Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

127 phân tích các cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.38 KB, 5 trang )

Quan hệ pháp luật Hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản
lý Hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Hành chính
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy
định của pháp luật hiện hành. Từ khái niệm trên thì có thể nhận thấy quan hệ pháp
luật Hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả
của sự tác động các quy phạm pháp luật Hành chính thep phương thức mệnh lệnh –
đơn phương tới các quan hệ quản lý Hành chính Nhà nước. Vì là một dạng cụ thể
của quan hệ pháp luật nên nó cũng có những yếu tố làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ này.
Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là:
Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của
cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi,
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính.
Quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm
pháp luật điều chỉnh.
Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm:
Chủ thể của quan hệ pháp luật: bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức.
Khách thể của quan hệ pháp luật: là những lợi ích vật chất, tinh thần và những
lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá
nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà
họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.
Năng lực chủ thể: là khả năng pháp lý của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham
gia vao quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

1


Ví dụ: 2002 Điều 30 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm (sửa đổi bổ sung
2007). Quy định:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:


1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12
của Pháp lệnh này;
6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
7. Quyết định áp dụng biện pháp quản chế hành chính”.
Sự kiện pháp lý Hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay
đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính.
Cũng như các sự kiện pháp lý khác, sự kiện pháp lý Hành chính chủ yếu được
phân loại thành:
+ Sự biến: là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi
phối của con người, mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp
luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan
hệ pháp luật Hành chính.
Ví dụ:
2


Điều 40 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9/1989 quy định việc
chấm dứt quan hệ pháp luật và trách nhiệm vật chất giữa các bên kí kết hợp đồng
nếu như việc vi phạm hợp đồng xảy ra do thiên tai dịch họa hoặc có các trở lực
khách quan mà bên vi phạm đã tìm mọi cách khắc phục song không có hiệu quả và
đã thông báo cho bên kia biết.
+Hành vi: là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc
thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính.
Ví dụ:

Hành vi xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm pháp luật các quy
định về an toàn giao thông của người điều khiển xe máy là sự kiện pháp lý hành
chính làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa người có thẩm quyền xử
phạt đối với các hành vi vi phạm quy tắc về an toàn giao thông với người vi phạm.
Thực tiễn pháp lý cho thấy việc phân biệt sự kiện pháp lý Hành chính với các
sự kiện pháp lý khác chỉ có tính chất tương đối. Vì: Sự kiện pháp lý Hành chính chỉ
là một bộ phận của sự kiện pháp lý nói chung và có những điều kiện pháp lý Hành
chính đồng thời là sự kiện pháp lý của một con số quan hệ pháp luật khác.
Ví dụ:
Sự kiện cấp giấy đăng kí kết hôn không chỉ là sự kiện pháp lý làm chấm dứt
quan hệ pháp luật Hành chính về việc đăng kí kết hôn, mà còn là sự kiện pháp lý
làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai người được cấp đăng ký theo quy định
của luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy, nếu quy phạm pháp luật Hành chính và năng lực chủ thể của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính thì sự kiện pháp lý Hành chính là điều
kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó.
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005
3. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008)

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 1

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

ĐỀ BÀI: 15
Phân tích các cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ
pháp luật hành chính, cho ví dụ minh họa

4


5



×