Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích các nguyên tắc bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Các nguyên tắc đó được thể hiện như thế nào trong quy định của pháp luật bảo trợ xã hội với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.71 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................................................2
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................16

MỞ ĐẦU
Người khuyết tật mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhưng họ
là một bộ phận dân cư cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong suốt một thời
gian dài, mọi người đều có cảm giác ái ngại khi nhắc đên người khuyết tật với
những khiếm khuyết trên cơ thể cản trở các hoạt động, gây cho họ những bất
lợi, thiệt thòi. Các chính sách, quy định của pháp luật thường nghiêng về khía
cạnh bảo trợ xã hội đối với đối tượng rủi ro, bất hạnh cần được nâng đỡ. Đến
khi Luật người khuyết tật ra đời, quan điểm về người khuyết tật cùng các quan
điểm khác đã được thay đổi phần nào, tạo nên cách nhìn nhận mới về một bộ
phận dân cư có đặc điểm như thế. Các nguyên tắc bảo trợ xã hội đối với người

1


khuyết tật được Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm liên quan thực hiện
thông qua các văn bản luật, dưới luật. Để hiểu rõ hơn phần này, em đã chọn đề
tài “Phân tích các nguyên tắc bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Các
nguyên tắc đó được thể hiện như thế nào trong quy định của pháp luật bảo trợ
xã hội với người khuyết tật” để làm bài học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I.
1.

Một số khái niệm


Khái niệm người khuyết tật

“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Đây là nội dung của khoản 1 Điều 2 Luật
người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông qua, có hiệu lực từ ngày
01/01/2011. Từ đó, khái niệm người khuyết tật được sử dụng thay cho khái
niệm người tàn tật, phù hợp với quan điểm về những người bị khiếm khuyết
một hay nhiều bộ phận của thế giới. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật Việt
Nam khi đã ban hành bộ luật dành riêng cho NKT khi đã có những quy định, có
sự giúp đỡ của xã hội để cải thiện cuộc sống cho họ.
Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị
khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thương binh,
bệnh binh… Như vậy, Luật người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm
người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội. Tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ đề
cập đến vấn đề phục hồi chức năng của NKT chứ chưa chạm tới vấn đề về cải
thiện, khắc phục hạn chế những rào cản của mội trường xung quanh như Điều 1
Công ước quốc tế về NKT “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm
về thể chất, thần kinh hay trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, chịu tác
động qua lại với hàng loạt các rào cản có thể cản trở tham gia đầy đủ và hiệu
quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người

2


khác”. Do cách hiểu khác nhau nên giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật trong
nước có những quy định, định hướng khác nhau về sự giúp đỡ NKT trong cuộc
sống.
Nhưng cần phải có một khái niệm tổng quát nhất vê khai niệm NKT, vừa
phải bao hàm quan niệm cá nhân, vừa phải đề cập đến quan niệm của xã hôi.

Như vậy thì mới có các cách tiếp cận, các phương án đề ra để có thể chữa trị,
hoàn thiện chức năng cho NKT đồng thời cũng giúp học hòa nhập với cộng
đồng, vượt qua các rào cản xã hội, giảm bớt sự tự ti, suy nghĩ là phần thừa của
gia đình và xã hội. Với cách tiếp cận đó, ta có thể đưa ra định nghĩa, khái niệm
NKT như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu
dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở
bình đẳng với những chủ thể khác”.



2. Khái niệm bảo trợ xã hội và bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật
Khái niệm bảo trợ xã hội

Bảo trợ xã hội là biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người nghĩ đến
khi cần đến sự giúp đỡ giữa người với người khi họ gặp phải những rủi ro, bất
hạnh, biến cố trong cuộc sống. Dù vì nguyên nhân gì, khi gặp khó khăn, họ cần
có được sự giúp đỡ để bảo đảm cuộc sống tối thiểu, khắc phục khó khăn và có
cơ hội vươn lên hòa nhập cộng đồng. Họ cần trợ giúp, và bảo trợ xã hội chính là
biện pháp tương trợ cơ bản, phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an
sinh xã hội mỗi quốc gia. Bên cạnh những hình thức tương trợ cộng đồng truyền
thống như từ thiện, phát chẩn, cứu đói,… sự can thiệp của nhà nước đối với một
bộ phận dân cư có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội như một sự đảm bảo có tính
ổn định và an toàn hơn
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của BTXH, hầu hết các nước
đều tổ chức thực hiện BTXH bằng cách xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện
3


phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, phong tục, tập quán… của mình.

Theo thống kê của ILO trong các tài liệu về ASXH, trong số 172 nước thiết lập
hệ thống ASXH thì chế độ BTXH đều được quan tâm thưc hiện ngay từ đầu. Ở
Việt Nam, mặc dù BTXH đã được thực hiện từ rất lâu với vai trò quan trọng của
Nhà nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về BTXH
trong các văn bản pháp luật.
BTXH được tiếp cận với nhiều góc độ như kinh tế, đảm bảo quyền con
người, tiếp cận dưới phạm vi rộng và hẹp với sự khác biệt về nội hàm khái
niệm, tiếp cận dưới những quan điểm, phạm vi khác nhau nên cũng có những
khai niệm khác nhau để cập nhật nội dung này. Ở góc độ kinh tế, theo như ngân
hàng thế giới WB thì bảo trợ xã hội là “những biện pháp công cộng nhằm giúp
cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiêm chế được nguy
cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh
thu nhập”1. Ở góc độ đảm bảo quyền con người thì nội dung của bảo trợ xã hội
rát lớn, bao trùm lên các lĩnh vực của đời sống con người hướng tới viêc đảm
bảo quyền con người, cụ thể như không để người dân có sự đối xử phân biệt khi
rơi vào hoàn cảnh khó khăn, rủi ro, bất hạnh; duy trì cuộc sống cho đối tượng
mà không nhằm mục đích khôi phục lại mức sống trước khi gặp sự kiện rủi ro,
bất hạnh… nhưng tóm lại, dựa trên quan điểm chung và ILO và riêng ở Việt
Nam, có thể hiểu BTXH là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và cộng đồng bằng
những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng gặp phải rủi
ro, bất hạnh, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân dẫn đến không đủ khả năng tự
lo liệu được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình nhằm giúp họ tránh
được mối de dọa của cuộc sống thường nhật, giúp họ vượt qua khó khăn,ổn
định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Những đối tượng được kể đến đầu tiên
trong hầu hết các quy định của pháp luật BTXH các quốc gia đều là nhóm người
khuyết tật, người già, cô đơn, trẻ em mồ côi thiếu người nuôi dưỡng…
1

Bruno Palier Louis- Charles Viossa, 2003, Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, NXB CTQG


4


Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể chế độ BTXH
với phạm vi đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng… và các tổ chức thực
hiện. Do vậy, có thể hiểu, dưới góc độ pháp luật, chế độ BTXH là tổng thể các
quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định quyền và nghĩa vụ
của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho
các thành viên trong xã hội khi bị lâm vào hoàn cảnh bất hạnh, rủi ro, nghèo
đói,.. không đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.
 Đặc điểm bảo trợ xã hội
 Về đối tượng: tham gia vào quan hệ BTXH bao gồm Nhà nước, các đối
tượng BTXH và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động
chug mang tính nhân đạo này. Trong đó:
- Đối tượng bảo trợ: là mọi người dân trong xã hội khi rơi vào hoàn cảnh
khó khăn, rủi ro, bất hạnh cần có sự giúp đỡ để tồn tại. Đó có thể là những cá
nhân có mức sống dưới mức sống tối thiểu của xã hội, hoặc gặp rủi ro về vật
chất; có thể là những người bị rơi vào vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may
trong cuộc sống, không có khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân và
gia đình… Nhà nước cùng với Bộ Lao động thương binh xã hội, các Bộ, ban,
Ngành như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và toàn thể các thành viên trong xã hội xác
định trách nhiệm với tư cách là một chủ thể trong quan hệ BTXH, xác định
được nghĩa vụ của mình về bảo trợ xã hội cho các đối tượng như đã phân tích ở
trên.
 Về mục đích: nhằm duy trì cuộc sống cho đối tượng mà không nhằm khôi
phục lại mức sống trước khi gặp sự kiện rủi ro, bất hạnh, giúp họ vượt qua khó
khăn, vượt lên hòa nhập với cộng đồng và vượt qua các rào cản xã hội, phát huy
khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình hoặc gia đình.
 Mức hưởng thường thấp và linh hoạt, phụ thuộc và khả năng tài chính của
Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực, và tình trạng thực tế của đối tượng,…

được xác định trên nhu cầu thực sư thiết yếu của đố tượng hường, có tính đến
tình trạng kinh tế, thu nhập của họ.
 Khái niệm bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật
5


Từ những phân tích bên trên, BTXH đối với NKT được hiểu là tổng hợp các
cơ chế, chính sách và các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ
giúp bảo vệ cho NKT, trước hết và chủ yếu là những khoản trợ cấp, hộ trợ và
các chi phí khác nhằm giúp cho đối tượng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng
đồng. Theo đó, các nội dung của BTXH nói chung áp dụng với đối tượng
thường là NKT khi thỏa mãn các điều kiện trong các chế độ trợ cấp, hỗ trợ.
BTXH đối với NKT được tiếp cận từ góc độ nhân quyền với trách nhiệm của
Nhà nước chứ không chỉ dừng lại ở mục đích nhân đạo ban ơn, chiếu cố tới
những thân phận khiếm khuyết về sức khỏe. NKT không còn được coi là một
gánh nặng cho xã hội nữa mà đã được xem như là một thành phần hiển nhiên
trong cơ cấu xã hội. Từ quan điểm tiến bộ này, mục đích trợ cấp cho NKT cũng
đã thay đổi. BTXH cho NKT không phải là sự làm ơn cho các thành phần
không may mà là một biện pháp giúp họ đảm bảo nhu cầu tối thiểu trong cuộc
sống, khơi gợi khả năng lao động tiềm ẩn trong họ, qua đó giúp họ tự tin, không
có mặc cảm phụ thuộc vào gia đình, vào xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
 Ý nghĩa của bảo trợ xã hội với người khuyết tật:
Người khuyết tật luôn chiếm một tỉ lệ nhất định trong dân số mỗi quốc gia, ở
VIệt Nam, theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, ước tính cả
nước có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,34% dân số cả nước. Xem
xét về thể trạng và cơ hội tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống cho thấy, đương
nhiên với những khuyết tật của mình, nhóm đối tượng này đã trở yếu thế sơ với
những người bình thường. Họ cần giúp đỡ, hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống. Với
trách nhiệm đảm bảo và chăm lo đời sống cho các thành viên xã hội, Nhà nước
xác định trách nhiệm của mình đối với cuộc sống của người khuyết tật, trước

hết và cơ bản là khoản trợ cấp, hỗ trợ nuôi dưỡng trong chế độ BTXH.

6


Từ những cách tiếp cận khác nhau về phạm vi nôi dung rộng và hẹp cho thấy ý
nghĩa của BTXH đối với các thành viên xã hội, đặc biệt là NKT có sự khác
nhau nhất định.
Dưới góc độ kinh tế:
Do những hạn chế về sức khỏe, hầu hết NKT phải phụ thuộc vào gia đình, xã
hội, bản thân họ gặp phải những trở ngại khi muốn tham gia kinh tế giúp đỡ gia
đình. Có những khiếm khuyết trên cơ thể khiến họ phải phụ thuộc một phần hay
toàn bộ vào các thành viên trong gia đình, đôi khi vì sức khỏe yếu nên phải có
nhiều đợt phục hồi chức năng, sức khỏe, gia đình vì chăm sóc cho họ cũng hạn
chế thời gian để tham gia lao động. Có thể thấy, hầu hết các gia đình có NKT có
kinh tế khá eo hẹp, đôi khi dưới mức chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu trong cuộc
sống.
BTXH có ý nghĩa thiết thực với đời sống của NKT và gia đình họ thông qua
khoản trợ cấp xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ thì không thể duy trì
được mức sống tối thiểu và có nguy cơ không trụ được trong cuộc sống. Với
tình thế đó, BTXH như “lưới đỡ” kinh tế cuối cùng về miếng cơm manh áo cho
sự tồn tại, giúp họ vượt qua khó khăn, túng quẫn của cuộc sống thường nhật.
Không dừng lại ở đó, từ việc góp phần bảo đảm cuộc sống cho NKT, các khoản
trợ cấp của BTXH còn tạo cơ hội thuận lợi cho họ vươn lên đảm bảo và nâng
cao đời sống.
Dưới góc độ chính trị xã hội
BTXH đối với NKT không chỉ thể hiện thái độ của Nhà nước đối với bộ phận
dân chúng mà còn là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên
của mình khi gặp rủi ro, hạn chế về sức khỏe. Trên phương diện xã hội, BTXH
cho NKT còn làm giảm thiểu những bất ổn xã hội, góp phần ổn định xã hội, ổn

định chính trị bởi lẽ khi rơi vào tình cảnh túng quẫn, phân biệt đối xử, con
người sẽ dễ nảy sinh những hành vi lệch lạc về chuẩn mực đạo đức. Trang bị
7


cho nhận thức của mỗi cá nhân về đảm bảo cuộc sống khi khó khăn bằng những
“lưới đỡ” BTXH khiến họ yên tâm và tin tưởng hơn trong cuộc sống, là yếu tố
tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội không phân biệt giới tính, tôn
giáo, địa vị.. giúp NKT nhận thấy mình có giá trị, có địa vị chứ không hề bị “bỏ
rơi” vì những khiếm khuyết sức khỏe, đây chính là nền tảng cơ bản thúc đẩy
bền vững về kinh tế xã hội và chính trị mỗi quốc gia.
Dưới góc độ pháp luật
BTXH đối với NKT là một trong những nội dung của pháp luật an sinh xã hội,
điều chỉnh việc trợ giúp vật chất, tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi,
thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như những người bình thường khác.
BTXH cho NKT với các chế độ trợ cấp được thiết lập trên cơ sở đảm bảo quyền
con người. Mỗi con người sinh ra trong xã hội đều có quyền được sống, được
bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn, bảo vệ trước những biến cố bất
lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa. Quyền này đã được ghi nhận tại Điều 22
tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948: “mọi người đều có
quyền được hưởng một mức sống đủ đảm bảo sức khỏe và nhu yếu của mình
cùng gia đình, nhất là về ăn uống, nhà ở, thuốc men…” Tuy từng điền kiện kinh
tế xã hội và những đặc thù riêng mà mỗi quốc gia đều luật hóa nội dung này ở
những mức độ khác nhau để tổ chức thực hiện. Cũng từ đó, phải nhận thức rằng,
BTXH đối với NKT không phải là sự ban ơn chiếu cố đối với những thân phận
thấp hèn cùng cực vì những hạn chế, rủi ro về sức khỏe mà là quyền của mỗi
thành viên xã hội và là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng.
II. Nguyên tắc cơ bản của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật.
1) Người khuyết tật có quyền được hưởng bảo trợ xã hội không có sự
phân biệt theo tiêu chí nào

Xuất phát từ việc đảm bảo quyền con người được quy định trong pháp luật
quốc tế, các quốc gia đều nhận thức rõ vấn đề này và ghi nhận quyền hưởng
8


BTXH cho công dân trong văn bản pháp luật quốc gia. Đối với NKT, quyền
hưởng BTXH được ghi nhận tại điều 59 Hiến pháp 2013, trong đó có ghi “Nhà
nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển
hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết
tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác”. Tinh thần này đã được
cụ thể hóa trong các văn bản luật, dưới luật mà văn bản luật nổi bật là Luật
Người khuyết tật, bộ luật dành riêng cho NKT, giúp xã hội có cách nhìn mới về
một bộ phận đang chiếm một tỉ lệ không không nhỏ hiện nay.
Nguyên tắc này cũng là nội dung nguyên tắc cơ bản của An sinh xã hội thể
hiện ở việc quy định phạm vi và đối tượng áp dụng. Theo đó, mọi thành viên xã
hội bị khuyết tật đều có quyền được hưởng BTXH mà không có sự phân biệt về
địa vị kinh tế, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội… Tuy nhiên, có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện quyền này như điều kiện kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia hay giai đoạn mà quốc gia ấy phát triển. Tùy vào từng đối
tượng, mức độ hay hoàn cảnh mà mức BTXH sẽ khác nhau. Vì vậy, pháp luật
quy định cụ thể về điều kiện hưởng, mức lương các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho
NKT đảm bảo công bằng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Công ước quốc tế về quyền người
khuyết tật mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong đó, khoản 1, 2 Điều 28 có
quy định về nguyên tắc thực hiện quyền hưởng bảo trợ xã hội đối với NKT
không có sự phân biệt theo tiêu chí nào được thể hiện có nội dung:
“1.Các quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người
khuyết tật được hưởng mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình, bao gồm
đủ ăn, có nhà ở, và được cải thiện điều kiện sống thường xuyên; và cam kết
thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo hộ và thúc đẩy việc thực hiện quyền

này trên thực tế mà không có sự phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật.

9


2.Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người
khuyết tật đối với bảo trợ xã hội và người khuyết tật được hưởng quyền này mà
không bị phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật; và cam kết thực hiện các biện
pháp phù hợp để bảo đảm và thúc đẩy sự việc thực hiện quyền này trên thực
tế…”
2) Mức trợ cấp bảo trợ xã hội đối với NKT không phụ thuộc vào sự đóng
góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ
khuyết tật và nhu cầu thực tế của đối tượng.
NKT là những cá nhân có một hay nhiều bộ phận bị khiếm khuyết trên cơ thể,
khiến cho họ không thể có những hoạt động giống người bình thường. Điều này
khiến họ gặp khó khăn trong quá trình muốn tìm kiếm việc làm, cống hiến cho
xã hội. Nhiều người khuyết tật và gia đình của họ thực sự khó khăn, nếu dựa
vào sự đóng góp của họ hay gia đình họ để xác định mức trợ cấp xã hội thì
BTXH không còn giữ được bản chất là giúp đỡ phần nào, đảm bảo cho nhu cầu
sống tối thiểu cho NKT. Trợ cấp BTXH được đặt ra khi cuộc sống thường nhật
của họ bị đe dọa hoặc cần có sự giúp đỡ hỗ trợ để tồn tại.Với mục đích không
nhằm bù đắp hoặc thay thế thu nhập của đối tượng hay đảm bảo đời sống cho
NKT với những yêu cầu định trước mà chỉ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tượng
thoát khỏi tình trạng cuộc sống thường nhật bị đe dọa, tạo cơ hội cho họ vươn
lên khắc phục rủi ro, hòa nhập cộng đồng. Chính vì thế, các khoản trợ cấp
BTXH cho NKT không gắn với bất cứ yêu cầu gì về nghĩa vụ tài chính cho việc
thụ hưởng. Có thể hiểu là NKT được hưởng BTXH không phải đóng góp tài
chính đồng thời, mức thu nhập, mức sống của họ trước khi bị khuyết tật cũng
phải là tiêu chí xác định mức lương. NKT được công bằng trong việc hưởng trợ
cấp, có nghĩa ai có thu nhập cao, mức sống cao hơn thì hưởng trợ cấp cao hơn

và ngược lại. Tiêu chí quan trọng để xác định mức hưởng trợ cấp cho NKT
chính là mức độ rủi ro khuyết tật khác nhau như nặng, đặc biệt nặng, khuyết tật
trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ khuyết tật mang thai…hay thậm chí cò cùng mức
10


độ khuyết tật nhưng hoàn chảnh sống có sự khác nhau nhất định như có người
chăm sóc, kinh tế gia đình khác giả hay không còn là những cứ quan trọng để
xác định mức trợ cáp, hỗ trợ cho phù hợp. Điều này phù hợp với ý nghĩa, mục
đích của trợ cấp và đảm bảo công bằng cho người thụ hưởng.
Điều này được thể hiện thông qua Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định
về trợ cấp bảo trợ xã hội như sau:
“1.Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của
Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm
sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi
con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi
được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, điều kiện để hưởng mức trợ cấp xã hội
của NKT không hề phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ
mà phụ thuộc vào mức độ khuyết tật (nặng, nhẹ) và nhu cầu thực tế của họ. Các
khoản trợ cấp BTXH cho NKT không gắn với bất cứ yêu cầu gì về nghĩa vụ tài

11


chính cho việc thụ hưởng. Nói cách khác, để được hưởng trợ cấp BTXH, NKT
không phải đóng góp tài chính đồng thời, mức thu nhập, mức sống của họ trước
khi bị khuyết tật cũng không phải là tiêu chí xác định mức hưởng. Không phải
trước khi bị khuyết tật, đối tượng nào có thu nhập cao, mức sống cao hơn thì
hưởng trợ cấp cao hơn và ngược lại. Tiêu chí quan trọng để xác định mức
hưởng trợ cấp cho NKT chính là mức độ rủi ro khuyết tật và hoàn cảnh sống
thực tế của NKT.
3) Thực hiện bảo trợ xã hội cân đối giữa nhu cầu thực tế của người
khuyết tật và phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội.
Nhu cầu BTXH của NKT và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội là
một bài toán mà hầu hết các quốc gia phải cân đối trong tương quan đảm bảo
quyền của NKT và giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế. Thực tế cho
thấy, với những đặc điểm riêng khác nhau mà số lượng và nhu cầu bảo trợ của
NKT ở các quốc gia khác nhau có sự khác nhau nhất định. Ở Việt Nam, theo
pháp luật hiện hành, chế độ trợ cấp đối với NKT ở hệ số 1 là 180.000 đồng một
tháng, số tiền quá ít cho sự chi tiêu hàng tháng của một cá nhân. Tuy nhiên, với
tỉ lệ NKT chiếm tới hơn 6% dân số cả nước, cộng với điều kiện kinh tế xã hội
còn nhiều khó khăn, BTXH cho NKT chỉ có thể giúp đỡ được phần nào kinh tế
cho NKT chứ không thể đảm bảo cho họ có một cuộc sống đầy đủ như các
thành viên khác trong xã hội. Vì thế chế độ BTXH phải được đặt trong tương
quan chung của điều kiện kinh tế xã hội với mức sống của người dân.
Việc đáp ứng nhu cầu bảo trợ của NKT phải được tính toán cân đối với khả
năng đáp ứng và điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn, nếu
không sẽ không đạt được mục đích của BTXH và ảnh hưởng đến các chính sách
kinh tế khác. Nếu trợ cấp quá cao so với khả năng đáp ứng thì thiếu tính khả thi,
khó đảm bảo duy trì thực hiện và nếu thực hiện được, có thể tạo đà tâm lí ỷ lại,
trông chờ vào nguồn tài chính trợ giúp, làm cản trở ý thức vươn lên, phát huy


12


nội lực và kìm hãm sức phát triển của các cơ chế bảo vệ khác. Ngược lại, nếu
mức trợ cấp, hỗ trợ cho NKT quá thấp sẽ không đảm bảo được ý nghĩa và mục
đích của BTXH bởi xét cho cùng, đây là “lưới đỡ” kinh tế cận kề nhất với cuộc
sống của NKT và cũng thể hiện rõ nét nhất thái độ của Nhà nước với nhóm
người “yếu thê” trong xã hội. Mặc dù vậy, về cơ bản, việc cân đối giữa nhu cầu
của NKT và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế cũng phải hướng tới yêu
cầu đảm bảo nhu cầu tối thiểu cần thiết nhằm duy trì cuộc sống cho NKT trước
những khó khăn cuộc sống.
Việc xác định điều kiện hưởng trong các khoản trợ cấp được quy định tại Luật
khuyết tật 2010 như: đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng; đối tượng được
hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng; mức trợ cấp xã hội hàng tháng; điều kiện
NKT được nuôi dưỡng trong cơ sở BTXH… cũng chính là việc thể hiện nguyên
tắc thực hiện BTXH phải cân đối giữa nhu cầu của NKT để phù hợp với khả
năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội. Việc đáp ứng nhu cầu bảo trợ của
NKT phải được tính toán cân đối với khả năng đáp ứng và điều kiện kinh tế xã
hội của quốc gia trong từng giai đoạn, nếu không sẽ không đạt được mục đích
của BTXH và ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế khác. Nếu trợ cấp quá cao
so với khả năng đáp ứng thì thiếu tính khả thi, khó đảm bảo duy trì thực hiện và
nếu thực hiện được, có thể sẽ tạo tâm lí ỷ lại, trông chờ vào nguồn tài chính trợ
giúp, làm cản trở ý thức vươn lên, phát huy nội lực và kìm hãm sức phát triển
của các cơ chế bảo vệ khác. Ngược lại, nếu mức trợ cấp, hỗ trợ cho NKT quá
thấp sẽ không đảm bảo được ý nghĩa và mục đích của BTXH.
4) Đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động bảo trợ xã hội với người khuyết tật,
phát huy khả năng vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Nguyên nhân rủi ro dẫn đến tình trạng khuyết tật của con người là đa dạng, vì
vậy, việc thực hiện BTXH đối với họ cũng cần phải xem xét đến mức độ, hình

thức và biện pháp hợp lí. BTXH cho NKT thường là những khoản trợ cấp, hỗ

13


trợ nuôi dưỡng được thực hiện chủ yếu bằng tiền hoặc hiện vật, đáp ứng nhu
cầu tối thiểu cuộc sống, song cần hướng tới phát huy đa dạng các hình thức,
biện pháp bảo trợ nâng đỡ tinh thần, tâm lí, chăm sóc sức khỏe,… Thông qua
những hoạt động bảo trợ này, đối tượng xóa đi mặc cảm, tạo cơ hội tự tin cho
họ hòa nhập cộng đồng, phát huy những khả năng vươn lên đảm bảo cuộc sống.
Nhà nước cũng huy động sự tham gia của cả cộng đồng và bản thân NKT. Mỗi
cá nhân trong cộng đồng đều có trách nhiệm với các thành viên khác và với
chính mình trên cơ sở thương yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Đây trở thành
nền tảng của xã hội hóa hoạt động BTXH đối với NKT. Trong điều kiện hiện
nay, việc xã hội hóa thực hiện BTXH đối với NKT được nhìn nhận theo hướng
tiến bộ. Không phải BTXH cho NKT chỉ dừng lại ở những khoản trợ cấp do
Nhà nước thực hiện mang tính ban phát, bao cấp mà hướng tới việc huy động
nguồn lực và sự quan tâm của cả cộng đồng nhằm đưa đến sự bảo vệ cao nhất
cho NKT. Điều này thể hiện rõ trong những quy định mang tính tùy nghi, điều
chỉnh hoạt động của các hiệp hội từ thiện, các trung tâm bảo trợ, chăm sóc
NKT… Và cả những mô hình chăm sóc thay thể hiện đang thu hút sự quan tâm
của cả cộng đồng.

Sự quan tâm của cả cộng đồng mới là mục đích chính của công tác BTXH.
Ngoài các khoản trợ cấp do Nhà nước thực hiện mang tính ban phát, bao cấp
thì các hành động của mọi người cũng là một trong những chế chộ BTXH mà
NKT cần nhất. Đó chính là thái độ, sự quan tâm chăm sóc hay sự quan tâm
trong hoạt động của các hiệp hội từ thiện, các trung tâm bảo trợ, chăm sóc
NKT… và cả những mô hình chăm sóc thay thế hiện đang thu hút sự quan tâm
của cả cộng đồng. Điều này thể hiện ở một số Điều luật sau:

“Điều 47. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật

14


1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư
vấn, trợ giúp người khuyết tật.
2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.
3. Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc
người khuyết tật.
4. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở
chăm sóc người khuyết tật công lập.
Điều 48. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật
1. Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện
đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người
khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận
đối với người khuyết tật.”
Pháp luật cho phép và khuyến khích thiết lập các cơ sở BTXH ngoài công lập
với những điều kiện nhất định nhằm giảm bớt gánh nặng cho những cơ sở công
lập được đảm bảo hoạt động từ kinh phí Nhà nước. Bởi lẽ, số NKT gặp hoàn
cảnh khó khăn trong xã hội còn quá nhiều, các cơ sở công lập hầu hết đều bị
quá tải nên việc chăm sóc, giúp đỡ NKT gặp khá nhiều khó khăn. Các cơ sở
công lập khó có thể đảm bảo hết cho NKT được hưởng đầy đủ các quyền lợi mà
NKT cần có. Vì thế, xây dựng các cơ sở ngoài công lập sẽ giúp cho nhiều NKT
15



được hưởng các quyền lợi của mình hơn, đảm bảo và nâng cao hơn chất lượng
cuộc sống.
KẾT LUẬN
Người khuyết tật có quyền có được mức sống đầy đủ cho bản thân và gia
đình họ, bao gồm có đủ thức ăn, quần áo, nhà ở và có quyền không ngừng cải
thiên điều kiện sống. Khi gặp khó khăn về đời sống vật chất, người khuyết tật
được nhận bảo trợ xã hội và được hưởng quyền này mà không bị phân biệt đối
xử. Hiểu rõ được các nguyên tắc bảo trợ xã hội sẽ giúp cho người khuyết tật
năm được các quyền của mình, qua đó có những biện pháp đảm bảo các mức trợ
cấp xã hội được đưa đến tận tay người khuyết tật và gia đình họ, giúp họ đảm
bảo nhu cầu sống tối thiểu của bản thân và gia đình, có cơ hội được vươn lên,
hòa nhập với cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Người khuyết tật 2010
2. Giáo trình Luật Người khuyết tật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
2011
3. Công ước vê quyền của Người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006
4.

16



×