Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Câu hỏi thi thương hiệu và đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.38 KB, 63 trang )

M ỤC L ỤC
CÂU 1 :1 SỐ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN THƯƠNG HIỆU..........................................2
CÂU 2:Chức năng và vai trò của thương hiệu.............................................................8
CÂU 3: Các thành tố của thương hiệu.......................................................................11
CÂU 4: Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết HTNDTH.........................................................13
CÂU 5:. Vai trò và phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu....................................15
CÂU 6:yêu cầu trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu................................16
CÂu 7: Yêu cầu cụ thể trong thiết kế đối với tên thương hiệu, biểu trưng, khẩu
hiệu.................................................................................................................................23
CÂU 8. CÁC BIỆN PHÁP TỰ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU.........................................30
CÂU 9: Yêu cầu cơ bản trong truyền thông thương hiệu .......................................35
CÂU 10: Quảng cáo .................................................................................................38
CÂU 11:CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU..................................41
CÂU 12: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG
HIỆU............................................................................................................................52
CÂU 13:Các trường hợp xâm phạm thương hiệu chủ
yếu................................................................................................................................56
C ÂU 14: NỘI DUNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN THƯƠNG HIỆU............................61

1


CÂU 1 :1 SỐ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN THƯƠNG HIỆU

1.1.1. Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa
Trước hết, như ta biết: “Nhãn hiệu” là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể
hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở
hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.” (Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ sửa
đổi bổ sung 2009)
Nhiều người thầm tưởng rằng thương hiệu và nhãn hiệu chính là một. Vì trên thực


tế, thương hiệu và nhãn hiệu có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Từ đó đưa ra quan
điểm thương hiệu chính là nhãn hiệu. Tuy nhiên, có thể nói thương hiệu rộng hơn nhãn
hiệu. Bởi vì, Nhãn hiệu là dấu hiệu hữu hình có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các tổ chức, các cá nhân với nhau. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu
phân biệt hàng hoá, dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hoá hoặc hình
tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng, gắn liền với chất lượng hàng hoá và
phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp.
Sự nhầm lẫn (hay không rành mạch) giữa 2 khái niệm này xuất phát từ hai từ tiếng
anh là “brand” nghĩa là thương hiệu và “trademark” nghĩa là nhãn hiệu. Cũng có người
dịch “brand” là nhãn hiệu và “trademark” là thương hiệu. Trên thực tế thì Brand và
Trademark cùng tồn tại song song với nhau. Ta thường gặp các cụm từ: “Building
Brand”, “Brand Strategy”, “Brand Image”, “Brand Vision”, “Brand Management”… Chứ
không gặp các cụm từ : “Building Trademark”, “Trademark Management”, “Trademark
Vision”…Trademark – dùng trong pháp lý (TRIPS, BTA, Công ước Paris, luật Sở hữu trí
tuệ các nước …) Brand thường được dùng trong marketing, quản trị doanh nghiệp…
Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể
có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm
theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa như Innova, Camry…
Xét về tính trực quan, phần nhìn thấy thì thương hiệu và nhãn hiệu là tương đồng
bởi chúng cùng được sinh ra thông qua một cái tên, một biểu tượng. Nhưng xét về nội
hàm và chức năng thì chúng khác nhau, như 'Biti's' vừa là nhãn hiệu, vừa là thương hiệu.
Theo GS.TS Đặng Đình Đào bản chất của thương hiệu là nhãn hiệu sau khi được thương
mại hoá, bởi khi hãng quyết định đưa một sản phẩm/ dịch vụ (SP/DV) hoàn toàn mới ra
thị trường, trước tiên hãng phải đặt tên (nhãn hiệu) cho nó đó để nhận biết và phân biệt
với SP/DV khác trên thị trường và đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu Công nghiệp. Lúc
này thương hiệu chưa có, sau quá trình thương mại hoá, ngày càng có nhiều người biết

2



đến SP,DV của hãng, một phần của nhãn hiệu chuyển thành thương hiệu và khi nói về tên
SP,DV của hãng người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Thương hiệu sinh ra còn thể hiện sức cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường
và như vậy nó được sinh ra bởi thị trường, khác với nhãn hiệu được sinh ra bởi nhà sản
xuất. Bitis' là một trong những hãng sản xuất giày dép rất thành công trong việc xây dựng
thương hiệu mạnh. Bên cạnh đó, phần nội hàm của thương hiệu là tương đối rộng và
phức tạp, nó không những bao gồm cả nhãn hiệu, mà còn hàm chứa cả các yếu tố như sở
hữu trí tuệ.
Một sự khác biệt nữa giữa hai khái niệm này là ngoài hai phần giống nhau là tên
gọi (name) và biểu tượng (logo) thì thương hiệu thường có khẩu hiệu (Slogan) đi kèm,
chẳng hạn như, Bitis'- Nâng niu bàn chân Việt, Henniken – Chỉ có thể là Henniken...
Đôi khi người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin tưởng, lựa chọn hàng hóa dựa vào
các dấu hiệu như hình ảnh, hình dáng bên ngoài, kết cấu của hàng hóa hoặc cách đóng
gói cũng như sự đặc biệt của bao bì. Tuy nhiên quan điểm “Thương hiệu là nhãn
hiệu” còn khá hẹp và chưa bao quát hết các dấu hiệu khác của thương hiệu.

1.1.2. Thương hiệu dành cho nhà phân phối, nhãn hiệu dùng cho hàng hóa (nhà sản
xuất)
Thương hiệu chính là một phần của tên thương mại, dùng để chỉ hoặc gán cho
doanh nghiệp. ví dụ: Honda, Yamaha…. Thực tế đây là thương hiệu còn các dòng sản
phẩm của Honda như Wave, Sh, Dream… mới được coi là nhãn hiệu hàng hóa. Tuy
nhiên một thực tế là có rất nhiều người hiểu theo quan điểm này.
Điều này không đúng vì không thể khẳng định một hàng hóa không thể có thương
hiệu hoặc một nhà phân phối thì không thể có nhãn hiệu.Các hoạt động của một nhà phân
phốibao gồm hoạt động đưa nhãn hiệu của hàng hóa của doanh nghiệp đến gần hơn với
khách hàng,đồng thời nó cũng chính là việc phát triển thương hiệu của sản phẩm và
thương hiệu của doanh nghiệp.
Ví dụ điển hình là “Biti’s”, đây là thương hiệu của công ty trách nhiệm hữu hạn
Bình Tiên – Đồng Nai, cũng được coi là một thương hiệu về giày dép trên thị trường Việt
Nam. Thương hiệu cũng có thể dùng cho một loại hàng hóa nhất định.

Nếu xét đơn thuần về khía cạnh vật chất,nghĩa là nhận dựa vào tên gọi,logo thì
nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt. Khi nói đến thương hiệu người ta
thường nói đếncả khẩu hiệu,nhạc hiệu – những thứ mà hàng hóa cũng có thể có ngoài
nhãn hiệu. Ví dụ,chúng ta chỉ cần nói “Nâng niu bàn chân Việt” là nghĩ đến ngay Biti’s.

3


Như vậy bản thân dòng sản phẩm này đã mang thương hiệu, hay tính thương hiệu trong
lòng người tiêu dùng.Đặc biệt, thương hiệu và nhãn hiệu được dùng ở các ngữ cảnh khác
nhau. Do đó, không thể khẳng định rằng Thương hiệu là dành cho nhà phân phối còn
nhãn hiệu là dành cho hàng hóa (nhà sản xuất).

1.1.3. Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ và đã nổi tiếng
Trước hết, ta thấy rằng để nhận biết nhãn hiệu được bảo hộ thì ta thường phải dựa
vào những cơ sở pháp lý đã được quy định trong luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia còn
để xác định thế nào là một thương hiệu nổi tiếng thì quả thực không phải dễ, nó đa số dựa
vào sự cảm nhận chủ quan của khách hàng.
Vậy vấn đề đặt ra là Thương hiệu có phải bắt buộc là nhãn hiệu đã được bảo hộ và
đã nổi tiếng không? Nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân thể hiện
quyền sở hữu đối với sản phẩm mình đăng ký. Nhãn hiệu nổi tiếng lại là một trong những
thành quả đầu tư và là một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi
khi, nhãn hiệu nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, vì vậy,
việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và đăng ký bảo đang là một vấn đề được rất nhiều các
doanh nghiệp quan tâm và dày công xây dựng.Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ cơ sở để
khẳng định thương hiệu là nhãn hiệu đã được bảo hộ và đã nổi tiếng. Vậy nếu nhãn hiệu
của một sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhưng chưa hoặc không nổi tiếng thì nó có
được coi là thương hiệu hay ngược lại nếu sản phẩm được cho là đã nổi tiếng mà vẫn
chưa đăng ký bảo hộ thì có phải chăng nó không phải là thương hiệu của doanh
nghiệp,tổ chức hoặc cái nhân đó? Điều đó chứng minh chưa đủ cơ sở để khẳng định

thương hiệu là nhãn hiệu đã được bảo hộ và đã nổi tiếng.
Ví dụ: Gạo Tám Xoan Hải Hậu, theo quan điểm tiếp cận này, được coi là một
thương hiệu trên thị trường Việt Nam nhưng sẽ không được coi là một thương hiệu tại
những quốc gia mà gạo tám xoan Hải Hậu chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ngoài ra, nếu
gạo tám xoan Hải Hậu đã được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam nhưng chưa nổi tiếng tại
một số vừng miền nhất định, phải chăng đây cũng không được coi là một thương hiệu
trên thị trường Việt Nam?
Ngoài ra, một số thương hiệu trên thị trường Việt như Bitis, chưa được đăng ký
bảo hộ tại Hoa Kỳ, thậm chí bánh cốm Nguyên Ninh khá nổi tiếng còn chưa được đăng
ký bảo hộ… từ đó cho thấy quan điểm tiếp cận Thương hiệu trên là chưa thực sự chính
xác.

1.1.4. Thương hiệu là dành cho doanh nghiệp, còn nhãn hiệu là cho hàng hóa
4


Thương hiệu chính là một phần của tên thương mại, dùng để chỉ hoặc gán cho
doanh nghiệp. Ví dụ: Honda, Yamaha… Thực tế đây là thương hiệu còn các dòng sản
phẩm của Honda như Wave, Sh, Dream… mới được coi là nhãn hiệu hàng hóa. Tuy
nhiện nếu theo quan điểm này thì Honda là thương hiệu còn Wave, Sh, Dream là nhãn
hiệu hàng hóa. Hay Yamaha là thương hiệu còn Sirius, Jupiter… là nhãn hiệu hàng hóa.
Điều này không đúng vì không thể khẳng định một hàng hóa không thể có thương
hiệu hoặc một doanh nghiệp thì không thể có nhãn hiệu. Trong các hoạt động của doanh
nghiệp nhằm phát triển thương hiệu thì có cả các hoạt động đưa nhãn hiệu của hàng hóa
của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, đồng thời nó cũng chính là việc phát triển
thương hiệu của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu xét đơn thuần về khía
cạnh vật chất, nghĩa là nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu
rất khó phân biệt. Khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đếncả khẩu hiệu, nhạc
hiệu mà gần như không cập nhật đến nhãn hiệu hàng hóa.Ví dụ, chúng ta chỉ cần nói
“Nâng niu bàn chân Việt” là nghĩ đến ngay Biti’s.Đặc biệt, thương hiệu và nhãn hiệu

được dùng ở các ngữ cảnh khác nhau. Không thể khẳng định rằng thương hiệu là dành
cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu là dành cho hàng hóa.

1.1.5. Thương hiệu là gộp chung của nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý và tên gọi xuất xứ
Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh donh mang tên gọi
khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh (Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vũng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (nó bao gồm các yếu tố về khí hậu, thổ
nhưỡng, đại hình, đất đai, hay vũng lãnh thổ của quốc gia đó)
Tên gọi xuất xứ: là một dạng của chỉ dẫn địa lý, cho biết nguồn gốc, xuất xứ của
hàng hóa, sản phẩm.

5


Một vấn đề nảy sinh là sẽ xảy ra sự nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu,
bởi tên thương hiệu có thể được lấy từ phần phân biệt của tên thương mại. Tuy nhiên đây
có thể xem là quan điểm được nhiều người ủng hộ hơn cả.Vì nó gần như đã bao hàm
nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề phát triển thương hiệu như nhãn hiệu, tên thương mại
và chỉ dẫn địa ký, tên gọi xuất xứ. Tuy nhiên, với quan điểm này cũng xuất hiện một số
vấn đề như thương hiệu không chỉ gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường
được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức mà nó còn thể hiện là một dấu
hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch
vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức và nó
còn là con số chênh lệch giữa giá bán và giá thành, là tổng hợp những phẩm chất của sản
phẩm đối với người tiêu dùng.
Nếu khẳng định rằng thương hiệu là chỉ chung các đối tượng sở hữu công nghiệp
được bảo hộ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ thì vô hình

chung chúng ta đang đánh mất tầm khái quát của khái niệm thương hiệu và ý nghĩa vô
cùng lớn của nó đối với doanh nghiệp với sản phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
một nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý (Ví dụ: Rượu
vang Bordeaux, kẹo dừa Bến Tre, lụa Hà Đông…)

1.1.6. Một số quan điểm khác về thương hiệu
Một số tác giả nước ngoài quan niệm thương hiệu là một cái tên hoặc một biểu tượng,
một hình tượng dùng để nhận diện và phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp này với sản
phẩm và doanh nghiệp khác. Biểu tượng, hình tượng có thể là logo, tên thương mại, một
nhãn hiệu đăng kí, một cách đóng gói đặc trưng, hoặc cũng có thể là âm thanh. Nếu theo
cách hiểu này thì thương hiệu là một thuật ngữ có nội dung khá rộng. Chúng không chỉ
bao gồm các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ như nhãn hiệu, mà còn có thể bao
gồm các dấu hiệu khác như âm thanh, cách đóng gói đặc trưng…
Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các
giá trị lợi ích mà họ tìm kiếm”.

6


Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của
một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi logo, “hình
ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí
khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.
Tóm lại: Trên cơ sở tập hợp và phân tích nhiều các quan niệm khác nhau, có thể hiểu
thương hiệu một cách tương đối như sau:
Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp
các dấu hiệu để phán biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là
doanh nghiệp) này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng
về một loại,một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Các dấu hiệu có thể là các chữ cái con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sác,

âm thanh... hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt; đặc sắc
cùa bao bì và cách đóng gói hàng hoá. Nói đến thương hiệu không chỉ là nhìn nhận và
xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn thiết thực hơn trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, là nhìn nhận nó dưới góc độ
quản trị doanh nghiệp và marketing.
Như vậy, thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết đó là một
hình tượng về hàng hoáhoặc doanh nghiệp; mà đã là một hình tượng thì chỉ có cái tên, cái
biểu trưng thôi chưa đủ để nói lên tất cả. Yếu tố quan trọng ẩn đằng sau và làm cho
những cái tên, cái biểu trưng đó đi vào tâm tri khách hàng chính là chất lượng hàng hoá,
dịch vụ; cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng và với cộng đồng; những hiệu
quả và tiện ích đích thực cho ngườitiêu dùng do những hàng hoá và dịch vụ đó mang lại...
Những dấu hiệu là cái thể hiện ra bên ngoài của hình tượng. Thông qua những dấu hiệu
(sự thể hiện ra bên ngoài đó), người tiêu dùngdấu hiệu còn là căn cứ để pháp luật bảo vệ
quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp chống lại sựcạnh tranh không lành mạnh. Pháp
luật chỉ bảo hộ những dấu hiệu phân biệt (nếu đã đăng ký bảo hộ) chứ không bảo hộ hình
tựơng về hàng hoá và doanh nghiệp. Như thế thì thương hiệu nó rất gần với nhãn hiệu và

7


nói đến thương hiệu là người ta muốn nói đến không chỉ những dấu hiệu để phân biệt
hàng hoá mà còn muốn nói đến cả hình tượng trong tâm trí ngưởi tiêu dùng về hàng hoá
đó. Thương hiệu trong hoàn cảnh này được hiểu với nghĩa rộng hơn nhãn hiệu.
Và ta có thể rút ra: Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận
biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng sản phẩm, doanh nghiệp trong
tâm trí khách hàng và công chúng.
C Â U 2:Chức năng và vai trò của thương hiệu
1.2.1. Chức năng của thương hiệu

• Chức năng nhận biết và phân biệt

Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu (chức năng gốc).Qua
thương hiệu mà khách hàng nhận biết và phân biệt được hàng hóa của doanh nghiệp này
và doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu của thương hiệu là căn cứ để nhận biết và phân biệt.
Thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp phân đoạn thị trường.Những hàng hóa với
thương hiệu khác nhau sẽ nhằm vào các nhóm khách hàng khác nhau: xe Spacy nhằm
vào những người giàu; xe wave a nhằm vào những ngời có thu nhập trung bình và thấp
(giá rẻ, tốn ít nhiên liệu, gọn nhẹ...); xe @ nhằm vào những KH có thu nhập cao, sang
trọng, mới mẻ...

• Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Thương hiệu cần tạo ra một ấn tượng, một cảm nhận nào đó của khách hàng về sản
phẩm dịch vụ. Chẳng hạn, cảm nhận về sự sang trọng, sự khác biệt, sự yên tâm, thoải mái
và tin tưởng vào hàng hóa, dịch vụ.
Ví dụ: Bia Tiger cho khách hàng cảm nhận là bia của thể thao bóng đá. Muốn vậy, các
quảng cáo của Tiger gắn liền với bóng đá nhằm tạo sự liên tưởng, cảm nhận của khách
hàng về thương hiệu.Bia Heniken lại thông qua các chương trình xúc tiến gắn liền với
môn thể thao Golf, quần vợt. Điều này tạo ra sự cảm nhận, liên tưởng của khách hàng
đến loại bia sang trọng, quý tộc. Xe hơi Mercedes tạo cho khách hàng cảm nhận về sự
sang trọng, thành đạt của người sử dụng.
Khi một thương hiệu tạo được sự cảm nhận tốt và sự tin tưởng của khách hàng,
thương hiệu đó mang lại cho công ty một tập hợp khách hàng trung thành.

8


• Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Chức năng này của thương hiệu thể hiện ở chỗ, thông qua những dấu hiệu của thương
hiệu mà khách hàng có thể nhận biết được những thông tin cơ bản về hàng hoá dịch vụ
như giá trị sử dụng, công dụng, chất lượng. Điều này giúp cho người tiêu dùng hiểu biết
và mua sản phẩm.Câu khẩu hiệu (slogan) trong thương hiệu cũng chứa đựng thông điệp

về lợi ích cho khách hàng, đồng thời định vị sản phẩm nhằm vào những tập khách hàng
nhất định.Nghe thông điệp định vị sau đây chúng ta có thể biết các sản phẩm đó nhằm
vào thị trường mục tiêu nào:

- Xe hàng đầu cho những người đứng đầu!
- 178 - mã số tiết kiệm của các bạn!
- Pepsi Cola - sự lựa chọn của thế hệ mới.

• Chức năng kinh tế

Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng, được thể hiện khi sang
nhượng thương hiệu. Thương hiệu là tài sản vô hình rất có giá trị của doanh
nghiệp.Thương hiệu nổi tiếng thì hàng hoá dịch vụ sẽ bán chạy hơn, giá bán cũng cao
hơn, dễ xâm nhập thị trường.Thế nhưng, để có một thương hiệu uy tín, công ty phải đầu
tư nhiều thời gian và công sức. Nhưng thương hiệu mang lại hiệu quả lớn hơn chi phí đầu
tư nhiều.
Ví dụ: Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo có thứ hạng trên thế giới. Tuy nhiên, gạo Việt
Nam vẫn chưa có thương hiệu. Khi được bán lẻ trong nước, người mua khó nhận biết loại
gạo nào? Ai sản suất? Khi được bán ở nước ngoài, nó được gắn thương hiệu của nhà
phân phối mua gạo của Việt Nam. Do vậy, điều này là một trong các nguyên nhân dẫn
đến tính cạnh tranh của gạo Việt Nam không cao, giá bán thấp, làm cho các nhà xuất
khẩu gạo Việt Nam thua thiệt lớn.
1.2.2. Vai trò của thương hiệu
Thứ nhất, thương hiệu tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm trong
tâm trí khách hàng và công chúng.
Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn,
không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc
bén trong cạnh tranh.
Thứ hai, thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng và

công chúng.

9


Với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của
doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và
vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh
cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở
rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của
các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm
nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thứ ba, thương hiệu giúp phân đoạn thì trường và tạo nên sự khác biệt trong quá
trình phát triển của sản phẩm.
Trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu
của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây. Thương hiệu chính là
yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an
tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm
thông tin, giảm rủi ro. Vì vậy, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuấtkinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản cho việc xây dựng và phát triển thương
hiệu.Việc phân chia thị trường thành các nhóm khác hàng có tính tương đồng cao để tạo
nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm. Nếu như các doanh nghiệp cùng
dùng chung một thương hiệu thì sẽ làm bất lợi, hình ảnh lẫn lộn và không có đặc trưng
riêng.
Thứ tư,thương hiệu giúp thu hút đầu tư
Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong
các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu
tư, thu hút nhân tài… Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên
ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng

vốn của mình khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Vì rõ
ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường sẽ có
xác suất rủi ro rất cao. Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện
đăng ký sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thương mại
do các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả
Thứ năm, thương hiệu là tài sản vô hình rất có giá của doanh nghiệp
Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần.Xem xét bất kỳ
một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như – Coca-Cola,

10


BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương
hiệu.Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là
một công cụ bán hàng.Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh
doanh.
Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi
thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia
thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều
thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia
đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã
hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony,
Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc
dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao
động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển
giao công nghệ.
C Â U 3: Các thành tố của thương hiệu
1.1.1. Tên thương hiệu:
Tên thương hiệu là một từ hay một cụm từ mà qua đó một công ty hoặc một sản phẩm
được biết đến. Một tên thương hiệu hiệu quả luôn đưa ra ấn tượng ban đầu tốt và gợi lên

những liên tưởng tốt. Điều này được tạo ra một cách tinh tế, như đối với Adobe (gạch
phơi nắng không nung) hay Maxima(cực đại, tối đa)…

1.1.2. Biểu trưng (Logo) và biểu tượng (Symbol)
• Biểu trưng (logo)
Logo là một chữ hay một hình ảnh có thể phân biệt được công ty hoặc sản phẩm khi
sử dụng thương hiệu trong quá trình giao tiếp. Đôi khi logo không chỉ là biểu tượng đơn
giản như hình lưỡi liềm của Nike mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong
việc liên tưởng đến thương hiệu. Vòm cong vàng của McDonald không đơn giản chỉ là
một chữ M màu vàng to hơn bình thường, mà chúng truyền đạt một cảm giác về địa
điểm, vòm cong của chữ M thể hiện như một lối vào một nơi rất lớn, và sản phẩm với
màu vàng của hình ảnh gợi đến món thịt rán và những đồ ăn nhanh khác.

• Biểu tượng (Symbol)
Biểu tượng là hình ảnh đặc trưng, có cá tính, mang triết lý và thông điệp mạnh của
thưong hiệu.

11


1.1.3. Khẩu hiệu (Slogan), nhạc hiệu và các thành tố khác
• Slogan
Slogan là những cụm từ bắt mắt, dễ nhớ hoặc một câu mở rộng từ khái niệm của logo
nhằm mô tả rộng hơn về thương hiệu của công ty hoặc của sản phẩm.Những slogan thành
công là những gì gây chú ý có khả năng giúp người ta nhận biết một công ty chỉ nhờ
nó.Dầu gội Xmen với slogan “đàn ông đích thực” là một trong những slogan khá thành
công ở Việt Nam.

• Nhạc hiệu
Nhạc hiệu là một yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc, thông

thường thông điệp này được sáng tác và biên soạn bởi các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Nhạc
hiệu có sức thu hút và lôi cuốn người nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn và
sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc là một bài hát ngắn, thực chất đây
là một hình thức mở rộng của câu khẩu hiệu. Có rất nhiều đoạn nhạc đã rất thành công
đến mức chỉ cần nghe đoạn nhạc họ đã biết đó là thương hiệu gì.
Như vậy, đoạn nhạc đã trở thành một đặc điểm nhận biết của một thương hiệu. Nhạc
hiệu có thể tăng cường nhận thức của khách hàng về tên thương hiệu bằng cách lặp đi lặp
lại một cách khéo léo tên thương hiệu trong đoạn nhạc hát. Đoạn nhạc hát này nếu được
biên soạn có vần điệu, ngắn gọn với ý nghĩa vui nhộn, hóm hỉnh, nó rất dễ trở thành
những bài hát giống như khúc đồng giao được lưu truyền rất nhanh và rộng trong công
chúng.
Tuy nhiên, do thuộc tính vốn có của nó, nhạc hiệu không có tính chuyển giao cao như
các yếu tố khác. Nhạc hiệu cũng có thể truyền tải những lợi ích của thương hiệu nhưng
chỉ có thể dưới hình thức gián tiếp và trừu tượng. Hơn nữa, nó cũng không thể bổ sung
cho logo hay biểu tượng. nó cũng không thể được gắn lên các bao bì sản phẩm, hay các
pano, áp phích quảng cáo.
Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giả nổi tiếng thực
hiện. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn hay
không. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng và có tác
dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu. Ví dụ: "HENNIKEN - Tell me when you will
be mine, tell me wonder wonder wonder ..."; "Néscafe - open up open up"...

• Các thành tố khác

12


Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc
với nhãn hiệu thông qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, thậm chí ngẫm nghĩ) với
một tần suất nhất định thì nhãn hiệu càng được định hình rõ nét trong tâm trí họ. Do đó,

các chuyên gia không ngừng nghiên cứu để mở rộng các thành tố thương hiệu như tính
cách nhãn hiệu, bao bì, dáng cá biệt của hàng hóa...

- Bao bì: Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu

-

trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc,
kích thước, công dụng đặc biệt của bao bì, ví dụ: thuốc đánh răng Close-up
đựng trong hộp có thể bơm ra (chứ không phảI bóp) tạo sự tiện lợi, tiết kiệm,
không làm nhăn nhúm hộp.
Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiện đặc điểm
con người gắn với nhãn hiệu. Tính cách nhãn hiệu thường mang đậm ý nghĩa
văn hoá và giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu là phương tiện hữu hiệu
trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu. Ví dụ: anh chàng cowboy của
Mabollro; ông Thọ - sữa đặc có đường của VINAMILK....Tính cách là hình
thức thể hiện đặc biệt - một cách hình tượng hóa về thương hiệu, nó có thể
được gắn với một con người hoặc một phong cách sống cụ thể. Tính cách của
một thương hiệu thường được tạo dựng, giới thiệu và đóng vai trò trung tâm
trong các chương trình quảng cáo và thiết kế bao

2.1.1. Khái niệm
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một tập hợp thống nhất các thành tố, thông tin,
dấu hiệu đặc trưng của thương hiệu và sự thể hiện của chúng trên các phương tiện và môi
trường khác nhau. Hệ thống nhận diện thương hiệu được thể hiện theo một số cách thức
và tiêu chí nhất định đã được đặt ra nhằm truyền đạt tới khách hàng mục tiêu và công
chúng thông điệp của tổ chức.
C ÂU 4: Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết hệ thống nhận diện thương hiệu
• Đặc điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu
- Thứ nhất, hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng một lần và áp dụng lâu

dài.
- Thứ hai, hệ thống nhận diện thương hiệu được quản lý như một hoạt động thường
xuyên, liên tục.
- Thứ ba, hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu
phát triển dài hạn.
• Những yếu tố nhận biết cơ bản:
- Biểu tượng (Logo), tên thương hiệu (Brand name)

13





-

Câu slogan
Màu sắc (chủ đạo) trong các tài liệu truyền thông
Kiểu chữ trong các tài liệu giao dịch và truyền thông
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các tài liệu văn phòng
Danh thiếp
Giấy viết thư (giấy tiêu đề)
Phong bì thư (phong bì lớn, nhỏ)
Folder (bìa kẹp hồ sơ)
Thẻ nhân viên
Notepag (giấy ghi chép)
Sổ tay
Đồng phục nhân viên văn phòng
Đồng phục nhân viên bán hàng
Đồng phục nhân viên giao nhận

Background PowerPoint
Newsletter
Forum Message
Register Message
Invited Email
Wallpaper (Desktop)
Kỷ niệm chương
Huy hiệu
• Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm và bao gói
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên tem nhãn dán lên sản phẩm
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu in trực tiếp lên sản phẩm
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm
Bố cục trình bày dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các biển hiệu
Biển hiệu công ty
Biển hiệu phòng ban
Biển hiệu tại quầy lễ tân và phòng họp
Biển quảng cáo
Biển hiệu đại lý
Quầy reception
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trong truyền thông marketing
Ấn phẩm quảng cáo
Thiết kế gian hàng hội chợ, showroom.
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển.

14


-


Hàng khuyến mãi (Bút, nón, áo, áo mưa, móc khóa,…)
Website (Thiết kế giao diện)
Túi giấy hoặc túi nhựa.
Nhãn đĩa CD, vỏ đĩa CD
C ÂU 5:. Vai trò và phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
• Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
 Đối với phát triển thương hiệu
Khách hàng và công chúng dễ dàng phân biệt sản phẩm của những doanh nghiệp
khác nhau. Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn
cao, nó giới thiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối
với người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện thương hiệu
còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lí tính (chất lượng tốt,
mẫu mã đẹp,...) và cảm tính (chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp,..), nó tạo một tâm lý
mong muốn được sở hữu sản phẩm. Ngoài ra, hệ thống nhận diện thương hiệu còn có vai
trò tạo ấn tượng và khả năng ghi nhớ cho khách hàng, tạo dựng hình ảnh trong tâm trí
khách hàng và gópphần bảo vệ thương hiệu.Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn
đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của
thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một
thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh
tiếng và tạo dựng những giá trị. Một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp xây
dựng nhanh chóng tài sản thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức , sự
hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, nó làm cho giá trị
thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.

 Hỗ trợ và nâng đỡ quá trình truyền thông thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu giúp gắn kết mọi phương tiện truyền thông một
cách nhất quán. Đồng thời phối hợp các mục tiêu chiến thuật của truyền thông marketing
với mục tiêu xây dựng hình ảnh mang tính chiến lược lau dài. Sự nhất quán của hệ thống
nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho

mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gữi hơn. Giờ đây người tiêu dùng
mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào
thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ.
Với vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản
phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ
tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị với khách hàng và công chúng.

15


• Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
 Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện:
- Hệ thống nhận diện nội bộ: chủ yếu được sử dụng trong nội bộ (biểntên và chức danh,
-

các ấn phẩm nội bộ, trang phục, vị trí làm việc…).
Hệ thống nhận diện ngoại vi: chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp vớibên ngoài (card,
cataloge, tem, nhãn, biển hiệu quảng cáo…)
 Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện:
Hệ thống nhận diện tĩnh: Thường ít dịch chuyển biến động (biển hiệu,biển quảng cáo
tấm lớn, điểm bán, biểu mẫu, ô dù, dụng cụ…).
Hệ thống nhận diện động: Thường dịch chuyển, thay đổi (tem nhãn, ấnphẩm truyển
thông, chương trình quảng cáo…)
 Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện:
Hệ thống nhận diện gốc: là các thành tố cốt lõi (Tên, logo, slogan, biểuhiện, nhãn sản
phẩm, ấn phẩm chính, card, bì thư…)
Hệ thống nhận diện mở rộng: các điểm nhận diện bổ sung (sản phẩmquảng cáo,
poster…)

C ÂU 6: Những yêu cầu trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

2.2.1. Yêu cầu về chiến lược và ý tưởng của hệ thống nhận diện thương hiệu

• Phù hợp định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ,
đáng tin cậy, linh động và phải thể hiện được một bản sắc văn hóa riêng truyền tải giá trị
cốt lỗi thương hiệu của doanh nghiệp. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một
hệ thống nhận diện thương hiệu là tính đại chúng cao. Hệ thống nhận diện thương hiệu
phù hợp với chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

 Phù hợp với định hướng thị trường, tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp trong
kinh doanh trên những đoạn thị trường và khoảng thời gian khác nhau.
Tầm nhìn thương hiệu gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của một
thương hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh
sinh động về điều có thể xảy ra của một thương hiệu trong tương lai. Khi đề cập đến một
ý định, một mục đích mang tính chiến lược, chúng ta thường hay hình tượng hóa nó bằng
một hình ảnh của tương lai. Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên
suốt định hướng hoạt động đường dài cho một thương hiệu. Vai trò của tầm nhìn giống
như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm chung.

16


Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc
không cần làm của một thương hiệu.
Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệu đó,
lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng
đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một thương hiệu. Trước hết,
nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công
ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công
chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ

đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng
của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về
sự hiện hữu của mình.

 Hệ thống nhận diện thương hiệu cần thể hiện ý đồ và mong muốn vươn tới cũng
như những thông điệp và chí hướng mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, người tiêu dùng không đủ thời gian để tìm kiếm
thông tin mình cần. Để nhanh chóng và hiệu quả nhất khi tìm thông tin, thực tế đa phần
người ta chỉ đọc lướt qua các trang web để tìm các kết quả có sẵn. Trong bối cảnh đó một
hệ thống nhận diện thương hiệu, logo có thể được xem là "con đường tắt" làm cho khách
hàng nhớ đến những thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến họ. Đôi khi
những đứa trẻ nhỏ còn nhận ra các logo quen thuộc trước khi chúng có thể nói một câu
hoàn chỉnh.

• Phù hợp với ý tưởng định vị và phát triển các liên kết thương hiệu
Một công ty mạnh đánh giá một thương hiệu mạnh. Tùy thuộc vào mức độ hoạt động
của mỗi công ty và sản phẩm đến người tiêu dùng như thế nào để công ty đó đưa ra kế
hoạch cụ thể để thiết kế ra những ấn phẩm thương hiệu mang bản sắc riêng của mình. Để
phù hợp với ý tưởng định vị và phát triển các liên kết thương hiệu thì:

 Ý tưởng định vị sẽ dẫn dắt các hoạt động, trong đó hệ thống nhận diện thuwong
hiệu sẽ phản ánh thông điệp, thể hiện trực quan ý đồ của doanh nghiệp gắn với
từng đoạn thị trường và từng nhóm khách hàng tương ứng.
Định vị thương hiệu là chiếm giữ "hình ảnh" trong tâm trí của khách hàng.Định vị
thương hiệu tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong một môi trườngcạnh tranh để
bảo đảm rằng mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thểphân biệt được thương
hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác. Chiến lượcđịnh vị phù hợp sẽ tạo ra giá trị
và sự khác biệt được khắc sâu trong suy nghĩ củakhách hàng. Định vị thương hiệu tạo ra

17



chỗ đứng của thương hiệu so với các đốithủ trong ngành. Định vị giúp định hướng các
hoạt động tiếp thị, truyền thông vàchiến lược thương hiệu. Việc định vị thương hiệu
mang tính chất quan trọng là donó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của
người tiêu dùng.Một doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu theo các cách khác nhau
tùythuộc vào khả năng và thế mạnh của chính doanh nghiệp: định vị dựa vào chấtlượng,
định vị dựa vào giá trị, định vị dựa vào tính năng, định vị dựa vào mối quanhệ,…

 Hệ thống nhận diện thương hiệu tạo cảm nhận ban đầu và thu hút sự chú ý theo
định hướng định vị và góp phần định vị thành công.
2.2.2. Yêu cầu về chức năng và mỹ thuật của hệ thống nhận diện thương hiệu
Logo là thành phần không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu, nó thường
gắn liền với tên thương hiệu, do đó những thương hiệu tốt, người ta có thể chỉ nhìn thấy
logo là có thể nhận biết ngay thương hiệu của nó. Ví dụ như: khi nhìn vào dấu phẩy như
chữ V đơn giản người ta nghĩ ngay đến Nike, biểu tượng ngôi sao ba cánh là MercedesBenz,… Do đó, hệ thống nhận diện thương hiệu cầu đáp ứng yêu cầu về chức năng và mỹ
thuật:

• Khả năng nhận biết và phân biệt
Thứ hai, Đây là yêu cầu quan trọng nhất, thể hiện chức năng của HTNDTH.
Ngày nay, khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt, các thương hiệu cần
xác định tính khác biệt để tạo ra sự nhận thức rõ ràng của khách hàng. Cần tạo ra thứ dễ
nhận biết, có tính ấn tượng và được yêu thích.
Thứ nhất, tạo khả năng nhận biết tốt, gây ấn tượng cho thương hiệu
Một thương hiệu có tính khác biệt, liên quan đến khách hàng, có tính gắn kết là
thương hiệu tạo ra giá trị cho nội bộ thương hiệu đó và khách hàng. Được yêu thích là kết
quả cuối cùng của sự tôn trọng mà khách hàng dành cho thương hiệu. Các thương hiệu
cần kết nối mối quan tâm của khách hàng chặt chẽ. Để tạo ra nhu cầu, họ cần hiểu và đáp
ứng nhu cầu, khát vọng của đối tượng khách hàng. Các thương hiệu cần tạo sự gắn kết
giữa lời nói và hành động. Tất cả các thông điệp, giao tiếp, truyền thông, các kinh

nghiệm, việc cung cấp sản phẩm cần có mối liên quan tạo ra một thể thống nhất có ý
nghĩa và tạo ra giá trị.

• Yêu cầu đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật

18


Đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu là việc xác lập quyền được pháp luật bảo hộ
khi bịxâm phạm đối với các yếu tố thương hiệu.Vấn đề cơ bản đầu tiên đối với việc đăng
ký bảo hộ thương hiệu là việc doanh nghiệpphải xác định được yếu tố nào của thương
hiệu cần đăng ký bảo hộ và yếu tố đó được điềuchỉnh theo luật gì, điều khoản nào. Và
yêu cầu chung đối với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là:
Thứ nhất, đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong bảo hộ (không trùng lặp, địa danh,
những trường hợp loại trừ, động cơ đăng ký...).
Đăng ký bảo hộ trong hệ thống nhận diện thương hiệu không được trùng lặp,
không đặt tên theo địa danh. Và cần tránh những trường hợp loại trừ mà pháp luật đã quy
định. Với động cơ đăng ký bảo hộ thương hiệu đúng đắn thì thương hiệu mới được pháp
luật bảo hộ.
Thứ hai, Có thể đăng ký bao vây cho cả nhãn hiệu và tên miền.

• Tính hấp dẫn về mỹ thuật :
Logo có thể được thể hiện bằng biểu tượng hoặc dưới dạng mẫu tự (bằng chữ) của
thương hiệu đó. Có khá nhiều logo được thiết kế theo tên thương hiệu, như: Coca Cola,
Nokia, Samsung,… điều này cũng có thể giúp cho người tiêu dùng nhận ra ngay tên
thương hiệu.
Thứ nhất, đặc sắc về đồ họa tạo sự cuốn hút cao
Thứ hai, phong phú và hấp dẫn trong thể hiện trên các phương tiện
Thứ ba, khai thác hiệu ứng hình ảnh
2.2.3. Yêu cầu về triển khai và quản lý đối với hệ thống nhận diện thương hiêu


• Tính nhất quán và đồng bộ của hệ thống nhận diện thương hiệu
Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là Bộ nhận diện
thương hiệu) và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan
hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản
phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu
cũng như những giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ. Để tạo được sự nhất
quán và đồng bộ trong hệ thống nhận diện thương hiệu thì hệ thống nhận diện thương
hiệu cần đạt yêu cầu:

19


Không phải tự nhiên mà những thương hiệu lớn trên thế giới đều có giá trị lên đến
hàng chục tỷ đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành
những bài học xây dựng thương hiệu đắt giá. Trong khi thương hiệu được định giá lên
đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là hệ thống nhận diện
thương hiệu là một tài sản nội tại của thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho cái
giá trị tài chính mà thương hiệu đạt được.

 Nhất quán trong thể hiện và kết hợp các thành tố của hệ thống nhận diện thương hiệu
(không gây hiểu sai, nhầm, lẫn lộn)
 Phải được thiết kế đảm bảo tính đồng bộ của các yếu tố nhận diện dựa vào dự kiến
khả năng triển khai cho từng giai đoạn
• Tính khả thi cao trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
Một thệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng
với những thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông
qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến thương hiệu. Hệ thống nhận diện
thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ một website cho
đến bao bì sản phẩm những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất. Mọi hoạt

động thương mại dù lớn hay nhỏ đều là bán hàng, những yếu tố mà chúng ta gọi là “chiến
lược” thực chất đều nhằm thúc đẩy cho việc bán hàng được tốt hơn.

 Khả năng thể hiện của hệ thống nhận diện thương hiệu trên các phương tiện, môi
trường khác nhau (các phương án thể hiện)
Một hệ thống nhận diện thương hiệu chiến lược phải biết tập trung vào người tiêu
dùng, nó mang giá trị, thông điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công vào nhận thức của
người tiêu dùng. Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng
bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ
dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự
tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt
mà thương hiệu mang đến cho họ.

 Khả năng triển khai (phù hợp điều khoản thi công...)
Mục tiêu của tất cả các công ty là tạo ra giá trị cổ tức, Danh tiếng của thương hiệu là
một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một thương hiệu phụ
thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng
những giá trị. Một hệ thống nhận diện thương tiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng
tài sản thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung
thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, nó làm cho giá trị thương hiệu tăng

20


trưởng một cách bền vững. Tài sản thương hiệu đang được xây dựng và tăng trưởng từng
giờ ngay cả khi ta đang ngủ.

• Khả năng kiểm soát và hạn chế các tranh chấp thương hiệu
 Liên quan đến tính phân biệt, địa danh, màu sắc...
 Không quá phức tạp (phương án) để thuận tiện cho quản lý

2.2.4. Yêu cầu về giao tiếp và khác biệt hóa của hệ thống nhận diện thương hiệu

• Sự độc đáo và khác biệt hóa cao của hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm logo và một số yếu tố bổ trợ khác, hợp
thành một tổng thể thống nhất. Sự thống nhất thể hiện ở màu sắc, kiểu chữ, bố cục và các
phương pháp khác để đảm bảo hình ảnh của doanh nghiệp trên mọi phương diện từ
những website, tài liệu kinh doanh đến những sản phẩm thuộc về doanh nghiệp. Vì vậy,
yêu cầu đặt ra khi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cần mang sự độc đáo và khác
biệt hóa với các thương hiệu khác:
Thứ nhất, việc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cần đơn giản và tạo sự khác
biệt
Hệ thống nhận diện thương hiệu cần tạo được sự khác biệt, độc đáo so với các đối thủ
cạnh tranh để khách hàng có thể bị thu hút, hay tìm được lí do để họ chọn sản phẩm khi
nhìn vào hệ thống nhận diện thương hiệu. Nói cách khác, điểm độc đáo nổi bật của doanh
nghiệp có được thể hiện trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Ngày nay, khi cạnh tranh
trên thị trường ngày càng khắc nghiệt, các thương hiệu cần xác định tính khác biệt để tạo
ra sự nhận thức rõ ràng của khách hàng. Cần tạo ra thứ dễ nhận biết, có tính ấn tượng và
được yêu thích.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng
với những thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông
qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến thương hiệu. Hệ thống nhận diện
thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ thiết kế logo, Card,
Phong bì, giấy tiêu đề và xây dựng website những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ
ràng nhất.
Thứ hai, là tính độc đáo trong cách đặt tên, thể hiện logo và bố trí các thành tố trên
các ấn phẩm

21



Một hệ thống nhận diện thương hiệu thành công, trước tiên phải độc đáo và duy nhất.
Khách hàng khi nhìn vào thương hiệu sẽ nhận ra đó chính là hình ảnh doanh nghiệp của
bạn, chứ không phải của một doanh nghiệp đối thủ nào khác.
Việc thiết kế các yếu tố nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp đã trở nên phổ biến
với các doanh nghiệp trên toàn thế giới trong việc quảng bá hình ảnh và xây dựng văn
hóa doanh nghiệp. Logo, tờ rơi, tiêu đề thư, danh thiếp, phong bì… là những yếu tố xác
định rõ ràng thương hiệu của doanh nghiệp.
Chúng ta đều biết rằng, logo là ấn tượng đầu tiên của doanh nghiệp với công chúng và
khách hàng mục tiêu. Trước khi bắt đầu kinh doanh. Tất cả các doanh nghiệp đều đau đầu
để có được mầu thiết kế logo hoàn hảo cho mình. Một logo độc đáo sẽ làm hình ảnh của
doanh nghiệp trở nên khác biệt trước các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói thiết kế logo là
việc quan trọng nhất khi bắt đầu xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và hình ảnh
công ty.
Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là gương mặt của doanh nghiệp, phản ánh chất
lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy một hệ thống nhận diện thương hiệu
được thiết kế chuyên nghiệp chính chính là điểm cộng đầu tiên khi khách hàng tiếp xúc
với thương hiệu.

• Khả năng chuyển ngữ và đáp ứng các yêu cầu về văn hóa
Thứ nhất, hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế có thể chuyển ngữ và không
gây phản cảm.
Khi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, mà đặc biệt là Slogan phải tuyệt đối
tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là
một bộ phận khách hàng rất nhỏ.
Hệ thống nhận diện thương hiệu khi thiết kế cần đảm bảo yêu cầu có thể chuyển
ngữ. Chuyển ngữ không đơn thuần là dịch thuật mà phải truyền tải đúng tinh thần của
slogan, của thương hiệu. Slogan phải dễ dàng chuyển ngữ khi phục vụ ở các thị trường
toàn cầu khác nhau.
Thứ hai, yêu cầu trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu có thể đáp ứng
các yêu cầu văn hóa tại thị trường đích

Bộ nhận diện thương hiệu có thực sự phản ánh đúng đặc điểm cũng như văn hóa
của doanh nghiệp. Bạn có cảm thấy hài lòng với những thông tin và tinh thần mà bộ nhận

22


diện thương hiệu truyền tải đến cho khách hàng hay đối tác đều phụ thuộc chủ yếu vào hệ
thống nhận diện thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu có phù hợp và thống nhất với văn hóa doanh nghiệp,
hành vi ứng xử, thông điệp chủ đạo và các giá trị doanh nghiệp mang lại hay không? Nó
có giống với những trải nghiệm và mong đợi của khách hàng hay không? Mọi nhân viên
của bạn đã hiểu hết được tầm quan trọng của việc tạo sự thống nhất trong mọi hoạt động,
hành vi ứng xử hay chưa? Đều phụ thuộc vào hệ thống nhận diện thương hiệu.

• Khả năng đáp ứng các yêu cầu về truyền thông, tiếp sức thương hiệu
Thứ nhất, hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế phảităng khả năng truyền
thông, tạo hứng thú truyền thông
Một bộ nhận diện thương hiệu thành công cần có tính xã hội. Cụ thể, hệ thống nhận
diện thương hiệu của bạn có bắt kịp được với những yêu cầu trong thời đại xã hội thông
tin hiên nay. Nó có hoạt động hiệu quả và truyền tải những thông điệp giống nhau trên tất
cả các phương tiện thông tin truyền thông, từ báo ảnh, tạp chí, truyền hình đến Internet và
điện thoại di động? Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với thương hiệu trên mọi phương
tiện thông tin.
Thứ hai, hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế phảidễ truyền miệng và hình
thành câu chuyện thương hiệu
Các thương hiệu cần tạo sự gắn kết giữa lời nói và hành động. Tất cả các thông điệp,
giao tiếp, truyền thông, các kinh nghiệm, việc cung cấp sản phẩm cần có mối liên quan
tạo ra một thể thống nhất có ý nghĩa và tạo ra giá trị.
Thứ ba, hệ thống nhận diện thương hiệu cần linh hoạt trong các hoạt động tiếp
sức thương hiệu

Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng các phương tiện
truyền thông làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp bạn với khách hàng trở nên gần
gũi, thân thiết hơn. Họ sẽ chủ động ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp bạn bởi họ tin
vào giá trị thương hiệu mà doanh nghiệp bạn mang đến chọ họ.
C ÂU 7: Yêu cầu cụ thể trong thiết kế đối với tên thương hiệu, biểu trưng, khẩu
hiệu

• Đối với tên thương hiệu
23


Tên thương hiệu là thành tố cơ bản vì nó là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản
phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên thương hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản
phẩm, dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế tên thương hiệu là
yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc thấy
tên thương hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm, dịch vụ trong khi mua hàng.
Tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng
phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Và việc thiết kế tên
thương hiệu cần đạt các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tên thương hiệu cần có tính phân biệt cao, ngắn gọn, thể hiện ý tưởng
Nhìn chung, tên thương hiệu càng ngắn càng tốt ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike,
Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ
như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF.
Trong thời đại thông tin ngày nay, càng ngày càng có nhiều người sử dụng Internet, vì
vậy tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng đánh đúng
tên thương hiệu của bạn trên mạng.
Đơn giản không có nghĩa là ngắn. Sự đơn giản ở đây là cấu trúc chữ cái trong tên
thương hiệu của bạn. Một tên đơn giản là sử dụng các chữ cái và sắp xếp chúng theo một
trật tự nhất định. Schwab là một tên thương hiệu ngắn gồm 6 chữ cái, nhưng đó không

phải là một cái tên đơn giản vì 6 chữ cái này sắp xếp theo một trật tự rất khó đánh vần.
Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó
sử dụng bốn chữ cái.
Ngoài ra, tên thương hiệu cần thể hiện đựơc ý tưởng, gợi mở đến sản phẩm. Một tên
thương hiệu mang đặc điểm của sản phẩm chưa chắc đã mạnh bằng một tên thương hiệu
thích hợp. Một tên thương hiệu gợi mở đến sản phẩm sẽ giúp khách hàng xác định được
tôn chỉ của mục đích thương hiệu. Một cách để đạt được điều này là rút ngắn những đặc
điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Skil (lụa
- muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanil - la) có tên
thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ
ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Ví dụ như: “ Curves” (Những đường cong - là chuỗi
cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho chị em phụ nữ), Play Station (Sân ga trò
chơi - tên thương hiệu của một trò chơi điện tử )…
Thứ hai, tên thương hiệu cần dễ đọc, dễ nhớ và có thể chuyển ngữ:

24


Một tên thương hiệu khó phát âm sẽ là một thảm họa cho sản phẩm đó. Những tên
thương hiệu dễ đọc và thành công như: Target, Subway, Polo, ipod, Wonderbra. Trong
khi đó lại có những tên thương hiệu rất khó đọc như: Chipolte, Isaac Mizrahi, Hoechst,
Dasani, HSBC. Một tên thương hiệu dễ đọc thường dễ đánh vần. Nhưng không phải mọi
trường hợp đều như vậy. Khi tên thương hiệu kết hợp giữa những chữ cái và con số hay
thêm vào những biểu tượng có thể làm cho tên thương hiệu khó đánh vần. Trong thời đại
Internet ngày nay, nếu khách hàng không đánh vần được thương hiệu của bạn thì họ rất
khó có thể vào trang web của bạn. Các cổng internet thì quên mất việc chuyển thư đi khi
địa chỉ của thương hiệu đó bị đánh sai. Những tên thương hiệu dễ đánh vần và thành công
như Target, Amazon, Om Navy. Ngược lại những tên thương hiệu như Daewoo,
Hyundai, Abercrombie & Fitch lại rất khó đánh vần.
Thứ ba, tên thương hiệu phải tạo được sự cá biệt, độc đáo, có tính thẩm mỹ và văn

hóa:
Một tên thương hiệu độc đáo thường đi theo một số nguyên tắc như: ngắn gọn,
đơn giản và dễ đọc. Một số thương hiệu rất độc đáo và thành công như: Lexus, Xerox,
Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh
êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng, ví dụ như Uunkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight
Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose.
Những tên thương hiệu thành công nhất thường có những yếu tố gây shock hay
ngạc nhiên. Một tên thương hiệu gây shock thường được chú ý và được nhớ đến. Một số
tên thương hiệu gây shock có thể kể ra như: Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật),
Red Bull (Bò Húc Đỏ)… Bên cạnh đó là tư nhân hóa tên thương hiệu, tức là lấy tên
những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm. Và họ
là những người có lợi nhất trong bí quyết này, vì đó là một hình thức PR xây dựng
thương hiệu mà ở đó cung việc PR sẽ liên hệ trực hấp đến thương hiệu. Những tên
thương hiệu tư nhân hóa nổi tiếng như: Dell, Orville Redenhacher, Newmans Own,
Atkins, Papa John's Pizza, Craigslist.com, Disney.
Phù hợp về mặt văn hoá: văn hoá thể hiện tập quán tích luỹ lâu đời của một dân
tộc và xã hội. Tên thương hiệu phải thích ứng với văn hoá và lịch sử Công ty. Phải mang
tính mỹ thuật và hài hoà về kiểu dáng: kích thước, hình dáng, màu sắc phải được cân
nhắc kỹ để đạt được tính mỹ thuật và sự kết hợp hài hoà.. Việc chọn màu sắc cơ bản phải
phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương hiệu
Quy trình đặt tên cũng có những nét riêng biệt của nó. Bạn có thể chọn những tên
phù hợp với độ tuổi, đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, chẳng hạn: Cutie, Sunny,

25


×