Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

126 phân tích sự thay đổi quan niệm về “doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.18 KB, 4 trang )

Đề 14: Phân tích sự thay đổi quan niệm về “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản” trong pháp luật Việt Nam

BÀI LÀM
Khái niệm Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một khái niệm pháp lý
đặc trưng trong pháp luật thương mại, phản ánh tình trạng mất cân đối giữa thu và
chi của một doanh nghiệp mà biểu hiện trực tiếp là không còn khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn.
Ở nước ta, quan niệm về việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mới chỉ
ra đời do sự chuyển nhượng nền kinh tế sang cơ chế kinh tế thị trường. Trong thời
kỳ bao cấp, khái niệm “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” không được đề
cập tới vì đó là một hiện tượng bất bình thường thể hiện sự trì trệ và suy thoái của
đời sống kinh tế xã hội.
Đến năm 1990, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 và Luật
công ty năm 1990 đã bước đầu đề cập đến khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản. Điều 24 Luật Công ty 1990 quy định: “Công ty gặp khó khăn hoặc
bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng số trị giá
các tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn,
là công ty đang lâm vào tình trạng phá sản”.
Điều 17 Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 quy định: “Doanh nghiệp tư
nhân gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại một
thời điểm tổng số trị giá các tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán
tổng số các khoản nợ đến hạn, là doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản”.
Các định nghĩa này có ưu điểm là đã nêu ra được khái niệm cũng như cách thức
xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà trước đó khái niệm này
chưa từng được đề cập đến trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên thì
hạn chế lớn nhất của khái niệm này chính là chưa phản ánh được bản chất của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bởi vì tại một thời điểm nào đó mà tổng
1



giá trị tài sản của công ty không đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn,
nhưng chưa chắc doanh nghiệp đó đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ
nếu như có việc các chủ nợ thực hiện việc hoãn nợ, xóa nợ cho doanh nghiệp hoặc
có người bảo lãnh, mua nợ cho doanh nghiệp.
Khắc phục những hạn chế trên, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 ra đời đã
quy định cụ thể hơn về doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, quy định tại Điều
2: “Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn
hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài
chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Điều 3 Nghị định số
189/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp đã cụ thể
hóa các dấu hiệu để xác định một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản.
Theo như Luật phá sản doanh nghiệp, chỉ có thể áp dụng thủ tục phá sản đối với
một doanh nghiệp khi đã lâm vào tình trạng phá sản, tức là phải có đủ 3 điều kiện
sau:
- Doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các
khoản nợ đến hạn, trong 3 tháng liên tiếp không trả đủ lương cho người lao động
theo hợp đồng hoặc theo thỏa ước lao động.
- Sau khi xuất hiện các dấu hiệu trên doanh nghiệp phải áp dụng các biện
pháp cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn: Có
phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm...( khoản 2 Điều 3 Nghị định số 189/CP ngày
23/12/1994)
- Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết tại khoản 2 Điều này,
mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán
nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý theo
quy định của Luật phá sản doanh nghiệp ( khoản 3 Điều 3 Nghị định số 189/CP
ngày 23/12/1994)

2



Có thể nhận thấy rằng Luật phá sản doanh nghiệp và Nghị định số 189/CP năm
1994 đã quy định khá chặt chẽ về các điều kiện để xác định doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản. Tuy nhiên, những quy định này lại chủ yếu nghiêng về việc thực
hiện thủ tục phá sản và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá
sản, mà chưa đề cập đến việc phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Như vậy đã không đạt được mục đích quan trọng của việc ban hành Luật phá sản là
để tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khôi phục lại hoạt
động kinh doanh, nhằm trở lại với thương trường.
Khắc phục hạn chế đó, Luật phá sản năm 2004 ra đời nhằm mục đích tạo ra các
giải pháp ứng dụng cho các “sự cố” của nền kinh tế, đồng thời không chỉ là luật để
đào thải các doanh nghiệp yếu kém mà còn nhằm mục đích khôi phục lại sự cân
bằng về cán cân thanh toán của thị trường đã xác định khái niệm doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản theo hướng đơn giản và hợp lý hơn. Điều 3 Luật phá sản
năm 2004 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán
được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá
sản”.
Như vậy, để bị xem là lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp phải đồng thời
có đủ 2 điều cơ bản: điều kiện cần là mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn và điều kiện đủ là khi chủ nợ chính thức yêu cầu. Điều đó có nghĩa, bất luận
giá trị của khoản nợ là bao nhiêu miễn là khi đến hạn và chủ nợ đã chính thức yêu
cầu mà doanh nghiệp không trả được khoản nợ đó. Luật phá sản năm 2004 không
quy định các dấu hiệu cụ thể để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn. Điều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
mở thủ tục phá sản, cũng như việc phục hồi hoạt động, quay trở lại thương trường
dễ dàng hơn so với những quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

3



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại (tập 1 và tập 2), Nxb.
CAND, Hà Nội, 2006
2. TS. Lê Vũ Nam, Lê Hà Diễm Châu, Phá sản doanh nghiệp niêm yết và một số
vấn đề phát sinh
3. Luật công ti năm 1990
4. Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990
5. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993
6. Nghị định số 189 CP/CP ngày 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật phá sản
doanh nghiệp năm 1993
7. Luật phá sản năm 2004

4



×