Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

141 bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại phân biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.47 KB, 3 trang )

BÀI LÀM
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
LTM năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa
(HĐMBHH) song có thể xác định bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thương
mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng mua bán tài sản
(HĐMBTS). Từ đó cho thấy HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của
của HĐMBTS. Theo đó, HĐMBHH trong thương mại là thỏa thuận giữa các bên
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu cho bên mua,
nhận thanh toán còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận quyền
sở hữu theo thỏa thuận.
2. Bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
Phân biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong dân sự.
HĐMBHH là hình thức của quan hệ mua bán hàng hóa. HĐMBHH cũng là
một loại hợp đồng vì vậy nó có bản chất chung của hợp đồng đó là sự thỏa thuận
của các bên nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ mua bán. Nhiều vấn đề về HĐMBHH được điều chỉnh bởi pháp
luật không có sự khác biệt với các HĐMBTS trong dân sự như: giao kết hợp
đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu…Bên cạnh đó, để phù hợp với
bản chất thương mại của HĐMBHH, một số vấn đề như chủ thể, hình thức, quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, chế tài và giải quyết
tranh chấp HĐMBHH …được quy định trong pháp luật thương mại có tính chất là
sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng mua
bán tài sản. Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa,
HĐMBHH có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của
hành vi mua bán hàng hóa. Thông qua những đặc điểm này ta thấy rõ được bản
chất pháp lý của HĐMBHH và đó cũng là cơ sở để ta phân biệt với HĐMBTS
trong dân sự. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về đối tượng:
- HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa. Luật thương mại năm 2005 quy định về
hàng hóa tại khoản 2 điều 3 như sau: “2. Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với


đất đai.”


- HĐMBTS trong dân sự: theo quy định tại khoản 1 điều 429 BLDS 2005:
“Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch.” Và tài sản
trong dân sự được hiểu theo quy định tại điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Như vậy, đối tượng của HĐMBTS trong dân sự có phạm vi rộng hơn đối
tượng của HĐMBHH trong thương mại.
Thứ hai, về chủ thể:
- HĐMBHH: chủ yếu là thương nhân. Thương nhân theo quy định tại khoản
1 điều 6 LTM 2005 được hiểu: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Thương nhân là chủ thể của HĐMBHH có thể
là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong HĐMBHH quốc
tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương
nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐMBHH. Hoạt động của chủ thể không
phải là thương hân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ HĐMBHH
chỉ phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM.
- HĐMBTS: Chủ thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực hành vi dân sự,
có nhu cầu mua bán tài sản.
Như vậy, HĐMBTS trong dân sự được thực hiện bởi phạm vi chủ thể rộng
hơn HĐMBHH trong thương mại.
Thứ ba, về mục đích:
Bản thân hai hợp đồng này chỉ là hình thức thể hiện của quan hệ mua bán,
không có mục đích mà chính chủ thể khi xác lập một loại hợp đồng nào đó thì sẽ
đặt ra mục đích khác nhau. Nhưng trong hai hợp đồng này lại thường gắn với
những chủ thể xác định vì vậy ta cũng có thể xem xét đây là một tiêu chí để phân
biệt. Cụ thể:
- HĐMBHH: Chủ thể của hợp đồng này chủ yếu là các thương nhân. Mục đích

của họ khi xác lập hợp đồng này là mục đích kinh doanh thu lợi nhuận (là bản
chất của thương nhân), chỉ phần nào đó phục vụ mục đích tiêu dùng và các mục
đích khác cho cả thương nhân và không phải thương nhân tùy theo mong muốn và
nhu cầu của họ trong từng thời điểm.


- HĐMBTS : Chủ thể khi xác lập hợp đồng này không nhất thiết phải có mục
đích kinh doanh mà có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau: tiêu dùng, tặng cho,
làm từ thiện, sở thích…
Thứ tư, về hình thức:
Trong luật thì không có sự khác biệt về hình thức giữa hai hợp đồng này.
Cả hai loại hợp đồng đều được thực hiện dưới ba hình thức cơ bản là: lời nói, văn
bản và hành vi. Tuy nhiên trong thực tế thì HĐMBHH thường có số lượng nhiều,
giá trị lớn…vì thế để đảm bảo lợi ích cho các bên và tránh xảy ra tranh chấp thì
hình thức được ưu tiên áp dụng và chủ yếu được áp dụng trên thực tế là hình thức
bằng văn bản. Còn HĐMBTS thì cả ba hình thức đều được áp dụng một cách
ngang bằng nhau.
Thứ năm, về nội dung:
Nội dung của cả hai hợp đồng đều là các điều khoản do các bên thỏa thuận,
thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên,
HĐMBHH trong thương mại là một chế định riêng của Luật Thương mại, vì thế
sự can thiệp của Nhà nước vào vấn đề này có phần cụ thể hơn. Có những quy định
mà HĐMBTS không có. Ví dụ:
- Về cách thức xác định giá: LTM đã quy định cụ thể tại điều 52 như sau:
“Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về
phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì
giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều
kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường
địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá”.
Còn trong Luật dân sự quy định về giá và phương thức thanh toán tại khoản

1 điều 431 như sau: “ Giá do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định
theo yêu cầu của các bên.”. Như vậy, quan hệ mua bán tài sản trong dân sự, sự
thỏa thuận của các bên được Nhà nước ghi nhận một cách tối đa.
Đặt trong sự so sánh với HĐMBTS trong dân sự như trên, chúng ta đã hiểu
rõ hơn về bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thương mại. Chính những sự
khác nhau đó mà việc các nhà làm luật quy định riêng về HĐMBHH là rất cần
thiết, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.



×