên tương lai của doanh nghiệp, kể cả những người không phải
là thành viên của tổ chức công đoàn. Vì thế tranh chấp về thỏa ước lao động bao
giờ cũng được xác định là tranh chấp lao động tập thể.
Như vậy cùng với qui định tương đối hoàn chỉnh về thỏa ước lao động trong Bộ

luật lao động thì một số qui định vẫn còn nhiều điểm hạn chế như việc kí kết thỏa
ước còn mang tính bắt buộc, cơ chế giải quyết tranh chấp còn có sự phân biệt giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...tuy nhiên
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì những qui định đó cũng dần
hoàn chỉnh.

3


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật lao động, nxb. CAND, Hà Nội
2010.
2. Website

http:// www.laodong.com.vn

4



×