Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

110 tìm hiểu về đặc điểm chung của các hoạt động trung gian thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.2 KB, 4 trang )

I. MỞ ĐẦU
Hoạt động trung gian thương mại là hiện tượng nảy sinh tất yếu trong nền
kinh tế thị trường do nhu cầu mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của
thương nhân. Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập và phát triển nền kinh tế thì
các hoạt động thương mại diễn ra ngày càng sôi động với những hình thức đa
dạng và phong phú. Trong đó các hoạt động trung gian thương mại với những
đặc điểm của nó đã và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, thể hiện vai trò
ngày càng quan trọng trong các hoạt động kinh tế. Thông qua việc tìm hiểu về
đặc điểm chung của các hoạt động trung gian thương mại để thấy rõ điều đó.

II. NỘI DUNG
1. Khái niệm các hoạt động trung gian thương mại
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 thì: Các hoạt
động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao
dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định bao gồm hoạt
động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa
và đại lý thương mại.
2. Đặc điểm của các hoạt động trung gian thương mại
Việc thực hiện các hoạt động trung gian thương mại trong giao dịch thương
mại có những đặc điểm chung cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại do một chủ thể trung gian thực
hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
Dịch vụ trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
nhằm mục đích lợi nhuận do một chủ thể trung gian thực hiện. Trong hoạt động
dịch vụ trung gian thương mại, bên trung gian có vai trò làm cầu nối thực hiện
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì
lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền).
Tuy nhiên, bên trung gian (bên được ủy quyền) sẽ được hưởng thù lao khi hoàn
thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó.
Giống với các hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại khác, bên thuê dịch
vụ của người trung gian là bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ và phải có nghĩa vụ


trả thù lao cho bên thực hiện dịch vụ còn bên cung ứng dịch vụ (bên trung gian)
là bên có nghĩa vụ thực hiện một số công việc cho bên thuê dịch vụ và được
nhận thù lao. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động trung gian thương
mại nói riêng hay hoạt động cung ứng dịch vụ nói chung so với việc thực hiện
dịch vụ trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên hoạt động dịch vụ trung gian thương
mại có điểm khác cơ bản so với các hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
khác ở phương thức thực hiện. Nhiều hoạt động cung ứng dịch vụ theo phương
thức giao dịch trực tiếp, chỉ có sự tham gia của bên thuê dịch vụ và bên thực
hiện dịch vụ, các bên tham gia quan hệ trực tiếp giao dịch với nhau, bàn bạc
thỏa thuận nội dung giao dịch. Còn các hoạt động trung gian thương mại có sự
tham gia của ba bên: Bên ủy quyền, bên được ủy quyền và bên thứ ba. Trong
các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại này, bên được thuê dịch vụ là
người trung gian nhận sự ủy quyền của bên thuê dịch vụ và thay mặt bên thuê
1


dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba. Khi giao dịch với
bên thứ ba, thương nhân trung gian có thể sử dụng danh nghĩa của mình hoặc
danh nghĩa của bên thuê dịch vụ, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ mà họ cung
ứng.
Như vậy dưới góc độ pháp lý hoạt động trung gian thương mại không khác
biệt quá lớn so với hoạt động đại diện trong lĩnh vực thương mại theo cách hiểu
thông thường. Trong hoạt động trung gian thương mại bên trung gian tham gia
vào quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba
không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. Tuy nhiên
bên trung gian có mục đích nhằm tới thù lao mà bên thuê dịch vụ sẽ trả. Bởi vậy,
phương thức thực hiện hoạt động thương mại qua trung gian kết hợp với quyền
được hưởng thù lao của bên trung gian và ngược lại là nghĩa vụ trả thù lao của
bên dịch vụ là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động trung gian
thương mại so với giao dịch dân sự và các giao dịch thương mại khác

Thứ hai, bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư
cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
Trung gian thương mại là hành vi thương mại và những người tiến hành các
hoạt động này phải là những người có hiểu biết về pháp luật và kinh doanh, có
những kĩ năng, kỹ xảo nhất định trong hoạt động trung gian. Do tính chất của họ
là nhân danh người khác hoặc nhân danh chính mình tiến hành hoạt động vì lợi
ích của người khác nên đòi hỏi phải là thương nhân theo quy định tại Điều 6
Luật thương mại. Đối với một số dịch vụ trung gian thương mại như: dịch vụ ủy
thác mua bán hàng hóa, dịch vụ đại lý thương mại ngoài điều kiện là thương
nhân bên trung gian còn phải có điều kiện khác như phải là thương nhân kinh
doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác.
Trong hoạt động trung gian thương mại người thực hiện dịch vụ là các
trung gian chuyên ngiệp có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên thuê dịch
vụ và bên thứ ba. Họ cung ứng một dịch vụ thương mại cho bên thuê dịch vụ
chứ không phải là người làm công ăn lương. Điều này thể hiện qua việc người
trung gian có trụ sở riêng, tự định đoạt thời gian làm việc, tự chịu trách nhiệm về
các hoạt động của mình. Người trung gian trong hoạt động trung gian thương
mại dưới góc độ pháp lý có đặc điểm riêng phân biệt với những chủ thể trung
gian khác trong khâu phân phối, tiêu thụ hàng hóa từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể người trung gian trong hoạt động trung gian thương
mại khác với nhà phân phối( người bán buôn, bán lẻ); người được nhượng quyền
thương mại; người bán hàng trong phương thức bán hàng đa cấp.
Thứ ba, hoạt động trung gian thương mại tồn tại song song hai nhóm quan
hệ: quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; quan hệ
giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba. Các
quan hệ này đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng.
Xuất phát từ đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động trung gian thương mại
là hoạt động trong đó bên thuê dịch vụ sẽ trao cho bên trung gian quyền tham
2



gia thiết lập, thực hiện các giao dịch thương mại. Do đó để thực hiện hoạt động
trung gian thương mại trước hết bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung
gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập được quan hệ với nhau,
quan hệ đó phải được thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của các bên.
Tuy nhiên hoạt động trung gian thương mại sẽ không thể thực hiện được nếu
như chỉ tồn tại quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian. Để thực hiện
hoạt động này bên trung gian phải tham gia giao dịch với bên thứ ba để hoàn
thành yêu cầu mà bên thuê dịch vụ giao cho. Khi tham gia giao dịch với bên thứ
ba, bên trung gian có thể làm việc với nhiều tư cách. Họ có thể tạo ra một giao
dịch thương mại nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thuê dịch vụ nhưng
cũng có thể chỉ thực hiện nhiệm vụ giới thiệu bên thứ ba với bên thuê dịch vụ
mà không có quan hệ gì với bên thứ ba. Điều này liên quan mật thiết đến việc
xác định trách nhiệm trong quan hệ với bên thứ ba thuộc về bên thuê dịch vụ
hay bên trung gian.
Thứ tư, các hoạt động trung gian thương mại được thực hiện trong lĩnh vực
thương mại.
Đặc điểm này để phân biệt hoạt động trung gian thương mại với các hoạt
động có sự tham gia của các bên trung gian trong các lĩnh vực không nhằm mục
đích lợi nhuận. Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp
luật của nhiều nước thương mại được hiểu theo nghĩa rộng nên phạm vi hoạt
động của các trung gian thương mại rất phong phú, có thể là trong việc mua bán
hàng hóa, dịch vụ thương mại kể cả các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Căn cứ vào danh mục phân loại các dịch vụ theo khu vực của WTO, hoạt động
trung gian thương mại thường được thực hiện trong một số nhóm ngành: dịch vụ
của đại lý hưởng hoa hồng trong nhóm các dịch vụ phân phối, dịch vụ đại lý bảo
hiểm, môi giới bảo hiểm, môi giới tiền tệ, dịch vụ đại lý lữ hành….
Thứ năm, các hoạt động trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở
hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Theo quy định của Luật thương mại,các hoạt động dịch vụ như: Đại diện

cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương
mại phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới;
hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; hợp đồng đại lí thương mại. Các hợp đồng
này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận có tính đền bù. Hình thức
của các hợp đồng này bắt buộc phải bằng văn bản hoặc các hình thức pháp lý
tương đương với văn bản như: điện tử, TELEX, FAX, thông điệp dữ liệu và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật.

III. KẾT LUẬN
Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu đặc điểm chung của các hoạt động trung
gian thương mại cho thấy người trung gian thực hiện các hoạt động thương mại
vì lợi ích của người ủy quyền và hưởng thù lao. Việc sử dụng các hoạt động
trung gian thương mại giúp thương nhân thực hiện phân phối sản phẩm trên một
phạm vi rộng, tiết kiệm đáng kể chi phí trong quá trình phân phối và đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Luật thương mại năm 2005

2.

Giáo trình Luật thương mại, tập 2, Trường Đại học Luật Hà

Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2006
3.


Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt

Nam, Nguyễn Thị Vân Anh, Nxb Lao động, Hà Nội 2009
4.

Pháp luật về hoạt động trung gian thương mại, Khóa luận tốt

nghiệp, Nguyễn Hiền Nga, Hà Nội 2004.

4



×