Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

, Pháp luật quy định sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.65 KB, 2 trang )

Thuế giá trị gia tăng được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh. Việc xác định số thuế giá trị gia tăng nộp qua mỗi khâu dựa trên điều
kiện thực tế của chủ thể kinh doanh đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ
thuế vào ngân sách nhà nước. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch
giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào tương ứng, phương án khả thi xác định số
thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản
xuất và lưu thông (phương pháp khấu trừ thuế) hoặc tính trực tiếp trên phần giá
trị tăng thêm phát sinh do chủ thể nộp thuế tạo ra (phương pháp tính trực tiếp
trên phần giá trị tăng thêm). Các phương án khác chỉ đúng trên lí thuyết mà
không có điều kiện thực tế. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định phương
pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1, Các phương pháp tính thuế
- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: số
thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên cơ sở số thuế giá trị gia tăng đầu ra
trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể
nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ
(trong giá thanh toán). Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa,
dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Khoản 1 Điều 9 Luật thuế giá trị gia tăng quy
định thuế đầu ra được tính bằng giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ đầu ra nhân với
thuế suất thuế giá trị gia tăng
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính tổng
giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa dịch vụ. thuế giá trị gia
tăng đầu vào được tính bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi
trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ chứng từ nộp thuế giá trị gia
tăng hàng hóa nhập khẩu. Bằng một nghiệp vụ phát hành hóa đơn, có thể là cơ sở


xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hóa dịch vụ, đồng thời lại là
căn cứ xác định số thuế đầu vào cho bên nhận hàng hóa dịch vụ
- Phương pháp tính thuế trực tiếp là phương pháp mà số thuế phải nộp


bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ nhân với thuế suất giá trị gia tăng.
Pháp luật quy định phần giá trị tăng thêm bằng giá thanh toán của hàng hóa dịch
vụ bán ra, trừ đi giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng. Như
vậy, nếu phương pháp khấu trừ thuế xác định trực tiếp theo hiệu số thuế thì
phương pháp tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể
nộp thuế
2, Pháp luật quy định sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia
tăng
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán,
hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường
hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa
thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý
Thực tế quản lí thuế cho thấy các chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế chiếm tỉ lệ không lớn so với tổng các chủ thể nộp
thuế giá trị gia tăng nhưng số thuế thu được lại chiếm đa số. Với xu hướng đổi
mới công tác quản lí thuế, đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ của các chủ thể nộp
thuế , đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ngày càng lớn và tiến tới áp
dụng một phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thể nằm trong diện nộp thuế
giá trị gia tăng



×